Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nhà máy chế biến thanh long và vùng nguyên liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.51 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN..............................................................................................2
2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG.....................................................................2
3. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẦU TƯ.........................................................3
4. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN...........................................................................................4
5 . NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ..............................................................................................4
5.1 Tên Dự án..............................................................................................................................4
5.2 Chủ đầu tư.............................................................................................................................4
5.3 Địa điểm thành lập nhà máy:................................................................................................4
5.3.1 Hiện trạng.......................................................................................................................4
5.3.2 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................5
5.3.3 Cơ sở hạ tầng..................................................................................................................5
5.3.4 Nguồn nguyên liệu.........................................................................................................6
5.4 Các lợi ích và ảnh hưởng xã hội............................................................................................6
5.5 Mục tiêu của Dự án...............................................................................................................6
6. CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU ĐÁP ỨNG.......................................6
6.1 Danh mục các thiết bị máy móc:...........................................................................................6
6.1 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất........................................................................................7
(Nguồn: Công ty cổ phần vật tư nông sản).................................................................................8
6.2 Nhu cầu về điện năng...........................................................................................................8
7. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT..................................................................................................11
7.1 Công nghệ:..........................................................................................................................11
7.1.1. Quy trình trồng thanh long xuất khẩu. Được mô tả như sau:.....................................11
7.1.2. Đánh giá tác động môi trường và biện pháp xử lý.....................................................14
8. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP..........................................................16
8.1 Hạng mục công trình:..........................................................................................................16
8.1.1. Các giải pháp về pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ...........................17
8.2 Tổ chức thực hiện và tổng tiến độ.......................................................................................18
8.2.1 Tổ chức thực hiện triển khai Dự án..............................................................................18
8.2.2 Tiến độ thực hiện Dự án...............................................................................................18


9. TỔ CHỨC SẢN XUẤT - BỐ TRÍ LAO ĐỘNG..................................................................18
10. TÀI CHÍNH – KINH TẾ....................................................................................................19
10.1 Tổng hợp vốn đầu tư.........................................................................................................19
10.2 Giá bán sản phẩm..............................................................................................................19
10.3 Ước tính giá thành sản phẩm :..........................................................................................19
10.4. Chi phí sản xuất:..........................................................................................................20
Chi phí sản xuất (chưa bao gồm lãi vay) của dự án trong năm hoạt động ổn định là: .........21
528.675.992 x 12 = 6.344.111.904 đồng.........................................................................21
10.5 Bảng dự trù lãi lỗ...............................................................................................................21

1


1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
Đối với Tỉnh Bình Thuận, một Tỉnh có lợi thế về cây Thanh Long, một mặt hàng trái
cây xuất khẩu chủ lực của địa phương. Thống kê của ngành NN- PTNT Bình Thuận
cho biết hiện diện tích cây thanh long toàn tỉnh gần 12.000ha, đạt tổng sản
lượng khoảng 180 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, số diện tích thanh long được cấp “mã
vùng - mã vạch” (tiêu chí để xuất khẩu sang Mỹ) chỉ có 550ha, với sản lượng khoảng
20 ngàn tấn/năm. Nắm bắt được thị trường công ty TNHH Thanh Long Việt Hàn quyết
định đầu tư dự án “Nhà máy chế biến thanh long và vùng nguyên liệu”. Và khi dự án
đi vào hoạt động sẽ sử dụng tài nguyên đất thích hợp nhằm tăng gái trị sử dụng, đồng
thời dự án cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Thanh long là loại quả đặc sản của Bình Thuận, hiện đã được xuất khẩu số lượng lớn
sang Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Ngoài
Mỹ, hiện còn có Nhật Bản cũng bắt đầu quan tâm tới thanh long Bình Thuận. Trong
chuyến thăm Bình Thuận vừa qua, các doanh nghiệp thành phố Osaka đã đề nghị hợp
tác đầu tư hệ thống xử lý hiện tượng ruồi đục quả và hỗ trợ giới thiệu, quảng bá quả
thanh long đến người tiêu dùng Nhật Bản.

Bình Thuận hiện có gần 12.000 ha thanh long với sản lượng trung bình mỗi năm
khoảng 220.000 tấn. 70% số này là xuất khẩu, trong đó xuất chính ngạch đi các nước
Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ chỉ khoảng 30.000 tấn. Xuất khẩu vào
Pháp năm 2008 dự kiến đạt khoảng gần 100 tấn, tăng 20% về lượng so với năm trước
và chiếm 45,5% nhu cầu nhập khẩu của Pháp
Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thanh long vào thị trường trên các sở ban ngành,
hiệp hội thanh long tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì
và mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp đang nhập khẩu và tiêu thụ thanh long Việt
Nam, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo
quản và xuất khẩu thanh long điển hình tỉnh Bình Thuận đã triển khai kế hoạch sản
xuất, cấp giấy chứng nhận cho thanh long đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2010 trên địa
bàn tỉnh và hình thành vùng sản xuất thanh long tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, giữ vững thương hiệu và chất lượng
quả “Thanh long Bình Thuận”.
Một trong số công ty đứng đầu trong xuất khẩu thanh long:
Tên Doanh nghiệp
Cty TNHH Văn Bình

Cty TNHH TM XNK Phương Giảng
Cty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu

Thị trường xuất khẩu
Hồng Kông, Singapo, Đài Loan, Thái
Lan
Hồng Kông, Thái Lan
Inđônêsia, Malaysia, Hà Lan, Singapo,
2


Cty TNHH TM Ngọc Quang

Cty TNHH TM XNK Kiều Nga
DNTN Lợi Phong
Cty TNHH TM và DV P.A.C
CN Cty CP PTSX TM Sài Gòn (Sadaco) tại
Bình Thuận
DNTN Rau quả Bình Thuận

Cty TNHH TMDV Vận tải Sài Gòn
Cty TNHH DV TM XNK Việt Phú
Cty TNHH TM và DV GN Lê Hoà
Cty TNHH SX TM DV Rồng Đỏ

Cty TNHH TM DV GNVT Liên Đại Phát
Cty TNHH XK Nhất Việt
Cty TNHH Trần Phong
Cty TNHH TM Vinh Phong Hoa
Cty Trồng và XK Thanh long Vina Hsin Gon

Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan
Thái Lan
Đài Loan
Hồng Kông
Đà Loan
Trung Quốc, Thái Lan

Hồng Kông, Inđônêsia, Malaysia, Đài
Loan, Thái Lan
Đài Loan, Thái Lan
Đài Loan
Trung Quốc, Nhật Bản

Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Thái Lan
Hồng Kông, Đài Loan
Đài Loan
Trung Quốc
Trung Quốc, Đài Loan
Trung Quốc, Inđônêsia, Đài Loan

(Nguồn: Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải Quan,10/2007)
3. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐẦU TƯ
Việc định hướng đầu tư trồng thanh long tại xã Hàm Chính với quy mô là 19,3 ha đưa
tài nguyên đất đi vào mục đích sử dụng hợp lý hơn. Cây thanh long có khả năng chịu
hạn tốt đem lại giá trị kinh tế cao, nên đầu tư dự án trồng thanh long tại vùng có khí
hậu khắc nghiệt như huyện Hàm Thuận Bắc là một điều thiết thực.
Dự án sản xuất sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường trong khu vực và thế giới là điều cần thiết
và cấp bách trong tình hình hiện nay.
Xây dựng nhà máy chế biến Thanh Long và vùng nguyên Liệu trên địa bàn huyện
Hàm Thuận Bắc sẽ khai thác được tiềm năng và thế mạnh về nguồn nguyên liệu sẵn
có. Nhà máy được đầu tư sẽ tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, giải
quyết cho khoảng 25 lao động của địa phương có công ăn việc làm thường xuyên, ổn
3


định và quan trọng hơn là tạo ra ssản xuất theo quy trình VietGAP đạt tiêu chuẩn Châu
Âu.
4. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
về thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý

Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Quyết định số 107/QĐ-TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất,
chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.
- Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 05/06/2009 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
Bình Thuận ban hành mức tưới cho cây thanh long và các cây công nghiệp dài ngày,
cây ăn quả, hoa và cây dược liệu trên bàn tỉnh Bình Thuận.
5 . NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
5.1 Tên Dự án
XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THANH LONG
VÀ VÙNG NGUYÊN LIỆU
5.2 Chủ đầu tư
- CÔNG TY TNHH THANH LONG VIỆT HÀN.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 481043000494 cấp ngày 25 tháng 12
năm 2009, chứng nhận lần đầu tiên, với ngành nghề kinh doanh: chế biến và bảo quản
rau quả, đóng hộp quả thanh long; trồng cây ăn quả (thanh long); Chế biến và xuất
khẩu thanh long, nông sản phẩm, rau quả; xuất khẩu trái cây (thanh long).
- Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp: YOON KYOUNG CHUL, sinh
năm 1959, Hộ chiếu số: YP2176560 do Bộ Thương mại và ngoại giao Hàn Quốc cấp
ngày 27 tháng 11 năm 2007.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 601 – 8 Haadong Koung Mong City
Kyuong Gi-Do, Korea;
- Điện thoại: 062.3867438
Di động: 0989021161
- Địa chỉ sản xuất: xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
5.3 Địa điểm thành lập nhà máy:
Xã hàm Chính, huyện Hàm thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
5.3.1 Hiện trạng
Diện tích toàn khu đất là 20,3 ha (có họa đồ kèm theo), hiện đang được quản lý của
trung tâm khuyến nông huyện Hàm Thuân Bắc. Hiên trại khu đất đang được trồng chủ
yếu là khoai mì, và một số loại cây khác là cây điều, cây xà cừ dọc ven bờ mương của

dự án, một số loại cây bụi khác nhưng không đáng kể. Xung quanh dự án là vùng đất
trồng mía của công ty Thuận Phước,
 Tứ cận như sau
– Phía Đông giáp khu đất sản xuất của dân
– Phía Tây giáp đường đất của xã và khu trồng mía của công ty Thuận Phước
4


– Phía Nam giáp đường đất của xã
– Phía Bắc giáp đường đất của xã
(Tọa độ vị trí các góc ranh dự án được trình bày trong phụ lục)
5.3.2 Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí tượng
Khu dư án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu
Phía Nam của tỉnh Bình Thuận. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về điều kiện khí
tượng được ghi nhận tại Trung tâm dự báo KTTV Bình Thuận.
 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình di chuyển và chuyển hóa các
chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các phản ứng hóa học
trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu tồn của các chất ô nhiễm trong khí quyển
càng giảm. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bay hơi các
dung môi hữu cơ, các chất gây mùi và là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe của
con người.
+ Nhiệt độ trung bình năm 5 năm gần đây (2003-2007) tại khu vực huyện Hàm
Thuận Bắc dao động từ : 26,90C - 27,30C
+ Nhiệt độ trung bình cự đại cao nhất ( tháng 10 năm 2008) : 28,4 0C
+ Nhiệt độ trung bình cự tiểu ( tháng 02 năm 2007): 25,90C
 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình : 74,03%. Số giờ nắng trung bình trong năm : 2.280 giờ (190 ngày),
rất thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của các cây trồng, năng suất cao.

 Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình : 1.300mm, cao nhất 1.500mm và thấp nhất 800mm. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
 Địa chất công trình
Theo báo cáo khảo sát địa chất cho thấy cấu tạo địa chất của khu vực địa điểm nhà
máy khá ổn định, Khu vực dự án chủ yếu là loại đất cát pha thịt thích hợp cho việc
trồng cây thanh long .
5.3.3 Cơ sở hạ tầng
a.Giao thông vận tải:
Khu đất dự án nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng 11 km, cách Quốc lộ 28 khoảng
5km về hướng Bắc, cách Quốc lộ 1A khoảng 7km về hướng Đông. Đường đi vào khu
đất dự án được rải sỏi có chiều rộng 5m, khá bằng phẳng nên sẽ dễ dàng trong việc
vận chuyển khi dự án đi vào hoạt động. Nhưng về mùa mưa có thể bị lầy sẽ trở ngại
trong việc lưu thông.
b.Nguồn cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho dự án được lấy từ mạng lưới điện quốc gia có cấp điện áp
220V dọc trên đường quốc lộ 28 cấp vào khu vực dự án..
5


c. Nguồn cung cấp nước
Khi dự án đi vào hoạt động thì sẽ lấy nguồn nước mặt từ con mương gần khu vực dự
án, vào mùa khô có thể bổ sung bằng nguồn ngầm.
d.Về thông tin liên lạc
Mạng điện thoại di động và cố định đã phủ sóng toàn bộ khu vực, nên có thể liên lạc đi
khắp nơi ở trong nước cũng như quốc tế.
5.3.4 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu trong giai đoạn trồng trọt gồm phân và giống. Giống chỉ cần trong
lúc bắt đầu trồng và chúng được cung cấp từ trung tâm khuyến nông huyện.
Phân bón sẽ được cung cấp bởi các đại lý phân bón uy tín trên thị trường như :

Công ty cổ phần phân bón Việt Mỹ, công ty phân bón Bình Điền.
Trong giai bảo quản Chủ đầu tư sẽ trực tiếp lấy nguyên liệu từ dự án và đồng
thời sẽ thu mua lại từ các hộ dân trong vùng để làm nguồn nguyên liệu nhằm đáp
ứng cho đủ số lượng xuất khẩu.
5.3.5 Nguồn nhiên liệu
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu hàng năm của nhà máy bao gồm dầu DO cho các
thiết bị máy móc, cụ thể như sau:
+ Khối lượng dầu DO: 300 lít/tháng.
Nguồn cung cấp: các công ty xăng dầu địa phương
5.4 Các lợi ích và ảnh hưởng xã hội
Đây là dự án được khuyến khích nằm trong danh sách kêu gọi đầu tư của tỉnh.
Thanh long là một cây chịu hạn tốt nên rất thích hợp khi trồng ở vùng tương đối
thiếu nước này giải quyết được nạn thiếu nước nếu thay vào đó là trồng lúa. Tạo
công ăn việc làm cho người dân địa phương.
5.5 Mục tiêu của Dự án
- Đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Thanh Long trong nước đặc biệt là xuất
khẩu không những về số lượng mà còn về chất lượng cho các khách hàng đặc
biệt khó tính như Mỹ
- Góp phần thực hiện chủ trương của Trung uơng và của tỉnh trong việc
kêu gọi các dự án đầu tư trồng thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc.
- Góp phần hiện đại hóa nông thôn tạo tiền đề cho thương mại dịch vụ
phát triển.
- Tạo công ăn việc làm cho 25 lao động tại địa phương và các vùng lân
cận.
6. CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YÊU CẦU ĐÁP ỨNG
6.1 Danh mục các thiết bị máy móc:
Bảng 01: Danh mục các thiết bị máy móc
STT

Tên thiết bị


Số lượng

1

Máy phát điện

1
6


STT

Tên thiết bị

Số lượng

2

Máy bơm nước

04

3

Xe tải

01

4


Ô tô đông lạnh

02

5

Thiết bị rửa tự động

01

6

Hệ thống tưới nước tự động

02

7

Xe nâng

03

8

Thiết bị văn phòng

9

Máy cắt cỏ


03

10

Trạm hạ thế

01

6.1 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất
 Phân bón
Là nguyên liệu giúp cho cây phát triển tốt hơn, nguồn nguyên liệu này sẽ được
các đại lý cung cấp phân bón có uy tín trong nước cung cấp.
Trong hai năm đầu lượng phân cần cung cấp là:
Trồng mới: Phân hữu cơ:

15-20 tấn/ha

Phân lân:

80 kg P2O5/ha

Phân Kali:

120 kg K2O/ha .

Với diện tích trồng là 19,3 ha thì lượng phân cần cung cấp là : 386 tấn phân hữu
cơ, 1.544kgP 2 O 5; 2.316kg K 2 O.
Với diện tích canh tác là 19,3 ha thì lượng phân cần cung cấp cho mỗi vụ được
trình bày trong bảng sau:

Bảng 02: Lượng phân cần cung cấp cho mỗi vụ
Thời kỳ bón

Kg/ha
N

P2O5

K2 O

Khi tỉa cành 2895
Sau khi tỉa 1930
cành 40-45
ngày

1930
0

1930
965

Sau tỉa cành 1930
80-90 ngày
Sau mỗi lượt 965
ra quả mới

965

965


965

965

7


(Nguồn: Công ty cổ phần vật tư nông sản).
6.2 Nhu cầu về điện năng
Muốn cây thanh long ra trái không đúng mùa thì chủ dự án phải chong đèn điện. Chủ đầu tư
sẽ tiến hành phân lô để chong đèn. Ước tính 19,3 ha sẽ được phân làm 12 lô. Số bóng đèn cần
chiếu cho 1ha là 1000 bóng. Vậy mỗi lô 1,6 ha cần 1.600 bóng đèn. Sử dụng đèn compact để
chong, công suất 20w/bóng. Chiếu đèn luân phiên trong 3 tháng chong trung bình 10h mỗi
đêm, liên tục 15 đêm. Mỗi lô lượng điện cần tiêu thụ cho việc chong đèn là 32kw. Cách thức
chong đèn như sau giả sử bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng đầu tiên (trong 3 tháng chong
đèn) sẽ chong đèn lô 1, tuần 2 chong đèn lô 2, tuần 3 chong đèn lô 2 và lô 3. Cứ thế chong
cho tới tuần cuối cùng của tháng thứ 3 sẽ chong đèn cho lô 11 và lô 12, Vậy ước tính trong
vòng 1 tuần sẽ chong đèn 2 lô, số bóng đèn cần chong trong vòng 1 tuần là 3.200 bóng.
Lượng điện cần tiêu thụ cho chong đèn là trong 1 tuần là : 3.200 bóng x 20W =
64.000W.Vậy mỗi giờ lượng điện cần tiêu thụ là 64.000W cho việc chong đèn .

TT

Tên thiết bị

Đơn
vị

Số
lượng


Công suất Tổng công
điện
lắp suất (kw)
đặt (w)

Đèn chiếu

Cái

Máy sản xuất nước ozone

Cái

02

100

0,2

Máy sấy khô

Cái

01

160

0,16


Máy bơm nước

Cái

06

600

3,6

Hệ thống đông lạnh

Cái

01

3.000

3

Thiết bị rửa nước tự động

Cái

01

250

0,25


Hệ thống tưới nước

Cái

12

1.600

19,2

64

Tổng lượng điện cố định tiêu thụ mỗi ngày của các thiết bị máy móc là:
90,41kw.
-Hệ số sử dụng không đồng thời: 0,8
-Công suất tính toán:P tt = 90,41 *0,8 = 72,328 KW.
Để đảm bảo công suất điện cho nhà máy hoạt động ổn định cần lắp đặt 1 trạm
biến áp 1 pha có công suất 75KW.
6.3 Nhu cầu về nước
- Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt:
Số lượng nhân viên trong công ty là 25 người. Do công nhân chỉ làm theo ca và không
ở lại cơ sở nên lượng nước cấp cho mỗi người lấy khoảng 50 lít/ ngày.người. Do đó
lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dự án là:
Q1 = N * q * Kmax = 25* 50 * 1,0 = 1.250 lit/ngày.đêm = 1,25 m3/ngày.đêm
Trong đó:
+ N: số người thường xuyên hoạt động tại khu vực.
+ q: tiêu chuẩn dùng nước cho một người.
+ Kmax: hệ số không điều hòa trong giờ dùng nước.
8



- Lưu lượng nước cấp cho sản xuất:
Theo quyết định số 1527 của UBND tình Bình Thuận ban hành mức tưới cho cây
thanh long là 1.512m3/ha/vụ/năm. Vậy lượng nước cần tưới cho 19,3 ha trồng thanh
long của dự án mỗi vụ là: 29.181,6 m3.
- Lưu lượng nước rửa thanh long:
Cứ 1 tấn thanh long cần khoảng 500l nước. Mỗi ngày dự án cần sơ chế và bảo quản 7
tấn vậy lượng nước cần rửa là 3,5m3 mỗi ngày.
- Khi thiết kế cấp nước chữa cháy cần theo tiêu chuẩn PCCC (TCVN
-2622:1995). Định mức dự tính như sau:
+ Lượng nước tính cho mỗi họng đảm bảo 3,5lít/s. Thời gian phục hồi nước dự
trữ nước chữa cháy không quá 24h. Bể chứa nước phải có máy bơm tăng áp dùng để
chữa cháy. Nếu trong nhà có 4 họng thì dung tích đài nước đảm bảo hơn 6m 3.
Hiện nay, tại khu vực Dự án chưa có hệ thống cấp nước của huyện Hàm Thuận Bắc
nên nước được dùng cho mục đích sản xuất lấy từ nguồn sông Quao nước sinh hoạt
được lấy từ nguồn nước ngầm.
Trong quá trình khảo sát hiện trạng của Dự án chưa điều tra được trử lượng của nước
ngầm, nhưng khi dự án đi vào hoạt động doanh nghiệp sẽ thăm dò trử lượng nước
ngầm và đăng ký xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm.
Sau khi đăng ký xin cấp giấy phép nước ngầm xong, dự kiến dự án sẽ sử dụng 02
giếng khoan, Lắp đặt 04 bơm nước công suất 3m 3/h. Lắp đặt 01 đài nước chứa nước
giếng khoan và nước máy từ phục vụ sinh hoạt. Xây dựng hệ thống đường ống từ đài
nước cấp nước sinh hoạt cho khu văn phòng và rửa thanh long.
6.4. Nhu cầu về vốn:
Bảng2.2: Chiết tính chi phí đầu tư sản xuất và chế biến thanh
ST NỘI DUNG
KHỐI
DIỆN
ĐƠN GIÁ
T

LƯỢNG
TÍCH
(HA)
I
TRỒNG THANH LONG
1
Giống cây thanh 2.800 (cây) 19,3
25.000
long

long:
THÀNH TIỀN
(ĐỒNG)

2
3

500.000.000

Xử lý mặt bằng
Xây dựng
1
Làm đường 6
giao thông
(km)

5.000.000

1.351.000.000


30.000.000

9


2

Khoan giếng 4
+ bơm +
ống
chống…

30.000.000 120.000.000

3

Đường ống nước

20.000.000

4

Hệ thống điện
- Đường 6 km
dây điện

900.000.000
100.000.00
0


Máy 1 cái
phát điện

300.000.00
0

Thiết bị xe cơ giới

4.695.000.000

5
- Xe ô tô

Xe 2 chiếc
đông lạnh

400.000.00 400.000.000
0
600.000.00 1.200.000.000
0

- Kho giữ 1 cái
lạnh
- Bóng đèn
- 19.000 cái

2.000.000.
000
5.000


8

- Hệ thống - 2 hệ thống
tưới nước tự
động

700.000.00 1.400.000.000
0

9

- Thiết bị
- 1 dây
rửa tự động. chuyền

600.000.00 600.000.000
0

10

Mua phân bón (trong giai đoạn trồng mới)
Phân hữu cơ 15-20 tấn/ha 19,3
4.000/kg

1.559.903.200
1.544.000.000

Phân kali

120

K2O/ha

kg 19,3

5.200/kg

12.043.200

Phân lân

80
P2O5/ha

kg 19,3

2.500/kg

3.860.000

6
7

11

1 chiếc

Bón phân trong giai đoạn kinh doanh
N

7,720 Kg/ha


19,3

2.000.000.000
95.000.000

1.266.466.000
4,000/kg

595.984.000
10


12

P2O5

3,860 Kg/ha

19,3

2.500/kg

186.245.000

K2 O

4,825 Kg/ha

19,3


5.200/kg

484.237.000

Khu
phòng

văn

3.000.000.000

7. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
7.1 Công nghệ:
7.1.1. Quy trình trồng thanh long xuất khẩu. Được mô tả như sau:
 Thiết kế vườn:
Phải có sơ đồ bố trí lô và bảng hiệu để phân biệt các lô.
a. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng:
Đất được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử
dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì. - Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn
từ đất (như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn và ngập úng,… ảnh hưởng đến
cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư
vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
- Trong vùng sản xuất hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu
bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm
bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.
b. Trụ trồng:
Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện nay trụ xi
măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích
thước dài 2 – 2,1 m; cạnh vuông tối thiểu 15 – 15 cm.

Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,4 – 1,5 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng
0,6 m; phía trên trụ có 2 – 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong theo 4 hướng
dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.
c. Mật độ - khoảng cách trồng:
Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đan
chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3 x 3 m (hàng cách hàng
3 m, trụ cách trụ 3 m), mật độ 1.100 trụ/ha.
d. Giống trồng:
- Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
- Giống thanh long tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom
giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.
- Trong trường hợp giống thanh long không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và
địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp
xử lý giống (nếu có).
Giống hiện trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng. Giống có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng suất cao, hình dạng
trái đẹp, vỏ màu đỏ trong ruột màu trắng.
11


Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 – 9 dương lịch (chính vụ), thời gian từ đậu trái
đến thu hoạch khoảng 28 – 32 ngày.
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêu
chuẩn sau:
- Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho
trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế bệnh thối cành.
- Chiều dài cành tốt nhất từ 40 – 50 cm.
- Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
- Các mắt trên cành mang chùm gai phải tốt, mẩy.

Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 – 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ
và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20 – 30 ngày trước khi
trồng.
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
a. Thời vụ trồng
Cây thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm chính xuống
giống thích hợp nhất: là tháng 10 – 11 và tháng 5 – 6 dương lịch.
Tốt nhất có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống.
b. Cách đặt hom
- Đặt hom cạn 2 – 3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để
tránh thối gốc.
- Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành
ra rễ dễ bám sát vào trụ.
- Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.
- Mỗi trụ đặt 4 hom theo từng mặt trụ.
c. Tưới nước
Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không
đủ nước tưới sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và làm giảm năng
suất.
Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: Cành mới hình thành ít, sinh trưởng
rất chậm, cành bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu nước khi ra
hoa, tỉ lệ rụng hoa ở đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, trái nhỏ.
Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
Sản xuất theo VietGAP yêu cầu:
- Nước tưới cho sản xuất thanh long phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. ( TCVN 6773-2000, Phương
pháp lấy mẫu theo TCVN 6000 - 1995 đối với nước ngầm; TCVN 5996– 1995 đối với
nước sông và suối; TCVN 5994 – 1995 đối với nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo).
- Phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử
dụng cho: tưới, phun thuốc BVTV, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng
nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu
cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập
trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước
thải chưa qua xử lý trong sản xuất.
12


d. Tủ gốc giữ ẩm
Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, xơ dừa, lục bình… để tủ gốc giữ ẩm cho cây.
Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
e. Tỉa cành và tạo tán
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp
cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn kinh
doanh của cây.
- Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả.
- Giai đoạn sau khi trồng, tỉa tất cả các cành chỉ để lại một cành phát triển tốt, cột áp
sát cành vào cây trụ từ mặt đất tới giá đỡ.
- Trên giá đỡ, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn cành
sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu,
cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, các cành nằm khuất trong tán
không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2 m – 1,5 m bấm đọt cành giúp cành phát
triển tốt và nhanh cho trái.
- Từ năm thứ 5 trở đi, hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo
tán.
f. Cỏ dại:
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước
mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc.
Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm

hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc
nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt
cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình,
HTX… ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.
g. Phân bón và chất phụ gia
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất
phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử
dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ
ô nhiễm lên trái thanh long.
- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân
hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường
hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá
nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo
dưỡng thường xuyên.
- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chất
phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng
sản xuất và nguồn nước.
- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm,
thời gian và số lượng mua).
- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân
bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).

13


Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy đủ phân
cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ phân chuồng để hạn chế ô

nhiễm đất và nguồn nước.

 Quy trình bảo quản thanh long:
30 – 34 ngày sau đậu trái

Rửa (nước sạch)

Để khô (nhiệt độ phòng)

Phun ozone

Để khô (nhiệt độ phòng)

Đóng thùng

Bảo quản (6-7oC,95-100%RH)
(khoảng 40 ngày)

7.1.2. Đánh giá tác động môi trường và biện pháp xử lý
Dự án triển khai và đi vào hoạt động ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường
đặc biệt là môi trường đất và nước vì thế cần có các biện pháp quản lý thích hợp
nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường:
a. Nguồn tác động đến môi trường và biện pháp khắc phục do nước thải
- Nước thải phát sinh từ các hoạt động như:
+ Sinh hoạt của công nhân
+ Rửa thanh long
+ Nước mưa
 Biện pháp giảm thiểu:
+ Nước thải sinh hoạt: Xây dựng hầm tự hoại năm ngăn cải tiến
+ Nước rửa thanh long: Tận dụng lại để tưới cây

14


+ Nước mưa: Tạo các rãnh có độ dốc giảm dần về phía mương để có nước
mưa tập trung về mương.
b. Nguồn tác động đến môi trường và biện pháp khắc phục do chất thải rắn:
a. Đối với chất thải rắn sinh hoạt, lá cây:
- Yêu cầu công nhân không được xả rác bừa bãi, rác từ quá trình tỉa cành, cắt cò
sẽ được đem phơi và tận dụng lại để bón dưới gốc cây thanh long. Thường xuyên thu
gom rác thải .
- Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom rác tại địa phương. Tất cả lượng rác
thải sinh hoạt phát sinh sẽ được tập trung và chuyển giao cho đơn vị này đem đi xử lý.
- Rác thải hữu cơ được ủ làm phân bón. Các cây, cành nhỏ sinh ra do quá trình tỉa
nhánh hay bị gãy, quả bị hư sẽ được thu gom, chôn lấp tại khu vực sẽ trồng thanh long.
b. Đối với chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại bao gồm bao bì chứa nguyên liệu, hoá chất, phân bón, thuốc
BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ tất cả sẽ được thu gom, phân loại, lưu giữ trong kho. Kho
chứa chất thải nguy hại được xây kín. Mỗi loại CTNH được chứa trong những phuy
chứa riêng biệt. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng thu gom CTNH với đơn vị có chức năng.
Đơn vị này định kỳ sẽ tới thu gom lượng CTNH đem đi xử lý, thiêu hủy theo đúng quy
định.
c. Nguồn tác động đến môi trường và biện pháp khắc phục do các tác nhân
khác:
Trong quá trình lao động, đặc biệt là trong giai đoạn khai hoang chuẩn bị mặt bằng
trồng cây và xây dựng cơ bản rất dễ xảy ra các tai nạn lao động, để hạn chế đến mức
thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra tại dự án, chủ đầu tư và công nhân lao động tại dự
án sẽ tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động, cụ thể là:
-

Quy định các nội quy làm việc tại dự án, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại

nông trại; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy về an toàn điện; nội
quy an toàn giao thông; nội quy an toàn chất nổ;

-

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình
thức khác nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường, nhà ăn lán trại; tổ
chức nhắc nhở bằng loa phóng thanh;

-

Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp
dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh trường hợp lập lại các tai
nạn tương tự;

-

Lắp đặt các biển cấm người qua lại khu vực hoạt động của máy móc;

-

Lập hệ thống biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ;

-

Các loại máy móc, thiết bị phải có hồ sơ kèm theo và phải được kiểm định bởi
các cơ quan đo lường chất lượng;
15



-

Khi thi công xây lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao bắt buộc sẽ được trang bị
dây đeo móc khóa an toàn;

-

Trang bị tủ thuốc tại công trường để kịp thời sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng
trước khi chuyển lên tuyến trên.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường lao động cho
người công nhân. Cụ thể là đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh (khí thải,
bụi, tiếng ồn...), mặt khác phải đảm bảo được các quy định về chiếu sáng cho công
nhân lao động thích ứng với từng loại hình và tính chất công việc. Trong những
trường hợp sự cố, công nhân vận hành phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo
đúng quy tắc an toàn.
8. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY LẮP
8.1 Hạng mục công trình:
 Khu văn phòng

Văn phòng làm việc
Móng đóng cọc bê tông, đà kiềng , cột bêton cốt thép , tường gạch sơn nước, cưả
nhôm kính, mái bằng BTCT kết hợp mái lợp ngói, điện nước âm tường. Thiết kế
mái nhà ở 2 tầng, có hệ thống cửa sổ – cửa thông gió, trồng cây xanh. Diện tích:
2000m 2.
 Kho thành phẩm + bãi tập kết:
Móng, cột , đà kiềng Jamin cốt thép , vì kèo thép có hệ thống mái gió. Thiết kế
kho thành phẩm có nền chống ẩm, chống thấm. Diện tích: 4.000m 2.
 Khu vệ sinh công nhân :
Móng, đà kiềng, cột bêton cốt thép, mái Tole lafong nhựa, tường sơn nước, nền lót

gạch Ceramic, cửa nhôm. Diện tích: 200m2
 Kho chứa phân. Diện tích 200m2.
 Kho bảo quản. Diện tich 1.500m2.
 Đường nội bộ: 1009,2m2.
Nền đá 04*06*02 thảm bêton nhựa nóng.
 Nhà bảo vệ: móng, cột BTCT nền lát gạch ceramic, mái lợp tôn. Diện tích
12 m2 (3mx4m)
 Bải để xe bốn bánh: móng, cột BTCT. Diện tích 200m2.
 Căn tin: Nhà một tầng, hình khối nhẹ, kết cấu BTCT, móng đóng cọc BT,
tường xây gạch ống ốp gạch men + sơn nước, mái bằng BTCT kết hợp mái
lợp ngói, điện nước âm tường. 100m2.
 Bãi xuất hàng: Đường BT nhựa asphalt. Diện tích 200m2.
 Kho chứa dụng cụ: móng, cột BTCT nền bê tông lót đá, mái lợp tôn, Diện
tích 50 m2.
 Phần diện tích còn lại xây dựng các công trình phụ trợ khác: khu vực để xe
công nhân, khu vực trồng cây xanh, 528,8m2.


16


Tổng diện tích các hạng mục xây dựng: 1ha
8.1.1. Các giải pháp về pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
 Phòng chống cháy nổ:
Các loại dung môi và nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ trong các kho cách ly
riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện, các bồn chứa dung
môi sẽ được lắp đặt các van an toàn, các thiết bị theo dõi nhiệt độ, các thiết bị báo
cháy, chữa cháy tự động;
- Trong khu vực có thể gây cháy, công nhân không được hút thuốc, không mang
bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện;

- Xây dựng đội phòng chống cháy nổ đảm nhiệm cho dự án;
- Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa hàng hoá nhiên liệu
(bình chữa cháy CO2-T8, TQsx, loại 8 kg, bình bọt khí Clor MFZ8, Cát…). Bố trí hệ
thống chống cháy nổ tại xung quanh khu vực dự án.
- Dự án có trang thiết bị chống cháy nổ nhằm cứu chữa kịp thời khi sự cố xảy ra
 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động:
Trong giai đoạn trồng, chăm sóc thanh long vấn đề đáng quan tâm nhất là việc phòng
ngừa tại nạn do việc sử dụng thuốc BVTV. Công ty sẽ yêu cầu công nhân phải tuân
thủ nghiêm túc các quy đinh sau:
- Khi sử dụng thuốc BVTV phải đọc kỹ nhãn thuốc trên bao bì trước khi sử dụng.
- Sử dụng mặt nạ phòng độc phải có hệ thống thoát hơi khi pha chế thuốc BVTV.
- Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động (quần áo dài, mũ, khẩu trang, kính bảo
hộ mắt, găng tay..). Tuyệt đối không dùng tay khuấy thuốc, dùng răng cắn nắp chai
hoặc dùng miệng thổi vòi phun. Không ăn uống, hút thuốc lá khi phun.
- Không sử dụng lại chai lọ bao bì đựng thuốc BVTV mà phải thu gom đúng nơi
quy định.
- Khi phun thuốc tránh đi ngược chiều gió, không để thuốc tạt vào người, khu nhà
ở, và nguồn nước
- Khi bị dính thuốc vào người phải rửa ngay bằng nước sạch nhiều lần. Sau khi sử
dụng phải giặt sạch trang bị bảo hộ lao động, không đổ thuốc còn thừa, nước rửa bình
phun xuống nguồn nước sử dụng. Phải tắm rửa kỹ bằng xà phòng.
Ngoài vấn đề an toàn với thuốc BVTV lâm trường cũng có các biện pháp phòng ngừa
những tai nạn dạng khác:
- Lắp đặt biển báo nguy hiểm tại các khu vực lưu trữ phân bón, thuốc BVTV.
- Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công
nhân. Kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
Kiểm tra sức khỏe công nhân trước khi tuyển dụng, phân công công việc phù hợp.
- Trang bị các tủ thuốc y tế cơ động với các loại thuốc thông thường như thuốc trị
rắn cắn, cảm, sốt,...
- Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự

cố cần được chỉ thị rõ ràng. (bệnh viện, cứu hỏa, công an...).

17


8.2 Tổ chức thực hiện và tổng tiến độ
8.2.1 Tổ chức thực hiện triển khai Dự án
Để triển khai nhanh và phát huy hiệu quả sớm cho công trình, phát huy các tiềm năng
sẳn có, biện pháp tổ chức triển khai Dự án dự kiến như sau:
- Tổ chức triển khai giải quyết các thủ tục về đầu tư và xây dựng, vay vốn thực
hiện Dự án,…
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư theo quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng để thúc đẩy nhanh tiến độ của Dự án.
- Tổ chức tuyển chọn và đào tạo công nhân, cán bộ quản lý của dự án.
8.2.2 Tiến độ thực hiện Dự án
Hạng mục

Năm thực hiện
2010

2011

2012

2013

2014

Chuẩn bị đầu tư
Khai hoang, chuẩn bị đất trồng

Trồng
Chăm sóc
Mua sắm thiết bị
Sản xuất kinh doanh
9. TỔ CHỨC SẢN XUẤT - BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
9.1 Nhu cầu lao động
Dự án trồng cây và chế biến thanh long với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho dân cư
địa phương tại vùng dự án, đào tạo lao động, nhân viên kỹ thuật trồng trọt, làm quen
với phương pháp kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến thanh long theo tiêu chuẩn
VietGAP.
-

Lao động gián tiếp: Công ty TNHH Thanh Long Việt Hàn sẽ tuyển cán bộ có
trình độ, năng lực và có kỹ thuật để trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.

-

Lao động trực tiếp: Công ty sẽ tuyển chọn công nhân tại địa phương, tập huấn
đào tạo kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
đồng thời nâng cao trình độ sản xuất cho lực lượng này. Các chế độ lao động
thực hiện theo đúng Luật lao động.

Dự kiến kế hoạch sử dụng lao động cơ hữu của Dự án vào năm hoạt động ổn định như
sau:
-

Tổng số lao động: 25 người
+

Lao động trực tiếp: 20 người;

18


+

Lao động gián tiếp: 5 người.

Bên cạnh đó, khi dự án đi vào hoạt động, đến mùa thu hoạch thanh long, chủ dự án sẽ
tiến hành thuê lực lượng lao động tại địa phương với số lượng khoảng 50 lao động,
làm việc theo ngày.
9.2. Chế độ làm việc
+ Làm việc 2 ca / ngày
+ Thời gian làm việc trong ngày: 16 giờ/ngày
+ Thời gian làm việc trong năm: 300 ngày/năm
10. TÀI CHÍNH – KINH TẾ
10.1 Tổng hợp vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư: 45.000.000.000 VNĐ.
Vốn điều lệ:
6.300.000.000 VNĐ
10.2 Giá bán sản phẩm
• Doanh thu từ thu hoạch thanh long:
Thanh long sau 3 năm mới bắt đầu thu hoạch tính từ lúc trồng mới. Sau đó mỗi năm
thanh long có thể cho hai vụ (vụ chính ..). Khi cây thanh long được chăm sóc tốt thì
năng suất 40-50kg/trụ. Diện tích trồng là 19,3ha, tương ứng 13.510 trụ. Mỗi vụ thu
hoạch được 675,5 tấn thanh long. Mỗi năm chủ đầu tư sẽ thu hoạch được 2 vụ. Tỉ lệ
quả thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 80% tổng sản lượng thu hoạch được ước tính
mỗi năm là 1080,8 tấn.
Giá thị trường hiện nay là 12.000 đồng/kg. Như vậy doanh thu từ trái thanh long của
nông trại mỗi năm là : 1.080.800 kg*12.000đồng/kg = 12.960.000.000 đồng.
10.3 Ước tính giá thành sản phẩm :


Nội dung
Khối lượng
TRỒNG THANH LONG
Giống cây thanh
long
2.800 (cây)
Chuẩn bị đất trồng
Xây dựng
Làm
đường
giao
thông
1
(km)
6
Khoan giếng +
bơm + ống
2
chống…
4

Diện
tích
(ha)

Đơn giá

19,3


25.000

1.351.000.000
500.000.000

5.000.000

30.000.000

30.000.000

120.000.000

Thành tiền
(đồng)

19


Nội dung
Khối lượng
3
Đường ống nước

4

5

Hệ thống điện
- Đường dây

điện
6 km
- Máy phát
điện
1 cái
- Máy phát
điện
1 cái
Thiết bị xe cơ giới
- Xe ô tô
1 chiếc
- Xe đông
lạnh
2 chiếc

7
8
9
10
11

7

Diện
tích
(ha)

Đơn giá

100.000.000


Thành tiền
(đồng)
20.000.000

900.000.000

300.000.000
300.000.000
4.695.000.000
400.000.000

400.000.000

600.000.000
2.000.000.0
00
5.000

1.200.000.000

- Kho giữ lạnh 1 cái
- Bóng đèn
- 19.000 cái
- Hệ thống tưới
nước tự động
- 2 hệ thống
700.000.000
- Thiết bị rửa
- 1 dây

tự động.
chuyền
600.000.000
Mua phân bón (trong giai đoạn trồng mới)
Phân hữu cơ
15-20 tấn/ha 19,3
4.000/kg
120
kg
Phân kali
K2O/ha
19,3
5.200/kg
80
kg
Phân lân
P2O5/ha
19,3
2.500/kg
Bón phân trong giai đoạn kinh doanh
N
7,720 Kg/ha 19,3
4,000/kg
P2O5
3,860 Kg/ha 19,3
2.500/kg
K2 O
4,825 Kg/ha 19,3
5.200/kg
3.000.000.0

Khu văn phòng
00

2.000.000.000
95.000.000
1.400.000.000
600.000.000
1.559.903.200
1.544.000.000
12.043.200
3.860.000
1.266.466.000
595.984.000
186.245.000
484.237.000
3.000.000.000

10.4. Chi phí sản xuất:
Tổng công suất điện năng tiêu thụ trong 1 vụ chăm đèn:
Mỗi vụ chong trung bình 10h, liên tục 30 đêm Vậy điện năng tiêu thụ do chiếu đèn là:
10h x 30 x 64kw = 19.200. Lượng điện này tính trong lúc giai đoạn chong đèn trong
vòng 3 tháng. Mỗi tháng lượng điện tiêu thụ là 19.200KW.
Các thiết bị khác mỗi năm tiêu thụ 7.923kw.
Vậy lượng điện tiêu thụ trong vòng 1 năm là 12.723kw.
20


Bảng 6.2: Dự toán chi phí hàng tháng (cho năm hoạt động ổn định)
STT
1


Hạng mục

Đơn
vị

Đơn giá,
Đồng/đơn vị

Thành
tiền,
đồng/tháng

kWh

1.300

7.098.325

Năng lượng.
+ Ñieän

2

Số lượng

5.460,25

211.077.667


Phân bón

3

Tiền lương

4

Khấu hao tài sản
+ Đất (50 năm)
+ khu văn phòng (20
năm)
+ Thiết bị mới (5
năm)

Lao
động Người
gián tiếp: 5
Lao
động
trực tiếp: 20

5.000.000
2.000.000

65.000.000

137.500.000
12.500.000
125.000.000


Tổng (1+2+3+4)

420.675.992

5

Lãi suất ngân hàng
(1% thng)

Tùy thuộc vào
số tiền thực vay

6

Thuế doanh thu

10%doanh thu 108.000.000

Cộng

528.675.992

Chi phí sản xuất (chưa bao gồm lãi vay) của dự án trong năm hoạt động ổn định là:
528.675.992 x 12 = 6.344.111.904 đồng.
10.5 Bảng dự trù lãi lỗ
STT Khoản mục

Thành tiền (đồng)


1

Tổng doanh thu

6.469.532.004

2

Tổng chi phí sản xuất

438.442.567

3

Lợi nhuận trước thuế = (a)

6.048.856.012

4

Thuế VAT = (b)

646.953.200

5

Thuế thu nhập doanh nghiệp ((a) – 1.378.613.096
(b))*32%

6


Lợi nhuận sau thuế

7

Các tỷ lệ tài chính
-Lợi nhuận sau thuế/doanh thu

4.306.165.841
66,59%

21



×