Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 CÓ HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.29 KB, 12 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 CĨ HIỆU QỦA
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương trình môn ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông, tuy đã được
thay đổi nhiều lần nhưng bao giờ cũng dành trọng tâm cho việc học tác
phẩm văn học. Dù có đổi mới như thế nào phần đọc văn bao giờ cũng
chiếm vị trí quan trọng trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn.
Những người có kinh nghiệm đều nhận thấy rằng Đọc – Hiểu tác phẩm văn
học là một công việc khó khăn : phải huy động vốn kiến thức về nhiều mặt ( lịch
sử xã hội, lịch sử văn học…). Nhưng Có kiến thức khơng chỉ là chưa đủ, cịn
phải có khả năng thẫm mĩ nữa, nghĩa là cần có sự nhạy bén về tình cảm, cảm
xúc trước cái đẹp của văn chương, ngoài ra cần phải nắm được phương pháp
phân tích tác phẩm văn học: tiếp cận tác phẩm như thế nào, các bước phân tích
ra sao…và cần chú ý những điểm nào trong văn bản là cơ bản nhât.
Từ cơ sở trên tôi xin đưa ra một số phương pháp sau đây để giải quyết tình
trang này nhằm giúp học sinh có thể tự học tốt mơn Ngữ Văn.
1. Lý do khách quan .
Do môn Ngữ Văn có những đặc điểm như trên nên học sinh thường
gặp những vấn đề khó khăn trong khi tiếp cận văn bản văn học và yêu cầu đặt ra
là Giáo Viên phải hướng dẫn học sinh tự đọc Sách giáo khoa với phương pháp
tiếp cận như thế nào để đọc tác phẩm văn học một cách dễ hiểu và nắm được nội
dung cơ bản của tác phẩm văn học. Chính điều này giúp giáo viên có thể suy
ngẩm và tìm ra một số phương pháp có thể giúp học sinh đọc tác phẩm văn học
trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng
dạy học môn Ngữ Văn.
2. Lý do chủ quan
Bản thân là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường tôi nhận thấy
rằng việc giúp học sinh sử dụng sách giáo khoa và có phương pháp giúp học
sinh đọc tác phẩm văn học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 có hiệu quả là một
nhu cầu tất yếu dẫn đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời cũng là


nâng cao năng lực học tập cho học sinh, nhất là học sinh ở cấp trung học phổ
thơng có năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học và gợi được tình cảm u thích
của học sinh đối với mơn học Ngữ Văn nhiều hơn.Và chính những điều đã trình
bày ở trên tôi xin đề xuất một số phương pháp giúp học sinh tự học và sử dụng
sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 có hiệu quả trong việc học tập của học sinh.
II.NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận.
Do chất lượng mơn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông thường
thấp. Và học sinh cho rằng mơn Ngữ văn là một mơn khó học, khó tiếp cận so
với những mơn học khác.Mặt khác ý thức học môn Ngữ Văn ở học sinh chưa
cao, sự đam mê của học sinh đối với môn Văn cịn q ít, và khơng ít những
1


giáo viên chưa chú trọng đối với mơn Văn, có tâm quyết đối với nghề, chỉ dạy
qua loa, chiếu lệ làm cho học sinh chán học văn….
Còn học sinh thường đọc tác phẩm một cách qua loa, lung túng khi giáo
viên yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn học, hoặc chưa chú ý, chưa dành nhiều thời
gian ở phần hướng dẫn học bài, đa phần khâu chuẩn bị bài của học sinh cịn
nhiều hạn chế mang tính chất đối phó với thầy cơ. Vì vậy dẫn đến kết quả giáo
viên lên lớp dạy chưa sâu, học sinh chưa hiểu thấu đáo được vấn đề, kéo theo
việc làm bài kiểm tra của học sinh chất lượng thấp, thường không đạt kết quả
cao. Vì vậy đọc để hiểu văn bản văn học và tiếp cận sách giáo khoa như thế nào
là hiệu quả, đó là điều học sinh cần quan tâm nhất. Yêu cầu đặt ra là giáo viên
phải đưa ra phương pháp tiếp cận có hiệu quả giúp học sinh nắm được nội dung
của bài trước khi lên lớp học.
2.Cơ sở thực tiễn.
Qua nhiều năm dạy tôi nhận thấy rằng Học sinh còn chưa ý thức được
Sách giáo khoa quan trọng như thế nào đối với việc tự học tong quá trình học
tập của học sinh, Sách giáo khoa giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức trước

khi đến lớp và giúp học sinh hiểu thấu đáo nội dung của văn bản sau khi nghe
thầy cô giảng bài.
Chẳng hạn phần tiểu dẫn và văn bản trong sách giáo khoa mà học sinh
thường học trước đây.
- Học sinh thường đọc Sách giáo khoa ở trên lớp khi giáo viên yêu cầu.
- Giáo viên dặn về nhà đọc trước học sinh ít khi chuẩn bị.
- Đến lớp giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt vài nét về tiểu dẫn học sinh
khơng xác định được hoặc xác định chưa đủ ý … và khi tóm tắt văn bản
thì học sinh tóm tắt cịn lủng củng hoặc chưa đủ ý với lí do là chưa đọc
hết tác phẩm. Mặt khác học sinh chưa chú trọng việc tìm hiểu văn bản
một cách đúng đắn nhất.
3.Tầm quan trọng của đề tài.
Kể từ năm học 2007 - 2008 học sinh lớp 11 THPT được học theo chương
trình sách giáo khoa mới. Việc học Ngữ văn ngày nay không dừng lại ở việc
tiếp thu, lĩnh hội tri thức văn học một cách thụ động (đến lớp nghe giảng hay
ghi chép hoăc về nhà đọc lại và làm bài tập thầy cô giao cho ) mà quan trọng
hơn là phải biết tự lực, tự tìm tịi, nâng cao năng lực, sáng tạo trong học tập.
Vì vậy sách giáo khoa là một công cụ giúp học sinh không chỉ tiếp nhận tri
thức mà còn là điều kiện tốt giúp các em tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng
cao kiến thức, trình độ hiểu biết cho năng lực của bản thân. Và một trong
những năng lực cần có của học sinh là năng lực đọc- hiểu các loại văn bản
được quy định trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, và học sinh
cần có phương pháp tự học và sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn như thế nào
để đạt hiệu quả cao trong việc tiếp thu bài mới.
4.Một số phương pháp giúp học sinh tự học mơn Ngữ văn lớp 11 có hiệu
quả.
2


Để tự học và học tốt môn Ngữ văn một cách có hiệu quả HS cần tuân thủ các

bước sau đây:
- Bước 1: Hs học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho tiết sau (Cụ thể là công
việc soạn bài học mới là phải đọc bài và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn
học bài trong sách giáo khoa).
- Bước 2: Tiếp cận bài mới trên lớp học: phải chú ý nghe thầy cô giảng bài,
tham gia xây dựng bài học, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà, có sự so sánh,
đối chiếu về kiến thức đã chuẩn bị, đồng thời khắc sâu ấn tượng về kiến
thức đã học được trên lớp.
- Bước 3: Tham gia củng cố lại kiến thức đã học và làm bài tập về nhà theo
yêu cầu của giáo viên.
Quá trình thực hiện cụ thể các bước trên bằng tinh thần tự học môn Ngữ văn
trong sách giáo khoa lớp 11 như sau:

A. BƯỚC 1: Học sinh phải học bài cũ ở tiết trước(đã được học
rồi), và chuẩn bị bài mới như sau:
- Học sinh phải học bài cũ theo yêu cầu của giáo viên giảng dạy...
- Học sinh phải đọc và soạn bài mới : bám sát vào 3 phần: Tiểu dẫn, phần
văn bản, và hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
* Về Tiểu dẫn : Học sinh cần nắm được những ý chính như sau:
-Về Tác giả:
+ Năm sinh - mất,quê quán, thời đại sống.
+ Thành phần xuất thân.
+ Sự nghiệp sáng tác.
+ Đóng góp.
- Về tác phẩm: xuất xứ, hồn cảnh sáng tác, vị trí , nội dung tác phẩm…
Lưu ý :Học sinh cần gạch chân sẵn trước ở nhà để giúp học sinh nắm bắt nhanh
khi đến lớp học.
* Phần Văn bản:
- Về Thơ:
+ Đọc kĩ văn bản từ 1 đến 2 lần.

+ Xác định hình ảnh thơ, vần , nhịp, tiết tấu…của bài thơ.
+ Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ.
- Về Truyện phải nắm được:
+ Cốt truyện (tóm tắt cốt truyện)
+ Đặc điểm nhân vật.
+ Ngơn ngữ miêu tả.
+ Khơng gian, thời gian, điểm nhìn trần thuật.
+ Chân dung nhân vật trong sách giáo khoa (nếu có).
+Đọc chú thích sách giáo khoa .
Lưu ý: học sinh cần chuẩn bị kĩ để khi tiếp cận bài mới trên lớp học sinh có
thể hiểu nhanh và dễ dàng khắc sâu kiến thức mới mà giáo viên truyền đạt.
* Về hướng dẫn học bài: Học sinh phải nhận diện được 4 loại câu hỏi có
sự phân hóa trình độ học sinh: giỏi, khá, Trung bình, yếu.
3


+ Câu hỏi dành cho học sinh yếu là nhận biết được những chi tiết có trong
văn bản của bài học.
+ Câu hỏi dành cho học sinh trung bình là nêu được ý nghĩa của những chi
tiết vừa tìm được trong văn bản bài học.
+ Câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi là phát hiện những chi tiết đặc sắc giàu
ý nghĩa, có giá trị sâu sắc..
Lưu ý: Học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa đồng thời phải xác định nội
dung chính của bài học là có mấy nội dung?
Ví dụ : Đối với bài học: CÂU CÁ MÙA THU
Nguyễn Khuyến.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
1.Về Tiểu dẫn.
a.Tác giả:
- Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909) quê ở Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam…
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo.
- Sự nghiệp: sáng tác với số lượng lớn cả gồm chữ hán và chữ Nơm, chủ yếu
nỗi tiếng về thơ Nơm…
- Đóng góp: mảng thơ Nơm viết về hình ảnh và làng quê Bắc Bộ, là cây bút
trào phúng thâm thúy trong kho tàn văn học trung đại đương thời.
b.Tác phẩm:
- Vị trí : trích trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, viết về bức tranh
thiên nhiên mùa thu ở làng quê Bắc Bộ…
2. Phần văn bản:
a.Về thơ.
Ví dụ bài thơ:
CÂU CÁ MÙA THU- Nguyễn Khuyến
- Hình ảnh thơ: cảnh thu ở đồng bằng Bắc Bộ thể hiện qua những từ ngữ:
ao thu, nước thu, sóng thu, trời thu, lá thu..
- Nhịp thơ: 2/2/3 hoặc 4/3.
- Nghệ thuật gieo vần “eo”…
- Không gian thu ở Đồng Bằng Bắc Bộ…
b. Về Truyện: CHÍ PHÈO- NAM CAO
- Cốt truyện: viết về số phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng tám qua nhân vật Chí Phèo…
- Đặc điểm ngoại hình nhân vật: đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mặt đen
mà rất cơng cơng, mắt gườm gườm trơng gớm chết…

- Hành động, tính cách nhân vật: chửi, gạch mặt ăn vạ…
- Ngôn ngữ miêu tả: lời lẽ tự nhiên, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày…
4


- Không gian: Nông thôn Bắc Bộ Việt Nam trước cách mang tháng tám
(làng Vũ Đại chính là làng Đại Hoàng..nơi mà Nam Cao đã từng sinh
sống và chứng kiến hồn cảnh sống của người nơng dân trước cách mạng)
- Điểm nhìn trần thuật, mơi trường sống: cuộc sống của người Nơng dân
nói chung trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám.
c. Hướng dẫn học bài:
Với : CHÍ PHÈO- NAM CAO
Có 6 câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 11(tập 1) trang 155. Học sinh
phải đọc và xác định được 4 loại câu hỏi trên dành cho 4 đối tượng và lần
lượt trả lời nội dung của các câu hỏi?
- Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa
tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầuthiên truyện?
- Việc gặp gở Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo?
Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị nở từ chối
chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ ( uống
rượu xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát ?)
- Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa
của Nam Cao (chú ý khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích
tâm lí nhân vật.)
- Ngơn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn
này có gì đặc sắc?
- Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?
Lưu ý: Học sinh phải xác định được 3 câu hỏi đầu là câu hỏi dành cho đối
tượng học sinh trung bình –yếu (chỉ cần đọc kĩ văn bản và dựa vào sách giáo

khoa để tìm kiến thức trả lời câu hỏi), cịn các câu hỏi còn lại dành cho học
sinh Khá- giỏi( Câu hỏi địi hỏi đối tượng phải có tư duy nhanh và nhạy bén
với kiến thức…)
- Học sinh phải xác định được nội dung chính cả bài học: cuộc sống người
nơng dân trước cách mạng và mối tình Chí Phèo với Thị Nở..
B. BƯỚC 2: Học sinh tiếp cận bài học mới trên lớp học.
Học sinh đến lớp trên nền tảng kiến thức đã chuẩn bị trước ở nhà, đồng
thời kết hợp với q trình giảng bài của thầy cơ, học sinh cần lưu ý như sau:
1.Phần tiểu dẫn cần lưu ý:
Giáo viên thường cho học sinh lướt nhanh về phần tác giả và tác phẩm như
sau:
- Vế tác giả:
+Quê quán, hoàn cảnh sống của tác giả.
+Sự nghiệp sáng tác : (lưu ý nội dung sáng tác và phong cách nghệ thuật)
+Đóng góp tiêu biểu và nổi bật.
- Về tác phẩm : + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Thời đại sống của tác giả có ảnh hưởng đến nội dung của
tác phẩm.
5


• lưu ý: học sinh cần chú ý lời giảng nhấn mạnh ý của giáo viên để tạo nền
tảng lĩnh hội nội dung của tác phẩm.
Ví dụ1: cách tóm tắt phần tiểu dẫn thông thường như sau: Với truyện
ngắn “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân
- Tác giả Nguyễn Tuân với truyện ngắn “Chữ người tử tù”
+ Nguyễn Tuân (1910- 1987) quê ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình
Hán học đã suy tàn.
+ Sự nghiệp: thành công tiêu biểu ở 2 thể loại : tùy bút và truyện ngắn, là nhà
văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt nam thế kỉ xx - một cây bút tài hoa,

uyên bác, phong cách độc đáo…
Truyện ngắn : Tập truyện “Vang bóng một thời”.
Tùy bút : Người lái đị sơng đà.
+ Đóng góp: có nhiều đóng góp quan trong thúc đẩy thể loại tùy bút, bút kí
phát triển…góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học nhân loại phát
triển.
- Tác phẩm :
+ Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Chữ người tử tù”: in trong tạp chí Tao đàn,
lúc đầu có tên là “dịng chữ cuối cùng”, sau đó được in lại trong tập “Vang
bóng một thời” và đổi tên thành Chữ người tử tù.
+ Thời đại sống của tác phẩm: xã hội thực dân nửa phong kiến, hán học đã
suy tàn nhường chỗ cho chữ quốc ngữ.
• Học sinh cần lắng nghe các bạn tóm tắt và gạch chân trong sách giáo khoa
để ghi nhớ và tạo cơ sở nắm bắt nội dung của tác phẩm. Qua đó học sinh
khắc sâu kiến thức trong trí nhớ, đồng thời lắng nghe lời giảng mở rộng
kiến thức của giáo viên để nâng cao kiến thức về bài học đó.
2. Phần văn bản:
2.1.Về thơ:
Ví dụ 1: bài thơ: CÂU CÁ MÙA THU- Nguyễn Khuyến
- Hình ảnh thơ: cảnh thu ở đồng bằng Bắc Bộ thể hiện qua những từ ngữ:
ao thu, nước thu, sóng thu, trời thu, lá thu …
- Nhịp thơ: 2/2/3 hoặc 4/3.
- Nghệ thuật gieo vần “eo”…
- Không gian thu ở Đồng Bằng Bắc Bộ…
*lưu ý trên nền kiến thức học sinh đã chuẩn bị ở nhà, đến lớp giáo viên giúp học
sinh có cái nhìn khái qt về bức tranh mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ có những
đặc điểm như sau:
- Màu sắc: màu xanh: ao, sóng, tre, trời, bèo…
- Chuyển động nhẹ nhàng: sóng gợn tí, mây lơ lững…
- Không gian :yên tĩnh vắng lặng… mùa thu đẹp nhưng đượm buồn.

6


Với những đặc điểm như trên giúp học sinh khắc sâu ấn tượng hình ảnh mùa
thu điển hình cho làng quê Bắc Bộ nói riêng Và mùa thu ở Việt Nam nói
chung.
2.2. Đối với thể loại truyện ngắn: Giáo viên cho học sinh đọc một vài đoạn
quan trọng của văn bản “Chữ người tử tù” và thực hiện được những bước
sau:
1. Học sinh phải tóm tắt được: cốt truyện của tác phẩm truyện sau đó Giáo
viên nhấn mạnh hình tượng nhân vật và tác dụng sử dụng bút pháp nghệ
thuật của tác giả.
+ Nội dung chính của tập truyện Vang bóng một thời: Các nhân vật là
những nhà nho tài hoa cuối mùa, tâm trạng chán nản gặp buổi giao thời Tây –
Tàu nhố nhăng, họ không chịu sống a dua, theo thời mà có lối sống lây cái tơi
tài hoa ngơng nghênh của mình như một thái độ phản ánh đối với xã hội
đương thời, trong đó có nhân vật Huấn cao trong truyện ngắn chữ người tử tù
là một con người tài hoa có cái tâm trong sáng…
+ Tóm tắt truyên ngắn “Chữ người tử tù” hay những truyện ngắn khác cần
phải lưu ý được những sự kiện, các nhân vật trong tác phẩm.
Nhân vật Huấn Cao là người anh hùng tài hoa văn võ song toàn nhưng vì bất
mản với triều đình nhà Nguyễn nên đã cầm đầu phong trào khởi nghĩa chống
lại triều đình bị thất bại và kết tội tử hình trong và ngày nữa, sau đó dời đến
nhà lao Viên Quản Ngục nơi đây hai người đã gặp nhau và trở thành tri âm
tri kỉ…Chính khoảnh khắc cuối cùng về đời người của Huân Cao đã khắc
họa nên vẻ đẹp hình tượng của con người tài hoa mang vẻ đep toàn diện của
người anh hùng, đồng thời qua nhân vật tác giả gửi gắm lịng u nước thầm
kín của mình.
2. Nắm được đặc điểm của nhân vật ở các mặt, qua đó giáo viên dẫn dắt
học sinh khái quát về hình tượng của mỗi nhân vật trong học sinh,.

+ Ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm truyện.
+ Hành động và thái độ của nhân vật.
+ Tính cách đặc điểm của từng nhân vật.
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật trong môi trường sống…
* Ví dụ 2: Về đặc điểm nhân vật Huấn Cao:
+ Lời nói đối với Viên quản ngục và Thầy thơ lại có cả ngơn ngữ đối thoại và
độc thoại: Huấn Cao khinh bỉ viên quản ngục, suy nghĩ về thái độ của viên
quản ngục đối với Huấn Cao…
+ Hành động trút bỏ gông xiềng, cho chữ Viên quản ngục…
+ Tính cách hiên ngang : xem thường cái chết…
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật: Huấn Cao với Viên quản ngục và thầy thơ
lại, Huấn Cao cảm động Viên quản ngục- Một người giàu nghĩa khí và thiên
lương trong sáng…
7


Với những đặc điểm trên giáo viên dẫn dắt học sinh có cái nhìn khái qt về
vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao vừa có tài vừa có tâm trong sáng, khí phách
của người anh hùng.
3. Ngơn ngữ miêu tả: vừa trang trọng, vừa cổ kính, hiện đại..góp phần hình
thành phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân trong nền văn xuôi hiện đại
Việt Nam.
4. Không gian : xã hội Việt nam trước cách mạng tháng tám.
5. Điểm nhìn trần thuật : nghệ thuật cổ truyền văn hóa phương đơng, nghệ
thuật viết chữ thư pháp, số phận những nhà nho cuối mùa…qua đó tác giả
ca ngợi vẻ đẹp về văn hóa cổ truyền của Việt Nam.
• Với 5 đăc điểm của tác phẩm truyện sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về
nội dung và ý nghĩa của tác phẩm truyện, đồng thời khắc sâu trong trí nhớ
của chúng ta lâu hơn về hình tượng của mỗi nhân vật và tài năng xây
dựng hình tượng nhân vật của tác giả trong mỗi tác phẩm.

Ví dụ 3: Tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao.
a.Về cốt truyện : Số phận người nông dân trước cách mạng tháng tám thơng
qua nhân vật Chí phèo cùng tên với tác phẩm.
Chí phèo từ nhỏ là đứa con hoang, lớn lên vốn là người nông dân lương
thiện làm canh điền cho Bá kiến vì ghen tng nên Bá kiên đẩy Chí vào tù
và 7,8 năm sau ra tù Chí trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. sau khi ra
tù Chí phèo làm tay say cho Bá Kiến, trong cơn say Chí phèo đã găp Thị
Nở, hai người đã ăn nằm với nhau và từ Thị đã đánh thức tình người trong
Chí, Chí khao khát muốn trở về với con người lương thiện nhưng xã hội
đã từ chối quyền làm người của Chí phèo, sau đó Chí phèo tìm đến Bá
Kiến, giết Bá Kiến Và tự sát.
Qua cốt truyện về cuộc đời nhân vật, thể hiện ngịi bút sắc sảo của Nam
Cao có sức tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự
sống của con người, đồng thời địi quyền sống cho con người…
b. Đặc điểm từng nhân vật : Nhân vật Chí phèo:
- Ngoại hình: Đầu cạo trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mặt đen mà rất cơng
cơng, mắt gườm gườm trơng gớm chết…
- Lời nói : sử dụng cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, độc thoại
nhiều hơn sau khi Chí phèo gặp Thị Nở…
- Hành động : gạch mặt ăn vạ…
- Tính cách : hung hăng dữ tợn, khi hiền lành như trẻ con …
- Mối quan hệ với mơi trường sống: Chí phèo , thị Nở, Bá kiến, giữa giai
cấp thống trị và bị trị…
Với những đặc điểm như trên giúp ta có cái nhìn sâu sắc về hình tượng của
nhân vật Chí phèo: từ người nơng dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu
manh hóa…
c. Ngơn ngữ miêu tả : ngôn ngữ sống động,vừa điêu luyện gần gủi, tự nhiên với
lời ăn tiếng nói hàng ngày…
8



d. Không gian, thời gian: nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng tám.
đ. Điểm nhìn trần thuật: Làng Vũ Đại ngày ấy với số phận người nông dân
trước cách mạng tháng tám.
* Lưu ý: Khi dạy là đối tượng học sinh khá giỏi, Giáo viên luôn đặt ra câu hỏi
có nhiều tình huống nhằm kích thích, khơi gợi năng lực học sinh lĩnh hội thấu
đáo chiều sâu của tác phẩm, đồng thời học sinh có cơ hội nâng cao kiến thức và
hiểu sâu sắc hơn về nội dung của bài học hơn.Qua đó học sinh khắc sâu ấn
tượng về kiến thức đã được học.
3. Về hướng dẫn học bài:
Học sinh đã chuẩn bị ở nhà và đến lớp học cần bám sát vào bài giảng của giáo
viên, học sinh lắng nghe câu hỏi của giáo viên để cùng nhau xây dựng nội dung
bài học, đồng thời giúp học sinh lĩnh hội thấu đáo nội dung bài học một cách sâu
sắc hơn.

C .BƯỚC 3: Tham gia củng cố bài học:
Sau khi học xong bài học mới giáo viên dùng câu hỏi vấn đáp giúp học sinh có
cái nhìn khái qt lại nội dung bài học và khắc sâu ấn tượng về nội dung trọng
tâm của bài học để giúp học sinh nhớ lâu hơn.
Ví dụ :Chí Phèo –Nam Cao
Học xong bài học :học sinh cần nhìn lại kiến thức đã được học:
- Những chặng đời của Chí Phèo: trước khi đi tù, và sau khi ra tù….từ đó có
cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng tám,
đồng thời tháy được sức tố cáo của Nam Cao đối với xã hội cũ.
- Ngòi bút nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua cuộc gặp gỡ giữa Chí phèo và thị
Nở…
- Giá trị to lớn và tầm cở của tác phẩm: Chí Phèo là một kiệt tác qua ngòi bút
của Nam Cao viết về đề tài người nơng dân trước cách mang tháng tám…
*Từ đó : giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã được học ,đồng thời có cái nhìn sâu
sắc hơn đối với bài học.

III. Kết luận :
* Thống kê kết quả giảng dạy học kỉ 1 năm học 2013-2014 như sau:
Lớp Sĩ
Giỏi
khá
TB
Yếu
số
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
11c4 40 1
2,5
9
22,5 22
55
8
20
* Thống kê kết quả giảng dạy học kì 2 năm học 2013-2014 như sau :
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
% SL

%
SL
%
SL
%
11c4 40
3
7,5 14
35
21
52,5
2
5,0
So sánh kết quả giảng dạy trong hai năm học trên cho thấy kết quả giảng dạy ở
học kì 2 của năm học 2013-2014 có sự tiến bộ về chất lượng rõ rệt, đặc biệt là
tăng về số lượng học sinh khá giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém so với năm học
trước và chất lượng giờ dạy được nâng lên một cách có hiệu quả hơn, học sinh
hứng thú học môn ngữ văn nhiều hơn.
9


Với hướng tiếp cận như trên Tôi tin tưởng rằng học sinh sẽ dần dần u thích
học Mơn ngữ văn nhiều hơn và chất lượng trong bài kiểm tra sẽ được nâng lên
một cách rõ rệt trong năm học này.

• Kiến nghị :
Để đạt được kết quả như trên tôi mong rằng giữa học sinh và giáo viên bộ
môn, giáo viên chủ nhiệm ln có sự phối hợp nhịp nhàng để tạo điều kiện
cho giáo viên bộ môn giảng dạy tích cực và phát huy tính chủ động trong học
tập của học sinh.

Người thực hiện

Võ Thị Thanh Thủy

10


BÁO CÁO TĨM TẮT
(Đề nghị cơng nhận sáng kiến)
I. Sơ lược lí lịch.
- Họ và tên: Võ Thị Thanh Thủy.
- Trình độ chun mơn: đại học sư phạm Ngữ Văn.
- Chức năng nhiệm vụ được giao: chủ nhiệm lớp 11c6 và giảng dạy lớp 11c4,
11c6.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Võ Văn Kiệt.
II. Nội dung.
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến.
Giáo viên cần có nhiều kinh nghiệm dạy học và phương pháp giảng dạy
tốt nhằm giúp học sinh tiếp thu bài giảng nhanh, lĩnh hội thấu đáo nội dung
bài học, nâng cao kết quả học tập. Vì vậy giáo viên ln ln tìm tịi và đổi
mới phương pháp để giúp học sinh tiếp cận bài học tốt hơn. Đồng thời tạo
điều kiện cho học sinh biết cách tiếp cận từng thể loại tác phẩm văn học và
u thích học mơn ngữ văn nhiều hơn.
2. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh tiếp cận các truyện ngắn sách giáo
khoa ngữ văn lớp 11.
3. Nội dung: Trình bày một số phương pháp giúp học sinh tiếp cận các
truyện ngắn sách giáo khoa 11 có hiệu quả.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học trước ở nhà.
- Hướng tiếp cận truyện ngắn ở trên lớp học.
4. Phạm vi ứng dụng: Đối tượng gồm: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn và

học sinh đang học trong nhà trường Trung Học Phổ Thông.
5. Thời điểm công nhận: tháng 2- 2014 được hội đồng bộ môn của trường
xét duyệt.
6. Hiệu quả mang lại :
So sánh kết quả giảng dạy trong hai năm học trên cho thấy kết quả giảng
dạy của năm học 2013-2014 có sự tiến bộ về chất lượng rõ rệt, đặc biệt là
tăng về số lượng học sinh khá giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém so với năm
học trước và hiệu quả giờ dạy được nâng lên một cách có hiệu quả hơn, học
sinh hứng thú học môn ngữ văn nhiều hơn.
7.Những đơn vị, cá nhân nào đã ứng dụng sáng kiến này: Tôi và những giáo
viên tổ
Ngữ Văn trường THPT Võ Văn Kiệt.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC ĐƠN VỊ

Ngày 24 Tháng 2 Năm 2015
Người báo cáo
Võ Thị Thanh Thủy

11


12



×