Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo rừng lai và ước tính hiệu quả kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
&u
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 2
1.3. YÊU CẦU ..................................................................................................................... 2
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................3
2.1.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI....................................................3

2.2. ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA HEO RỪNG ........................................................... 3
2.2.1.

Phân bố ......................................................................................................4

2.2.2.

Đặc trưng về hình dáng .............................................................................5

2.2.3.

Tập tính sinh sản .......................................................................................6

2.2.4.

Thói quen sinh sống ..................................................................................6

2.2.5.

Khứu giác và cảm nhận .............................................................................7



2.2.6.

Thời gian giao phối ...................................................................................7

2.2.7.

Thói quen ăn uống .....................................................................................7

2.2.8.

Những đặc tính khác..................................................................................7

2.3. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN HEO NÁI ..................................... 8
2.3.1.

Ngoại hình và thể chất...............................................................................9

2.3.2.

Tuổi thành thục..........................................................................................9

2.3.3.

Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ ...........................................................................9

2.3.4.

Số lứa đẻ của nái trên năm ......................................................................10


2.3.5.

Số heo con đẻ ra trên ổ ............................................................................10

2.3.6.

Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ...................10

2.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA HEO
NÁI ...................................................................................................................................... 11
2.4.1.

Yếu tố di truyền .......................................................................................11

2.4.2.

Yếu tố ngoại cảnh .......................................................................................... 11

v


PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................13
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................... 13
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ....................................................................................... 13
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................................................................. 14
3.4. NỘI DUNG KHẢO SÁT .......................................................................................... 14
3.4.1.

Quy trình chăn nuôi .................................................................................14


3.4.1.1.

Chuồng trại.......................................................................................14

3.4.1.2.

Chọn giống .......................................................................................15

3.4.1.3.

Phối giống và lai tạo ........................................................................15

3.4.1.4.

Khẩu phần thức ăn ...........................................................................18

3.4.1.5.

Nước uống và chăm sóc nuôi dưỡng ...............................................19

3.4.1.6.

Vệ sinh thú y và phòng bệnh ...........................................................20

3.4.2.

Một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái........................................................23

3.4.2.1.


Số heo con sinh ra trong một ổ ........................................................23

3.4.2.2.

Số heo con chọn nuôi trong một ổ ...................................................23

3.4.2.3.

Số heo con cai sữa............................................................................23

3.4.2.4.

Tỷ lệ heo con còn sống tới cai sữa (%)............................................23

3.4.2.5.

Trọng lượng heo con cai sữa...........................................................23

3.4.3.

Hiệu quả kinh tế ..............................................................................23

3.4.3.1.

Chi phí đầu tư trong một tháng ........................................................23

3.4.3.2.

Doanh thu .........................................................................................24


3.4.3.3.

Lợi nhuận .........................................................................................24

3.5. PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................................... 24
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................25
4.1. SỐ HEO CON SINH RA TRONG MỘT Ổ ........................................................... 25
4.2.

SỐ HEO CON CHỌN NUÔI .........................................................................27

4.3.

SỐ HEO CON CAI SỮA ...............................................................................30

4.4.

TỶ LỆ HEO CON CÒN SỐNG ĐẾN CAI SỮA ...........................................33

4.5. TRỌNG LƯỢNG HEO CON CAI SỮA ................................................................ 35
4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................................... 37

vi


4.6.1.

Chi phí trong một tháng (K) ....................................................................37

4.6.1.1.


Chi phí nguyên vật liệu ....................................................................37

4.6.1.2.

Chi phí đầu tư thiết bị cho một tháng (G) ........................................38

4.6.2.

Doanh thu trong một tháng (M) ..............................................................40

4.6.2.1.

Bán heo ............................................................................................40

4.6.2.2.

Phụ thu (P) .......................................................................................41

4.6.3.

Lợi nhuận trong một tháng (Q) .................................................................... 41

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................43
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 43
5.2 ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................................... 43

vii



1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả các loài vật nuôi đều được tổ tiên của chúng ta thuần hóa từ các loài hoang
dã. Con người luôn luôn có khát vọng khống chế thiên nhiên. Heo rừng là loài động vật
hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt giết hại. Ở Việt Nam, loài động vật
hoang dã này đang được các cơ quan hữu quan quản lý và bảo vệ.
Trong những năm gần đây, trước nhu cầu thích thưởng thức thịt động vật có
nguồn gốc hoang dã ngày càng gia tăng. Để thỏa mãn nhu cầu này chỉ bằng cách gây
nuôi.
Ở Việt Nam đã có những trang trại sưu tập nhiều động vật rừng hoang dã nuôi
nhốt thành công trong việc nhân giống tạo ra những thế hệ mới. Nuôi nhốt nhưng vẫn
giữ được tính đặc trưng loài thú hoang dã, khép kín vòng đời của các loài động vật
rừng này mở ra hướng nuôi mới bằng con giống nhân được.
Thuần hóa heo rừng, lai tạo với heo nhà đang được nhiều trang trại và các cơ sở
chăn nuôi của nước ta nghiên cứu và ứng dụng. Giá heo rừng rất cao gấp nhiều lần so
với heo nhà. Lợi ích nhận được trực tiếp từ việc cho phát triển nuôi heo rừng là bảo vệ
tốt heo rừng thiên nhiên hoang dã khỏi bị săn bắt giết hại, kinh phí ngân sách bảo vệ
động vật rừng hoang dã này giảm và tạo công việc làm ăn mới. Bên cạnh đó, “nghề
nuôi heo rừng” có thu nhập cao, ít rủi ro.
Xuất phát từ vấn đề trên được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn
Chăn Nuôi Chuyên Khoa và dưới sự hướng dẫn của thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Loan
chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo rừng
lai và ước tính hiệu quả kinh tế”


2

1.2. MỤC ĐÍCH

Đánh giá về khả năng sinh sản theo nhóm giống và ước tính hiệu quả kinh tế.
1.3. YÊU CẦU
Theo dõi, quan sát và thu thập số liệu, phân tích thống kê, so sánh kết quả một số
chỉ tiêu sinh sản của nhóm giống heo rừng lai tại các trại trong thời gian thực tập. Tính
hiệu quả kinh tế.
Tổng kết số liệu cũ trong hồ sơ của trại.


3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI
Trại Lê Song Bình thuộc ấp 1, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Trại
Bảy Dũng thuộc ấp Suối Gia, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước.
Trại Chín Định thuộc ấp Bà Tứ, xã Cây Trường, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương.
Nhiệm vụ và chức năng của trại:
• Nuôi heo rừng lai làm khu du lịch sinh thái kết hợp thưởng thức thịt heo rừng
đặc sản.
• Cung cấp thịt heo rừng lai cho nhân dân.
• Cung cấp heo rừng lai con và heo rừng lai giống hậu bị.
• Mua bán và trao đổi heo rừng đực giữa các trại chăn nuôi tạo sự đa dạng
về gen tránh sự đồng huyết.
• Trả heo rừng lai về lại với thiên nhiên nhằm bảo tồn động vật qúy hiếm.
2.2. ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA HEO RỪNG
Heo rừng hoang dã của Việt Nam có tên khoa học là Sus scrofa (suidiac), tiếng
Anh gọi là Wild pigs, được phân loại như sau:
• Giới:


Animalia

• Ngành:

Chordata

• Ngành phụ: Vertebrata
• Lớp:

Mammalia

• Bộ:

Artiodactyla

• Họ:

Suidae

• Phân họ:

Suinae

• Giống:

Sus

• Loài:

Sus scrofa (suidac)



4

2.2.1. Phân bố
Từ tài liệu của các nhà khảo cổ cho thấy, heo rừng ở Châu Âu và heo rừng
Châu Á được con người thuần hóa sớm nhất và chính chúng là nguồn gốc của các
giống heo hiện nay được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Trong họ nhà heo, Sus scrofa là loài phổ biến nhất, phân bố rộng khắp ở châu
Âu, châu Á, phía Bắc châu Phi và quần đảo Mã Lai, kể cả ở những vùng đảo nhỏ bé ở Anh,
Nhật Bản, Sri-Lanka, đảo Ryukyu, Đài Loan và những đảo khác ở Đông Ấn Độ. Heo rừng
tìm thấy ở khắp mọi nơi từ đồng bằng đến vùng đồi núi và đầm lầy, ở
những môi trường khác nhau và ở những vùng địa lý khác nhau. Môi trường sống chủ
yếu của loài này là ở những khu
rừng ẩm ướt, những vùng đất đầy
bụi gai, đặc biệt là những khu rừng
sồi, rừng tre và những vùng đất có
nhiều sậy. Heo rừng tìm thấy phần
lớn vào mùa đông khi mà nhiệt độ
thấp cản trở việc di chuyển và kiếm
mồi.
Heo rừng có khả năng cảm
nhận được sự thay đổi của nhiệt độ. Để

Hình 2.1 Heo rừng dầm mình tránh nóng

đối phó với cái lạnh, chúng dầm
mình xuống bùn hay nước để có
được một thân nhiệt thích hợp. Việc
dầm mình cũng giúp chúng tránh,

bảo vệ khỏi côn trùng cắn hay cháy
nắng.
Heo rừng được biết đến như
loài dầm mình trong nước tiểu của
chính chúng để giữ ẩm. Khi nhiệt
độ xuống dưới 100C sẽ gây ra nguy

Hình 2.2 Heo rừng mẹ nuôi con
hiểm cho chúng và nhiệt độ đột ngột tăng cao có thể làm chúng say nắng.


5

2.2.2. Đặc trưng về hình dáng
Heo rừng toàn thân
đều có màu da lông đen
hoặc nâu xám, lông da khô,
lông gáy dài và cứng.
Chiềudài



thể

heo

trưởng thành 90-180 cm,
chiều dài đuôi khoảng 30
cm, chiều cao của


vai

khoảng 55-110 cm. Trọng
lượng khoảng 50-300 kg.
Con đực thường lớn hơn
con cái. Con đực khi

Hình 2.3 Heo rừng mõm dài

trưởng thành có răng nanh
rất phát triển. Răng nanh
hình tam giác, màu trắng
ngà. Đầu răng nanh nhọn,
cong vểnh lên ở hai bên
mép. Heo rừng khi mới
sinh ra hầu hết có màu lông
nâu vàng và có những sọc
vàng hoặc trắng dọc hai
bên sườn và lưng. Các vết
sọc này thường mất dần
Hình 2.4 Khu nuôi heo rừng
sau khi heo được trên 4-5 tháng tuổi, có con 7 tháng mới trở lại màu đen nhạt. Heo
rừng có 4 đôi răng nanh, 6 cặp vú (Nguyễn Lân Hùng, 2006), (Kỹ thuật nuôi heo rừng lai,
Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 02 – 08 – 2006).


6

Dưới tác động của môi trường thay đổi theo từng vùng đại lý, heo rừng đã phát
triển thành những màu da khác nhau, chiều dài của đuôi và hình dáng mõm cũng thay

đổi, mõm dài hay ngắn. Heo rừng có tai nhỏ và thẳng đứng.
Heo rừng còn gọi là heo ba lông, được giải thích theo nghĩa thông thường là
một lỗ chân lông của heo rừng có ba sợi lông, nhưng theo các nhà nghiên cứu thực
chất mỗi lỗ chân lông chỉ có một sợi lông nhưng ba lỗ chân lông nằm chồng khít nhau
nên với mắt thường chỉ thấy một lỗ chân lông có ba sợi.
Do cuộc sống hoang dã ở rừng, nên chúng có thân hình hẹp, da dày, bụng gọn,
chân cao, chắc, đi trên 8 ngón chân rất nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Thân hình heo rừng
thích hợp với việc đào bới cây củ, giun, dế… dưới đất để làm thức ăn. Mõm heo rừng
nhọn thẳng và chắc. Nó thích hợp với việc đào hang để ẩn núp, che mưa, che
nắng…heo rừng dễ bị hoảng sợ khi có tiếng động lạ (Nguyễn Chung, 2006).
2.2.3. Tập tính sinh sản
Trong thiên nhiên hoang dã, heo rừng cái đẻ 1,3-1,5 lứa/năm và mùa giao phối thay
đổi tùy từng vùng địa lý và môi trường sinh sống. Số lượng con mỗi lần sinh là 112 con, trung bình 4-8 con/lứa. Thời gian mang thai là 100-130 ngày, trung bình 115
ngày, thời gian cho con bú là 3-4 tháng. Thời gian để heo con thành thục trung bình 7
tháng.
Tuổi được coi là trưởng thành về mặt sinh dục có thể giao phối ở con cái là 810 tháng. Ở con đực trưởng thành về mặt sinh dục có thể giao phối là 8-10 tháng.
Mùa sinh sản của heo rừng hoang dã là một mùa giao tranh giữa các con đực để
có được con cái.
2.2.4. Thói quen sinh sống
Heo rừng hoang dã thường được phát hiện ở những khu vực rộng lớn, chúng sống
thành bầy đàn, số lượng có thể lên đến 100 con.
Đàn heo rừng có thể di chuyển cùng nhau suốt hành trình dài để tới khu vực
định cư mới nhưng không di trú. Heo rừng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, lúc
choạng vạng tối và lúc bình minh. Khi heo đực trưởng thành, nó sẽ rời khỏi bầy đàn và
sống độc lập.


7

2.2.5. Khứu giác và cảm nhận

Khứu giác rất nhạy là đặc điểm nổi bật của heo rừng. Một dĩa sụn làm cho mõm heo
rừng dẻo hơn và giúp heo rừng trở thành một chuyên gia phân biệt mùi. Chúng có
thể nhanh chóng xác định những loài chưa biết, những vật thể không rõ ràng chỉ bằng khứu
giác. Heo rừng phát âm nhưng chủ yếu là những tiếng ủn ỉn hoặc ré lên.
2.2.6. Thời gian giao phối
Thông thường, heo rừng cái thường đẻ vào mùa xuân và việc giao phối xảy ra suốt
quanh năm nhưng tập trung vào mùa ẩm ướt. Những con cái trưởng thành sau 8 –
10 tháng, nhưng thường cho đến 12 tháng tuổi mới giao phối.
Heo rừng cái sinh heo con trong một cái ổ bằng cỏ do heo mẹ tự làm, heo con
sẽ trú lại trong ổ. Khoảng một nửa heo rừng con sống đến trưởng thành, một vài con
chết vì bệnh hay bị những động vật khác ăn thịt. Heo rừng con được heo mẹ cho bú
chăm sóc trong vòng 3- 4 tháng và dần dần trở nên sống độc lập (Nhân giống heo
rừng, Báo Nông Nghiệp,01- 08 - 2006).
2.2.7. Thói quen ăn uống
Heo rừng là loài ăn tạp và đôi khi ăn bừa bãi. Thức ăn thực vật hằng ngày là
nấm, củ, cỏ, thân cây, trái cây, rễ cây, cà rốt. Nhờ vào khả năng ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau mà heo rừng tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, từ hoang mạc cho đến
vùng đồi núi.
Thức ăn động vật là chim, động vật có vú, lưỡng cư, bò sát, trứng, xác chết, côn
trùng, động vật chân đốt trên mặt đất, động vật thân mềm…
2.2.8. Những đặc tính khác
Heo rừng hoạt động mạnh và trở nên liều lĩnh nếu cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ
dùng toàn bộ sức lực, răng nanh và cơ thể để rượt đuổi làm bị thương kẻ thù.
Nơi heo rừng sinh sống, vùng đất đó được cải thiện đáng kể, đóng góp khá nhiều
vào việc cày bừa đất, tạo điều kiện cho cây nảy mầm, đồng thời cũng giúp phân
tán những hạt giống trái cây.


8


Đối với những vùng đất heo rừng thường không sinh sống, chúng có xu hướng phá
hoại, tàn phá rau, cây cối và những loài thú khác sống quanh đó.
Heo rừng hoang dã được biết đến như những kẻ phá hoại môi trường với thói quen
ăn tạp và tính hung dữ đã biến chúng thành loài có khả năng phá hoại cao nhất.
Những thiệt hại chủ yếu mà heo rừng gây ra cho con người là gây thương tích,
mang mầm bệnh đến những sinh vật khác và con người.
Thịt heo rừng là thức ăn ngon của con người, chúng lớn và trưởng thành nhanh
hơn các loài động vật thuần chủng khác, có nhiều thịt hơn với đặc trưng thịt mềm, da dày
giòn.
Khứu giác của heo rừng giúp con người trong nhiều việc khác nhau như sử
dụng để tìm nấm trong lòng đất. Ở Ai Cập cổ đại đã sử dụng heo rừng để phát tán hạt
giống, móng guốc của chúng tạo nên những lỗ có kích cỡ rất thích hợp để trồng cây,
người Ai Cập đã lợi dụng đặc điểm này suốt mùa gieo hạt.
Heo rừng cũng biết đến như biểu tượng của sự màu mỡ và may mắn. Những
con heo rừng đã thuần hóa được cho là một loài vật thông minh, học rất nhanh và có trí
nhớ rất tốt.
Ở Anh, heo rừng được nuôi với mục đích lấy thịt, là thực phẩm bổ dưỡng và
ngon.
Thuật ngữ “thuần chủng” và “lai” là những từ ngữ thường được dùng để miêu
tả heo rừng ngoài thiên nhiên và heo rừng nuôi. “Pure-bred” là những con heo rừng
sống hoàn toàn trong tự nhiên hoang dã và không có chút thuần hóa trong dòng máu
của chúng.
“Pure-bred” có giá trị cao hơn và thịt cũng ngon hơn. Trong khi đó, những con
heo lai “hydric” là kết quả lai heo rừng hoang dã với heo nhà, heo mọi. Thịt của chúng
nhợt nhạt, nhiều mỡ, da kém giòn và kém hương vị hơn so với những con heo rừng
hoang dã (Nguyễn Chung, 2006).
2.3. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN HEO NÁI
Trong chăn nuôi heo, khả năng sinh sản của heo nái đóng vai trò rất quan trọng
vì đó là yếu tố quyết định sự phát triển của đàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà



9

chăn nuôi. Các trại chăn nuôi không ngừng xây dựng cho mình một đàn nái tốt, khỏe
mạnh, khả năng sinh sản tốt, để tạo ra nhiều heo con có phẩm chất thịt ngon nhiều nạc, tăng
trọng cao, tiêu tốn thức ăn ít. Đó là mục tiêu của nhiều nhà chăn nuôi.
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của nái:
2.3.1. Ngoại hình và thể chất
Là một công việc có tính chất cơ bản và đầu tiên nhất của công việc chọn giống. Theo
Võ Văn Ninh (2005) chọn ngoại hình tốt phải có những đặc điểm sau:
• Dài đòn, đùi to, rộng mông lớn, bụng thon, vai nở, khung xương vững
chắc, đi trên ngón, không khuyết tật.
• Lông da bóng mượt, mắt phải lanh lợi không đổ ghèn.
2.3.2. Tuổi thành thục
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, bởi vì khi heo thành thục sớm thì
heo sẽ có tuổi đẻ lứa đầu sớm. Điều này giúp các nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời
gian nuôi, thức ăn, công chăm sóc và một số chi phí khác.
Heo nái hậu bị có tuổi thành thục trung bình khoảng 5 - 8 tháng nhưng sớm hay
muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố như giống, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc quản lý
và điều kiện khí hậu.
Tuổi thành thục phụ thuộc chủ yếu vào kiểu di truyền (Dziuk,1977).
Theo Zimmerman (1981) và Hughes (1993), nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ chậm
thành thục hơn so với tiếp xúc với heo đực.
Chế độ ăn tự do hay định lượng, mức năng lượng và tỷ lệ protein trong khẩu phần
có ảnh hưởng đến tuổi thành thục.
2.3.3. Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ đậu thai và tỷ lệ đẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau, để tỷ lệ đẻ cao thì
tỷ lệ đậu thai phải cao. Do đó, xác định đúng thời điểm phối giống và kỹ thuật phối giống
được chú trọng.
Nếu phối giống muộn, trứng già sẽ có khả năng tiếp nhận hơn một tinh trùng.

Hậu quả là trứng thụ tinh có số nhiễm sắc thể bất thường dẫn đến chết phôi (Võ Thị


10

Tuyết, 2002). Thông thường người ta phối 2 hay 3 lần (mỗi lần cách nhau 12 - 24 giờ)
nhằm tăng tỷ lệ đậu thai.
2.3.4. Số lứa đẻ của nái trên năm
Số lứa đẻ của nái phụ thuộc nhiều vào khoảng cách 2 lứa đẻ. Để rút ngắn
khoảng cách 2 lứa đẻ nhằm tăng số lứa đẻ của nái trên năm, thông thường nhà chăn
nuôi sẽ tập cho heo con ăn sớm và cho heo con cai sữa sớm, bên cạnh đó chăm sóc
quản lý tốt giúp cho heo nái lên giống lại sớm sau khi cai sữa. Nhưng nếu cai sữa sớm
trước 3 tuần có thể dẫn đến giảm số lượng trứng rụng ở lần phối lại và gia tăng tỷ lệ chết
phôi ở lần mang thai kế tiếp (Evans, 1989).
2.3.5. Số heo con đẻ ra trên ổ
Số heo con đẻ ra trên ổ là số heo con đẻ ra trên ổ kể cả heo con chết khô, chết ngộp,
dị tật. Đây là chỉ tiêu đánh giá tính mắn đẻ của heo nái.
Yếu tố ảnh hưởng đến số heo con ra trên ổ: dinh dưỡng, chuồng trại, kỹ thuật phối
giống, môi trường bên ngoài, chăm sóc quản lý.
Dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn động dục sẽ kích thích sự rụng trứng và tăng
tỷ lệ phôi sống, đặc biệt là vitamin A, E. Thiếu 2 vitamin này sự rụng trứng sẽ ít và cố định
kém.
• Các tác động bên ngoài gây ra stress cho nái đều không tốt.
• Đực giống quá già hoặc khai thác quá dày cũng dẫn đến heo con đẻ ra trên
ổ thấp.
2.3.6. Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Những yếu tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này như thời gian đẻ lâu làm cho heo
con chết ngộp, tuổi của heo mẹ, trọng lượng heo con quá lớn…Theo Fajersson (1992),
khoảng 10% heo con hao hụt trong lúc sinh và 18,5% heo con hao hụt trong giai đoạn
từ sơ sinh tới cai sữa.

Theo Englis và Smith (1975), Glastobery (1970), Ewards và Ctv (1986),trong
số heo con chết khoảng 2 đến 3 ngày sau khi sinh có 50% là do lạnh, mẹ đè, thiếu sữa.


11

Một số bệnh trên heo con, đặc biệt là bệnh đường ruột, thiếu máu, viêm
khớp…có thể làm chết hay dẫn đến chết. Ngoài ra, những yếu tố bất lợi khác của môi
trường như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém, nguồn
nước dùng không tốt, thức ăn bị nhiễm độc…đều làm cho heo con hao hụt từ khi sinh
ra đến khi cai sữa tăng cao.
2.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG CỦA HEO NÁI
2.4.1. Yếu tố di truyền
Đây là đặc tính sinh học truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác những đặc tính của
cha mẹ và tổ tiên đã có. Trong cùng một loài, nhưng giữa các giống khác nhau thì năng
suất sinh sản cũng khác nhau vì có sự chi phối của đặc tính di truyền (Phạm Trọng
Nghĩa, 2002).
Dzius (1997) cho rằng tuổi thành thục của heo nái hậu bị chủ yếu dựa trên cơ sở
di truyền. Galvil và Ctv (1983) cho rằng tính mắn đẻ của heo phần lớn do di truyền.
Đặc tính này không thể thay đổi được, mặc dù ta có biện pháp dinh dưỡng và kỹ thuật
phối giống thích hợp. Việc nghiên cứu hệ số di truyền sẽ làm cơ sở cho bước tiếp theo của
chương trình chọn giống nhờ đánh giá giá trị giống của đàn nái đẻ, có xu hướng sử dụng
nái như thế nào để tạo đời con tốt nhất.
2.4.2. Yếu tố ngoại cảnh
• Thời tiết và khí hậu chuồng nuôi
Bao gồm mùa và thời gian chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ và độ thông thoáng.
Mùa và thời gian chiếu sáng trong ngày làm cho heo nái hậu bị thành thục sớm
hay muộn. Những heo cái hậu bị sinh ra trong mùa đông và mùa xuân thì động đục lần đầu
chậm hơn những heo cái hậu bị được sinh ra trong các mùa khác trong năm
(Fejersson,1992).

Nhiệt độ và độ ẩm cao trong khoáng 1-16 ngày đầu và 102 -110 ngày cuối thai kỳ
đều làm giảm số heo con đẻ ra trên ổ (Võ Văn Ninh, 2005).


12

Nếu chuồng sạch sẽ, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp sẽ đưa năng suất sinh sản
của nái tăng lên từ 10-15%, ngược lại giảm từ 15-30% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, 1999)
• Dinh dưỡng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi. Vì vậy cần
cung cấp đầy đủ dưỡng chất để heo phát triển. Thức ăn kém phẩm chất sẽ kéo dài tuổi
thành thục của heo. Thức ăn thiếu protein và vitamin hay thức ăn ẩm mốc kém phẩm
chất làm heo ngừng phát triển (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999).
Vitamin A: giúp phôi và bào thai phát triển bình thường, làm tăng khả năng
nuôi con ở tử cung, ngăn ngừa sự nhiễm trùng sau khi sinh. Thiếu vitamin A heo dễ bị
sẩy thai, số heo con sơ sinh còn sống thấp.
Vitamin E: cần thiết cho hoạt động của cơ quan sinh dục. Thiếu vitamin E sẽ
mất khả năng sinh đẻ bình thường, lớp niêm mạc tử cung bị xơ quá, quá trình phát
triển của trứng bị rối loạn dẫn đến tỉ lệ đậu thai kém, bào thai dễ chết, gây sẩy thai.
Bệnh tật cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của heo.
Theo Nguyễn Như Pho (2004) cho rằng một số bệnh làm giảm sút thành tích sinh
sản heo nái và sức sống heo con như viêm vú, viêm tử cung, kém hoặc mất sữa.
Chăm sóc quản lý ảnh hưởng đến sức sản xuất của đàn heo nái. Mật độ nuôi
cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng các phương pháp điều trị không hiệu quả là
những yếu tố đưa đến năng suất sinh sản thấp.
Theo Whittemore (1993) nếu một trại chăn muôi có tỷ lệ heo con hao hụt từ sơ
sinh đến cai sữa 8-12% là trại có trình độ quản lý tốt.



13

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: từ 20/1/2007 đến ngày 20/05/2007.
Địa điểm:
Trại Lê Song Bình - Vĩnh Cửu - Đồng Nai, từ ngày 20/01/2007 đến ngày
20/02/2007.
Trại Bảy Dũng - Đồng Phú - Bình Phước, từ ngày 21/02/2007 đến ngày
20/03/2007.
Trại Chín Định - Bến Cát - Bình Dương. từ ngày 21/03/2007 đến ngày
20/05/2007.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Heo rừng lai gồm 69 nái thuộc 4 nhóm giống. (Chỉ tính heo đực rừng phối với heo
cái mọi ở các thế hệ )
Bảng 3.1 Số heo nái khảo sát ở các trại
Trại

Nhóm thuần

Nhóm F1

Nhóm F2

Nhóm F3

Tổng

Chín Định


15

7

8

10

40

Bảy Dũng

6

6

4

2

18

Song Bình

2

5

4


0

11

Tổng

23

18

16

12

69

Nhóm thuần:

100% máu heo rừng (23 con)

Nhóm

F 1:

50% máu heo rừng (18 con)

Nhóm

F 2:


75% máu heo rừng (16 con)

Nhóm

F 3:

87,5% máu heo rừng (12 con)


14

3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Lập phiếu cá thể cho mỗi nái, trên phiếu ghi đầy đủ lý lịch.
Theo dõi và thu thập số liệu hằng ngày các chỉ tiêu nái đẻ và nuôi con
trong suốt thời gian thực tập.
Thu nhập số liệu cũ trong hồ sơ của trại.
3.4. NỘI DUNG KHẢO SÁT
3.4.1. Quy trình chăn nuôi
3.4.1.1. Chuồng trại
a) Chọn nơi làm chuồng trại
Chọn nơi đất cao và thoát nước để nuôi heo rừng. Không nuôi ở những nơi thấp,
trũng nước hoặc khó thoát nước. Nơi nuôi nên là đất thịt pha cát.
Nguồn nước phải sạch và chủ động sử dụng quanh năm. Nó không những
cung cấp đủ nước cho vật nuôi mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong
phú tại nơi nuôi heo rừng, môi trường nuôi chúng sẽ có được độ ẩm thích hợp.
Khu nuôi nên cách xa khu dân cư và đường đi. Bản năng hoang dã làm chúng hết
sức cảnh giác và hoảng sợ khi nghe có tiếng động.
b) Các kiểu nuôi heo rừng
Có hai kiểu nuôi heo rừng: nuôi theo kiểu thả rông và nuôi theo kiểu nhốt
trong chuồng.

• Nuôi heo rừng theo kiểu thả rông
Xung quanh rào chắc chắn kiên cố với lưới thép B40 hoặc xây tường xi
măng cao 0,6 - 0,8 m, trên là lưới B40 rào cao thêm 1,5 m thành các vườn nuôi có
mống kiên cố (vì heo rừng hay đào hang và phá chuồng). Chiều cao của lưới hoặc rào
đủ ngăn không cho heo nhảy qua. Chuồng nuôi rộng 30 m2 nuôi khoảng 4-5 heo cái
trưởng thành.
Khu nuôi nên có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho khu nuôi vừa tạo điều kiện cho
heo rừng ẩn núp.


15

Khu nuôi nên làm một vài lều nhỏ diện tích 4-6 m2 và cao 1,2-1,5 m. Để heo
rừng tránh mưa và nắng. Lều được lợp bằng lá dừa hoặc tôn.
Khu nuôi cần đào hố hoặc xây hồ để chứa nước cho heo xuống tắm. Có máng
ăn, máng uống để cung cấp thức ăn và nước sạch cho chúng.
Đây là kiểu nuôi heo rừng rất được ưa chuộng hiện nay. Heo không bị tích lũy
nhiều mỡ, thịt săn chắc,thơm ngon.
• Nuôi heo rừng theo kiểu xây nhà
Đây là cách nuôi giống với nuôi heo nhà. Xây chuồng bằng gạch chắc chắn,
có mái che và ngăn ra từng ô riêng biệt. Mỗi ô rộng 4-6 m2, mỗi ô nuôi 1-2 con.
Diện tích chuồng nuôi kiểu này không cần rộng, (2m * 3m) thành cao từ 1,2
đến 1,5 m. Nền chuồng xây nghiêng 3 độ để nước không đọng trong chuồng.
3.4.1.2. Chọn giống
• Chọn giống theo hình dáng
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nỡ, hoạt bát, lưng thẳng, bụng vừa
phải, hông rộng, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt.
Có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước ( bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả
năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau.
• Chọn theo giống heo rừng

Có 2 loại heo rừng mặt ngắn và heo rừng mặt dài.
Heo rừng mặt ngắn, lông màu đen, thân hình mập tròn và lùn, trán rộng tai to,
mau lớn.
Heo rừng mặt dài, lông màu đen nhạt hơi ngả màu xám, chiều dài thân hình hơi
dẹp, mình cao ráo, trán hẹp, tai nhỏ, khỏe mạnh.
3.4.1.3. Phối giống và lai tạo
a) Phối giống
Do đặc tính hoang dã nên việc phối giống heo rừng khá đơn giản. Khi thấy
heo cái có dấu hiệu động dục, lùa heo cái vào chuồng heo rừng đực hay thả heo đực rừng
vào chuồng heo cái, chúng tự phối với nhau.


16

Cho heo rừng lai cái phối với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối với heo
rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt.
Tránh việc giao phối có huyết thống gần dẫn đến thế hệ sau không còn ưu
điểm, dễ bệnh tật, phát triển chậm.
b) Lai tạo
Nhân giống thuần chủng: là cho heo rừng đực phối với heo rừng cái. Mục
đích tạo ra đời con giữ được tính trạng của giống.
• Heo rừng mặt dài phối với heo rừng mặt dài.
• Heo rừng mặt ngắn phối với heo rừng mặt ngắn.
Phương pháp lai cho hiệu quả kinh tế cao hiện nay ở các trại:
Là cho ghép đôi giao phối heo Mọi, heo Vân Pa, heo Sóc, heo Mẹo (heo Mèo)
với đực rừng để tạo ra F1 làm thương phẩm hoặc làm giống.
Cái mọi

Đực rừng


Thế hệ I (1/2 máu heo mọi, 1/2 máu heo rừng)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ lai giữa heo mọi và heo đực rừng
• Lai heo rừng mặt ngắn với heo rừng mặt dài tạo ra con lai mới mang những ưu
điểm là sinh trưởng phát triển nhanh, hình dáng bên ngoài đẹp và khỏe mạn


17

Đực mặt dài

Cái mặt ngắn

Thế hệ I (1/2 máu mặt dài,
1/2 máu mặt ngắn)

Đực mặt ngắn

Cái mặt dài

Thế hệ I (1/2 máu mặt ngắn,
1/2 máu mặt dài)

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ lai giữa heo rừng đực mặt dài Sơ đồ 3.3. Sơ đồ lai giữa heo rừng đực
mặt ngắn và heo rừng cái mặt dài
và heo rừng cái mặt ngắn

Lai cải tạo máu heo mọi, heo vân pa, heo sóc, heo mẹo với heo đực rừng:
Là cho ghép đôi giao phối heo Mọi, heo Vân Pa, heo Sóc, heo Mẹo (heo Mèo)
với đực rừng để tạo F1. F1 mang ½ máu rừng ( 50% phần gen ), ½ máu bị cải tạo. Con
lai F1, F2, F3, cho phối liên tục nhiều thế hệ với heo đực rừng. Việc ngừng sử dụng đực rừng ở

thế hệ nào thích hợp là tùy thuộc vào mục tiêu.


18

Giả sử lấy heo mọi làm nền cải tạo
Cái mọi

Đực rừng

Thế hệ I (1/2 máu
heo mọi, 1/2 máu
heo rừng)
Thế hệ II (1/4
máu heo mọi, 3/4
máu heo rừng)
Thế hệ III (1/8 máu
heo mọi, 7/8 máu
heo rừng)
Thế hệ IV (1/16 máu
heo mọi, 15/16 máu
heo rừng)
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ lai cải tạo máu heo mọi với đực rừng
3.4.1.4. Khẩu phần thức ăn
Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường là:
50% là thức ăn thô, có chất xơ cao, dinh dưỡng thấp là các loại dễ kiếm, giá rẻ
như cây chuối, bắp bẹ chuối, rau muống, lục bình, thân cây bắp, củ mì, cỏ tươi, quả các
loại… (có thể sản xuất tại trại).
50% là thức ăn tinh, ít chất xơ, dinh dưỡng cao và cơ thể heo rừng có khả
năng hấp thụ được nhiều loại thức ăn như thức ăn công nghiệp trộn sẵn từ nhiều loại

nguyên liệu hoặc thức ăn tự pha trộn (cám gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu).
Thức ăn cho heo rừng không nên có hàm lượng protein cao và heo rừng tiêu thụ
thức ăn ít.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc 6h30 sáng và 4h chiều.
Sáng: Cho ăn thức ăn thô (cỏ, bèo, thân chuối, rau muống, rau cải, ngũ cốc, củ
quả, mầm cây, rễ cây). Bổ sung thêm muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá
liếm.


19

Chiều: Cho ăn thức ăn của Công Ty Cargill. Thức ăn dùng cho heo con là loại
thức ăn dạng viên nên heo có khả năng tiêu hóa tốt, hạn chế sự thất thoát trong quá
trình cho ăn, tránh được một số bệnh về đường hô hấp do bụi thức ăn gây ra.
Các loại heo và thức ăn hỗn hợp được sử dụng như sau:
- Heo con cai sữa : thức ăn Gold – 2022
- Heo con từ 15 kg đến 40 kg: thức ăn dạng viên 1102
- Heo từ 40 kg đến xuất chuồng: thức ăn đậm đặc dạng bột 1600
- Heo nái nuôi con: thức ăn đậm đặc 1800
- Heo nái chửa, nái khô, đực giống: thức ăn đậm đặc 1700
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn
Thành phần dinh dưỡng
Protein

NLTĐ

Ca

P




Độ ẩm

Muối

(%)

(kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

Gold - 2022

19

3100

0,8-1,25

0,65


5

14

0,8

1102

17

3000

0,7-1,25

0,65

5,5

14

0,2-0,7

1600

35

2400

3,5-4,5


1,5

6

13

2-3

1800

38

2550

5,0-5,8

1,8

6

13

2,5-3,5

1700

35

2300


5,5-6,5

1,7

8,5

14

2-5

Loại cám

3.4.1.5. Nước uống và chăm sóc nuôi dưỡng
• Nước uống
Nước uống được lấy từ giếng khoan có độ sâu 100m cung cấp cho heo theo hệ
thống ống dẫn và được cho vào máng uống.


20

• Chăm sóc nuôi dưỡng
Heo mang thai
Không cho heo rừng mẹ đang mang thai sống chung với bầy đàn để tránh sự
tranh giành thức ăn và cắn nhau làm cho heo mẹ sẩy thai.
Không để heo bị chấn động hoặc vận động nhiều. Tăng thêm thức ăn xanh và thức
ăn tinh trước khi sinh 1 tháng.
Heo đẻ
Giảm thức ăn tinh nhưng vẫn cho ăn thức ăn xanh. Chuẩn bị rơm rạ, cỏ sạch,
lá chuối khô sẵn trong chuồng để heo tự tạo ổ đẻ. Khi heo đẻ cần tạo sự yên tĩnh,
không cho người lạ tới gần. Việc sinh đẻ diễn ra theo tự nhiên không cần sự giúp đỡ

bên ngoài, người nuôi cần canh chừng giữ yên lặng bên ngoài chuồng heo đẻ và khi
thấy heo con mới đẻ bò ra xa heo mẹ tìm cách từ từ đưa nó lại gần heo mẹ. Có điều
kiện ủ ấm heo con càng tốt. Do đặc tính hung dữ nên điều quan trọng là giữ yên lặng
cho heo mẹ trước và sau khi sinh.
Heo đực
Có ý nghĩa quan trọng trong việc gây đàn. Quản lý và chăm sóc tốt heo đực
có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống được nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất
là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh giàu
dinh dưỡng, 1 -2 quả trứng gà.
Heo con
Heo con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo
con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15- 20 ngày tuổi heo con khỏe mạnh, chạy và bắt đầu tập
ăn cỏ, thân cây chuối, lục bình... Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp,
ăn được thức ăn tinh thì cai sữa, tách bầy làm giống hoặc nuôi thịt.
3.4.1.6. Vệ sinh thú y và phòng bệnh
Vệ sinh thú y
Mỗi ngày công nhân đều phải quét dọn sạch sẽ xung quanh chuồng và lối đi.


21

Do điều kiện nuôi thả rông nên việc vệ sinh trong chuồng nuôi được thực hiện
3 lần/ tuần. Bao gồm rửa máng ăn, máng uống, bể tắm, dọn phân và xịt thuốc sát trùng. Nước
trong hồ tắm cho heo được thay hằng ngày.
Thường xuyên san bằng lại mặt đất, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh,
vệ sinh bồn nước để đảm bảo nước sạch và thông thoáng cho trại.
Phòng bệnh
Trong tự nhiên, heo rừng có sức đề kháng rất tốt. Chúng rất khoẻ mạnh và
thích nghi với điều kiện sống hoang dã. Còn trong điều kiện gom heo rừng về nuôi
trong trại thì hoạt động, ăn uống của heo bị thu hẹp cộng với sự tác động của con

người thông qua việc xây dựng chuồng trại, cho ăn uống, phối giống, mua bán, vận
chuyển. Tất cả những yếu tố trên đã làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh khi nuôi tập
trung. Vì vậy việc phòng bệnh cho heo là rất cần thiết.
Bệnh thường gặp ở heo rừng: bệnh thiếu sắt ở heo rừng con, bệnh tiêu chảy,
bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh phân trắng ở heo con, sưng phổi và giun sán. Còn
các bệnh khác thì ít gặp.
Thiếu sắt ở heo rừng con
Sữa của heo rừng mẹ có hàm lượng sắt ít hơn nhu cầu heo con. Chất sắt tích
tụ trong gan lúc mới sinh và chỉ tồn tại 3 – 4 ngày đầu. Thiếu sắt, heo rừng con ốm yếu,
thở gấp thường kèm theo tiêu chảy. Vì vậy cần bổ sung sắt sau 2 – 3 ngày tuổi.
+ Tiêm Fe-dextran vào cơ cổ (2ml/ con). Liệu pháp này rất khó khăn.
+ Cho heo rừng con ăn đất nung nóng.
Sưng phổi
Heo rừng bị sưng phổi thường sốt cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng
sinh.
Ký sinh trùng ngoài da
Các loại ve, mò, ghẻ, ruồi, muỗi... ít khi bám trên da hút máu và truyền bệnh
ở heo rừng. Và với đặc tính hoang dã nên heo rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn
công. Trường hợp heo bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt.


22

Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da cho heo rừng, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng
chuồng trại và môi trường xung quanh. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ,
thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng
tốt các biện pháp an toàn sinh học như: vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn
nuôi với các khu vực xung quanh.
Bệnh phân trắng ở heo con
Thường xảy ra trên heo con sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do heo

mẹ ăn uống thiếu chất. Mặt khác còn do nền chuồng ẩm ướt, hoặc do thời tiết thay
đổi…Phòng bệnh, dùng thuốc đặc trị tiêu chảy kết hợp cho heo vận động ngoài nền đất,
bổ sung một số chất khoáng.
Bảng 3.2 Quy trình phòng bệnh
Loại bệnh

- Dịch tả

- Lở mồm long móng

- Giun sán

Loại heo

Thời gian

- Heo đực giống

- 6 tháng/ lần

- Heo nái

- 30 ngày sau khi sinh

- Heo hậu bị

- 70 ngày tuổi, 6 tháng tuổi

- Heo con


- 30 ngày tuổi

- Heo thịt

- 70 ngày tuổi

- Heo đực giống

- 6 tháng/ lần

- Heo nái

- 30 ngày sau khi sinh

- Heo hậu bị

- 70 ngày tuổi, 6 tháng tuổi

- Heo con

- 30 ngày tuổi

- Heo thịt

- 70 ngày tuổi

- Heo đực giống

- 4 tháng/ lần


- Heo nái

- 15-20 ngày trước khi sinh

- Heo hậu bị

- 4 tháng/ lần

-Heo con

- Sau 7 –10 tuần


×