BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI HEO XUÂN ĐỊNH
Sinh viên thực hiện: BÙI NGỌC QUẢNG
Lớp
: DH08TA
Ngành
:
Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Niên khóa
:
2008 – 2012
Tháng 8/2012
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*************
BÙI NGỌC QUẢNG
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG HEO NÁI LAI TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI HEO XUÂN ĐỊNH
Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN
Tháng 8/2012
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: BÙI NGỌC QUẢNG
Tên đề tài: “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái lai tại
trại chăn nuôi heo Xuân Định”.
Đã hoàn thành đề tài theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…………….
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN
ii
LỜI CẢM ƠN
Thành kính dâng ơn Cha Mẹ, Ông Bà
Đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con khôn lớn và là chổ dựa
vững chắc của con trong những năm tháng cắp sách đến trường, trong những ngày
mà con vấp ngã cha mẹ đã động viên và cỗ vủ cho con có thể mạnh mẽ đễ bước tiếp
đến những thành công trong cuộc đời của mình.
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Chân thành ghi ơn
TS Nguyễn Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong suốt thời
gian làm đề tài và hoàn chỉnh bản luận văn này.
Chân thành biết ơn
Ban Quản Lý Trại Chăn Nuôi Heo Xuân Định.
Các Cô, Chú, Anh Chị Em công nhân viên của Trại.
Đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Cảm ơn
Tất cả người thân, bạn bè đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong học tập cũng
như giúp đỡ, động viên tôi trong quãng thời gian theo học tại trường và trong thời gian
thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
BÙI NGỌC QUẢNG
iii
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/02/2012 đến ngày 01/06/2012 tại Trại Chăn
Nuôi Heo Xuân Định với mục đích khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của
một số nhóm giống heo nái lai hiện có của trại.
Kết quả khảo sát với 192 nái thuộc 2 nhóm giống: Nhóm giống Yorkshire x
Landrace 125 con, nhóm giống Landrace x Yorkshire 67 con. Kết quả trung bình
chung về một số chỉ tiêu sinh sản trên heo nái của 2 nhóm giống trên được ghi nhận
như sau:
Tuổi phối giống lần đầu (250,29 ngày), tuổi đẻ lứa đầu (366,25 ngày),
khoảng cách giữa hai lứa đẻ (149,03 ngày) số lứa đẻ nái trên năm (2,46 lứa/năm), số
heo con cai sữa của nái trên năm (22,76 con/nái/năm).
Số heo con đẻ ra trên ổ (10,62 con/ổ), số heo con sơ sinh còn sống (9,99
con/ổ), số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh (10,57 con/ổ), số heo con giao
nuôi (9,79 con/ổ).
Số heo con cai sữa (9,37 con/ổ), khối lượng toàn ổ heo con cai sữa (57,89
kg/ổ), khối lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh (60,60 kg/ổ), khối lượng
bình quân heo con cai sữa (6,16 kg/con).
Dựa vào chỉ số SPI về khả năng sinh sản của đàn heo nái khảo sát được xếp
hạng như sau: Hạng I là nhóm giống Yorkshire x Landrace (100,30 điểm), hạng II
là nhóm giống Landrace x Yorkshire (99,37 điểm).
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách những chữ viết tắt ...................................................................................... x
Danh sách các bảng ....................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu về trại ................................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Quá trình hình thành........................................................................................... 3
2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng...................................................................................... 3
2.1.4 Cơ cấu nhân sự ................................................................................................... 3
2.1.5 Cơ cấu đàn heo của trại ...................................................................................... 4
2.1.6 Chương trình công tác giống .............................................................................. 4
2.1.6.1 Nguồn gốc con giống ...................................................................................... 4
2.1.6.2 Các bước tiền hành công tác chọn giống tại trại ............................................. 4
2.1.6.3 Công tác phối giống ........................................................................................ 4
2.2 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo .............................................................. 5
2.2.1 Chuồng trại ......................................................................................................... 5
2.2.2 Trang thiết bị chuồng trại ................................................................................... 5
v
2.2.3 Thức ăn............................................................................................................... 6
2.2.4 Nước uống .......................................................................................................... 7
2.2.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................... 7
2.2.6 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng ........................................................................ 9
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của heo nái ..........................................10
2.3.1 Tuổi thành thục ................................................................................................10
2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................10
2.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu.................................................................................................11
2.3.4 Số heo con đẻ ra trên ổ .....................................................................................11
2.3.5 Số lứa đẻ của nái trên năm ...............................................................................11
2.3.6 Số heo con cai sữa của nái trên năm ................................................................12
2.3.7 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm .......................................12
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái .........................................12
2.4.1 Yếu tố di truyền ................................................................................................12
2.4.2 Yếu tố ngoại cảnh.............................................................................................13
2.5 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của nái .......................................14
2.6 Chỉ tiêu kĩ thuật đối với heo giống gốc ...............................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................16
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................16
3.2 Phương pháp khảo sát .........................................................................................16
3.3 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................16
3.4 Nội dung khảo sát................................................................................................16
3.4.1 Tỷ lệ heo nái khảo sát ......................................................................................16
3.4.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ của nái .......................................16
3.4.2.1 Tuổi phối giống lần đầu ...............................................................................16
3.4.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................17
3.4.2.3 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ........................................................................17
3.4.2.4 Số lứa đẻ của nái trên năm ...........................................................................17
3.4.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai của nái ..........................................17
vi
3.4.3.1 Số heo con đẻ ra trên ổ .................................................................................17
3.4.3.2 Số heo con sơ sinh còn sống ........................................................................17
3.4.3.3 Số heo con giao nuôi ....................................................................................17
3.4.3.4 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ...............................................17
3.4.3.5 Khối lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống .........................................17
3.4.3.6 Tuổi cai sữa heo con ....................................................................................17
3.4.3.7 Số heo con cai sữa ........................................................................................17
3.4.3.8 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa ...............................................................17
3.4.3.9 Khối lượng bình quân heo con cai sữa .........................................................17
3.4.3.10 Số heo con cai sữa của nái trên năm ..........................................................18
3.4.4 Chỉ số SPI .........................................................................................................18
3.4.4.1 Điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống .......................................................18
3.4.4.2 Điều chỉnh khối lượng toàn ổ heo con cai sữa ..............................................18
3.4.4.3 Chỉ số SPI và xếp hạng khả năng sinh sản các giống heo nái ......................20
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................21
4.1 Tỷ lệ khảo sát ......................................................................................................21
4.2 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng mắn đẻ của nái ..........................................21
4.2.1 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu .........................................................21
4.2.1.1 Tuổi phối giống lần đầu ................................................................................21
4.2.1.2 Tuổi đẻ lứa đầu..............................................................................................23
4.2.2 Khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm ........................................23
4.2.2.1 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .........................................................................23
4.2.2.2 Số lứa đẻ của nái trên năm ............................................................................24
4.3 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng đẻ sai của nái .............................................25
4.3.1 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ....................25
4.3.1.1 Số heo con đẻ ra theo nhóm giống ................................................................25
4.3.1.2 Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .............................................26
4.3.2 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .............................26
vii
4.3.2.1 Số heo con đẻ ra theo lứa đẻ .........................................................................26
4.3.2.2 Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ......................................................27
4.3.3 Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh, số heo con giao nuôi theo giống .....27
4.3.3.1 Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh theo nhóm giống ...........................28
4.3.3.2 Số heo con giao nuôi theo nhóm giống .........................................................28
4.3.4 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống, khối lượng bình quân heo con sơ
sinh còn sống phân tích theo nhóm giống .................................................................29
4.3.4.1 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ....................29
4.3.4.2 Khối lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ..............29
4.3.5 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ .....................................................................30
4.3.6 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống, khối lượng bình quân heo con sơ
sinh còn sống phân tích theo lứa đẻ ..........................................................................31
4.3.6.1 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .............................31
4.3.6.2 Khối lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ .......................32
4.4 Các chỉ tiêu về khả năng nuôi con của nái ..........................................................32
4.4.1 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa, khối lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều
chỉnh phân tích theo nhóm giống ..............................................................................32
4.4.1.1 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống ...................................33
4.4.1.2 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa điều chỉnh phân tích theo nhóm giống ..34
4.4.2 Tuổi cai sữa heo con, số heo con cai sữa, khối lượng bình quân heo con cai
sữa phân tích theo nhóm giống .................................................................................34
4.4.2.1 Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống .........................................................34
4.4.2.2 Số heo con cai sữa theo nhóm giống.............................................................35
4.4.2.3 Khối lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống .............................35
4.4.3 Số heo con cai sữa, khối lượng toàn ổ heo con cai sữa, khối lượng bình quân
heo con cai sữa phân tích theo lứa đẻ........................................................................36
4.4.3.1 Số heo con cai sữa theo lứa đẻ ......................................................................36
4.4.3.2 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ .............................................37
4.4.3.3 Khối lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ .......................................37
viii
4.4.4 Số heo con cai sữa của nái trên năm phân tích theo nhóm giống ....................38
4.4.5 Chỉ số sinh sản heo nái (SPI) ...........................................................................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................40
5.1 Kết luận ...............................................................................................................40
5.2 Đề nghị ................................................................................................................41
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................42
Phụ lục .......................................................................................................................45
ix
DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA
Analysis of variance (Bảng phân tích phương sai)
HSDCKLTOCS
Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh về 21 ngày
KLBQHCCS
Khối lượng bình quân heo con cai sữa
KLBQHCSSCS
Khối lượng bình quân heo con sơ sinh còn sống
KLTOHCCS
Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa
KLTOHCSSCS
Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống
LY
Heo nái có cha là giống Landrace và mẹ là giống Yorkshire
NHG
Nhóm giống
NSIF
National Swine Improverment Ferderation (Liên đoàn cải
thiện giống heo của Mỹ)
P
Mức ý nghĩa
SD
Standard deviation (Độ lệch chuẩn)
SHCCS
Số heo con cai sữa
SHCCSNN
Số heo con cai sữa của nái trên năm
SHCĐRTO
Số heo con đẻ ra trên ổ
SHCGN
Số heo con giao nuôi
SHCSSCS
Số heo con sơ sinh còn sống
SHCSSCSĐC
Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh
SLĐNN
Số lứa đẻ của nái trên năm
SPI
Sow Productivity Index (Chỉ số sinh sản heo nái)
TBKC
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
TCS
Tuổi cai sữa
TĐLĐ
Tuổi đẻ lứa đầu
TPGLĐ
Tuổi phối giống lần đầu
X
Trung bình
YL
Heo nái có cha là giống Yorkshire và mẹ là giống Landrace
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Khẩu phần ăn của heo tại trại ...................................................................... 6
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 566F và 567SF .................................. 6
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 550S .................................................. 7
Bảng 2.4 Lịch tiêm phòng cho heo cái hậu bị sau khi nhập về ................................. 9
Bảng 2.5 Lịch tiêm phòng cho heo nái mang thai ..................................................... 9
Bảng 2.6 Chỉ tiêu kĩ thuật đối với heo giống gốc ....................................................15
Bảng 3.1 Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh còn sống về cùng lứa đẻ chuẩn .......18
Bảng 3.2 Hệ số điều chỉnh bước 1 ............................................................................19
Bảng 3.3 Hệ số điều chỉnh bước 2 ............................................................................19
Bảng 3.4 Hệ số điều chỉnh bước 3 ............................................................................19
Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ heo nái khảo sát.............................................................21
Bảng 4.2 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu phân tích theo nhóm giống ......22
Bảng 4.3 Khoảng cách hai lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm phân tích theo nhóm
giống ..........................................................................................................................23
Bảng 4.4 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống .............25
Bảng 4.5 Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ......................26
Bảng 4.6 Số heo con sơ sinh còn sống điều chỉnh, số heo con giao nuôi theo nhóm
giống ..........................................................................................................................28
Bảng 4.7 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống, khối lượng bình quân heo
con sơ sinh còn sống phân tích theo nhóm giống .....................................................29
Bảng 4.8 Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ..............................................................30
Bảng 4.9 Khối lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống, khối lượng bình quân heo
con sơ sinh còn sống phân tích theo lứa đẻ ...............................................................31
Bảng 4.10 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa, khối lượng toàn ổ heo con cai sữa đã
điều chỉnh phân tích theo nhóm giống ......................................................................33
Bảng 4.11 Tuổi cai sữa heo con, số heo con cai sữa, khối lượng bình quân heo con
cai sữa, khối lượng toàn ổ heo con cai sữa phân tích theo nhóm giống ...................34
xi
Bảng 4.12 Số heo con cai sữa, khối lượng bình quân heo con cai sữa, khối lượng
toàn ổ heo con cai sữa phân tích theo lứa đẻ.............................................................36
Bảng 4.13 Số con cai sữa của nái trên năm theo nhóm giống ..................................38
Bảng 4.14 Chỉ số sinh sản heo nái và xếp hạng khả năng sinh sản ..........................39
xii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập cùng thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có
những bước phát triển nhanh chóng và cuộc sống của người dân vì thế cũng được
nâng cao hơn về mọi mặt. Do đó nhu cầu về dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày
cũng được quan tâm, chú trọng. Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn
thường ngày của mọi nhà, trong đó thịt heo được sử dụng nhiều nhất. Để đáp ứng
nhu cầu này các nhà chăn nuôi nước ta đang từng bước phát triển đàn heo với qui
mô lớn tập trung hơn, nhằm gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng thịt, không
chỉ phục vụ trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Muốn vậy, cần có những con
giống tốt thích nghi được điều kiện chăn nuôi khác nhau, sinh sản nhiều, nuôi con
tốt, tỷ lệ heo con sống cao, tiêu tốn thức ăn ít, tăng trọng nhanh,… Do đó, việc
tuyển chọn giống cũng là một khâu quan trọng trong qui trình chăn nuôi, thường
xuyên theo dõi khảo sát đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái để có cơ
sở dữ liệu khoa học cho việc chọn giống và nhân giống, nhằm phát triển vững chắc
đàn heo tại các trại chăn nuôi lớn là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Kim Loan nay tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát sức sinh sản
của một số nhóm giống heo nái lai tại trại chăn nuôi heo Xuân Định”.
1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái để có cơ sở dữ liệu phục
vụ chương trình công tác giống, nhằm cải thiện và nâng cao sức sinh sản của đàn
heo nái, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh tế cho trại.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận các số liệu, đánh giá số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu
sinh sản của hai nhóm giống heo nái YL và LY hiện có tại trại.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại được xây dựng trong một vườn cây ăn trái thuộc ấp Tân Hạnh, xã Xuân
Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa
phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp với huyện Thống Nhất, Long
Thành.
2.1.2. Quá trình hình thành
Trại chăn nuôi Xuân Định được xây dựng năm 2004, thuộc ấp Tân Hạnh, xã
Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai dưới sự quản lý của công ty cổ phần
chăn nuôi CP Việt Nam. Đến nay thì trại đang còn trong quy mô như cũ.
2.1.3. Nhiệm vụ chức năng
Hiện nay trại chăn nuôi heo với hình thức nuôi gia công cho công ty cổ phần
chăn nuôi CP Việt Nam. Trại đầu tư chuồng trại, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi,
công nhân lao động và cung cấp heo con cai sữa cho công ty. Công ty CP cung cấp
con giống, kỹ thuật, thức ăn, thuốc thú y.
2.1.4. Cơ cấu nhân sự
Cơ cấu nhân sự của trại bao gồm: Kỹ thuật trại 1 người, công nhân có 6
người trong đó có 3 người làm tổ đẻ, 2 người làm tổ bầu, 1 người trực đêm; phụ
trách việc ăn uống cho trại 1 người.
3
2.1.5. Cơ cấu đàn heo của trại
Tính đến ngày 01/06/2012 tổng đàn heo của trại là 964 con. Trong đó heo nái
sinh sản có 282 con, heo cái hậu bị có 31 con, heo nọc có 2 con, heo con theo mẹ có
366 con, heo con cai sữa có 285 con.
2.1.6 Chương trình công tác giống
2.1.6.1 Nguồn gốc con giống
Các giống heo hiện có tại trại gồm: Landrace, Yorkshire và hai nhóm giống
lai Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace.
Đàn heo cái hậu bị được tuyển chọn từ các trại heo giống khác như: Xuân
Thọ, Hoài Hội, Tân Phúc, Tân Long… có nguồn gốc rõ ràng, mỗi nái có thẻ theo
dõi riêng, ghi rõ gia phả và các chỉ tiêu quan trọng như ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ
thực tế, số con sinh ra, số con còn sống, số con cai sữa, khối lượng cai sữa.
Phương thức phối giống: Ở trại chỉ có gieo tinh nhân tạo, tinh do công ty lấy
từ trại nọc đưa xuống, 2 heo nọc dùng để thí tình.
2.1.6.2 Các bước tiến hành công tác chọn giống tại trại
Bước 1: Lúc heo con mới sinh
Xem lý lịch: là heo con của những nái có khả năng sinh sản cao, cho sữa tốt,
sức kháng bệnh cao, mẹ thuần hay lai 2 máu (Landrace, Yorkshire). Xem bộ phận
sinh dục: cơ quan sinh dục phát triển bình thường và phải lộ rõ các đặc điểm giới
tính.
Chọn những con có khối lượng sơ sinh lớn hơn 800 g khỏe mạnh, linh hoạt,
có ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, chân khỏe, mông vai nở nang, da lông bóng mượt.
Bấm số tai cho tất cả các bầy heo con được sinh ra lúc 1- 3 ngày tuổi.
Bước 2: Lúc heo con cai sữa
Trước khi cai sữa cho heo khoảng 3 ngày, cán bộ kỹ thuật sẽ xem xét lại
những bầy nào đạt tiêu chuẩn và xem những con nào ốm yếu, còi cọc đem sang
ghép vào những ô có heo mẹ cho sữa tốt để tận dụng khả năng nuôi con của những
con nái này cho đến lúc cai sữa. Đến ngày cai sữa những con có khối lượng 5 kg trở
lên, ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, được chọn và nhốt riêng và lựa ra những con
4
không đạt tiêu chuẩn ghép riêng sang một ô khác để thuận lợi cho việc chăm sóc và
nuôi dưỡng.
2.1.6.2 Công tác phối giống
Công tác phối giống ở trại được tiến hành ngày 2 lần vào lúc 8h45 và 17h
chiều, bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối lặp ba lần vào mỗi
chu kỳ động dục.
2.2 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO
2.2.1 Chuồng trại
Trại được thiết kế theo kiểu chuồng nền sàn bằng sắt, dạng chuồng kín, có
lắp đặt lối đi riêng ở giữa, mỗi dãy có nhiều ô, có cửa cho heo ra vào bằng sắt, nái
hậu bị hệ thống quạt hút và dàn lạnh, mái lợp tôn lạnh có lớp cách nhiệt. Trại chia
làm 2 khu được ngăn bởi tường xi măng có lắp kính, có cửa thông nhau một nửa
diện tích là khu nái đẻ, nửa diện tích còn lại là khu nái mang thai. Mỗi khu có 4 dãy
chuồng, có được nuôi cách ly với diện tích 40 m2.
Kích thước lồng nái đẻ: 1,8 m x 2,2 m dạng cá thể
Kích thước chuồng nái mang thai: 0,65 m x 2,2 m dạng cá thể
Hệ thống dẫn nước thải chạy dọc theo dãy chuồng và ra ngoài rồi đổ vào
hầm chứa phân (Biogas). Xung quanh trại trồng nhiều cây xanh, giúp giảm nóng
vào buổi trưa.
2.2.2 Trang thiết bị chuồng trại
Hệ thống thức ăn
Bao gồm: silo, phễu tiếp liệu, ống tải thức ăn và hộp định lượng. Thức ăn
được tải từ silo đến phễu tiếp liệu rồi phân phối tới các hộp định lượng nhờ vào ống
tải thức ăn.
Hệ thống quạt thông thoáng
Hoạt động tự động sau khi điều chỉnh hai nút nhiệt độ và tốc độ. Thời gian
mở quạt từ 9h30 đến 15h30.
Máy rửa chuồng áp suất cao
5
Với một máy phun cao áp (có thể lên đến 250 atm) có khả năng rửa sạch tất
cả những cạn bã hữu cơ bám trên bề mặt chuồng nuôi. Máy còn có một bộ phận đốt
nóng nước trước khi phun ra khỏi máy. Do đó, khi máy hoạt động nước nóng áp lực
cao có thể tẩy rửa và giết chết được vi sinh vật nhờ vào nhiệt độ của nước nhưng
hiện nay hệ thống làm nóng này không hoạt động nữa.
2.2.3 Thức ăn
Thức ăn được cung cấp bởi công ty chăn nuôi CP Việt Nam. Heo nái mang
thai sử dụng thức ăn 566F. Heo nái đẻ sử dụng thức ăn 567SF. Heo hậu bị sử dụng
thức ăn 562SF. Heo con sử dụng thức ăn 550S. Heo nọc sử dụng thức ăn 567SF
Bảng 2.1 Khẩu phần ăn của heo tại trại (kg)
Ngày
Nái đẻ lứa 1
Nái đẻ ≥ 2 lứa
1
1
1,5
2
2
2,5
3
3
3,5
4
4
4,5
5
4,5
5
6
5,5
5,5
≥7
6
6
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 566F và 567SF
Thành phần
Loại thức ăn
566F
567SF
Độ ẩm tối đa (%)
14
14
Protein thô (tối thiểu) (%)
13
15
Xơ thô (tối đa) (%)
7
7
NLTĐ (tổi thiểu) (Kcal/kg)
2900
3100
Ca (tối thiểu – tối đa) (%)
1,0 – 1,2
0,9 – 1,0
Photpho (tối thiểu) (%)
0,8
0,7
NaCl (tối thiểu) (%)
0,4 – 0,6
0,4 – 0,6
(Nguồn: trên bao bì sản phẩm)
6
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 550S
Thành phần
Tỷ lệ
Độ ẩm tuyệt đối (%)
14
Protein thô(%)
21
Xơ thô (tối đa) (%)
3
NLTĐ (Kcal/kg)
3300
Colistin (tối đa) (mg/kg)
88
Photpho (tối thiểu) (%)
0,6
Ca (tối thiểu – tối đa) (%)
0,8 – 0,9
NaCl (tối thiểu – tối đa) (%) 0,4 – 0,8
(Nguồn: trên bao bì sản phẩm)
2.2.4 Nước uống
Nguồn nước trong trại luôn được đảm bảo đầy đủ, nước từ giếng khoan được
đưa lên bồn chứa rồi theo hệ thống ống dẫn 1 đến từng ô chuồng, đến núm uống tự
động. Dùng máy bơm nước từ bồn chứa vào hệ thống ống 2 đến từng dãy chuồng để
tắm cho heo và rửa chuồng.
2.2.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Đối với nái
Nái được chuyển vào chuồng đẻ 7 ngày trước khi đẻ, nhằm cho nái làm quen
với chuồng đẻ. Ngay khi chuyển nái từ nhà bầu lên nhà đẻ tiêm Ivomec để diệt nội
ngoại kí sinh trùng (6 ml/nái, tiêm dưới da, vị trí tiêm dưới khấu đuôi). Trong thời
gian này người chăm sóc cần phải thường xuyên tắm mát, dọn vệ sinh, tạo cho nái
thói quen ở sạch và quen với người chăm sóc. Thường xuyên sờ nắn và kiểm tra bầu
vú để kích thích sữa và biết chính xác thời điểm nái đẻ. Khi nái có dấu hiệu đẻ, rãi
bột phấn Mistral vào ổ úm và phần nền chuồng ngay dưới âm hộ nái trước khi nái
đẻ, mở đèn úm để làm ấm ổ úm.
Trong khi đẻ tránh gây stress cho nái, cần giữ yên tĩnh, chú ý tập trung và
kiên nhẫn. Thời gian đẻ trung bình của nái từ 2,5 – 3 giờ, tức khoảng 15 – 20 phút
7
một heo con được sinh ra. Trong trường hợp nái đẻ chậm hơn thời gian trên cần can
thiệp bằng cách đưa tay vào thăm ở cổ tử cung. Nếu gặp trường hợp thai to, thai
ngược cần can thiệp sớm. Tiêm Oxytocin cho nái sau khi đã thăm thai và có dấu
hiệu rặn đẻ yếu (tiêm 15 – 20 UI/lần, 3 – 4 giờ sau tiêm lại nếu cần thiết). Sau khi
nái đẻ, tất cả nhau thai được dọn hết ra ngoài. Đo thân nhiệt của nái trong 3 ngày
đầu, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều, thụt rữa tử cung, tiêm kháng sinh nếu thấy cần
thiết, kết hợp với sờ nắn bầu vú để phát hiện sớm bệnh viêm vú, sốt sữa.
Cho nái uống đủ nước sạch và cho ăn đúng theo khẩu phần chỉ định. Sau mỗi
bữa ăn từ 30 – 60 phút, vét sạch thức ăn thừa trong máng, tránh cho thức ăn bị ôi
thiu ở bữa ăn sau và máng được khô sạch, đồng thời chỉnh lại khẩu phần ăn trên hộp
định lượng cho từng nái. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không dùng nước để xịt rửa
chuồng. Những tháng quá nóng, thỉnh thoảng dùng nước rưới một ít lên thân nái.
Đối với heo con
Heo con ngay sau khi sinh ra được phủ lớp bột phấn Mistral từ cổ trở xuống.
Lớp bột này sẽ nhanh chóng làm khô, giữ ấm mà còn có tác dụng cầm máu và sát
trùng rốn heo con. Ngay sau đó phải cho heo con bú sữa đầu từ mẹ vì sữa đầu cung
năng lượng, kháng thể giúp heo con phòng chống được bệnh tật ban đầu.
Heo con sinh ra không được cắt răng đề phòng heo con sẽ bị tổn thương lợi
và không bú được sữa đầu. Do đó, heo con chỉ được cắt đuôi (cắt bỏ 2/3 và để lại
1/3). Sau khi nghiệm thu mỗi ổ đẻ, công nhân đứng dãy sẽ tiếp nhận các ổ đẻ và
chăm sóc heo con: thường xuyên chú ý đến lượng nước uống của heo con. Việc
ghép đổi heo con cho phù hợp với sức nuôi của mỗi nái được thực hiện trong 12 giờ
đầu với những heo con sinh cùng ngày sao cho sau khi giao nuôi heo con trong mỗi
ổ có khối lượng tương đương nhau. Tiêm sắt vào lúc 3 ngày tuổi (tiêm 2ml/con đối
với sắt 100 mg/ml, tiêm sâu vào cơ bắp cổ). Tập ăn cho heo con khi được 7 ngày
tuổi, lúc đầu nên cho heo con tập làm quen với máng ăn, sau đó mới cho ăn thức ăn
tập ăn, nên cho ăn 6 – 8 lần/ngày. Rửa và lau sạch máng ăn trước khi cho thức ăn
mới vào. Khi heo được 7 – 10 ngày tuổi, thiến heo đực không được chọn hậu bị.
8
2.2.6 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng
Lịch tiêm thuốc cho heo nái đẻ:
Ngày thứ nhất heo đẻ: 15 – 18 ml Amoxicillin + 3 – 5 ml Oxytocin
Ngày thứ 2 sau khi heo đẻ: 3 – 5 ml Oxytocin
Ngày thứ 3 sau khi heo đẻ: 15 – 18 ml Amoxicillin + 3 – 5 ml Oxytocin.
Quy trình tiêm phòng cho heo tại trại:
- Heo con theo mẹ: 2 tuần sau sinh tiêm Mycoplasma, 2 ml/con và 3 tuần sau
sinh tiêm dịch tả, 2 ml/con.
- Heo con cai sữa 5 tuần sau sinh tiêm dịch tả, 2 ml/con và 7 tuần sau sinh
tiêm FMD, 2 ml/con.
Nái hậu bị sau khi nhập về trại tuần đầu tiên cho nghỉ, tuần thứ 2 tới khi phối
được tiêm phòng bệnh theo định kỳ.
Bảng 2.4 Lịch tiêm phòng cho heo cái hậu bị sau khi nhập về
Thời gian
Phòng bệnh
Liều dùng
2 tuần
Parvo lần 1
5 ml/con
Giả dại
2 ml/con
Dịch tả
2 ml/con
FMD
2 ml/con
4 tuần
PRRS
2 ml/con
5 tuần
Parvo lần 2
5 ml/con
Giả dại
2 ml/con
3 tuần
Bảng 2.5 Lịch tiêm phòng heo nái mang thai
Thời gian
Phòng bệnh
Liều dùng
10 tuần của thai kì
Dịch tả
2 ml/con
12 tuần của thai kì
FMD
2 ml/con
E.coli
2 ml/con
Giả dại
2 ml/con
14 tuần của thai kì
Heo nọc: Tiêm giả dại và FMD định kì vào tháng 4, 8, 12. Tiêm dịch tả định
kì 8 tháng 1 lần sau khi tiêm giả dại và FMD.
9
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
2.3.1 Tuổi thành thục
Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi quan tâm nhất vì
heo có tuổi thành thục sớm được phối giống sớm, đậu thai thì tuổi đẻ lứa đầu ngắn.
Tuổi thành thục của heo hậu bị cái vào khoảng 4 – 9 tháng tuổi nhưng sớm
hay muộn còn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu,
chế độ chăm sóc, quản lý,…
Giữa các giống heo ngoại như: Yorkshire, Landrace, Duroc thì giống heo
Landrace có tuổi thành thục sớm nhất, kế đến là heo Yorkshire và muộn nhất là heo
Duroc (theo Christenson và ctv, 1979; trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996).
Heo hậu bị cái với chế độ dinh dưỡng kém sẽ chậm đạt tuổi thành thục,
nhưng nếu cung cấp quá mức nhu cầu dinh dưỡng sẽ gây nên tình trạng heo bị nâng
cũng làm cho tuổi thành thục chậm lại.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) nhiệt độ môi trường cao
(lớn hơn 28oC) thường kéo dài tuổi thành thục của heo.
Theo Zimmerman (1981) và Hughes (1993), khi nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ
chậm thành thục hơn khi cho tiếp xúc với heo đực giống (Nguồn: Võ Thị Tuyết,
1996).
Việc thành thục tính dục sớm sẽ làm giảm lượng thức ăn và chi phí có liên
quan đến nuôi dưỡng heo cái hậu bị mà không làm giảm năng suất sinh sản.
2.3.2 Tuổi phối giống lần đầu
Heo nái có tuổi phối giống lần đấu sớm và đạt kết quả cao sẽ dẫn đến tuổi đẻ
lứa đầu sớm, quay vòng nhanh sẽ gia tăng được thời gian sử dụng nái.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996) thì cần phải bỏ qua chu kì động
dục lần đầu tiên không nên phối vì cơ thể nái chưa phát triển tốt nhất, chưa dự trữ
đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng cũng chưa chín một cách hoàn toàn. Để đạt
được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì lâu dài thì nên cho nái hậu bị thuần và nái hậu
bị lai đẻ lứa đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi, tức là có thể phối giống lần đầu vào
khoảng 8 tháng tuổi.
10
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thời điểm phối giống quy
định tỷ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Đối với heo hậu bị nên phối giống vào
khoảng 12 – 30 giờ sau khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ.
Để tăng tỷ lệ đậu thai người ta thường phối 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 24
giờ.
2.3.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Nếu tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ heo thành thục sớm, phối giống đậu thai
sớm. Điều này giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, heo đưa vào sử dụng
sớm sẻ làm giảm rõ rệt lượng thức ăn và những chi phí khác có liên quan.
Cần phát hiện động dục và phối giống đúng thời điểm để nâng cao năng suất
con nái và tăng khả năng đậu thai. Phát hiện không đúng sẽ bỏ qua một chu kỳ động
dục gây lãng phí thức ăn và công chăm sóc, nuôi dưỡng.
2.3.4 Số heo con đẻ ra trên ổ
Số heo con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: phối giống đúng thời
điểm, số trứng rụng nhiều, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp.
Theo Claus và ctv (1985), thời điểm phối giống, kỹ thuật phối giống, chế độ
chăm sóc quản lý, nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi
của heo nái,… đều có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Nhưng để đánh giá năng suất
sinh sản của heo nái vẫn là giống. Vì thế việc cải thiện giống và sử dụng ưu thế lai
là vấn đề hàng đầu để nâng cao tính đẻ sai của nái (Nguồn: Võ Thị Tuyết, 1996).
2.3.5 Số lứa đẻ của nái trên năm
Muốn nâng cao số lứa đẻ của nái phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ.
Người ta chỉ có thể rút ngắn thời gian cho sữa, thời gian từ lúc cai sữa đến khi phối
giống lại, nhưng thời gian mang thai thì không rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh
học của mỗi loài.
Để rút ngắn thời gian cho sữa người ta tập ăn cho heo con ăn sớm bằng thức
ăn tập ăn và cai sữa sớm cho heo con từ 21 – 26 ngày tuổi, bên cạnh đó chăm sóc
quản lý tốt giúp nái lên giống lại sớm sau khi cai sữa heo con.
11
Heo nái có biểu hiện động dục lại từ 4 – 10 ngày sau cai sữa. Trong thời gian
này, nhà chăn nuôi cần quan sát kỹ để phối giống cho đúng thời điểm nếu không thì
phải chờ chu kỳ sau gây tốn kém về thức ăn và công chăm sóc.
2.3.6 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng nuôi con của nái và trình độ
quản lý, chăm sóc của người chăn nuôi, chỉ tiêu này bao gồm: số lứa đẻ của nái
trong một năm và số heo con cai sữa trên ổ. Số heo con cai sữa phụ thuộc nhiều yếu
tố như: số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con sơ sinh con sống, tỷ lệ nuôi sống đến khi
cai sữa,…. Số heo con nuôi sống đến khi cai sữa thường tỷ lệ nghịch với số heo con
đẻ ra trên ổ.
2.3.7 Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của heo nái cũng như
hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi. Vì vậy, cần tăng cường nhiều biện pháp kỹ
thuật như chất lượng tinh của heo đực giống cha, kỹ thuật phối giống, dinh dưỡng
cho heo nái mẹ trong thời gian mang thai và nuôi con hợp lý, cùng các yếu tố ngoại
cảnh khác như: chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng ngừa bệnh cho heo mẹ
và heo con, chọn lựa những heo nái giống nuôi con khéo, nhằm nâng cao số lứa đẻ
của nái trong một năm và khối lượng toàn ổ heo cai sữa trên một lứa.
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NÁI
2.4.1 Yếu tố di truyền
Đây là đặc tính sinh học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau những đặc
tính của cha mẹ, tổ tiên đã có. Trong cùng một giống, các giòng khác nhau sẽ cho
năng suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng (Nguồn: Phạm
Trọng Nghĩa, 2007).
Theo Christerson và ctv (1979), khả năng sinh sản của một số giống được
đánh giá theo thứ tự từ tốt đến xấu: Landrace, Yorkshire, Duroc (Nguồn: Võ Thị
Tuyết, 1996).
Theo Galvil và ctv (1993), cho rằng tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do
di truyền từ đời trước truyền lại cho con cháu các đặc điểm của mình. Đặc tính này
12