Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tiểu luận giáo dục đại học thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.56 KB, 7 trang )

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Hòa

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

*******************

BÀI TIỂU LUẬN

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn
Học viên thực hiện

Học viên: Đỗ Xn Tình

: PGS. TS. Nguyễn Đức Hòa
: Đỗ Xn Tình

Page | 1


Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Hòa

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức

Ninh Thuận


08/2015

Học viên: Đỗ Xuân Tình

Page | 2


Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Hòa

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức

Một mong ước cá nhân với tư cách là một nhà giáo dục mới, một người cầm phấn
đứng trên bục giảng của thế kỷ XXI?
Bài làm
Ngày xưa khi tôi còn là sinh viên, tất cả những gì tôi quan tâm là học và học để
lấy kiến thức, những tưởng chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn giỏi một chút là sau
này tôi có thể xử lý được các công việc chuyên môn của một kỹ sư thủy lợi một cách
dễ dàng. Nhưng tôi đã lầm, các kỹ năng liên quan nhiều đến công việc như: kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ….và
mà tôi chưa từng quan tâm khi còn là sinh viên lại chính là thứ tôi phải chuyên tâm
học hỏi khi bắt đầu làm tham gia công tác ngoài xã hội.
Kỹ năng mềm – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan
trọng trong cuộc sống con người - thường không được học trong nhà trường, không
liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá
tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm
lại quyết định một người là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công
việc.
Ngược lại, kỹ năng cứng – trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn, kinh nghiệm
và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu nhưng trong 4

- 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến
thức sau này của đời con người.
Và thực tế cho thấy rằng kỹ năng cứng tạo tiền đề tốt, còn kỹ năng mềm tạo nên
sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75%
còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến
thành công thực sự là phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Mong ước của cá nhân tôi là hi vọng được nhìn thấy thế hệ sinh viên sau
này ngoài việc được đào tạo vững chắc các kiến thức chuyên môn thì sinh viên
còn được đào tạo một cách bài bản các kỹ năng và thái độ xử lý công việc khi các
em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối
Học viên: Đỗ Xuân Tình

Page | 3


Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức
Hòa
chiếu định nghĩa này với nền giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập
của ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của
UNESCO. Chính vì vậy khi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây
ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm
làm việc... Thế nhưng, năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó lại một lần nữa khẳng định rằng học không chỉ để
biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình.
Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ
năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên
có và cần phải có.

Vấn đề muốn nhắc tới ở đây là đào tạo kỹ năng và thái độ cho sinh viên; là đào
tạo để sinh viên có khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh,
điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Đào tạo nhắm đến mục đích sinh
viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng tiếp nhận được các công việc thực tế.
+ Về thái độ: sinh viên hiện đại có độ tuổi từ 18 đến 23 là giai đoạn chuyển từ
sự chín muồi về thể lực sang sự trưởng thành về phương diện xã hội. Nhân cách được
hình thành và phát triển trong suốt cả đời người, song những năm tháng sống trong
trường đại học là thời kỳ hình thành mạnh mẽ nhất về nhân cách của những người
chuyên gia tương lai sau khi rời ghế nhà trường. Do vậy đào tạo giúp cho sinh viên
học cách để có được thái độ đúng đắn với ngành nghề mình đã chọn, nắm bắt được
quan điểm tuyển dụng của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
từ đó xác định thái độ học tập đúng đắn, hoàn thiện thêm các kiến thức và kỹ năng cần
thiết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thiết nghĩ là điều nên làm.
+ Về các kỹ năng mềm: sinh viên sau khi ra trường kiến thức chuyên môn có
thể học thêm nhưng các kỹ năng mềm không thể không có. Thiếu nó thì dù sinh viên
được trang bị khá kỹ lưỡng và đầy đủ những kiến thức chuyên ngành nhưng họ vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều sinh viên chưa nhận ra được
vai trò, vị trí của mình trong công việc, họ chưa có kỹ năng xây dựng hình ảnh cá
nhân, vì vậy họ không phát huy được hết năng lực của mình để trở thành người thành
đạt. Chính vì thiếu kỹ năng mềm mà khi tốt nghiệp, mặc dù có điểm số học tập rất cao
nhưng sinh viên vẫn không vượt qua "lưới" của các nhà tuyển dụng. Rất nhiều nhà
Học viên: Đỗ Xuân Tình

Page | 4


Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức
Hòa
doanh nghiệp than phiền rằng, khi tuyển dụng được nhân viên, họ lại tiếp tục phải đào

tạo thêm nhiều kỹ năng cho nhân viên mới.
Các trường đại học cần lưu tâm hơn nữa vấn đề đào tạo kỹ năng mềm cho sinh
viên. Chương trình đào tạo cần được thiết kế thích ứng sao cho ở mỗi môn học trong
giáo dục đại học khi thiết kế bài giảng, tổ chức bài giảng ra sao để khi học sinh viên
ngoài việc tiếp thu được kiến thức chuyên môn còn có thêm cơ hội rèn luyện được các
kỹ năng mềm thông qua các hoạt động tổ chức môn học mà sinh viên theo học như:
thảo luận nhóm, thuyết trình nhóm, tự đọc rồi trả lời các câu hỏi, học cách lắng nghe ý
kiến….
Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích
lũy. Tân sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để
xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học; từ đó đến khi ra trường,
sinh viên sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo.
Nhà trường sẽ đóng vai trò quan trọng là người giới thiệu lợi ích kỹ năng mềm
đem lại cho sinh viên sau khi ra trường nhằm làm thay đổi nhận thức của sinh viên về
việc học và việc đặt mục tiêu ở các kỹ năng. Trường cũng là chuyên gia cố vấn cho
sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau
đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”, đâu là kỹ năng “mềm”.
Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục
khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp.
Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng “mềm”.
Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu
hụt của bản thân sinh viên là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng
“mềm”. Sinh viên thì phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới
nhuần nhuyễn được. Xã hội ngày này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ
không cần sự cứng nhắc.
Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc các kỹ năng đang được giảng dạy không
còn là một vấn đề mới mẻ.
Tại Mỹ: có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn).
Học viên: Đỗ Xuân Tình


Page | 5


Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức
Hòa
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills).
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills).
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/motivation skills).
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development
skills).
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills).
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork).
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills).
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness).
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills).
Tại Úc các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills).
2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills).
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills).
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills).
5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills).
6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills).
7. Kỹ năng học tập (Learning skills).
8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills).
Như vậy việc đào tạo kỹ năng mềm và tầm quan trọng của nó cho các em sinh viên là

một điều cần thiết đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Mặt khác,
các sinh viên sau khi ra trường và gặt hái được nhiều thành công cũng chính là thể

Học viên: Đỗ Xuân Tình

Page | 6


Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Đức
Hòa
hiện thành quả đào tạo của trường, nâng cao uy tín trong công tác đào tạo đối với
Trường.
+ Về kỹ năng cứng: nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn đào tạo sinh
viên theo kiểu lý thuyết suông, khối lượng kiến thức lý thuyết quá lớn, tuy nhiên cơ
hội để sinh viên được tham gia thực hành, được cọ xát với các công việc sản xuất thực
tế còn quá ít.
Giáo dục Đại học hiện nay phần lớn không đáp ứng được yêu cầu phát triển của
xã hội trong giai đoạn mới. Học mà không có thực hành trong quá trình học là sai lầm
của giáo dục chuyên nghiệp trong thời đại mới. Sinh viên đang bị nhồi nhét quá nhiều
kiến thức cao siêu nhưng lại không có môi trường để ứng dụng. Với kiểu học này,
người học không làm được việc khi bị đẩy ra ngoài xã hội, sinh viên sau khi ra trường
phải mất một thời gian dài mới làm quen được với công việc thực tế. Việc này đang
lãng phí công sức, tiền bạc, tài năng của đất nước...
Nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trường đối
với doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thành ra
nội dung đào tạo cứ lẩn quẩn bao nhiêu năm cũng chỉ vậy, dần dà trở nên lạc hậu vì
không nắm bắt đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ lụy này dẫn đến nạn thất nghiệp
tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp, theo số liệu thống kê năm 2013 cho thấy có tới
101.000 sinh viên thất nghiệp có bằng đại học.

Do vậy Trường Đại học là một trung tâm đào tạo thì vẫn chưa đủ, mà cần phải
đẩy mạnh trong công tác nghiên cứu khoa học, tham gia sản xuất cũng như tạo mối
liên kết bền vững với các doanh nghiệp nhằm tạo ra các môi trường thích hợp rèn
luyện kỹ năng cho sinh viên. Tuy vậy, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn
ấu trĩ, họ không muốn bỏ tiền tham gia công tác đào tạo cùng với trường mà chỉ muốn
được nhận, được thừa hưởng thành quả từ các trường đại học, vì vậy việc thực hiện
liên kết bền vững như trên vẫn còn là một vấn đề xa vời.

Học viên: Đỗ Xuân Tình

Page | 7



×