Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích khái niệm và phạm vi áp dụng hợp đồng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.6 KB, 4 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật lao động ra đời tương đối muộn so với các ngành luật khác. Trước đó, các
vấn đề pháp lí liên quan đến quan hệ lao động được điều chỉnh các quy định của luật
dân sự. Vì vậy, chế định hợp đồng lao động nói chung và khái niệm hợp đồng lao
động nói riêng cũng xuất hiện trong bối cảnh luật về hợp đồng dân sự đã có bề dày về
lí luận và thực tiễn áp dụng, cho nên ban đầu lý luận về hợp đồng lao động chịu ảnh
hưởng rất lớn của lí luận về hợp đồng dân sự. Bài viết này em xin đi vào: “Phân tích
khái niệm và phạm vi áp dụng hợp đồng lao động”
II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Kể từ khi ban hành Sắc lệnh số 29/SL và sắc lệnh 77/SL đến nay, có thể nói
chưa lúc nào trong hệ thống pháp luật lao động nước ta lại không tồn tại những văn
bản quy định về HĐLĐ. Cũng như chế độ HĐLĐ bao giờ cũng được thừa nhận về
mặt pháp lí ở Việt Nam. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử mà chế
độ HĐLĐ nói chung và khái niệm HĐLĐ nói riêng có sự khác nhau nhất định về mẳ
phạm vi và nội dung. Ví dụ như một số văn bản pháp luật sau:
- Công văn của Thủ tướng Chính phủ số 2477/NC ngày 20/06/1959 về việc
tuyển dụng người vào biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng
- Thông tư số 21/LĐ-TT ngày 08/11/1961 của Bộ lao động quy định chi tiết
hướng dẫn việc tuyển dụng nhân công làm tạm thời và việc kí kết HĐLĐ giữa đơn vị
sử dụng và nhân công
- Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 217/ HĐBT ngày 14/11/1987 ban
hang các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh XHCN đối với xí
nghiệp quốc doanh.
- Pháp lệnh HĐLĐ được Hội đồng nhà nước ban hành ngày 30/08/1990
Đến ngày 23/06/1994 Bộ luật Lao động được Quốc hội nước ta thông qua và có
hiệu lực từ ngày 1/1/1995 (đã được sửa đổi các năm 2002, 2006, 2007). Tại Điều 26
HĐLĐ được quy định như sau: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao

1



động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”
Trên thực tế, khái niệm hợp đồng lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, các khái niệm này đều có những điểm giống nhau. Sự khác biệt được giải
thích bởi sự khác nhau về lí luận khoa học luật lao động, về truyền thống pháp lí, về
điều kiện cơ sở kinh tế, xã hội của nền kinh tế… Chẳng hạn, quan niệm của những
nước có phân chia thành hệ thống luật công và luật tư, trong đó coi HĐLĐ thuộc lĩnh
vực luật tư như Pháp, Đức, Hàn Quốc khi định nghĩa thường lưu ý về các khía cạnh
lien quan đến yếu tố của HĐLĐ nhằm mục đích phân biệt HĐLĐ với các hợp đồng
dân sự có nội dung gần gũi. Trong khi đó, quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc
(HĐLĐ là sự hiệp nghị (thỏa thuận) xác lập quan hệ lao động, quyền lợi và nghĩa vụ
của người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng quan hệ lao động cần phải
lập Hợp đồng lao động) lại chú ý đến chủ thể, nội dung của Hợp đồng lao động do
quan niệm phân chia hệ thống pháp luật thành nhiều ngành luật có sự độc lập tương
đối với nhau. Liên quan đến vấn đề này, trước đây đã từng có nhiều tranh luận về
thuật ngữ “người lao động” trong khái niệm Hợp đồng lao động và cho rằng dùng
thuật ngữ này là quá rộng nếu như không muốn nói là không chính xác khi chỉ một
bên trong quan hệ HĐLĐ. Vì, trong thực tế, thuật ngữ này được dùng để chỉ tất cả các
công dân đến độ tuổi nhất định, có tham gia lao động trong xã hội gồm: công chức,
người làm nghề tự do, công nhân, xã viên,… mà những người này không phải ai cũng
làm việc theo HĐLĐ. Đây cũng là lí do mà án lệ ngày 2/7/1954 của tòa án Pháp
không sử dụng thuật ngữ này. Hiện nay, không còn mấy ai theo đuổi về cuộc tranh
luận này nữa, thực tế thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến trong luật lao động của
hầu hết các nước. Người ta giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra các quy phạm định
nghĩa về hai thuật ngữ trên trong các quy định của pháp luật Lao động (ví dụ: Điều 6
luật Lao động Việt Nam). Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng khái niệm “người lao
động” và “người làm công ăn lương” là hai khái niệm không đồng nhất.

2



Hợp đồng lao động với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển
dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy
định hiện nay thì phạm vi đối tượng của hợp đồng lao động được áp dụng với tất cả
người lao động làm việc trong các đợn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều
kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động.
Theo quy định hiện nay, tại Nghị định của Chính phủ số 44/2003/NĐ-CP ngày
9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về
hợp đồng lao động có quy định tại khoản 2 Điều 2 về Các trường hợp không áp dụng
hợp đồng lao động như sau : “2. Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao đọng
quy định tại Điều 4 của Bộ luật lao động được quy định như sau: a, Những người
thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức; b, Đại biểu Quốc hội,
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ
quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân và Viện
Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra hoặc cử
ra theo nhiệm kỳ; c, Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng
Giám đốc, phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh
nghiệp nhà nước; d, Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp; đ, Những người
thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo quy chế của tố chức
đó; e, Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh
nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp; g, Xã viên Hợp tác xã theo Luật
hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công; h, Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân
nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân
dân.”
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tóm lại, tùy theo truyền thống, khoa học pháp lí, cơ sở kinh tế, xã hội, … mà
pháp luật lao động các nước ít nhiều có sự khác biệt khi tiếp cận khái niệm Hợp đồng
lao động. Chính vì vậy, khái niệm hợp đồng lao động ở nước ta cũng có sự thay đổi
theo điều kiện kinh tế, xã hội mỗi thời kì để phù hợp hơn với xã hội hiện tại.
3



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội
NXB. CAND. Hà Nội- 2011.
2. Bộ luật Lao động Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007)
3. Nghị định của Chính phủ số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động
4.

4



×