Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phân tích khái niệm và bản chất của liên kết kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.97 KB, 3 trang )

1. Phân tích khái niệm “liên kết kinh tế quốc tế”
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá đang ngày càng diễn ra sâu và rộng là biểu hiện rõ nét
nhất cho sức mạnh to lớn của việc hội nhập, liên kết kinh tế giữa các thị trường các quốc
gia. Và vấn đề liên kết kinh tế quốc tế ngày càng dành được sự quan tâm đặc biệt. Trước
tiên, chúng ta cần hiểu được liên kết kinh tế quốc tế là gì.
“Liên kết (hội nhập) KTQT là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường
của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên
cấp độ đơn phương, song phương và đa phương”.
Hay có thể hiểu rằng liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế
của các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất, với các mối quan hệ kinh tế được
sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên. Liên
kết kinh tế quốc tế làm tăng cường quá trình phối hợp và điều chỉnh lợi ích của các thành
viên, giảm thiểu những chênh lệch về trình độ phát triển, thúc đẩy các quan hệ kinh tế
quốc tế phát triển cả về khối lượng và cường độ, cả về chiều rộng và chiều sâu.
Liên kết kinh tế là một hình thức phát triển tất yếu của phân công lao động quốc tế.
Phân công lao động quốc tế là quá trình phân chia lãnh thổ quá trình lao động và tái sản
xuất giữa các quốc gia. Sự phân công lao động quốc tế đã phá vỡ sự biệt lập, khép kín của
các nền kinh tế dân tộc, hình thành mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các nền
kinh tế mặc dù mức độ mở cửa, mức độ hội nhập và liên kết của mỗi quốc gia phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, dân số, truyền thống của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, liên kết kinh tế quốc tế là sự phát triển rất cao của quá trình phân công
lao động quốc tế chứ không chỉ đơn thuần là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.
Liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ
của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới.
Liên kết (hội nhập) kinh tế quốc tế chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hiện đại ngày
nay (từ cuối thế kỷ XX). Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu một cách chặt chẽ là việc gắn
kết mang tính thể chế giữa các quốc gia. Đó là quá trình chủ động thực hiện hai việc: Gắn
nền kinh tế, thị trường của từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua nỗ lực
mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân, mặt khác gia nhập và góp phần xây dựng
các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Đến nay, hội nhập kinh tế quốc tế trải qua nhiều
cấp độ từ đơn phương, song phương đến đa phương (khu vực: EU, OPEC,…; có quy mô


toàn thế giới: WTO)
2. Phân tích bản chất của “liên kết kinh tế quốc tế”
Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:
Thứ nhất, liên kết kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Đó là quá trình vừa hợp tác để phát
triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo
vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường
quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. Mục đích của liên kết kinh tế quốc tế là tạo
lập những mối quan hệ hợp tác về tất cả các lĩnh vực dựa trên cơ sở bình đẳng, các bên
cùng có lợi.
Thứ hai, liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các
rào cản thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế. Ngay ở
mức độ liên kết thấp nhất là Khu vực mậu dịch tự do thì mục tiêu quan trọng nhất của liên
kết đã là xóa bỏ các rào cản thương mại: miễn giảm thuế, hạn chế các rào cản tiêu chuẩn
kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, … Ở những mức độ liên kết kinh tế cao hơn, những
mục tiêu này lại càng được cam kết thực hiện.
Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các
doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác, buộc các doanh nghiệp phải có
những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Đây là hai mặt của quá
trình thực hiện liên kết kinh tế quốc tế. Mặt tích cực là các doanh nghiệp có thể tranh thủ
những ưu đãi mà các quốc gia khác giành cho mình để thâm nhập vào các thị trường trong
nội khối với một vị thế thuận lợi hơn như: đặt giá sản phẩm thấp hơn do được ưu đãi thuế,
hàng hóa công ty sản xuất ra được các quốc gia khác ưu tiên cho nhập khẩu, … Bên cạnh
đó, liên kết kinh tế quốc tế còn tạo ra cho các doanh nghiệp thêm nhiều khó khăn hơn,
doanh nghiệp đứng trước một sân chơi rộng lớn hơn với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn
mạnh buộc cho doanh nghiệp nếu muốn tồn tại thì phải “tự đổi mới” mình để cạnh tranh
được với những doanh nghiệp khác trong khối và bên ngoài khối.
Thứ tư, liên kết kinh tế quốc tế còn tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công
cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc
gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và

phương thức quản lý vĩ mô. Không chỉ có các doanh nghiệp mà ngay cả Chính phủ của
mỗi quốc gia cũng phải đối mặt với cả thuận lợi và khó khăn khi tham gia liên kết kinh tế
quốc tế. Một mặt, quốc gia có cơ hội giao lưu với nhiều quốc gia bên ngoài hơn, quan hệ
hợp tác trở nên gắn bó khăng khít, Chính phủ có thể học hỏi được cách thức quản lý của
các quốc gia khác để từ đó ứng dụng vào quốc gia mình. Mặt khác, để những chính sách
quốc gia có thể tích hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, Chính phủ cũng phải tự đổi mới những quy tắc, luật pháp của quốc gia mình. Việc
sửa đổi chính sách kinh tế vĩ mô không thể thay đổi một cách nhanh chóng mà việc này
đòi hỏi cả một quá trình “thay đổi dần dần để phù hợp”.
Thứ năm, liên kết kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều
kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ
phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất. Liên kết kinh tế quốc tế
góp phần tạo nên bước chuyển biến trong năng suất lao động của mỗi quốc gia vì giữa các
quốc gia có sự hỗ trợ, hợp tác, đoàn kết lẫn nhau. Điều này trở thành tiền đề để tạo dựng
các nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển không chỉ của quốc gia mà còn là của khu
vực và toàn thế giới.
Thứ sáu, bản chất liên kết kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy
nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công
nghệ và các kinh nghiệm quản lý. Quy mô của các quốc gia không chỉ dừng lại trong
phạm vi lãnh thổ của họ mà đã vươn ra đến tầm khu vực phụ thuộc vào vị thế của quốc gia
đó. Vì vậy, quá trình chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực diễn ra nhanh chóng và hiệu
quả hơn. Giữa các quốc gia có sự học hỏi, chia sẻ lẫn nhau một cách tự nguyện vì sự phát
triển của quốc gia này ảnh hưởng không nhỏ đến sự lớn mạnh của các quốc gia khác trong
khu vực.
3. Kết luận chung
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, khi quá trình phân công lao động đã mang tầm
quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế trở thành một lựa chọn tất yếu của tất cả các quốc gia nếu
muốn tồn tại và phát triển. Mặc dù liên kết quốc tế có tính hai mặt nhưng không thể phủ
nhận liên kết kinh tế quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các bên, cả phía doanh nghiệp và
Chính phủ. Mục tiêu cao nhất của liên kết kinh tế quốc tế là giúp đỡ tất cả các quốc gia

đoàn kết lẫn nhau, cùng hợp tác và cùng phát triển, xóa bỏ mọi ranh giới về mặt địa lý
giữa các quốc gia.

×