Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

XÓI mòn đất và kỹ THUẬT CANH tác NGÔ TRÊN đất dốc VÙNG núi tây bắc VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.79 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ: XÓI MÒN ĐẤT VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC NGÔ TRÊN
ĐẤT DỐC VÙNG NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM

Nhóm thực hiện:
Lê Quang Vinh
Đào Mạnh Quyền
Đặng Thái Hưng
Lê Thị Mỹ Châu
Đào Thị Bến
Trần Thị Phương Loan
Lê Thị Hải
Hoàng Thị Mai (Trồng trọt 18B)


I. GIỚI THIỆU
Đất đồi núi (phần lớn là đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của
Việt nam. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên
đất có độ dốc cao, dẫn đến việc đất bị xói mòn rất mạnh và năng suất cây trồng
giảm nhanh. Kết quả là đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp nên cuộc sống
của nông dân rất thấp và bấp bênh.
Đối với sản xuất ngô ở miền núi, có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, vì
đó là nguồn sống rất quan trọng, đặc biệt là của đồng bào H’mông và các dân
tộc sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.Vì thế, xói mòn đất và Kỹ thuật canh
tác ngô trên đất dốc vùng núi Tây Bắc Việt Nam cũng là 1 vấn đề đặc biệt
quan trọng phải nghiên cứu.
Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hoà
Bình, là vùng có địa hình núi cao hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ mạnh… Phía Bắc là những dãy núi
cao, phân định biên giới Việt – Trung… Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng
Liên Sơn cao nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143 m),...
Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt


– Lào. Nằm giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – đông
Nam. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau.


Vùng núi Tây Bắc có Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió
mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt mùa hè – mùa đông.Biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng. Độ
ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch
từ 2 – 5%. Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500
mm/năm. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa
phương.Ngoài ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá…
Với khí hậu và địa hình như trên, các dân tộc vùng núi Tây Bắc đã sinh
sống chủ yếu nhờ cây ngô. Tuy nhiên, điều kiện sống của người dân vùng này
còn khó khăn, nên đầu tư chăm bón còn hạn chế, chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu
tự nhiên, dẫn tới đất đai ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng nhất là khu vực có
độ dốc lớn.
II. NỘI DUNG
2.1. Một số khái niệm :
Vùng núi Tây Bắc có địa hình phức tạp, người dân phải canh tác trên đất
dốc- nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng xói mòn. Vậy đất dốc được hiểu như
thế nào? Có liên quan gì đến hiên tượng xói mòn?
2.1.1. Đất dốc
- Khái niệm đất dốc: Đất dốc là đất có bề mặt nằm nghiêng, thường gồ
ghề hoặc lượn song, nằm nghiêng là mặt dốc hoặc sườn dốc, góc tạo bởi sườn
dốc và mặt nằm ngang là độ dốc của mặt đất.
- Những hạn chế đối với việc mở rộng diện tích canh tác trên đất dốc:
+ Xói mòn và suy thoái đất
+ Độ phì kém, đất bị thoái hoá.
+ Hạn hán trong mùa khô.
+ Giảm độ che phủ

2.1.2. Xói mòn đất
a/ Hiện tượng xói mòn:


- Xói mòn là hiện tượng làm di dời tầng bề mặt của đất; Rất nhiều nguồn
dinh dưỡng và chất hữu cơ tập trung ở trong đất nằm ở ngay diện tích bề mặt;
Xói mòn làm cho đất mất đi độ màu mỡ; Các chất dinh dưỡng bị trôi theo dòng
suối, dòng sông, và có thể gây ra ô nhiễm hạ nguồn;
- Nguyên nhân:
+ Tác động của điều kiện tự nhiên: mưa, gió, lũ lụt, trọng lực …
Hiện tượng xói mòn đất do gió thường xảy ra ở những vùng đất có thành
phần cơ giới nhẹ: như những vùng đất cát ven biển, đất vùng đồi bán khô hạn.
Tuy nhiên nguy cơ mất đất do hiện tượng xói mòn do gió cũng rất nghiêm trọng
Xói mòn theo lớp bề mặt:Nước chảy trên bề mặt và cuốn trôi theo dòng
một phần lớp chất dinh dưỡng
Xói mòn tại những điểm nứt/rãnh: thường khi mưa lâu, dòng chảy tự
nhiên /tạo thành những khe nhỏ; dòng chảy từ nhỏ thành lớn sẽ gây ra sự xói
mòn đất; khi các điểm nứt trở nên quá lớn thì xói mòn chuyển sang hình thái
xói mòn ở cấp độ.
+ Xói mòn do tác động của con người: đốt, chặt phá rừng, canh tác
không đúng kỹ thuật, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không hợp lý.
- Những nơi thường xảy ra xói mòn:
+ Đất dốc: Độ dốc càng cao bao nhiêu, rủi ro về xói mòn càng cao bấy
nhiêu.
+ Tại những vùng đồi có độ dốc kéo dài
+ Tại những vùng đồi có những con sông nhỏ/nhọn;
+ Tại những nơi mà kết cấu của đất thường vỡ mảnh và đất dễ bị cuốn
trôi theo dòng nước;
+ Tại những nơi thường chịu tác động của các biện pháp canh tác thường
xuyên .

b/ Tác hại của xói mòn đất
*Xói mòn gây tác hại trực tiếp đến đất đai
- Đất bị thoái hóa bạc màu


- Làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đất trở nên khô cằn, khả năng
thấm, hút và giữ nước của đất kém.
- Làm tổn hại tới môi trường sống của vi sinh vật, động thực vật đất, nên
hạn chế khả năng phân giải của chúng, do đó độ phì của đất giảm.
*Tác hại của xói mòn đất đến sản xuất:
- Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng
- Tăng chi phí sản xuất để phục hồi đất, thu nhập của người dân thấp, đời
sống gặp khó khăn.
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tục, làm
ô nhiễm nguồn nước và gây nhiều thiệt hại cho nhà nước và nhân dân.
c/ Các biện pháp khắc phục
• Canh tác theo đường đồng mức
• Canh tác theo bậc thang
• Cây che phủ đất
• Luân canh hoa màu
• Trồng cỏ theo băng
• Đai đổi hướng chảy theo đường đồng mức
• Bờ tường đá
2.2. Hiện trạng xói mòn đất ở vùng núi Tây Bắc hiện nay
Tại Việt Nam, quá trình hoang mạc và thoái hóa đất là kết quả của sự
xói mòn, đá ong hóa, hạn hán, cát bay, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Hiện cả
nước có 8-9 triệu ha đất chưa sử dụng có nguy cơ trở thành sa mạc, tập trung ở
4 vùng, trong đó có Tây Bắc do địa hình dốc, rừng cạn kiệt, đất bị xói mòn.
* Tình hình xói mòn của vùng núi tây Bắc: Nước ta nằm trong vùng
nhiệt đới ẩm và có lượng mưa tương đối lớn (từ 1.800 – 2000 mm) nhưng lại

phân bố không dều và tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 –
5 đến tháng 10. vùng núi tây bắc có lượng mưa lớn lại tập trung tạo ra dòng
chảy có cường độ lớn đấy là nguyên nhân chính gấy ra hiện tượng xói mòn đất
đai ở vùng núi tây bắc việt nam. Hàng năm nước từ các con sông mang phù sa


đổ vào biển đông với lượng khoảng 200 triệu tấn, người ta ước tính trung bình
1 m3 nước chứa từ 50 – 400g phù sa riêng Đồng bằng sông Hồng là 1000g/m 3
và có khi đạt 2000g/m3.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự xói mòn ở vùng núi tây bắc là do sự khai
phá rừng lấy gỗ và lấy đất canh tác. Từ năm 1983 – 1994 trên cả nước có
khoảng 1.3 triệu ha rừng đã bị khai phá để lấy gỗ và lấy đát trồng trọt gây nên
sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt làm cho đất ở những nơi này càng ngày càng
trở nên bạc màu. Chỉ tính riêng vùng núi phía bắc sông Hồng và dọc theo dãy
Trường Sơn thì đã có khoảng 700.000 ha đất bị bạc màu.
Xói mòn do gió mặc dù xảy ra ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là vấn đề
đáng quan tâm ở vùng núi phía bắc. Để làm giảm sự xói mòn nhiều biện pháp
đã được thực hiện như trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
* Tầm quan trọng của việc bảo vệ đất đai:
- Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự
cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh
tác. Thường thì sự bảo vệ đất không nhận được kết quả rõ rệt vì tốc độ xói mòn
diễn ra chậm.
- Bảo tồn đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc: Trên các đồi trọc, sườn
đồi dược sử dụng để canh tác do có độ dốc nên sự xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn
ở vùng bình nguyên.
* Nguyên nhân gây hiện tượng xói mòn trên vùng núi Tây Bắc:
- Lượng mưa và cường độ mưa; Đây là một yếu tố quan trọng nhất gây
xói mòn vùng núi tây bắc. Ở đây lượng mưa có thể đạt 3000 mm nên tốc đọ xói
mòn càng mạnh.

- Độ dốc và chiều dài sườn dốc: Tây Bắc là vùng có địa hình đồi núi cao
hiểm trở có độ dốc lớn nên tốc độ dòng chảy tương đối mạnh dẫn đến tăng tốc
độ xói mòn.


- Độ che phủ cây: Hiện nay nạn phá rừng diễn biến phức tạp tại vùng núi
tây bắc làm giảm độ che phủ của cây khiến cho hiện tượng xói mòn càng
nghiêm trọng hơn.

Phá rừng làm rẫy đang làm tăng nguy cơ sa mạc hóa

* Các biện pháp chống xói mòn trên đất dốc Tây Bắc:
- Làm giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc: Bằng cách san ruộng thành
bậc thang, đào mương đắp bờ, trồng cây thành hàng để ngăn chiều dài của dốc
thành những đoạn ngắn hơn.
- Dùng các biện pháp nông lâm nghiệp để che phủ kín mặt đất: gieo trồng
theo hướng ngang của sườn dốc, làm luống trồng ngang với sườn dốc. Trồng
kín dất vừa làm tăng độ phì vừa bảo vệ lớp đất mặt
- Ở những nơi có nhiều đá, độ dốc cao và dài thì bờ tường đá là thích hợp
nhất. Dọc theo đường đồng mức cắt ngang mặt dốc làm bề mặt để đặt và giữ
chặt các hòn đá lên nhau.
- Tích cực công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc.
2.3. Kỹ thuật canh tác đất dốc
2.3.1. Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được.
Có thể dùng các loài cây hoang dại, ngắn ngày, chống chịu tốt, đa chức
năng, có triển vọng áp dụng để cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi như: đại
mạch, cao lương, đậu tương lông. Các loại cỏ tín hiệu, cỏ lông ẩm, cỏ lông Ruzi
có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề mặt và khi phân



huỷ sẽ làm cho đất tơi xốp hơn. Khả năng chịu lạnh khá tốt, vì vậy sẽ là nguồn
thức ăn quý cho gia súc trong mùa khô.
2.3.2. Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt
Phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh
tiếp xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoài
ra còn làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất.
Độ xốp của đất được cải thiện nhanh từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ
nước của đất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây
trồng phát triển tốt. Che phủ đất cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón thông qua việc chống xói mòn rửa trôi đất, tăng dung tích hấp thụ của
đất. Một tác dụng quan trọng nữa là hạn chế gần như tuyệt đối cỏ dại cạnh tranh
với cây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây
trồng.
Vật liệu dùng để che phủ: Rất đơn giản và dễ kiếm: Sản phẩm phụ sau
thu hoạch (rơm, rạ, thân cây…), các loại cỏ, cây hoang dại, ưu tiên các loại cây
hoang dại, bán hoang dại và các loại cây đã thích nghi cao.
Từ thực nghiệm quay mô nhỏ, kỹ thuật che phủ đất dốc bằng tàn dư thực
vật đã và đang được phổ biến rộng rãi, được bà con các dân tộc miền núi phía
Bắc áp dụng có hiệu quả.
Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống. Cây lạc dại là cây họ đậu
sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống xói mòn đất dốc, cho sinh khối
lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu đạm cải tạo đất, rễ có nốt sần
có khả năng cố định đạm cho đất. Lạc dại sinh trưởng quanh năm, nhờ thảm lạc
dại che phủ mà hạn chế được xói mòn đất, khả năng giữ độ ẩm và độ phì đất
được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, còn thu hoạch được chất hữu cơ cải tạo đất.
Một số cây họ đậu khác như đậu mèo, đậu gạo…cũng được dùng để che
phủ đất dốc nhằm cải thiện cấu trúc lý tính của đất, hoạt hoá hệ sinh vật và vi
sinh vật trong đất và làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, cần dựa vào mùa



vụ và loài cây trồng để bố trí trồng cho thích hợp, giảm cạnh tranh và phát huy
được tiềm năng của chúng.
2.3.3. Kiến thiết tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và làm đất tối thiểu
Kinh nghiệm làm ruộng bậc thang ở miền núi đã có từ lâu, nhưng chỉ áp
dụng được ở nơi có tầng đất dày và độ dốc thấp cộng với đầu tư công lao động
lớn. Đối với những sườn núi có độ dốc cao, tầng đất mỏng thì tạo tiểu bậc thang
kết hợp che phủ đất và chọc lỗ gieo thẳng mà không làm đất là một kỹ thuật rất
có hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ và tăng độ phì cho đất. Tiểu
bậc thang được kiến tạo bề mặt từ 30-40cm và nên trồng các loại cây thích hợp
để bảo vệ bờ bậc thang, có thể kết hợp trồng cỏ để làm thức ăn gia súc, trồng
cây họ đậu qua đông để bảo vệ và cải tạo đất
2.4. Canh tác ngô vùng Tây Bắc
2.4.1 Canh tác ngô theo phương thức truyền thống
Theo phương thức canh tác truyền thống, với điệu kiện hiện tại thì thời gian bỏ
hoá đất đã bị rút ngắn, làm đất dễ dàng bị thoái hoá gây hiện tượng xói mòn
đất. Dưới đây là chu trình sử dụng đất của người Thái ở Sơn La:
Chọn



Đánh dấu →

nương

Bỏ hoá (315 năm)

Trồng các ←

Phát




nương

Đốt, dọn
nương


Thu



Chăm



Gieo hạt

vụ tiếp theo
hoạch
sóc
2.4.2.Kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc
Xin giới thiệu 1 số nghiên cứu cho vấn đề canh tác ngô trên đất dốc:
2.4.2.1 Tạo tiểu bậc thang trồng ngô, kết hợp che phủ đất (Báo Nông nghiệp
ngày 12 tháng 12 năm 2008)
Ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hóa đến mức giống
mới và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp



dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang trồng sắn và sau đó đất
sẽ bị bỏ hoá.
Để khắc phục tình trạng trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện KHKT
Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã
tiến hành thử nghiệm biện pháp tạo tiểu bậc thang (TBT) trên đất có độ dốc lớn
(20-25o), kết hợp che phủ đất sau đó trồng ngô tại một số điểm của miền núi
phía Bắc. Kết quả cho thấy, với biện pháp canh tác này đã hạn chế xói mòn đất
rất lớn, chỉ 0,53 tấn/ha đất bị trôi tức là giảm 84,5% so với đối chứng.
Ngoài ra, biện pháp canh tác này cũng thể hiện tác dụng rất tích cực đối
với sinh trưởng phát triển của ngô, tăng chiều cao cây từ 9,1 cm (đối chứng) lên
19,1 cm và 24,1 cm (TBT và che phủ đất), đồng thời khắc phục được các yếu tố
hạn chế của đất dốc và tăng năng suất ngô từ 10,6% đến 31,9%. Đồng thời
giảm nhẹ lao động nặng nhọc như làm đất, làm cỏ (giảm 25% - 91,7% công làm
cỏ); góp phần cải thiện đời sống nông dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc:
Dùng thước chữ A để kiến thiết TBT từ dưới chân đồi theo đường đồng
mức. Như thế toàn bộ chất dinh dưỡng bề mặt đất sẽ được giữ lại ở mặt bậc
thang dưới. Khoảng cách giữa các bậc thang tuỳ thuộc vào độ dốc của nương,
nương càng dốc khoảng cách càng xa. Độ rộng thích hợp của bề mặt bậc thang
khoảng 40 – 50 cm (gieo được 2 hàng ngô so le). Sau khi hoàn thành TBT thì
tận dụng và thu thập thân ngô vụ trước, xác cỏ dại, rơm rạ… làm vật liệu che
phủ. Toàn bộ vật liệu phủ được phủ trên bề mặt của TBT với lượng phủ trung
bình 7 tấn khô/ha.
Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc ngô trên tiểu bậc thang:
- Gieo trồng: Trên bề mặt của TBT gieo 2 hàng ngô so le nhau, khoảng cách 30
x 40cm. Cuốc hốc tra hạt, 1 – 2 hạt/hốc. Độ sâu lấp hạt 3 – 4cm.
- Phân bón: + Lượng bón (350kg urê + 500kg supe lân + 180kg kali clorua)/ha.



+ Cách bón: Bón lót: supe lân + 1/3 urê, bón ngay trước khi gieo. Bón thúc:
Lần 1: 1/3 urê + 1/2 kali (bón khi ngô 3-4 lá); lần 2: 1/3 urê +1/2 kali (bón khi
ngô 7-9 lá).
- Chăm sóc và bảo vệ thực vật: Giống như canh tác ngô trên đất bằng.
- Thu hoạch: Chỉ thu bắp, giữ lại toàn bộ thân, lá ngô và tàn dư làm vật liệu phủ
cho vụ sau. Trước khi gieo ngô vụ sau chỉ cần sửa qua bề mặt bậc thang cho
phẳng là được.
2.4.2.2. Kỹ thuật canh tác ngô và biện pháp nâng cao độ che phủ đất
Các kỹ thuật nâng cao độ che phủ đất và canh tác theo kiểu làm đất tối
thiểu trên đất dốc có thể giúp chúng ta sử dụng hiệu quả những tiềm năng của
vùng cao để tăng và ổn định năng suất cây trồng mà vẫn bảo tồn được tài
nguyên đất và nước để canh tác lâu dài.

a/ Kỹ thuật canh tác ngô có che phủ bằng lớp xác thực vật chết
* Các loại vật liệu che phủ gồm:
-Tàn dư cây trồng: rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ.
-Thân lá thực vật hoang dại: cỏ dại, cỏ lào, cúc quỳ.
-Các loài cỏ chăn nuôi sinh khối lớn: Brachiaria, Panicum, Paspalum,
Pennisetum, Tripsacum, v.v...
* Chuẩn bị ruộng:


- Đối với đất còn tơi xốp: Không cần cày bừa mà chỉ dọn cỏ dại, không
đốt tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ trước. Mang vật liệu đến để che phủ bổ sung
cho kín mặt đất với bề dày 10 – 15 cm. Chờ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống
rồi tiến hành gieo thẳng qua lớp phủ.
- Đối với đất rắn hay đã bị nén chặt: Phải cày bừa đất ở vụ đầu, sau đó
che phủ đất và thực hiện mọi thao tác như đã nêu ở trên. ( Từ các vụ sau, do đất
đã trở nên tơi xốp nên không cần phải cày bừa làm đất).
* Phương pháp che phủ:

- Che phủ kín: Rải đều lớp phủ để bề mặt ruộng được che phủ đồng
đều. Nếu thời gian cho phép thì che phủ 10 đến 15 ngày trước khi gieo. Làm
như vậy, lớp phủ thực vật sẽ bị xẹp xuống và định vị tốt hơn, ẩm độ đất cao hơn
nên sẽ tạo điều tốt hơn cho hạt nảy mầm và thoát ra khỏi lớp che phủ.
- Che phủ theo băng đồng mức: Rải các vật liệu che phủ đất theo các
băng rộng 40 – 50 cm và để lại những khoảng trống rộng 20 cm. Với cách làm
này thì có thể gieo ngô theo cách làm thông thường (đánh rạch, bổ lỗ vào
những khoảng trống và gieo hạt ngay sau khi che phủ đất). Khi bón phân, vun
gốc thì vun luôn vật liệu che phủ vào gốc ngô.
-Che phủ đất kết hợp trồng các đường đồng mức: Trên đất dốc hơn 20
độ, có thể có nguy cơ vật liệu che phủ bị nước mưa cuốn trôi, vì vậy nên trồng
các hàng cây cốt khí (hoặc các loài cây bụi khác) theo các đường đồng mức
cách nhau 6 - 7 mét để giảm dòng chảy và giữ không để vật liệu che phủ bị trôi
xuống dốc. Đất giữa các đường đồng mức được che phủ như đã nêu ở trên.
Chú ý:
- Nếu vật liệu che phủ là thân ngô vụ trước thì không nên chặt mà nên
đạp đổ thân ngô rồi tiến hành gieo hạt. Có thể gieo ngay sau khi thu hoạch,
không phải chờ đất khô và không cần cày bừa.
- Trong trường hợp cần gieo cho kịp thời vụ, nhất là ngô vụ đông thì có
thể trồng gối vụ. Cách làm như sau: Khi ngô đã đen râu, cần cắt lá và phần
thân cây phía trên bắp để che phủ đất, sau đó gieo hạt vào giữa các hàng ngô


cũ. Tiến hành thu hoạch ngô cũ vào thời điểm thích hợp và chăm sóc ngô mới
như đã nêu trên.
* Lượng vật liệu che phủ:
Rơm rạ, xác thực vật khô 5 – 7 tấn/1ha. Nên tận dụng tàn dư cây trồng
của vụ trước, các loài cây họ đậu và các loài cây dại sẵn có tại địa phương. Cỏ
Lào và cúc quì (cúc đắng) là những cây cho vật liệu che phủ rất tốt vì chúng
chứa một hàm lượng kali và lân rất cao. Tuy nhiên, vì chúng phân huỷ rất

nhanh nên tác dụng ngăn chặn cỏ dại và chống xói mòn đất giảm. Do vậy nên
dùng vật liệu che phủ hỗn hợp để duy trì lớp phủ được lâu hơn.
b/ Tác dụng của che phủ đất
Theo kết quả nghiên cứu: áp dụng các biện pháp che phủ đất phục vụ
phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao của Viện KHKT Nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc cho thấy:Khi áp dụng các kỹ thuật che phủ đất và gieo thẳng
mà không thông qua làm đất, cây trồng sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất
cao hơn. (theo www.nomafsi.com.vn)
- Tác dụng của che phủ đất đến việc tăng năng suất cây trồng
Tăng năng suất cây trồng là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ
thuật về giống và kỹ thuật canh tác. Thông thường, việc bón nhiều phân và cân
đối sẽ cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, đối với đất dốc, điều này không hoàn
toàn đúng nếu phần lớn lương phân đã bón bị rửa trôi theo dòng chảy cùng với
sự xói mòn đất. Che phủ đất dốc là một biện pháp rất quan trọng trong việc tăng
và ổn định năng suất cây trồng mà không cần sử dụng nhiều phân bón, nhất là
phân hoá học. Điều này được khẳng định trong bảng 1
Bảng 1. Ảnh hưởng của che phủ đất đến năng suất cây trồng trên đất dốc
Giống
ngô
LVN 10

Năng suất (T/ha)
Đ/C
Che
Tăng
(KCP)* phủ
%
1,97
3,29
67,2


CP 999

6,49

8,48

30,7

Địa điểm

Nguồn

Chợ Đồn
(TB 3 điểm)
Mai Sơn

VASI-CIRADSAM, 2002
L.Q. Thanh VASI,
2004


LVN10

3,97

6,82

58,2


LVN10

1,95

4,44

78,8

LVN10

3,26

4,84

48,5

LVN10

1,48

2,92

97,3

LVN10
Trung
bình

42,0


60,7

44,5
62,6

Sông Mã
(TB 3 điểm)
Tuần Giáo
(TB 2 điểm)
Đ. B. Đông
(TB 2 điểm)
Phong Thổ
(TB 2 điểm)
Văn Chấn

Dự án EU SLLC
và VASI, 2004
Dự án EU SLLC
và VASI, 2004
Dự án EU SLLC
và VASI, 2004
Dự án EU SLLC
và VASI, 2004
Ng. Q. Tin, 2005

(KCP = Không che phủ.)
Số liệu bảng 1 cho thấy mặc dù được thử nghiệm trên diện rộng hoặc
trong nhiều điều kiện khác nhau thì che phủ đất vẫn là một biện pháp hữu hiệu
trong việc tăng năng suất cây trồng. Rõ ràng việc che phủ có tác dụng rất lớn
đến việc tăng năng suất cây trồng.

- Tác dụng của che phủ đất trong việc bảo vệ đất khỏi bị xói mòn
Xói mòn đất là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá đất.
Muốn canh tác bền vững, nhiệm vụ quan trọng nhất là chống xói mòn. Các kết
quả nghiên cứu của Lal và cộng sự (1977) đã cho thấy rằng che phủ đất có tác
dụng ngăn chặn xói mòn rất tốt và lượng đất bị mất đi do xói mòn sẽ giảm
nhiều khi lượng vật liệu che phủ càng tăng. Khi vật lượng vật liệu che phủ là 6
tấn khô/ha thì xói mòn đất là không đáng kể (0.05 tấn/ha) hay giảm 99 % so với
không che phủ.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm che phủ cho ngô (che phủ
bằng xác thực vật khô) cũng như các thí nghiệm trồng xen (che phủ bằng thảm
thực vật sống) và thu được những kết quả rất thuyết phục về khả năng ngăn
chặn xói mòn đất của lớp phủ thực vật (Bảng 2).
Bảng 2. Ảnh hưởng của che phủ đất đến độ xói mòn đất
Công thức/Địa điểm
Mộc Châu Sơn La, 2004

Lượng đất mất đi do Giảm so đ/c
(T/ha)
%
xói mòn (T/ha/năm)


Ngô trồng theo nông dân (Đ/C)
9,3
Ngô trồng có che phủ vật liệu hữu 2,3

0
7,0

0

75,3


- Ngoài ra, che phủ đất còn có tác dụng: giữ ẩm cho đất, khống chế cỏ
dại, cải thiện độ phì của đất, tăng cường hoạt tính sinh học đất.


III.KẾT LUẬN
Tây Bắc là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu nhờ cây
ngô. Tuy nhiên, diện tích đất bị thoái hoá của vùng do xói mòn, rửa trôi
đang tăng mạnh, đe doạ đến sinh kế của người dân. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng: Khi canh tác trên đất dốc, để bảo vệ đất chúng ta phải thực hiện các
biện pháp như: làm ruộng bậc thang, làm đất tối thiểu, che phủ đất...
Che phủ đất là một biện pháp canh tác rất dễ làm, rẻ tiền, hiệu quả nhưng
có thể mang lại nhiều lợi ích cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn
vùng miền núi. Cụ thể là:
- Ngăn chặn xói mòn, cũng có nghĩa là ngăn chặn sự thoái hoá đất, giúp
nông dân ổn định sản xuất lâu dài và hiệu quả cao trên những nương cố định;
- Tăng dần độ phì và cải thiện các tính chất của đất, tạo điều kiện thuận
lợi để cây trồng phát triển, như vậy năng suất cây trồng tăng rõ rệt. Như vậy
nông dân có thể giảm diện tích gieo trồng mà vẫn tăng thu nhập. Phần đất dôi ra
có thể sử dụng để chuyển đổi cơ cấu để tăng và ổn định thu nhập cho nông dân;
- Che phủ đất giúp nông dân tiết kiệm công làm cày bừa, làm cỏ, vun xới,
giảm đầu tư phân bón nên hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao. Phụ nữ sẽ
được giải phóng khỏi nhiều công việc đồng áng nặng nhọc và có thể làm thêm
nghề phụ để tăng thu nhập phi nông nghiệp. Họ cũng sẽ có thêm thời gian để
nuôi dạy con cái và chăm lo sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng;
- Che phủ đất làm cho đất trở nên tơi xốp, khả năng thẩm thấu cao nên sẽ
làm giảm dòng chảy bề mặt. Cùng với việc giảm áp lực chặt đốt rừng làm
nương, tài nguyên rừng sẽ được phục hồi và làm giàu thêm, che phủ đất sẽ góp

phần tích cực trong việc ngăn chặn lũ lụt, hạn hán và lắng đọng long sông hồ,
nhất là các hồ thuỷ điện, giảm việc phá huỷ các công trình xây dựng trong lưu
vực, góp phần giảm chi phí Quốc gia;


- Trong tương lai, che phủ đất sẽ giảm đáng kể nhu cầu sử dụng phân hoá
học, như vậy sẽ tiết kiệm được năng lượng cần phải tiêu tốn để sản xuất ra các
loại phân này. Điều này cũng đồng nghiã với việc giảm thải vào khí quyển các
khí hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Sản phẩm nông nghiệp sẽ là
những sản phẩm hữu cơ có độ an toàn cao. Môi trường sinh thái sẽ được cải
thiện, sức khoẻ cộng đồng sẽ được đảm bảo.
Trong kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc, chúng ta cần áp dụng biện pháp
che phủ đất, kết hợp với làm ruộng bậc thang, làm đất tối thiểu để xây dựng
một hệ thống canh tác bền vững. Như vậy, việc xây dựng quy chế canh tác và
sử dụng đất dốc, phổ biến kỹ thuật mới trong canh tác ngô cho bà con vùng núi
Tây Bắc là rất cần thiết.


MỤC LỤC
Nhóm thực hiện:........................................................................................................................1
Lê Quang Vinh..........................................................................................................................1
Đào Mạnh Quyền......................................................................................................................1
Đặng Thái Hưng........................................................................................................................1
Lê Thị Mỹ Châu........................................................................................................................1
Đào Thị Bến..............................................................................................................................1
Trần Thị Phương Loan..............................................................................................................1
Lê Thị Hải..................................................................................................................................1
Hoàng Thị Mai (Trồng trọt 18B)...............................................................................................1
I. GIỚI THIỆU..........................................................................................................................2
II. NỘI DUNG...........................................................................................................................3

2.1. Một số khái niệm :..........................................................................................................3
2.1.1. Đất dốc.....................................................................................................................3
2.1.2. Xói mòn đất.............................................................................................................3
2.2. Hiện trạng xói mòn đất ở vùng núi Tây Bắc hiện nay....................................................5
2.3. Kỹ thuật canh tác đất dốc...............................................................................................7
2.3.1. Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được......................................7
2.3.2. Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt......................................................................8
2.3.3. Kiến thiết tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và làm đất tối thiểu.........................9
2.4. Canh tác ngô vùng Tây Bắc............................................................................................9
2.4.1 Canh tác ngô theo phương thức truyền thống..........................................................9
2.4.2.Kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc ..........................................................9
III.KẾT LUẬN .......................................................................................................................16



×