Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÁC CÔNG ước và NGHỊ ĐỊNH QUỐC tế về bảo tồn đa DẠNG SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.39 KB, 19 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
------

Trần Anh Tuấn

CÁC CÔNG ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC

Nha Trang, tháng 4 năm 2011


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................3
1.1.Nội dung Công ước ĐDSH..................................................................................4
1.2. Vai trò của Công ước..........................................................................................6
1.3.. Ý nghĩa của công ước.........................................................................................7

CHƯƠNG II. CÔNG ƯỚC RAMSAR....................................8
2.1 Giới thiệu chung về công ước RAMSAR............................................................8
2.2.Các thành viên tham gia công ước:......................................................................8
2.3.Nhóm tiêu chí xác định vùng đất ngập nước:.......................................................8
2.4. Vai trò của công ước Ramsar..............................................................................9
2.5.Ý nghĩa của công ước Ramsar..............................................................................9


CHƯƠNG III. CÔNG ƯỚC CITES......................................10
3.1. Giới thiệu về công ước CITES..........................................................................11
3.1.1. CITES là gì?...............................................................................................11
3.1.2. Các thành viên tham gia:............................................................................11
3.1.3. Nội dung công ước:....................................................................................11
3.2. Vai trò và ý nghĩa của công ước Ramsar..........................................................12
3.2.1. Vai trò.........................................................................................................12
3.2.2. Ý nghĩa.......................................................................................................13

CHƯƠNG IV. NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN
TOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC...............................................13
4.1. Một số khái niệm...............................................................................................13
4.2. Giới thiệu vài nét về Nghị định thư Cartagena..................................................14
4.2.1. Mục tiêu......................................................................................................14
4.2.2. Phạm vi áp dụng.........................................................................................14
4.2.3. Nội dung chính và nghĩa vụ của các nước thành viên.
.........................14
4.2.4. Nghị định thư Cartagena có vai trò............................................................16
4.2.5. Ý nghĩa của nghị định thư Cartagena.........................................................16

KẾT LUẬN..............................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................18

MỞ ĐẦU
Trái đất là môi trường sống cho con người và cho muôn loài nhưng dưới
tác động của con người môi trường tự nhiên đang bị ảnh hưởng nặng nề, vì lợi


3


ích trước mắt mà con người hiện nay đang làm mất dần đi nhưng giá trị quý
hiếm của tự nhiên mang lại. Loài người tồn tại trên trái đất là nhờ vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, mà sự đa dạng chiếm một phần hết sức quan
trọng. Đến nay con người vẩn đang hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm
suy thoái môi trường sống của chính mình tới mức đáng lo ngại. Với những
phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại con người có thể làm thay đổi môi
trường một cách nhanh chóng.
Hiện tượng nóng lên của trái đất gây biến đổi khí theo chiều hướng ngày
càng xấu đi, nhiệt độ tăng sẽ làm băng ở hai cực tan một số vùng đất ven biển
sẽ bị ngập, nhiều loài động, thực vật quý hiếm sẽ biến mất khỏi hành tinh húng
ta nếu không có biện pháp bảo vệ.
Đứng trước những nguy cơ của nhân loại, nhiều nhà khoa hoc, các nhà
hoạt động về môi trường và các chính phủ nhiều nước đã có những hoạt động
thiết thực như đề ra các công ước và nghị định để bảo vệ sự đa dạng của sinh
học của trái đất.
Các công ước và nghị định:


Công ước quốc tế về đa dạng sinh học.



Công ước Ramsar.



Công ước Cites.




Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học.

Được đưa ra nhằm nâng cao công tác bảo tồn Đa dạng sinh học
(ĐDSH) và Bảo vệ Môi trường sinh thái (BVMT) trên từng phạm vi lãnh thổ
quốc gia và trên toàn thế giới.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CÔNG ƯỚC ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 1992.


4

1.1.

Nội dung Công ước ĐDSH.
Công ước Đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại

Hội Nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio
de Janero (Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Tính đến tháng 5 năm 2009
đã có 191 quốc gia là thành viên của Công ước này.
Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước vào ngày 16/11/1994. Chính
phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối, giúp Chính phủ
tổ chức thực hiện Công ước này.
●Thời gian:

- Thông qua ngày 22/05/1992, tại Nairobi .
- Ký ngày 05/06/1992, tại Rio de Janeiro.
- Hiệu lực từ ngày 29/12/1993.

●Thành viên: - Ban đầu có hơn 150 nước tham gia (1992).

- Tháng 5 năm 2009 có 191 nước tham gia.
Công ước có thể được coi là một điểm mốc trên một số quan điểm.
Những nội dung chính của công ước được thảo luận dưới hình thức tóm tắt và
được miêu tả chi tiết trong phần diễn giải những điều khoản riêng (gồm 42 điều
và phần phụ lục).
Nội dung:
Điều 1 Các mục tiêu
Điều 2. Sử dụng các điều khoản.
Điều 3. Nguyên tắc
Điều 4. Phạm vi quyền hạn.
Điều 5. Hợp tác.
Điều 6. Các biện pháp chung đẻ bảo toàn và sử dụng lâu bền
Điều 7. Xác định và giám sát.
Điều 8. Bảo toàn nội vi (In-situ).
Điều 9. Bảo toàn ngoại vi.
Điều 10. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành đa dạng sinh học
Điều 11. Các biện pháp khuyến khích
Điều 12. Nghiên cứu và đào tạo.
Điều 13. Giáo dục và nhận thức đại chúng.


5

Điều 14. Đánh giá ảnh hưởng và tối thiểu hoá các ảnh hưởng xấu.
Điều 15. Tiếp cận nguồn gen.
Điều 18. Hợp tác khoa học và kỹ thuật.
Điều 19. Quản lý công nghệ sinh học và việc phân phối lợi ích.
Điều 20. Các nguồn tài chính
Điều 21. Cơ chế tài chính
Điều 22. Mối quan hệ với các công ước quốc tế khác

Các điều khoản Công ước này không ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa
vụ các bên.
Điều 23. Hội nghị của các bên
Điều 24. Chức năng của ban thư ký.
Điều 25. Cơ quan giúp việc về tư vấn công nghệ, khoa học - kỹ thuật
Điều 26. Các báo cáo
Điều 27. Dàn xếp các ý kiến bất đồng.
Điều 28. Việc thừa nhận các nghị định thư.
Điều 29. Việc sửa đổi nội dung của các nghị định thư hoặc sửa đổi nội
dung của công ước
Điều 30. Việc thừa nhận và sửa đổi các phần phụ lục.
Điều 31. Quyền bỏ phiếu.
Điều 22. Quan hệ giữa Công ước và các Nghị định thư về công ước.
Điều 33. Việc ký kết.
Điều 34. Việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành.
Điều 35. Bản Công ước này và Nghị định thư sẽ được để ngỏ để các
quốc gia và các Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực tán thành gia nhập.
Điều 36. Việc bắt đầu có hiệu lực
Điều 37. Các mục dự trữ (hạn chế)
Điều 38. Thủ tục xin rút lui
Điều 39. Việc giải quyết các vấn đề tài chính trong thời kỳ chuyển tiếp
Điều 40. Việc bổ nhiệm Ban thư ký lâm thời.
Điều 41. Công việc lưu ký.
Điều 42. Các văn bản hợp pháp


6

Phụ lục: Các nghị quyết được phê chuẩn tại hội nghị thông qua nội dung
công ước đa dạng sinh học.

Nghị quyết 1: Những chuẩn bị tài chính trong thời gian quá độ.
Nghị quyết 2: Hợp tác quốc tế để bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng
bền vững thành phần của đa dạng sinh học trong khi chờ Công ước ĐDSH có
hiệu lực.
Nghị quyết 3: Quan hệ Công ước đa dạng sinh học với việc thúc đẩy
nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu chính của Công ước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học là sử dụng
bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; chĩa sẽ công bằng và hợp lý
những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung cơ bản của. Ngoài ra, Công ước
cũng quy định về các biện pháp khuyến khích bảo vệ đa dạng sinh học, hợp tác
quốc tế; trao đổi thông tin; các nguồn tài chính và cơ chế tài chính, v.v… trong
việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.
Thực hiện các nội dung trên, các nước cam kết tiến hành một số họat động
chính như: xây dựng hệ thống khu bảo tồn, trong đó tiến hành các biện pháp
cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái; bảo tồn và phát
triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; kiểm soát và quản lý
rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức
khoẻ con người; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.

1.2. Vai trò của Công ước.
Công ước đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng việc bảo tồn và phát
triển bền vững đa dạng sinh học trên toàn cầu. Tập trung vào bảo tồn đa dạng
sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; tiếp cận và
chuyển giao công nghệ; quản lý công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích. Nó quy
định quyền hạn khai thác và trách nhiệm bảo vệ phát triển nguồn lợi tự nhiên
cho các nước thành viên.


7


Công ước là những nguyên tắc chung, là những điều kiện cụ thể và là
phương hướng để cho các thành viên làm căn cứ xây dựng cho mình kế hoạch
khai thác và bảo vệ đa dạng sinh học của đất nước mình.
Việt Nam phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học được xem là tiền đề
quan trọng cho việc phát triển lĩnh vực pháp luật về đa dạng sinh học với tư
cách là một bộ phận quan trọng của pháp luật môi trường. Kể từ thời điểm này,
các quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học được ban hành ngày càng
nhiều, theo hướng hoàn thiện hơn, như: Kế hoạch hành động quốc gia về đa
dạng sinh học (ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
845/TTg ngày 22/12/1995); Nghị định 109/2003/NĐ-CP về quản lý, bảo tồn và
phát triển các vùng đất ngập nước; Luật Thủy sản (2003) (thay thế cho Pháp
lệnh BV&PT nguồn lợi thủy sản 1989); Luật BV&PT rừng (2004) (thay thế
cho Luật BV&PT rừng 1991); Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các
sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi
gen (kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 212/2005/QĐ-TTg
ngày 26/8/2005), Luật Bảo vệ môi trường (2005) (thay thế Luật Bảo vệ môi
trường 1993), Thông Tư 01/2008/TT-BTC về lập, quản lý,sử dụng và quyết
toán Ngân sách NN đối với việc thực hiện CƯ ĐDSH và NDT.

1.3.. Ý nghĩa của công ước.
Ý nghĩa to lớn của công ước đa dạng sinh học đây là đưa ra những quy
ước chung trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành
phần của đa dạng sinh học; chĩa sẽ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được
từ việc sử dụng tài nguyên sinh học. Bước đầu xây dựng nên các khu bảo tồn,
công viên quốc gia trên khắp thế giới và nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo
vệ đa dạng sinh học trên trái đất, đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực đa dạng sinh học.
Việt Nam sau khi tham gia công ước ngày 16/11/1994 đến nay đã xây
dựng được một hệ thống các khu bảo tồn và dự trữ sinh quyển trên khắp đất

nước, góp phần tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, bảo tồn nguồn gen
quý hiếm của nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.


8

CHƯƠNG II. CÔNG ƯỚC RAMSAR
2.1 Giới thiệu chung về công ước RAMSAR.
RAMSAR (The Convention on Wetlands of International Importance,
especially as Waterfowl Habitat) là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử
dụng một cách hợp lý, thích đáng các vùng đất ngập nước.
Định nghĩa đất ngập nước ĐNN: Theo Công ước Ramsar quy định:
"ĐNN là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự
nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là
nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu
không quá 6m khi triều thấp".
Mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng
đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như
trong tương lai; công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng
đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa, kinh tế của chúng

2.2.Các thành viên tham gia công ước:
Ký kết 2/2/1971 và có hiệu lực 21/12/75. Ban đầu có 18 quốc gia tham
gia.
Hiện nay có 153 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước
Việt Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên
thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước
này. Công ước bao gồm có 12 điều và 16 phụ lục.

2.3.Nhóm tiêu chí xác định vùng đất ngập nước:

Nhóm tiêu chí xác định vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế (thông
qua trong các phiên họp lần thứ 4 và 6 của hội nghị các nước thành viên đối với
công ước về ĐNN (Ramsar, Iran,1971 ).
Các tiêu chí cho vùng đất ngập nước đại diện hoặc duy nhất
Các tiêu chí tổng quát dựa trên thực và động vật
Các tiêu chí đặc thù dựa vào chim nước
Các tiêu chí đặc thù dựa vào cá


9

Một trong những tiêu chuẩn để được công nhận là thành viên công ước
quốc tế Ramsar là số lượng chim di cư tại những vùng đó không được dưới
2.000 cá thể. Và trong tiêu chí chung của công ước Ramsar, vùng nào có 1% số
cá thể loài quý hiếm sinh cư đã được coi là vùng bảo tồn chim quan trọng tầm
cỡ thế giới.

2.4. Vai trò của công ước Ramsar.
Chỉ ra các tiêu chí của vùng đất ngập mặn, vai trò của rừng ngập mặn
trong vấn đề duy trì đa dạng sinh hoc. Tình trạng sử dụng và các biện pháp để
sử dụng hợp lý hiện tại và tương lai cũng như bảo vệ rừng ngập mặn, ngặn
chặn sự tàn phá rừng ngập mặn. Công nhận các chức năng sinh thái học nền
tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa, kinh
tế của chúng.
— Việt nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là một trong 10 Quốc gia
đứng đầu thế giới về tính đa dạng sinh học. Trong nỗ lực bảo tồn tính đa dạng
sinh học, Việt Nam gia nhập Công ước Ramsar từ năm 1989 và là thành viên
thứ 50.
— Việc tham gia vào Công ước đã giúp Việt Nam có nhiều nỗ lực trong
việc triển khai các hoạt động như nghiên cứu, kiểm kê, xây dựng các công cụ

và kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích bảo tồn, sử dụng và quản lý đất ngập
nước như :
Trên cơ sở các văn bản Công ước, các tài liệu khoa học trong nước và
quốc tế về những vấn đề có liên quan đến đất ngập nước đã được tổ chức tập
hợp lại, xác định những nội dung chuyên đề và xúc tiến hoạt động “nghiên cứu
về đất ngập nước” một cách chính thức ở Việt Nam.

2.5.Ý nghĩa của công ước Ramsar.
Công ước Ramsar có ý nghĩa trong việc sử dụng và bảo vệ rừng ngập
mặn, tránh bị khai thác làm mất đi giá trị của nó và những điều khoản của công
ước không chỉ áp dụng cho một vùng ĐNN cụ thể mà cho tất cả các vùng trên
thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên tắc để xây dựng các khu bảo tồn
rừng ngập mặn của mổi quốc gia có rừng ngập mặn đang bị khai thác. Nhờ


10

công ước Ramsar, nhiều thành quả quan trọng về bảo tồn các vùng đất ngập
nước đã được ghi nhận trên khắp thế giới, nhiều vùng sinh thái của đặc biệt là
rừng ngập mặn đã được bảo vệ.
Ở Việt Nam sau khi công ước được phê duyệt đã có nhiều công trình
nghiên cứu về Rừng ngập mặn và các nghiên cứu liên quan đến ĐNN tập trung
vào làm rõ đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học của các vùng ĐNN (cửa
sông, đầm phá, ao hồ...), điển hình là các công trình nghiên cứu về tài nguyên
sinh thái và đa dạng sinh học các vùng ĐNN của Vũ Trung Tạng (1994). Kiểm
kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các công trình của Lê Diên
Dực, đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng, cần được bảo vệ của
nước ta. Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các khu
bảo tồn ĐNN ở Việt Nam …
— Từ khi trở thành thành viên của Công ước, Nhà nước ta đã có nhiều

nỗ lực lớn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của các vùng đất ngập
nước. Nhiều văn bản, chính sách đã được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý
cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước như:
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày
21/12/1994 về chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông,
ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng.
Ngày 23/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT phê duyệt Kế hoạch hành động về
bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004-2010.
Để bảo vệ sự tồn tại của các vùng đất ngập nước đang bị đe dọa của thế
giới, thì các yêu cầu của công ước phải được các nước thành viên hiện có xem
xét một cách nghiêm túc hơn ; và nhiều nước nữa phải trở thành các bên ký kết
không chút chậm trễ.

CHƯƠNG III. CÔNG ƯỚC CITES


11

3.1. Giới thiệu về công ước CITES.
3.1.1. CITES là gì?
CITES (The Convention on International Trade in Endangered Species
of Wild Fauna and Flora): Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực
vật hoang dã (ĐTVHD) nguy cấp; là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ
về việc buôn bán qua biên giới các loài động thực vật. Nó nhằm mục đích đảm
bảo rằng hoạt động thương mại quốc tế về buôn bán các loài động thực vật
hoang dã không làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng.

3.1.2. Các thành viên tham gia:

 Công ước được hoàn thành ngày 03/03/1973 tại Washington (Hoa Kỳ),
gồm 13 nước thành viên ban đầu và chính thức có hiệu lực ngày
01/06/1975.
 Hiện nay có 175 quốc gia tham gia vào công ước.
 Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của công ước CITES ngày
20/04/1994.

3.1.3. Nội dung công ước:
- Bao gồm 25 điều khoản:
+ Định nghĩa: đưa ra một số thuật ngữ cơ bản
+ Nhưng nguyên tắc cơ bản
+ Các quy chế buôn bán mẫu vật thuộc phụ lục I, II, III
+ Các quy định về giấy phép, chứng chỉ
+ Các quy định đối với các nước thành viên, các cơ quan có
thẩm quyền quản lý và thẩm quyền khoa học; những nước không tham gia
công ước; ban thư ký; việc tổ chức hôi nghị các nước thành viên.
+ Các quy định khác như: sửa đổi, bổ sung, gia nhập, giải quyết
tranh cãi…
Các điều khoản này quy định và đảm bảo rằng các nước sản xuất, vận
chuyển và tiêu thụ các loài ĐTVHD có chung một trách nhiệm như nhau trong
việc quản lý và bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên. Từ đó nhằm kiểm soát hoạt động
thương mại quốc tế đối với một số loài ĐTVHD, nguy cấp. Đồng thời là cơ sở


12

để hoạch định chính sách quốc gia về bảo hộ các loài ĐTV đang có nguy cơ
tuyệt chủng.
- Công ước thống nhất quản lý hoạt động buôn bán các loài ĐTVHD
theo 3 phụ luc:

+ Phụ lục I: Liệt kê các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. CITES
cấm kinh doanh danh mục các sản phẩm thuộc loại này. Chỉ có số ít các trường
hợp cá biệt mới được phép như hoạt động phục vụ cho mục đích nghiên cứu
khoa học, giáo dục hoặc các chương trình phát triển hạt mầm không vì mục
đích thương mại.
+ Phụ lục II: Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị đe doạ tuyệt
diệt nhưng có thể dẫn đến điều đó nếu việc buôn bán những mẫu vật của những
loài đó không tuân theo những quy chế nghiêm ngặt
+ Phụ lục III: Liệt kê danh mục các loài mà quốc gia phê chuẩn
Công ước CITES xác định là những chủ thể quy định trong phạm vi áp dụng
theo công ước. Theo đó, áp dụng cho những loài động thực vật mà các tiêu
chuẩn quốc gia không đủ để bảo hộ. Do vậy, hỗ trợ trong việc bảo tồn mà tất cả
các bên trong CITES đưa ra là cần thiết và những quy định liên quan đến các
loài trong phụ lục 3 sẽ áp dụng cho tất cả các quốc gia phê chuẩn công ước
CITES (hay nói cách khác những quy định liên quan áp dụng cho các loài
thuộc phụ lục 3 sẽ không không liệt kê các quốc gia phải tuân thủ).

3.2. Vai trò và ý nghĩa của công ước Ramsar.
3.2.1. Vai trò.
Đưa ra quy định chung trong việc mua bán các loài động vật hoang dã
trên toàn thế giới, các biện pháp giúp cho các nước có căn cứ trong việc xuất
nhập khẩu các loại động thực vật. Tăng cường kiểm soát việc buôn bán các loài
động thực vật hoang dã trên thế giới, nhằm hạn chế việc đánh bắt, khai thác
quá mức dẫn đến tuyệt chủng.
Góp phần làm giảm buôn bán bất hợp pháp ĐTVHD và nâng cao được
nhân thức của loài người về bảo vệ các loài, nhất là các loài quý hiếm.


13


Công ước SCites được coi như một công cụ để hỗ trợ các nước ngăn
chặn nạn buôn bán ĐTVHD quốc tế bất hợp pháp và không bền vững.
Giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Tạo ra một hành lang pháp lý, một cơ chế thủ tục đươc áp dụng ở tất cả
các nước thành viên. Đồng thời khẳng định những cam kết của các chính phủ
trong việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực môi trường.

3.2.2. Ý nghĩa.
Công ước Ramsar đã cứu sống nhiều loài động thực vật quý hiếm tránh
được nguy cơ tuyệt chủng, nhờ vào các điều khoản và các phụ lục của công
ước để các thành viên đưa ra những quy định, biện pháp áp dụng cho việc buôn
bán động, thực vật hoang dã.
Ở Việt Nam sau khi tham gia công ước về buôn bán quốc tế các loài
ĐTVHD nguy cấp năm 1994, nhà nước kiểm soát việc xuất nhập khẩu ĐV,
TVHD hợp pháp bằng giấy phép và chứng chỉ CITES. Các hoạt động về xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và quá cảnh các loài ĐTVHD đã dược quản lý
chặt chẽ và tuân thủ quy định quốc tế. Vì vậy đã đat được một số kết quả như
sau:
+ Một số loài đã được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tăng cường việc thực hiện giám sát buôn bán, vận chuyển trong nước
và qua biên giới các loài sinh vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng.
+ Đã bắt và thu giữ nhiều động thực vật quý hiếm bị buôn bán lậu và đã
đưa trả chúng về với tự nhiên.

CHƯƠNG IV. NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN ĐA
DẠNG SINH HỌC
4.1. Một số khái niệm.
 Sinh vật biến đổi gen sống (LMO): Là tất cả các sinh vật còn sống
có chứa tổ hợp vật chất di truyền mới do con người sử dụng công
nghệ sinh học hiện đại tạo ra.



14

 An toàn sinh học: đề cập đến nhu cầu bảo vệ sức khỏe con người và
môi trường khỏi những tác động tiêu cực có thể có trong các sản
phẩm của công nghệ sinh học hiện đại.
 Nghị định thư: là một văn kiện ràng buộc quốc tế, tuy tách rời nhau
nhưng có liên quan tới một số hiệp ước khác.

4.2. Giới thiệu vài nét về Nghị định thư Cartagena.
 Là công cụ pháp lý đầu tiên.
 Quản lý việc xuất nhập khẩu các LMO.
 Được thông qua ngày 29 tháng 1 năm 2000 tại Montreal, Canada,
với sự nhất trí của 135 nước đại diện.
 Có hiệu lực ngày 1/9/2003.
 Đến năm 2008 có 149 thành viên.
 Nghị định thư gồm 40 điều, 119 khoản, 3 phụ lục kèm theo.

4.2.1. Mục tiêu
 Góp phần đảm bảo mức độ bảo vệ thoả đáng trong lĩnh vực
chuyển giao, xử lý và sử dụng các sinh vật biến đổi gen.
 Đồng thời quan tâm đến các rủi ro đối với sức khoẻ con người
 Chú trọng đến các vận chuyển xuyên biên giới.

4.2.2. Phạm vi áp dụng.
Vận chuyển, quá cảnh, xử lý và sử dụng xuyên biên giới tất cả sinh vật
biến đổi gen có thể có ảnh hưởng bất lợi đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa
dạng sinh học.
Nghị định thư không áp dụng đối với các sinh vật biến đổi gen sử dụng

làm dược phẩm sử dụng cho con người.

4.2.3. Nội dung chính và nghĩa vụ của các nước thành viên.
Nghị định thư Cartagena thúc đẩy an toàn sinh học bằng cách thiết lập
các luật lệ và thủ tục thực tế cho việc chuyển giao, xử lý và sử dụng an toàn các
LMO, đặc biệt tập trung vào việc điều tiết sự vận chuyển chúng qua biên giới
từ nước này tới nước khác. Nội dung chính của Nghị định thư bao gồm:


15

- Bên xuất khẩu sẽ phải thông báo hoặc yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo
việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quốc gia của Bên nhập khẩu bằng
văn bản trước khi vận chuyển xuyên biên giới có chủ định một sinh vật biến
đổi gen.
- Một bên tham gia đưa ra quyết định cuối cùng liên quan đến việc sử
dụng trong nước, kể cả đưa ra thị trường sinh vật biến đổi gen có thể bị ràng
buộc theo quy định vận chuyển xuyên biên giới để sử dụng trực tiếp làm lương
thực, hoặc thức ăn gia súc, hoặc chế biến thì bên đó sẽ phải thông báo cho các
bên tham gia trong vòng 15 ngày kể từ khi gia quyết định, thông qua Trung tâm
trao đổi thông tin ATSH.
- Bên nhập khẩu sẽ phải đảm bảo những đánh giá rủi ro được thực hiện
theo đúng các quyết định nêu trong điều 10. Bên nhập khẩu được phép yêu cầu
nhà xuất khẩu tiến hành đánh giá rủi ro.
- Mỗi bên tham gia sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn
việc vận chuyển xuyên biên giới không có chủ định các sinh vật biến đổi gen,
kể cả các biện pháp khi bắt buộc tiến hành đánh giá rủi ro trước khi phóng
thích lần đầu một sinh vật biến đổi gen.
- Để tránh tác động bất lợi đến bảo tồn và sử dụng bền vững ĐSSH,
đồng thời quan tâm đến các rủi ro đối với sức khoẻ con người, mỗi Bên tham

gia sẽ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bắt buộc các sinh vật biến đổi
gen bị ràng buộc theo vận chuyển xuyên biên giới có chủ định trong phạm vi
của Nghị định thư này, phải được xử lý, đóng gói và vận chuyển trong điều
kiện an toàn, có quan tâm đến các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
- Mỗi bên tham gia sẽ chỉ định một điểm đầu mối quốc gia thay mặt cho
Bên tham gia chịu trách nhiệm liên lạc với Ban thư ký. Đồng thời, mỗi bên
tham gia sẽ chỉ định một hay nhiều cơ quan quốc gia có thẩm quyền, có trách
nhiệm thực hiện chức năng quản lý hành chính theo yêu cầu của Nghị định thư,
và sẽ được uỷ quyền thay mặt cho bên tham gia đó thực hiện các chức năng
đó.
- Mỗi bên tham gia sẽ đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp trong
nước nhằm ngăn chặn và nếu thích hợp, trừng phạt việc vận chuyển xuyên biên


16

giới các sinh vật biến đổi gen tiến hành trái với các biện pháp của nước mình
thực hiện Nghị định thư này.

4.2.4. Nghị định thư Cartagena có vai trò.
- Giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc quản lý công nghệ sinh
học hiện đại.
- Tạo ra thủ tục hợp tác thông tin tiến bộ (AIA) yêu cầu các nước xuất
khẩu phải đạt đươc sự đồng ý từ các nước nhập khẩu trước khi những LMOs
đầu tiên được đưa ra môi trường ( ví dụ: hạt giống để gieo trồng, cá để nuôi, và
các vi sinh vật cho việc chữa trị sinh học).
- Thành lập một "Ngân hàng an toàn sinh học " trên mạng để giúp đỡ
các nước trao đổi thông tin khoa học, công nghệ, môi trường và luật pháp về
LMOs.
- Yêu cầu việc vân chuyển số lượng lớn các mặt hàng LMOs như Ngô

hay Đậu Tương làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hay nguyên liệu sản xuất
phải được chính phủ kiểm tra chứng nhận “có chở” mặt hàng LMOs và "không
có ý định đưa ra môi trường một cách chủ ý”.
- Nghị định bao gồm những điều khoản làm rõ mục đích của các bên mà
bản hiệp ước không đựơc thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chính phủ thuộc
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay các bản hiệp ước quốc tế đang tồn
tại.
Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của việc đề ra các
chính sách thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
sinh học. Nghị quyết của Chính phủ số 18/CP ngày 11/3/1994 về phát triển
công nghệ sinh học Việt Nam đến 2010 nêu rõ: "Công nghệ sinh học được xác
định là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia trong phát triển kinh
tế - xã hội".

4.2.5. Ý nghĩa của nghị định thư Cartagena.
Tạo ra một hành lang pháp lý trong việc chuyển giao và sử dụng các sản
phẩm sinh vật biến đổi gen. Ngăn chặn những tác động bất lợi đến bảo tồn và


17

sử dụng bền vững đa dạng sinh học từ hoạt động xuất, nhập khẩu sinh vật biến
đổi gen trên thế giới tránh những tác động xấu đến đa dạng sinh học.
Nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề vận chuyển và buôn bán sinh
vật biến đổi gen và những tác động của nó đối với sinh vật bản địa và vấn đề
sức khỏe con người. Góp phần đào tạo nguồn nhân lực làm viêc trong lĩnh vực
biến đổi gen.

KẾT LUẬN
Các Công ước và Nghị định thư trên đã góp phần to lớn vào công tác

bảo vệ Đa dạng sinh học và phát triển nguồn lợi tự nhiên trên trái đất nhằm hạn
chế việc trao đổi buôn bán, khai thác và sử dụng quá mức làm suy kiệt tài
nguyên thiên nhiên. Đồng thời đây cũng là những cơ sở pháp lý đầu tiên quy
định về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và việc bảo tồn đa dạng sinh
học trên trái đất.


18

Qua đây thể hiện sự quan tâm của loài người trước những nguy cơ biến
đổi theo tính trạng ngày càng xấu đi của đa dạng sinh học trên toàn cầu. Nhằm
giải quyết những tác động tiêu cực hiện nay của các ngành kinh tế, bảo đảm
cho con người sử dụng tài nguyên hợp lý, sinh quyển được lâu dài như việc bảo
vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước; đất đai; bảo vệ khí quyển; bảo vệ và tái
sinh trữ lượng cá; phát triển khu bảo tồn và rừng cấm; bảo vệ và sử dụng hợp
lý tài nguyên khoán sản.
Cần tiến hành các công tác điều tra, đánh giá; giám sát môi trường,
nguồn lợi tự nhiên một cách thường xuyên, từ đó đề ra các chính sách quản lý,
kỹ thuật cho phép cải tạo, bảo vệ và thành lập các khu bảo tồn Đang dạng sinh
học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới. Báo cáo diễn biến
Môi trường Việt Nam 2005. Đa dạng sinh học. Hà nội, 2005.
2. Dự án PARC, 2006. Tóm tắt chính sách: Xây dựng hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam – Những yêu cầu đổi mới chính sách và thể chế.
Cục Kiểm Lâm/UNOPS/UNDP/IUCN, Hà Nội.
3. Hoàng Thị Bích Đào. Bài giảng đa dạng sinh học. Trường Đại học Nha
Trang.



19

4. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2006. Khai thác và sữ dụng bền
vững ĐDSH thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông
nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh.



×