Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Điều tra tình hình sản xuất nấm ăn tại huyện việt yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường Cao Đẳng Nông
Lâm huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Được sự chỉ đạo của Ban Giám
Hiệu nhà trường, sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường
Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Đặc biệt em đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ trực tiếp của cô
giáo T.S. Trần Thị Minh Hằng đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt
nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn.
Thời gian học tập rèn luyện tại trường đó là một thời gian vô cùng
quý giá đối với em để em tiếp thu những kiến thức chuyên môn, tích luỹ
những kinh nghiệm đó làm hành trang giúp em vững bước vào đời.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Nông Nghiệp Huyện Việt Yên
em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ thuộc phòng đã giúp
em có thêm kiến thức và hoàn thiện báo cáo này.
Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những sai sót nên em rất mong các thầy cô thông cảm và giúp đỡ em hoàn
thiện..
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và gửi những lời chúc
sức khoẻ đến tất cả mọi người.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1
Trần Thị Nhài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề

Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phát triển
nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người - xã
hội mà nó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển như công nghiệp, chế
biến, lâm - ngư nghiệp, chăn nuôi… và giải quyết vấn đề việc làm cho con
người, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho con người. Trong đó ngành
trồng nấm đang dần chiếm một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất nông
nghiệp. Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng
trăm năm nay.
Nấm ăn có nguồn gốc từ tự nhiên hoang dại, chúng được con người phát
hiện ra sau những trận mưa rào ở trong rừng, trên đồng cỏ, trên các thân gỗ mục,
trên đống rơm rạ... Lúc đầu con người chỉ hái mang về ăn, khi phát hiện đây là
một loại sản phẩm quý, con người đã tìm mọi cách để bảo quản và nhân giống
nó lên. Nhờ sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật của các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu đã tìm ra các cách chọn tạo ra các giống nấm có năng suất cao để đưa vào
sản xuất.
Nấm ăn bao gồm nhiều loại như nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Mộc
Nhĩ, nấm Hương... là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao như rất giàu
protêin, gluxit, các axit amin, vitamin, chất khoáng… các hoạt chất sinh học
khác. Vì thế mà nấm được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Ngoài ra
nấm còn có tác dụng làm thuốc như làm thuốc phòng chống khối u, tăng cường
khẳ năng miễn dịch của cơ thể, thuốc trợ tim, làm giảm lượng mỡ trong máu,
giải độc bổ gan, bổ dạ dày, hạ đường huyết, chống phóng xạ…(như nấm Linh
Chi, Mộc Nhĩ trắng, nấm Hương…).
2


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp




Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Việt Nam, có điều kiện tự nhiên(khí hậu nhiệt đới) kinh tế và xã hội thuận
lợi cho việc sản xuất nấm, có khí hậu rất phù hợp cho các loại nấm ăn phát triển
quanh năm, giá thể dùng để sản xuất rất dồi dào, tiềm năng lao động trong nông
thôn còn rất lớn...
Nước ta, trong một số năm gần đây là một trong những nước có sản
lượng nấm lớn. Đặc biệt là xuất khẩu nấm Rơm đứng thứ 3 trên thế giới về
sản lượng nấm. Mỗi năm xuất khẩu khoảng 100.000tấn sang các thị trường
Châu Âu, Châu Mĩ...
Tính đến nay nước ta có trên 40 tỉnh thành phố sản xuất nấm ăn như Nam
Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ,
Hải Dương, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang , Phú Thọ...
Trong ngành sản xuất nấm ăn thì sản xuất nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ,
Mộc Nhĩ… là loại nấm đang được sản xuất chủ yếu tại các địa phương, nấm
sinh trưởng nhanh, nguyên liệu sản xuất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng, kỹ thuật
sản xuất và chế biến không phức tạp, nhà xưởng sản xuất đơn giản, không đòi
hỏi vốn đầu tư cao. Đây là một mặt hàng đang được người tiêu dùng tin dùng do
có hàm lượng dinh dưỡng cao, là sản phẩm sạch, là loại rau cao cấp. Ngày nay
có rất nhiều loại nấm khác có giá tri dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao như nấm
Linh Chi, nấm Đùi Gà, nấm Trân Trâu.
Ngoài ra việc sản xuất nấm còn mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nông
dân xoá đói giảm nghèo, làm giàu cho bà con nông dân, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động, các sản phẩm phụ của ngành sản xuất nấm còn làm
phân vi sinh bón cho cây trồng rất hiệu quả(nguyên liệu làm nấm Linh Chi, nấm
Mỡ, nấm Rơm…) và còn tận dụng được các sản phẩm phụ như bông phế liệu,
rơm rạ, mùn cưa, cỏ, bã mía… làm nguyên liệu cho sản xuất nấm, góp phần bảo

vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường. Không những thế, ngành sản xuất
nấm còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng nấm, làm tăng thu nhập
quốc dân(GDP) cho quốc gia, và còn kéo theo các ngành khác phát triển mạnh
3


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

như chế biến, công nghiệp... Chính vì thế mà việc gây trồng và phát triển nấm ăn
đang được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng.
Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là huyện sản xuất nông nghiệp phát triển
mạnh trong tỉnh. Hàng năm các phế thải trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn,
đặc biệt là từ sản xuất lúa, mỗi năm có tới hàng trăm nghìn tấn rơm rạ thải ra mà
chưa sử dụng hết. Trong một số năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện
một số mô hình sản xuất nấm ăn nhằm thu hút sử dụng lao động dư thừa, tận
dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tăng thu nhập.
Nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm trong huyện và đề
xuất những giải pháp phát triển nghề trồng nấm sau này cho địa phương để tận
dụng lợi thế sẵn có ở địa phương giúp phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu
nhập cho người dân, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Điều tra tình hình
sản xuất nấm ăn tại huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích

Tìm hiểu thực trạng sản xuất nấm tại huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở đó đánh giá được những thuận lợi khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ
nấm, đề xuất giải pháp phát triển sản xuất, góp phần ổn định sản xuất, đem lại

hiệu quả kinh tế cho người trồng nấm.
1.3. Yêu cầu

- Xác định được cơ cấu và qui mô, chủng loại nấm, năng suất, sản lượng
nấm, tình hình đầu tư thâm canh nấm ăn.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm.
- Đánh giá được kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới sản xuất
và tiêu thụ nấm ăn.
- Xác định thuận lợi, khó khăn, đề xuất khắc phục khó khăn thúc đẩy sản
xuất. Từ đó giúp cho cơ sở sản xuất xây dựng qui mô các chủng loại nấm phù
hợp cho với từng giai đoạn phát triển và yêu cầu của thị trường.

4


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn

Nấm được xem là một loại rau sạch, thịt sạch, rau cao cấp. Nấm rất giàu
dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit, các axit amin...
Nếu nhận xét về hàm lượng đạm (protein) có thấp hơn thịt, cá nhưng lại cao
hơn bất kỳ một loại rau quả nào khác. Đặc biệt là có sự hiện diện gần như đủ các
loại axit amin không thay thế, trong đó có 9 loại axit amin cần thiết cho con người
như Val, Len, Ile, Tre, Liz, Phe, Tip và Met, ngoài ra còn có các VTM như VTMA,

VTMD, VTMC… Nấm rất giàu leucin và lysin là hai loại axit amin ít trong ngũ
cốc. Do đó xét về chất lượng thì đạm ở nấm không thua gì đạm ở thực vật. Dinh
dưỡng của nấm có đặc điểm là chứa nhiều đạm, ít calo ngoài ra còn có các chất
có ích cho cơ thể con người như hydratcacbon, khoáng và các axit amin không
thay thế. Người ta xem nguồn chất đạm của nấm ăn, thực vật và động vật sẽ là 3
nguồn đạm quan trọng của con người sau này.
Theo phân tích của các nhà khoa học trong 112 loại nấm ăn có hàm lượng
bình quân của: protein 25%, lipit 8%, gluxit 60% (trong đó đường là 5%, xơ là
8%), chất tro 7% đặc biệt là nấm Mỡ (A.bisporus) có hàm lượng prôtêin cao tới
44%, xếp sau nấm Mỡ là nấm Rơm có hàm lượng protêin cao nhất 40%. Tỷ lệ %
tính theo 100g chất khô. [7]
* Hàm lượng protein của nấm ăn.
Theo phân tích của sinh hóa học và sinh học phân tử đã chứng minh
protein và axit nucleic là cơ sở vật chất quan trọng nhất trong quá trình hoạt
động của sự sống. Hoạt động của các hệ thống enzim trong cơ thể cũng có bản
chất là protein, chất kích thích có tác dụng điều tiết quá trình trao đổi chất là
prôtêin hoặc dẫn xuất của prôtêin. Các hoạt động co duỗi của cơ chính là prôtêin
tạo thành, các phản ứng miễn dịch của cơ thể đều nhờ có protein mà thực hiện
được. Cơ thể con người được cung cấp nguồn protein từ nấm có lợi ích là không
chứa cholesteron như nguồn protein từ động vật.
5


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Protein của nấm ăn cũng gồm 2 loại: protein đơn thuần và protein phức

hợp. Nếu so sánh thì hàm lượng protein trong 1kg nấm Mỡ tương đương với 2kg
thịt lợn nạc, cao hơn 1kg thịt bò so với một số loại rau thì nấm tươi có chứa
protein cao gấp 12 lần. [1]
Nấm ăn thơm ngon và có hương vị hấp dẫn là do trong protein của nấm
gồm nhiều loại axit amin tự do và những hợp chất thơm đặc thù của từng loại
nấm. Trong nấm có khoảng 17 - 19 loại axit amin. Trong đó có đủ 9 loại axit
amin không thay thế. Theo tài liệu thống kê trong 9 loại nấm thường dùng như
nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Hương, nấm Kim Châm, nấm Sò, nấm Mộc Nhĩ đen,
nấm Mộc Nhĩ trắng, nấm Đầu Khỉ, nấm Đùi Gà (Sò Vua) có tổng hàm lượng
axit amin bình quân là 15,75%(tính theo trọng lượng 100g chất khô) hàm lượng
axit amin không thay thế là 6,43% chiếm 40,53% tổng hàm lượng axit amin. [7]
• Hàm lượng axit nucleic trong nấm ăn.
Axit nucleic là chất cao phân tử có tác dụng quan trọng trong quá trình
sinh trưởng và sinh sản của cá thể sinh vật và cũng là vật chất cơ bản di truyền.
Trong nấm Mỡ, nấm Sò, nấm Rơm hàm lượng axit nucleic đạt tới 5,4% - 8,8%
(trọng lượng khô). Theo tài liệu của liên hợp quốc năm 1970 mỗi ngày người
trưởng thành cần khoảng 4g axit nucleic trong đó tới 2g có thể lấy từ vi sinh vật,
vì vậy ăn nấm tươi là nguồn cung cấp rất tốt axit nucleic cho cơ thể. [7]
*Hàm lượng Lipit trong nấm ăn.
Hàm lượng chất béo thô trong nấm ăn dao động từ 15% - 20% theo trọng
lượng khô, nhưng tất cả đều thuộc các axit béo không no như mono, di, tri glyceride, steral, sterol ester và photpho. [7]
* Hàm lượng Gluxit và Xenlulo.
Trong nấm ăn có tới 30 - 93% là chất gluxit nó không chỉ là chất dinh
dưỡng mà còn có chất đa đường(polysaccharide) và hợp chất của đa đường có
tác dụng chữa bệnh, nhất là chống khối u. Thành phần đa đường trong nấm ăn
là các đường đơn như glucose, semi - lactose, xylose, arabinose, các chất
6


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp




Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

đường đơn như hexose(6 cácbon) vừa là nguồn năng lượng vừa là hợp chất
đường đa. [7]
Thành phần xenlulo trong nấm ăn bình quân là 8%. Xenlulo của nấm có
tác dụng chống lại sự kết lắng của muối mật và làm giảm hàm lượng cholesterol
trong máu nhờ thế mà phòng được sỏi thận và huyết áp cao. Vì vậy thường
xuyên ăn các loại nấm ăn nấm Hương, nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Sò… rất có lợi
cho sức khỏe con người.
Nấm chứa ít chất đường với hàm lượng thay đổi từ 3 - 28% trọng lượng
tươi.
Nấm là một loại thực phẩm rất phù hợp cho những ngày ăn chay, cho
người cao huyết áp… chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp là ăn nhạt, ăn
nhiều hoa quả, giàu đạm thực vật và giảm ăn thịt, đặc biệt là không nên ăn mỡ
động vật thay vào đó dùng dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu hướng
dương… Nấm là nguồn đạm thực vật quý rất tốt cho người cao huyết áp.
Nấm là món ăn có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt trong nấm Rơm
đều có chất chống lão hóa mang tên L – ergothionrine, chất này chỉ có ở nấm và
không bị mất đi trong quá trình chế biến.
Trong thành phần của nấm có hàm lượng khoáng chất Potassium cao, có
khả năng ngăn chặn chứng cao huyết áp rất nguy hiểm ở người. Người ăn nấm
nhiều còn có tác dụng làm đẹp cho làn da cơ thể.
Ngược với nấm Linh Chi ngày xưa chỉ dùng cho gia đình vua chúa, quan
lại bậc cao và các tầng lớp giàu có trong nhân gian thì nấm Rơm, nấm Sò, nấm
Mỡ, nấm Mộc Nhĩ được người đời sử dụng rộng rãi hơn. Nấm Rơm có tính
mát, thanh nhiệt giải độc. [7]
2.2. Ý nghĩa kinh tế


Nấm không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho người trồng nấm, nó vừa góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho
người dân vừa là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đối với các tỉnh trồng
7


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

nấm như An Giang, Long An, Bình Dương, Ninh Bình, Nam Định, Cần Thơ…
mỗi năm đã thu về hàng chục tỷ USD.
Sản xuất nấm còn tranh thủ được thời vụ, thời gian sinh trưởng ngắn
khoảng một tháng là thu hoạch xong(nấm Rơm).
Việc phát triển nấm còn giải quyết được công ăn việc làm tăng thu nhập
cho người lao động tận dụng được các sản phẩm thừa từ nông nghiệp như rơm
rạ, mùn cưa, bông phế liệu… Giúp cải thiện đời sống, cải thiện bữa ăn cho
người dân.
Nấm làm thuốc, nước thanh nhiệt, và các sản phẩm đã qua chế biến như
rượu, nấm muối…
Nghề sản xuất nấm còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập
quốc dân(GDP), ngoài ra còn kéo theo các ngành khác phát triển như công
nghiệp, chế biến…
Ngoài ra sản xuất nấm còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế sự ô
nhiễm môi trường do các sản phảm thừa của nông nghiệp.
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh


2.3.1. Đối với nấm Mỡ:
- Nhiệt độ: Giai đoạn hệ sợi phát triển: 24 - 25 0 C. Giai đoạn hình thành
cây nấm: 16 - 180C.
- Ẩm độ: Cơ chất: 65 - 70%. Không khí: >80%. Độ pH = 7- 8(môi trường
trung tính đến kiềm yếu).
- Ánh sáng: Không cần thiết.
- Độ thông thoáng: Vừa phải.
- Dinh dưỡng: Không sử dụng trực tiếp xenlulo.
- Quá trình xử lý nguyên liệu trồng nấm Mỡ cần phải phối trộn thêm phụ
gia(phân vô cơ).

8


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

2.3.2. Đối với nấm Sò:
- Nhiệt độ: Nhóm chịu lạnh là: 13- 20 0 C. Nhóm ưa nhiệt độ cao: 24 280C. Nấm Sò có khả năng trồng quanh năm.
- Ẩm độ: Cơ chất: 65 - 70%. Không khí: >80%. Độ pH = 7(môi trường
trung tính).
- Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi(pha sợi). Khi nấm
hình thành quả thể cần ánh sáng khuyếch tán.
- Độ thông thoáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lớn
lên cần độ thông thoáng vừa phải.
- Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp xenlulo, có thể bổ sung các gia phụ giàu
đạm, vitamin trong giai đoan xử lý nguyên liệu.

2.3.3. Đối với nấm Rơm:
- Nhiệt độ: Thích hợp nhất: 30 - 320 C.
- Ẩm độ: Cơ chất: 65 - 70%. Không khí: >80%. Độ pH = 7 (môi trường
trung tính).
- Ánh sáng: Không cần thiết.
- Độ thông thoáng: Vừa phải.
- Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp xenlulo.
2.3.4. Đối với nấm Mộc Nhĩ:
- Nhiệt độ: Thích hợp nhất là: 28 - 32 0 C. Nhiệt độ >350C hoặc dưới 150 C
thì Mộc Nhĩ đều kém phát triển và cho năng suất thấp.
- Ẩm độ: Cơ chất: 60 - 65%. Không khí: 90 - 95%. Độ pH = 4 - 12 (môi
trường thích nghi rộng).
- Ánh sáng: Giai đoạn ủ sợi để trong bóng tối, đến giai đoạn cây mọc ra
cần nâng dần ánh sáng vì cây Mộc Nhĩ có khả năng quang hợp.
- Độ thông thoáng: Vừa phải
- Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp xenlulo. [2]

9


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Nhìn chung các loại nấm này đều đòi hỏi ẩm độ và độ thông thoáng cao,
ánh sáng yếu. Mỗi loại nấm có đặc tính sinh học khác nhau nấm Rơm ưa nhiệt
độ cao nên thích hợp trồng vào mùa hè, nấm Mỡ ưa lạnh thích hợp trồng vào
mùa đông, còn nấm Sò và Mộc Nhĩ có biên độ nhiệt độ rộng nên có thể trồng

quanh năm. Do vậy với khí hậu miền Bắc của nước ta rất thuận lợi để trồng
được 4 loại nấm này trong năm mà vẫn cho năng suất cao.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới

Ngành sản xuất nấm đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng chục
năm nay. Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nhiều
loại nấm ăn như nấm Rơm, nấm Mỡ, nấm Hương, nấm Sò… Khu vực Bắc Mỹ
và Châu Âu, trồng nấm theo phương pháp công nghiệp, những nhà máy sản xuất
nấm có công suất từ 200 - 1000 tấn/năm được cơ giới hóa cao. Từ khâu xử lý
nguyên liệu đến thu hái và chế biến đều do máy móc thực hiện. Năng suất nấm
trung bình đạt từ 40 - 60% so với nguyên liệu ban đầu (nấm Mỡ). [2]
Khu vực Châu Á(Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc…)
triển khai sản xuất nấm theo phương pháp vừa và nhỏ trên diện rộng, đặc biệt là
Trung Quốc đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Trung Quốc là nước sản xuất lượng
nấm Rơm, nấm Mỡ, nấm Hương lớn nhất thế giới. [2]
Thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,
các nước Châu Âu… Hàng năm các nước này phải nhập khẩu từ Trung
Quốc(nấm muối và nấm đóng hộp). Tại các nước này do khó khăn về nguồn
nguyên liệu ít và giá công lao động rất cao nên những người nuôi trồng nấm và
kinh doanh mặt hàng này đang chuyển dịch sang các nước chậm phát triển để
mua nguyên liệu và chế biến tại chỗ. Ở đó, nguồn nguyên liệu rơm rạ rất nhiều
nhưng chưa được sử dụng một cách có hiệu quả mà phần lớn người dân đem đốt
trên các cánh đồng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt
của con người, phá hoại các vi sinh vật, động vật có ích cho công tác sản xuất
cho nông nghiệp.
10


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp




Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Các nước ở khu vực Châu Á như Đài Loan, Singgapo, Thái Lan, Trung
Quốc, Malayxia, Indonesia, Triều Tiên,…nghề trồng nấm cũng phát triển mạnh
một số nấm như nấm Rơm, nấm Sò, nấm Mỡ…. Sản phẩm được tiêu thụ dưới
dạng đóng hộp, muối, sấy khô, và làm thuốc bổ.
Trên thế giới, tập trung nghiên cứu và sản xuất nhiều loại nấm ăn, Trung
Quốc là nước có nền sản xuất nấm lớn nhất thế giới(gồm hơn 2000 cơ quan sản
xuất, nuôi trồng, nghiên cứu. Doanh thu 5000 tỷ USD,xuất khẩu từ 400 - 600
nghìn tấn nấm các loại/năm). Đứng thứ hai sau Trung Quốc là Thái Lan có
lượng nấm lớn chủ yếu là nấm Đông Cô, Kim Châm, Trân Châu, nấm Rơm và
các loại nấm khác.
Ở Châu Á, trồng nấm mang tính chất thủ công, năng xuất không cao,
nhưng sản xuất ở nhiều hộ dân, nên tổng sản lượng lớn.
Theo các nhà khoa học thì nấm Rơm trồng đầu tiên ở Trung Quốc sau đó
dần phát triển sang các nước khác như Bắc Âu, Đài Loan, Thái Lan...
Hiện nay nghề trồng nấm đã phổ biến rất rộng rãi tại Trung Quốc và đạt
tới sản lượng nấm cao nhất thế giới. Và có rất nhiều cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo
triển khai nuôi trồng nấm ăn ở Trung Quốc. Sau đây là một số cơ quan nghiên
cứu nấm ở Trung Quốc.
- Viện Vi sinh vật học, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc (phụ trách
việc phân loại và bảo quản các loại nấm ăn).
- Viện Nghiên cứu nấm ăn, Viện Khoa học nông nghiệp Thượng Hải.
- Viện Nghiên cứu nấm học Tam Minh (Phúc Kiến).
- Tổ Nghiên cứu nấm ăn thuộc Phân hội Nấm học, Hội Thực vật học
Trung Quốc.
- Các hiệp hội nghiên cứu Nấm ăn cấp tỉnh (Phúc Kiến, Sơn Tây, Hồ Nam,
Hồ Bắc, Chiết Giang, Giang Tô…).

Ngoài Trung Quốc, nghề nuôi trồng nấm ăn cũng phát triển trên mọi châu
lục. Các kết quả nghiên cứu nấm ăn và nuôi trồng nấm ăn trên thế giới được
11


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

công bố, trên các tạp chí như Mushrooms(Nhật Bản), Transaction of the
Mycologicial Society of Japan(Nhật Bản), Mushrooms Journal (Anh),
Mushrooms News(Mỹ), Mushrooms Information(Italia), Mushrooms Journal for
the Tropios(Hội nấm nhiệt đới quốc tế), Mushrooms Science (Các hội nghị quốc
tế về nấm)… [1]
Nhìn chung, nghề trồng nấm phát triển mạnh rộng khắp và nhất là trong 20
năm gần đây. Theo đánh giá của Hiệp hội khoa học nấm ăn Quốc tế (ISMS), có thể
sử dụng 250 phế phụ liệu của Nông - Lâm nghiệp để trồng nấm, đem lại nhiều lợi
ích kinh tế - xã hội. Sản xuất nấm còn lại nguồn thực phẩm sạch, tạo công ăn việc
làm tại chỗ, vệ sinh môi trường đồng ruộng, chống lại việc đốt rơm rạ, xử lý gọn
các phế liệu bông khi đã thu lấy sợi xong, tạo ra nguồn phân hữu cơ cho cải tạo đất,
góp phần vào chu trình chuyển hóa vật chất. Trong sinh học, sự phát triển của khoa
học kỹ thuật trong nghề nấm về chọn, tạo giống nấm, về kỹ thuật nuôi trồng và sự
bùng nổ thông tin. Trên thế giới nghề trồng nấm đã và đang được coi là nghề xóa
đói giảm nghèo và làm giàu, thích hợp với các vùng nông thôn, miền núi. [7]
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam

Ở Việt Nam nấm ăn cũng được biết đến từ lâu, từ những năm 70 của thế
kỷ XX nhân dân ta đã biết trồng nấm. Tuy nhiên chỉ khoảng 10 năm gần đây

nghề trồng nấm mới được xem như một nghề mang lại hiệu quả kinh tế và mới
thật sự phát triển.
Ở giai đoạn đầu những năm 70 của thế kỷ XX việc sản xuất nấm chỉ mang
tính lẻ tẻ từng hộ gia đình, chỉ là thu hái, lượm ở ngoài tự nhiên, các trung tâm
nghiên cứu nhỏ lẻ chưa chú trọng tới sự phát triển của cây nấm. Khoảng hơn 10
năm trở lại đây đời sống nhân dân tăng lên cùng với sự phát triển của các khoa học
công nghệ, thông tin… thì cây nấm mới được quan tâm và nghiên cứu về nó với
việc tạo ra hàng loạt các chủng giống có năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế
giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân thì nghề trồng nấm mới thu hút được
sự quan tâm của các nhà khoa học, các trung tâm, viện nghiên cứu các giống và
12


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

đưa vào sản xuất cho phù hợp với từng vùng, khí hậu và cũng từ đó lập ra hàng loạt
các trung tâm nghiên cứu.
- Năm 1984, thành lập trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học Tổng
hợp Hà Nội(nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Năm 1985, tổ chức FAO tài trợ và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết
định thành lập trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai - Hà Nội(nay đổi tên
thành công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội.
- Năm 1986, được tổ chức FAO tài trợ, ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh quyết định thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra,
còn một số đơn vị: Công ty nấm Thanh Bình (tỉnh Thái Bình), xí nghiệp nấm
thuộc công ty rau quả Vegetexco, các công ty liên doanh sản xuất và chế biến

nấm ở miền nam (công ty MeKo ở Cần Thơ, Đà Lạt...).
- Năm 1991 - 1993, Bộ khoa học công nghệ và môi trường triển khai dự án
sản xuất nấm theo công nghệ Đài Loan(xuất phát từ Unimex Hà Nội mua công
nghệ của Đài Loan năm 1990).
- Năm 1992 - 1993, công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và
nhà trồng nấm chuyên nghiệp của Italia.
- Năm 1994, thành lập trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di
truyền nông nghiệp. [2]
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp cho sản xuất nấm
ăn nhất là các tỉnh phía Nam có khí hậu thuận lợi, nhiệt độ cao nhiệt độ chênh
lệch giữa ngày và đêm không quá 10 0C nên có thể sản xuất nấm Rơm quanh
năm. Nơi đây lại là nơi vựa lúa của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dùng để
sản xuất rất dồi dào. Nguồn lao động ở các vùng nông thôn, những ngày nông
nhàn, thậm chí trong mùa vụ số lượng không có việc làm rất lớn. Trên cơ sở đó,
con đường phát triển nuôi trồng nấm tương đối dễ thực hiện.
Các tỉnh đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, các tỉnh miền nam nói
chung, đang phát triển nghề trồng nấm rất nhanh. Sản lượng nấm tính theo cấp
13


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

số nhân. Từ trước năm 1990 mới đạt con số vài tấn/năm. Đến năm 2001 đạt trên
40.000 tấn/năm. Tới nay, năng suất đạt trên 150.000tấn/năm. Sản lượng các tỉnh
phía Nam chiếm tới 90% tổng sản lượng nấm Rơm của cả nước chủ yếu ở các
tỉnh như Long An, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền

Giang… các tỉnh này phát triển rất nhanh.
Ở miền Bắc do sự ảnh hưởng của khí hậu có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt nên
ngành sản xuất nấm Rơm còn có sự hạn chế và các tỉnh chủ yếu sản xuất nấm Sò, nấm
Linh Chi, Mộc Nhĩ, nấm Mỡ. Còn nấm Rơm thì tranh thủ vào mùa hè trồng với diện
tích là không lớn lắm, nên sản lượng còn thấp chủ yếu là dùng trong nội địa như các
tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình… Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. [2]
Thực ra nghề trồng nấm, đã có thời kỳ phát triển thành phong trào ở Hải
Phòng. Đó là vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên thời kỳ đó người tiêu
dùng không có thói quen sử dụng nấm như một loại thực phẩm nên nấm không có
đầu ra, không thu được lợi ích kinh tế, phong trào sản xuất nấm cũng vì thế mà
lắng xuống, hay mai một dần. Một vài năm gần đây, việc phát triển nghề trồng
nấm trở nên sôi động tại rất nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, Bắc
Giang, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Cần Thơ, An Giang, Mỹ Tho… [9]
Nhận thấy hiệu quả mà nghề trồng nấm mang lại, cho người nông dân tại
các tỉnh thành phố, liên minh hợp tác xã, thành phố Hải Phòng đã tiến hành triển
khai sản xuất nấm thương phẩm tới một số huyện trên địa bàn và đem lại một số
hiệu quả kinh tế cao. Sau 9 tháng triển khai ở một số hợp tác xã, doanh nghiệp
và 42 hộ gia đình với 100 tấn nguyên liệu, thu được 24.000 kg nấm thương
phẩm, trị giá 300 triệu đồng, lãi gần 200 triệu đồng. Tính hiệu quả kinh tế, đạt
gần 600 triệu đồng/ha trong thời gian 4 tháng, vượt xa so với cây lúa. [9]
Phát triển nghề trồng nấm thương phẩm sẽ góp phần quan trọng trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên
14


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp




Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

đất, đồng thời giải quyết lao động nông nhàn. Tuy nhiên cũng cần nhắc đến nhu
cầu thực tế của thị trường để thận trọng trong việc mở rộng, phát triển sản xuất.
Bài học từ những vùng trồng vải, trồng tiêu, trồng điều… ồ ạt khiến người lao
động lao đao, khi không có đầu ra vẫn còn là nóng hổi, đòi hỏi các cơ quan chức
năng cần có định hướng và điều tiết hợp lý hơn nữa cho việc phát triển mô hình
trồng nấm. Tránh tình trạng người nông dân, thấy lợi đua nhau sản xuất ồ ạt dẫn
đến thị trường bão hòa, gây thiệt hại kinh tế. [9]
Nghề trồng nấm ở Nam Định mấy năm trở lại đây rất phát triển, một số
huyện như Nghĩa Hưng, Xuân Trường… Hàng năm đưa ra thị trường hàng trăm
tấn nấm. Nghề nấm ở đây phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh, giảm bớt được
lượng phế liệu đáng kể của nông nghiệp, thu hút được sự chú ý của nhiều dân
nghèo đang muốn thoát nghèo của tỉnh. [9]
Cùng với sự phát triển nấm của các tỉnh phía Bắc, Ninh Bình đang nâng
dần sản lượng nấm trên năm của toàn tỉnh lên để đời sống của người trồng nấm
được nâng cao. Rất nhiều người trồng nấm đã giàu lên trông thấy chỉ sau một
vài năm sản xuất. [9]
Trong những năm qua, tổng quan ngân sách nhà nước và các địa phương đã
được đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc nghiên cứu và triển khai sản xuất nấm ở
các tỉnh phía Bắc, bên cạnh những thành công đáng kể, thì không tránh khỏi những
thành công và thất bại dẫn đến kết quả đạt được rất thấp. Nhiều cơ sở sản xuất nấm
thua lỗ, làm mất vốn của nhà nước, chưa tạo được uy tín trên thị trường, mặc dù
tiềm năng để phát triển nghề nấm là rất lớn.
* Tiềm năng phát triển nấm ở nước ta.
- Nguồn nguyên liệu trồng nấm sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, bông phế
liệu… ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường. Ước tính cả nước có
trên 40triệu tấn phế liệu, chỉ cần sử dụng khoảng 10 - 15% lượng nguyên liệu
này để nuôi trồng nấm, đã tạo ra trên 1triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn

phân hữu cơ.
15


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

- Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường,
trung tâm đã chọn, tạo ra được một số chủng giống nấm có khả năng thích ứng
với môi trường Việt Nam cho năng suất khá cao, các tiến bộ kỹ thuật về nuôi
trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến ngày càng được hoàn thiện. Trình độ và
kinh nghiệm của người dân được nâng cao. Năng suất trung bình các loại nấm
đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 - 3lần so với 10 năm về trước.
- Vốn đầu tư để nuôi trồng nấm, so với các ngành sản xuất khác không lớn
vì đầu tư chủ yếu là công lao động(chiếm khoảng 30% - 40% giá thành một đơn
vị sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho một lao động
chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập 1.000.000 1.500.000đồng/tháng, chỉ cần một số vốn đầu tư khoảng 10triệu đồng và 100m 2
diện tích đất để làm lán trại.
- Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.
- Riêng đối với nấm Rơm vòng đời của nấm là rất ngắn nhanh thu hoạch,
nhanh thu hồi được vốn do đó có thể lấy ngắn nuôi dài để sản xuất mặt hàng
khác và cũng có thể ngừng sản xuất nếu thị trường nấm Rơm biến động, đây
cũng là lợi thế của việc sản xuất nấm Rơm.
- Phát triển nghề sản xuất nấm còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường. Phần lớn, rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa
phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng, hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi
gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử

dụng, nếu đem trồng nấm, không những tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị cao
mà phế liệu sau khi trồng nấm được chuyển sang làm phân bón hữu cơ, tạo độ
phì nhiêu cho đất.
Với những tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta là tương đối
thuận tiện cho nghề trồng nấm, để đi đến được những thành công thì không
tránh khỏi những thất bại. Sau đây là những nguyên nhân chưa thành công của
nghề trồng nấm(đối với các tỉnh phía Bắc) là:
16


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

* Việc tổ chức sản xuất nấm của các đơn vị chuyên ngành về nấm còn
nhiều yếu kém:
- Chất lượng giống nấm chưa được đảm bảo từ khâu sản xuất cho đến quá
trình nuôi giống, bảo quản, cách sử dụng. Các loại giống nấm đã đang được nuôi
ở Việt Nam, từ nhiều nguồn giống khác nhau. Một số giống nhập từ Hà Lan, Đài
Loan, Trung Quốc, Italia, Nhật Bản… một số khác được sưu tầm trong nước,
song việc chọn lọc, kiểm tra, để đánh giá tiềm năng về năng suất và chất lượng
của từng loại từ đó để nhân giống đại trà phục vụ sản xuất hầu như chưa có đơn
vị nào đảm trách.
- Khâu hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm muốn đạt đến chất
lượng xuất khẩu, đến từng hộ gia đình không đầy đủ, do thiếu cán bộ và trình độ
kỹ thuật còn non kém. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và làm công tác kỹ thuật về
nấm ăn được đào tạo cơ bản tại các trường đại học, có kinh nghiệm lâu năm,
chuyên tâm với nghề nghiệp còn quá ít.

- Hợp đồng xuất khẩu nấm thường không đủ về số lượng, chất lượng thấp
dẫn đến mất lòng tin với khách hàng nước ngoài.
* Các thiết bị, công nghệ trồng nấm nhập khẩu từ nước ngoài không phù
hợp với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà giá thành sản xuất
1kg nấm theo công nghệ Đài Loan và Italia cao hơn nhiều so với giá thành 1kg
nấm sản xuất trong dân.
- Thiết bị trồng nấm, chủ yếu là máy băm rơm rạ, hệ thống quạt gió, hệ
thống tưới nước, máy đảo ủ nguyên liệu…
- Nhà trồng nấm tập trung kiểu trang trại.
- Công nghệ nuôi trồng và hệ thống thiết bị không đồng bộ.
* Công tác nghiên cứu về công nghệ chọn, tạo giống, công nghệ nuôi
trồng các loại nấm ăn đạt năng suất cao, giá thành hạ, công nghệ bảo quản, chế
biến nấm đạt chất lượng ở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất chưa
được chú trọng.
17


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm hiện nay, được du
nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và các nước Châu Âu. Trong quá trình
nghiên cứu và triển khai sản xuất có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện tự
nhiên, xã hội của Việt Nam, song năng suất thu hoạch còn rất thấp(đạt 50% so
với thế giới).
* Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về giá trị dinh dưỡng và cách
ăn, nấm trên các thông tin đại chúng còn quá ít. Số người chưa tiếp xúc với

nấm ăn còn rất nhiều, có người còn chưa được nhìn thấy, có cảm giác lạ và sợ
nấm. Phần lớn, nguời dân Việt Nam chỉ biết đến nấm Hương, Mộc Nhĩ và nấm
Sò. Để tạo ra thị trường tiêu thụ nội địa được tốt, mọi người Việt Nam đều biết
ăn nấm, xem nấm như là một loại thực phẩm quý thì công tác tuyên truyền là
rất cần thiết.
Hiện nay giá bán nấm tươi ngoài thị trường rất cao(nấm Rơm 20.000 30.000đồng/1kg, nấm Mỡ 20.000đồng/1kg) người sản xuất chỉ bán với giá bằng
30 - 50% giá bán lẻ. Nhiều người muốn ăn nấm mà không biết mua ở đâu và
ngược lại người trồng ra nấm không biết bán nơi nào.
* Hiện tượng “tranh mua, tranh bán”, đối với các cơ quan chức năng, làm
công tác xuất khẩu nấm đã diễn ra. Số lượng nấm, thời gian qua ở các tỉnh phía
Bắc chưa đáng kể, chủ yếu là tiêu thụ nội địa, một số đơn vị thu gom xuất khẩu
mỗi nơi chào một giá khác nhau. Ở các tỉnh miền nam, số lượng nấm Rơm rất
nhiều, các khách hàng nước ngoài khai thác được “ sự cạnh tranh không lành
mạnh” này đã ép cấp, ép giá. Nhà nước chưa có hệ thống tổ chức chỉ đạo tổng
thể từ cơ quan nghiên cứu đến các cơ sở sản xuất, xuất khẩu nấm. [2]

18


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng: Nấm ăn.
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian nghiên cứu: Từ 07/01/2009- 15/05/2010.
3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Việt Yên
+ Vị tri địa lý.
+ Khí hậu, lương mưa, ẩm độ, nhiệt độ, số giờ nắng.
+ Điều kiện kinh tế xã hội.
+ Điều kiện về cơ sở hạ tầng.
+ Dân số, lao động.
+ Trình độ dân trí.
3.2.2. Điều tra về hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt
Yên
- Thành phần cơ cấu cây trồng.
- Diện tích, năng suất, sản lượng.

3.2.3. Điều tra về hiện trạng sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Việt Yên
- Chủng loại và cơ cấu giống nấm.
- Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị tổng thu nhập.
- Điều tra tình hình áp dụng các biện pháp kĩ thuật, tình hình đầu tư cho
việc sản xuất nấm.
+ Cách cấy giống và kỹ thuật chăm sóc cho từng loại nấm.
+ Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ.
+ Các biện pháp kĩ thuật khác(che chắn, kích nhiệt…)

19


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp




Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm ở huyện
3.2.5. Đánh giá tiềm năng phát triển sản xuất nấm của huyện
3.3. Phương pháp nghiên cứu

- Tổng hợp số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Việt
Yên
- Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất
nấm ở toàn huyện.
- Điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất nấm về tình hình sản xuất.
+ Chọn các hộ sản xuất điển hình ở các xã.
+ Phỏng vấn theo phiếu điều tra.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của
một số loại nấm ăn.
+ Thời gian sinh trưởng của các loại nấm.
+ Sâu bệnh hại nấm.
+ Năng suất thực thu(kg/1tấn nguyên liệu): Năng suất thực tế thu được.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế: Tính trên 1 tấn nguyên liệu
+Tổng chi phí đầu tư.
+ Giá trị sản xuất = Giá bán x Năng suất/1 tấn nguyên liệu(triệu đồng).
+ Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
. Thu nhập hữu hiệu(TNHH)/1 tấn nguyên liệu = Tổng thu - Tổng chi phí.
. Thu nhập hữu hiệu/Tổng chi phí.
.Thu nhập hữu hiệu /1công lao động(vnđ).

20



Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên

4.1.1. Vị trí địa lý:
Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang cách
thủ đô Hà Nội 40km về phía bắc theo quốc lộ 1A cũ, toàn huyện có 19 đơn vị
hành chính trong đó có: 5 xã miền núi và 2 thị trấn( Bích Động và thị trấn
Nếnh), với tổng diện tích đất tự nhiên là 17144,70ha, huyện có 38385 hộ với
tổng số là 164750 nhân khẩu, bình quân mật độ dân số 941người/km 2(2009).
Huyện Việt Yên có phạm vi ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
Phía Đông giáp với huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang
Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên
Phía Tây giáp với huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà.
Phía Nam giáp với huyện Quế Võ và thành phố Bắc Ninh.
Là huyện được tỉnh chọn để đầu tư phát triển công nghiệp, trên địa bàn
huyện có 3 khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Đình Trám, khu công
nghiệp Quang Châu và khu công nghiệp Vân Trung. Ngoài ra còn có một số
doanh nghiệp thuê đất sản xuất ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Huyện Việt Yên nằm giữa 2 thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh có vị trí
tương đối thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Đây là địa bàn đầu
mối của một số thuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 37, tỉnh lộ 272 nối
vùng đồng bằng tỉnh Bắc Giang với các huyện miền núi Tây Bắc và Đông Bắc
của các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông xuyên việt như
Quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 1A mới, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến

đường sắt Bắc Nam và giao thông đường thuỷ trên sông cầu. Việt Yên nằm
tương đối gần với thủ đô Hà Nội cách 45km và một số trung tâm kinh tế- xã hội.
21


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Là huyện được tỉnh chọn là nơi phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nghề nông thôn, dịch vụ trên địa bàn
huyện. Việt Yên có vị trí điều kiện thuận lợi phát huy tiềm năng đất đai, cũng
như các nguồn lực khác cho việc giao lưu hàng hoá, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.
Bảng 4.1. Một số yếu tố về khí hậu thời tiết: Nhiệt độ, ẩm độ, số giờ nắng,
lượng mưa.
Tháng

Nhiệt độ(O0 C)

Số
giờ Lượng
nắng(h)
mưa(mm)

Trung
bình


Cao nhất

Độ ẩm(%)

Thấp nhất

2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008

2009

2008 2009

T1

20

21

18

14

10

11

61

44


28,8

1,4

79

75

T2

24

25

19

20

11

18

29

69

23,5

13,3


72

86

T3

26

23

20

21

18

16

56

54

59,6

42,3

84

84


T4

33

34

23

24

20

20

78

94

47

116,8

84

87

T5

37


36

26

26

24

25

156 158 155,5 224,8

85

84

T6

39

40

29

29

26

26


113 157 259,4 174,9

83

81

T7

40

39

30

32

25

26

153 171 382,3 255,2

83

83

T8

39


37

28

29

25

26

162 212 3380,1 93,6

86

82

T9

38

35

27

28

24

25


150 166 234,3 112,2

85

83

T10

28

30

26

26

24

22

112 130 110,7 123,9

82

81

T11

26


26

20

21

19

20

143 135 273,1

0,2

79

70

T12

25

28

19

20

17


18

110

16,8

3,1

76

77

Trung
bình

-

-

-

-

109, 148,
161,4
1
6

96,8


-

-

23.7 24,3

95

(Nguồn: Trạm khí tượng Bắc Giang năm 2009)

22


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Qua bảng 4.1 cho thấy:
Huyện Việt Yên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nên có một chế độ nhiệt phong phú, độ ẩm tương đối cao. Ở đây hình
thành 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Mùa nào thứ đó nên
sản phẩm nấm rất phong phú và đa dạng(nấm Sò, nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm
Mộc Nhĩ...).
Thời tiết có nhiều thay đổi về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa... qua mỗi năm
và có nhiều biến đổi thất thường. Nhiệt độ các tháng mùa đông(T11 –T2) có khi
lên tới 30oC không thuận lợi cho sinh trưởng của các nấm ưa lạnh(nấm Mỡ).
Nhiệt độ các tháng 5, 6, 7, 8 nhiệt độ cao dao động từ 25 - 40 0C rất thuận lợi cho
sinh trưởng của nấm Rơm. Lượng mưa năm 2009 lại rất thấp, thấp hơn năm

2008 là 63.7mm và phân bố không đồng đều ở các vùng, các tháng. Mưa tập
trung ở các tháng 5, 6, 7, 8 chiếm khoảng 50 - 70% so với tổng lượng mưa mà
cao nhất là tháng 7 là 255 mm, còn các tháng 1, 2, 3, 4 và tháng 10, 11, 12 lương
mưa rất thấp chiếm khoảng 30 - 40% so với tổng lượng mưa. Lượng mưa thấp
nhất vào các tháng 11 - 12 (lượng mưa dao động từ 0,2 - 3.1mm). Điều này gây
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt công tác thâm canh tăng vụ. Vì
lượng nước tưới không đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận
lợi và cho năng suất cao được đặc biệt là các cây trồng vụ đông. Nhưng khi
trồng nấm thì lượng nước hao phí ít hơn so với trồng các loại cây nông nghiệp
khác. Do vậy chính quyền địa phương nên có các chính sách tuyên truyền,
khuyến khích hỗ trợ người dân tham gia hoạt động sản xuất này.
Độ ẩm trên địa bàn huyện tương đối cao giao động từ 72 - 86% thuận lợi
cho Sự sinh trưởng của nấm, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu,
bệnh phát triển và gây hại.

23


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

Số giờ nắng trong các tháng chênh lệch nhau nhiều, tháng cao nhất là 212
giờ(tháng 8 ), trong khi tháng thấp nhất chỉ có 54 giờ(tháng 3). Trong năm có 5
tháng có số giờ nắng nhỏ hơn 100 giờ đó là các tháng 12, 1, 2, 3, 4. Các tháng
còn lại đều có số giờ nắng lớn hơn 100 giờ đó là các tháng: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
4.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên.

Năm

Năm 2008

Năm 2009

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

(ha)

(%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp

10265,22

100

9881,63


100

Diện tích đất trồng cây hàng năm

8657,93

84,3

8347,13

84,5

Diện tích đất vườn tạp

755,01

7,5

770

7,784

6,7

0,07

7,5

0,076


6

0,06

7

0,07

819,58

8

750

7,57

Loại đất

Diện tích trồng cây lâu năm
Đất đỏ chuyên dùng vào chăn nuôi
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Việt Yên năm 2009)
Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy:
Diện tích đất nông nghiệp giảm 383,59ha do sự phát triển của các ngành
công nghiệp, kinh doanh nên một phần đất nông nghiệp đã được sử dụng để xây
dựng các nhà máy, xí nghiệp… Đất trồng cây hàng năm có tăng nhưng không
đáng kể, diện tích trồng cây lâu năm đã tăng hơn là 0,006% bởi vì địa hình của
huyện là có đồi núi việc trồng cây lâu năm trên đồi núi không canh tác cần trồng
thêm cây lâu năm để mở rộng diện tích phục vụ cho gia đình, đất nuôi trồng

thuỷ sản giảm 0,43% so với năm trước nhưng cũng không đáng kể vẫn tăng
thêm được giá thành thu nhập. Nhìn chung việc sử dụng đất nông nghiệp cũng
thay đổi và có hiệu quả cao, sự chuyển đổi hợp lý cơ cấu đất đai đã đem lại thu
nhập cao hơn cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
24


Chuyên đề báo cáo tốt nghiệp



Trần Thị Nhài – LTKHCT K1

người lao động. Do chính sách của Nhà nước và UBND huyện quan tâm nên có
nhiều mặt hàng trong nước như sản phẩm thuỷ sản, thóc gạo, rau hoa quả…đã
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới nên lợi nhuận thu được là rất cao. Trong
lĩnh vực chăn nuôi phát triển đúng hướng các loại gia súc(trâu bò) tăng nhanh
nên diện tích đất trồng cỏ cũng tăng.
* Nhận xét về điều kiện tự nhiên của huyện
a. Thuận lợi
- Huyện Việt Yên nằm giữa hai thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh có nhiều
tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 1A mới,
quốc lộ 37, tuyến đường thuỷ Sông Cầu…thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
- Do hệ thống sông ngòi phong phú hàng năm đã tưới và tiêu nước kịp thời
cho các loại cây trồng vào mùa khô và khi có mưa lũ, những hệ thống sông này
hàng năm cũng để lại một lượng phù sa ở hai bên sông tạo nên một lớp đất phù
sa rất tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Diện tích đất bạc màu khá lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trồng
các cây công nghiệp hàng hoá ngắn ngày như đậu tương, lạc…

- Quỹ đất đồi núi, mặt nước chưa sử dụng còn tương đối nhiều đây là tiềm
năng cần được khai thác đưa vào sử dụng những năm tới.
b. Khó khăn
- Tuy có hệ thống sông ngòi bù đắp hàng năm, nhưng các xã tiếp giáp
với sông không nhiều do vậy những cánh đồng còn lại đất không được tốt,
còn có rất nhiều đất bạc màu, đất chua khó khăn cho việc chăm sóc, tốn kém
trong quá trình mua vật tư nông nghiệp vì vậy năng suất cây trồng kém, hiệu
quả kinh tế thấp.
- Nhiều xã không gần nguồn nước tưới phải nhờ nước trời để tưới cho cây
trồng nên rất bị động trong việc tưới tiêu, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất của cây trồng.
25


×