Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Tri thức khoa học trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

TRI THỨC KHOA HỌC TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY

TRI THỨC KHOA HỌC TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Vũ Văn Gầu


Phản biện:
1.PGS. TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN
2.PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
3.PGS.TS. NGUYỄN THANH
Phản biện độc lập:
1.PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
2.PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, tâm huyết của tác
giả được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Vũ Văn Gầu.
Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất cứ
công trình nào khác

Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Thị Ngọc Thùy


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
APEC

: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CNTT

: Công nghệ thông tin

CBQT

: Công bố quốc tế

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GS

: Giáo sư

HDI

: Chỉ số phát triển con người

H

: Chỉ số đo lường tầm ảnh hưởng của bài báo khoa học quốc tế

IMF


: Quỹ Tiền tệ quốc tế

ICI

: Công nghệ thông tin và truyền thông

IT

: Công nghệ thông tin

ISI

: Viện Thông tin khoa học

KCNC

: Khu công nghệ cao

KEI

: Chỉ số kinh tế tri thức

KI

: Chỉ số tri thức

KHCN

: Khoa học Công nghệ


LLSX

: Lực lượng sản xuất

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ODA

: Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức

PGS

: Phó giáo sư

R&D

: Nghiên cứu và phát triển


SCImago

: Tổ chức xếp hạng và đánh giá khoa học

SEL

: Vùng trọng điểm quốc gia

TS


: Tiến sĩ

UNESCO

: Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc

VS

: Viện sĩ

VNRENSAT

: Dự án phóng vệ tinh viễn thám

WIPO

: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC KHOA HỌC VÀ KINH
TẾ TRI THỨC ........................................................................................................ 18
1.1. Tri thức khoa học và kinh tế tri thức .............................................................. 18

1.1.1. Khái niệm và phân loại của tri thức khoa học ............................................. 18
1.1.2. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức ......................... 32
1.1.3. Những điều kiện để tri thức khoa học trở thành yếu tố cơ bản của
kinh tế tri thức ........................................................................................................ 46
1.2. Vai trò của tri thức khoa học đối với kinh tế tri thức .................................. 59
1.2.1. Tri thức khoa học là cơ sở, phương tiện để phát triển kinh tế tri thức ........ 59
1.2.2. Tri thức khoa học là động lực cơ bản để phát triển kinh tế tri thức ............ 63
Kết luận chương 1: .................................................................................................. 69
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN TRI THỨC KHOA HỌC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY .......................................................................................................................... 72
2.1.Thực trạng phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam hiện nay .................... 72
2.1.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay .............. 73
2.1.2. Thực trạng nguồn nhân khoa học công nghệ và cơ sở giáo dục đào
tạo ở Việt Nam hiện nay .................................................................................... 83
2.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ chế chính sách của khoa
học công nghệ ở Việt Nam hiện nay ................................................................. 90
2.2. Phát triển kinh tế tri thức và những yêu cầu khách quan đối với
quá trình phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam hiện nay .................... 100


2.2.1. Tính tất yếu của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế tri thức và
những thời cơ, thách thức đối với quá trình phát triển tri thức khoa học
ở Việt Nam hiện nay. ....................................................................................... 100
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển tri thức khoa học để thực hiện mục tiêu xây
dựng kinh tế tri thức ở một số nước phát triển và bài học vận dụng cho
Việt Nam .......................................................................................................... 122
Kết luận chương 2 .................................................................................................. 144
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRI

THỨC KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................... 147
3.1. Phương hướng phát triển tri thức khoa học để xây dựng và phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay ................................................... 147
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay về phát triển
tri thức khoa học ................................................................................................ 148
3.1.2. Phương hướng phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam hiện nay ............. 155
3.2.Một số giải pháp cơ bản phát triển tri thức khoa học nhằm thực hiện
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện
nay ...................................................................................................................... 167
3.2.1. Nhóm giải pháp về giáo dục - đào tạo ...................................................... 168
3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường khoa học công nghệ ................. 176
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ICT ..................................................................................................................... 182
3.2.4. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển tri thức khoa học.......... 185
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 194
PHẦN KẾT LUẬN

...................................................................... 197

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 201
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 210


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở tất cả mọi thời đại của lịch sử xã hội, trong một phương thức sản xuất
nhất định, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - được biểu hiện thông qua
trình độ của người lao động, trình độ công cụ, phương tiện lao động - là yếu tố

quyết định trình độ phát triển của phương thức sản xuất nói riêng, của nền sản
xuất xã hội nói chung. Tri thức khoa học luôn luôn là một trong những yếu tố
quyết định trình độ của người lao động, của công cụ lao động và phương tiện lao
động… Nếu như công cụ, phương tiện lao động được xem là sức mạnh trí tuệ của
con người được vật chất hóa trong nền sản xuất, và người lao động với năng lực
trí tuệ của họ là khâu then chốt trong lực lượng sản xuất, thì tri thức khoa học
chính là nền tảng đầu tiên, là đòn bẩy phát triển cho các bộ phận giữ vai trò quyết
định trong lực lượng sản xuất, khi tri thức khoa học được vật chất hóa trong nền
sản xuất, sẽ tạo thành công nghệ - kỹ thuật, ứng dụng để phát triển công cụ,
phương tiện lao động; còn người lao động, một khi được dẫn dắt bởi tri thức khoa
học thì sẽ tạo nên năng lực trí tuệ, là một sức mạnh to lớn để làm biến đổi thế
giới. Cho nên, có thể nói, sự phát triển của nền sản xuất, của các thời đại kinh tế,
của xã hội loài người…phụ thuộc vào sự phát triển của tri thức khoa học.
Từ thập niên 1990 đến nay, sau khi xóa bỏ cơ chế bao cấp, Đảng Cộng sản
Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, về cơ bản, đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu chiến
lược “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại” [25, tr.70]. Bản chất của kinh tế thị
trường là hoạt động xã hội hóa lao động ngày càng được đẩy mạnh, cả chiều rộng
và chiều sâu, dưới sự tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nền
kinh tế thị trường hiện đại phát triển đầy biến động với tốc độ khá nhanh, để lại
đằng sau những gì là lỗi thời về cơ sở kỹ thuật, về quan hệ kinh tế - xã hội, nó


2

cũng luôn tạo ra những lực lượng sản xuất mới, những quan hệ kinh tế, xã hội,
chính trị mới để không ngừng phát triển, tiến lên giai đoạn cao hơn - giai đoạn
kinh tế tri thức. Như vậy, tiến lên kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu,

khách quan của kinh tế thị trường, do đó để phát triển nhanh và bền vững, Việt
Nam cần nhanh chóng đầu tư cho tri thức khoa học để tạo động lực cho phát triển
nhằm tất yếu hình thành và phát triển kinh tế tri thức.
Mặt khác, những thành tựu mang tính đột phá của các cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại, đã tạo nên những bước nhảy vọt về mọi mặt
trong đời sống xã hội, nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức, tạo nên một nền móng mới cho lịch sử nhân loại.
Trong sự chuyển đổi đặc biệt đó, tri thức khoa học, ngày càng giữ một vai trò
quan trọng, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của xã hội. Nếu trong thiên
niên kỷ thứ nhất của xã hội loài người, nguồn năng lượng chủ yếu của xã hội chỉ
mới là than đá, sức gió, sức nước, sức mạnh cơ bắp của con người và gia súc;
thiên niên kỷ thứ hai, là sự phát triển vượt bậc của nguồn năng lượng dầu khí,
máy hơi nước, điện, năng lượng nguyên tử phân hạch, v.v… thì hiện nay, nhân
loại đang tiến vào thiên niên kỷ thứ ba dựa trên sức mạnh của các ngành khoa học
công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,
công nghệ năng lượng hạt nhân tổng hợp nhiệt hạch v.v… Như vậy, khi tiến vào
kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ và kỹ thuật cao thực sự là động lực phát
triển hàng đầu của nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới. Trên thực tế, bản đồ
kinh tế - chính trị của thế giới đã có sự thay đổi khá phức tạp, thể hiện ở sự thăng
trầm và chuyển đổi thứ bậc xếp hạng của nhiều cường quốc, nhiều khu vực trên
thế giới, và một trong những nguyên nhân sâu xa của tất cả sự thay đổi đó chắc
chắn rằng đều nằm ở vị trí ưu tiên đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong
chiến lược phát triển của các quốc gia.
Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, để giành được vị trí dẫn đầu trong
mọi lĩnh vực, nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đều chú trọng
tăng cường đầu tư vào phát triển khoa học - công nghệ, tập trung mọi nguồn lực


3


nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, chú
trọng xây dựng, triển khai các chiến lược và chính sách khoa học công nghệ quốc
gia có tính vĩ mô và lâu dài. Ngày nay, việc hợp tác quốc tế về khoa học và công
nghệ nhằm phát triển tri thức khoa học cũng được đề cập và phân tích như một
chiến lược hội nhập rất quan trọng, là một trong những mục tiêu hàng đầu của các
quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Tri thức bao giờ cũng là nguồn lực trí tuệ quan trọng nhất đối với sự phát
triển trên mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh
tế hiện nay, tri thức khoa học đã thực sự là động lực chủ yếu, “trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp”, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất nói riêng cũng như
trong tiến trình phát triển của toàn bộ xã hội nói chung. Kinh tế nước ta đang còn
ở trình độ lạc hậu, kém phát triển, tuy nhiên nếu biết phát huy nguồn vốn trí tuệ,
dựa vào tri thức khoa học và có những chính sách phát triển nguồn lực này một
cách hiệu quả, thì tri thức khoa học sẽ trở thành một lực đẩy vô cùng to lớn làm
chuyển biến xã hội và có thể hỗ trợ Việt Nam rút ngắn con đường đến đích, so với
các nước đi trước trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức. Chiến lược phát
triển khoa học công nghệ đã được Đảng ta đề ra và triển khai thực hiện từ khá
sớm, ở Đại hội X, Đảng ta xác định rõ khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy
vọt và những đột phá mới, đây cũng là lần đầu tiên trong Nghị quyết Đại hội
Đảng, đề cập đến vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới. Điều này cho thấy, phát triển
tri thức khoa học chính là một trong những nhiệm vụ đang được Đảng và Nhà
nước Việt Nam quan tâm. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định tiếp tục phát triển kinh
tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ vẫn là
mấu chốt để phát triển quốc gia. Vậy, sự phát triển tri thức khoa học được coi như
là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh và
bền vững của một quốc gia dân tộc ở mọi giai đọan lịch sử, đặc biệt, trong điều
kiện hiện nay phát triển tri thức khoa học còn là một trong những yếu tố mang
tính quyết định để hoàn thành mục đích phát triển kinh tế tri thức, Đại hội XI



4

cũng khẳng định: cần nỗ lực “phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức
của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng
và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020” [25, tr.78]. Việc
phân tích vị trí, vai trò, những vấn đề đặt ra của tri thức khoa học, những giải
pháp phát triển tri thức khoa học trong quá trình phát triển kinh tế tri thức tại Việt
Nam trong thời kỳ chuyển đổi mô hình phát triển, thực hiện sâu rộng tái cơ cấu
nền kinh tế, chỉ ra những thành quả bước đầu, những hạn chế của sự phát triển tri
thức khoa học, tác động đa diện, đa chiều của nó đến kinh tế tri thức giữa một thế
giới phẳng, thế giới không biên giới nhưng hết sức phức tạp như hiện nay là điều
cần thiết.
Rõ ràng khoa học công nghệ và tri thức khoa học là yếu tố hàng đầu, là hạt
nhân quan trọng nhất để có thể thực hiện thành công mục tiêu tri thức hóa, khoa
học hóa nền kinh tế mới. Tìm hiểu tri thức khoa học và vai trò to lớn của nó giúp
chúng ta nhận thức và xác định đúng trọng tâm của quá trình phát triển, tiến hành
đầu tư, thúc đẩy và triển khai đúng hướng, đảm bảo rút ngắn quá trình xây dựng
nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời đại mới, nhằm định hướng và triển khai
hiệu quả quá trình xây dựng kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu của thời đại đặt ra.
Vì vậy nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tri thức khoa học trong quá trình
xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận
án tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Sự phát triển tri thức khoa học và sự tác động, ảnh hưởng của nó được coi
như là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển nhanh,
mạnh và bền vững của một quốc gia dân tộc ở mọi giai đọan lịch sử. Vì vậy, đề
tài được nhiều học giả quan tâm, Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về tri
thức khoa học trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay
theo ba hướng cơ bản sau:

Hướng thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về tri thức khoa học
và vai trò của tri thức khoa học.


5

Ở nước ngoài, tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình như
công trình của David – Clandes ( 1998), The wealth and Poverty of nation, USA
(Sức mạnh và năng lực quốc gia). Thomas Friedman (2005), The World is
flat(Thế giới phẳng), Farrar, Straus v Giroux, New York, USA. Sience and
industry in the 19th century (Khoa học và nền công nghiệp thế kỷ 19), London. J.
D. Bernal, (1944), The Social Function of Science (Chức năng xã hội của khoa
học),

George

Routledge,

London;

K.Y.Tan,

M.H.Toh,

L.Loh

(1998),

Competitiveness of the Sigapore economy (Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Singapore), Singapore. Word Bank Report (Asia – Paciffic Economic

Cooperation) (2000), Knowledge for development (tri thức cho sự phát triển).
Sách đã dịch sang tiếng Việt có khá nhiều như công trình của tác giả Ikujiro
Nonaka, Ryoko Toyama và Toru Hirata (2010), Quản trị dựa vào tri thức
(Knowledge – based Management), Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội. Bộ ba tác
phẩm: Alvin Toffler (1992) Cú sốc tương lai; Làn sóng thứ ba; Thăng trầm quyền
lực, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội. Gaston Bachelard (2009), Sự hình
thành tinh thần khoa học, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. Steven Benton and
Melissa Giovagnoli (2008), Khám phá nguồn lực tiềm ẩn, Nhà xuất bản Tri thức,
Hà Nội. Chính phủ Anh (2000), Sách Trắng về khoa học và đổi mới: Sự vượt trội
và cơ hội, Anh Quốc.
Cuốn sách The wealth and Poverty of nation, xuất bản năm 1998 của tác
giả David – Clandes là một công trình tiêu biểu ở Mỹ, đã chỉ ra khoa học và công
nghệ vừa là tài sản quý giá, vừa là năng lực phát triển của quốc gia, nó là yếu tố
làm sáng tỏ lý do tại sao một số nước và vùng lành thổ trên thế giới tạo nên được
những cú nhảy vọt như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…
Alvin Toffler với bộ ba tác phẩm : Cú sốc tương lai; Thăng trầm quyền
lực và Làn sóng thứ ba, trong đó Làn sóng thứ ba là cuốn sách có tầm tổng hợp
quy mô lớn, miêu tả nền văn minh cũ và phác họa hình ảnh một nền văn minh
tương lai. Vi tính, thông tin và khoa sinh hóa - là những cơ sở của nền kinh tế
tương lai mà Làn sóng thứ ba đã đề cập tới. Đọc Làn sóng thứ ba, độc giả sẽ tìm


6

thấy nhiều điều thú vị. Và như chính tác giả của cuốn sách này đã nói : Làn sóng
thứ ba cùng một lúc sẽ cung cấp những câu trả lời và sẽ đặt những câu hỏi mới.
Tuy vậy, trong cuốn sách này, tác giả muốn đi đến thuyết hội tụ giữa chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa tư bản. Xét về mặt thế giới quan triết học, tác giả có nhiều quan
điểm khác với chúng ta. Những quan điểm đó còn cần phải thảo luận, và tranh
luận nhiều.

Tác giả Thomas L. Friedman trong cuốn sách Thế giới phẳng: Tóm tắt lịch
sử của Hai mươi thế kỷ đầu tiên, đã tập trung phân tích vấn đề toàn cầu hóa một
cách độc đáo, với lập luận xoay quanh quá trình "trở nên phẳng" của thế giới.
Khái niệm "phẳng" ở đây đồng nghĩa với "sự kết nối". Những tiến bộ vượt bậc
của cách mạng số và môi trường thông thoáng của toàn cầu hóa xóa bỏ những trở
ngại về địa lý. Cách mạng thông tin, cách mạng số và thời đại Internet đã cho
phép các cá nhân, tổ chức, các quốc gia kết nối và hợp tác hiệu quả với nhau trên
quy mô toàn cầu để tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn….
Học giả người Anh J. D. Bernal đã giới thiệu khái niệm "Cách mạng khoa
học - kỹ thuật" trong tác phẩm "The Social Function of Science" (Chức năng xã
hội của khoa học) để mô tả vai trò mới của khoa học - kỹ thuật trong tiến trình
phát triển của xã hội. Bernal đã vận dụng thuyết về lực lượng sản xuất của Các
Mác để minh chứng rằng khoa học đang trở thành một "lực lượng sản xuất" trong
xã hội. Tác phẩm này là nỗ lực của Bernal để chỉ ra vai trò to lớn của khoa học,
công nghệ, nó không chỉ là khâu bảo tồn trí tuệ mà phải thực hiện được chức
năng vốn có của mình là cải thiện đời sống nhân loại. Đây là một nghiên cứu
mang tính đột phá đối với các vấn đề của khoa học công nghệ và trong cả các
chính sách công để phát triển khoa học công nghệ.
Những nghiên cứu trong các công trình trên phần nào cho thấy được cái
nhìn tổng thể về tri thức khoa học cũng như tầm quan trọng của tri thức khoa học
trong thời đại mới. Đó cũng chính là những cơ sở dữ liệu và nền tảng để từ đó, tác
giả luận án tiếp tục nghiên cứu vấn đề ở góc độ sâu hơn, gắn nó với tình hình và
bối cảnh thực tế ở Việt Nam.


7

Ở trong nước, có nhiều công trình liên quan đến vấn đề này như Bộ khoa
học công nghệ và môi trường, (1996), Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước và cách mạng công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Phát

huy nguồn tài nguyên trí thức của đất nước, Tạp chí khoa học và Tổ quốc, số 10.
TS. Trần Hồng Lưu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Danh Sơn (2000),
Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế – xã hội
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Mạch Ngọc Thuỷ (2004), Góp phần tìm hiểu vai trò của đội ngũ trí thức
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận văn
thạc sỹ, Tp. Hồ Chí Minh. Đặng Mộng Lân – Lê Minh Triết (1999), Công nghệ
thế giới đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Hoàng Đình Phu
(1998), Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hóa, Nhà xuất bản Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu
phát triển đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiến sĩ Trần Hồng Lưu trong công trình: Vai trò của tri thức khoa học
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Tác giả
này tập trung phân tích và hệ thống hoá khái niệm, kết cấu, phân loại tri thức khoa
học, tìm ra cách hiểu đúng về khái niệm tri thức khoa học và làm rõ vai trò của tri
thức khoa học đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh tác
động của toàn cầu hoá kinh tế thị trường và kinh tế tri thức, đưa ra một số giải
pháp nhằm phát huy vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Công trình “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” là
thành quả nghiên cứu nghiêm túc của TS Bùi Thị Ngọc Lan, đã tập trung phân
tích và chỉ rõ vai trò, vị trí và chức năng của nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện
nay - bộ phận trung tâm làm nên chất lượng và sức mạnh đổi mới cho nền kinh tế


8


- trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng và đánh giá mức độ phát triển của
nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp
nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ cho xã hội ta ngày nay. Đây là một cuốn sách
hay và chứa đựng nhiều tâm huyết của người viết, tác giả luận án rất tâm đắc với
nhiều quan điểm của tác giả cuốn sách, tuy nhiên, ở công trình này, TS. Bùi Thị
Ngọc Lan tập trung tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tổng lực nguồn lực trí tuệ
trong sự nghiệp đổi mới, còn tác giả luận án tiếp cận cuốn sách và tiếp thu tinh
thần đề cao vị trí và vai trò nguồn lực trí tuệ để phục vụ hướng nghiên cứu của
mình: Vai trò của tri thức khoa học trong phát triển kinh tế tri thức.
Tác giả Danh Sơn viết về vấn đề ở khía cạnh Quan hệ giữa phát triển
khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế – xã hội trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam, đã làm rõ vai trò động lực của tri thức khoa học và
công nghệ trong sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, tác giả này cho rằng tri
thức khoa học chính là đầu tàu và là nhân tố có vai trò then chốt để có thể thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Tác giả
Nguyễn Đắc Hưng trong cuốn “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất
nước” đã nêu lên vị trí vô cùng quan trọng của đội ngũ trí thức cũng như vai trò
quyết định của tri thức khoa học trong sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay
Đây là những tài liệu quý mà tác giả đã tìm hiểu, kế thừa, từ những góc
nhìn, cách phân tích, đánh giá và những hướng nghiên cứu khác nhau, của các
vấn đề khác nhau (có ít nhiều liên quan đến các nội dung của luận án) mà những
nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được, tác giả tiếp thu một cách có chọn lọc và từ
đó vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ của luận án một cách có hiệu quả hơn.
Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức nói
chung trên thế giới và xu thế phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Ở nước ngoài, liên quan đến vấn đề này có khá nhiều tác giả với các tác
phẩm như: Admade. M(2009), Knowledge – Based Economy and Local
Innovative Network:Recent theoretical and Methodogical Trend, Glasgow,
Scotland; APEC (1999), Toward knowledge – based economies in APEC, APEC.



9

David – Clandes, (1998), The wealth and Poverty of nation, USA; Đặng Thị Việt
Đức(2009), The emergence of knowledge economy through ICT in developing
countries: the case of Vietnam, Luận án tiến sĩ. Ohno. K(2007), The East Asia
growth regione and political development Vietnamese student Symposium on
Economy and Technology, Tokyo. Commission of Eroupean Communities (1993),
White Paper, The challenges and way forward into the 21st century. Ducatel. K
(1998), Learing and Skill in the Knowledge Economy, Working Paper. Sách dịch
thì có Ngô Quý Tùng (2001), Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XX,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
Tác giả Ngô Quý Tùng trong cuốn “Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội
thế kỷ XXI” thì chỉ ra xu thế tất yếu của kinh tế tri thức trong tương lai không xa
và sự cấp thiết phải chuẩn bị hành trang và tâm thế để cùng thế giới tiến vào nền
kinh tế tri thức. Nội dung của cuốn sách đã cho chúng ta một cái nhìn khá toàn
diện về kinh tế tri thức từ nguồn gốc, nội hàm và đặc điểm của kinh tế tri thức.
Tác giả này cũng đặt lại vấn đề về khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ
nhất, đồng thời ông phát họa cách nhìn mới về các nguồn tài nguyên: tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên tri thức, từ đó đặt vấn đề là làm sao để nguồn tài nguyên
thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt giúp cho nền kinh tế công nghiệp có thể phát
triển thành kinh tế tri thức.
Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã tổ chức hội
thảo “Hướng tới nền kinh tế dựa trên tri thức trong APEC” (Toward knowledge –
based econonies in APEC). Tổ chức này nhận ra tầm quan trọng của tri thức trong
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong tương lai, từ đó hướng
đến phát triển các nền kinh tế APEC dựa trên tri thức. Để giải quyết được mục
tiêu này, Ủy ban Kinh tế APEC khởi xướng dự án nghiên cứu "Hướng tới nền
kinh tế dựa trên tri thức trong APEC” vào giữa năm 1999, nhằm thúc đẩy hiệu
quả việc vận dụng sáng tạo và phổ biến tri thức trong các nền kinh tế của các

quốc gia thuộc APEC. Hội thảo đã được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 6
năm 1999 và tháng 6 năm 2000. Theo đó bảy nền kinh tế đã được lựa chọn để đại


10

diện cho bốn cụm nền kinh tế APEC: các nền kinh tế phát triển nhất (Úc và
Canada); các nền kinh tế phát triển cao ở châu Á (Singapore và Hàn Quốc); các
nền kinh tế đang phát triển nhanh châu Á (Thái Lan và Philippines) và nền kinh tế
Mỹ Latinh (Chile).
Ủy ban cộng đồng chung Châu Âu từ năm 1993 đã cho xuất bản công trình
White Paper, The challenges and way forward into the 21st century, là một công
trình nghiên cứu khá quy mô bàn về nhiều vấn đề khác nhau của xã hội ở thế kỷ
XXI, từ cơ hội phát triển, năng lực cạnh tranh cho đến xu hướng ngành nghề, sự
phát triển của khoa học công nghệ… nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm xã hội
thông tin (information society) và từ đó đưa đến khái niệm nền kinh tế thông tin,
kinh tế tri thức với tư cách là nền kinh tế mà tốc độ phát triển, xu hướng chuyển
đổi, năng lực cạnh tranh, các dịch vụ, xu hướng ngành nghề và sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đều phụ thuộc nhiều vào thông tin, đặc biệt công trình này nhấn mạnh
đến vị trí, vai trò của thông tin và công nghệ truyền thông – ICT – Information
Comunities Technologies.
Ở trong nước có rất nhiều công trình như công trình tiêu biểu của Đặng
Hữu (2001), Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hóa, Hà Nội. GS. TSKH. Vũ Đình Cự – Trần Xuân Sầm (2006), Lực
lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt
Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Tấn Ngôn Trước (2000), Thời đại kinh tế tri
thức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Kinh tế thế giới tiến vào thế kỷ

XXI (1993), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. PGS, TS. Trần Cao Sơn
(2004), Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức – những nguyên lý cơ bản, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Ngọc (2000), Những xu thế kinh tế trong
thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. TS. Trần Đình Thiên và
TS. Trần Đức Ba (2011), Kinh tế tri thức và khoa học, công nghệ cao, Nhà xuất


11

bản Thanh Niên. Tập thể tác giả GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS. Đào Duy
Huân, TS. Lương Minh Cừ (2005), Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh tế tri thức, những
khái niệm và vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. Lê Thị Ngân
(2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ; Nguyễn Thị Ngọc Hương (2014), Phát triển Kinh tế tri
thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Luận
án tiến sĩ.
Giáo sư,Viện sĩ Đặng Hữu trong công trình khoa học công phu và có giá trị
“Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam”, với
nguồn tài liệu tham khảo phong phú và được chắt lọc hiệu quả, luận chứng thuyết
phục, súc tích giáo sư đã đưa ra khá nhiều thông tin, tư liệu về khái niệm, đặc
trưng, lịch sử hình thành và phát triển của một số nước của kinh tế tri thức cũng
như thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm của một số
nước đi trước trong quá trình phát triển kinh tế tri thức. Trên cơ sở trình bày thực
trạng nền kinh tế Việt Nam, cuốn sách cũng đưa ra những gợi ý về định hướng và
giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Công trình Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam của tập thể tác giả
GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS. Đào Duy Huân, TS. Lương Minh Cừ,
viết về nền kinh tế tri thức khá hệ thống, từ quá trình hình thành, phát triển, thực

trạng xã hội Việt Nam trên con đường tiến đến nền kinh tế tri thức và các giải
pháp chủ yếu đảm bảo xây dựng thành công kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Công trình viết chung của hai tác giả GS. TSKH. Vũ Đình Cự và Trần
Xuân Sầm Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức góp phần làm rõ hơn
những quan điểm về kinh tế tri thức được nêu lên trong văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X, và giúp cho các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến
vấn đề có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn về sự tiến bộ của lực lượng sản xuất
hiện nay, cũng như ảnh hưởng có tính quyết định của nó đến sự phát triển của nền


12

kinh tế tri thức. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, được kết cấu
thành XVIII chương, phần đầu tiên cuốn sách tập trung trình bày một cách khá
toàn diện và đặc biệt khai thác, nhấn mạnh về khoa học, công nghệ và công nghệ
cao; về lực lượng sản xuất mới cũng như những đặc điểm chủ yếu và những tác
động xã hội của lực lượng sản xuất mới (là khoa học công nghệ và công nghệ
cao); phần thứ hai là các vấn đề liên quan đến kinh tế tri thức, tác giả đề cập đến
xu thế phát triển kinh tế tri thức như là một tất yếu lịch sử, những đặc trưng chủ
yếu cũng như sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở một số nước trên thế
giới, nội dung đáng chú ý ở phần này là các tác giả đề cập đến hai hệ thống chính
trị tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa với kinh tế tri thức trong thời đại ngày
nay, cuối cùng, các tác giả tìm hiểu về chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.
Trên đây, là những nhà nghiên cứu có uy tín cùng những công trình có giá
trị của họ đã đưa ra nhiều thông tin tư liệu về nền kinh tế tri thức khá hệ thống, từ
quá trình hình thành, phát triển của kinh tế tri thức ở các nước, ở Việt Nam, thực
trạng xã hội Việt Nam trên con đường tiến đến nền kinh tế tri thức và các giải
pháp chủ yếu đảm bảo xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, là
những tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận án.

Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải
pháp phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam hiện nay
Liên quan đến nội dung này, có nhiều công trình nghiên cứu như: Ban
Tuyên giáo Trung ương (Trung tâm tư liệu quốc gia) (2000), Nền kinh tế tri thức
và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam – Kỷ yếu Hội thảo (2 tập), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Nguyên Phương (2003), Tình hình và kết quả hoạt
động khoa học và công nghệ ở nước ta, Tạp chí Công tác khoa giáo. Bộ khoa học
công nghệ và môi trường (1996), Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước và cách mạng công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ khoa
học công nghệ và môi trường (2002), Khoa học và công nghệ thế giới, Hà Nội.
Bộ khoa học và công nghệ (2002), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001, Hà


13

Nội. GS. TSKH. Vũ Đình Cự (2006), Khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất
hàng đầu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Minh Cương (1998),
Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Thuỵ (1994), Một số vấn đề về chính sách phát
triển khoa học và công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. TS. Vũ
Trọng Lâm (2004), Kinh tế tri thức ở Việt Nam - quan điểm và giải pháp phát
triển, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Hoàng Đình Phu (1998), Khoa
học và công nghệ với các giá trị văn hóa, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội. Phạm Xuân Nam (2001), Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã
hội trong phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Khánh Đức
(2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.TS. Nguyễn Thanh (2007), Vấn đề con người và giáo
dục con người nhìn từ góc độ triết học xã hội, Nhà xuất bản Tổng hợp, TP. Hồ
Chí Minh. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực
tài năng – kinh nghiệm của thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. TS. Hồ Đức

Việt (2010), Xây dựng, phát triển thị trường khoa học công nghệ trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ, Nguyễn Thị
Anh Thu (chủ biên) (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học và
công nghệ trong cơ quan nghiên cứu – phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội.
Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường cùng
Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia: Nền kinh tế tri thức và những
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Hội Thảo có 153 đại biểu, 20 Bộ, ngành tham dự
với 25 đề tài nghiên cứu được đăng trong 2 tập Kỷ yếu của Hội thảo, các đề tài
này tập trung làm rõ nhưng vấn đề chung về kinh tế tri thức, về thời cơ, thách
thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước xu thế phát triển kinh tế tri
thức. Tại Hội thảo, nhiều bài tham luận của các chuyên gia có uy tín được trình
bày, cho thấy cái nhìn bước đầu, nhưng khá toàn diện về nền kinh tế tri thức và


14

diện mạo của nó ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi Việt Nam đã hội
nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Đây là một tài liệu quý, tập hợp những ý kiến,
nhận định của các chuyên gia đầu ngành và những nhà nghiên cứu có uy tín trong
lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế tri thức.
Các công trình của Bộ Khoa học và công nghệ về Khoa học công nghệ Việt
Nam và Khoa học công nghệ thế giới, đã thống kê và cho thấy thực trạng phát
triển tri thức khoa học ở Việt Nam cũng như ở thế giới qua từng năm, là công
trình công phu, nghiêm túc và rất có chất lượng, nó giúp phác họa được bức tranh
của tri thức khoa học trong những năm qua, cho thấy những thành tựu, những hạn
chế trong quá trình phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam. Hơn nữa những công
trình này còn cho thấy được mối tương quan so sánh giữa nền khoa học công
nghệ nước nhà trong bức tranh chung của thế giới.

TS.Vũ Trọng Lâm trong cuốn sách Kinh tế tri thức ở Việt Nam – quan
điểm và giải pháp phát triển, đã phác họa một cách khá đầy đủ và hệ thống các
vấn đề liên quan đến kinh tế tri thức ở Việt Nam, đây cũng là một trong những
công trình đã bước đầu phân tích thực trạng của kinh tế tri thức tại Việt Nam và
đề xuất một số giải pháp khá hữu ích nhằm phát triển kinh tế tri thức.
Các tác giả Trần Khánh Đức, Trần Văn Tùng đều quan tâm đến vấn đề
phát triển nguồn nhân lực trong các công trình của mình như: Giáo dục và phát
triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI và Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
nhân lực tài năng – kinh nghiệm của thế giới. Đây là những tài liệu tìm hiểu và
khẳng định về tầm quan trọng của nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng
cao, những bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trong quá trình đào tạo, sử
dụng nguồn lực quý này cho sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ để tiến lên
kinh tế tri thức.
Đó là tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, nhiều công trình đã tìm hiểu
và đưa ra cái nhìn toàn diện về tri thức khoa học, kinh tế tri thức, nhưng chưa một
công trình nào đi sâu nghiên cứu về những tác động to lớn và vai trò hạt nhân của
tri thức khoa học trong kinh tế tri thức để xây dựng những định hướng và giải


15

pháp phát triển tri thức khoa học nhằm hướng đến xây dựng phát triển kinh tế tri
thức ở Việt Nam hiện nay. Tiếp biến một cách nghiêm túc tất cả những kết quả
nghiên cứu đã nêu, tác giả luận án có điều kiện để tập trung giải quyết các mục
đích và nhiệm vụ đã đặt ra cho luận án một cách toàn diện, đa chiều, sâu sắc và có
giá trị thiết thực.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1 Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về tri thức
khoa học và kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ vai trò to lớn

của tri thức khoa học đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức của
Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản để phát triển tri thức khoa
học, phục vụ quá trình phát triển kinh tế tri thức.
3.2 Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như sau:
Thứ nhất: Phân tích làm rõ các vấn đề lý luận chung về tri thức khoa học,
kinh tế tri thức và vai trò của tri thức khoa học trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế tri thức trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tri thức khoa học ở Việt
Nam trong điều kiện hiện nay; tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước
trong việc phát triển tri thức khoa học để phát triển kinh tế tri thức và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ ba: Trình bày và phân tích làm rõ định hướng cơ bản, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm góp phần phát triển tri thức khoa học để thực hiện quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, lập trường quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngoài
ra để giải quyết các mục đích và nhiệm vụ mang tính đặc thù của luận án, tác giả


16

còn sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng
hợp, so sánh, phương pháp logic – lịch sử, thống kê xã hội học, phân tích, xử lý
số liệu, v. v…
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
Luận án tập trung nghiên cứu về tri thức khoa học trong quá trình xây dựng
và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của một luận án

tiến sĩ triết học. Do đó, tri thức khoa học ở đây được xem là một trong những yếu
tố tiên quyết của lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định trong quá trình tri thức
hóa nền kinh tế, là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển
kinh tế tri thức song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong
chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay
6. Cái mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã có đóng góp mới về mặt học thuật, thể
hiện trên một số điểm sau đây:
Thứ nhất, luận án đã góp phần hệ thống hóa và luận chứng vai trò hạt nhân
của tri thức khoa học đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế tri thức trong
điều kiện hiện nay tại Việt Nam, nhìn tri thức khoa học không chỉ từ góc độ là
yếu tố bên trong mà còn được “khách quan hóa” thành yếu tố tác động cơ bản đến
kinh tế tri thức.
Thứ hai, từ sự đánh giá, phân tích thực trạng, làm rõ mặt mạnh, mặt hạn
chế của sự phát triển tri thức khoa học ở Việt Nam, luận án đã gợi mở những định
hướng, nêu rõ mục tiêu và những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò của tri thức
khoa học đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta gắn
với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tri
thức khoa học và thực trạng, tính tất yếu phải định hướng xây dựng, phát triển nền
kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.


17

Về mặt thực tiễn, những giải pháp cơ bản để xây dựng phát triển thành
công hệ thống tri thức khoa học mà luận án đề xuất sẽ góp phần vào quá trình xây
dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến

vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên,
học viên chuyên ngành triết học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác
trong quá trình nghiên cứu về vai trò của tri thức khoa học đối với quá trình xây
dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ đã được xác định trên đây, kết cấu
của luận án gồm có phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận án
được cấu trúc thành ba chương, 6 tiết, phần danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục.


18

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC KHOA HỌC VÀ KINH TẾ TRI THỨC
1.1 . TRI THỨC KHOA HỌC VÀ KINH TẾ TRI THỨC

Từ khi ra đời, tri thức khoa học luôn có một vai trò to lớn đối với sự phát
triển xã hội, đặc biệt, bước vào thời kỳ hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học, thông qua những giải pháp kỹ thuật, nó đã tác động mạnh mẽ và trở
thành một trong những phương tiện vĩ đại, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Vì nhận thức được vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn của tri thức khoa học
có đối với tiến trình phát triển xã hội, cho nên trong chương một, luận án sẽ tập
trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về tri thức khoa học và kinh tế tri thức,
đồng thời phân tích vai trò của tri thức khoa học đối với quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
1.1.1. Khái niệm và phân loại tri thức khoa học
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu khác nhau, đồng thời dựa trên những lập
luận, phân tích, lý giải của mình, trước hết luận án tập trung trình bày làm rõ

những vấn đề lý luận chung về tri thức khoa học và kinh tế tri thức như là cơ sở lý
thuyết cho luận án.
Thứ nhất, về khái niệm tri thức khoa học.
Tri thức khoa học luôn có những ảnh hưởng lớn đến con người và đời sống
xã hội loài người, cho nên tìm hiểu về tri thức khoa học luôn là vấn đề thu hút sự
quan tâm của các học giả ở mọi lĩnh vực, đã có rất nhiều định nghĩa về tri thức
khoa học được các nhà nghiên cứu đưa ra.
Theo đánh giá của tác giả Phạm Khiêm Ích trong lời dẫn cho cuốn Tri thức
về tri thức - nhân học về tri thức thì tri thức là một khái niệm nhiều chiều, theo
nghĩa cùng một lúc, nó vừa là vật lý, sinh học, não, tinh thần, tâm lý, văn hoá, xã
hội không tách rời nhau, cho nên, nó có thể được hiểu theo nhiều phương diện,
nhiều phương thức và nhiều trình độ khác nhau, mà mỗi thuật ngữ ấy lại thích
hợp với một phương diện, một khía cạnh nào đó (người ta có thể dùng một loạt


×