Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa lily nhập nội tại trung tâm giống cây trồng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.01 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi cuộc sống người dân được nâng cao thì nhu cầu về đời sống
tinh thần ngày càng đa dạng và phong phú. Song song với các hoạt động văn hóa
tinh thần khác thì thú chơi hoa cây cảnh đang được phát triển mạnh mẽ tại Việt
Nam hiện nay, đặc biệt là nhu cầu thưởng thức hoa tươi ngày càng lớn.
Thị trường hoa tươi ở Việt Nam trong thời gian gần đây phát triển rất mạnh
mẽ cả về số lượng lẫn chủng loại. Trên thị trường hoa Việt Nam ngày càng xuất
hiện nhiều loại hoa cao cấp như hoa Phong lan, Địa lan, Hồng môn, Lily…
Lily là loại hoa cao cấp rất được ưa chuộng ở Việt Nam nói riêng và trên thế
giới nói chung. Trên thị trường Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều giống Lily
được yêu thích, trong đó đã có những giống có mặt ở Việt Nam từ lâu như
Sorbonne, Tirber màu hồng, Yelloween màu vàng… và cũng có những giống mới
du nhập vào nước ta như Quita, Avenino, Orange Tycool màu da cam, Acapucol
màu đỏ rực, Rivolation… tất cả làm nên một thị trường hoa thật đa dạng và phong
phú tại Việt Nam.
Trước nhu cầu về hoa Lily ngày càng lớn, mở ra triển vọng mới cho nghành
trồng hoa Lily ở Việt Nam. Tuy vậy cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa chủ động
trong việc sản xuất củ giống, các giống Lily được trồng ở Việt Nam chủ yếu được
nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Bên cạnh đó ngoài một số vùng có
truyền thống trồng hoa như Đà Lạt, Sa pa,… thì hoa Lily chưa được đưa vào sản
xuất rộng rãi. Có nhiều nguyên nhân của việc ngành trồng hoa Lily ở Việt Nam
chưa phát triển, trồng hoa Lily đòi hỏi đầu tư ban đầu về vốn và công nghệ cao, ảnh
hưởng của thời tiết lớn nên độ rủi ro cao. Mặt khác do Lily có nguồn gốc ôn đới
nên trồng ở khí hậu cận nhiệt đới ở Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ tình hình trên, đồng thời để có cơ sở khoa học trong việc phát triển sản
xuất hoa Lily ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề: " Nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily nhập nội tại
trung tâm giống cây trồng tỉnh Phú Thọ".

1



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa Lily
1.1.1 Nguồn gốc cây hoa Lily
Theo Anderson, Daniels, Haw, Shimizu, hoa Lily đã nghiên cứu và sử dụng
trong trồng trọt được hơn 100 năm nay từ các loài hoang dại phân bố ở hầu hết các
châu lục từ 100 - 600 vĩ bắc, Châu Á có 50 – 60 loài, Bắc Mỹ có 24 loài và Châu
Âu có 12 loài.
John M. Dole cho rằng Lily phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới bắc
bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200m như Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonexia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại Lily lớn nhất và cũng là trung
tâm nguồn gốc Lily trên thế giới.
Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất, theo tài liệu cổ thì củ Lily có tác
dụng nhuận phế, giải nhiệt và có thể ăn, làm thuốc chữa bệnh.
Năm 1765, Trung Quốc đã xây dựng một số vùng trồng hoa Lily chủ yếu để
ăn và làm thuốc ở Tô Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam… Vài chục năm trở lại
đây lại xuất hiện một số giống cây Lily hoang dại được trồng chủ yếu trong vườn
thực vật các tỉnh.
Cuối thế kỷ 16 các nhà thực vật người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các
giống cây Lily. Đầu thế kỷ 17 cây Lily được di thực từ Châu Âu sang Mỹ. Sang thế
kỷ 18 các giống Lily ở Trung Quốc được di thực sang Châu Âu và Lily được coi là
cây hoa quan trọng của Châu Âu, Châu Mỹ.
Vào cuối thế kỷ 19 bệnh Virut lây lan mạnh, tưởng chừng cây Lily sẽ bị hủy
diệt. Đến đầu thế kỷ 20, khi người ta phát hiện ra giống Lily thơm ở Trung Quốc,
giống này được nhập vào Châu Âu và chúng đã được sử dụng vào việc lai tạo
giống mới để tạo ra các giống có tính thích ứng rộng, cây Lily lại được phát triển
mạnh mẽ.
1.1.2. Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa Lily
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Lily phổ biến trong sản xuất hiện nay
có tên khoa học là Lilium spp; thuộc nhóm một lá mầm (Momocotyendones), phân

lớp hành (Lilidae), bộ hành (Liliales), họ hành (Liliaceae), chi (Lilium).
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa Lily trên thế giới
Theo Hoàng Ngọc Thuận sản xuất hoa cắt và trồng chậu đang nhanh chóng
lan rộng trên toàn thế giới, theo thống kê mới đây có 115 quốc gia trồng hoa trên
toàn thế giới. Diện tích hoa cắt cành và giá trị sản lượng trên thế giới đang tăng
nhanh, dựa trên 17 nước sản xuất hoa quan trọng nhất với diện tích ước lượng hiện
nay vào khoảng 60.000 ha.
Hoa Lily cắt cành được phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc
biệt là ở Châu Âu. Diện tích sản xuất củ hoa Lily giống trên thế giới khoảng 4500
2


ha, trong đó riêng Hà Lan là 3700 ha. Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và
trồng hoa Lily tiên tiến nhất hiện nay.
Ngoài công tác nhân giống, Hà Lan còn rất thành công trong việc điều khiển sinh
trưởng, đầu tư cơ giới hóa trong việc trồng và chăm sóc để làm tăng chất lượng hoa
và làm giảm giá thành sản xuất.
Ngoài Hà Lan, việc sản xuất hoa Lily cũng đang được phát triển rất mạnh ở
Trung Quốc mặc dù trình độ và kỹ thuật còn lạc hậu hơn Hà Lan, Nhật Bản và
nhiều nước tiên tiên khác. Tuy là một nước có diện tích sản xuất hoa Lily tương đối
lớn nhưng Trung Quốc vẫn chưa chủ động được khâu giống, các giống được trồng
ở Trung Quốc hầu hết được nhập từ Hà Lan.
Về mặt tiêu thụ củ giống, Nhật Bản là nước mua nhiều củ giống Lily. Mỗi
năm Nhật Bản mua khoảng 690 triệu củ giống, sau đó là Italia, Mỹ, Đức, Trung
Quốc, Hàn Quốc… Mức tiêu thụ hoa cắt của Nhật rất cao và trở thành nước nhập
khẩu hoa lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khoảng 500 triệu USD.
Ngoài các nước kể trên còn có nhiều nước trồng Lily với diện tích lớn như Hàn
Quốc, Kenia, Đức…

Những năm qua, nhờ áp dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống
kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại, trên thế giới đã tạo giống truyền thống kết
hợp với công nghệ sinh học hiện đại, trên thế giới đã tạo ra hàng loạt giống hoa
Lily thương phẩm với đủ kích thước màu sắc, kiểu dáng và hương thươm dịu mát,
quyến rũ. Có thể nói, hiện nay hoa Lily là một trong những loại hoa chiếm vị trí
quan trọng trong các nhóm hoa cắt cành ở các nước tiên tiến.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoa Lily trên thế giới
Hoa Lily là đối tượng thu hút rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, nghiên
cứu từ việc thuần hóa, lai tạo giống, tìm hiểu yêu cầu điều kiện sinh thái đến các
biện pháp thâm canh chăm sóc, thu hái bảo quản hoa.
Triệu Tường Vân, Vương Thu Đông… khi nghiên cứu về đặc điểm thực vật học
của Lily cho rằng, thân vảy(củ) là phần phình to của thân, trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại. Độ lớn của củ tương quan chặt chẽ với số nụ. Ví dụ dòng lai hoa
Lily thơm có chu vi theo chiều ngang của củ là 10 – 12 cm có 1 – 2 nụ hoa. Khi
chu vi củ là 12 – 14 cm từ 2 – 4 nụ hoa, chu vi 14 – 16 cm có 3 – 5 nụ, chu vi >
16cm có nhiều hơn 4 nụ.
Các dòng lai phương đông, lai Á Châu có số nụ tỷ lệ thuận với đường kính củ.
Nhiệt độ ảnh hưởng tương đối rõ đến nảy mầm cuả hoa Lily. Năm 1996 Roh
đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ với hoa Lily L. formolongi đặt hạt giống ở
các nhiệt độ 140, 170, 200, 260, 290C dù có qua xử lý nhiệt độ thấp hay không thì ở
140C tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Nhưng xử lý 50C trong 2 tuần và gieo hạt khi 200C thì
chỉ cần 21 ngày là nảy mầm được 50%. Ngoài nhiệt độ thì ánh sáng là nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lily.

3


Từ việc nghiên cứu các đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh của hoa Lily, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm
canh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của việc trồng hoa Lily.

Các tác giả Cẩu Văn Đạt, Triệu Tường Vân, Vương Thu Đông… đều cho
rằng mật độ trồng hoa Lily tùy theo giống và độ lớn của củ giống. Độ lớn của củ
giống ngoài việc liên quan đến mật độ trồng, nó còn có ý nghĩa quyết định đến số
lượng nụ hoa/ cành và chất lượng hoa.
Theo tác giả Triệu Tường Vân, sự lựa chọn kích thước củ cũng phụ thuộc vào yêu
cầu về số lượng hoa, qui tắc chung là củ càng nhỏ thì càng ít nụ hoa hơn và các bộ
phận của cây thấp hơn, khi đó cây hoa sẽ nhẹ hơn. Tuy vậy trồng củ kích thước lớn
sự sinh trưởng của cây giai đoạn đầu sẽ quá mức, dẫn đến hiện tượng cháy lá, nụ
hoa bị mù thui làm giảm chất lượng cành hoa. Cơ chế trên được tác giả giải thích là
củ có kích thước lớn, các chất dinh dưỡng tiềm tàng trong củ để cung cấp cho sự
sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầu càng nhiều. Chính vì thế, sau khi xử lý và đưa
ra trồng củ có kích thước càng to thì tốc độ sinh trưởng của cây càng nhanh, lá
thoát hơi nước nhiều, bộ rễ lúc này vẫn chưa đủ để hút nước bù lại lượng mất đi
dẫn đến tế bào ở lá bị thiếu canxi, bị tổn thương và chết.
Lily là một loại hoa có giá trị rất cao nếu như thu hoạch vào đúng các dịp lễ
tết, chỉ cần hoa nở chậm hơn ngày lễ tết vài ngày thì giá trị kinh tế bị giảm rất
nhiều, chính vì thế đã có nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp để
điều khiển sinh trưởng cho hoa Lily.
1.2.2Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam
Theo Overakker và Sibma thì diện tích trồng hoa ở các địa phương của Việt
Nam năm 2008 là 2300 ha trong đó nhiều nhất là Hà Nội là là khoảng 1200 ha, Hải
Phòng là 500 ha còn lại là các tỉnh khác.
Trong đó Lily mới được trồng để kinh doanh ở một số tỉnh, thành phố có nghề
trồng hoa phát triển là Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, SaPa,… tuy nhiên so với
các chủng loại khác thì loại hoa này còn chiếm tỷ lệ khá nhỏ.
Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng Lily nhiều nhất so với các địa
phương khác trên cả nước (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa) còn
Hà Nội, SaPa, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh… chỉ mới
được trồng 2 – 3 năm gần đây với diện tích còn rất nhỏ và mang tính chất thử
nghiệm. Tình hình phát triển hoa Lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên

nhiên ưu đãi cho sự phát triển của đa số các loài hoa nói chung và của hoa Lily nói
riêng, một phần do công tác đầu tư liên doanh kiên kết với nước ngoài.
Từ năm 2003 miền Bắc Việt Nam đã tiến hành sản xuất hoa Lily cắt cành
nhưng với qui mô còn nhỏ và đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm và thăm dò là
chính, tổng diện tích trồng hoa Lily năm 2003 mới chỉ đạt 2,5 ha và tập trung nhiều
nhất ở vùng núi phía Bắc. Bước sang năm 2004, nhu cầu tiêu thụ hoa Lily ở nước ta
ngày một tăng, nên diện tích hoa Lily đã vượt hơn hẳn so với năm trước, diện tích
là 4.1 ha và mở rộng xuống vùng đồng bằng. Đặc biệt trong các năm 2006 -2007
4


diện tích sản xuất hoa Lily đã tăng vượt bậc từ 7,4 đến 10,5 ha và hầu như ở tỉnh
miền Bắc nào cũng đều trồng hoa Lily với một diện tích nhất định. Bên cạnh đó
việc nhập giống từ các nước cũng trở nên dễ dàng hơn, thu hút được nhiều doanh
nghiệp tư nhân và các địa phương quan tâm đầu tư.
Hiện nay, các giống hoa Lily được ưa thích và trồng phổ biến ở Việt Nam
nói chung và miền Bắc nói riêng hầu hết được nhập trực tiếp từ Hà Lan, Đài Loan
hoặc nhập qua Trung Quốc. Trong đó ở miền Bắc giống hoa Lily Sorbone ( là
giống được chúng tôi chọn là đối tượng nghiên cứu trong chuyên đề này) có diện
tích trồng chiếm khoảng 85% diện tích trồng hoa Lily của vùng. Các nghiên cứu về
chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác đối với hoa Lily chỉ mới được thực hiện ở mức
độ sơ khai, các kết quả nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và áp
dụng ở qui mô nhỏ.
Các tác giả, Hoàng Ngọc Thuận, Đỗ Đức Hưng từ năm 2003 – 2005, đã tiến
hành nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
năng suất chất lượng một số giống hoa Lily nhập nội tại Mộc Châu – Sơn La và ở
Phú Thọ. Các tác giả cũng đã bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân
giống hoa Lily bằng vảy củ và đã thu được một số kết quả rất cơ bản.
Nhìn chung các nghiên cứu về hoa Lily ở Việt Nam mới tập chung vào các
nội dung khảo nghiệm tính thích ứng, nhân nhanh giống trong ống nghiệm, còn các

nội dung về biện pháp kỹ thuật canh tác hầu như chưa được nghiên cứu nhiều.

5


CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
-Địa điểm nghiên cứu tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp
miền
núi phía Bắc - xã Phú Hộ - thị Xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
-Vị trí địa lý: 21¬027 vĩ độ Bắc và 105014 kinh độ Đông
-Phía bắc và phía Đông giáp huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ
-Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ
-Phía Tây giáp xã Hà Lộc và xã Hà Thạch
2.1.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu có địa hình kiểu đồi bát úp trung du, có độ dốc từ 8- 100
xen kẽ các thửa ruộng.
2.1.3. Khí hậu thuỷ văn
-Theo số liệu thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn Phú Thọ tại xã Phú Hộ
năm 2007.
-Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,6C
-Độ ẩm trung bình năm khoảng 84,1%
-Lượng mưa trung bình năm khoảng 1503,1mm tuy nhiên lượng mưa phân bố
không đều ở các tháng trong năm lượng mưa cao nhất thường tập trung vào tháng
7, tháng 8, tháng 9; lượng mưa thấp nhất thường tập trung vào tháng 12, tháng 1 và
tháng 2.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện kinh tế
- Theo báo cáo nghị Quyết Đại hội Đảng bộ và Hội đồng nhân dân xã khoá

XX về nhiệmvụ phát triển kinh tế năm 2006 toàn xã đã hoàn thành những chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Tổng giá trị sản xuất đạt 24.270 triệu đồng tăng 3,27% trong đó giá trị nông
lâm nghiệp là 12.294 triệu đồng, giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 5.802 triệu đồng,
giá trị sản xuất thương mại dịch vụ đạt 6.174 triệu đồng.
2.2.2. Điều kiện xã hội
- Xã Phú Hộ có 2.829 hộ gia đình với 10.842 nhân khẩu, gồm các dân tộc: Dân
tộc kinh chiếm 99,82%, còn lại là các dân tộc khác như: Dân tộc Mường, dân tộc
Tày, dân tộc Cao Lan, dân tộc Sán Dìu. Dân tộc kinh sống chủ yếu ở trung tâm xã
và dọc đường quốc lộ 2, còn các dân tộc khác thường sống ở vùng đồi núi nên việc
phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc gặp rất nhiều khó
khăn.
- Giáo dục được quan tâm nên năm học vừa qua trên địa bàn xã tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp tiểu học đạt 99,9%, tỷ lệ mù chữ trong xã hầu như không có.
- Y tế ngày càng được nâng cao cả về mặt chất lượng và số lượng. Cán bộ y tế
của thôn bản được đi tập huấn thường xuyên và hỗ trợ kinh phí để chăm sốc sức
khoẻ cho nguời dân.
6


CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 3 giống hoa Lily nhập nội là:
- Sorbone
- Yelloween
- Tiber
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily nhập nội trồng
ở Trung tâm giống cây trông tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật

chủ yếu trong phát triển sản xuất hoa Lily tại thành phố Việt Trì – Phú Thọ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên 3 đối tượng hoa Lily nhập nội được trồng tại Trại Nậu Phó,
xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, thời gian nghiên cứu từ 22/12/2008 đến
ngày 22/4/2009.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa Lily nhập nội:
Sorbone, Yelloween, Tirber.
- Độ bền hoa cắt
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong phát triển sản xuất hoa Lily.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
3.4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao: Dùng thước đo từ mặt đất đến đỉnh
sinh trưởng của cây, lấy chiều cao ở các lần đo. Cách tính như sau:
Tổng chiều cao cây
Chiều cao cây TB =
Tổng số cây theo dõi
- Theo dõi đường kính thân: Cách đo dùng thước Palme đo đường kính cây ở vị trí
nhất định ( cách mặt đất khoảng 5 cm). Theo dõi suốt quá trình sinh trưởng rồi lấy
số đo ở các lần theo dõi. Cách tính:
Tổng số đo các cây theo dõi (cm)
Đường kính trung bình của thân (cm) =
Tổng số cây theo dõi
- Theo dõi số lá trên cây:
- Theo dõi đường kính nụ và chiều dài nụ trong suốt quá trình sinh trưởng, phát
triển, đường kính và chiều dài nụ trước khi nở tiến hành đo trên các nụ ở 10 cây
trong cùng một thời điểm rồi lấy giá trị trung bình (cm).
Cách tính:
7



Tổng số đo kích thước các nụ theo dõi (cm)
Kích thước TB nụ hoa =
Tổng số nụ theo dõi
Độ bền hoa ngoài tự nhiên theo dõi 15 nụ hoa trên cành và được tính từ lúc
hoa nở cho đến lúc hoa tàn ở trên cây. Cách tính:
Tổng số ngày hoa nở của các nụ(cm)
Độ bền hoa tự nhiên (ngày) =
Tổng số nụ theo dõi
- Chỉ tiêu đường kính hoa:
- Thời gian sinh trưởng:
+ Thời gian nảy mầm
+ Thời gian ra nụ
+ Thời gian ra hoa
3.4.2. Chỉ tiêu về năng suất
Năng suất thực thu (cây/m2) = Mật độ cây x Tỷ lệ cây hữu hiệu.
Tỷ lệ cây hữu hiệu (%)
= Tổng số cây ra hoa / Tổng số cây theo dõi.
Số nụ trên cây: Tiến hành theo dõi số nụ trên cây đối với mỗi giống là 30 cây sau
đó tính số nụ trên cây TB của mỗi giống. Cách tính:
Số nụ trên cây (nụ) = Tổng số nụ của các cây theo dõi / Tổng số cây theo dõi

8


3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp luận
Lily là loại hoa có giá trị kinh tế cao, song đây là loại hoa phân bố chủ yếu ở
vùng ôn đới và hàn đới bắc bán cầu. Cho nên khi nhập nội những giống hoa này về
Việt Nam có rất nhiều những khó khăn. Chính vì lý do này mà chúng tôi đã tiến

hành thực hiện chuyên đề nghiên cứu này.
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầu đủ với 3 lần nhắc lại, mỗi giống
là một công thức thí nghiệm. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m 2, mật độ trồng là
30 củ / m2, mỗi giống là 300 củ.
- Phương pháp điều tra theo dõi.
Theo dõi các chỉ tiêu ngoài đồng ruộng: Đánh dấu ngẫu nhiên 30 cây/ 1ô thí
nghiệm, định kỳ theo dõi 7 ngày/ lần. Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo
góc, mỗi điểm lấy 6 cây.
3.6. Xử lý số liệu
- Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.
- Thiết lập biểu đồ và đồ thị trên máy vi tính bằng phần mềm Excel và phần mềm
IRRISTAT 4.0.

9


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Lily nhập nội trồng ở Trung
tâm giống cây trồng tỉnh Phú Thọ.
4.1.1. Tỷ lệ mọc mầm
Bảng 1: Thời gian mọc mầm ( số ngày sau trồng)
Giống
Sorbone
Yelloween
Tiber
[[[[[[[[[[[[ơ

Bắt đầu mọc

(10%)
10
12
12

Mọc rộ
(70%)
17
15
14

Kết thúc
(100%)
20
19
18

Các giống có tỷ lệ mọc mầm cao và đồng đều sau khi trồng từ 10 – 13 ngày
thì bắt đầu mọc mầm và đến 20 ngày sau trồng thì tất cả các giống đều nảy mầm
100%. Sở dĩ có độ nảy mầm cao như vậy là do các củ giống đã đạt độ tuổi thành
thục, đã qua thời kỳ ngủ nghỉ và đã được xử lý lạnh trước khi nhập về Việt Nam.
Vì vậy tất cả các giống đều sẵn sàng nảy mầm khi gặp điều kiện thuận lợi.
Thông thường với các giống Lily đạt độ tuổi thuần thục, đã qua thời kỳ ngủ
nghỉ và đã được xử lý lạnh thì chỉ sau trồng từ 2 – 3 ngày sẽ này mầm và kết thúc
sau 10 ngày nhưng do điều kiện khí hậu khi trồng vào tháng 12 là rất lạnh nên các
giống mọc chậm hơn. Tuy nhiên dù mọc chậm nhưng các giống vẫn thể hiện sự
đồng đều lúc mọc mầm điều đó chứng tỏ chất lượng củ giống là rất tốt.

10



4.1.2. Chỉ tiêu chiều cao cây
Bảng 2: chiều cao cây các giống hoa Lily
TUẦN SAU TRỒNG
GIỐNG
4

5

6

Sorbonne

14.33 23.13 28.7
3

Yelloween

15.0
2

Tirber

13.98 20.6
8

7

8


10

11

12

45.75 53.9

60.6
1

62.45

47.52 53.92 62.09 70.1
3

73.64

32.75 38.8
7

21.21 29.37 38.8
1

9

25.44 31.95 36.94 42.94 48.91 52.98 55.01
0.0085

LSD 5%


0.1

CV %

11


Hình 1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống Lily

Chiều cao cây là chỉ tiêu rất quan trọng để dánh giá khả năng sinh trưởng của
cây cũng như chất lượng và phẩm chất hoa. Đối với hoa Lily cắt cành chiều cao cây
yêu cầu phải cao hơn so với Lily dùng để trồng chậu.
Đối với các giống hoa Lily than gia thí nghiệm, chiều cao cây của các giống có
sự sai khác nhau khá rõ rệt, trong các giống tham gia thí nghiệm thì giống
Yelloween có chiều cao lớn nhất. Với chiều cao như vậy thì Yelloween có chiều
cao cắt cành rất tốt. Tiếp theo là Sorbonne có chiều cao cây là 62.45 cm, chiều cao
cây nhỏ nhất là Tirber có chiều cao là 55.01 cm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của
các cây trong cùng một giống là khá đồng đều. Tất cả các giống khi bắt đầu ra nụ
đều sinh trưởng chiều cao chậm lại.
Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy sai số thí nghiệm chỉ là 0.1% điều này có ý
nghĩa là kết quả thí nghiệm rất chính xác.

12


4.1.3. Chỉ tiêu số lá
Bảng 3: Số lá các giống hoa Lily
Tuần sau trồng


Giống
4

5

6

7

8

9

Sorbonne

7.04

15.13

18.33

23.5

28.4

36.5

Yelloween

8.32


16.77

27.78

35.94

39.7

50.3

Tiber

12.89

19.93

25.58

29.6

35.6

40.0

LSD 5%

0.01

Hình 2: Tốc độ ra lá của các giống Lily


13


Số lá của các giống tham gia thí nghiệm có sự chênh lệch nhau khác biệt trong
đó giống Yeloween có số lá lớn nhất là 50.3 lá điều này rất có lợi cho sự quang hợp
của giống này. Tiếp theo là giống Tiber có số lá là 40 lá và nhỏ nhất là Sorbonne có
số lá là 36.5 lá. Nhìn chung các giống hoa Lily có số lá khá nhiều, là yếu tố đảm
bảo cho hoạt động quang hợp tốt và giúp cho sự phát triển của hoa thuận lợi. Nói
chung các giống đều có bộ lá xanh và khỏe, đặc biệt là giống Yeloween có lá rất
bóng mượt.
Tốc độ ra lá của các giống là tương đối đồng đều nhau cho thấy sự thích hợp
về điều kiện tự nhiên đối với các giống Lily của vùng Phú Hộ - Phú Thọ trong suốt
thời gian sinh trưởng là ổn định. Chỉ số CV% trong bảng trên là 0.2% điều này
chứng tỏ kết quả thí nghiệm rất chính xác.

14


4.1.4. Chỉ tiêu đường kính thân
Qua theo dõi chúng tôi thấy chỉ tiêu đường kính thân của hoa Lily biến
động khá nhỏ. Không như các giống cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng
phát triển thì cây sinh trưởng mạnh cả về chiều cao lẫn chiều ngang của cây nhưng
với Lily thì đường kính thân tăng trưởng ít. Có thể nói đường kính thân cây của
Lily phụ thuộc rất nhiều vào đường kính thân mầm. Vì thế để có những cây Lily to
khỏe thì yếu tố củ giống là rất quan trọng. Củ giống xử lý lạnh hợp lý ( nhiệt độ và
thời gian xử lý thích hợp) sẽ cho mầm khỏe là tiền cơ sở để cây có đường kính thân
lớn.

15



Bảng 4: Đường kính thân các giống hoa Lily
Đường kính thân
Giống
4

5

6

7

8

9

10

25.19

25.6

26.32

26.58

26.66

26.98


27.12

Yelloween 25.74

26.65

26.41

26.41

26.75

26.9

27.53

Tiber

25.49

26.13

26.37

26.69

26.98

27.9


Sorbonne

25.03

LSD 5%

0.017

CV%

0.6
16


Hình 3: Sự sinh trưởng thân của các giống Lily

4.1.5. Số nụ hoa trên cành và phân loại cành hoa Lily
Bảng 5: Số nụ hoa trên cành và phân loại cành hoa Lily
Giống

Số nụ/ cành

cành loại 1(%)

cành loại 2(%)

Sorbonne

4.21


73.33

26.67

Yelloween

4.22

73.33

26.67

Tiber

4.12

76.67

33

LSD 5%

0.22

CV%

2.3

Hình 4: Số nụ hoa trên cây của các giống Lily

17


Số nụ hoa trên cành là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và
phát triển của các giống hoa Lily. Đặc biệt số nụ/ cành ( còn gọi là số tai) là cơ sở
cơ bản để đánh giá giá trị thương mại của cành hoa Lily. Ở đây chúng tôi phân ra
làm hai cấp cành, cành loại 1 là các cành có từ 4 nụ trở lên, cành cấp 2 là cành có
từ 1 - 3 nụ. Dựa vào bảng 5 ta thấy các giống tham gia thí nghiệm đều có số nụ khá
nhiều, số nụ đa phần lớn hơn 4, nhiều nhất là giống Yelloween và Sorbonne có tới
4.22 nụ, giống có số nụ ít nhất là giống Tiber có số nụ là 4.12 nụ. Theo nhiều
nghiên cứu thì số nụ trên cây có liên quan mật thiết đến đường kính củ giống, củ
giống càng lớn thì số nụ hoa càng nhiều. Theo như khuyến cáo của công ty VWS
( Hà Lan) và một số nghiên cứu khác thì với giống Lily thơm như Sorbonne,
Tirber, Yelloween,… thì với chu vi của củ giống là 16 - 18 thì số nụ hoa trên cây >
4. Như vậy các giống đã nghiên cứu đã phát huy được khả năng của giống chứng tỏ
các giống này sinh trưởng tốt ở Phú Hộ - Phú Thọ. Số cành hoa loại 1 cao ( đều
trên 70%) chứng tỏ các giống đều sinh trưởng tốt và đồng đều. Số nụ trên cành là
cơ sở để hình thành nên năng suất nụ cao, là tiền đề tạo nên hiệu quả kinh tế cho
các giống Lily.

18


4.1.6. Chỉ tiêu kích thước nụ và đường kính hoa
Bảng 6: Kích thước nụ trước nở và kích thước hoa
Đường kính nụ
(cm)

Chiều cao nụ
(cm)


Đường kính hoa
(cm)

Sorbonne

3.13

11.31

18.93

Yelloween

2.75

11.34

19.71

Tiber

3.04

10.82

19.49

LSD 5%


0.95

0.37

0.23

CV%

1.4

1.5

0.5

Giống

Hình 5: Kích thước nụ trước nở và đường kính hoa các giống Lily
[[[

19


Qua bảng 6 và hình 5 ta thấy chiều cao nụ và đường kính nụ là các chỉ tiêu
liên quan trực tiếp đến đường kính hoa. Nếu chiều cao nụ và đường kính nụ nhỏ thì
dẫn đến đường kính hoa nhỏ và ngược lại, nếu chiều cao nụ và đường kính nụ lớn
thì đường kính hoa lớn. Đặc biệt là chỉ tiêu chiều cao nụ ảnh hưởng rõ nhất đến chỉ
tiêu đường kính hoa. Hai giống Sorbonne và Tiber có chiều cao nụ nhỏ hơn
Yelloween nên đường kính hoa của 2 giống này nhỏ hơn so với Yelloween có
đường kính hoa là 19.71 cm. Chỉ tiêu đường kính nụ thể hiện phần nào đặc tính của
giống, giống Yelloween có đường kính nụ nhỏ nhất mặc dù không phải là giống có

đường kính hoa nhỏ nhất đó là do Yelloween có đặc điểm hoa là cánh nhỏ và nhọn.
Đường kính nụ thể hiện chiều rộng của cánh hoa. Chỉ số CV% ở trên cho thấy kết
quả thí nghiệm rất chính xác.

20


4.2. Năng suất của các giống hoa Lily.
Bảng 7: Năng suất của các giống hoa Lily
Giống

Mật độ
(cây / m2)

Số cây thu
hoạch
(cây / m2)

Tỷ lệ cây
hữu hiệu
(%)

Số nụ /
cây

Năng suất
hoa
(nụ / m2)

Sorbonne


30

30

100

4.21

126.3

Yelloween

30

30

100

4.22

126.6

Tiber

30

30

100


4.12

123.6

Qua bảng 7 ta thấy các giống tham gia thí nghiệm đều cho năng suất hoa cao.
Lily thường được tiến hành cắt cành để bán khi trên cây có 1 - 2 nụ chín chuyển
màu năng suất được tính đến thời điểm cây có thể thu được. Cho năng suất cao nhất
21


là giống Yelloween với 126.6 nụ / m2, thấp nhất là giống Tiber với 123.6 nụ / m 2.
Năng suất của hoa Lily phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố là năng suất nụ / cây, số
cành thu / m2.

22



×