Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ảnh hưởng của Ngũ luân đến thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.67 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

Mục lục
Bài làm
A - Mở đầu
B - Nội dung
I. Các lý luận cơ bản về Ngũ luân và thể chế nhà nước phong kiến Việt
Nam
1. Ngũ luân của đạo nho
2. Thể chế nhà nước phong kiến Việt nam
II. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam
1. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt
Nam
2. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến pháp luật phong kiến Việt Nam
3. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến tổ chức quân đội phong kiến Việt Nam
III. Một số đánh giá về ảnh hưởng của Ngũ Luân đến thể chế nhà nước
phong kiến Việt Nam.
1. Ảnh hưởng tích cực
2. Ảnh hưởng tiêu cực
C - Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

BÀI LÀM
A - Mở đầu

1

Trang
1
2
2


2
2
2
2
3
3
3
4
5
5
6
6
7


Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tồn tại trong một thời gian rất dài cho nên
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều tư tưởng, quan điểm khác nhau. Và sự tác động của đạo
đức và tôn giáo gây ảnh hưởng rõ nét nhất. Đặc biệt ở nước ta, tư tưởng Nho giáo có
tác động to lớn đến sự tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong thời kì chế
độ quân chủ chuyên chế thịnh hành. Trong đó là Ngũ luân, một quan điểm Nho giáo,
ảnh hưởng rất lớn đến thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam. Cho nên, để tìm hiểu
rõ hơn về vấn đề này chúng em xin lựa chọn đề tài: “Ngũ luân của đạo nho và ảnh
hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam”.
B - Nội dung
I. Các lý luận cơ bản về Ngũ luân và thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam
1. Ngũ luân của đạo nho
Ngũ luân, theo quan điểm của Nho giáo, là năm thứ bậc đối đãi theo đạo
thường của con người đối với xã hội và gia đình (ngũ : năm; luân: thứ bậc đối đãi,
đạo thường). Nó bao gồm năm mối quan hệ: Quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con),
phu phụ (chồng vợ), huynh đệ (anh em) và bằng hữu ( bè bạn).

Do xuất hiện trong bối cảnh xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến
tranh nên Nho gia luôn đề cao lý tưởng xây dựng một “xã hội đại đồng”, cũng chính
là xã hội lý tưởng mà Ngũ luân hướng tới. Đó là một xã hội có trật tự trên dưới, có
vua sáng - tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm - ngoài êm; trên cơ sở địa vị và thân
phận của mội thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Trong mối quan hệ vua
tôi thì vua phải minh, thần phải trung; trong mỗi quan hệ cha con thì cha phải từ, con
phải hiếu; trong mối quan hệ chồng vợ thì chồng trọn nghĩa, vợ trọn trinh; trong mối
quan hệ anh em thì lớn nhỏ phải có trật tự, anh em như thể chân tay; trong mối quan
hệ bè bạn thì lấy chữ trung, chữ tín mà đối đãi.
2. Thể chế nhà nước phong kiến Việt nam
Thể chế nhà nước tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực
nhà nước do tình hình chính trị trong nước chi phối. Thể chế nhà nước được quy định
trước hết bởi bản chất giai cấp, hình thức nhà nước, tính chất của pháp luật và quyền
lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tương quan lực lượng của các giai cấp,
mức độ và hình thức đấu tranh giai cấp cũng như truyền thống lịch sử của đất nước
và hoàn cảnh quốc tế là những yếu tố ảnh hưởng đến thể chế nhà nước.
Thể chế nhà nước bao gồm: cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, đường lối
chính trị, pháp luật và tổ chức quân đội.
Thể chế nhà nước phong kiến việt nam là thể chế nhà nước quân chủ trung
ương tập quyền, được hình thành ở nhà Ngô và ngày càng hoàn thiện qua các thời

2


đại. Định cao của sự phát triển của thể chế này là ở thời Lê Sơ. Quyền lưc tập trong
toàn bộ vào tay vua, vua nắm toàn quyền về chính trị lấn quân sự.
II. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam
1. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
Đối với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, Ngũ luân có ảnh hưởng rõ rệt,
đặc biệt là quan điểm “quân minh thần trung”.

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam đều đề cao ngôi vị chí tôn của vua.
Vua được coi là thiên tử, thay trời hành đạo, chăm lo cho con dân. Vua có quyền
hành tuyệt đối về: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng do ảnh hưởng của Ngũ
luân nên quan niệm vua luôn phải cố gắng là một đâng minh quân để làm gương cho
quan lại và dân chúng. Trong lịch sử, ta thấy có những vị vua do tài đức mà được suy
tôn lên làm vua như Lí Công Uẩn. Và khi vua không còn đủ tài đức thì sẽ bị đảo
chính hoặc khởi nghĩa lật đổ vương triều.
Đồng thời, đối với người làm phận bề tôi, điều quan trọng nhất là trung thành
với vua và nhưng kẻ không trung thành sẽ bị nghiêm trị. Điều đó lí giải tại sao trong
lịch sử luôn có những bậc anh tài tôn thờ tư tưởng “trung quân ái quốc” như Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn,…những người làm thần luôn hướng lòng phò tá vua,
tuyệt đối trung thành.
Với quan điểm Ngũ luân thì tất cả đều trung thành với vua và vì thế vua càng
có cơ hội củng cố và thực thi quyền lực tối cao của mình. Các cơ quan cấp dưới phục
tùng đối với cơ quan cấp trên, người cấp dưới phục tùng người cấp trên, dân phục
tùng quan. Tất cả tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất từ trung ương đến
địa phương mà mối dây liên kết là tư tưởng của đạo Nho – Ngũ Luân.
2. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến pháp luật phong kiến Việt Nam
Bên cạnh những ảnh hưởng của Ngũ luân đến vấn đề tổ chức bộ máy nhà
nước thì Ngũ luân cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và hoàn thiện của hệ
thống pháp luật phong kiến.
Pháp luật phong kiến tuy chưa hoàn thiện về mọi mặt, song cũng có những
quy định xoay quanh những quan hệ cơ bản đã đặt ra trong Ngũ Luân. Thông
thường, những quan hệ nào tuân theo ngũ luân thì được pháp luật bảo vệ, ngược lại
sẽ phải gánh chịu những hình thức chế tài mang tính chất hình sự dã man, tàn bạo. Ví
dụ như quy định trong Luật Hồng Đức về “thập ác tội”:
“1. Mưu phản là các tội xâm phạm đến an ninh tổ quốc, đến vẹn toàn lãnh thổ quốc
gia.
2. Mưu đại nghịch là các tội chống lại tính mạng, tài sản nhà vua.


3


3. Mưu chống đối là các tội làm gián điệp hoặc cấu kết với nước ngoài chống lại tổ
quốc.
4. ác nghịch là các tội đánh giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em ruột
thịt...
5. Bất đạo là các tội thể hiện tính đặc biệt man rợ, tàn ác như giết 3 người trở lên
một lúc, giết xong rồi lại chặt nạn nhân thành từng mảnh, dùng thuốc độc giết
người…”
Như vậy theo chính sách hình sự của nhà vua Lê Thánh Tông đã được thể hiện
trong Bộ luật Hồng Đức thì ngoài các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm
đến quyền lợi của Nhà Vua, thì các loại tội xâm phạm đến thuần phong mỹ tục như:
Bất đạo, bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân cũng được coi là những tội
ác, thường bị xử phạt với hình thức cao nhất là tử hình.
Pháp luật lúc này đã là pháp luật thành văn, những quy phạm pháp luật tuy
không phân định rạch ròi từng lĩnh vực nhưng các quy phạm cũng thể chế hóa tư
tưởng của Nho giáo nói chung và Ngũ luân nói riêng một cách sâu rộng trong pháp
luật nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người với người theo đẳng cấp, phân chia xã hội
thành các hạng người như quân tử và tiểu nhân, bậc trượng phu và bậc thứ dân…
Như vậy, pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng rất lớn của Ngũ Luân.
3. Ảnh hưởng của Ngũ luân đến tổ chức quân đội phong kiến Việt Nam
Trong chính thể quân chủ phong kiến Việt Nam, do ảnh hưởng của đạo nho,
ngũ luân, lễ nghi và luật pháp là yếu tố cơ bản, là yếu tố kết dính các yếu tố của nền
quân chủ, ảnh hưởng sâu sắc tới nền phong kiến Việt Nam, bao gồm quan hệ vua tôi, vua quan - dân chúng. Ngoài quan hệ quân thần, Ngũ luân còn nói đến quan hệ
phụ - tử : cha - con, cha phải biết cách dạy con về nhân - nghĩa - lễ - trí- tín, con phải
hiếu thảo, nghe lời cha mẹ nghĩa là nghe lời người lớn, từ đó cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến mỗi con người khi tham gia vào quân đội. Ngoài quan hệ phụ - tử thì còn có
quan hệ phu - phụ, huynh đệ, bằng hữu, những mối quan hệ trên ảnh hưởng sâu sắc
đến nhận thức của người đi vào quân đội.

Trong chế độ phong kiến, đặc biệt là theo quan niệm nho giáo thì vua được coi
là thiên tử (con trời). Vua là người đại diện cho thượng đế để cai trị nhân dân, thay
trời hành đạo, đồng thời là người đại diện cho dân trước thượng đế. Với địa vị như
vậy, vua là người nắm chọn vương quyền: vua là người duy nhất có quyền đặt ra luật
pháp, toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, qui định quyền hạn... chính vì
vậy mà nhà vua có ảnh hưởng tới việc tổ chức quân đội phong kiến ở Việt Nam
Cụ thể, Ngũ luân đã ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức quân đội Việt Nam thời
kì phong kiến cụ thể như sau:

4


Thứ nhất, quân đội được quy định về cấp bậc văn võ và được chia nhỏ thành
nhiều bộ phận từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng trị an và bảo vệ
tổ quốc. Người giữ chức vụ cao nhất trong quân độ có thể không phải là vua . Ví dụ
quân đội nhà Đinh Người giữ chức vụ cao nhất trong quân đội là Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn, một vị tướng có nhiều công trạng trong cuộc chiến dẹp loạn các sứ
quân. triều đình tổ chức các đơn vị quân đội địa phương như sau: Mỗi đạo có 10
quân, mỗi quân có 10 lữ , mỗi lữ có 10 tốt , mỗi tốt có 10 ngũ, mỗi ngũ có 10 người.
Thứ hai, chế độ trưng tập được bãi miễn cho các quan viên, dân thường nếu
nhà đông con trai. Điều này thể hiện sự ưu tiên cho những người có chức vụ cao
trong triều đình và thể hiện đạo hiếu của người Việt là để lại người con trai để gánh
vác trách nhiệm với gia đình. Ví dụ trong thể chế trưng tập của nhà Lê sơ có quy
định bãi miễn cho: Con cháu các quan viên: quan văn võ nhất phẩm, nhị phẩm và
con trưởng quan tam phẩm; con cháu các công, hầu, bá nếu biết chữ sẽ sung làm nho
sinh trong Sùng văn quán, nếu không biết chữ thì cho vào làm tuấn sĩ đội Cẩm y. Các
con quan tam phẩm tới bát phẩm nếu biết đọc sách thì cho thi vào làm nho sinh Tú
lâm cục, nếu không biết chữ thì sung vào quân Vũ lâm; nếu có tài được bổ làm quan
ở các nha môn. Con quan cửu phẩm chỉ có 2 người được như con quan bát phẩm,
còn lại các con khác như dân thường. Với dân thường: Nhà nào cha con, anh em từ 3

đinh trở lên cùng trong 1 xã thì 1 đinh được miễn tuyển, nếu ở khác xã thì không
được miễn.
Thứ ba, chế độ kỉ luật vô cùng chặt chẽ với những người vi phạm. Ví dụ: Ở
nhà Lê sơ : Kẻ phải ra trận mà tìm cách xảo trá trốn tránh sẽ bị chém. Tướng chỉ huy
không hỏi đến cùng thì bị xử giảm 2 bậc so với người phạm tội, nếu đồng lõa thì bị
xử lưu.
Tướng hiệu ở nơi trấn thủ tự ý cho phép quân lính về nhà thì xử tội đồ, cho
phép rời nơi đóng quân thì giảm 1 bậc; đang lúc đánh trận mà thả cho đi thì xử chém
III. Một số đánh giá về ảnh hưởng của Ngũ Luân đến thể chế nhà nước phong
kiến Việt Nam.
1. Ảnh hưởng tích cực
Nhờ tư tưởng Ngũ luân, tư tưởng tiến bộ của đạo Nho lúc bấy giờ mà nhà
nước phong kiến dựa vào đó để thiết lập nên bộ máy nhà nước với sự tập trung
quyền lực tối cao thuộc về nhà vua, nó giúp vua duy trì được bộ máy cai trị bằng
pháp luật và quân đội. Đồng thời nó cũng góp phần cho việc xây dựng nhất quán một
chính quyền xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.
Không những vậy, nhờ tư tưởng của Ngũ Luân, trong lịch sử đã xuất hiện biết
bao kì tài văn võ, tinh thông mọi chuyện, hết lòng vì dân vì nước như: Trần Quốc

5


Tuấn, Lý Công Uẩn, Nguyễn Trãi, Quang Trung… chính tư tưởng chính nghĩa này
đã tạo những tiền để căn bản để xây dựng nên những nhân tài cho đất nước.
Đồng thời, thông qua những quy định trong năm mối quan hệ cơ bản của con
người, xã hội lúc bấy giờ được vận động theo một quy tắc nhất định, được điều chỉnh
thông qua tôn giáo, đạo đức và pháp luật. Chính vì thế mà kỉ cương phép nước được
giữ gìn.
Cuối cùng nhờ có Ngũ Luân với sự đề cao ngôi vương vị của vua, sự lãnh đạo
của nhà vua, mà dân tộc ta xây dựng được sự đồng lòng, đoàn kết đánh đuổi biết bao

kẻ thù xâm lược.
2. Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực như vậy thì Ngũ Luân cũng đem
tới một số hạn chế nhất định trong thể chế nhà nước phong kiến.
Sự quá tôn sùng, đề cao ngôi vị chí tôn của vua, dẫn đến việc một số vị vua đã
lợi dụng điều này để thực hiện những hành vi không tốt và trở thành hôn quân: Lê
Tương Dực, Lê Uy Mục… điều này làm cho gian thần thỏa sức lộng hành, trung thần
bị bách hại, đời sống của nhân dân khó khăn, cơ cực, đất nước nhiều phen đứng
trước sự nhòm ngó của ngoại bang.
Ngoài ra tư tưởng quá đề cao những người đứng trong tầng lớp trên của xã
hội, điều này làm củng cố thêm sự bất bình đẳng trong xã hội, phân chia giàu nghèo,
tầng lớp, giới tính. Không những thế, nó còn là phương tiện để Trung Quốc nhiều lần
xâm chiếm, đô hộ và thực hiện mục đích đồng hóa dân tộc ta.
Cuối cùng, do sự kìm hãm của pháp luật phong kiến hà khắc chuyên quyền
nên nhà nước phong kiến tồn tại lâu dài, chậm bắt kịp những bước tiến mới của thời
đại, không cải cách mở cửa để đất nước rơi vào trì trệ. Ví dụ như chính sách “bế
quan tỏa cảng” mà các vua triều Nguyễn đã làm.

C - Kết luận
Lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam trải qua hàng nghìn năm phát triển,
không những bằng vốn văn hóa có sẵn của dân tộc mà còn bằng cả luồng tư tưởng
mới, những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài. Với ngũ luân của đạo nho, chưa bao giờ
nhà nước phong kiến nước ta lại có một diện mạo trong tất cả các mặt từ thể chế nhà
nước, bộ máy nhà nước, pháp luật đến cách tổ chức quân đội một cách toàn diện đến
như thế. Do đó, có thể nói rằng Ngũ luân đã có ảnh hưởng sâu sắc và góp một phần
to lớn vào sự phát triển phồn vinh, hưng thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo

6



1. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP
LUẬT VIỆT NAM, Nxb Công an nhân dân, năm 2002.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT, Nxb Công an nhân dân, năm 2012.
3. Hoàng Ngọc Hùng, Ngũ luân, diễn đàn: my.operamini.com.
4. WIKIPEDIA: Bách khoa toàn thư mở, Quân đội nhà Đinh, wikipedia.com.
5. WIKIPEDIA: Bách khoa toàn thư mở, Quân đội nhà Lê sơ, wikipedia.com.
6. WIKIPEDIA: Bách khoa toàn thư mở, Luật Hồng Đức, wikipedia.com.

7



×