Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ảnh hưởng của Nho giáo đến văn học và giáo dục ở Việt Nam thời kỳ phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.13 KB, 14 trang )

MỤC LỤC:
Trang
I.
II.

III.
IV.
V.

Lời nói đầu
Nho giáo và con đường xâm nhập của nó tới Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo tới các lĩnh vực văn học và giáo dục
Việt Nam thời kì phong kiến
1.Ảnh hưởng của Nho giáo tới lĩnh vực văn học Việt Nam thời
kì phong kiến
a.Nho giáo ảnh hưởng tới đối tượng sáng tác
b. Nho giáo ảnh hưởng tới nội dung sáng tác
2.Ảnh hưởng của Nho giáo tới lĩnh vực giáo dục Việt Nam thời
kì phong kiến
a.Tư tưởng trọng văn ảnh hưởng tới giáo dục
b. Nho giáo ảnh hưởng tới đối tượng được đào tạo, nội
dung đào tạo và thi cử
Đánh giá
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

1
1
1

3



5
6
7

LỜI NÓI ĐẦU:
Trung Hoa được coi là 1 trong những cái nôi của văn minh nhân loại, một cơ thể
sống luôn hừng hực lửa với khát khao trinh phục thế giới. Trong suốt thời kì cổ
trung đại, con rồng châu Á này đã để lại cho hậu thế biết bao viên ngọc quý :
những phát minh vĩ đại, những kiến trúc kì vĩ mang tầm nhân loại, những tác phẩm


nghệ thuật đồ sộ, đặc sắc… Trong số đó, có thể khẳng định rực rỡ và nở rộ hơn cả
là thành tựu về mặt tư tưởng mang tên: Nho giáo. Những triết lý của tư tưởng này
mang tính nhân bản cao, ít quan tâm đến vấn đề tôn giáo, bởi thế, nó có tầm ảnh
hưởng và sức lan tỏa mạnh mẽ tới bản thân nền văn minh Trung Quốc và với các
quốc gia hướng nho trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Cuối thế kỷ XIV, Nho
giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối mọi mặt đời sống xã hội. Để có
những am hiểu sâu sắc, có thể nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng của Nho giáo đối với
sự phát triển của Nhà nước ta thì tùy theo thời cuộc, tùy theo quan điểm mà đã thay
đổi qua các giai đoạn lịch sử có cách nhận xét riêng. Trên cơ sở nhận thức rõ sức
lan tỏa cũng như tác động của Nho giáo đến nước ta, nhóm chúng em xin đi sâu
vào phân tích và nghiên cứu đề bài: “Ảnh hưởng của Nho giáo đến văn học và
giáo dục ở Việt Nam thời kỳ phong kiến.Trong quá trình tìm hiểu kiến thức nhằm
phục vụ cho việc hoàn thành bài tập, do khả năng có hạn nên chúng em làm bài tập
còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót mong các thầy cô xem xét, giúp đỡ chỉ bảo để bài
tập ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Cảm ơn các thầy cô rất nhiều!

I.Nho giáo và con đường xâm nhập của nó tới Việt Nam.
Nho giáo có nguồn gốc từ rất sớm,người đặt nền móng - vị tổ sư của nho giáo là

Khổng Tử.Vì vậy,Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo.Nho giáo là hệ thống các
giáo lý của các nhà nho nhằm mục đích tổ chức xã hội có hiệu quả.Hay nói cách
khác, thực chất Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức và duy trì trật tự
xã hội. Từ thời kì Hán Vũ đế, nó đã trở thành tư tưởng pháp lý chính thống của


Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển và thành tựu của 1 loạt các
lĩnh vực khác nhau Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ khi nước ta bị xâm
lược và sáp nhập vào Trung Quốc từ đời Hán (206TCN đến 220SCN). Tuy nhiên,
vì là thứ văn hóa của quân xâm lược áp đặt nên hầu như nó không “có chỗ đứng
trong xã hội Việt Nam”. Tới năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn Miếu thờ Khổng
Tử , Chu Công, nó mới được coi là chính thức bắt đầu được tiếp nhận. Suốt nhiều
thế kỉ, nho giáo âm thầm vươn mình và tới thời Lê Sơ, tư tưởng này đã trở thành
độc tôn, suy tàn vào thời Lê Mạt.
II. Ảnh hưởng của nho giáo tới các lĩnh vực Văn học và giáo dục của Việt
Nam thời kì phong kiến.
1.Ảnh hưởng của nho giáo tới lĩnh vực Văn học nước ta thời phong kiến mạnh
mẽ trên nhiều phương diện.
Nếu văn học dân gian do nhân dân lao động sáng tạo và phát triển mạnh mẽ với
phương thức truyền miệng và mang đậm phong cách thuần Việt, đa số không tiếp
thu hình thức , chữ viết và tư tưởng Nho giáo văn học viết( TK X-TK XVIII) viết
chủ yếu được viết bằng chữ Hán . Chẳng hạn như :Côn sơn ca của Nguyễn Trãi,
Bạch Vân am thi tập - ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)…mà chữ Hán được coi là chữ của
Nho giáo nên có thê nói ảnh hưởng của nó tới văn học ngày càng lớn.
a.Nho giáo ảnh hưởng tới đối tượng sáng tác :
Nho giáo với tư tưởng“ trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ phải“ tam tòng tứ đức”
đã thổi vào đời sống xã hội của nước ta một không khí mang nặng hệ tư tưởng bất
bình đẳng, nó ảnh hưởng rõ nét nhất tới đối tượng sáng tác. Bởi vậy, hầu hết các
nhà thi sĩ, văn sĩ có tài đều là nam nhân. Trong thời kì đầu tiên của văn học viết,đối
tượng sáng tác chủ yếu là quý tộc quan lại như : vua Lý Công Uẩn ( Thiên Đô



Chiếu),Trần Quốc Tuấn ( Hịch Tướng Sĩ). Thời gian sau đó việc học tập mở rộng
nên có thêm nhiều các nho gia, ẩn sĩ: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi …Mãi tới sau
này, tới đầu TK XVIII, 1 số nhà thơ nữ mới bắt đầu xuất hiện, điển hình là: Hồ
Xuân Hương(1772-1822) và Bà huyện Thanh Quan( 1805-1848)…
b,Nho giáo ảnh hưởng tới nội dung của các tác phẩm văn học.
Trước hết, ta nhận thấy các tác phẩm văn học Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều bởi Tứ
Thư- Ngũ Kinh, học tập rất nhiều điển tích, điển cố… để làm phong phú và sâu sắc
hơn cho nội dung , ý nghĩa của tác phẩm. Ví dụ như Chiếu dời đô của Lý Công
Uẩn: “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành
Vương ba lần dời đô…”hay truyện Kiều Nguyễn Du đã sử dụng điển cố “quả mai
ba bảy” lấy ý từ Kinh Thi trong câu thơ: “Quả mai ba bảy đương vừa-Đào non sớm
liệu xe tơ kịp thời” để chỉ việc làm đám cưới nên vợ nên chồng.
Không chỉ vậy, văn học còn tiếp thu và đề cao chữ “ Nhân” trong Nho giáo, biến nó
thành một trong những đề tài sáng tác chủ đạo trong thi ca, tiểu thuyết, truyện…
Nhân tức là tình người, là chữ hiếu, là tình yêu thủy chung son sắc: ta đã từng say
mê chữ “hiếu”của một Thúy Kiều bán mình chuộc cha , 1 Kim Trọng sắc son lời
thể trong thi phẩm “ Truyện Kiều” hay một tấm lòng đồng cảm với nàng Tiểu
Thanh trong Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du và thổn thức cho nàng Vũ Nương
bi kịch trong Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ. “Nhân” cũng có nghĩa là nhân
dân, là con người, Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo đã từng đề cao chữ nhân
trong đạo trị nước: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Tiếp theo, văn học trung đại còn thể hiện sự bất bình đẳng mà nho giáo đã khẳng
định:“ trọng nam khinh nữ”, thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bi coi rẻ, như
cánh bèo lênh đênh sóng nước : nhân vật Thị Kính( vở Chèo Quan Âm Thị Kính);


Bánh trôi nước( Hồ Xuân Hương). Đồng thời tư tưởng “phản dân chủ” của nho
giáo đã ảnh hưởng tới văn thơ Việt Nam trung đại, chỉ đề cao cái “ta” mà gần như

triệt để bỏ đi cái “ tôi” của bản thân.
Trong văn chương, các hình tượng nhân vật trung tâm còn chịu ảnh hưởng rõ nét
của nho giáo với những quan niệm về đạo đức- lễ nghĩa. Là người đàn ông phải là
người quân tử, có tài như Kim Trọng, có trí lớn, có sự nghiệp như Từ Hải,.. Là
người phụ nữ phải giữ lễ nghĩa, phải biết tam tòng tứ đức ví dụ: Thị Kính, Vũ
Nương, Thúy Kiều do10 năm lưu lạc, thấy mình không còn xứng đáng với tình yêu
của chàng Kim. Ngoài ra, 1 số tư tưởng khác như “ nam nữ thụ thụ bất thân”, trung
quân”, trọng văn… của nho giáo cũng ảnh hưởng đến nội dung văn học thời kì này.
2 . Ảnh hưởng của nho giáo tới các lĩnh vực giáo dục của Việt Nam thời kì
phong kiến.
Cũng giống như văn học, giáo dục Việt Nam thời phong kiến sớm chịu ảnh
hưởng của tư tưởng Nho giáo Trung Quốc. Tuy thể chế giáo dục Nho học có sự
thay đổi khác nhau cho phù hợp với từng triều đại song về cơ bản, cách thức đào
tạo khoa cử để lựa chọn người tài dựa trên nền tảng tư tưởng nho giáo.
a.Tư tưởng “ trọng văn” ảnh hưởng tới giáo dục:Do ảnh hưởng của tư tưởng
trọng văn, tức trọng kẻ sĩ của nho giáo nên ở Việt Nam có thứ bậc xếp hạng: “ Sĩ,
nông, công, thương”. Cũng vì lý do này, ở nước ta không chú trọng mở các
trường,các khoa thi võ mà chủ yếu là ham học chữ và thi văn, người ta quan niệm:“
Một kho vàng không bằng 1 nang chữ”. Tư tưởng nho giáo khiến người ta coi nó là
công cụ văn hóa, là đòn xoay để người ta vực số phận, làm lên nghiệp lớn.
b.Nho giáo ảnh hưởng tới đối tượng đào tạo, nội dung giáo duc và thi cử.


Đối tượng được đào tạo:Cũng như văn học, giáo dục cũng phải chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ và việc phân chia cấp bậc, lễ nghĩa và tư
tưởng thần quyền nên phần lớn là con quan lại quý tộc giáo dục Việt Nam (thời
Lý:việc học chữ hán trở thành một yêu cầu tất yếu tháng 9/1070 vua Lí Thánh
Tông dựng nhà Khổng Miếu để thái tử học. Sáu năm sau, Lý Nhân Tông cho lập
Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, ở thời kì này, chỉ có các thái tử, con em hoàng thân
quốc thích được đi học). Ngoài ra còn có một hạn chế lớn là chỉ cho phép nam giới

đến trường học, do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho
giáo( Tới thời Trần đối tượng giáo dục được mở rộng, ngoài con em quan lại học ở
Quốc Tử Giám, ở các địa phương, con em bình dân cũng được đến học ở các viên
học quan. Tuy nhiên nữ giới thì tuyệt đối không được phép.) Điều này đã gây ra sự
bất bình đẳng lớn trong xã hội, kìm hãm sự phát triển của giới nữ và dẫn đến nhiều
hệ lụy khác. Và cho dến tận ngày nay, sự ảnh hưởng này tuy đã có những chuyển
biến nhất định nhưng vẫn còn rất nặng nề và dai dẳng. Những điểm hạn chế đó
phản ánh mặt bảo thủ, tiêu cực của Nho giáo nước ta thời bấy giờ.
Nội dung đào tạo và thi cử: Nước ta học chữ hán của thánh hiền đồng thời chú
trọng giáo dục đạo đức, đào tạo ra những con người sống theo lí tưởng Nho giáo, tư
tưởng làm người, được gói gọn trong 4 chữ: Tu, Tề, Trị, Bình…, dạy ta trở thành
người quan tử. Thời Lý giáo dục chưa được coi trọng nhưng tới thời Trần, Trần
Thái Tông cho lập Quốc Học Viện, Tứ Thư, Ngũ Kinh là những sách giáo khoa
kinh điển của Nho học được sử dụng để giảng dạy. Đến thời Lê Sơ, các tác phẩm
kinh sách của Nho giáo được đem ra giảng dạy nhiều hơn, trong đó không thể
không kể đến: Tứ thư, Ngũ kinh, Hiếu kinh, Minh tâm bảo giám hay Tam tự kinh,
đặc biệt là Ấu học ngũ ngôn thi cùng các sách nhất tự, tam thiên tự và sơ học vấn
tâm để dạy văn hóa cho lứa tuổi ấu sinh thuở xưa.Tuy nhiên, nội dung nền giáo dục


Nho học thời này lại “ thiên lệch” không đề cập đến các phương diện khoa học,
kinh tế, nghề nghiệp, tức không hướng vào phương diện kĩ nghệ và kinh tế. Bởi thế
mà không thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên.
Chính vì vậy mà bắt đầu từ thời kì nhà Trần(1232) khoa thi đầu tiên mở ra, nội
dung thi cử chủ yếu xoay quanh các kiến thức về nho giáo, lấy nó làm nền tảng,
làm công cụ lựa chọn nhân tài. Tới thời Lê Sơ, đặc biệt dưới triều vua Lê Thánh
Tông, quy chế thi cử cơ bản được hoàn thiện, bao gồm ba kì thi chính là thi hương,
thi hội và thi đình, nho giáo đã khẳng định được ảnh hưởng của nó tới đỉnh cao.
III. Đánh giá:Một lần nữa có thể khẳng định lại, trong gần 2000 năm phát triển,
Nho giáo ảnh hưởng tới rất nhiều phương diện làm sâu sắc thêm tầng văn hóa đời

sống nước ta nhưng nó vẫn “ khúc xạ”, vẫn mang những nét rất Việt Nam. Đặc biệt,
nó vẫn in hằn dấu tích và hình ảnh trong văn chương và giáo dục nước ta một cách
sâu sắc. Sở dĩ sức ảnh hưởng của nó mạnh mẽ đến vậy là do hơn 1000 năm Bắc
thuộc, Nho giáo đã dần bén rễ vào tư tưởng Việt. Đồng thời cũng là nhu cầu có một
tôn giáo, hệ tư tưởng chính thống làm bệ đỡ thống nhất quốc gia , xây dựng bộ máy
nhà nước, quản lý chính quyền và nhu cầu tìm kiếm nhân tài phục vụ trung thành
của giai cấp thống trị đòi hỏi các bậc vua chúa chọn Nho giáo là hệ tư tưởng chính
thống.
V.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Trần Ngọc Thêm(1999) -Nho giáo và văn hóa Việt Nam- Cơ sở Văn hóa Việt
Nam, NXB Giáo dục( Tr.256-271)
Trần Đình Hựu-Nho giáo, ảnh hưởng của nó. Vấn đề ngày xưa và ngày nay
ở nước ta, />

3.

Hình ảnh về nho giáo- />%C3%A1o&hl=vi&noj=1&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=gN9
FUeXBMcmZiQes_oD4BA&ved=0CEkQsAQ&biw=1024&bih=643#imgrc
=CONjC3C4wGDaMM%3A%3Bm_Mxs8vWXKU8MM%3Bhttp%253A
%252F%252F4.bp.blogspot.com%252F_YweZEYcp_cw
%252FTSLGIm7wDbI%252FAAAAAAAABMA%252Fzegf5Y2AScM
%252Fs1600%252FKhongTu01.jpg%3Bhttp%253A%252F
%252Fbshohai.blogspot.com%252F2011%252F01%252Fnho-giao-va-cuoc-

4.

song.html%3B601%3B410

PGS.TS Bùi Xuân Đính-Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội,

5.

NXB Hà Nội, 2010
PGS.TS. Đinh Khắc Thuân –Giáo dục và khoa cử thời Lê ở Việt Nam qua tài

6.

liệu Hán, NXB Khoa học Hà Nội ,2009
Đại Doãn Phan- Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia,1998

V, PHỤ LỤC


1.

Khổng Tử và các môn đồ
Tiểu sử của Khổng Tử
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm
551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc).. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả
để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông
là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là
'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.Trong suốt
gần 20 năm. Từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để
truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách,
sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình

dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với
giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
2.


Nho giáo và chữ của nho gia: chữ Hán

Nho sĩ thời Nguyễn


Tiểu sử: Mạnh Tử (chữ Hán: 孟子; bính âm:

Hình ảnh minh họa Mạnh Tử

Mèng Zǐ ; 372–289 trước công nguyên; có một
số tài liệu khác ghi là: 385–303 hoặc 302
TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người
tiếp nối Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh
vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở
đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu
Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ
côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là
Chương thị (người đàn bà họ Chương).. Mạnh
Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến
quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với
các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho
gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và
cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến
tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc

chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ
sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư
tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt
đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử,
ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết
tính thiện của con người rằng con người sinh
ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư
tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân
Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng
"kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị
người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong
các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem
học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa
các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước
Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ
Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp
dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách,
sách Mạnh Tử của ông là một trong những
cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được
xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được
hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng
sau Khổng Tử).


Lều trõng đi thi

Quốc học Huế

Quốc Tử Giám


Ông đồ làng dạy chữ


Bản Đoạn trường tân thanh in năm 1902 và Kim Vân Kiều tân tập khắc in năm 1906.
(chữ quốc ngữ) Tác giả Nguyễn Du Tựa gốc Đoạn Trường Tân Thanh

斷腸新聲


Nguyễn Trãi và Ức Trai thi tập



×