Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

cơ sở xã hội của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.32 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
II. Cơ sở xã hội
1. Cơ cấu giai cấp
2. Cơ cấu đẳng cấp

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
2
2
2
3
3
4
6
7

LỜI NÓI ĐẦU
1


Trong gần chin thế kỷ (939 – 1858), trải qua nhiều triều đại, nhà nước và
pháp luật ở Đại Việt là nhà nước và pháp luật phong kiến. Vì vậy, để nghiên cứu về
lịch sử nhà nước và pháp luật trong giai đoạn này, cần phải khái lược về cơ sở xã
hội của nhà nước và pháp luật phong kiến. Để làm rõ vấn đề này, nhóm chúng em
đã chọn đề tài “cơ sở xã hội của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam”.


Bài làm của nhóm em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô
để bài của nhóm em hoàn thiện hơn. Chúng em trân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Khái quát nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
Trong gần chín thế kỷ (938 – 1858), trải qua nhiều triều đại, nhà nước và
pháp luật ở Đại Việt là nhà nước và pháp luật phong kiến. Sau đây là sự khái lược
về thể chế quân chủ trong chế độ phong kiến.
Vua là nhân vật trung tâm của nền quân chủ, vua thường có tên gọi khác
nhau: tên húy là tên gọi trước khi lên ngôi, tên hiệu là tên mỗi vị vua đặt cho mình
khi lên ngôi, niên hiệu là tên năm... Trong chế độ phong kiến, đặc biệt là quan niệm
của Nho giáo, vua được coi là thiên tử, có địa vị độc tôn là người đại diện cho
Thượng đế để cai trị nhân dân, “thay trời hành đạo”. Với địa vị như vậy vua là
người nắm trọng vương quyền, ngoài vương quyền vua còn nắm thần quyền chỉ vua
mới có quyền tế trời, có quyền phong chức tước cho thần thánh, điều động thần
thánh. Tuy nhiên quyền lực của vua cũng bị hạn chế nhất định, như phải biết thương
dân, tôn trọng tập quán chính trị, phong tục tập quán....
Trong chính thể quân chủ phong kiến, yếu tố giữ vị trí quan trọng là đội ngũ
quan lại. Đội ngũ quan lại là bề tôi của vua, giúp việc cho vua, thực thi quyền lực
của vua. Được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: tiến cử, khoa cử, mua
bán chức tước, nhiệm từ. Ở Việt Nam chế độ tước vị của quý tộc, quan lại rất phức
tạp, nếu nói khái quát thì có 2 loại tước vị chủ yếu là tước và phẩm. Tước gồm
nhiều bậc như công, hầu, bá, tước.. tước vương là tước cao nhất, là tước đặc biệt chỉ
dùng ban cho những quý tộc cao cấp hoặc những người có công lao to lớn với vua
với nước. Phẩm hàm gồm 9 bậc được xếp theo thứ tự từ cao nhất là nhất phẩm đến
thấp nhất là cửu phẩm, mỗi bậc lại chia làm 2 bậc nhỏ là: chánh và tòng.
Về pháp luật, trong chính thể quân chủ phong kiến Việt Nam, do ảnh hưởng
của Nho giáo, lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội,
trật tự đẳng cấp... Thực chất, lễ nghi thường được luật hóa trong pháp luật thành văn
hoặc không thành văn. Trong chính thể quân chủ phong kiến, lễ nghi là pháp luật, vi

phạm lễ nghi là vi phạm pháp luật. Xã hội phong kiến Việt Nam, bât cứ một hành vi
nào vi phạm đạo đức đều có thể bị coi là vi phạm pháp luật, quy phạm đạo đức và
quy phạm pháp luật nhiều khi hòa đồng với nhau.
2


II. Cơ sở xã hội
1. Cơ cấu giai cấp: gồm 2 giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân
* Giai cấp địa chủ:
- Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là
giai cấp thống trị
- Tuy chỉ chiếm khoảng 10% số dân trong xã hội nhưng lại là lực lượng chiếm
hữu đại bộ phận ruộng đất trong xã hội.
- Giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở
hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức:
tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân
không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau).
- Giai cấp địa chủ được chia thành: Đại địa chủ (có nhiều ruộng đất, câu kết với
thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta); Trung địa chủ; Tiểu địa chủ.
* Giai cấp nông dân:
- Bao gồm những tập đoàn người sản xuất nhỏ, người lao động trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt , chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp…
hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Tính chất "tự túc, tự cấp", "tự sản, tự tiêu" và sự
giới hạn phạm vi địa lí trong làng xã, nông trại địa phương hay đặc tính của nông
nghiệp là sản xuất nhỏ.
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông,
trung nông (trung nông là lớp người mình cày ruộng của mình, không bóc lột ai,
cũng không phải làm thuê cho ai. Họ sinh sống khá hơn bần nông. Song gặp mất
mùa thì họ cũng chật vật. Vả lại họ cũng bị bọn địa chủ, bọn cho vay nặng lãi, và

bọn đế quốc áp bức bóc lột. Thực hiện chính sách “dân cày có ruộng” thì họ cũng
có lợi), bần nông (bần nông là lớp người đông nhất, và nghèo khổ nhất. Họ chân
bùn tay lấm quanh nǎm, mà vẫn suốt đời đói rách, vì họ bị địa chủ phong kiến bóc
lột tàn tệ), cố nông.
- Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra
lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
và hàng xuất khẩu. Là lực lượng chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với
cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp to lớn trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong xã hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột
nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc lột và bất công.
- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc
bóc lột nông dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nông dân bằng cướp đoạt
ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường
cùng.
3


- Trong chế độ phong kiến, nông dân là lực lượng sản xuất chính và cũng là giai
cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội. Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn chế
trong tầm nhìn hẹp của làng xã, họ thường bị thụ động trước các vấn đề xã hội và
trước các cuộc cách mạng xã hội. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, song
trước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản xuất, năng lực sản xuất,
không có khả năng đưa ra một phương thức sản xuất và một hình mẫu xã hội tiến bộ
hơn. Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể liên
minh với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và các giai tầng xã hội khác, cùng
giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng mình và giải phóng dân
tộc, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
* Mối quan hệ
Ở giai đọan đầu, quan hệ giai cấp không nội trội. Tuy nhiên về giai đoạn sau,
giai cấp nông dân có mâu thuẫn với giai cấp địa chủ do giai cấp địa chủ đã có

những chính sách đàn áp giai cấp nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau mà đặc
biệt về kinh tế (chính sách tô thuế nặng nề và tăng cao).
2. Cơ cấu đẳng cấp
a, Từ thế kỉ X – XV
Trong thời kì này, xã hội được phân chia trên hết là vua có uy quyền tuyệt đối
và tập trung quanh vua là một tầng lớp quý tộc quan liêu tạo lên một hệ thống chính
quyền nhà nước. Ở tầng lớp xa hơn là đông đảo quần chúng bình dân (nông dân, thợ
thủ công và thương nhân) quần tụ chủ yếu trong hệ thống cộng đồng làng xã. Dưới
đáy các bậc thang xã hội là tầng lớp nô tì – những người chịu thân phận thấp hèn
nhất-có số lượng khá đông đảo ở thời Lý-Trần rồi mất hẳn ở thời Lê. Tăng ni Phật
tử và Nho sĩ không phải là những đẳng cấp thuần nhất mà là một tầng lớp dọc, bắc
nối từ khối bình dân tới khối quan liêu. Về xu hướng phát triển, Tăng ni thời LýTrần chiếm số đáng kể, sang thế kỉ XV giảm dần, nhường chỗ cho sự lớn mạnh của
Nho sĩ.
Trong bức tranh toàn cảnh nhiều màu sắc trên vẫn có thể nhận thấy hai mảnh
khối chính: vua quan và bình dân. Vua quan là đẳng cấp bên trên, đẳng cấp cầm
quyền ngày càng xác lập tính giai cấp thống trị của mình trong khi bình dân là đẳng
cấp bên dưới, đẳng cấp bị trị, vừa là thần dân vừa bị bóc lột. Nhà vua đứng ở đỉnh
tối cao, quan liêu là tầng lớp thượng lưu, đông đảo quần chúng bình dân tạo nên
một bề mặt đáy vững chắc.
b, Từ thế kỉ XVI – XIX
`
Cho tới thế kỉ XV cơ cấu đẳng cấp mới thực sự biểu hiện khá phức tạp, làng
Việt cơ bản bị phong kiến hóa và nhìn chung có thể chia toàn bộ khối cư dân làng
xã thành 3 đẳng cấp chính sau:
4


* Hạng quan viên: đây là đẳng cấp có thế lực nhất trong làng xã, được hường nhiều
đặc quyền đặc lợi, có quyền quyết định mọi công việc lớn nhỏ của làng, được miễn
các nghĩa vụ binh dịch và lao dịch với Nhà nước. Do cấu trúc của đằng cấp này rất

phức tạp, tính không thuần nhất của đẳng cấp đã tạo điều kiện cho giai cấp địa chủ
gia nhập và lũng loạn. Địa chủ đã nhân danh làng xã để bảo vệ quyền lợi của mình
trước Nhà nước, đồng thời nhân danh Nhà nước vơ vét, bóc lột dân nghèo. Vì thế,
bóc lột kinh tế bị lẫn vào áp bức siêu kinh tế, quan hệ giai cấp không đơn tuyến mà
lồng ghép với quan hệ đẳng cấp.
* Hạng dân chính cư: là bộ phận dân cư có quê gốc tại làng, được ghi tên vào sổ
hộ khẩu chính thức của làng. Đẳng cấp này chủ yếu là hạng dân đinh, là người làm
nông nghiệp-công nghiệp-buôn bán. Những người này với tư cách là những công
dân chính thức có quyền tham gia công việc chung của làng (bầu cử bộ máy chức
dịch làng, tế lễ, ăn uống chốn đình trung), được chia ruộng công; phải đóng thuế
cho nhà nước và làm nghĩa vụ binh dịch, lao dịch.
* Hạng dân ngụ cư: do áp bức, bóc lột đã đẩy dân nghèo dời làng phiêu tán. Làng
nào cũng có người dời đi và dời đến. Chính điều đó mà dân ngụ cư trở thành một
đẳng cấp trong cấu trúc xã hội. Do là người ngụ cư nên họ không phải chịu các
nghĩa vụ như dân chính cư, ít dự vào chế độ áp bức đẳng cấp làng xã nên một bộ
phận không nhỏ dân ngụ cư đã phát triển được kinh tế. Cuối cùng, pháp luật Nhà
nước cũng như lệ làng đã phải quy định sau ba đời dân ngụ cư sẽ được thừa nhận là
dân chính cư. Có nhiều trường hợp dân ngụ cư đã được tham gia bộ máy quản lí
làng xã.
Ngoài ra, khi xét về cấu trúc đẳng cấp, trong xã hội còn có câu trúc đẳng cấp
thứ bậc nghề nghiệp: sĩ-nông-công-thương
* Sĩ (quan liêu): đây là tầng lớp tập trung đông đảo nhất tại các thành phố, kinh đô.
Quan liêu bao gồm vua quan thuộc triều đình trung ương và các cấp chính quyền
đại phương. Số lượng quan liêu ngày càng tăng nhanh, họ là đẳng cấp thượng lưu
có nhiều đặc quyền đặc lợi, đưuọc bảo vệ trong đời sống và trong quy chế sinh hoạt.
* Nông (nông dân)-công (thợ thủ công)-thương (thương nhân): đây là bộ phận
đông đảo nhất, họ là đẳng cấp thuộc tầng lớp dưới của xã hội, là đẳng cấp bị trị, bị
áp bức.
Xét trên bình diện toan xã hội, cấu trúc đẳng cấp thực tế chỉ bao gồm hai bộ
phận là đẳng cấp thống trị và đằng cấp bị trị. Đẳng cấp thống trị có thể hiểu là toàn

bộ hệ thống quan liêu nhà nước-quan phương và phi quan phương-từ Trung ương
đến địa phương mà đứng đầu là nhà vua, còn đẳng cấp bị trị là toàn bộ số cư dân
còn lại. Tính bao trùm của quan hệ đẳng cấp tạo nên cơ chế áp bức siêu kinh tế.
5


Điều này giải thích tại sao đối tượng tấn công của phong trào nông dân lại tập trung
vào hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp chứ không trực diện tấn công vào giai
cấp địa chủ với khẩu hiệu ruộng đất.
Qua đó ta thấy được:





Cho đến giữa thế kỉ XIV, nông thôn vẫn là khu vực kinh tế-xã hội bao trùm
và địa chủ-nông dân vẫn là hai giai cấp trung tâm của xã hội Việt Nam
Trong lúc quan hệ giai cấp không phát triền mạnh thì quan hệ đẳng cấp lại trở
nên nổi bật
Câu trúc các quan hệ giai cấp và đẳng cấp ở Việt Nam là cấu trúc lỏng
Tính chất không thật rành mạch trong quan hệ giai cấp-đẳng cấp là đặc điểm
nổi bật của cơ cấu xã hội Việt Nam thời kì này.

KẾT LUẬN
Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ hơn xã hội phong kiến Việt Nam, và
xã hội có tác động không nhỏ tới nhà nước và pháp luật phong kiến, những mâu
thuẫn giai cấp chính là nguyên nhân của những cuộc xung đột, những cuộc chiến để
rồi thay ngôi đổi vị, mỗi vị vua, mỗi triều đại lại có một cách cai trị nước nhà khác
nhau.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012.
2. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của
lịch sử Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội, 1995.
6


3. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I
4. />5. />6. />%E1%BA%A5p-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-v%C3%A0-t%E1%BA%A7ng-l
%E1%BB%9Bp-tr%C3%AD#.UXlKXqIVNjI

7



×