Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích sự vận dụng nguyên tắc Tôn quân quyền trong việc cải cách bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.25 KB, 4 trang )

A.MỞ ĐẦU
Khi nói tới các nước phong kiến phương Đông nói chung, nhà nước phong kiến
Trung Quốc nói riêng, các nhà nghiên cứu đã khẳng định tính chất chuyên chế, quyền lực
tối cao, vô hạn của nhà vua. Việc nghiên cứu nguyên tắc “Tôn quân quyền” và sự chi
phối của nó tới bộ máy nhà nước các triều đại phong kiến đã làm phong phú thêm lí luận
về hình thức chính thể quân chủ chế. Để hiểu rõ về vấn đề này, nhóm em chọn đề tài:
“Phân tích sự vận dụng nguyên tắc Tôn quân quyền trong việc cải cách bộ máy nhà
nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Minh”.
B.NỘI DUNG
I. Khái quát về nguyên tắc “Tôn quân quyền” trong nhà nước phong kiến
Trung Quốc
1. Quá trình ra đời và phát triển của nguyên tắc Tôn quân quyền.
Theo quy luật khi con người đã quần tụ với nhau sống thành xã hội thì ắt trong lòng xã
hội phải nảy sinh các quyền tối cao để có thể quản lý xã hội, điều chỉnh mối quan hệ giữa
con người với nhau trong xã hội đó. Vào cuối thời Xuân Thu (770-403 TCN) xã hội Tây
Chu bước vào giai đoạn khủng hoảng. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất chiếm hữu nô lệ bộc lộ qua sự bất ổn về tình hình xã hội bị đảo lộn như: chư hầu đánh
lẫn nhau, chư hầu lấn quyền thiên tử, tôi giết vua, vợ giết chồng… Chứng kiến sự lung lay
tận gốc của chế độ chính trị nhà Chu, Khổng Tử - ông tổ của đạo Nho, đại diện cho tầng lớp
quý tộc đã hệ thống chỉnh lí và bổ sung các quan điểm chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo
thành một tư tưởng xuyên suốt, đó chính là tư tưởng “ Tôn quân quyền”.
Trong hoàn cảnh loạn lạc thời kỳ đó thì chủ trương tập trung quyền lực trong tay nhà
vua theo lối đức trụ là điều quá xa vời cho nên mặc dù đã có định hướng song tư tưởng Tôn
quân quyền thể được áp dụng trong thời kỳ đó. Để chấm dứt tình trạng này, vua Tần đã sử
dụng tư tưởng pháp trị để thống nhất thiên hạ bằng bạo lực tuy nhiên do lạm dụng tư tưởng
này trong cai trị đất nước dẫn đến tình trạng cực đoan đẩy vương triều nhà Tần tới họa diệt
vong. Sau khi nhà Hán lên thay nhà Tần đã sử dụng Nho giáo của Khổng, Mạnh để tạo ra cở
sở lí luận cho sự tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, tạo ra một trật tự đẳng cấp xã
hội theo danh phận song chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, để trở thành hệ tư
tưởng chính trị pháp lí chính thống, Nho giáo cần có sự thay đổi để hoàn thiện và đến Đổng
Trọng Thư, ông đã ra sức thần bí vương quyền đề cao thuyết “ Thiên Mệnh” - hợp nhất ba


vai trò trong cá nhân nhà vua (vua là người gia trưởng, người cai trị và người thay trời hành
đạo) làm cho học thuyết của Khổng Mạnh được hệ thống, phát triển hơn trước, vừa làm cho
vương quyền gắn bó chặt chẽ với thần quyền.
Từ đó, tư tưởng “ Tôn quân quyền” trở thành nguyên tắc cơ bản trong bộ máy nhà
nước phong kiến Trung Quốc từ thời Hán, Tống, Nguyên cho đến nhà Minh Thanh. Nguyên
tắc này đã làm cho bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc có sự tập trung quyền lực rất
cao vào hoàng đế, địa vị và uy quyền của nhà vua chuyên chế ngày càng được củng cố.
1


2. Nội dung tư tưởng “ Tôn quân quyền” của đạo Nho
Theo học thuyết Nho giáo, tư tưởng “ Tôn quân quyền” mang nội dung cơ bản sau:
Khi con người đã đoàn tụ với nhau thành xã hội tất phải có quyền tối cao để giữ kỉ cương
cho cả đoàn thể, quyền ấy là quân quyền. Quyền này phải để cho một người nắm giữ thì mới
rõ ràng, mới thống nhất về mọi mặt được, người nắm giữ quyền này là vua. Quân quyền là
cái cao quý, linh thiêng, có quan hệ tới vận mệnh của một xã hội, một dân tộc, nếu không
phải là bởi cái mệnh trời giao cho, thì tất là bởi cái bọn xấu xa của xã hội cướp lấy. Vậy
muốn cho chính cái danh hiệu của người giữ quân quyền, thì Nho giáo mới cho là quân
quyền là do mệnh trời quyết định, và ai giữ được quân quyền thì tức là người đó giữ được
thiên hạ.
Vua là người đứng đầu đất nước, quyền lực của vua là tối cao. Vua phải lo việc trị
nước, tức là lo sự sinh hoạt, sự dạy dỗ và mở mang cho dân. Tư tưởng tôn quân quyền của
nho giáo hoàn toàn có thể đáp ứng được hệ tư tưởng của các triều đại phong kiến. Trong
quan điểm của Nho giáo, nói đến nước là nói đến vua, nước là của vua. Ngôi vua bao giờ
cũng được đề cao, và trong việc giáo dục thần dân thì đức tính trung với vua bao giờ cũng
được coi trọng nhất. Để cai trị đất nước, vua toàn quyền đặt ra bộ máy giúp việc bao gồm
các viên quan có vai trò lớn trong đạo trị nước của vua, ngoài ra vua còn đặt một chế độ
khảo xét công trạng thưởng phạt rất nghiêm minh để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của
đội ngũ giúp việc. Đối với bách tính, vua đưa ra chủ trương dùng đức để cai trị, đặt ra các
ngũ luân để giao hóa, để hướng dẫn điều chỉnh các quan hệ xã hội: vua tôi có trung nghĩa,

cha con có tình thân, vợ chồng có riêng biệt…Vua còn ban hành pháp luật định hình phạt,
xét xử những kẻ liều lĩnh chống đối vua, vi phạm luân thường đạo lí; quyền trừng phạt hay
tha miễn nằm trong tay nhà vua.
Không chỉ nắm vương quyền, vua còn nắm cả thần quyền, thần quyền là chỗ dựa vững
chắc cho vương quyền. Xuất phát từ thiên mệnh, quyền lực nhà nước chỉ được tập trung
trong tay nhà vua, nhà vua trên phải thuận mệnh trời, dưới phải giáo hóa dân chúng, phải an
dân. Do vậy, dân chúng phải tuân thủ phục tùng quyền lực của vua đồng nghĩa với việc làm
theo đạo trời tức là, quân quyền phải được mọi người tôn trọng, dân chúng phải tôn trọng
nhà vua một cách tuyệt đối, lấy đức trung quân làm đầu. Vương quyền kết hợp với thần
quyền khiến quyền lực của vua trở lên vô hạn, không thế lực hiện hữu nào có thể kiểm soát
được.

II. Sự vận dụng nguyên tắc Tôn quân quyền trong việc cải cách tổ chức bộ máy
nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều nhà Minh ( 1368- 1644).
Tư tưởng cơ bản của Nho giáo nói chung và tôn quân quyền nói riêng là muốn tạo ra
những thể chế xã hội ổn định, coi việc đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị là mục tiêu cơ
bản. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Minh,
quyền lực tập trung đến cao độ vào tay Hoàng Đế (bỏ bớt khâu trung gian, hoàng đế trực
tiếp chỉ huy các quan chức quan trọng). Năm 1376,nhà Minh tiến hành một cuộc cải cách
lớn về tổ chức bộ máy nhà nước, làm cho cơ chế thực hiện quyền lực quân chủ phát triển tới
mức chuyên chế cực đoan, thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
2


Hoàng đế

Lục Bộ

Đô Sát
Viện


Tam Ty (Tỉnh)

Tri Phủ (Phủ)

Tri Huyện (Huyện)

Xã Trưởng (Xã)
Sơ đồ tổ chức Nhà Nước dưới thời Minh
- Hoàng đế: Hoàng đế Chu Nguyên Chương rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ
quân chủ chuyên chế tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phản. Ngoài ra,
Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội. Hoàng đế còn tăng
cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, cho công thần thân tín
để làm chỗ dựa của triều đình. Quyền lực Nhà nước đều được tập trung vào tay vua; quyền
ban ấn, phong thưởng, chinh phạt, định chính sách cai trị cho chư hầu bốn phương. Thiên tử
toàn quyền thiết lập bộ máy giúp việc “đùi và bắp tay mạnh thì người khỏe, bề tôi giỏi giúp
vua thì vua hóa bậc thánh nhân”.
- Chính quyền trung ương, địa phương và chế độ quan lại: Được tổ chức theo nguyên
tắc bớt bỏ các khâu trung gian,mọi quyền lực tập trung trong tay Hoàng Đế. Ngoài ra quyền
lực còn được phân chia cho nhiều cơ quan khác chứ không tập trung cho một cơ quan khác
nhau như Lục bộ (Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công phụ trách các việc về lễ nghi, quân sự, luật
pháp, xây dựng, bộ máy nhân sự và dân sự; hoàn chỉnh bộ máy triều đình), Tam ti.
Về bộ máy chính quyền trung ương, chức thừa tướng , Thái uý trước đây bị bãi bỏ thay
thế vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ để tập trung quyền lực cao độ vào tay
nhà vua. Từng bộ phận của lục bộ phải chịu trách nhiệm trước nhà vua. Ngự sử đài được đổi
tên thành Đô sát viện, có chức năng kiểm sát quan lại và xét xử án kiện. Ngoài ra, có Hàn
lâm viện để soạn thảo các văn kiện; đông các viện để sửa chữa các văn kiện; quốc tử giám
trông coi việc giáo dục;tư thiên giám trông coi thiên văn và định lịch pháp…Nhà Minh còn
cải đổi Trung thư tỉnh thành Nội các (tập hợp các Hàn lâm biên tu, Thái học sĩ).
3



Về bộ máy chính quyền ở địa phương, nhà Minh đổi đạo, quận (châu), huyện thành
tỉnh, phủ, huyện, xã. Nếu trước đây, quyền hành của đạo được tập trung vào tay của một
viên quan thì ở đây quyền hành ở tỉnh được chia cho Tam ti. Tam ti do triều đình trực tiếp
chỉ huy và thường xuyên chịu sự giám sát của Đô sát viện, các giám sát ngự sử, gồm có 3
quan: thừa tuyên bố chính sứ ti (quản lý hành chính); đề hình án sát sứ ti (nắm quyền tư
pháp); đô chỉ huy sứ ti (nắm quyền chỉ huy quân đội). Sở dĩ chỉ có quyền hành của người
quản lý ở cấp tỉnh bị phân chia vì tỉnh là một khu vực lớn, dễ xưng hùng xưng bá, nên nhà
minh chia ra như vậy nhằm tránh nạn phân quyền cát cứ. Đứng đầu phủ là tri phủ, đứng đầu
huyện là tri huyện, đứng đầu xã là xã trưởng. Các quan lại ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ
ở triều đình.
- Luật pháp: Luật pháp ra đời dưới thời Minh Thái Tổ được xem là một trong những
bước tiến lớn nhất thời đại. Minh sử viết rằng ngay từ đầu năm 1364 triều đình đã bắt đầu
soạn thảo các bộ văn bản luật được gọi chung là Đại Minh luật Thái Tổ rất quan tâm đến dự
án này vào ông đã yêu cầu các vị quan làm luật phải đưa ra được một bộ luật dễ hiểu và bao
hàm toàn diện cuộc sống không để lại những kẽ hở khiến các vị quan lại cấp dưới có thể lợi
dụng nhằm diễn giải sai ý nghĩa ngôn từ. Luật pháp triều Minh có bước tiến lớn so với nhà
Đường trong việc đối xử với nô lệ. Theo luật nhà Đường, nô lệ bị coi là ngang hàng với súc
vật, còn luật mới bảo vệ những người nô lệ và cả các công dân tự do. Luật pháp triều Minh
cũng nhấn mạnh trên các mối quan hệ gia đình Đại Minh. Luật dựa trên những ý
tưởng Khổng giáo và những ý tưởng này luôn là thứ trung tâm nhất của mọi triều đình
phong kiến Trung Hoa sau đó.
- Về quân đội: khi nhà Minh thành lập, Minh Thái Tổ đã xây dựng một đội quân mạnh
được tổ chức theo một hệ thống quân sự được gọi là Vệ sở, tương tự như hệ thống Phủ binh
của nhà Đường. Nhà Minh đặt ra ngũ quân đô đốc phủ (trung, tả, hữu, tiền, hậu). Các đô đốc
phủ nắm sổ binh nhưng không trực tiếp chỉ huy quân đội.khi có chiến tranh, hoàng đế cử
tướng soái chỉ huy quân đội. Chiến tranh kết thúc, họ trả ấn, binh và lại về nhiệm sở. Bằng
cách đó, Hoàng Đế có thể xây dựng được một hàng ngũ võ quan có tài và vua trực tiếp nắm
chắc được quân đội. Thời nhà Minh các mạng lưới cảnh sát ngầm phát triển rộng rãi trong

quân đội. Do quá khứ xuất thân hèn mọn của mình, Minh Thái Tổ rất căm ghét các quan lại
tham nhũng và hiểu rất rõ các các nguy cơ có thể đến các cuộc nổi loạn. Ông đã tạo ra Cẩm
Y Vệ để bảo vệ cẩn mật riêng cho mình và hoạt động như một đội cảnh sát chìm trong khắp
đế chế…
 Như vậy, ta thấy nhìn chung tổ chức bộ máy quan lại dưới thời nhà Minh theo hai
nguyên tắc đó là : bỏ bớt khâu trung gian, Hoàng Đế trực tiếp chỉ huy các quan chức quan
trọng và quyền hành không tập trung vào một quan chức mà được tản ra nhiều cơ quan khác
nhau như Lục bộ, Tam ti..

C. KẾT LUẬN

4



×