Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Ảnh hưởng của các “hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới và Việt Nam đối với đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.52 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống những năm đầu tiên của một thiên niên kỉ mới: Thiên niên
kỉ thứ Ba. Xã hội lồi người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trong tất cả mọi
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật. Trong đó khơng
thiếu tơn giáo, bởi nó chính là một bộ phận cấu thành nên xã hội.
Tôn giáo một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó ln
ln mới mẻ. Cũng bởi vì tơn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này
nên cùng với sự thay đổi của lồi người mà tơn giáo cũng có những sự biến đổi dù là
về nội dung hay chỉ là về hình thức. Tơn giáo - một hiện tượng xã hội phức tạp, chỉ có
thể giải thích nó một cách khách quan khoa học dựa trên những quan niệm của nền
tảng Triết học duy vật về lịch sử, cũng như nhận thức duy vật khoa học. Tơn giáo là
một hình thức phản ánh hư ảo, xuyên tạc đời sống hiện thực và đã ra đời cách đây
hàng chục nghìn năm. Nhưng ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ
thuật trên thế giới, tôn giáo dường như vẫn có sự phát triển đa dạng về hình thức và
rộng lớn về quy mô. Cả nhân loại đang chứng kiến một trào lưu xuất hiện những
“hiện tượng tôn giáo mới”. Các trào lưu “tơn giáo mới” có ảnh hưởng rất lớn đến mọi
mặt của đời sống xã hội, trong đó tác động tiêu cực là chủ yếu, tuy nhiên cũng khơng
thể phủ nhận những tác động tích cực.
Sự ra đời của hàng loạt các “tôn giáo mới” là một “bài tốn” đối với chính sách
tơn giáo của mỗi quốc gia. Nhưng để đưa ra một chính sách đúng đắn địi hỏi cần phải
có cái nhìn tồn diện và sâu sắc về những ảnh hưởng của các “hiện tượng tôn giáo
mới” đối với đời sống xã hội.
Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của các “hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới và
Việt Nam đối với đời sống xã hội” góp phần đưa đến sự nhận thức đầy đủ, khách
quan, cũng như thái độ đúng đắn đối với các “tôn giáo mới”. Đồng thời, đề tài thực sự
mang đến những giá trị thực tiễn cho tác giả, là một dịp để hệ thống hóa, nghiên cứu
và cập nhập, bổ sung thêm kiến thức về vấn đề “tôn giáo mới”.
2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Tôn giáo mới” là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người, của giới
nghiên cứu, của các nhà khoa học và của nhiều quốc gia. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu xung quanh vấn đề “tôn giáo mới” về
nguyên nhân ra đời, tên gọi, thời gian, khơng gian, tác động của nó.
Trên thế giới, hầu hết các nước đều đã có các buổi hội thảo xung quanh vấn đề
“tôn giáo mới”.


Cuốn “Nỗi kinh hoàng linh thiêng trận chiến ở Tokyo” của D.W.Brackett,
trong đó có chương 9. “Tơn giáo ra tịa, sự kết thúc của giáo phái Aum” do Phan
Tường Vân dịch, đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo (số 5 năm 2001), đã đưa
đến cái nhìn tồn diện về giáo phái Aum – kẻ đã gây ra vụ đầu độc sarin, làm cho ít
nhất 8 người chết và 3.225 người phải đưa vào bệnh viện. Đó là tiếng chng cảnh
tỉnh không chỉ riêng đối với nước Nhật trong việc đối phó với các “tơn giáo mới”.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của tôn giáo đối với cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về
vấn đề này, trong đó có thể nói GS. Đặng Nghiêm Vạn là một trong những giáo sư
đầu ngành.
Trong cuốn “Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam”, NXB
Chính trị quốc gia phát hành năm 2001, GS. Đặng Nghiêm Vạn đã đưa ra đặc trưng
của “hiện tượng tơn giáo mới” là “phản ánh tính khủng hoảng của thế giới chưa ổn
định”1 trong buổi đầu của thời kì chuyển tiếp sang xã hội tin học, sinh học mang tính
tồn cầu hóa, đồng thời phần nào nêu lên một số hậu quả của các “tôn giáo mới”.
“Những hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam” của Võ Minh Tuấn trong cuốn
“Về tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam hiện nay” xuất bản năm 1998, NXB Khoa học
xã hội, tác giả đã nêu lên nguyên nhân ra đời - “mảnh đất sinh sôi”, phân loại và một
số đặc điểm của “trào lưu tôn giáo mới”.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã cơng bố nhiều bài viết có chất lượng đề
cập tới “tơn giáo mới” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo. Đáng kể là các bài: “Ngày

tận thế và hiện tượng các “tôn giáo” cực đoan” của Mai Thanh Hải (số 3, năm 2000),
“Hiện tượng “tôn giáo mới” – mấy vấn đề lí luận và thực tiến” của PGS.TS Đỗ
Quang Hưng (số 5, năm 2001), “Vấn đề “tôn giáo mới” trong cơng trình nghiên cứu
của các nhà khoa học Trung Quốc” của Trần Phương Nghĩa (số 5, năm 2001)… Tất
cả những bài viết đã tiếp cận “hiện tượng tôn giáo mới” với những góc độ khác nhau.
Luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều, trong đó có
khóa luận “Tìm hiểu các trào lưu tơn giáo mới trên thế giới và Việt Nam (nửa sau thế
kỷ XX)” của Hà Thị Lịch đã đưa đến những nét khái qt nhất về các “trào lưu tơn
giáo mới”.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã nhìn nhận vấn đề “tơn giáo mới” ở một góc độ,
phạm vi nào đó. Tuy nhiên, đối với vấn đề tác động của nó thì chưa có cái nhìn tồn
diện. Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tiếp cận cả mặt tiêu cực lẫn tích
cực về tác động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đối với đời sống xã hội là những
khoảng trống mà đề tài muốn đi sâu.
PHẦN NỘI DUNG
1

GS. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,
trang 303.


Chương 1.
NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC “HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO
MỚI” ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1. Kinh tế
1.1.1. Không tham gia sản xuất của cải vật chất
Phần lớn những người đến với các “tôn giáo mới” là tầng lớp bị tổn thương,
phủ nhận thế giới hiện tại, tìm đến sự xa lánh cuộc đời. Với niềm tin mù quáng vào
mớ lý thuyết kỳ quái của giáo phái, các tín đồ tự cách ly hồn tồn khỏi xã hội. Họ
chán ghét tất cả: cuộc sống, gia đình, xã hội và đặc biệt là chán ghét lao động. Từ

người công dân bình thường, họ trở thành những “cục bướu thừa” của xã hội.
Họ sống nhưng không lao động, không tạo ra của cải vật chất, chỉ lo tham gia
vào các hoạt động, nghi lễ cúng tế quái đản và hoàn thành đầy đủ những điều răn dạy
của giáo chủ. Khi số lượng tín đồ này càng tăng thì thực sự ảnh hưởng có hại đến sản
xuất, đến chất lượng cuộc sống.
Thí dụ ở Việt Nam có “đạo Hà Mịn” tun truyền những điều ma mị rằng theo
“đạo Hà Mịn” thì khơng làm cũng có ăn, thiếu nợ ngân hàng, nợ của nhà nước chỉ
cần đọc nhiều kinh cầu nguyện sẽ được xóa nợ và ai đọc kinh càng nhiều thì sẽ được
Đức Mẹ đón lên thiên đàng sớm. Giáo lí của “đạo Hà Mòn” đã tác động tiêu cực đời
sống của nhân dân. Đó là việc người dân bỏ bê lao động sản xuất, nộp tiền cho các đối
tượng cầm đầu "Hà Mòn", ảnh hưởng đến đời sống kinh tế vốn đã rất khó khăn của
đồng bào dân tộc thiếu số.
1.1.2. Phá hoại, tiêu tán tài sản
Hầu hết các “tôn giáo mới” này đều đưa ra những dự đoán và các cách thức
khác nhau đón nhận ngày Tận thế. Các giáo phái ra sức tuyên truyền, lấy những tín lí,
giáo lí cổ xưa, cắt xén và vặn vẹo đi để hù dọa những người run sợ trước cảnh tượng
của ngày Tận thế kinh sợ: nhà cửa lay chuyển, động đất, trời sập, tất cả trở nên tối tăm
mịt mù, không cịn gì để ăn, cả Trái Đất sẽ bị hủy diệt thành tro bụi.
Ngày tận thế được đề cập đến ở trong ba cuốn sách “Tin mừng” của Mathêu,
Marco và Luca với từ ngữ khác nhau: sự tận cùng, cuộc Quang Lâm, nước Thiên
Chúa, hồi chung cuộc… Về nội dung và ý nghĩa các khái niệm đó là nói đến quyền
năng cao cả và vinh quang của Chúa, niềm an ủi to lớn cho loài người. Về sau, các
nhà tu hành muốn kìm hãm cơn lũ phạm tội ác của con người nên đã dùng Tín lí như
những lời hăm dọa cảnh báo. Ngày tận thế kinh hãi đó cứ dai dẳng bám riết lấy cuộc
sống của con người, sợ hãi và cố gắng thoát ra khỏi ảnh hưởng của nó nhưng khơng


phải ai cũng xử lý làm được. Trong lịch sử đã có vơ vàn các dự đốn, tiên tri về
những mốc thời gian cụ thể cho ngày Tận thế - giây phút cả thế giới bị hủy diệt thành
tro bụi, nhưng cuối cùng những ngày đó lần lượt trơi qua một cách vơ sự và thế giới

vẫn bình n.
Dù ở chân trời khác nhau nhưng các giáo phái đều khẳng định là sẽ có ngày
Tận thế. Mỗi giáo phái ở các địa phương lại có những màu sắc, hương vị “sáng tạo”
riêng về ngày Tận thế nhưng tựu trung là con người muốn tránh được ngày đó thì
“phải ăn năn, hối lỗi, phải chay tịnh cầu nguyện, xin được xá tội, tha lỗi, phải thống
hối thật sự bằng cách đem nộp trả hết của cải kiếm được của thế gian, rồi cùng nhau
tự chết trước mặt Thượng Đế để Ngài chứng kiến và cho lên Thiên Đàng trước ngày
tận thế”2.
Giáo chủ của các “tôn giáo mới” ra sức tuyên truyền kiếp nạn diệt thế để khủng
bố, bức bách tư tưởng tín đồ, rêu rao ngày Tận thế sắp đến, chỉ có ai theo họ thì mới
được cứu thốt. Các tín đồ đều tin một cách mù quáng vào ngày Tận thế. Họ nhất loạt
chuẩn bị chờ đón cái chết đến, không quan tâm đến cuộc sống nữa. Họ ngừng lao
động, ra sức phá hủy, tiêu tán tất cả của cải vật chất. Đặc biệt, ở nơng thơn các tín đồ
cuồng nhiệt giết trâu bò để ăn uống, nhảy múa say sưa chờ đợi ngày Tận thế.
Ví dụ, các linh mục đứng đầu dòng Dami ở Hàn Quốc đã đưa ra lời tiên tri về
ngày Tận thế sẽ bắt đầu từ nửa đêm 28/10/1992 với cuộc Đại thế chiến thứ ba nổ ra,
cuộc đại hồng thủy sẽ hủy diệt loài người trong vịng 8 năm. Có tới 20.000 tín đồ đã
mù quáng tin và đi theo, họ tiêu tán, đập phá tài sản và tụ tập đón chờ ngày Tận thế.
Trong các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Australia… cũng có hàng chục đạo kì
qi ráo riết hoạt động “đón” ngày Tận thế theo cách riêng của mình. Có khoảng hơn
một nửa số đạo này vạch ra các cách khác nhau nhằm tự sát tập thể sau khi đã đem
toàn bộ của cải ra góp với giáo chủ để cùng nhau ăn uống, nhảy múa cuồng loạn.
Như vậy, việc gia nhập các “tơn giáo mới” rồi tự cách ly mình ra khỏi tập thể,
khơng cịn tham gia sản xuất lao động, giành hết thời gian và sức lực cho việc cúng tế
và chờ đón ngày Tận thế đã tác động rất tiêu cực đến đời sống kinh tế. Nó làm giảm
số lượng và chất lượng của “lực lượng sản xuất”, phá hoại sản xuất.
1.2. Chính trị - xã hội
1.2.1. Vi phạm pháp luật, rối loạn trật tự an ninh xã hội, xâm hại đến nhân phẩm,
sức khỏe và tính mạng con người
Hiện nay, ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, các nhà chức trách đang vô cùng đau

đầu khi mà một bộ phận thanh niên với tư tưởng ngông cuồng, điên loạn, thích những
2

Mai Thanh Hải, Ngày tận thế và hiện tượng các “tôn giáo” cực đoan, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, 2000.


cảm giác mạnh, man rợn tìm đến các tổ chức “tơn giáo mới”, thậm chí là lập ra những
tà đạo mới. Và một khi những thành phần này nổi “máu điên” thì chắc chắn sẽ có
người hoặc nhiều người bị sát hại một cách dã man. Đặc biệt là trong tình hình hiện
nay, chủ nghĩa khủng bố đã lan tràn, đến tận mọi ngõ ngách trên thế giới.
Tiêu biểu như giáo phái “Quỷ Sa tăng”, xuất phát từ nước Mỹ sau đó được các
mơn đệ lan tỏa ra khắp thế giới với những mớ giáo lí quái đản: “tự ta là đế vương, trên
ta khơng có ai khác, cuộc sống trên trần gian chỉ là bước chuẩn bị để xuống địa ngục
mà ở đó ta sẽ hành hạ những đứa là kẻ thù của ta”. Nghi lễ của chúng đầy man rợ và
khiếp đảm, đó là các cuộc giết người, hiến tế cho Quỷ Sa tăng. Các tín đồ của môn
phái này thường cắt máu nạn nhân để uống và nhảy múa điên loạn. Sau đó thì những
tên này tự sát tập thể lần lượt bằng dao, rìu, búa. Tà đạo “Quỷ Sa tăng” đã trở thành
nỗi kinh hoàng tại các nước Âu Mỹ.
Hay ở Nhật Bản, ngày 20/3/1995, cả nước Nhật kinh hồng vì hóa chất độc
sarin. Giáo phái AUM đã gây ra vụ tấn công bằng hơi độc sarin ở một nhà ga xe điện
ngầm Tôkyô làm 12 người chết và 5.000 người bị ngộ độc.
“Dịch bệnh” ngày Tận thế được các “tôn giáo mới” cuồng nhiệt rao giảng, lan
truyền cũng đã gây ra tác hại to lớn: hàng loạt các vụ tự sát tập thể và các vụ dùng bạo
lực tấn công xã hội thế tục, mà tổng số người thiệt mạng sẽ làm nhiều người phải giật
mình.
Loại thứ nhất là kích động tín đồ tự sát tập thể trước ngày Tận thế (họ gọi là
thăng thiên).
Năm 1978, giáo chủ giáo phái “Ngôi đền của nhân dân”, Jim Jones tuyên bố
ngày Tận thế sắp đến, triệu tập tồn thể tín đồ, uống thuốc tự sát, làm 912 người thiệt
mạng3.

Vụ tự sát tập thể của giáo phái “Thiên môn” ở Mỹ, 39 người tự tử, gồm 21 nữ
và 18 nam, nằm trong độ tuổi 28 - 72. Họ tử tự bằng cách ăn bánh hoặc uống nước ép
từ quả táo cùng thuốc ngủ và rượu vodka. Vẻ mặt của họ rất bình thản, tựa như đang
ngủ say4.
Ở Thụy Sĩ, đêm 4 rạng sáng 5/10/1994, cảnh sát đã tìm ra tổng cộng 47 xác
chết bị thiêu cháy, tất cả đều là thành viên của giáo phái “Ngôi đền mặt trời”. Cảnh
sát cho biết tuy thi thể người chết có vết đạn, nhưng khơng có dấu hiệu kháng cự tại

3

Xem Trần Nghĩa Phương, Vấn đề “tôn giáo mới” trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc,
Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, 2001.
4
Xem N.H, Vén bức màn bí ẩn về giáo phái “Thiên mơn” và vụ tự sát tập thể ở Mỹ, Báo Tiền phong, số 33, 1997.


hiện trường. Điều đó nói lên rằng họ đều tự nguyện chọn lấy cái chết. Cái chết tập thể
của giáo phái “Ngôi đền mặt trời” đã khuấy động đất nước Thụy Sĩ yên tĩnh5.
Loại hành động cực đoan thứ hai là dùng bạo lực tấn công xã hội thế tục.
Ở Anh (xứ sở đang có hơn 600 đạo kì qi), đạo “Đội quân của Chúa Giêsu”
tập trung tín đồ say sưa chè chén, nhảy múa suốt “mùa chay” trước ngày lễ Phục sinh,
mong Chúa báo ứng xem cần giết kẻ nào lấy máu bôi vào người để tránh ma quỷ ám
hại vào ngày Tận thế. Chỉ trong hai tháng, đã có hàng chục người bị giết hại một cách
bí mật và dã man. Cảnh sát nghi ngờ thủ phạm nằm trong các loại đạo kì quái này.
Đặc biệt, nhiều “đạo lạ” này đều chọn phương thức sinh hoạt tập thể theo kiểu
công xã để dễ bề khống chế. Để xây dựng và duy trì phương thức này, các giáo chủ
tìm mọi cách dụ dỗ hoặc cưỡng bức tín đồ quyên hiến tài sản, hơ hào tín đồ cách biệt
với gia đình. Như vậy là những kẻ cầm đầu đã có hành vi xâm phạm tài sản, thậm chí
là nhân phẩm của nhiều cơng dân.
Giáo chủ giáo phái AUM bắt tín đồ phải hiến toàn bộ tài sản cho tổ chức. Ai

không nộp sẽ bị tay chân của giáo chủ bắt cóc và thủ tiêu.
Giáo chủ giáo phái “Ngơi đền của nhân dân”, Jim Jones quy định cho mỗi tín
đồ phải nộp một phần lương theo tỉ lệ nhất định, có khi đến hơn 25%.
Giáo phái David quy định tín đồ phải nộp toàn bộ tiền lương, tiền gửi ngân
hàng.
Giáo chủ giáo phái “Ngôi đền mặt trời”, Luc Jouret bắt các tín đồ của mình
bán hết tài sản và đem nộp toàn bộ.
Giáo chủ giáo phái “Anh em những người da trắng” sai trẻ em lấy trộm tiền
bạc, đồ trang sức của gia đình đem nộp, dụ dỗ thanh niên thốt li khỏi gia đình, hiến
thân cho “Thượng đế sống”, “Thánh Mẫu Malira”,…
Bằng sự lừa gạt này, các giáo chủ tà giáo đã nắm trong tay một nguồn tài sản
vô cùng lớn. Từ đó tỏ ra ngơng nghênh, hống hách, nắm quyền sinh quyền sát đối với
các tín đồ. Cịn các tín đồ sau khi đã giao tất cả tiền của cho giáo chủ thì trở thành kẻ
tứ cố vơ thân, chỉ còn cách duy nhất là nghe theo lời sai khiến của giáo chủ, nhẫn
nhục trong hoàn cảnh bị cưỡng bức và cách biệt với người thân gia đình.
Ở Việt Nam, hoạt động của các “đạo lạ” cũng đã gây nên những ảnh hưởng
nhất định đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo. Vào
những thập niên cuối thế kỉ XX, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,
chuyển từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ
chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, ở nhiều nơi trong phạm vi cả nước,
5

Xem Bóc trần những điều quái gở của giáo phái, Báo Giáo dục và thời đại, số 14, ngày 7/4/1996.


những “đạo lạ” đã xuất hiện, có “đạo lạ” sau nhiều năm ngừng hoạt động nay xuất
hiện trở lại, có một số “đạo lạ” được du nhập từ nước ngoài vào. Qua tìm hiểu bước
đầu, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 50 “đạo lạ” khác nhau. Trong đó, có nhiều loại
hình “đạo lạ” cực đoan, phản văn hóa như đạo Lưu Văn Ty ở Hà Tĩnh, đạo Phạ Tốc ở
Sơn La, đạo Chặt ngón tay ở Thành phố Hồ Chí Minh… Hoạt động của các “đạo lạ”

đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nhiều đạo ngay từ khi mới ra đời đã vi phạm pháp luật bởi khơng đăng kí hoạt động
với chính quyền. Duy nhất có hai trường hợp là xin hoạt động tôn giáo: “Trung Thiên
vận hội” của Lí Xương Lê (Bình Định) và “đạo Cội nguồn” của Khai Minh Châu
(thành phố Hồ Chí Minh). Nó gây khó khăn trong q trình quản lí và thực hiện chính
sách tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước.
“Đạo Thầy Ty” cịn có tên gọi là “đạo chân đất”, “đạo sex” xuất hiện ở Hà
Tĩnh (1991) do Lưu Văn Ty khởi xướng với những “mớ giáo lí” mê tín, phản khoa
học đã lừa gạt, xâm phạm tài sản và nhân phẩm nhiều người. Y bịa đặt ra cái gọi là
“Xả phú cầu bần” (bỏ cái giàu sang để nhận lấy cái nghèo đói), “phép thọ kí” (quan
hệ tình dục với “người trời”, chính là y) để trừ ma quỷ, dục lậu trong người, hành xác
(tu luyện trong bụi gai, cởi quần áo phơi nắng, ăn ở giữa đất, …).
Với kiểu hành đạo quái dị này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt xã
hội. Nhiều em học sinh và cả những người phụ nữ có tuổi vì sự nhẹ dạ cả tin đi theo
sự lôi kéo của bọn tay chân Lưu Văn Ty đã phải gánh chịu một cuộc sống nhục nhã,
đau khổ, luôn bị hành hạ, đe dọa. Cuộc đời của nhiều cô gái đã bị hủy hoại vì “phép
thọ kí” và quan hệ tình dục bừa bãi khi hành lễ. Nhiều nhà khuynh gia bại sản, nhiều
người trở thành thân tàn ma dại vì lối hành khất quái đản của Ty.
Đồng thời, không chỉ xâm hại, chà đạp nhân phẩm của những người phụ nữ, Ty
còn bòn rút từ những số tiền cúng dưỡng của đạo hữu (khoảng trên 600 triệu đồng) để
phục vụ cho cuộc sống sung sướng của bản thân. Không chỉ đi ngược lại sự phát triển
của xã hội, gây mất trật tự an ninh, tà đạo “chân đất” cịn gây ơ nhiễm mơi trường với
việc “hóa lễ để “ban phước âm” (tín đồ dỡ nhà đem đốt hoặc thả trôi sông, chặt hết
cây cối trong vườn, chôn gia súc gia cầm, đốt quần áo…)
Đạo Phạ Tốc ở bản Pá Hè (Sơn La) do Cà Văn Liêng dựng lên. Những câu
chuyện hoang đường, những trò lừa bịp của Liêng và cha của y là Cà Văn Héo đã lừa
gạt dân trong bản tin theo. Y lấy rễ cây rồi tẩm đường sao khô, gọi là thuốc Gia Rưng
(thuốc trường thọ) lừa gạt là uống một viên sẽ sống thêm 3 năm và mang bán cho dân
với giá một đồng bạc trắng một viên. Y cịn mua viên bi ve ngồi chợ và nói đó là
“ngọc trời”, ai muốn lên Mương Nưa thì phải mua và bán 10.000 – 20.000 đồng một



viên. Nguy hại hơn là khi chính quyền biết chuyện, sợ phải trả lại số tiền lớn đã chiếm
đoạt và sợ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Liêng đã tập trung mọi người trong
bản đến nhà “triển khai gấp kế hoạch lên Mương Nưa”, gây nên vụ thảm sát ngày
2/10/1993 làm tổng cộng 53 người chết và 5 người bị thương. Không chỉ lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản của dân, Liêng đã gây ra đêm máu Pá Hè với sự ra đi oan uổng của
nhiều sinh mệnh (trong đó có cả cháu bé Cà Văn Hữu mới chỉ một tháng tuổi).
Hậu quả của những việc làm mê muội do các “đạo lạ” gây ra đã ảnh hưởng trực
tiếp đến xã hội, vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh xã hội.
1.2.2. Chống chính quyền
Khơng chỉ dừng lại ở các hành vi cực đoan chống lại xã hội, chống lại pháp
luật, làm rối loạn xã hội, một số “hiện tượng tơn giáo mới” cịn có những biểu hiện,
hành động chống đối chính quyền, chống lại chính phủ, thậm chí là có mưu đồ tiến tới
lật đổ chính quyền.
Biểu hiện về mặt giáo lí là ra sức tuyên truyền, thuyết giáo cuồng nhiệt xây
dựng thiên quốc trên trần thế. Biểu hiện về mặt hình thức tổ chức là xây dựng một cơ
cấu giáo phái kiểu chính giáo hợp nhất hoặc mô phỏng chế độ nội các (của các nước
phương Tây) hoặc mô phỏng chế độ phong kiến (của một số nước tàn dư tư tưởng
phong kiến còn nặng nề ở phương Đơng).
Điển hình là giáo phái AUM chủ trương xây dựng “quốc gia tự trị” lấy AUM
Phật pháp làm cơ sở, đặt ra hiến pháp và kế hoạch lật đổ chính phủ Nhật Bản. Giáo
phái này đã lập ra hơn 20 bộ phận tương tự như thể chế nội các của Nhật Bản.
Giáo phái AUM ra sức quân sự hóa, lập ra nội các quân sự hóa, có bộ phận phụ
trách phịng giữ, có bộ phận ứng phó với cảnh sát, có bộ phận phụ trách chuẩn bị tác
chiến, xây dựng kế hoạch vũ trang, có bộ phận phụ trách nghiên cứu vũ khí vi trùng,
… Để thực hiện kế hoạch này, AUM đã từng đề nghị Mỹ giúp kĩ thuật cao, đề nghị
Nga giúp vũ khí sát thương hàng loạt, tìm uranium ở Úc, tiến hành thí nghiệm tác
động của khí độc lên thần kinh. Đặc biệt, thơng qua Đội phòng vệ Nhật Bản, giáo
phái này nắm được kĩ thuật chỉ huy quân sự và kĩ thuật sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ

khí vi trùng và khí độc. Tiến hành thu hút các sinh viên, nhà khoa học giỏi của các
trường đại học có danh tiếng uy tín trong nước làm hạt nhân cho các lớp nghiên cứu
sản xuất khí độc và xưởng hóa học. Giáo phái AUM đã chế tạo hóa chất độc sarinmột chất độc được bác sĩ Gerhard Schrader chế tạo vào năm 1938 để giúp Đức quốc
xã làm vũ khí hóa học và sinh học chống lại Đồng minh.


Hay giáo phái “Ngơi đền mặt trời” có quan hệ mật thiết với thế lực phát xít
mới. Giáo chủ Luc Jouret đã từng có quan hệ rất chặt chẽ với tập đồn khủng bố hoạt
động ở Canađa, rồi sau đó tham gia tà giáo “Dòng phục hưng đền thánh”6.
Các giáo phái đó lấy chuyện ngày Tận thế và xây dựng thiên đường trên thế
gian để ra sức tăng cường quân sự hóa chống lại chính phủ. Giáo chủ Khoresh lấy
danh nghĩa tự vệ, từ tháng 10/1991 đến tháng 7/1992 đã chi 20 vạn đơla mua một
lượng lớn vũ khí, cất giấu trái phép trong kho và hầm ở trang trại của giáo phái. Trong
đó có súng bộ binh (AK14, AR15, M16), súng máy, súng ngắn, hơn 8.000 bảng đạn
dược, 260 hịm súng… nhiều linh kiện có thể lắp ráp thành vũ khí tự động. Trong
trang trại của giáo phái cịn có phân xưởng lắp ráp vũ khí và nhân viên kĩ thuật
chun mơn. Y cịn tổ chức cho tín đồ xem phim diễn tập quân sự và tổ chức huấn
luyện quân sự nghiêm ngặt. Khi cảnh sát Mỹ bao vây, họ cịn chống cự lại bằng vũ
khí kéo dài 45 phút, bắn chết 4, làm thương 16 nhân viên vũ trang Mỹ.
Có loại tà đạo này cịn cuồng nhiệt phá hoại cục diện cải cách, làm tổn hại hình
tượng của Đảng (thông tri của TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 19/7/1999). Đó
chính là “Pháp ln cơng” do Lý Hồng Chí sáng lập. Giáo phái này tuyên truyền tư
tưởng phản động: ngày Tận thế con người sẽ bị hủy diệt, khoa học kĩ thuật hiện đại
cũng phải bất lực, chính phủ khơng làm được gì, chỉ có “Pháp ln cơng” mới cứu
được nhân loại, chỉ có Lý Hồng Chí mới giúp mọi người lên Thiên đường, muốn vậy
phải chuyên tâm luyện Pháp ln cơng, khơng được đi theo một tín ngưỡng nào cả.
“Pháp ln cơng” có tổ chức chặt chẽ với mạng lưới chân rếp sâu rộng khắp các tỉnh
thành của Trung Quốc. Giáo phái cịn có Hội nghiên cứu Đại pháp luân công ở Bắc
Kinh để chỉ đạo hoạt động, bao gồm 39 trung tâm mẹ, 1.900 trung tâm con, 28.000
địa điểm tập trung luyện tập, hơn 10.000 tổ cơ sở trên khắp cả nước. Đồng thời, Lý

Hồng Chí cho in hàng loạt băng đĩa để bán cho các tín đồ luyện tập, mở các dạy luyện
cơng. Ngày 25/4/1999, “Pháp ln cơng” tổ chức hàng vạn người biểu tình ở Bắc
Kinh, đưa u sách địi chính quyền thành phố Bắc Kinh cho phép họ được tự do hoạt
động, bãi bỏ lệnh cấm các ấn phẩm của họ in ra, địi chính phủ cho họ hoạt động quy
chế chính thức. Chính phủ và cơ quan an ninh Trung Quốc đã nhận thức đầy đủ tính
chất và tác hại to lớn của “Pháp ln cơng” nên kịp thời đối phó.
Ở Việt Nam, điển hình là“hiện tượng Hà Mịn” ở Tây Ngun do bà Y Gyin
sáng lập. Tây Nguyên vốn là mái nhà của nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, là một
trong những vùng dễ bất ổn về chính trị. Sự ra đời của “đạo lạ” Hà Mịn đã làm tình
hình ở đây thêm phần phức tạp, khó khăn. Y Gyin tự đặt ra các “giáo luật” kỳ quái
6

Xem Trần Nghĩa Phương, Vấn đề “tơn giáo mới” trong cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc,
Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, 2001.


buộc người “theo đạo” phải nghe theo, nếu không sẽ bị “Đức Mẹ” phạt: trong gia đình
nếu chồng hoặc vợ theo “đạo Hà Mịn” mà người kia khơng theo thì phải bỏ nhau;
người theo đạo không được uống rượu, không sinh hoạt cồng chiêng, không tập trung
đến nhà rông (thế là nhiều ghè rượu đẹp được lưu truyền trong gia tộc nhiều đời bị
người theo “đạo” của bà Y Gyin đập nát, những bộ chiêng bị xếp vào xó nhà và
không ai ra sinh hoạt cồng chiêng nữa). Người theo “đạo Hà Mịn” khơng được tiếp
xúc với người lạ, khơng đi học chữ, lấy nhau không cần làm đám cưới và không đăng
ký kết hôn; không tham gia các sinh hoạt, hoạt động do chính quyền, đồn thể tổ chức
và khơng được nhận sự giúp đỡ của chính quyền. Đạo Hà Mòn còn tuyên truyền
những điều ma mị: theo “đạo Hà Mịn” thì khơng làm cũng có ăn, bị bệnh không uống
thuốc vẫn khỏi, thiếu nợ ngân hàng, nợ của nhà nước chỉ cần đọc nhiều kinh cầu
nguyện sẽ được xóa nợ và ai đọc kinh càng nhiều thì sẽ được Đức Mẹ đón lên thiên
đàng sớm.
Do đời sống kinh tế khó khăn, nhận thức hạn chế nên tin theo giọng điệu hão

huyền, ma mị rỉ tai ấy đã thu hút khá đông người dân trong vùng theo và lan ra các
tỉnh khác. Số người theo Hà Mòn trên 3.500 người thuộc hai dân tộc Ba na và Sê đăng
ở 34 thôn, làng của 17 xã thuộc 11 huyện trên địa bàn 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và
Đắklắk (thời điểm năm 2011)7.
“Hiện tượng Hà Mòn” đã đem lại hậu quả không tốt đến đời sống nhân dân, an
ninh trật tự của khu vực, dễ bị các thế lực phản động lợi dụng cho mục đích chính trị.
Các cháu học sinh là con em gia đình theo “hiện tượng Hà Mòn” bỏ học nhiều,
ảnh hưởng đến việc học của các cháu, đến việc giáo dục chung của các trường ở khu
vực miền núi và ảnh hưởng đến nhận thức của người dân tộc vốn ít coi trọng sự
nghiệp học tập của con em (tại xã Ea Yiêng huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk cuối
tháng 4/2012 có 113 học sinh các cấp bỏ học). Việc tin chữa bệnh bằng cầu nguyện,
những điều nhảm nhí thay bằng đến các cơ sở y tế đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân; ảnh hưởng đến nhận thức trở lại của người dân tộc về việc chữa bệnh
bằng cầu cúng, bùa ngải.
Hoạt động của “hiện tượng Hà Mòn” đã vi phạm pháp luật về tôn giáo, là một
tổ chức không được Nhà nước công nhận, nhưng vẫn hoạt động, xúi dục, cưỡng ép
người dân theo; xúi dục tín đồ Cơng giáo bỏ đạo; tụ tập đông người để hành lễ.

7

Xem
/>ung_van_de_can_quan_tam (9h42pm 9/10/1012)


Trong q trình hoạt động “Hà Mịn” đã bị bọn Fulro lợi dụng, móc nối với
những phần tử đứng đầu các nhóm, lập ra bộ khung Hà Mịn Tây Ngun và phân
cơng người phát triển “điểm nhóm Hà Mịn”. “Đạo lạ” này ảnh hưởng đến an ninh,
trật tự của cả khu vực với việc tuyên truyền gây chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc
trong khu vực, giữa tín đồ Cơng giáo và người theo “hiện tượng Hà Mịn”; những
người đi theo tự nhận là “Công giáo Đêga”, tập hợp lực lượng gây mất ổn định về an

ninh ở một số địa bàn. Mục đích của bọn Fulro là phát triển, nhân rộng “Hà Mịn” để
nhà nước phải cơng nhận là “tôn giáo riêng” và tiếp tục lợi dụng tôn giáo này vào mục
đích phản động.
“Hà Mịn” là hiện tượng mang nặng tính dị đoan, mê tín, ra đời tại Tây Nguyên
lại là nơi mà tàn dư của bọn Fulro hoạt động nên rất dễ bị lợi dụng vào các hoạt động
vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, làm băng hoại các giá trị
văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và tơn giáo thuần túy của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên; bị lợi dụng vào mục đích chính trị khi bọn Furlo lợi dụng để dựng lên cái gọi
là “Công giáo Đề ga” hay “Thiên Chúa giáo Đề ga” để tập hợp lực lượng, tuyên
truyền hoạt động ly khai, tự trị của Ksokok và đồng bọn chống phá Nhà nước và
Đảng ta8.
Như vậy, sự ra đời và hoạt động của các hiện tượng “tơn giáo mới” ngày càng
phức tạp và khó kiểm sốt, quản lí. Nhiều “tơn giáo mới” đã có các hành vi vi phạm
pháp luật, làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, thậm chí là chống chính quyền. Bằng
việc truyền bá các đạo phản văn hóa, đưa ra các luận điệu gây hoang mang trong quần
chúng nhân dân đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội của các quốc
gia.
1.3. Văn hóa – tư tưởng
1.3.1. Bức tranh tôn giáo càng trở nên phức tạp
Sự ra đời của nhiều “hiện tượng tôn giáo mới” làm cho bức tranh tôn giáo càng
trở nên phức tạp. Chúng phá vỡ q trình vận động của tơn giáo truyền thống, chia rẽ
sự cố kết của tơn giáo đó. Có thể dẫn đến các cuộc xung đột tôn giáo, mà chủ yếu là
xung đột trong việc tìm kiếm, lơi kéo, tranh giành tín đồ cũng như mở rộng phạm vi
truyền bá, phạm vi ảnh hưởng.
Các tơn giáo truyền thống vốn có cả một quá trình lịch sử ra đời và phát triển
lâu dài, có hệ thống tín đồ rộng khắp. Trong khi đó, “hiện tượng tơn giáo mới” vừa
mới xuất hiện, để lơi kéo tín đồ, chúng ra sức bơi nhọ các tôn giáo truyền thống.
8

/>


1.3.2. Giáo lí của các “hiện tượng tơn giáo mới” làm cho tâm lí xã hội nghiêng về
tư tưởng hữu thần, thu hẹp khoa học vô thần
Đối với vấn đề an ninh tư tưởng, với việc truyền bá những giáo lí hỗn độn,
mang nặng tính mê tín dị đoan của các “hiện tượng tơn giáo mới” làm cho tâm lí xã
hội nghiêng về tư tưởng hữu thần, thu hẹp khoa học vô thần. Đặc biệt, nhiều trào lưu
“tôn giáo mới” cịn tun truyền có khả năng chữa bách bệnh với những phương pháp
vô cùng đặc biệt, phản khoa học. Thuốc chữa bệnh có thể chỉ là tàn hương, nước lã
hay thậm chí chỉ cần chăm chỉ đọc kinh là sẽ hết bệnh tật. Rõ ràng đây chỉ là những
luận điệu lừa bịp, mê tín, dị đoan. Nhưng có vơ số người nhẹ dạ cả tin rồi nhận lấy
hậu quả “tiền mất tật mang”, thậm chí là bỏ mạng.
Ở Việt Nam có đạo nói tiếng lạ với phương châm chữa bệnh quái gở là họp
nhóm, hát thánh ca, cầu nguyện bằng tiếng lạ. Nhiều người tin theo, trong đó có bà
Nguyễn Thị Dung (trú ngụ 49/438 Trần Bình Trọng, Gị Vấp) bản thân đau ốm vì lao
phổi nhưng tin nói tiếng lạ sẽ chữa lành bệnh để rồi thiệt mạng vì bệnh và suy kiệt cơ
thể.
“Hiện tượng Long Hoa Di Lặc” cũng có chủ trương mê tín, dị đoan: khi bản
thân ốm đau hoặc súc vật trong nhà gặp bệnh, hoa màu, cây trái trong vườn bị mất
mùa chỉ cần lấy nước đặt trên bàn thờ vẩy vào là khỏi. Chính sự tun truyền mớ giáo
lí nhảm nhí đó đã gây nên bao cảnh thương tâm. Chẳng hạn như trường hợp của cháu
Nghiêm Hữu Lương, 3 tuổi ở Thiết Bình, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội bị bệnh tiêu
chảy. Nhưng bố cháu nhất quyết không cho đưa đến bệnh xá mà để ở nhà và chữa
bằng tàn hương nước lã, cuối cùng chết một cách oan uổng. Hay chị Hoàng Thị Loan,
37 tuổi bị kiệt sức sau khi sinh nhưng vì tin theo đạo, không để mọi người đưa đi bệnh
viện mà chỉ ở nhà cầu khấn, dùng tàn hương nước lã nên đã chết sau vài ngày.
“Đạo Vàng Chứ” ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên là một dạng biến tướng đạo Tin lành, do Vàng A Ía bày trị, tun truyền “Vàng
Chứ” sẽ cho cơm ăn, trâu bò, tiền bạc rồi tụ tập nhau ở Huổi Khon để chờ “vua
Mông” hạ trần.
Sau ba bốn ngày sống tập trung trên đồi trống, ngoài bọn cầm đầu vẫn có cơm

ăn, số người cịn lại đã phải ăn măng và rau rừng để sống qua ngày. Khu đồi nhỏ đơng
nghẹt người. Đám trẻ con đói khát, có đứa sốt cao, đau bụng khóc gào inh trời, có đứa
kiệt sức nằm im như chết. Nhiều người đến “trụ sở” của “đạo Vàng Chứ” xin lương
thực và thuốc cho con nhỏ, nhưng Vàng A Ía và những người tự xưng “trưởng đạo”
lên loa sắt bảo mọi người cứ cầu nguyện nhiều vào, “Vàng Chứ” sẽ làm cho no cái
bụng và hết cái bệnh ngay mà.


Một phụ nữ đói lả, sốt cao khi chuyển dạ sắp sinh nhưng chúng không cho đưa
ra trạm xá cấp cứu mà bảo vợ chồng cứ đọc kinh “Vàng Chứ” sẽ cho đẻ được tốt thôi
mà. Nằm tơ hơ trên đồi lộng gió, mơi trường ơ nhiễm lại khơng ai biết đỡ đẻ nên đứa
trẻ vừa chào đời trên cái đồi ở Huổi Khon đã chết ngay trên tay bố mẹ. Đến nước này
thì hai kẻ cầm đầu Vàng A Ía, Thào A Lù và các “trưởng đạo” đều trốn biệt. Bộ mặt
lừa đảo của bọn Vàng A Ía đã lộ rõ - theo “đạo Vàng Chứ” bệnh vẫn chết, đọc kinh
vẫn không thể “no cái bụng” và cũng chẳng có “vua Mơng” nào xuất hiện để cho dân
Mơng tiền Mỹ hay trâu bị gì cả. Rất may là các bộ đội và công an đã giải cứu kịp thời
những người ở trên đồi9.
Không chỉ thế, các “tôn giáo mới” rất dễ bị các lực lượng phản động lợi dụng,
biến thành cơng cụ chính trị để quấy phá trật tự an ninh, gây chia rẽ khối đoàn kết
nhân dân, thậm chí là đi đến lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, cản trở “con thuyền” cách
mạng Việt Nam đi đến đích.
Trong những năm 2009 - 2011, ở nước ta xuất hiện “Đạo Hà Mòn” ở Tây
Nguyên, “đạo Vàng Chứ” ở Tây Bắc với lời tuyên truyền hoang đường: vay nợ ngân
hàng chỉ cần đọc kinh nhiều là tự nhiên được xóa nợ, bệnh khơng cần uống thuốc đọc
kinh sẽ khỏi, … Khơng dừng ở hoạt động mê tín dị đoan, mà những kẻ giấu mặt còn
lợi dụng tự do trong sinh hoạt tôn giáo để gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tập hợp
lực lượng, sử dụng vũ trang để thực hiện mưu đồ chính trị phản động với sự tiếp tay
của những thế lực xấu từ bên ngoài. Khi Đảng và Nhà nước ta cấm hoạt động bởi tính
chất mê tín, dị đoan, phản khoa học của “đạo lạ”, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
của nhân dân thì bị các tổ chức khốc “cái áo” nhân quyền bơi nhọ, xun tạc là ở

Việt Nam khơng có tự do tín ngưỡng, tơn giáo, khơng có nhân quyền. Thí dụ Trung
tâm phân tích chính sách cơng (Center for Public Policy Analysis), một tổ chức theo
dõi nhân quyền có trụ sở ở Mỹ, chưa một lần đặt chân đến Mường Nhé – địa bàn hoạt
động của “đạo Vàng Chứ” nhưng vẫn bịa đặt là có hơn 1.000 người Mơng bị chính
quyền bắt trong vụ Mường Nhé. Hay đại diện tổ chức NGO (non-governmental
organization) ở Mỹ cũng tung tin hàng trăm người dân tộc ở Tây Nguyên bị bắt vì
“sinh hoạt tơn giáo”. Rõ ràng ẩn giấu đằng sau đó là ý đồ phá hoại Nhà nước, phá
hoại chế độ10.
1.3.3. Một số các “tơn giáo mới” đã có hành vi xâm phạm tới nhân phẩm, làm
băng hoại đạo và thuần phong mĩ tục
9

10

Xem />Xem />

Về mặt văn hóa, một số các “tơn giáo mới” đã có hành vi xâm phạm tới nhân
phẩm, làm băng hoại đạo và thuần phong mĩ tục.
Giáo chủ giáo phái “Những đứa con của Chúa” Berg đã cưỡng ép các nữ tín
đồ làm điếm để lơi kéo các tín đồ mới đồng thời kiếm tiền cho tổ chức. Hay giáo phái
“Quỷ Sa tăng” bắt buộc các thành viên phải hiến toàn bộ tài sản cho tổ chức, bị ép sử
dụng ma túy, các cuộc truy hoan tập thể.
Ở Việt Nam, “đạo chân đất” hay còn gọi là “đạo sex” của Lưu Văn Ty ở Hà
Tĩnh, với kiểu hành lễ quái gở: các đệ tử tụ tập lại, cởi hết quần áo chất thành đống,
tưới xăng lên rồi đốt, sau đó tất cả nhảy múa và cuối cùng là quan hệ xác thịt theo
kiểu quần hôn tập thể mà y gọi đây là “bố thí” cho nhau. Để thỏa mãn nhục dục bỉ ổi
của bản thân, y còn bịa đặt ra “phép Thọ kí”, các nữ đệ tử khi nhập đạo đều được Ty
đích thân làm phép mà y gọi là “đổ nước dương”, “khai trừ ma quỷ dục lậu”, “đóng
dấu”.
Như vậy, các “hiện tượng tơn giáo mới” có những tác động tiêu cực đến đời

sống văn hóa – tư tưởng, làm cho bức tranh tôn giáo trở nên phức tạp; xung đột với
các tôn giáo truyền thống trong việc tranh giành, lơi kéo tín đồ; với việc truyền bá
những giáo lý hỗn độn, mang nặng tính mê tín dị đoan làm nghiêng về tư tưởng hữu
thần, thu hẹp khoa học vô thần; làm băng hoại đạo đức và thuần phong mĩ tục.
Tiểu kết:
Các “tôn giáo mới” ra đời và xâm nhập, tác động xấu đến bộ phận quần chúng
nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt và phá vỡ mối quan hệ xã hội,
nếp sống văn minh, thuần phong mĩ tục.
Về kinh tế - chính trị - xã hội, nhiều “tôn giáo mới” vi phạm pháp luật, làm rối
loạn trật tự xã hội, chống đối chính quyền, chế độ; làm thay đổi xáo trộn về nếp sống
và một số tập quán truyền thống; xâm phạm về tài sản, tiền của, vật chất, thời gian lao
động, thậm chí xâm phạm cả nhân phẩm của con người; tác động xấu đến đoàn kết
dân cư, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng tơn giáo khác nhau.
Về tư tưởng, sự truyền bá đức tin nhảm nhí cùng với cách thờ cúng nặng mê tín
dị đoan của các “đạo lạ” làm cho tâm lý xã hội nghiêng về phía hữu thần, lấn át chủ
nghĩa vô thần khoa học trong bộ phận dân cư, nhất là giới nữ ở nơng thơn.
Về góc độ an ninh, an toàn xã hội, các “đạo lạ” xuất hiện và hoạt động không
xin giấy phép của các cơ quan chức năng là vi phạm pháp luật hiện hành, gây rối trật
tự an ninh ở một số địa phương, xâm phạm tài sản của nhân dân, gây hại cho sức
khỏe, thậm chí cho tính mạng con người (do bệnh mà không dùng thuốc).


Chương 2.
NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CÁC “HIỆN TƯỢNG TƠN GIÁO
MỚI” ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
2.1. Chính trị - xã hội
2.1.1.
Các “tôn giáo mới” ra đời tác động đến chính sách của Đảng và nhà
nước trong vấn đề quản lí đời sống tơn giáo, tín ngưỡng
Sự có mặt của nhiều tôn giáo truyền thống và sự ra đời của hàng loạt các “tơn

gióa mới” đã thể hiện nhu cầu tâm linh của nhân dân. Để đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào của công dân, Quốc hội đã
ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo (ngày 18 tháng 6 năm 2004, tại phiên họp
thứ 19 khố XI). Chính phủ đã ban hành hệ thống văn bản pháp quy, tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động và quản lý tôn giáo. Cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước
triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của nhân dân; đồng bào có đạo, các tín đồ, chức sắc tơn giáo tích cực hưởng ứng,
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây
dựng đời sống mới, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã
hội, vào công cuộc Đổi mới của đất nước.
Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cũng nhận định, cần nắm rõ đâu là đời sống tơn
giáo bình thường, đâu là các đạo qi dị, khốc vỏ bọc tơn giáo, tín ngưỡng, tâm linh,
làm hại đến đời sống của nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm phương
hại đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Đối với các tụ điểm, đối tượng cầm
đầu của “tà đạo” nhất quyết có biện pháp đấu tranh xóa bỏ.
Đồng thời, chính quyền các cấp phải làm tốt cơng tác tun truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, tín đồ, chức sắc các tơn giáo về chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về tơn giáo; hiểu đúng về tình hình tơn giáo
và sinh hoạt tôn giáo; khẳng định các “tà đạo” không phải là tôn giáo, mà là các hoạt
động lợi dụng tôn giáo để thực hiện các hành vi mê tín, dị đoan, chia rẽ tơn giáo, phá
hoạt khối đạo đồn kết dân tộc, là vi phạm pháp luật Việt Nam, cần phải kiên quyết
xóa bỏ.
Ăng-ghen đã nói mọi sự phát triển khơng có định hướng đúng đều để lại phía
sau một bãi hoang mạc. Vì vậy, tơn giáo thực sự cần sự định hướng, quản lí của Nhà
nước. Các “hiện tượng tơn giáo mới” ra đời đã tác động đến chính sách của Đảng và
nhà nước trong vấn đề quản lí đời sống tơn giáo, tín ngưỡng.


2.1.2. Các “tôn giáo mới” thể hiện khát vọng, ước mơ của một bộ phận quần
chúng trong xã hội đang muốn tìm niềm tin, chỗ dựa tinh thần

Khơng phải ngẫu nhiên mà con người tìm đến với tơn giáo, nhất là con người
của thế kỉ XX – XXI. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, xã hội
con người nảy sinh khát vọng về một Đấng Toàn Năng với những tư duy thần thoại
đưa đẩy những kì vọng vượt q tài trí con người. Chính những nơi văn minh, hiện
đại nhất thì con người càng bị nhấn chìm vào kĩ thuật, ln cảm giác bất an. Bởi nó
làm cho con người ln ln phải đối phó, bươn chải. Mỗi khi một thành tựu kĩ thuật
mới xuất hiện, con người chưa kịp nhận thức đầy đủ về nó thì đã bị coi là lạc hậu.
Dường như xã hội càng hiện đại càng buộc con người ta phải vươn lên quá khả năng
cá nhân. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đặt ra cho con người vô số
thách thức mới, làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, chán chường. Cảm giác mênh
mang về sự vô nghĩa của cuộc sống xuất hiện, ám ảnh ở một bộ phận người (chủ yếu
là những người gặp trắc trở trong cơng việc, tình dun, tâm lí). Vì vậy, nó khiến cho
con người phải ngóng đợi, cầu xin, tìm kiếm một nguồn sức mạnh thiên nhiên thần bí
nào đó.
Trong khi đó, họ “khơng cịn tin vào những giáo phái chính thống nên họ dễ
dàng đặt niềm tin vào bất cứ điều gì họ cho là mới lạ” 11. Họ muốn tìm đến một cái gì
đó mới mẻ để lẩn tránh hiện thực. Và các “tôn giáo mới” đã trở thành nguồn an ủi, nơi
náu ẩn, nơi hi vọng cho một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn của bộ phận dân cư
này.
Như vậy, các “hiện tượng tôn giáo mới” đã góp phần đáp ứng nhu cầu của một
bộ phận quần chúng trong xã hội đang muốn tìm niềm tin, chỗ dựa tinh thần. Nó đã
một phần nào đó làm cân bằng cuộc sống của một bộ phận người bị tổn thương.
2.1.3. Một số “tôn giáo mới” giúp nâng cao sức khỏe con người
Mặc dù có nhiều “tơn giáo mới” với những mớ giáo lí, nghi lễ, thủ tục quái gở
đã gây ra các hành vi xâm phạm sức khỏe nghiêm trọng cho các tín đồ. Nhưng bên
cạnh đó có một số “tơn giáo mới” đã góp phần nâng cao sức khỏe cho con người. Một
số “tôn giáo mới” với các hình thức tập dưỡng sinh, ngồi Thiền, hay tập Yoga có vai
trị tích cực trong việc rèn luyện sức khỏe.
Điển hình như “Pháp ln cơng” là một tổ chức dưỡng sinh bằng phương pháp
luyện công với hệ thống “tu dưỡng cơ thể và tinh thần” được ông Lý Hồng Chí giới

thiệu cho cơng chúng năm 1992 gồm 5 bài tập khí cơng nhẹ nhàng (bốn bài động
cơng tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền) 12. Các bài tập chỉ là phương tiện phụ
11
12

Đức Duy, Điều gì đằng sau cơn sốt các giáo phái trên thế giới, Báo Tiền phong, số 36, ngày 24/4/1997.
Xem />

trợ cho việc tu tâm tính. Mối quan hệ giữa trạng thái tâm lý và sức khỏe của thân thể
là cực kỳ quan trọng. Họ tu luyện thân tâm thực hành phương pháp tĩnh tọa để thay
đổi bản thân mình, để vượt qua cái áp lực vật chất hiện thực. Bằng cách tu tâm tính,
các học viên sẽ trực tiếp có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của mình. Pháp Ln
Cơng có tác dụng tích cực trong việc trị bệnh, tăng cường sức khỏe và cải thiện cảm
giác tổng thể của người tập về chất lượng cuộc sống. Khi sức khỏe và tinh thần của
con người được nâng cao thì mức chi phí cho y tế của mỗi người được tiết kiệm hơn.
2.2. Văn hóa – tư tưởng
2.2.1
Sự ra đời của hàng hoạt các “tôn giáo mới” là bài học cảnh tỉnh đối với
các tôn giáo truyền thống
Các “hiện tượng tơn giáo mới” ra đời và có chỗ đứng vì nó lấp đầy khoảng
trống trong tâm linh con người. Điều đó cũng chứng tỏ sự sa sút nghiêm trọng về uy
tín, vị thế của các tơn giáo truyền thống. Tơn giáo truyền thống muốn tồn tại và phát
triển thì bắt buộc phải biến đổi bản thân để phù hợp với những biến đổi chóng mặt của
xã hội hiện nay. Thực tế, các tôn giáo truyền thống đã và đang có nhiều thay đổi theo
xu thế thế tục hóa. Tuy nhiên, sự thay đổi này còn chậm chạp, chưa bắt kịp với sự
biến đổi nhanh chóng của xã hội. Nhiều nghi lễ, giáo lí tơn giáo cịn lạc hậu, phiền
phức, không phù hợp với đời sống xã hội hiện đại.
Đặc biệt, khi những đòi hỏi cá nhân ngày càng cao thì những cái cũ khơng cịn
đủ sức lơi cuốn. Và họ tìm đến các “hiện tượng tơn giáo mới” như sự giải thốt khỏi
khủng hoảng bởi niềm tin tơn giáo của họ.

Thí dụ như "đạo Hà Mịn" ở Tây Ngun (Việt Nam).
“Hiện tượng Hà Mịn” ra đời từ đạo Cơng giáo nhưng lại biến tướng thành một
thứ tôn giáo mang màu sắc dị đoan, mê tín thể hiện: người sáng lập, điều hành và đối
tượng theo chủ yếu là tín đồ đạo Công giáo; nội dung tuyên truyền được lấy từ Kinh
thánh, giáo lý, giáo luật và những tín điều Cơng giáo (phần nói về Đức mẹ Maria)
nhưng biên soạn lại với những điều mê tín, lừa mị. Tuy nhiên, rất nhanh chóng đạo
Hà Mịn đã thu hút đơng đảo những người dân tộc thiểu số (Sê Đăng, Ba na, …) theo
kiểu điểm xuất phát từ một người rồi lan ra trong cộng đồng, từ một điểm rồi lan sang
các khu vực khác, từ hiện tượng thần bí thành hiện tượng tôn giáo. Nguyên nhân một
phần xuất phát từ đời sống khó khăn, trình độ nhận thức cịn kém của bộ phận dân cư
này; một phần là do “hiện tượng Hà Mòn” đưa ra việc thực hiện nghi lễ đơn giản theo
nhóm, khơng cần nhà thờ, linh mục làm lễ. Điều đó đã phản ánh người dân tộc thiếu
số Tây Nguyên đang hướng tới việc đơn giản hóa hoạt động Cơng giáo cho phù hợp
với hồn cảnh riêng.


Hay sự ra đời của các “ban Hộ Niệm”, cũng thờ Phật, nhưng cố ý “cải biên” đi
cho có yếu tố khác biệt. Ban Hộ Niệm vốn là hạnh nguyện độ tha của phần đông cư sĩ
tại gia. Hơn nữa, dành chút thì giờ nhàn rỗi mỗi tối, góp phần đi Hộ Niệm trong thơn
xóm cũng là thắt chặt tình đạo hữu. Đây là một hình ảnh đẹp và nhiều ý nghĩa. Hiện
nay thực tế, không chỉ trong nước, ngay cả nước ngồi, đến chùa là phải cúng dường,
phải có tiền, đơi khi tiền ít khơng được ai tiếp đãi; chưa nói đến việc chùa ln xây
dựng, ln phát triển cơ sở vật chất làm cho tín đồ quá mệt mỏi. Chính vì thế tín đồ
nghèo muốn đến chùa cũng ngại. Nói như thế khơng phải tất cả các chùa đều địi hỏi
tiền của từ tín đồ. Có những chùa bao trọn gói trong thời gian tu học cho vài ngàn tín
đồ mà khơng hề kêu gọi đóng góp như chùa Hoằng Pháp. Tuy nhiên được mấy chùa
như thế.
Khi mà cuộc sống quá nhiễu khê tác động tâm lý đến đời sống tâm linh của họ,
nhu cầu tu tập của quần chúng ngày càng phát triển. Một số đến chùa, học hỏi giáo lý,
nắm vững nghi lễ, xét thấy đến chùa gặp nhiều phiền phức, một số đến chỉ bàn

chuyện gia đình, nói chuyện thế gian và ngại cúng dường khi kinh tế eo hẹp, do vậy
họ tự động lập nhóm để tu tại gia, luân phiên tụng niệm. Các ban Hộ Niệm ra đời
phần nào nói lên nguyện vọng của một bộ phận dân cư muốn đơn giản các nghi thức
cúng bái của Phật giáo.
2.2.2. Một số “tôn giáo mới” đưa những người có cơng với dân tộc để thờ phụng và
có các hoạt động từ thiện, đóng góp cơng ích
Một số “tơn giáo mới” đưa những người có cơng với dân tộc để thờ phụng và
có các hoạt động từ thiện, đóng góp cơng ích.
“Đạo Bạch” do Nguyễn Văn Minh sáng lập, là một biến dạng của “Long Hoa
Di Lạc”, tài trợ cho nhà thờ Cần Kiệm, nhà thờ Vĩnh Lộc, chùa Tây Phương, …
“Đạo Ông Trần” do Lê Văn Mưu, vốn là tín đồ của “Tứ ân hiếu nghĩa” lập ra,
răn dạy bà con làm những điều “nhân luân”, “ái quốc” theo Khổng giáo. Đó là những
điều phù hợp với đạo lí của con người Việt.
“Đạo Bác Hồ” thờ phụng Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới, “Đạo Trần Hưng Đạo” thờ phụng Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn – nhà quân sự kiệt xuất, anh hùng dân tộc. Trần Hưng Đạo và Hồ
Chí Minh đều là hai vị thánh sống của dân tộc Việt Nam, là những người có cơng lao
vơ cùng to lớn đối với non sơng, đất nước ta. Vì vậy, việc thờ phụng họ là hoạt động
có ý nghĩa “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của
dân tộc Việt Nam.


Tiểu kết:
Những tác động tiêu cực của các “hiện tượng tôn giáo mới” đối với đời sống xã
hội là điều rõ ràng với bao nhiêu hậu quả tai hại mà nó đã gây ra. Tuy nhiên, dù gì
chúng ta cũng khơng thể phủ nhận được các tác động tích cực của “tôn giáo mới”.
Tôn giáo là nguồn an ủi cho tinh thần, tình cảm của một số người trong xã hội.
“Tôn giáo mới” thể hiện khát vọng, ước mơ của một bộ phận quần chúng đang muốn
tìm niềm tin, chỗ dựa tinh thần. Tơn giáo cũng góp phần hướng con người vào những
việc làm nhân đạo, từ thiện. Một số “tơn giáo mới” đưa những người có cơng với dân

tộc để thờ phụng và có các hoạt động từ thiện, đóng góp cơng ích cho xã hội. Đồng
thời, nó cũng là bài học cảnh tỉnh đối với các tôn giáo truyền thống và tác động đến
các chính sách của Đảng và nhà nước trong vấn đề quản lí đời sống tơn giáo, tín
ngưỡng.

Chương 3.
BƯỚC ĐẦU ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI PHĨ VỚI CÁC “HIỆN
TƯỢNG TƠN GIÁO MỚI”


“Tôn giáo mới” là thứ nhạy cảm và rất dễ rơi vào khuynh hướng cực đoan tôn
giáo đang diễn ra hiện nay. Như Ăng-ghen đã nói mọi sự phát triển khơng có định
hướng đúng đều để lại phía sau một bãi hoang mạc. Tôn giáo là một bộ phận của xã
hội lồi người nên nó cũng cần có sự định hướng đúng đắn và kịp thời của Nhà nước.
“Hiện tượng tôn giáo mới” không chỉ dừng lại ở vấn đề “mê tín dị đoan, tà đạo”
mà cịn là vấn đề mang tính xã hội. Do đó, giải quyết vấn đề “tôn giáo mới” cần đặt
trong tổng thể các vấn đề mang tính vĩ mơ. Đó là cần phải giải quyết các vấn đề về
đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa và nhận thức của quần chúng nhân dân, cụ thể
tập trung một số nhóm giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, giải pháp tuyên truyền.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền làm tốt cơng tác tun truyền chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo; cần đổi mới, mở rộng cả về nội dung
và đối tượng tuyên truyền.
Đối với vùng là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số thì chú trọng
già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Ban Tuyên giáo của các
tỉnh cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và đời sống kinh tế của bộ phận
dân cư ở từng địa phương để có nội dung tun truyền đúng theo các chính sách về
tơn giáo, về phát triển kinh tế, xã hội cho phù hợp, đạt hiệu quả thiết thực.
Thứ hai, giải pháp về phát triển kinh tế.
Kinh tế ln là vấn đề có tính chiến lược. Trong thời đại phát triển nhanh đến

“chóng mặt” hiện nay, xã hội không thể quên những người bị tụt hậu lại sau, bị nghèo
đi, những người dễ bị tổn thương về tinh thần. Chính sự đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu
của đời sống là nguyên nhân “xô đẩy” một bộ phận dân cư tham gia vào tổ chức của
các “đạo lạ”.
Các cấp, các ngành cần thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước
về các chính sách phát triển kinh tế, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây
Nguyên và Tây Bắc. Từ đó, chính quyền cần quan tâm và đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ
tầng, phát triển sản xuất đảm đời sống kinh tế ở vùng nông thôn và các vùng dân tộc
thiểu số. Các ban, ngành cần đầu tư, phát triển về văn hóa giáo dục, y tế, an sinh xã
hội và cung ứng dịch vụ công cho khu vực này, để người dân nơi đây được thừa
hưởng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Thứ ba, giải pháp dân tộc.
Con người không chỉ ăn, mặc, ở mà cịn có những nhu cầu tinh thần khác. Tuy
nhiên, ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa – nơi mà trình độ dân trí cịn thấp


thì thiếu trầm trọng các cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hóa tinh thần. Đó chính là
một trong những nguyên nhân khiến người dân tìm đến những loại hình văn hóa rẻ
tiền khác để tạm thỏa mãn nhu cầu phần nào, thậm chí là tham gia vào các nhóm tơn
giáo khơng một chút phân vân.
Khi hỏi lý do những người tham gia nhóm “Thần quyền ni mơ pháp” ở một
vùng nơng thơn Hải Phịng, đều trả lời là “thời gian rảnh rỗi, khơng biết làm gì nên
vào đạo cho vui, lại được học thêm võ nữa”13. Họ khơng định hướng, cũng khơng có
nhiều khả năng để lựa chọn cái già hay nhất, phù hợp nhất cho bản thân.
Do vậy, các ngành, các cơ quan chức năng và các đồn thể cần có chính sách về
bảo tồn, khơi phục, phát huy các giá trị và hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo
truyền thống; xây dựng các điểm giải trí và sinh hoạt cộng đồng cho dân cư, tránh để
trường hợp khơng có nơi sinh hoạt và dễ dàng bị lôi kéo theo các “hiện tượng tôn giáo
mới”.
Đồng thời, các đồn thể chính trị - xã hội cần tăng cường đổi mới nội dung,

phương pháp hoạt động để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào tổ chức, động
viên giáo dục cho họ về truyền thống yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động kinh
tế, xã hội, tránh xa những cám dỗ của các hiện tượng xã hội không lành mạnh.
Thứ tư, giải pháp về tôn giáo.
Các địa phương có sự tồn tại của các “tà đạo” cần đánh giá lại tình hình tơn
giáo và sinh hoạt tơn giáo ở đây, những thuận lợi và khó khăn, tìm hiểu nguyện vọng
tơn giáo của bộ phận dân cư tin theo để làm căn cứ tham mưu cho ủy ban các cấp giải
quyết “sớm” nhu cầu chính đáng của bà con.
Đặc biệt, hết sức tránh để những nhu cầu tôn giáo thuần túy chậm được giải
quyết, gây bức xúc cho tín đồ và chức sắc. Tuyên truyền cho nhân dân và những
người theo “tà đạo” hiểu rõ tác hại của nó. Đồng thời động viên giúp đỡ, hướng dẫn
những người bỏ “tà đạo” quay về để họ không tự ti mặc cảm và tổ chức lại cuộc sống
và cần xứ lý nghiêm và dứt điểm các hoạt động lợi dụng vỏ bọc tơn giáo, tín ngưỡng
vi phạm pháp luật.
PHẦN KẾT LUẬN
Để có thể nhìn nhận những “hiện tượng tôn giáo mới” một cách khoa học quả
thật không hề đơn giản, vì phần lớn chúng đều chủ yếu xuất hiện trong những năm
gần đây, đang diễn biến và còn hết sức mới mẻ. Nó báo hiệu cho những bước chuyển
13

GS. Đặng Nghiêm Vạn, Về tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, trang 441.


lớn lao mà nhân loại đang bước tới. Chúng ta không được phép vội vã quy chụp đây
là một hiện tượng bất thường có hại cho xã hội. Mà hơn hết cần phải có cái nhìn
khách quan và khoa học về nó, cần gắn một cách cụ thể một “trào lưu tôn giáo mới”
với bối cảnh xã hội cụ thể, với mảnh đất sản sinh và tồn tại nó, cũng như những nhu
cầu sâu xa của người dân, cần phải phân biệt đâu là đời sống tâm linh đa dạng của
một bộ phận nhân dân, đâu là những giáo phái “khốc” vỏ bọc tơn giáo gây hại đến
đời sống xã hội.

Khi có sự nhìn nhận đúng đắn về các “hiện tượng tơn giáo mới” thì chính phủ
của mỗi quốc gia mới có thể đưa ra những chính sách hoạch định, quản lí phù hợp
định hướng cho sự phát triển của tơn giáo. Chỉ có như thế thì các hoạt động tâm linh,
đời sống tơn giáo bình thường tiếp tục được xã hội tơn trọng, cịn những trị bịp náu
mình dưới chiếc áo tơn giáo thì bị dư luận lên án và bị pháp luật trừng trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách tham khảo:
1. Đặng Nghiêm Vạn (Cb), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.


2. Đặng Nghiêm Vạn (Cb), Về tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam hiện nay, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1998.
3. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
* Tạp chí:
4. D.W.Brackett, Tơn giáo ra tòa, sự kết thúc của giáo phái Aum, Nghiên cứu Tơn
giáo, số 5, năm 2001
5. Francoise Champion, Nhóm tơn giáo thiểu số, nhóm tơn giáo bên lề: trường hợp
của các phong trào tôn giáo mới, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2001.
6. Mai Thanh Hải, Ngày tận thế và hiện tượng các “tôn giáo” cực đoan, Nghiên cứu
Tôn giáo, số 5, năm 2001.
7. PGS.TS Đỗ Quang Hưng, Hiện tượng “tơn giáo mới” – mấy vấn đề lí luận và thực
tiến, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm 2000.
8. Trần Phương Nghĩa, Vấn đề “tơn giáo mới” trong cơng trình nghiên cứu của các
nhà khoa học Trung Quốc, Nghiên cứu Tơn giáo, số 5, năm 2001.
* Khóa luận:
9. Hà Thị Lịch, “Tìm hiểu các trào lưu tơn giáo mới trên thế giới và Việt Nam (nửa
sau thế kỷ XX)”, ĐH Sư phạm Hà Nội, 2000.

* Báo:
10. Bóc trần những điều quái gở của giáo phái, Báo Giáo dục và thời đại, số 14, ngày
7/4/1996.
11. Vén bức màn bí ẩn về giáo phái “Thiên môn” và vụ tự sát tập thể ở Mỹ, Báo Tiền
phong, số 33, 1997.
12. Đức Duy, Điều gì đằng sau cơn sốt các giáo phái trên thế giới, Báo Tiền phong, số
36, ngày 24/4/1997.
* Trang web:
13. (truy cập 11h33pm ngày
12/10/2012)
14. />Tay_Nguyen_nhung_van_de_can_quan_tam (truy cập 9h42pm ngày 9/10/2012)
15. (truy cập
7h02pm ngày 9/11/2012)



×