Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

văn minh ấn độ cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.67 KB, 74 trang )

V ĂN MINH ẤN ĐỘC ỔTRUNG ĐẠI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển của thế giới suốt 5000 năm đã xuất
hiện nhiều nền văn minh. Từ ngay khi mới xuất hiện con người đã sáng tạo cho mình
những nền văn minh từ rất sớm mà cũng khá phát triển. Đó là những bằng chứng cụ thể
nhất để những nhà khoa học hiện nay quay lại tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử xã hội loài
người từ khi mới xuât hiện cho tới ngày nay. Và một trong những nền văn minh cổ có ảnh
hưởng rất lớn tới quá trình nghiên cứu đó chúng ta không thể không kể tới văn minh Ấn
Độ.
Khi con người mới xuất hiện thì họ thường tập trung sinh sống ở các vùng rừng núi
cheo leo nhưng cùng với sự phát trong tư duy và thực tiễn của quá trình sản xuất mà họ
chuyển tới sống ở các vùng có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt . Lưu
vực các con song là nơi đất đai màu mỡ, nước tưới tiêu thuận lợi giao thông dễ đi lại nên
tập trung lượng dân cư đông đúc và lưu vực sông Ấn cũng vậy. Đó là lí do mà ngay từ rất
sớm ở đây đã xuất hiện con người sinh sống. Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất họ đã tạo
ra một nền văn hóa, văn minh của chính mình mà tiêu biểu là việc tìm ra hai thành phố cổ
Harappa và Môhenrơ- Đaro đã chứng minh cho sự xuất hiện của nền văn minh lưu vực
sông Ấn (cách đây 3000 đến 1500 năm).
Sau đó người Aryan đến xâm chiếm Ấn Độ đã phá hủy các thành tựu của nền văn
minh cổ trên lưu vực sông Ấn để xây dựng nên những nền văn minh mới của mình. Đó
chính là một trong những lí do tạo nên sự đa dạng của văn minh Ấn Độ. Cùng với sự phát
triển của xã hội nền văn minh Ấn độ ngày càng phát triển rực rỡ ở những góc độ, lĩnh vực
và các thời đại khác nhau góp phần vô cùng quan trọng tới sự phát triển của Ấn Độ và thế
giới.
Chính từ lí do đó mà nhóm sinh viên chúng em quyết định lựa chọn đề tài tìm hiểu nghiên
cứu về văn minh Ấn Độ cổ trung đại
2. Lịch sử nghiên cứu:
Là một trong bốn nền cổ lại có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với Ấn Độ
và với cả thế giới nên việc nghiên cứu về văn minh Ấn Độ được rất nhiều nhà khoa học
tìm hiểu, nghiên cứu. Mà cụ thể chúng ta đã thấy trong cuốn:



Nhóm sinh viên lớp Đại học Sử K10

1


V ĂN MINH ẤN ĐỘC ỔTRUNG ĐẠI
1. Lịch sử văn minh thế giới _Vũ Dương Ninh- NXB Giáo dục
2. Những nền văn minh thế giới _ thế giới 5000 năm _ NXB văn hóa thông tin
3. Lịch sử thế giới cổ đại _Dương Ninh _ NXB giáo dục
4. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới (tập 1) _ Đặng Đức An _NXB giáo dục
Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn tài liệu khác mà chúng ta có thể tham khỏa như tài
liệu thế giới và thông tin trên các mạng truyền thông như mạng Internet, báo chí…Song
các tài liệu này chỉ đánh giá được một khía cạnh, lĩnh vực nào đó mà chưa đánh giá được
tổng thể cả nền văn minh Ấn Độ trong thời kỳ cổ trung đại hay nếu có đánh giá thì cũng
chỉ ở mức khái quát mà chưa đầy đủ, chi tiết về sự phát triển của văn minh Ấn Độ.Đó
chính là lý do cần có một bài tập nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu đánh giá về sự phát triển của xã hội loài người ở một quốc gia hay
trên thế giới chúng ta thường phải tìm hiểu, nghiên cứu các điểm mốc hay bước ngoặt
quan trọng mà tiêu biểu là những nền văn hóa, văn minh cổ đại. Tự việc nghiên cứu nền
văn minh Ấn Độ chung ta có thể nhìn thấy sự phát triển của xã hội Ấn Độ và thế giới
trong giai đoạn này. Từ đó chúng ta phải đánh giá được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng
của nền văn minh Ấn độ cổ trung đại.
Văn minh Ấn độ ra đời sớm và khá phát triển nên khi nghiên cứu về nền văn minh này
chung ta cần phải nghiên cứu một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, biết chắt lọc những
thành tựu tiêu biểu có đóng góp to lớn cho nhân loai tự xưa cho tới ngày nay và cả tương
lai như hệ thống tôn giáo, các công trình kiến trúc mang đậm ảnh hưởng tôn giáo, khoa
học tự nhiên. Văn học với bộ sử thi dài hơn hai nghìn câu thơ đôi…Lí giải được lí do hình
thành nền văn minh Ấn Độ từ sớm và lại phát tiển như thế.

Nói tóm lại khi tìm hiểu về vấn đề nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại chung ta cần
chỉ ra được cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh trong giai đoạn lich sử xã hội
còn sơ khai, chỉ ra những thành tựu quan trọng có ảnh hưởng lớn của nền văn minh này,
từ đó có đánh giá khách quan về đóng góp của nền văn minh này với chính Ấn Độ và cả
thế giới.

Nhóm sinh viên lớp Đại học Sử K10

2


V ĂN MINH ẤN ĐỘC ỔTRUNG ĐẠI
4. Phương pháp nghiên cứu
Vì đây là một vấn đề khá rộng và có nhiều vấn đề đáng quan tâm mà khi nghiên
cứu về đề tài văn minh Ấn Độ cổ trung đại chúng em đã vận dụng kết hơp nhiều phương
pháp nghiên cứu như lựa chọn tài liệu, đọc tài liệu, đối chiếu, liệt kê, chứng minh, so
sánh, phân tích.
5. Bố cục: gồm 3 phần lớn
Phần mở đầu
Phần nội dung
CHƯƠNG I: Cơ sở hình thành văn minh Ấn Độ cổ- trung đại
1. Địa lí và dân cư
2. Sơ lược lịch sử Ấn Độ cổ trung đại
CHƯƠNG II: Những thành tựu chính của văn minh Ấn Độ cổ- trung đại
1. Chữ viết
2. Văn học
3. Nghệ thuật
4. Khoa hoc tự nhiên
5. Tư tưởng, tôn giáo
Chương III: Đánh giá văn minh Ấn Độ cổ- trung đại

Phần kết luận

Nhóm sinh viên lớp Đại học Sử K10

3


CHƯƠNG I

CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI
1. ĐỊA LÍ VÀ DÂN CƯ
1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác nằm ở phía Nam châu Á, được bao bọc bởi dải
núi cao nhất thế giới Himalaya và biển Ấn Độ Dương nên Ấn Độ còn được gọi là một
“tiểu lục địa”. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp biển ả Rập.
Ấn Độ với diện tích hơn 3.184.290 km², là một khu vực rộng lớn ở châu á nhưng
Ấn Độchỉ có thể liên hệ với thế giới bằng đường bộ về phía tây- bắc từ Talixa qua Kabun
(nay là thủ đô Apganixtan) vượt dãy Hinducuc hiểm trở để đến Iran và Trung á. Nhưng Ấn
Độ có 2 mặt giáp biển nằm giữa đường biển từ Tây (Hồng Hải và vịnh Ba Tư) sang Đông
(biển Đông và Thái Bình Dương), nơi dừng chân bắt buộc của đường hàng hải TâyĐông.
Tiểu lục địa này hầu như bị cắt đôi bởi dãy núi Vinđia. Nửa phía bắc là 2 đồng bằng
rộng lớn do sông Hằng và sông Ấn tạo nên. ở nửa phía Nam. Đêcan là núi Vinđia kéo dài
thành cao nguyên Đecan, núi cao, rừng rậm chiếm phần lớn diện tích lại thêm 2 dãy núi
Đông Gát và Tây Gát chạy dọc 2 bờ Đông, Tây của bán đảo. Tuy nhiên, hai vùng duyên
hải hẹp và dài này lại là nơi thuận tiện để cư dân sinh sống, phát triển.
Bán đảo Ấn Độ có chiều ngang rộng từ 67˚- 87˚ kinh Đông (khoảng 2100 km) nằm
trên 3 múi giờ và có chiều dài từ 7˚- 32˚ vĩ Bắc (khoảng 3000 km). Theo nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu sự phát triển của lịch sử Ấn Độ, chia Ấn Độ làm 3 khu vực:
- Một là, vùng núi Himalaya quanh năm tuyết phủ

- Hai là, đồng bằng Ấn- Hằng như một lòng chảo mà 2 dòng sông Ấn và sông Hằng
tạo nên. Sông Ấn dài hơn 3000 km, mang một lượng phù sa lớn từ Himalaya đổ ra biển A
Rập, tạo nên một châu thổ rộng 8000 km². Chính sự màu mỡ mà dòng sông Ấn mang lại
đã tạo ra 2 nền văn minh Harappa và Mohendjơ- Daro. Sông Hằng dài gần 3000 km, kết
hợp sông Bramaputra tạo nên vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Do đó giúp người Ấn
Độcó thể nhanh chóng phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp như lúa gạo, lúa mì, cao
lương, bông, chè, cao su, mía,…Trong đó cây lúa giữ vai trò quan trọng nhất.
- Ba là miền cao nguyên Đêcan ở phía Nam được tạo bởi hai dãy Grát Đông và Grát
Tây - một cao nguyên cổ nghèo nàn nhưng giàu về khoáng sản.
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên


Tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ vô cùng phong phú nhất là tài nguyên rừng với
diện tích rừng vô cùng lớn. Cùng với đó là sự tồn tại của nhiều loại động vật cổ xưa, quý
hiếm như sư tử, voi,…Bên cạnh đó là nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than đá
120 tỉ tẤn, mangan 180 triệu tấn đứng thứ 3 thế giới, sản lượng sắt chiếm 1/4 thế giới.
Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản tiềm năng như kẽm, đồng, vàng, dầu mỏ,…Với điều
kiện tự nhiên đa dạng, núi cao, sông sâu và nhiều khoáng sản nên ngay từ xa xưa vùng đất
này đã có cư dân đến sinh sống, quá trình xây dựng nhà nước do đó cũng diễn ra sớm.
1.1.3 Khí hậu:
Do điều kiện tự nhiên đa dạng nhiều thành phần nên khí hậu của bán đảo này cũng
rất đa dạng.
Từ cực Nam đến sát vùng hạ lưu sônh Ấn và sông Hằng từ 7˚-25˚B, khí hậu nóng.
Phía Bắc vùng giáp chân núi Himalaya lại rất lạnh, có tuyết rơi. Miền Bắc ở vĩ độ 23˚,
chịu ảnh hưởng của đới chí tuyến đã nóng lại rất khô. Vùng Tây Bắc lưu vực sông Ấn khí
hậu khô nóng xê dịch nhiều lên trên (khoảng vĩ độ 25˚-30˚) tạo nên sa mạc Thar dài hơn
6000 km.
Lưu vực sông Ấn rất hiếm mưa và chịu tác động trực tiếp của sa mạc Thar, cát bay
dữ dội, hàng năm phủ một lớp dày trên hai bờ trung lưu sông Ấn.
Trong khi đó vùng Đông Bắc, lưu vực sông Hằng lại có tác động của gió mùa, có

mưa và cây cối rất tươi tốt. Gío biển đem lại mưa, khí hậu dịu mát hơn và mang đến nước
sinh hoạt cho dân 2 vùng duyên hải đông, tây. Vùng sông Hằng ở đông - bắc chịu ảnh
hưởng của gió mùa, trồng lúa nước và những loại cây gần gũi với đời sống của dân Đông
Nam Á.
Như vậy, ta thấy rằng thiên nhiên Ấn Độvới miền Bắc sông ngòi và miền Nam lắm
rừng nhiều núi, lại có 2 dải bờ biển dài vào loại nhất trên thế giới, có sa mạc nóng cháy, lại
có mưa gió theo mùa. Thiên nhiên Ấn Độlà một thiên nhiên vừa đóng kín vừa cởi mở, vừa
là một tiểu lục địa thống nhất cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt khác nhau bên trong,
vừa hùng vĩ lại cực kì đa dạng đã mang đến cho Ấn Độmột cuộc sống sớm hình thành và
cũng qua đó mà Ấn Độcó những bước lịch sử đầy phong lưu, bão táp và cũng nhiều huy
hoàng…

1.2 Dân cư:


Cư dân Ấn Độ là chủng tộc da đen Nêgroid với các đặc điểm đầu dài, mũi tẹt, môi
dày.
Cư dân Ấn Độ về thành phần chủng tộc gồm 2 loại chính: người Đraviđa cư trú chủ
yếu ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư trú ở mièn Bắc. Người Đraviđa cao, da nâu
sẫm, mũi thẳng, tóc đen, là người sáng tạo ra nền văn minh đầu tiên tại lưu vực sông Ấn là
thành phố Harappa và Mohendjo- Daro ở thế kỉ III TCN.
Người Arya da trắng, gốc Ấn Âu, mũi thẳng, dáng cao, giỏi cung kiếm nên chủ yếu
phát triển kinh tế chăn nuôi du mục.
Ngoài ra còn nhiều chủng tộc khác như người Hi Lạp, người Hung Nô, người Arập,
…Họ dần dần đồng hoá với các thành phần dân cư khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độlà
một vẤn đề hết sức phức tạp. Cũng do đó mà Ấn Độcó nhiều thứ ngôn ngữ, đa dạng tôn
giáo, chữ viết, phong tục tập quán và nghệ thuật. Theo số liệu thống kê Ấn Độcó 1600
ngôn ngữ, trong đó có 200 ngôn ngữ chính thức và Hinđi là phổ biến nhất.
2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI
Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch

sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kì lớn:
 Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (đầu thiên niên kỉ III đến giữa thiên niên kỉ
II TCN)
 Thời kì Veda (giữa thiên niên kỉ II đến thiên niên kỉ I TCN)
 Ấn Độ thời kì từ VI TCN đến XII
 Ấn Độ thời kì từ thế kỉ XIII đến XIX
2.1 Thời kì nền văn minh cổ nhất: văn minh lưu vực sông Ấn (đầu thiên niên kỉ
III đến giữa thiên niên kỉ II TCN)
Trong nhiều năm người ta chỉ được biết về thời đại đá mới. đồng và sự xuất hiện
của các quốc gia sơ kì ở lưu vực sông Hằng, thì sự phát hiện một nền văn minh cổ xưa hơn
trên lưu vực sông Ấn đã gây nên sự ngạn nhiên và thích thú cho giới khoa học cũng như
mọi người quan tâm tới lịch sử Ấn Độ. Thực ra từ cuối thế kỉ XIX, từ năm 1875
A.Cunnigham đã phát hiện ra địa điểm Harappa và đến đầu những năm 20 các nhà khảo cổ
Ấn Độ mới khai quật đầy đủ 2 di sử là 2 thành phố cổ Harappa vàMohendjo Daro. Từ bấy
đến nay còn có thêm một số thành thị cổ được phát hiện làm phong phú thêm những hiểu
biết về nền văn minh cổ sông Indus, như Kot Diji, Kalibangan, Rupar, cảng thị Lothal.
Chính việc phát hiện dấu tích các thành phố cổ trên các di chỉ Harappa và Mohendjo Daro


đã đưa dân tộc Ấn Độ trở thành chủ nhân của một nền văn minh vào hàng cổ nhất và phát
triển nhất thế giới. Hai địa điểm này cách nhau rất xa, chỉ tình cờ phát hiện được: Harappa
ở Tây Punjab vùng thượng lưu Indus, còn Mohendjo Daro ở vùng Sind, bắc hạ lưu Indus.
Mỗi thành phố cổ này gồm có 2 khu: khu thánh là nơi có dinh thự đền đài và khu
dân cư. Theo báo cáo của J. Marshall: “Ở Ai Cập hoặc Lưỡng Hà những cung điện và đền
thờ quá nguy nga, đồ sộ, thật tương phản với nhà dân là những túp lều tranh vách đất.
Nhưng ở thung lũng sông Indus những công trình kiến trúc đẹp nhất lại là những công
trình được xây dựng vì sự tiện lợi của các công dân.”
Khu dân cư là ngững đường phố quy hoạch tốt và một hệ thống tiêu nước đàng
hoàng, thường xuyên được nạo vét, phản ánh sự thận trọng của một chính quyền thường
trực nào đó của thành phố.

Ở đây có những ngôi nhà hai tầng, xây bằng gạch nung, những nhà tắm công cộng
và phòng tắm riêng “tốt nhất chưa hề thấy ở đâu”. Còn có những nhà kho đựng lúa, những
quầy hàng nhỏ nằm liền một dãy, những kho hàng gắn với những ngôi nhà riêng rộng rãi
cho thấy một cộng đồng thương nhân hùng mạnh và phồn vinh: nhiều đồ trang sức bằng
vàng, bạc, đồ gốm có men, đồ đựng bằng đồng, một số loại vũ khí, một số tượng người và
dấu vết của vải dệt sợi bông.
Còn ở Harappa tìm thấy 2000 con dấu hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng đất
nung có hình người, thú và có chữ. Đến nay người ta chưa đọc được chữ này nhưng con
dấu Harappa đã nói lên mối quan hệ buôn bán giữa lưu vực sông Indus với bên ngoài chủ
yếu với Iran, Trung Á, Tây Á. Căn cứ vào các hiện vật tìm thấy, văn hoá sông Ấn được
định niên đại vào khoảng 3000-1500 năm TCN vào thời kĩ nghệ đồng và đồng thau cùng
thời với văn hoá cổ Ai Cập và Lưỡng Hà. Ở đây tuy kém về công trình kiến trúc đồ sộ và
số lượng văn tự nhưng có phần hơn về kiến trúc và quy hoạch thành thị cổ, sàn phẩm thủ
công, vải sợi bông và gốm tráng men.
Chủ nhân của văn hoá sông Ấn chưa biết đến kĩ nghệ sắt, chưa biết dùng ngựa,
không trồng lúa nước mà trồng đại mạch. Nhưng nông nghiệp đã phát triển, có thóc dư
thừa chứa trong các kho dụn, cùng với sự phát triển của công thương nghiệp. Họ đã có một
đời sống đô thị phát triển cả về vật chất và tinh thần đến mức ‘trên một vài phương diện
thậm chí còn cao hơn văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập đương thời”.
Tuy nhiên văn hoá sông Ấn có những dấu hiệu suy sụp nhanh chóng, thậm chí có
vẻ đột ngột và được nối tiếp bởi văn hoá sông Hằng ở đông- bắc mà chủ nhân là một bộ
tộc người đến sau, người Arya.
2.2 Thời kì Veda (giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN)


Thời kì này lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập Veda nên gọi là thời Veda.
Veda vốn là những tác phẩm văn học gồm 4 tập: Rich Veda, Xama Veda, Atacva Veda,
Yagiva Veda. Trong đó Rich Veda được sáng tác vào đầu thiên niên kỉ II TCN, ba tập còn
lại được sáng tác vào đầu thiên niên kỉ I TCN. Bộ kinh đầu tiên Rich Veda cho biết về giai
đoạn đầu người Arya đến Ấn Độ(khoảng nửa sau thiên niên kỉ II TCN). Hai bộ sử thi

Ramayana và Mahabharata phản ánh tình hình đong- bắc Ấn Độtrong khoảng 1000- 700
năm TCN. Puranas là một tập hợp huyền thoại tương đối muộn kể lại nguồn gốc của người
Ấn Độ.
Rich Veda là thư tịch gắn với giai đoạn này một cách thiết thực, nên tuy là một bộ
kinh Bàlamôn toát lên đầy sự huyền hoặc, nhưng cũng chứa đựng nhiều xác thực: các bộ
lạc Arya đang trên đường phân hoá, xã hội chia thành đẳng cấp giàu nghèo, các công xã
đóng kín phân biêt với người bản địa có trước và giũa các công xã của người Arya với
nhau. Các tín ngưỡng tôn giáo ban đầu có thấm đượm vai trò của các tinh linh và có tính
chất tản mạn.
Tuy nhiên Veda được viết lại tương đối muộn, nên ngoài điều ghi nhớ những gì đã
diễn biến đương thời (khi người Arya mới vào thung lũng sông Hằng) thì còn xen lẫn cả
những sự kiện của thời sau. Sự xâm nhập của người Arya vào Ấn Độđã nhanh chóng ra
đời chế độ đẳng cấp Varna, là một chế độ phân biệt màu da giữa bốn đẳng cấp rất khắc
nghiệt, nghiêm ngặt và khắt khe. Sau đó là sự ra đời của đạo Bàlamôn ở thiên niên kỉ I
TCN khi người Arya đã làm chủ được phần lớn bán đao Ấn. Giáo lí của đạo Bàlamôn
chính là kinh Veda nói về kiếp “luân hồi nghiệp báo”, với nghi lễ phức tạp và xa xỉ thì đạo
Bàlamôn với giáo lí kinh Veda trở thành công cụ đắc lực bảo chế cho sự phân chia đẳng
cấp do thần Brama sáng tạo, không bao giờ thay đổi.
Veda còn cho biết quan niệm của tín ngưỡng Veda về số phận của con người hiện
tại là kết quả, hay “nghiệp” (Karma) của kiếp trước và người ta mong mỏi ở một kiếp sau
tốt đẹp hơn. Con người phải nhận số phận và cái nghiệo vì đó là Đạo pháp (Dharma)- quy
tắc căn bản do thần thánh tạo ra.
Nhưng hệ thống Varna và địa vị của tầng lớp Bàlamôn tối cao, bí hiểm và độc
quyền với kinh Veda chi phối đã không còn thích hợp với sự chuyển biến xã hội qua 10
thế kỉ và sự phát triển bành trướng của các quốc gia, lịch sử của đất nước Ấn Độbước vào
ngững giai đoạn khác.

2.3. Ấn Độ thời kì từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ XII:



Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ XII đã có rất nhiều sự biến chuyển, có thể đi vào
4 giai đoạn như sau:
2.3.1 Các quốc gia ở miền bắc Ấn Độ và sự xâm lược của Alêchxăngdrơ
Makêđônia:
Bắt đầu từ thế kỉ VI TCN, Ấn Độ mới có sử sách ghi chép về tình hình chính trị của
đất nước mình. Lúc bấy giờ ở miền Bắc Ấn Độ có 16 nước trong đó mạnh nhất là nước
Magada hạ lưu sông Hằng. Trong số các nước ở Tây Bắc Ấn Độ chỉ có nước Po là tương
đối lớn. Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makêđônia do Alêchxăngdrơ chỉ
huy đã tẤn công Ấn Độ. Quân đội của nước họ đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối
cùng bị thất bại. Alêchxăngđrơ định tiến sang phía đông tấn công nước Magada nhưng
quân sĩ đẫ quá mệt mỏi sau một cuộc trường chinh nhiều năm nên phải rút lui, chỉ để lại
một lực lượng nhỏ chiếm đóng ở hai cứ điểm đã chiếm được mà thôi.
2.3.2 Vương triều Môrya (321- 187 TCN):
Ngay sau khi Alêchxăngđrơ rút lui, ở Ấn Độ đã dấy lên phong trào đấu tranh giải
phóng chống lại sự chiếm đóng của quân Makêđônia. Thủ lĩnh của phong trào này là
Sanđragupta, biệt hiệu là Môrya (chim công). Quân Makêđônia bị đuổi khỏi Ấn Độ,
Sanđragupta làm chủ được cả vùng Pungiáp. Tiếp đó, ông tiến quân về phía Đông giành
được ngôi vua ở Magađa, lập nên một triều đại mới gọi là vương triều Môrya, triều đại huy
hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại.
Đến thời Axôca (273- 237 TCN) vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh
nhất. Đạo Phật ra đời từ khoảng thế kỉ V TCN đến thời kì này được phát triển nhanh chóng
và trở thành quốc giáo. Sau khi Axôca chết, vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng,
nước Magadda thống nhất dần dần tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong.
2.3.3 Nước Cusan:
Trong tình hình chia cắt ở Ấn Độđang diễn ra trầm trọng thì vào thế kỉ I tộc Cusan
(cùng huyết thống với người Tuốc) từ Trung á tràn vào chiếm được miền Tây Bắc Ấn Độ
lập thành một nước tương đối. Vua nước Cusan là Canixca (78- 123) cũng là người tôn
xùng đạo Phật nên thời kì này Phật giáo cũng rất hưng thịnh. Sau khi Canixca chết, nước
Cusan ngày càng suy yếu, đến thế kỉ V thì diệt vong.
2.3.4 Vương triều Gúp ta và vương triều Hacsa:



Trong thế kỉ IV Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vương triều Gúpta được
thành lập, miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ tạm thời thống nhất. Từ năm 500-528
phần lớn miền Bắc Ấn Độ bị người Eptalil xâm chiếm và thống trị đến năm 535 triều
Gúpta diệt vong.
Năm 606 vua Hacsa lại dựng lên một vương triều tương đối hùng mạnh ở miền Bắc
Ấn Độ. Chính trong thời kì này, nhà sư Huyền Trang của Trung Quốc đã sang Ấn Độ để
tìm Kinh Phật. Năm 648, Hacsa chết, quốc gia hùng mạnh do ông dựng lên cũng tan rã.
Từ đó cho đến thế kỉ XII, Ấn Độ bị chia cắt càng trầm trọng và nhiều lần bị ngoại
tộc xâm nhập. Đặc biệt từ đầu thế kỉ XI, Ấn Độthường bị các vương triều Hồi giáo ở
Apganixtan tấn công và đến năm 1200 toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị xâm nhập vào
Apganixtan.
2.4 Thời kì từ thế kỉ XIII đến XIX:
Thời kì Xuntan Đêli (1206- 1526):
Năm 1206, viên tổng đốc của Apganxtan ở miền Bắc Ấn Độđã tách miền Bắc Ấn
Độthành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua) đóng đô ở Đêli gọi là nước Xuntan
Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526 ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến
5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng
đô ở Đêli nên thời kì này gọi là thời kì Xunta Đêli.
Thời kì Môngô (1526- 1857)
Nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206, sau khi chết 1227, đế
quốc Mông Cổ chia nhỏ thành nhiều nước. Dòng dõi người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc
hoá và đều theo đạo Hồi. Thế kỉ XIII, người Mông Cổ ở Trung á nhiều lần tẤn công Ấn
Độ, năm 1526 chiếm được Đêli thành lập nên vương triều Môngô (Mông Cổ). Từ giữa thế
kỉ XVIII thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến 1849 Ấn Độhoàn toàn biến thành
thuộc địa của Anh, vương triều Môngô đến năm 1857 bị diệt vong.
Như vậy từ điều kiện tự nhiên và dân cư đến những nền văn minh cổ nhất và từng
bước Ấn Độ để lại những trang sử hào hùng khi trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và nhiều
biến động gay go ở thời kì cổ trung đại, là cơ sở và tiền đề để lịch sử Ấn Độ đi lên những

giai đoạn biến đổi ngày càng cao hơn.

Đánh giá chung:


Có thể nhận thấy rằng chính vì một phần điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn gốc cư
dân đa dạng cùng với lịch sử văn hóa lâu đời đã tạo điều kiện cho văn minh Ấn Độ được
tạo điều kiện phát triển ngay từ những giai đoạn đầu của lịch sử. Đó là tiền đề lý tưởng cho
văn minh Ấn Độ phát triển với nhiều lĩnh vực đa dạng.


CHƯƠNG II
NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ

1. Chữ viết:
Dưới thời đại Harappa chữ viết đầu tiên ở Ấn Độ được sáng tạo. Tại các di chỉ
thuộc nền văn minh Miền Bắc lưu song Ấn được phát hiện hơn 3000 con dấu khắc chữ đồ
họa. Đây là một loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vấn.Trong số 3000 con dấu có 22
dấu cư bản. Loại chữ này viết từ phải sang trái. Những con dấu đã phát hiện được là
những con dấu dùng để đóng trên các kiện hàng để xác nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ
của những hàng hóa đó. Khoảng 800 năm TCN, khoảng thế kỉ V TCN bắt đầu xuất hiện
chữ viết được khắc trên hiện vật sớm nhất là chữ Kharosthi. Đây là một loại chữ phỏng
theo chữ viết của vùng Lưỡng Hà. Chữ Kharosthi có nguồn gốc chữ Aramaic ở Tây Á
được dung ở Iran và vùng Tây Bắc Ấn Độ. Trên bán đảo Ấn Độ dụng rộng rãi hơn là chữ
Brami,có nguồn gốc Sêmitic cũng ở Tây Á. Những địa phương Bắc Ấn, nhất là vùng
Magadha người ta ngày càng quen nói một thứ tiếng Ấn - Âu đã chuyển hóa, cải biến trở
thành thơ ngữ Prakrita. Sau đó người ta lại cải biên và sang tạo một hệ thống mẫu mực để
ghi chép, đó là chữ Pali.
So với chữ Sanskrit, chữ Pali đơn giản hơn về âm tiết, biến cách, cú pháp và đơn
giản hơn về nét chữ. Chẳng hạn Kostha(Skr): Kottha (Pali): kho; Suvarna (Skr): savanna

(pali)vàng; Dhamma(pali) : Đạo pháp. Chữ Pali chủ yếu để viết kinh phật nên kém phát
triển so với chữ Sankrit. Dưới thời Asoca cho dựng nhiều cột đá để ghi các chiến công
của mình, rải rác hầu hết khắp bán đảo Ấn Độ. Các cột này được khắc bằng chữ viết
thông dụng của người địa phương: ở vùng Tây Bắc khắc chữ Kharosthi, vượt qua dãy
Hindu Kush còn khăc cả chữ Hi Lạp nhưng ở miền bắc và miền nam Ấn là chữ Brami.
Rất nhiều con dấu và đồ trang sức được tìm ở Ấn Độ và nước ngoài. Tuy nhiên chữ
Kharosthi và Brami không có cơ hội phát triển vì không phải là văn tự và ngôn ngữ bản
địa của Ấn Độ.
Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn
giản thuận tiện hơn. Đó là thứ chữ mới để viết tiếng Sanskrit. Đến khoảng thế kỷ X, XI
trở đi Ấn Độ xuất hiện nhiều loại chữ khác nhau.


2. Văn học:
Văn học Ấn Độ có một khối lượng rộng lớn, một nội dung phong phú phức tạp với
một trình độ nghệ thuật rất cao.Nó không những là cái gia tài khổng lồ của dân dân tộc
Ấn, mà còn là một kho tang vĩ đại của nhân loại
2.1. Kinh Tôn Giáo:
Kinh Veda vốn là hiểu biết của nhân dân Ấn Độ.. Nguồn gốc: Ba tập Veda trên là
những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người Aryan tràn vào Ân
Độ,tình hình tan rã của chế độ thị tộc,tình hinh cư dân đấu tranh với thiên tai như hạn hán,
lũ lụt. Thời gian: thiên niên II TCN. Cấu tạo gồm bốn phần: Rig Veda, SamaVeda,
AtharvaVeda, YajuaVeda.
Đặc biệt Rig Veda có 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất, sáng tác và thu thập từ
thế kỷ X TCN. Nội dung phản ánh quá trình người Aryan vào và tất cả sinh hoạt nguyên
thủy của họ. Nó là một kho tàng văn học thần thoại vô cùng phong phú và phức tạp.Thơ
Ring Veda là bức tranh rất đẹp mô tả thiên nhiên ở những nơi người Aryan đi qua và định
cư,lúc đầu thì bất cứ vị thần thiên nhiên nào ở trong Ring Veda đều có quyền lực như
nhau để sang tạo ra của cải vật chất và hạnh phúc trần thế cho con người và được con
người ca ngợi như nhau.Nhưng về sau thì người ta quy tất cả mọi quyền lực ấy vào cho

một đấng sang tạo duy nhất và tối cao.
Atharva Veda gồm731 bài văn vần, chủ yếu gồm những bài chú nhưng nội dung
mà tập Veda này đề cập là chế độ đẳng cấp,việc hành quân,chữa bệnh…Ca ngợi thần sét
Indra.Nói về uy quyền của đẳng cấp Bàlamon khi họ làm cố vấn tôn giáo cho nhà
vua,Atácva viết:
“Sắc hơn lưỡi búa
Sáng hơn ngọn lửa
Vang hơn tiếng sét của Indra
Cố vấn của người như thế chính là ta”
Sama Veda gồm 1549 bài thơ là trí thức viết về các giai điệu ca chầu khi hành lễ.
Yagiue Veda là một chuỗi các công thức hàm chứa những nghi lễ khác nhau (nghi
lễ dâng trăng tròn,trăng mới,nghi lễ dâng các vong nhân,dâng bốn mùa)
Ngoài ra còn có những bài thơ tỏ tình. Kế tiếp Veda còn có những tác phẩm
Bramana,Araniaca…Những sách này đều viết bằng văn xuôi.nội dung bao gồm những bài
cầu nguyện,thần chú,những ngi thức cúng bái,những lời giải thích triết lý trong kinh Veda
chứ về văn học thì không có giá trị đáng kể.


2.2 Sử thi:
Sử thi là một bức tranh sinh động phản ánh đời sống tư tưởng của nhân dân Ấn Độ
qua những cuôc xung đột vũ trang của các vương quốc,giữa những chủng tộc sống trên
đất Ấn Độ.Sử thi còn là bài ca vĩ đại ca ngợi những chiến công hiển hách,khí phách hào
hung của các anh hung lý tưởng mà nhân dân Ấn Độ cổ xưa ngưỡng mộ và tôn thờ.Các
dân tộc Ấn Độ để lại kho tang văn học nhiều bản anh hùng ca viết bằng những ngôn ngữ
khác nhau.Trong đó Mahababharata và Ramayana được viết bằng chữ sankrit mang tầm
cỡ được gọi là sử thi cổ điển đích thực.
Mahabharata: ra đời vào nửa thiên niên I TCN, tác giả:Viasa (tương truyền).
Mahabharata là cuộc chiến tranh lớn của dòng Bhrat. Đây là tập sử thi vĩ đại của người
HinĐu có 18 chương gồm 220.000 câu thơ, là bộ sử thi dài nhất thế giới.
Bộ sử thi này thuộc về tập thể nhiều người, trong vòng ít nhất là vài ba thế kỷ, cho

đến năm, sáu thế kỷ mới hoàn thành. Sử thi Ấn Độ này là “hằng hà sa số” sáng tác dân
gian truyền miệng, kết lại thành hệ thốngđược , tạo thành kho bách khoa toàn thư của Ấn
Độ. Tuy nhiên một số người sưu tập và biên soạn là học giả và tu sĩ Balamôn. Họ nắm
độc quyền tinh thần và học vấn trong xã hội Ấn Độ. Họ đem giáo lý giải thích chuyện đó
rồi xâu tất cả vào một chủ đề nhất định theo tinh thần tôn giáo. Họ muốn dung tập sử thi
này đẻ khẳng định địa vị thống trị và nguồn gốc thần thánh của Blamôn.
Chủ đề của tập thơ vĩ đại là cuộc chiến tranh lớn giữa hai dòng Lôrava và Panđara.
Hai dòng đánh nhau để cướp vương quốc mà kinh đô là Varotinapura (đô thành voi). Dấu
tích của đô thành này vẫn còn cho đến ngày nay cách đến Thành Phố Delvi 9 cây số về
phía Đông Bắc trên một dòng sông cũ của sông Hằng.
Nội dung của Mahabharata: “Ở thành phố Haxtivapua có một dòng họ vua chúa
gọi là Curu vốn là con cháu vua Bharata. Dòng họ này có hai an em là Đvitarattơra và
Panđu.Vì người anh bị mù ên Panđu được làm vua. Đivitarattơra có 100 con trai, gọi
chung là anh em Curu còn Panđu có 5 con trai, gọi chung là anh em Panđu. Sau khi Panđa
chết,anh em Curu và anh em Panđu chia đôi vương quốc. Nhưng vì muốn chiếm toàn bộ
đất nước, anh em Curu đã thách anh em Panđu đánh bạc. Nhờ gian lận,anh em Curu thắng
liên tiếp. Bị mất hết mọi của cải, anh em Panđu đặt phần đất nước của mình vào canh bạc
nhưng cũng bị thua nốt.Theo lời giao hẹn,anh em Panđu bị trục xuất và phải trốn tránh
trong 13 năm,không được để phía anh em Curu phát hiện.
Hết kì hạn, anh em Panđu trở về yêu cầu anh em Curu trả lại đất đai cho họ, nhưng
bị từ chối, do đó một cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai bên bùng nổ. Sau 18 ngày đánh


nhau dữ dội, hàng trăm triệu người đã bị tử trận, phe Curu chỉ còn 3 người sống sót,cả
100 anh em Curu đều chết. Phe Panđa tuy thắng lợi nhưng cũng chỉ còn lại 6 người,trong
đó có 5 anh em Panđa.”
Tập sử thi là một loạt những mâu thuẫn xã hội được phản ánh rõ rệt. Chiến tranh 1
dòng họ biểu hiện sự suy tàn của chế độ huyết thống trong thị tộc, công xã và sự thịnh
vượng của nhà nước và quốc gia nô lệ. Mâu thuẫn giữa dân chủ bộ lạc với được giải
quyết bằng sự hình thành nhà nước nô lệ và thành lập vương quốc. Tiếp đó là mâu thuẫn

trong nội bộ giai cấp thống trị. Tất cả các mâu thuẫn trên đó cũng dồn thành chiến tranh
lan rộng và có sức tàn phá mãnh liệt làm cho cả một nền văn minh dựa trên c ơ sở văn
minh nô lệ đại thịnh vượng phải chậm lại một thời gian. Về sau quốc gia nô lệ vẫn tồn tại
nhưng bắt đầu xuất hiện những mầm mống của Chế độ Phong kiến.
Trong bối cảnh chằng chịt những mâu thuẫn ấy nổi lên một tinh thần văn minh sâu
sắc thể hiện ở hệ thống nhân vật. Tinh thần nhân văn được thể hiện bằng truyền thống
đácma nghĩa là đạo đức hiền hòa, bình đẳng, bác ái của thời kì công xã nguyên thủy.
Truyền thống đácma còn tồn tại trên thực tế tạo thành nền tảng tinh thần của nhân dân khi
xã hội chưa có giai cấp.Về sau trong quốc gia nô lệ, hệ thống Đarta thay thế hệ thống
Đacma. Hệ hống Đarta tiểu biêu cho quyền tư hữu, gia đình phụ quyết,trước kia cho
quyền tư hữu.Trước kia khi giải quyết công việc chung công chúng làm trọng tài,sau này
chỉ còn việc xử phạt bằng sức mạnh và của cải để bảo vệ quyền tư hữu cha truyền con
nối.chính vì thế nhân dân luôn quay về với truyền thống Đácma. Cho nên cần nhận rõ sự
xung đột giữa truyền thống Đácma và quyền lực mới và tinh thần cơ bản của sử thi
Mahabharata. Nhân dân mong ước và phấn đấu cho một Đácma thật sự, còn giai cấp
thống trị lại dựng cái vỏ Đácma khoác cho quyền lực mới để đánh lừa dân chúng
Cùng với thời gian, những câu chuyện như vậy không ngừng được bổ sung vào
làm cho tác phẩm càng thêm phong phú. Và tác phẩm có thể được đánh giá “Cái gì
không tìm thấy trong Mahabharata thì sẽ không có ở Ấn Độ”.
Ramayara: Tác phẩm được triển khai trên phương diện chiến công và tình yêu.
Anh hùng thì ai cũng dễ nhận ra trên phương diện chiến công còng tình yêu là cái không
phải ai cũng thể hiện được và cũng không phải cũng dễ nhận ra. Nếu Mahablarata là quốc
ca bi tráng mà rất đỗi hào hùng thì Ramayana lại là một hòa âm êm dịu hơn.
Ramayana VII chương, 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ. Chủ đề của tác
phẩm là chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Xưa kia ở


vương quốc Côxala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có 4 người con trai do bà vợ sinh
ra. Con cả RaMa hơn hẳn các em về tài đức, vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng
vì bị trói buộc lợi hứa với bà vợ thứ hai Kaikeiy xinh đẹp cho nên đã đẩy Rama vào rừng

14 năm và trao ngôi cho Bharata-con của Kakeiy.Vợ Rama, nàng Sita cùng em trai
Laskuana tình nguyện theo Rama vào rừng sống,luyện tập võ nghệ,ăn quả rừng,uống
nước suối chịu đựng cuộc đời khổ hạnh.
Quỷ vương Ra ở đảo Ranka lập mưu đồ cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ
và ép buộc nàng nhưng nàng kịch liệt chống cự. Mất Sita,Rama đau buồn khôn xiết,
chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi Rama gặp được sự giúp đỡ của
vua khỉ XuGniva sau đó chàng được tướng khỉ Hamuman, cùng đàn quân khỉ giúp. Cuối
cùng Rama cũng cứu được Sita. Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, Rama ngi ngờ tiết
hạnh của Sita nổi cơn ghen dữ dội , không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Rama tin vào
lòng thủy chung của mình Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Anhi biết được nàng trong sạch
đã cứu nàng. Biết được sự thật, biết được một lòng thủy chung của Sita. Rama đã vô cùng
sung sướng, dang tay đón nàng. Cả hai người đưa nhau trở về trong cảnh chào đón nồng
nhiệt của dân chúng, Rama và Sita là một chủ đề của thiên sử thi đầy mê hoặc này.Có tình
yêu nào mà được đưa lên đỉnh cao tuyệt mỹ và cũng chịu bao trầm luân trong hố thẳm của
hận sầu thiên thu. Tên của nàng Sita có nghĩa là luống cày-con của nữ thần mẹ đất, nàng
từ đất đi ra và qua cuộc thử lửa rạng ngời như Mặt trời,Mặt trăng- đó là khát khao của lý
tưởng nhưng trong thẳm sâu đó là nỗi đau đáu nàng về lại với đất.
Nếu sử thi Mahabrata nói lên khát vọng tâm linh cao cả mang tính tôn giáo –triết
học thì Rmayana thể hiện tâm hồn trong sáng và nồng cháy yêu thương,che chở an ủi
những nỗi khổ của con người: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Rmayana
còn làm say mê lòng người và cứu vớt họ ra khỏi tội lỗi”
Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana là những công trình sáng tác tập thể của
nhân dân Ấn Độ. Đây là những bộ sử thi đồ sộ gấp 4 lần “Iliat và Ôđixe” của Hy Lạp,
những tác phẩm được nổi tiếng được bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác và trở thành
niềm tự hào của văn học Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng cho các thể loại văn học khác
và lan truyền hầu hết các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.Vì thế người ta gọi Ấn
Độ là sứ sở của sử thi.


2.3. Những tác phẩm của CaliĐaxa:

Ấn Độ không chỉ rưc rỡ bởi sử thi tiêu biểu là vở kịch Socuntla.CaliĐaxa là nhà
thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta(thế kỉ V).
Tuy là nhà soạn kịch cung đình,lại chịu ảnh hưởng của đạo Blamôn nhưng
CaliĐaxa thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do,chống lại lễ giáo khắt khe,lên
án bản chất giả dối,lừa gạt…
Vở kịch Socuntla có nội dung phỏng theo một câu chuyện dan gian,chép trong sử
thi Mahabharata nhưng được tác giả cả biên và thêm nhiều tình tiết .Vở kịch miêu tả câu
chuyện tình duyên giữa nàng Socuntla và vua Đusonta,trải qua nhiều éo le trắc trở, cuối
cùng hai người được đoàn tụ và được hạnh phúc đời đời
Cốt truyện của vở kịch là:vua Đusonta đi săn trong rừng,tình cờ đến vườn tu của đạo sĩ
Kawa. Đạo sĩ còn đi vắng ,nhà vua gặp Sơcuntona,con gái nuôi của đạo sĩ,vua cảm sắc
đẹp của nàng, yêu nàng, muốn lấy nàng làm vợ. Sơcuntơna lín đáo và e thẹn, nhưng cũng
không dấu nổi tình yêu. Sợ vua là bấc quốc vương không hiểu nổi mình, nàng dùng ngón
tay đề thơ trên lá sen để thổ lộ tâm tình với nhà vua. Hai người gặp nhau kết hôn theo tục
Gadarava của các nữ thiên thần, nghĩa là không cần ý kiến cha mẹ. Nhưng nhà vua phải
về kinh đô. Trước khi lên dường, Đusơnta thề thốt đủ điều, trao cho nàng chiếc nhẫn có
khắc tên mình làm tin và hứa sẽ cho người đón nàng vào cung làm hoàng hậu. Xa người
yêu, Sơkuntơla nhớ nhung sầu muộn, chẳng để ý mọi việc chung quanh. Một hôm,có đạo
sĩ Đurava đi qua vườn gặp nàng, xin vào trọ. Nàng còn bần thần ngơ ngác, nên không
chào hỏi và đáp lại. Đạo sĩ tức giận, đọc thần chú nguyền rủa nàng, bắt người yêu của
nàng sẽ mất hết trí nhớ và quên hẳn nàng đi để trị tội nàng đã vô lễ với mình. Hai cô bạn
của nàng nge thấy,để xin đạo sĩ giảm tội cho nàng. Đạo sĩ bằng lòng sửa lại lời thần chú,
cho phép người yêu của nàng sẽ phục hồi trí nhớ và trở lại yêu nàng khi nào thấy lại chiếc
nhẫn. Sơcuntona đang có mang lại ốm tương tư, các bạn gái hết lòng chăm sóc, không
muốn gây phiền muộn thêm cho nàng, nên giấu câu chuyện thần chú kia đi. Đạo sĩ Kanwa
trở về. Tiếng hát thiên thần mách cho đạo sĩ biết là mệnh trời thuận cho Đusonta và
Sơcuntơna kết duyên và sẽ dành cho vợ chồng nàng một hoàng tử hết sức vinh hiển sau
này.Vì thần chú ứng nghiệm nhà vua quên nàng,không cho người trở lại đón nàng,mà
theo lễ giáo là con gái lấy chồng không thể ở nhà cha mẹ được,sợ tai tiếng,nên Kanwa
phải cho sư nữ Gôtami và hai môn đệ tuổi trẻ Sơcuntơna vào kinh yiết kiến vua.Nàng

cùng người nhà vào cung trình vua đủ mọi điều.Nhưng vua không nhận ra vì mất hết trí
nhớ, theo lời dặn của các cô bạn nàng,nàng định rút chiếc nhẫn ra trao cho vua, nhưng


khốn thay nàng đã vô ý đánh rơi nhẫn lúc qua song Hằng rồi. Nhà vua mắng mỏ nàng là
bịa đặt gian dối. Không nén được giận nàng cũng mắng nhà vua là phường bội bạc. Nhà
vua ruồng bỏ nàng. Các tu sĩ sợ hãi bỏ ra về, không dám cho nàng về theo, vì ngại phạm
lễ giáo như đã nói ở trên.Tuyệt vọng Sơcuntơna bỏ đi,kêu khóc thảm thiết: “Hỡi thần linh
đất thiêng! Hãy mở rộng lòng đón con”.Thế là một đám mây mờ cuốn nàng đi mất.Về sau
một người đánh cá tìm được chiếc nhẫn, đem bán ở kinh thành. Lính nhà vua bắt được,
thấy tên vua trên nhẫn tịch thu vào cung nộp.Vua đươc nhẫn phục hồi trí nhớ,nhớ đến
Sơcuntona người yêu cũ rồi hối hận đau buồn,cố vẽ lại hình ảnh nàng cho đỡ nhớ. Bảy
năm qua,sau khi lên trời đẹp trời quái thắng lợi, nhà vua được Kasypa và Aditi là cha mẹ
của các thiên thần ban thưởng cho gặp lại vơi con và hứa sẽ cho đứa con trở thành một vị
minh quân nối ngôi cha trị vì thế gian. Vợ chồng sum họp,vui sướng đem con trở về
vương quốc.
Là một nhà soạn kịch của triều đình, chịu ảnh hưởng của tôn giáo của tư tưởng
thống trị và nghệ thật quý tộc,Kalidaxa không thể nào xa rời những quy phạm khắc khe
của thơ ca và sân khấu triều đình.Dù vậy nhưng ông cũng đem đến cho người đọc những
cái mới mẻ độc đáo. Suốt 15 thế kỷ nay,Socuntla đã trở thành nguồn cảm hứng, nguồn đề
tài của nhiều nghành nghệ thuật khác nhau của Ấn Độ. Gớt nhà thi hào Đức đã không tiếc
lời ca ngợi:
“Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được cả hoa mùa xuân và trái mùa thu,
Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn.
Nếu muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất,
Thì tôi gọi:Sơcuntla.
Tiếng đó nói lên tất cả.”
Ông được xếp vào loại nhà văn của Thế Giới.
2.4. Truyện ngụ ngôn:
Là thể loại văn học ra đời sớm ở Ấn Độ có hai vở nổi tiếng là Panchatatra (5

phương pháp), Hyôadesha (lời khuyên tốt). Lấy các loài vật hèn mọn làm chủ đề của tác
phẩm. Kết thúc câu chuyện thường là triết lý nhằm thể hiện luân lí quy tắc cai trị đất
nước.


2.5. Các tác phẩm văn học viết bằng các phương ngữ:
Từ cuối thế kỉ X về sau,ngoài văn học tiếng Xanxerít đã xuất hiện nhiều tác phẩm
văn học viết bằng các loại phương ngữ khác nhau.
Vào thế kỉ XIII, nhà thơ Tichcala đã dịch 15 chương trong bộ sử thi
Mahabharata ra tiếng Têlugu, làm cho nền văn học cổ điển càng được phổ cập rộng rãi.
Đến thế kỉ XVI, XVII, dưới triều Môgôn, có một số nhà thơ đã sáng tác bằng tiếng
Ba Tư. Tuy nhiên,phong phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn
ngữ địa phương khác. Thiên đường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là
một tác phẩm nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích.
Tập thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đát viết bằng một loại phương ngữ khác trong
tiếng Inđi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hùng và tình yêu cũng là một tác phẩm có giá
trị.
Những bài ca du dương, gợi cảm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Ấn Độ của ca sĩ kiêm
nhà thơ Tanxen cũng rất nổi tiếng.
Đặc trưng chung của nền thi ca giai đoạn này là dùng ngôn ngữ dân gian chứ
không dung ngôn ngữ cung đình,đồng thời còn sử dụng nhiều chất liệu trong văn học dân
gian, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của quần chúng nên được nhân dân rất thích
thú..
3. Nghệ thuật
Do sớm hình thành với lịch sử văn hóa lâu đời cùng với sự đa dạng trong thành
phần dân tộc nên Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc, đóng góp lớn
cho sự phát triển của nền nghệ thuật nhân loại. Một số trong đó còn phát triển ở đỉnh cao,
là thước đo mẫu mực, có tầm ảnh hưởng to lớn tới các quốc gia khác đặc biệt là các quốc
gia khu vực châu Á. Sự phát triển của nghệ thuật Ấn Độ thời kỳ cổ trung đại được biểu
hiện trên nhiều lĩnh vực đa dạng như âm nhạc, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc,... nhưng

được biết đến nhiều hơn cả là thành tựu trên 2 lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc.
Có thể thấy một đặc điểm chung giữa nghệ thuật Ấn Độ với các thành tựu trên các
lĩnh vực văn hóa khác là chúng đều thấm đượm chất tâm linh, tôn giáo rất sâu đậm của
Hinđu giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Những công trình mỹ thuật được xây dựng ở nhiểu
thời kỳ khác nhau, nhiều niên đại khác nhau, nhiều vùng văn hóa khác nhau với phong
cách – vật liệu biểu đạt khác nhau (thường là sa thạch và cẩm thạch) tạo nên sự đa dạng,
phong phú nhưng vẫn mang một bản chất Ấn Độ rõ nét. Được đánh giá là “sự kết hợp


hoàn hảo giữa những khát vọng tâm linh thánh thiện với khuynh hướng túng dục trần
thế”
3.1 Điêu khắc:
Có thể phân chia theo một cách tương đối thì nghệ thuật điêu khắc của Ấn Độ thời
cổ trung đại chia thành 2 khuynh hướng lớn là: điêu khắc theo đạo Phật và điêu khắc
theo đạo Hin-đu. Sở dĩ có sự phân chia này bởi có hai nguyên nhân rất đặc trưng. Thứ
nhất, như đã biết hầu hết các ngành văn hóa của Ấn Độ “thấm đượm chất tâm linh, tôn
giáo rất sâu đậm” mà điêu khắc cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Nguyên nhân
thứ hai là những hình tượng điêu khắc được sử dụng nhiều thông qua các hình tượng phù
điêu. Các tôn giáo khác tuy cũng có những điêu khắc, phù điêu nhưng không đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cần nhận thức được rằng đây chỉ là cách chia tương
đối giúp ta có thể nắm được cái nhìn tổng thể, cơ bản nhất về nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ
thời cổ trung đại chứ không mang tính chất chính quy, truyền thống. Và cách chia này
cũng chỉ được áp dụng riêng cho nghệ thuật điêu khắc.
3.1.1 Điêu khắc theo đạo Phật:
Có nhiều nguyên nhân khách quan mà nghệ thuật điêu khắc của Ấn Độ bị hạn chế
phát triển trong một thời gian tương đối dài, nhất là trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử.
Cho mãi đến khi đạo Phật với dòng Đại thừa ra đời, việc phản đối thờ thần, tượng, ảnh bị
xóa bỏ mới tạo điều kiện cho điêu khắc phát triển. Khi nghệ thuật điêu khắc lấy lại vị trí
của mình (khoảng năm 200 TCN), mới ban đầu chỉ là các phiến đá chạm nổi làm hàng rào
chung quanh các stupa (tháp) Phật, hoặc các nấm mộ ở Bodh-gaya và Bharhut- tức là

trong khoảng thời gian đầu đó, điêu khắc chỉ là một ngành phụ của nghệ thuật kiến trúc
chứ chưa có hẳn một vị trí như một ngành nghệ thuật riêng. Điêu khắc giữ nguyên vị trí
phụ thuộc đó trong suốt lịch sử phát triển của nó, ưa kỹ thuật chạm nổi hơn là kỹ thuật
đục thành tượng (ronde-bosse). Trong các đền Jain ở Mathura, các điện Phật ở Amaravati
và Ajanta, nghệ thuật chạm nổi đó đã đạt tới tột đỉnh. Nó được đánh giá là “đóa hoa đẹp
nhất, có xuân tình nhất của ngành điêu khắc Ấn”.
Thời vua Ashoka (273- 237TCN) ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều cột đá (lat) tượng
trưng cho một thứ trụ trời, nổi tiếng nhất là chiếc cột đá Sarnat ở vườn Lộc Dã, nơi xưa
kia Đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp bài giảng đầu tiên. Đáng chú ý nhất là chiếc trụ
trên đỉnh cột ta thấy hình ảnh 4 con sư tử lớn đấu lưng vào nhau trong tư thế tự vệ, dáng


điệu chịu ảnh hưởng của Ba Tư, ở dưới 4 con sư tử đó có một trụ ngạch dài chạm trổ rất
khéo, ta nhận được một con vật đậm chất Ấn- con voi cùng với hình bánh xe luân hồi,
tiêu biểu cho Ấn Độ, ở phía dưới trụ gạch có một bông sen lớn bằng đá mà mới đầu người
ta tưởng đó là một kiểu trang trí đậm chất Ba Tư mà bây giờ mới nhận ra đó là kiểu trang
trí cổ nhất, lưu hành nhất, đặc biệt nhất trong mọi biểu trưng của trang trí Ấn. Bông sen
đó có hướng lên trên, nhưng cánh rủ xuống đất, nhụy hiện lên rõ ràng, như kiểu cái rốn
của vũ trụ, hoặc được dùng làm cái ngai của một vị thần vì người Ấn cho rằng đó là hình
đẹp nhất trong thiên nhiên. Hình tượng 4 con sư tử ngồi, dáng vẻ dũng mãnh oai vệ nhìn
ra bốn phương ngày nay được dùng làm quốc huy cho nước Cộng hòa Ấn Độ.
Sau các cột đá là các tháp Phật (Stupa) hình bán cầu được coi như những nơi tưởng
niệm Phật, trong lòng có chứa ít tro xương của Đức Phật và các vị Bồ Tát. Tháp Sanchi I
(còn gọi là Đại Stupa) có niên đại từ Tr.CN bằng gạch được ốp đá. Đó là một bán cầu cao
15m, đường kính 35m, tượng trưng cho “quả trứng vũ trụ” khổng lồ, chung quanh có
hàng rào và hệ thống cổng đá được chạm khắc rất tinh vi, sinh động. Ứng với bốn hướng
đông, tây, nam, bắc là bốn cổng bằng đá, mỗi cổng bao gồm hai cột đứng thẳng đỡ ba xà
ngang hơi cong bắc ngang, biểu tượng của tam thế (quá khứ, hiện tại, tương lai) trong
giáo lý nhà Phật. Ở mỗi cột, mỗi đầu cột, mỗi cây chéo, mỗi cây chống đều đầy hình
chạm nổi, được đánh giá là “đạt đến trình độ điêu luyện của nghệ thuật chạm nổi”, “một

thảm điêu khắc dày đặc, sống động và tinh tế”. Những nghệ nhân Ấn Độ tài hoa đã sáng
tạo nghệ thuật theo chủ đề tôn giáo, thể hiện một cảm xúc tràn trề, đắm say đối với cái
đẹp và đối với cuộc sống. Những hình ảnh chạm nổi đủ các loại thảo mộc, thú vật, người
và thánh thần hết sức tinh vi, uyển chuyển và mềm mại.
Được chạm khắc nhiều hơn cả là những hình ảnh huyền thoại về nhà Phật: bánh xe
pháp luân, những tín đồ sống khổ hạnh, những hình ảnh về cuộc sống của Phật. Ở cổng
phía Đông, trên các cột đá có một mặt chạm khắc cảnh Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền định
dưới gốc cây bồ đề, chân xếp, tay chắp lên ngực, mắt nhìn xuống ẩn chứa bao nỗi niềm
trăn trở, từ bi,… Tất cả đều được khắc họa rất sinh động, tinh vi để trong tâm tư người đời
thấy sự tĩnh lặng và dòng thời gian trong cái nhìn ẩn dật đó.
Điều đặc biệt mà người ta tìm thấy ở tháp Sanchi không chỉ ở bởi kiến trúc độc đáo
mà còn bởi nó là tuy là một công trình Phật giáo nhưng còn mang âm hưởng của đạo Hinđu. Trên cổng phía Đông, nơi có gốc cây bồ đề mà Phật tổ giảng đạo còn có chạm nổi một
nữ thần (Yaksi)- Will Durand miêu tả: “Chân tay nặng nề, mông dày, bụng thon, bộ ngực


nhô ra đồ sộ, điệu bộ phóng túng gợi tình”. Hai bên cây chéo của cổng cũng nhìn thấy
những đắp nổi tuyệt đẹp của những tiên nữ khỏa thân. Trong tư thế bay bổng trên không
trung, cơ thể uốn cong, dáng đứng uyển chuyển mềm mại, mình thon, ngực và hông nở,
những tiên nữ toát lên vẻ đẹp vừa trần tục, vừa thánh thiện. Một nhà nghiên cứu lịch sử
nghệ thuật đã thốt lên đầy thán phục: “...Người thợ điêu khắc Ấn Độ đã biết phô diễn một
cách tuyệt vời cơ thể con người, ở tượng nữ quần áo đơn giản đến mức người ta chỉ có
cảm giác. Và tính nhục cảm thể hiện rõ ở đôi môi, bộ ngực, cánh tay…tất cả đều tràn trề
một tình cảm nồng cháy, nóng bỏng tình người”. Điều đó cho thấy trong sự phát triển của
điêu khắc Phật giáo nói chung vẫn có những sự ảnh hưởng nhất định từ điêu khắc theo
kiểu Hinđu giáo. điều đó chứng tỏ giữa chúng có những sự giao lưu và tiếp biến vừa
không mất đi cái “chân” của tác phẩm đồng thời tạo thêm những nét đặc sắc cho chính tác
phẩm của mình. Và cũng không hề ngạc nhiên khi ta bắt gặp được một nét hơi “Phật”
trong một tác phẩm kiến trúc, điêu khắc nào đó của khuynh hướng Hinđu hay bất kỳ
khuynh hướng nào khác.
Cũng vào thời gian này ở Ấn Độ đã xuất hiện một phái điêu khắc mang chút

khuynh hướng Hy Lạp được thể hiện ở các hình tượng các vị thần Ấn Độ có mang nét
giống với các vị thần Hy Lạp. Xu hướng nghệ thuật này cũng đã được du nhập tới một số
nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản nhưng cuối cùng nó cũng không tồn tại được lâu.
Trên đất Ấn Độ, phái này đã mất hẳn và nghệ thuật thuần túy chất Ấn xuất hiện trở lại
cùng với các triều đại bản xứ.
Dưới các triều đại Gúpta, ngành điêu khắc cũng đã đạt được một số thành tựu đáng
kể. Đạo Phật đã không còn ghét các hình tượng nữa, một phái Tân Bà La Môn đã khuyến
khích nghệ thuật tượng trưng và tô điểm tôn giáo bằng mọi hình thức nghệ thuật. Nhiều
tác phẩm điêu khắc có giá trị đã ra đời trong giai đoạn này.
Với sự hỗ trợ của những bức phù điêu, những tượng, những cột tháp đã tô điểm
thêm cho những công trình Phật giáo thêm quy mô, có tác dụng trang trí quan trọng, góp
phần vào thành tựu đặc sắc của văn minh Ấn Độ.
3.1.2 Điêu khắc theo đạo Hin-đu:
Bên cạnh các loại hình tượng Phật thì hình tượng các vị thần trong đạo Hinđu như
thần Visnu, thần Siva v.v…cũng là một đề tài cho những nghệ nhân điêu khắc Ấn Độ cổ
trung đại khai thác. Hình tượng các vị thần này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác


nhau như: tượng thần linh Visnu ở tư thế nằm trên rắn, thần Ananta giữa mặt biển mênh
mông hoặc cưỡi chim thần Garuda, Siva ở các tư thế tọa thiền, thổi sáo, cưỡi bò thần
Nanđin, đặc biệt là tư thế nhảy múa trên mình quỷ lùn với 4 tay cầm các báu vật, bàn
chân giơ lên quanh một vòng lửa v.v… Mặc dầu vậy về cơ bản hình tượng các thần đều là
hình tượng đầu nhiều mặt, nhiều tay và đôi khi lại có những hình thù rất đáng sợ.
Nhìn nhận và đánh giá chung về thành tựu của điêu khắc theo đạo Hin-đu có thể kể
ra nhiểu tác phẩm đạt nhiều giá trị nghệ thuật như: bức tượng tạc thần Visnu ở Sultanpur,
bức tượng thần Padmapani được đục đẽo rất tinh vi, bức tượng khổng lồ tạc thần Siva ba
mặt (gọi là trinurti) ở trong hang Elephanta, tượng đá nữ thần Rukmini được dân chúng
thờ ở Nokkas, tượng Natadaja miêu tả cảnh thần Siva múa rất duyên dáng- được tạc bằng
đồng đỏ, con hoẵng bằng đá ở Mamatlapuram, tượng thần Siva uy nghi ở Perur v.v… cho
thấy nghệ thuật điêu khắc đã được phổ biến rộng rãi trên toàn cõi Ấn Độ lúc bấy giờ.

Một trong những chủ đề thường được những nghệ nhân khuynh hướng Hinđu khai
thác đó là những cảnh sinh hoạt tình dục. Công trình tiêu biểu cho đề tài này là đền
Vishvanatha- ngôi đền tiêu biểu cho kiến trúc Hindu. Kết hợp với lối kiến trúc theo môtip
gợi tình (Erotic motifs) – trang trí những bức tường nối từ những công trình kiến trúc phụ
với những gian thờ chính... Cách sắp xếp này tuân thủ quy luật Kamasutra (nguyên tắc về
tình dục) được phản ánh trong kinh Hindu. Và nó được thể hiện cụ thể qua những hình
tượng trên các bức phù điêu. Cùng với Hindu giáo khơi dậy được cuộc sống vật chất trần
tục trong đó có những lạc thú, kể cả nhục dục cũng trở thành những quy tắc, hay một con
đường nào khác hơn là con đường tu luyện Yoga- đều dẫn tới sự giải thoát. Và phải thừa
nhận rằng những pho tượng khắc chạm nổi tầng tầng lớp lớp quanh bề mặt đền
Vishvanatha được chạm khắc rất tinh xảo và công phu. Những nhà điêu khắc Ấn Độ đã
đạt tới trình độ cao trong việc nghiên cứu cơ bắp và hình thể con người để có thể có
những tác phẩm điêu khắc hoàn mĩ và độc đáo như thế.
Ngoài 2 khuynh hướng trên thì điêu khắc Ấn Độ còn nổi tiếng với các bức phù
điêu, chạm nổi và tượng tròn, như các bức phù điêu Ravana lay chuyển núi Kailasa ở
Ellora và đặc biệt là bức Ganga giáng trần ở khu đền Mahabalipuram. Đây là một bức
phù điêu lớn nhất thế giới chạm khắc vào vách núi dài 27m, cao 7m miêu tả cảnh Nữ thần
sông Hằng từ trên trời xuống đem nguồn sống cho hạ giới với hàng trăm nghìn người, vật
to nhỏ bên nhau, từ con voi khổng lồ đến loài chuột nhắt.


Từ thế kỷ XIII trở đi, dưới thời các vườn triều Dehli và các đế quốc Mogol, nền mỹ thuật
Hồi giáo đã du nhập vào Ấn Độ và phát triển rực rỡ. Đó là hỗn hợp dung hòa giữa các
nền văn hóa A Rập, Ba Tư và Hin-đu tạo nên một phong cách đặc biệt. Loại hình chủ yếu
của nền mỹ thuật này là kiến trúc và hội họa. Rất ít những tác phẩm điêu khắc được tìm
thấy ở thời kỳ này, vì lí do đạo Hồi cho rằng thánh Allah đã lan tỏa khắp nơi, do đó
nghiêm cấm công việc chạm khắc ngẫu tượng.
3.2 Kiến trúc:
Như đã nói ở trên nền nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của đời sống tôn
giáo- và nghệ thuật kiến trúc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nghệ thuật kiến trúc Ấn

Độ là một sự biểu hiện trần thế của tôn giáo. Vì thế nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng đa
dạng, phong phú muôn vẻ như sự phong phú về các loại tôn giáo. Bên cạnh đó kiến trúc
Ấn Độ còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các nền kiến trúc của các dân tộc láng giềng. Mà nổi
bật hơn cả là kiến trúc Hồi giáo. Bên cạnh các kiến trúc Phật giáo trầm mặc, tĩnh lặng là
kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo bề thế, uy nghi, hoành tráng. Do vậy, có ý kiến cho rằng,
kiến trúc Ấn Độ có tính thống nhất trong đa dạng.
Có thể chia những thành tựu kiến trúc Ấn Độ theo những mảng lớn sau:
 Kiến trúc kiểu Ấn
 Kiến trúc kiểu Hồi
3.2.1 Kiến trúc kiểu Ấn
Kiến trúc kiểu Ấn bao gồm nhiều loại mà trong đó cũng được chia nhiều thành các thời kì
lịch sử hay theo như sự ảnh hưởng từ các loại tôn giáo. Kiến trúc kiểu Ấn có thể chia
thành các nhánh kiến trúc nhỏ sau:
 Kiến trúc thời Harappa và Mohenjo-daro
 Kiến trúc Phật giáo
 Kiến trúc Hinđu giáo
 Kiến trúc Jain
3.2.1.1 Kiến trúc thời Harappa và Mohenjo-daro:
Nhắc đến kiến trúc trước Asoka người ta nhắc tới kiến trúc của 2 nền văn minh
Harappa và Mohenjo-daro. Mặc dù các nguồn tài liệu của Ấn Độ viết về thời kỳ này
không còn nhiều song không phải vì thế mà nền nghệ thuật của Ấn Độ có sự hồi ngưng


của sự phát triển. Thậm chí người ta đã chứng minh được ngay ở thời kỳ đầu bình minh
lịch sử cổ đại, Ấn Độ đã có những bước phát triển rực rỡ so với các quốc gia cùng thời
đại.
Trong nền văn hóa Harappa, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới trình độ khá cao.
Những di chỉ thành thị cổ kính ở Harappa và Mohenjo-daro đã có quy mô tương đối lớn
với diện tích hàng mấy trăm hecta. Những di chỉ đó cho biết thành phố đã được xây dựng
theo một quy hoạch thống nhất, chặt chẽ. Các đường phố đều rộng rãi, thẳng tắp, có lát

đá, chạy ngang dọc theo 2 hướng đông- tây, nam- bắc. Hai bên đường phố là những dãy
nhà hai tầng xây bằng gạch nung. Ở trung tâm thành cổ có di tích hoàng cung được xây
dựng trên một đồi cao, có thể nhìn bao quát toàn thành. Khu hoàng cung có nhiều di tích
cung điện, dinh thự, kho tàng và có lẽ có cả các di tích đền miếu nữa. Ở Mohenjo-daro,
người ta còn phát hiện cả một hệ thống cống ngầm rất hoàn bị, đường kính của cống rộng
đến 2m, dung để thoát nước mưa cho thành phố khỏi ngập lụt. Thành phố còn có nhiều bể
tắm lớn công cộng lớn, không rõ mang ý nghĩa tôn giáo gì không hay chỉ là biểu hiện đơn
giản của xu thế sinh hoạt cộng đồng tương đối phổ biến ở giai đoạn bấy giờ.
Mặc dù 2 nền văn minh Harappa và Mohenjo-daro tới ngày nay chỉ mang tính chất
“vang bóng một thời” biểu hiện bằng việc người ta chỉ có thể hình dung được sự phát
triển của nó thông qua một lượng các di chỉ, hiện vật rất hạn chế song qua đó phần nào ta
thấy được sự phát triển rực rỡ của văn minh Ấn Độ từ những giai đoạn lịch sử trước đó.
Qua đó thêm khẳng định văn minh Ấn Độ là nền văn minh giàu truyền thống, có từ lâu
đời…
3.2.1.2 Kiến trúc Phật giáo:
Một trong những loại hình kiến trúc đặc sắc khác của Ấn Độ là kiến trúc Phật giáo
trong đó nổi bật là quần thể đền chùa trong các hang động, vách đá. Loại đền chùa này
được phổ biến từ đầu Công nguyên và phát triển đến giai đoạn cuối của thời Gúpta. Hình
thức của các dạng chùa, đền này cũng rất phong phú, đa dạng như: dạng cổng hình móng
ngựa hoặc hình bông sen; dạng mặt tiền gồm nhiều cột trụ to lớn, đầu đục hình loài vật;
nhiều đền, chùa được trang trí bằng cột, cổng, hàng rào chạm trổ rất đẹp. Phía trong có
một chaitya- tức phòng họp, với các hàng cột để ngăn cách gian giữa với các gian bên, lại
có những trai phòng nhỏ cho các tu sĩ, và ở phía trong cùng, đối diện với cửa là một bàn
thờ treo các thánh tích… Ngôi đền tiêu biểu cho kiểu hình thời kỳ đầu này là đền Karle.


×