Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

VẬN DỤNG SỬ CA VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.96 KB, 21 trang )

Vn dng S ca vo dy - hc lch s lp 9,phn ls Vit Nam

Phan Vn Thng

PHềNG GIO DC O TO EA SP
TRNG THCS Lấ QUí ễN

P hòng GD & ĐT ..................
Tr
ờ n g T H C S . . .. . . .. . . .. . .. . .. . . .

K
ếH
o

c
hg
i

n
gd

y
Họ và tên giáo viên :....................................................
Tổ

c h u y ên

G iản g

d ạy



m ôn

m ôn

:

: .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .... .. .... .

Â

N
a

m
h
o
ù
c

m

n

2
0
0
8

h




c

-2
0
0
9

VN DNG S CA
VO DY HC LCH S VIT NAM
Giỏo viờn: Phan Vn Thng

1


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Ea súp,10 - 2010

MỤC LỤC
I/ Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu

II/ Nội dung
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2. Những thuân lợi và khó khăn...
3. Điều kiện để vận dụng ‘Sử ca’ vào dạy học lịch sử
4. Quá trình vận dụng qua các bài học
III/ Kết luận
Phụ lục
Mục lục

2

Trang: 1
1
1
2
2
3
3
3
4
4
5
10
11
19


Vn dng S ca vo dy - hc lch s lp 9,phn ls Vit Nam

Phòng GD & ĐT ..................

Tr
ờ n g T H C S . . ... ... .. ... ... ... ..

K
ếH
o
ạchgiảngd
ạy
Họ và tên giáo viên :....................................................
T ổ ch u yên m ôn :...... .. .. .. .. .............. ..................
G iảng dạ y m ôn :

Â

Na

mh
oùc

m

n h

200
8-

3

ạ c


200
9

Phan Vn Thng


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, toàn ngành
giáo dục cũng đang nỗ lực đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo con người. Để làm được việc này, ngành giáo dục đã có nhiều
biện pháp khác nhau trong đó có những chương trình nhằm chấn chỉnh
lại tình trạng dạy và học, như chống bệnh thành tích trong học tập và tiêu
cực trong thi cử, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và giáo
viên đứng nhầm lớp…Nhờ những biện pháp tích cực đó, chất lượng dạy
và học đã có nhiều thay đổi. Nhưng một thực tế trong những năm gần
đây, dư luận rất xôn xao và bức xúc trước kết quả điểm thi môn Lịch sử
vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng thấp.
Không những ở bậc trung học phổ thông mà ở bậc trung học cơ sở,
điểm tổng kết môn Lịch sử của học sinh cũng không có gì khả quan hơn.
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Lê Quý Đôn
trong những năm qua, tôi cũng rất băn khoăn trước tình trạng này.
Có thể nói rằng, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi
chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, như xây
dựng chương trình sách giáo khoa, ban hành chuẩn kiến thức kĩ năng, tập
huấn…trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học có một vai trò hết sức

quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học sẻ góp phần to lớn vào việc
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với bộ môn
lịch sử là môn học lâu nay vẫn được xem là môn học thuộc, là môn phụ
thì vấn đề đổi mới phương pháp càng có ý nghĩa sâu sắc, góp phần lôi
cuốn học sinh. Riêng bản thân tôi, là một giáo viên giảng dạy về môn lịch
sử nhiều năm, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong giảng
dạy và thấy có kết quả khả quan. Một trong những phương pháp đó là
vận dụng “sử ca” vào giảng dạy lịch sử. Việc sử dụng phương pháp này
sẻ tạo cho không khí lớp học vui tươi hơn, bớt căng thẳng, tạo ra mối
quan hệ gần gũi hơn giữa thầy và trò, làm cho học sinh biết thêm được
một cách học môn Lịch sử mới với nhiều bổ ích. Với ý nghĩa đó, thông
qua bài viết này tôi muốn đi sâu tìm hiểu hơn nữa lịch sử dân tộc qua
những ca khúc để góp phần cùng đồng nghiệp thực hiện chủ trương đổi
mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu:

4


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Qua thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử nhiều năm, tôi nhận thấy
rằng để tạo ra hiệu quả học tập tích cực từ học sinh thì việc đổi mới
phương pháp dạy học có một ý nghĩa quan trọng. Khi dạy một môn học
nào đó nếu giáo viên cứ vận dụng một phương pháp lâu dài sẻ tạo cho
học sinh tư tưởng nhàm chán nhất là đối với môn Lịch sử thường được
xem là môn học nặng về sự ghi nhớ. Vì vậy để cho học sinh cảm thấy

thoải mái, hứng thú đối với môn học, giáo viên bộ môn này phải linh hoạt
vận dụng các phương pháp một cách phù hợp. Đối với bản thân là giáo
viên được phân công giảng dạy môn lịch sử lớp 9 nhiều năm qua, tôi
nhận thấy rằng chương trình môn học tương đối dài và gắn với nhiều sự
kiện, nhiều mốc thời gian tạo cho học sinh cảm giác nặng nề vì phải ghi
nhớ, học thuộc. Tuy nhiên, với sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo
viên, học sinh đã bước đầu hứng thú khi học bộ môn này. Việc vận dụng
“Sử ca” vào dạy học lịch sử 9, phần lịch sử Việt Nam cũng không ngoài
mục đích nào khác là nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, tạo cho các em niềm vui khi được học các bài học về lịch sử dân
tộc, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” , đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy
học.
3. Nội dung nghiên cứu:
Như trên đã trình bày, để học sinh yêu thích học tập môn sử, nhất là
học sinh yếu kém thì đòi hỏi ở người giáo viên phải có nghệ thuật, phải
vận dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm lôi cuốn học sinh. Việc vận
dụng “sử ca” vào giảng dạy lịch sử là một phương pháp mới mẻ nhưng
đã mang lại hiệu quả khả quan, mang lại “sức trẻ” và “sức khoẻ” cho việc
giảng dạy và học tập Lịch sử của giáo viên và học sinh. Trong phạm vi
bài viết này, người viết xin được đi sâu tìm hiểu nội dung của một số ca
khúc về lịch sử Việt Nam và vận dụng vào các bài học cụ thể.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học lịch sử nói chung và ở trường THCS nói riêng là giúp
học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch
sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo
dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc; bồi dưỡng năng
lực tư duy và có thái độ, hành động đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì
vậy việc vận dụng “sử ca” (các ca khúc về lịch sử Việt Nam) vào giảng
dạy lịch sử là một phương pháp mớí cần được nghiên cứu và vận dụng

sao cho hợp lí và mang lại hiệu quả cao.
5. Phạm vi nghiên cứu:
5


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Đề tài này được áp dụng trong môn học lịch sử lớp 9, phần
Lịch sử Việt Nam. Các bài hát được vận dụng là những bài hát về lịch sử
dân tộc, có thể là ca khúc viết về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,
và cả những địa danh lịch sử…
II/ NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là quá trình
chuyển từ phương pháp dạy học thầy nói – trò nghe, thầy đọc – trò chép
sang phương pháp dạy học mới, trong đó giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn quá trình học tập của học sinh, còn học sinh phải chủ động
tham gia vào quá trình học tập, tự tìm kiếm kiến thức để từ đó hình thành
năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, điều đó có nghĩa là để cho
học sinh làm việc bằng mọi giá. Đối với bộ môn lịch sử việc tiếp nhận,
xử lí thông tin từ sử liệu là khâu đầu tiên tất yếu của quá trình nhận thức
quá khứ, không được bỏ qua, không được coi nhẹ. Nhưng thực tế việc
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào dạy môn lịch sử ở trường
THCS còn gặp nhiều khó khăn bỡi mỗi bài, mỗi khối, mỗi lớp có những
lượng kiến thức khác nhau. Việc vận dụng “ sử ca ” vào giảng dạy là một
phương pháp mới cũng không tránh khỏi những hạn chế nhưng qua quá
trình vận dụng, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá.
Mỗi ca khúc “sử ca” như là những trang sử bằng âm thanh và tiếng hát

về lịch sử dân tộc. Qua mỗi ca khúc, người nghe, người hát như đang
sống lại với những sự kiện lịch sử
Ngay từ những năm đầu khi mới ra đời lãnh đạo nhân dân ta tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: Văn học, nghệ thuật cũng là một mặt trận.
Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lực cánh
sinh, trên mặt trận này đã thực sự diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết
liệt không kém gì so với cuộc đấu tranh vũ trang. Từ mọi miền quê
hương, giới văn nghệ sĩ đã cầm bút chiến đấu không mệt mõi để chống
lại các âm mưu của kẻ thù. Nhiều nhà văn, nhà thơ và cả nhạc sĩ đã trực
tiếp ra tận chiến trường để kịp thời phán ánh nhanh nhất cuộc chiến đấu
của quân và dân ta, và nhiều người đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Có thể nói rằng trong rất nhiều sự đóng góp của giới văn nghệ sĩ thì các
nhạc sĩ có một vai trò rất lớn. Những tác phẩm của nhạc sĩ đã kịp thời
động viên tinh thần cho quân và dân tiếp tục cuộc đấu tranh, đó là một
động lực vô hình nhưng tạo ra hiệu quả to lớn.
Bên cạnh những nhạc phẩm ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể đương thời, còn có những nhạc phẩm ra đời sau nhưng phản ánh quá
6


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

khứ của lịch sử dân tộc, có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng
biết ơn các anh hùng dân tộc, lòng tự hào về Tổ quốc thân yêu.
Có thể khẳng định rằng qua âm nhạc, các bài học lịch sử trỏ nên
gần gũi hơn, dễ tiếp thu hơn, dễ đi vào tâm thức con người hơn. Từ đó
học sinh học lịch sử dễ tiếp thu bài hơn, thích thú học lịch sử hơn.

2.Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng “sử ca” vào dạy học
lịch sử.
- Đối với học sinh trung học cơ sở, môn học lịch sử không phải mới
mẻ. Các em đã được học từ cấp I có hệ thống theo tiến trình lịch sử nên ít
nhiều đã có những tư duy lích sử nhất định. Do đó, các em dễ dàng nắm
bắt được về những sự kiện lích sử và bài học được rút ra.
- Qua thực tế giảng dạy lịch sử bằng “sử ca”, tôi nhận thấy rất nhiều
học sinh quan tâm và có hứng thú đối với môn học. Nhiều em xin lời bát
hát để về nhà tự học lấy.
- Qua thực tế cuộc sống trên các phương tiện thông tin đại chúng,
học sinh cũng đã có dịp nghe những bài hát về lịch sử nên khi vận dụng,
bài hát không trở nên xa lạ. Tuy nhiên việc vận dụng cách dạy học này
cũng gặp một số trở ngại nên có khi hiệu quả mang lại chưa được như
mong muốn. Đó là:
+ Từ trước đến nay các em chưa được tiếp xúc với những phương
pháp dạy học bằng bài hát nên còn bỡ ngỡ.
+ Trong điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường còn nhiều
khó khăn thiếu thốn, các em ít có cơ hội tiếp xúc, làm quen với các bài
“sử ca”.
+ Trong điều kiện hội nhập kinh tế và văn hoá, xuất hiện nhiều dòng
nhạc mới đã hấp dẫn giới trẻ hơn còn dòng nhạc cách mạng chưa được
các em chú ý nhiều.
+ Trong tư tưởng của một số học sinh phân biệt môn chính, môn
phụ, ít giành thời gian cho việc học môn lịch sử, học chỉ mang tính chất
chống đối, học thuộc lòng chứ chưa có ý thức tìm hiểu để có cái nhìn sâu
sắc, toàn diện về lịch sử.
3. Điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học bằng “sử ca”.
- Đối với giáo viên: Phải sưu tầm các bài hát về lịch sử đất nước,
hiểu nội dung bài hát phản ánh vấn đề gì, hiểu được hoàn cảnh ra đời và
làm sao để vận dụng bài hát đó vào những bài học thích hợp. Đồng thời

tìm cách phổ biến cho học sinh để học sinh làm quen với các bài hát về
lịch sử.

7


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

- Đối với học sinh: Thực hiện các yêu cầu của giáo viên khi được
phổ biến bài hát về lịch sử Việt Nam. Tích cực sưu tầm và tìm hiểu về
các bài hát cách mạng.
- Ngoài ra trong thời đại công nghệ thông tin, giáo viên cần được
trang bị máy tính có kết nối in – tơ – nét. Nhà trường có phòng máy
chiếu, có hệ thống âm thanh.
4.Quá trình vận dụng qua các bài học.
Lịch sử lớp 9, phần lịch sử Việt Nam là các bài học lịch sử từ
năm 1919 đến năm 2000. Đây là quãng thời gian diễn ra nhiều sự kiện
lịch sử quan trọng, nhiều biến cố lịch sử có ảnh hưởng đến sự phát triển
của lịch sử dân tộc. Từ năm 1919, dưới tác động của nhiều yếu tố, như
cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thành công, phong trào cách mạng thế
giới phát triển, Phong trào yêu nước ở Việt Nam có những chuyển biến
tích cực. Trong phần lịch sử giai đoạn 1919 – 1930, khi học Bài 16
“Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 –
1925”, giáo viên có thể cho học sinh nghe những bài hát về Bác Hồ. Ở
đây, tôi cho các em hát bài “Bác sống đời đời”của nhạc sĩ Phong Nhã, là
một bài hát rất gần gũi với mỗi học sinh. Tuy bài bài hát không kể về quá
trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài nhưng nó có ý nghĩa
giáo dục to lớn, đặc biệt là trong khi cả nước đang thực hiện cuộc vận

động “Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đến năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Ở Bài 18
“Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”,tôi cho học sinh hát bài “Ca ngợi
Đảng cộng sản Việt Nam ” của nhạc sĩ Đỗ Minh để góp phần khắc sâu ý
nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại này.
Trong bối cảnh lịch sử thế giới giai đoạn này luôn thay đổi, lịch
sử Việt Nam cũngcó những thay đổi nhanh chóng. Tháng 9 – 1940, phát
xít Nhật tấn công vào Việt Nam, thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng.
Nhật và Pháp cùng câu kết với nhau thống trị nước ta. Cách mạng Việt
Nam đứng trước nhiệm vụ mới. Ngày 19 tháng 5 năm 1941, Mặt trận
Việt Minh chính thức thành lập bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên
là Hội cứu quốc nhằm “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước,
không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và
xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh
tồn”. Phản ánh sự kiện này đã có hàng loạt ca khúc mang tính hô xướng,
kêu gọi ra đời. Vì vậy khi dạy Bài 22 “Cao trào cách mạng tiến tới Tổng
khởi nghĩa tháng Tám 1945”, tôi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu bài hát
“Tiếng gọi Thanh niên” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Đây là bài hát kêu
8


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

gọi lực lượng thanh niên, sinh viên đứng lên đấu tranh. Đây là bài hát có
ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước chống xâm lược. Giai đoạn lịch sử
này cũng là giai đoạn Đảng cộng sản Đông Dương dương cao ngọn cờ
đấu tranh chống đế quốc – phát xít, giải phóng dân tộc. Bài hát “Diệt

phát xít” (Nguyễn Đình Thi) được lồng vào bài học để học sinh thấy
được những tội ác mà phát xít Nhật gây ra cho nhân dân ta: “Loài phát
xít cướp thóc lúa, cướp đời sống dân mình. Nào nhà tù, nào trại giam
biết bao nhiêu nhục hình. Đồng bào tuốt gươm vùng lên”. Bên cạnh đó
giáo viên có thể giới thiệu về ca khúc “Đoàn vệ quốc quân ”(Phan
Huỳnh Điểu) nhân dịp Việt Nam giải phóng quân ra đời và bài hát Tiến
quân ca của nhạc sĩ Văn Cao để góp phần giáo dục tinh thần yêu nước
cho học sinh, đặc biệt giáo dục cho các em ý thức trang nghiêm trong lễ
chào cờ và hát Quốc ca.
Trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bước
vào giai đoạn kết thúc, Đảng ta đã phát động toàn dân khởi nghĩa giành
chính quyền và cách mạng tháng Tám thành công. Khi dạy phần II bài 23
“Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945…”, tôi đã cho các em nghe bài
“Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oánh.
Giành lại chính quyền chưa được bao lâu, cả nước ta lại phải bước
vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Các nhạc sĩ cũng
đã kịp thời ghi lại những các sự kiện lịch sử theo cách riêng của mình.
Khi học Bài 25 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp 1946 - 1950”, giáo viên vận dụng những ca khúc như “Người Hà
Nội” của Nguyễn Đình Thi để nói về cuộc chiến đấu ở các đô thị.
Lịch sử đấu tranh của dân tộc ta diễn tiến đến đâu đều được các nhạc
sĩ ký sự bằng ngôn ngữ âm nhạc tới đó. Năm 1947, khi thực dân Pháp
quyết định đưa quân tiến lên Việt Bắc, Trung ương Đảng đã quyết định
mở chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947. Nhiều ca khúc cách mạng đã
kịp thời phản ánh sự kiện này. Khi học phần IV của bài 25, học sinh có
thể biết đến chiến dịch này qua “Chiến sĩ sông Lô” của Nguyễn Đình
Phúc. Năm 1950, trước những âm mưu mới của thực dân Pháp, ta đã
quyết định mở chiến dịch Biên giới. Đây là chiến dịch mà Bác Hồ theo
sát bộ đội, chỉ đạo từng trận đánh. Để cho các em thấy được không khí
của cuộc chiến tranh đầy gian khổ nhưng cũng hết sức lạc quan chiến

thắng của quân và dân ta, tôi đã cùng học sinh vang lên bài ca “Bác đang
cùng cháu hành quân” (Huy Thục).
Từ chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 đến cuộc tiến công chiến
lược Đông Xuân (1953 - 1954) mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ, đó là một bước tiến của lịch sử nhưng đồng thời cũng là bước
tiến của những ca khúc cách mạng Việt Nam. Bức tranh lịch sử dân tộc
9


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

càng ngày được phản ánh phong phú và sinh động hơn quab những trang
sử bằng âm thanh. Trong bài học 27“Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 -1954)” các em sẻ được cùng bộ
đội ta chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ qua “Hò kéo pháo” của
nhạc sĩ Hồng Vân. Khi phân tích kết quả, ý nghĩa của chiến thắng chấn
động địa cầu này giáo viên cho học sinh nghe ca khúc “Chiến thắng
Điện Biên” (Đỗ Nhuận). Bài hát được viết theo dạng ký sự nhưng có tính
khái quát cao. Tác giả đã tạo nên một không khí tưng bừng của ngày
chiến thắng mà khó có một loại hình nghệ thuật nào có sức gợi cảm, gợi
tả và gợi liên tưởng như ca khúc này.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt sự thống trị của thực dân
Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng đất nước ta
lại phải đương đầu với một kẻ thù mới mạnh hơn nhiều, đó là đế quốc
Mĩ. Mĩ đã can thiệp và trực tiếp đưa quân vào miền Nam Việt Nam, âm
mưu biến Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và tiền đồn để ngăn
chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Năm 1964, Mĩ
dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cả

nước ta trực tiếp chiến đấu chống Mĩ. Trong bối cảnh đó, các nhạc sĩ đã
kịp thời phản ánh kịp thời cuộc chiến tranh ác liệt dưới lăng kính của
nghệ thuật cách mạng, để động viên kịp thời mọi tầng lớp nhân dân nâng
cao tinh thần chuẩn bị đáp trả hành động xâm lược của kẻ thù với hàng
loạt các ca khúc. Vì lí do đó, việc lựa chọn các bài hát để vận dụng vào
bài học để làm sao vừa có tính minh hoạ cao nhưng không làm mất nhiều
thời gian là vấn đề không hề đơn giản. Các ca khúc “Không cho chúng
nó thoát” sẻ được vận dụng vào bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu
chống Mĩ cứu nước 1965 – 1973” để thể hiện ý chí đấu tranh của quân và
dân ta trong khi quân Mĩ tìm cách đỗ bộ vào miền Nam.
Năm 1968, Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
trên toàn miền Nam, các em có thể biết đến không khí đất nước trong ca
khúc “Bão nổi lên rồi” (Trọng Bằng). Sau thất bại trong chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”, Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh”, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Tháng
12 – 1972, Mĩ tiến hành cuộc tập kích bằng máy bay B52 xuống Hà Nội,
Hải Phòng. Quân và dân thủ đô và toàn miền Bắc đã ngoan cường chiến
đấu đánh bại ý đồ của đế quốc Mĩ. Để minh hoạ cho chiến thắng này,
giáo viên cùng các em hoà vào không khí chiến thắng trong ca khúc “Hà
Nội Điện Biên Phủ”, một nhạc phẩm của Phạm Tuyên.
Sau thất bại trong cuộc tập kích bằng B52 xuống Hà Nội, Hải
Phòng, Mĩ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và kí vào
Hiệp định Pari (1/1973), rút hết quân về nước. So sánh tương quan lực
10


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng


lượng có lợi cho ta, Đảng đã quyết định mở cuộc Tổng tiến công giải
phóng miền Nam vào 1975 và giành chiến thắng dòn giã. Cùng hoà trong
niềm vui chiến thắng này, nhiều ca khúc cách mạng đã ra đời kịp thời ghi
lại những trang sử chói lọi của dân tộc bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Học sinh sẻ dễ nhận thấy được niềm vui vô bờ bến của nhân dân ta vào
thời khắc lịch sử này trong nhạc phẩm “ Như có Bác Hồ trong ngày vui
đại thắng”(Phạm Tuyên) hay “Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà…
Lịch sử đất nước tiếp tục phát triển và những trang sử bằng âm
thanh còn tiếp tục dài thêm để tô thắm thêm những trang sử vàng của dân
tộc. Nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi xin được phân tích và viện dẫn
một số ca khúc cách mạng được vận dụng vào trong giảng dạy lịch sử 9,
phần lịch sử Việt Nam như trên để đồng nghiệp có thể tham khảo.
Về hình thức vận dụng các bài hát nói trên tuỳ thuộc vào điều kiện
cụ thể của từng lớp. Cách vận dụng cũng phải linh hoạt tuỳ thuộc vào
nhiều yếu tố như thời gian, nội dung bài học. Giáo viên có thể vận dụng
vào thời gian gần cuối tiết học hay ngay lúc cần minh họa cho nội dung
đang học. Giáo viên có thể hát minh hoạ hoặc cho học sinh hát cá nhân
hay tập thể. Có thể vận dụng cả ca khúc hoặc một phần của ca khúc. Nếu
là bài giảng trình chiếu, khi vận dụng cho học sinh nghe, giáo viên có thể
vừa liên kết nhạc với lời để học sinh thuận lợi theo dõi.
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử,
tôi biết rằng đã có nhiều giáo viên đưa ra nhiều phương pháp khác nhau
để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Đối với
môn Lịch sử, có những đặc thù riêng. Tuy lịch sử là những gì đã trãi qua,
không thể diễn ra lại nhưng qua việc vận dụng “sử ca” vào giảng dạy thì
chúng ta thấy bức tranh lịch sử như đang diễn ra. Ngoài những ca khúc
mang tính chất tái hiện lịch sử, chúng ta còn thấy rằng các ca khúc cách
mạng nói riêng và âm nhạc nói chung có một sức mạnh lay động lòng
người mà không một vũ khí nào có thể sánh được. Qua các ca khúc cách
mạng, nó có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, giáo dục

truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”…Có
thể một người nào đó khi nghe kể một câu chuyện lịch sử, họ không hề
rung cảm nhưng khi nghe một bài hát về sự kiện đó, họ lại rung động…
Đó cũng là lí do vì sao tôi đã vận dụng sử ca vào giảng dạy lịch sử.
Xã hội ngày càng phát triển, lịch sử quá khứ của dân tộc ngày càng
lùi xa, kiến thức của con người ngày càng đồ sộ vì vậy việc dạy học môn
lịch sử càng trở nên gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay
đang có quan niệm môn Lịch sử chỉ là môn phụ nên học sinh ngày càng
sao nhãng việc học bộ môn này. Vậy làm sao để kiến thức lịch sử đến
được với học sinh nói riêng và nhân dân nói chung là cả vấn đề nan giải.
11


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Tuy nhiên, xã hội hiện đại cũng giúp cho cách tiếp cận lịch sử bằng nhiều
cách khác nhau, như qua sách, báo, tivi, mạng in – tơ – nét …Như thế,
người dạy lịch sử cũng nên hướng học sinh cách tiếp cận lịch sử theo một
hướng mới để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử và nâng
cao chất lượng học tập cuả học sinh.
III/ KẾT LUẬN
Bác Hồ từng nói: “ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đó là lời răn dạy của Bác đối với các thế hệ người Việt Nam phải
biết lịch sử dân tộc để hiểu cội nguồn của đất nước, biết được những
trang sử hào hùng của ông cha ta…để từ đó có những việc làm cụ thể
giúp đất nước sánh vai cùng với các cường quốc năm châu. Nhưng thật
đáng buồn khi bước vào thế kỉ XXI, đất nước đang đạt được những thành

tựu đáng tự hào về kinh tế và nhiều lĩnh vực khác thì dường như sự hiểu
biết của người Việt về lịch sử dân tộc lại càng ít đi, nhất là trong thế hệ
trẻ hôm nay. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng vì trong cơ
chế kinh tế thị trường nếu không có sự hiểu biết về lịch sử đất nước, con
người sẻ dễ bị đánh mất bản lĩnh dân tộc.
Trong phạm vi bài tìm hiểu này, người viết chỉ xin đề cập đến một
phương pháp mới để dạy học Lịch sử, đó là vận dụng “sử ca” hay các các
ca khúc về lịch sử (ca khúc cách mạng, ca khúc truyền thống) vào giảng
dạy lịch sử lớp 9, phần lịch sử Việt Nam. Với việc làm này trong bước
đầu, tôi cũng gặp không ít khó khăn vì bản thân không phải là người hát
hay và hay hát nhưng thấy đây là một cách dạy học thú vị nên tôi đã cố
gắng. Bản thân tôi qua sưu tầm bài hát cũng có cơ hội biết thêm những
trang sử dân tộc bằng âm thanh.
Từ những phân tích như trên và qua thực tiễn dạy học trong những
năm qua, tôi nhận thấy để góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
và nâng cao chất lượng bộ môn thì giáo viên phải không ngừng học tập,
nghiên cứu và thực hành nhiều cách dạy học khác nhau. Trong xã hội
hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đã và
đang được thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Các em học sinh
không đơn thuần học ở sách giáo khoa hay những nội dung mà các em
ghi trên lớp mà các em còn học qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều này vừa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh vừa tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học.
Nhận thấy được hiệu quả trong việc dạy học lịch sử lớp 9 bằng sử
ca, hiện nay tôi cũng đã nhân rộng ra dạy học phương pháp này ở các
khối 7,8 và tin rằng kết quả mang lại sẻ rất khả quan. Nhưng để thực hiện
12


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam


Phan Văn Thắng

được ý tưởng này thì ngoài nổ lực của bản thân, các cơ quan, đoàn thể
cũng không đứng ngoài cuộc. Nhà trường nên chú trọng việc giáo dục
truyền thống cho học sinh thông qua các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử để khơi dậy lòng ham mê học môn
lịch sử để từ đó mỗi tiết học lịch sử là một sự chờ đợi của học sinh. Liên
đội cần tổ chức tập cho học sinh hát các bài hát truyền thống…
Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi trong việc
tìm ra thêm một giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn
Lịch sử ở trường THCS Lê Quý Đôn nên chắc chắn còn có nhiều thiếu
sót vì vậy tôi rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp.

PHỤ LỤC
(Lời bài hát được vận dụng)
1/Bài hát: BÁC SỐNG ĐỜI ĐỜI (Phong Nhã)
Bác còn sống mãi với quê hương đất nước. Bác còn sống mãi với đàn cháu yêu
thương.
Bác Hồ ơi. Bóng Bác in trên Ba Đình rực sáng. Bóng Bác in trong trái tim nhi đồng.
13


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Màu khăn quàng cháu luôn đỏ thắm. Hình huy hiệu Bác trên ngực cháu. Bác kính yêu
ơi, quê VIệt Nam Bác sống đời đời. Chim ngàn gió núi đến ban mai với Bác. Bao đàn
cháu bé đến dâng Bác hoa tươi. Bác HỒ ơi. Bác có nghe chăng những lời của cháu.

Thánh thót vang lên ấm êm mái trường. Hàng cây trồng đã vươn thẳng tắp. Trời thu
về vẫn xanh cành lá. Trên đất quê ta vang lời ca tiếng hát kết đoàn
Chim ngàn gió núi đến ban mai với Bác. Bao đàn cháu bé đến dâng Bác hoa tươi. Bác
HỒ ơi. Bác có nghe chăng những lời của cháu. Thánh thót vang lên ấm êm mái
trường. Hàng cây trồng đã vươn thẳng tắp. Trời thu về vẫn xanh cành lá. Trên đất quê
ta vang lời ca tiếng hát kết đoàn
Tên của Bác khắc giữa thành đồng Tổ quốc. Tên của Bác khắc với thế giới bao la.

2. Bài hát: Ca Ngợi Đảng Cộng Sản Việt Nam (St: Đỗ Minh)
Vừng trời đông, ánh hồng tươi sáng bừng lên, đàn bồ câu trắng bay về trong nắng
mới, ngàn triệu dân siết tay nhau đứng quanh Đảng Cộng sản Việt Nam, khối kết
đoàn công - nông bền vững.
Đời cần lao ấm tình yêu chói niềm tin, vì ngày mai, ấm no tự do hạnh phúc, nào cầm
tay sát vai nhau súng búa liềm lên đường tranh đấu, tới hòa bình, nhà máy búa rền,
lúa vàng ngập đồng. Đảng Cộng sản Việt Nam vì nhân dân tiền phong đấu tranh.

3. Bài hát: Tiếng gọi thanh niên (Lưu Hữu Phước)
Này anh em ơi tiến lên
đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau
ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt
gươm, cùng nhau ta
đứng lên
Thù kia chưa trả xong
thì ta luôn cố bền
Lầm than bao năm ta
đau khổ biết mấy
Vàng đá gấm vóc loài
muông thú cướp lấy

Loài nó, chúng lấy máu
đào chúng ta
Làm ta gian nan cửa
nhà tan rã
Bầu máu nhắc tới nó
càng thêm nóng sôi
Ta quyết thề phá tan
quân dã man rồi
Vung gươm lên ta
quyết đi tới cùng

Vung gươm lên ta thề
đem hết lòng
Tiến lên đồng tiến sá
chi đời sống
Chớ quên rằng ta là
giống Lạc Hồng
Này sinh viên ơi đứng
lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi đi
đi mở đường khai lối
Kìa non sông nước
xưa, truyền muôn năm
chớ quên
Nào anh em Bắc Nam
cùng nhau ta kết đoàn
Hồn thanh xuân như
gương trong sáng
Đừng tiếc máu nóng tài
xin ráng

Thời khó thế khó khó
làm yếu ta
Dù muôn chông gai
vững lòng chi sá

14

Đường mới kíp phóng
mắt nhìn xa bốn
phương
Tung cánh hồn thiếu
niên ai đó can trường
Sinh viên ơi mau tiến
lên dưới cờ
Anh em ơi quật cường
nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió
tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta
ngàn mớ lửa hồng
Này thanh niên ơi, tiến
lên đến ngày giải
phóng
Đồng lòng cùng đi đi
đi sá gì thân sống
Nhìn non sông nát tan
thù nung tâm chí cao
Nhìn muôn dân khóc
than, hờn sôi trong máu
đào



Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Liều thân xông pha ta
tranh đấu
Cờ nghĩa phấp phới
vàng pha máu
Cùng tiến quét hết
những loài dã man
Hầu đem quê hương

thoát vòng u ám
Thề quyết lấy máu
nóng mà rửa oán chung
Muôn thuở vì núi sông
nêu tiếng anh hùng

Phan Văn Thắng

Sinh viên ơi quật
cường nay đến giờ
Tiến lên cùng tiến gió
tung nguồn sống
Cháy trong lòng ta
ngàn mớ lửa hồng

Anh em ơi mau tiến lên
dưới cờ


4. Bài hát: Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi)
Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than
Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang
Loài phát xít cướp thóc lúa cướp đời sống dân mình
Nào nhà tù, nào trại giam biết bao nhiêu nhục hình
Đồng bào tuốt gươm vùng lên
Đã đến ngày trả mối thù chung
Diệt Phát Xít giết bầy chó đê hèn của chúng
Tiến lên nền dân chủ cộng hòa
Dành lại áo cơm tự do
Dưới ánh cờ đỏ ánh vàng sao
Mau mau mau vai kề vai không phân già trẻ trai hay gái
Phát súng gươm, ta đi lên, ta tiến lên ta diệt quân thù
Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam
Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm
Việt Nam, Việt Nam muôn

5. Bài hát : Đoàn vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu)
Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về

Dưới cờ oai nghiêm
Ðoàn quân Việt Nam có hay
Ngày xưa biết bao vị hùng anh
Quyết vì non sông ra tay bao lần
Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao
Giành quyền tự do hạnh phúc cho dân

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui

Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng
Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng

Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Dù có gian nguy nhưng lòng không nề
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui

Cùng ...
Ra đi ra đi theo hồn sông núi
Thù bao năm xưa có bao giờ nguôi
Đoàn Vệ Quốc Quân

6. Bài hát: Tiến quân ca (Văn Cao)
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
15


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,

Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.

7. Mười chín tháng Tám (Xuân Oánh)
. Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp
sức một ngày Thề đem xương máu
quyết lòng chiến đấu cho tương lai
Mười chín tháng tám khi quốc dân
căm hờn kêu thét Tiến lên cùng hô
mau diệt tan hết quân thù chung Mười
chín tháng Tám ánh sáng tự do đưa tới
Cờ bay nơi nơi muôn ánh sao vàng
Máu pha tươi đều trên lá cờ bay khắp
chốn giang sơn Người Việt Nam ta giữ
vững trong tim lời thề Mười chín tháng
Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa hạnh
phúc sáng tô non sông Việt Nam Toàn

dân Việt Nam đứng đều lên góp sức
một ngày Thề đem xương máu quyết
lòng chiến đấu cho tương lai. Mười
chín tháng tám khi quốc dân căm hờn
kêu thét Tiến lên cùng hô mau diệt tan
hết quân thù chung Mười chín tháng
Tám ánh sáng tự do đưa tới Cờ bay nơi
nơi muôn ánh sao vàng Máu pha tươi
đều trên lá cờ bay khắp chốn giang sơn
Người Việt Nam ta giữ vững trong tim
lời thề Mười chín tháng Tám chớ quên
là ngày khởi nghĩa hạnh phúc sáng tô

non sông Việt Nam

8. Bài hát: Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi)
Đây Hồ Gươm Hồng Hà Hồ Tây Đây lắng hồn núi sông ngàn năm Đây Thăng Long,
đây Đông Đô, đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời Hà Nội
ầm ầm rung Hà Nội vùng đứng lên Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên Hà Nội đẹp
sao! Ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng Hồng
Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn Ngàn nguồn sống tràn đầy dâng Hà Nội vui sao những
cửa đầu ô Tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa Lìa Ô Cầu Rền làn áo xanh nâu Hà Nội
tươi thắm sống vui phố hè Bồi hồi chàng trai những đôi mắt nào Quanh co chen
quanh rộn ràng Đồng Xuân Xanh tươi bát ngát Tây Hồ Hàng Đào ríu rít Hàng Đường,
Hàng Bạc, Hàng Gai Ôi thiết tha lòng ta biết bao nhiêu Mỗi tấc đất Hà Nội đượm
thắm máu hồng tươi Một ngày Thu non sông Chiến khu về, đường vang tiếng hát
cuốn lòng người " Đoàn quân Việt Nam đi " Hà Nội say mê chen đón Cha về Kín bầu
trời phơi phới Vàng Sao Ngày ấy chói vinh quang, vang ngàn phương lời thề Nước
Việt Nam yêu dấu ngả soi bóng sông Hồng Hà Hà Nội cháy khói lửa ngợp trời, Hà
Nội ầm ầm rung sông Hồng reo Thét lên xung phong căm hờn sôi gầm súng Bùng
cháy, khắp phố ta ơi! Vùng lên! Chiến sĩ ta ơi Trời Hà Nội đỏ máu Bụi hè đường
cuốn bốc tung bay, xác quân thù rơi dưới gót giày Ầm ầm, cười, tiếng súng vui thay
vang ngày mai sáng láng Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói loà lòng ta
Mai này lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn.

9. Bài hát: Chiến sĩ sông Lô (Nguyễn Đình Phúc)
16


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng


Sông lô sông ngàn Việt Bắc bãy dài ngủ lâu núi rừng âm u Ru ru bến sông ngàn từ
nhà mờ biếc chìm một màu khói phủ Sông Lô, sông ngàn năm kháng chiến y lau thưa
bờ đau thương đã tàn thôn trang Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu nước sông Lô
xưa Trên dòng sông trở về đoàn người reo mừng vui trên sóng nước biếc trôi đầy
sông bao đám xác thù Dân hân hoan nghe sóng réo vi vu xa xa, đường ngập người
vang gió lá vi vu hiền hoà Sông mênh mông như bát ngát hát: Thây giặc trôi trở về
ngập bờ, sông ầm vang sónbg trái phá, bao rừng thu như bát ngát tình người Dân
hoan hô, chiến sĩ pháo binh Việt Nam ghi công, tiếng pháo quân thù ngập chìm sông
Lô, đây dòng Lô, đây dòng Lô đoàn quân thời chinh chiến ca rằng: đây quân ta đây
quân thù, đây sông Lô, đây sóng căm hờn vút cao Sông lấp lánh vàng sao ngàn chiến
sĩ sông Lô, chiến sĩ sông Lô thân rừng ở sương ca rằng Vì thực dân, dòng sông cách
mạng, chiến sĩ sông Lô oai hùng đấu tranh gặp nhiều vạn sóng sóng, thây giặc ngập
tan trong căm gan toàn dân Từ trong đêm gió rét Trường Sơn, vui bóng người quanh
lửa hồng Người ngồi chờ tan sấm, đêm chìm đợi ánh dương Vui hát ca hoà bình hoà
khí ca quyết chiến thắng sông Lô xây đắp nhà Bao dân trong khu người mơ thành
người sông Lô Đời vui suớng lên, đời vui sướng về Vui ca hát hoà ca chiến khí chiến
đấu của trai Việt Bắc Sông Lô đang xuôi mau tiến về đồng lúa reo vui mừng Sương
trong bao hương đồng mừng một mùa chiến công Vui hát ca hoà theo vài ca dân vui
như nắng như chim xuân thấy mùa Và đời hoa lưu luyến rừng đây là bước non Vui
hát ca hoà vui hoà theo những lưới mắc, ta vui hat ca đầy Ta dân chài xuôi ngược
sông Lô, từng quăng lưới xa từng vây lưới giặc Vui hát ca hoà ca hoà với ánh sáng ta
đang xây đời mới Sống vui dân thiên thu đã hoà mạch máu bao người, sớm tối vây về
hoà mạch cùng với xuôi Dòng sông Lô trôi, trôi dòng sông Lô trôi, mùa xuân tới
nước băng qua ngàn, nước in ven bờ xanh ươm bóng tre, dòng sông Lô trôi.

10. Bài hát :Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục)
Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận.
Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác.
Nở ngàn hoa chiến công ta dâng lên người,
Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời.

Cờ sao quyết thắng lấp lánh soi sáng đường cháu đi.
Đi, ta đi giải phóng miền Nam,
Khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi.
Lời Bác thúc giục chúng ta,
Chiến đấu cho quê nhà Nam Bắc hòa lời ca.
Năm xưa Bác cùng đoàn con đi chiến dịch.
Núi rừng vẫn nhớ, suối vẫn in bóng hình của Bác.
Cả đoàn quân tiến theo Người như thác đổ.
Điện Biên năm nào vọng lời Bác giữa chiến hào.
Toàn quân hôm nay vẫn phất cao cờ đỏ Bác trao.
Đi ta đi giải phóng miền Nam,
Khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi
Lời Bác thúc giục chúng ta.
Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.

17


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời.
Giương lê xốc tới quyết tiến lên ta giành chiến thắng.
Đường hành quân dốc núi cao bao vực thẳm.
Gian nan nào bằng lòng hờn căm cao ngút trời.
Miền Nam ta ơi, hãy phất cao cờ đỏ thắm tươi.
Ta xông lên giải phóng thành đô, phá hết bót đồn quét sạch hết quân xâm lược.
Vì độc lập tự do quyết giành ấm no giành lấy những mùa xuân.
Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân.


11. Bài hát: Hò kéo pháo (Hồng Vân)
Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc
núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu
bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta
nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Gà rừng gáy
trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào Kéo pháo ta sang qua đèo trước khi trời hửng
sáng Hai ba nào! Sắp tới nơi còn một đợt nữa thôi Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ
hôi Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Mai đây nghe pháo gầm vang dậy cùng bộ
binh đánh tan đồn thù Lòng quyết tâm sắt gang nào bằng hò dô Hò dô ta nào! Kéo
pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng
lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo
pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt
qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy
chung quanh ta rồi Bám chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo Hai ba nào!
Kéo pháo lên trận địa của chúng ta Tin chắc thắng ta tin tưởng ở ta Tới đích rồi Đồng
chí pháo binh ơi! Vinh quang thay sức người lao động Hò dô ta pháo ta vượt đèo thề
quyết tâm bắn tan đồn thù hò dô

12. Bài hát :Chiến thắng Điện Biên (Đỗ Nhuận)
Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui
Bản mường xưa nương lúa mới trồng kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xoè hoa
Dọc đường chiến thắng ta tiến về, đoàn dân công tiền tuyến, vẫy chào pháo binh vượt
qua.
Súng đại bác quấn lá nguỵ trang, từng đàn bươm bưóm trắng giỡn lá nguỵ trang.
Xiết bao sưóng vui từ ngày lên Tây Bắc, đồng bào nao nức mong đón ta trở vê.
Giờ chiến thắng ta đã về, vui mừng đón chúng ta tiến vê.
Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời, cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng
bừng trên trời

Giải phóng miền Tây, bộ đội ta đã mau trưởng thành, thắng trận Điện Biên Phủ
càng tin quyết tâm ở trên.
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu vượt rừng qua suối đắp đưòng thắng lợi về đây.
Phương châm đánh chắc ta tiến lên, lực luợng như bão táp, quân thù mấy cũng phải
18


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

tan.
Vang lừng tiếng súng khi mừng công, thoả lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong
Xiết bao sưóng vui nhìn đồng quê phơi phới, nông dân hăng hái khi chúng ta trở về
Ruộng đất chúng ta đã về, vui mừng đón chúng ta tiến vê.
Chiến sĩ ĐIện Biên, Thế giới đang đón mừng chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây
dựng hoà binh

13. Bài hát: Không cho chúng nó thoát (Hoàng Vân)
Nghe tiếng súng oai hùng, trừng phạt quân cướp nước đang điên cuồng. Vui đón
chiến công đầu từ biển khơi cho đến nơi biên phòng. Tổ quốc thân yêu chào mừng.
Lời Bác luôn luôn dặn dò. Nắm chắc tay không buôn rời tay súng. Ta đan lưới lửa
trên trời, ta dăng lưới thép ngoài khơi. Chắc tay súng. Bộ đội và dân quân sẳn sàng.
Không cho chúng nó thoát! Không cho chúng nó thoát! Súng vươn nòng sấm sét đang
chờ chúng nó tới. Không cho chúng nó thoát! Không cho chúng nó thoát! Chúng bay
vào sẻ không có đường ra.
Anh chiến sĩ biên phòng giờ đây đã thức bao đêm rồi. Trên đất nước tươi đẹp mười
năm qua chan chứa bao nhiêu tình. Biển lúa mênh mông dạt dào, nhà máy khói bay
lên trời. Sức chúng ta làm ra, bay đừng hòng lên cướp bóc. Ta đan lưới lửa trên trời,
ta dăng lưới thép ngoài khơi. Chắc tay súng, bộ đội và dân quân sẳn sàng. Không cho

chúng nó thoát! Không cho chúng nó thoát! Súng vươn nòng sấm sét đang chờ chúng
nó tới. Không cho chúng nó thoát! Không cho chúng nó thoát! Chúng bay vào sẻ
không có đường ra.

14. Bão nổi lên rồi (Trọng Bằng)
Bão nổi lên rồi từ miền Nam quê hương thân yêu
Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên lan tới bưng điền
Triệu người bừng bừng cùng Đà Nẵng với Huế chiến thắng
Khí thế sôi sục tràn về Sài Gòn
Giờ tiến công sục sôi tim muôn người
Cờ mặt trận giải phóng phấp phới bay tung trời
Người người đi chiến đấu vai sát vai bên nhau
Cùng vung lên, ơi các đô thị thành phố ta ơi
Hỡi các xóm làng rừng núi xa xôi
Tiếng thét vang dội khắp trời, bão nổi lên rồi
Quyết dành chính quyền toàn miền Nam nhân dân xông lên
Từ bao lâu ta nuôi trong tim ý chí căm hờn và lòng quật cường
Thù giặc Mỹ với lũ bán nước ta quyết xuống đường
Hòa cùng dòng người
Cùng tiến lên thời cơ đã đến rồi
Chào mùa xuân chiến thắng khắp nước đang tưng bừng
Cà miền Nam miền Bắc tay súng đang sẵn sàng
Cùng vùng lên ta quyết tiêu diệt giặc Mỹ xâm lăng
Ta phá tan tành bè lũ tay sai
Mau tiến tới ngày thắng lợi, bão nổi lên rồi.

19


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam


Phan Văn Thắng

15. Bài hát: Hà Nội Điện Biên Phủ (Phạm Tuyên)
Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời.
Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời.
Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu.
Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù.
Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng.
Hà Nội ơi! Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội.
Hà Nội của chúng ta!
Trong trận Điện Biên mới oai hùng
Sáng rực hào quang chiến thắng.
Hà Nội ơi, dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương.
Ta bước trên đầu thù
Tự hào thay dáng đứng Việt Nam !
Một Điện Biên sáng chói, Hà Nội ơi !
Nhân dân ta tay súng giữ lấy cuộc đời.
Dù mấy gian lao vẫn tươi nụ cười.
Niềm tin ta sắt đá bom Mỹ đâu lay được ý chí.
Giữ vững thành đồng Miền Nam rền vang tiếng súng giệt thù.
Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời Bắc Nam.
Hà Nội đây ! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta ?
Đâu chỉ vì non nước riêng này
Phất ngọn cờ sao chính nghĩa.
Hà Nội ơi, trong bom đạn vẫn ngời ánh sáng tương lai.
Ghi chiến công tuyệt vời
Một Điện Biên sáng chói, Hà Nội ơi !

16. Bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng.
Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông,
Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công.
Việt Nam Hồ Chí Minh.
Việt Nam Hồ Chí Minh.
Việt Nam Hồ Chí Minh.
Việt Nam Hồ Chí Minh.

17. Bài hát: Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà)
Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!
Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây.
Sài Gòn ơi!
20


Vận dụng “Sử ca” vào dạy - học lịch sử lớp 9,phần ls Việt Nam

Phan Văn Thắng

Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng.
Ta nghe vang như tiếng Bác Hồ dậy từ non sông!
Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân.
Thành Đồng ơi!
Sắt son đã vang khải hoàn.
Ôi! hạnh phúc vô biên!
Hát nữa đi em, những lời yêu thương.
Hò ơ...ớ hò...ớ hò...ớ hò....
Hội toàn thắng náo nức đất nước,
Ta muốn bay lên, say ngắm sông núi hiên ngang,

Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam, Tổ quốc anh hùng!
Đất Nước Trọn Niềm Vui
Ôi quê hương dẫu bao lần giặc phá điêu tàn mà vẫn ngoan cường
Giành một ngày toàn thắng.
Đẹp quá!
Đời rực sáng những ánh mắt lấp lánh,
Ta muốn ôm hôn mỗi tấc đất quê hương,
ta muốn ca vang bước chân những người chiến sĩ giải phóng kiên cường!
Đêm hoa đăng, những môi cười là bó hoa đời tươi thắm tuyệt vời,
Đẹp niềm tin mãi mãi Tổ Quốc muôn đời,
Trọn vẹn cả non sông thống nhất Rạng rỡ Việt Nam.

21



×