Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

PHÁT TRIỂN bảo HIỂM y tế CHO NGƯỜI NGHÈO ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.62 KB, 18 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƢỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1

Họ và tên sinh viên (nhóm sinh viên): PHAN THỊ THOA
VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO
NGUYỄN THỊ THÀNH
Lớp: Bảo hiểm xã hội
Khoa: Bảo hiểm
Ngành học: Bảo hiểm xã hội
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chính

HÀ NỘI, 2013

Năm thứ: 3 / 4

Nữ
Nữ
Nữ


2

LỜI NÓI ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều giải pháp

nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo trong việc khám chữa bệnh. Nhiều hình thức khám chữa
bệnh miễn phí cho nguời nghèo đƣợc thực hiện ở nhiều địa phƣơng và tỏ ra có hiệu
quả rõ rệt, đặc biệt là hình thức cấp thẻ BHYT miễn phí cho ngƣời nghèo. Đối với
ngƣời nghèo, việc đƣợc quan tâm, chăm sóc sức khỏe và tham gia BHYT càng trở
nên cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều ngƣời nghèo chƣa đƣợc tiếp cận
với thẻ BHYT hoặc đã có thẻ BHYT nhƣng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
với các dịch vụ y tế ảnh hƣởng tới công tác chăm sóc sức khoẻ cho họ. Vì thế, việc
nghiên cứu đề tài “ Phát triển BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam” là yêu cầu cấp
bách hiện nay để đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo
trong thời gia qua từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHYT.
2.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu với mục đích hiểu rõ hơn và đánh giá chính xác thực

trạng BHYT cho ngƣời nghèo hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu
kinh nghiệm của các nƣớc trong việc triển khai thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chính sách, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo
tiếp cận đầy đủ với BHYT và có cơ hội nhiều hơn trong việc khám chữa bệnh, góp
phần hoàn thiện chính sách BHYT ở Việt Nam.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu các đối tƣợng tham gia chủ


yếu vào hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là BHYT cho đối tƣợng ngƣời nghèo trên đất
nƣớc Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc áp dụng trong đề tài bao gồm:


3

- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và hệ thống hóa lý luận
- Các phƣơng pháp thống kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu, phỏng vấn, dự báo
và kế thừa các nghiên cứu trƣớc về những vấn đề có liên quan.
5.

Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài

đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng I. Cơ sở lý luận của BHYT
1.1.

Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHYT

1.2.

Nội dung cơ bản của BHYT

1.3.


BHYT cho ngƣời nghèo ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh
nghiệm rút ra cho Việt Nam

Chƣơng II. Thực trạng hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
2.1. Đói nghèo và sự cần thiết phải BHYT cho ngƣời nghèo
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu và khả năng tham gia BHYT cho
ngƣời nghèo
2.3. Tình hình thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng III. Giải pháp phát triển BHYT cho ngƣời nghèo trong thời gian
tới
3.1. Quan điểm, đinh hƣớng phát triển BHYT cho ngƣời nghèo của Đảng và
Nhà nƣớc
3.2. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển BHYT cho ngƣời nghèo
3.3. Giải pháp nhằm phát triển BHYT cho ngƣời nghèo
3.4. Một số đề xuất nhằm phát triển BHYT cho ngƣời nghèo
KẾT LUẬN


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA BHYT
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHYT
BHYT ra đời để giúp mọi ngƣời lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức
khỏe để trang trải phần nào chi phí khám chữa bệnh, giúp ổn định đời sống, từ đó
góp phần đảm bảo ASXH, giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho NSNN để có thể
tập trung giải quyết tốt các vấn đề KT - CT - XH khác.
1.1.2. Vai trò của BHYT
Góp phần giúp ngƣời tham gia bảo hiểm có thể khắc phục nhanh chóng, kịp

thời những thiếu hụt về mặt tài chính; là một công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc thực
hiện công bằng xã hội, điều tiết thu nhập rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; mang
tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc; góp phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa lĩnh
vực y tế; là "giá đỡ" cho NSNN.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHYT
Trình bày các nội dung về Đối tƣợng BHYT, Phạm vi BHYT, Phƣơng thức BHYT,
Phí BHYT, Quỹ BHYT, Mô hình tổ chức BHYT, Tài cính BHYT.
1.3. BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở MÔT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM
Giới thiệu mô hình BHYT cho ngƣời nghèo ở các nƣớc: Mỹ, Indonesia, Ấn Độ,
Thái Lan, Hàn Quốc.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Qua phân tích kinh nghiệm thực tiễn phát triển BHYT và thực hiện BHYT cho
ngƣời nghèo ở một số nƣớc cho thấy:
- Công tác thống kê hộ nghèo đóng vai trò đặc biệt trong việc đạt đƣợc chính
xác mục tiêu bao phủ BHYT cho ngƣời nghèo.


5

- Hình thức hỗ trợ BHYT đối với ngƣời nghèo, cận nghèo ở mỗi nƣớc cũng có
sự khác nhau. Tuy nhiên, trong tƣơng nhóm ngƣời nghèo nên đƣợc hỗ trợ toàn bộ
chi phí khi tham gia khám chữa bệnh BHYT.
- NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin
- Tính liên tục trong cải cách để đạt đƣợc mục tiêu cao hơn, hiệu quả hơn; đổi
mới BHYT gắn chặt chẽ những đổi mới của hệ thống y tế.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM
2.1. ĐÓI NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO
Ở VIỆT NAM

2.1.1. Quan niệm về đói nghèo
Đói nghèo là một vấn đề quan trọng và mang tính chất toàn cầu. Hiện nay, có
rất nhiều khái niệm về đói nghèo, tùy từng quốc gia với những quan điểm khác
nhau nhƣng nhìn chung, có thể hiểu đơn giản đói nghèo là tình trạng một nhóm
ngƣời trong xã hội không có khả năng đƣợc hƣởng "một cái gì đó" ở mức độ tối
thiểu cần thiết.
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung đƣợc đƣa ra tại hội nghị xoá đói giảm
nghèo ở khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Bangkok tháng
3/1993. Theo đó, đói nghèo đƣợc định nghĩa nhƣ sau :“Đói nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển
kinh tế xã hội và phong tục tập quản của địa phương”.


6

2.1.2. Tình hình đói nghèo và sự cần thiết phải BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt
Nam
2.1.2.1. Tình hình đói nghèo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, để đánh giá về nghèo đói ngƣời ta dùng chỉ tiêu thu nhập bình
quân đầu ngƣời/tháng. Chỉ tiêu này thay đổi tùy thuộc và tình hình kinh tế xã hội
của đất nƣớc và đƣợc gọi chung là chuẩn nghèo.
- Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006-2010: Theo quyết định của thủ
tƣớng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 tháng 07 năm 2005 về
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010
Thành công trong phát triển kinh tế và một số chính sách xóa đói giảm nghèo
trong giai đoạn 2006 – 2010 đã giúp Việt Nam đang có tỷ lệ nghèo đói từ 18,1%
năm 2006 xuống còn 14,2% năm 2010.
- Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số
1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, mức chuẩn nghèo đƣợc

xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống
là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ
có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/ngƣời/tháng.
Năm 2012, báo cáo của Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỷ lệ
hộ nghèo trên cả nƣớc giảm còn khoảng 10%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo
theo Nghị quyết 30a bình quân khoảng 45%.
2.1.2.2. Nguyên nhân đói nghèo
Đói nghèo ở Việt Nam chủ yếu do 6 nguyên nhân sau:do nguồn lực bị hạn
chế, bệnh tật, trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, trình độ hiểu biết hạn chế, quy
mô hộ gia đình và do những tác động đổi mới của chính.
2.1.2.3. Sự cần thiết phải BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong CSSK và
hƣởng các dịch vụ chăm sóc y tế, ngƣời nghèo rất khó có điều kiện để CSSK đầy


7

đủ và kịp thời, một bộ phận ngƣời nghèo đã đƣợc CSSK thông qua KCB miễn phí,
song các hình thức đó còn nhiều thiếu sót và hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, BHYT
ra đời nhƣ là một tất yếu khách quan.
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM
GIA BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM
2.2.1. Nhân tố chủ quan
Gồm 4 nhân tố là: Công tác thống kê số hộ nghèo, Nhận thức của ngƣời
nghèo về thẻ BHYT, Thủ tục khám chữa bệnh BHYT và quy trình chuyển tuyến,
Quản lý quỹ KCB BHYT
2.2.2. Nhân tố khách quan
Gồm 3 nhân tố: Giao thông, Mạng lƣới y tế, nhân lực, vật lực của các cơ sở
KCB, Quy mô đối tƣợng hƣởng tác động đến hoạt động hoạch định và quản lý thực
hiện chính sách

2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.3.1. Các quy định pháp lý về BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến sự nghiệp CSSK nhân dân, coi đó là
một trong những nội dung quan trọng của chiến lƣợc phát triển con ngƣời. Ra đời
từ năm 1992, chính sách BHYT tuy còn nhiều thiếu sót nhƣng cũng đã có những
quan tâm nhất định đến đối tƣợng ngƣời nghèo với việc miễn giảm một phần viện
phí và miễn nộp một phần viện phí với đối tƣợng thuộc diện quá nghèo, một số địa
phƣơng có triển khai việc cấp thẻ BHYT tự nguyện cho ngƣời thuộc đối tƣợng bảo
trợ xã hội (ngƣời tàn tật, cô đơn không nơi nƣơng tựa).
Ngày 29/1/1999, Liên Bộ Y Tế - Bộ Tài chính – Bộ Lao động - Thƣơng binh
xã hội đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 05/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hƣớng
dẫn thực hiện khám, chữa bệnh đƣợc miễn nộp một phần viện phí đối với ngƣời
thuộc diện quá nghèo theo hình thức cấp thẻ bhyt cho ngƣời nghèo


8

Ngày 15/10/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định
139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo.
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2005/NĐCP thay thế Nghị định 58 ban hành kèm theo điều lệ BHYT mới.
Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của chính phủ về định hƣớng giảm
nghèo bền vững thời kì 2011 đến năm 2020: “Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp
thẻ BHYT cho ngƣời nghèo, hỗ trợ mua thẻ BHYT đối với ngƣời thuộc hộ cận
nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo mắc bệnh nặng, hiểm nghèo…”
Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và quyết định số
14/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về bổ sung, sửa đổi một
số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và KCB cho ngƣời
nghèo.
2.3.2. Tổ chức thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam

Sau khi Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định chuyển giao BHYT Việt Nam
sang BHXH Việt Nam, ngày 6/12/2002, Chính phủ có Nghị định số 100/2002/NĐCP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt
Nam. Trong đó, nội dung chủ yếu là hai hệ thống BHXH, BHYT đƣợc hoà nhập và
đƣợc tổ chức lại trong một tổ chức chung, thống nhất. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành chính sách BHYT.
2.3.3. Kết quả thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
2.3.3.1. Tình hình cấp phát thẻ BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
Với việc bổ sung ngƣời nghèo nằm trong nhóm đối tƣợng tham gia BHYT bắt
buộc, trong đó, toàn bộ ngƣời nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành của nhà nƣớc đều
đƣợc Nhà nƣớc cấp ngân sách để mua thẻ BHYT, theo quy định của Nghị định
63/2005/NĐ - CP, số ngƣời nghèo tham gia BHYT đã tăng lên đáng kể trong giai
đoạn 2006 - 2010:


9

Bảng 3: Tình hình tham gia BHYT giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị: nghìn người)
Dân
Năm

số Số ngƣời có thẻ BHYT

bình
quân

Tổng số

% so với
dân số


Bắt buộc

Ngƣời

Tự

nghèo

nguyện

2006

82.427

36.866

44,73

10.568

15.178

11.120

2007

83.416

36.545


43,81

11.667

15.499

9.379

2008

84.417

39.749

47,09

13.529

15.530

10.690

2009

86.025

50.069

58,20


19.609

15.113

15.347

2010

86.866

50.771

58,45

13.511

3.917

33.343

Nguồn: - Số liệu năm 2006 theo Báo cáo 15 năm tình hình thực hiện chính sách
BHYT (1992 – 2007) của Bộ Y tế.
- Số liệu từ năm 2007 - 2009 theo Báo cáo quyết toán hằng năm của BHXH
Việt Nam.
- Số liệu năm 2010 theo Công văn số 32/BHXH-CSYT ngày 06/01/2011 của
BHXH Việt Nam về việc Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Luật BHYT năm
2010.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII (kỳ họp thứ tƣ) đã thông qua Luật
BHYT, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Qua ba năm triển khai thực hiện

Luật BHYT, công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với ngƣời dân tộc thiểu số
(DTTS) đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt
khó khăn, ngƣời thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo đã đạt đƣợc những kết quả
đáng ghi nhận. Theo quy định của Luật, ngƣời nghèo là đối tƣợng bắt buộc tham


10

gia BHYT và đƣợc NSNN hỗ trợ 100% tiền mua thẻ BHYT. Nhờ vậy, tỉ lệ bao phủ
BHYT trên cả nƣớc có xu hƣớng tăng lên nhanh chóng. Tính đến 31/12/2011, tổng
số ngƣời tham gia BHYT là 55,9 triệu, tƣơng đƣơng với 63,7% dân số, tỉ lệ ngƣời
nghèo có thẻ BHYT tƣơng đối cao (98,2%), chỉ còn 1,8% số còn lại chƣa có thẻ.
Cùng với việc tăng giá thuốc, viện phí làm tăng chi phí KCB từ đó gây mất
cân đối quỹ KCB cho ngƣời nghèo do phải chi trả viện phí và tiền thuốc quá nhiều
mà quỹ lại có hạn do đó nhà nƣớc cũng điều chỉnh mệnh giá bình quân 1 thẻ cũng
có xu hƣớng tăng qua các năm tƣơng ứng để khắc phục tình trạng trạng trên:
Bảng 5. Mệnh giá bình quân 1 thẻ BHYT cho ngƣời nghèo
Năm
Mệnh
(VNĐ)

2006
giá

60.000

1/1/2007 9/2008 – 1/1/2011 – 1/5/2011 – 1/5/2012 –
– 8/2008 12/2010

30/4/2011


30/4/2012

nay

80.000

350.000

450.000

567.000

194.000

Tại các địa phƣơng, số ngƣời nghèo tham gia BHYT cũng có nhiều chuyển
biến nhƣ Hà Nội, Bình Thuận, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Nghệ An.
2.3.3.2. Tình hình sử dụng thẻ BHYT trong KCB của ngƣời nghèo ở Việt Nam
Một thực tế hiện nay có thể thấy rõ rằng tình trạng số lƣợng ngƣời nghèo đƣợc
cấp phát thẻ BHYT miễn phí ngày càng tăng nhƣng số ngƣời sử dụng thẻ để chăm
sóc sức khỏe cho bản thân vẫn ở mức rất khiêm tốn. Ngay ở Hà Nội, tỷ lệ ngƣời
nghèo sử dụng thẻ BHYT trong KCB cũng đạt mức rất thấp.
Bảng 6. Tỷ lệ ngƣời nghèo sử dụng thẻ BHYT tại Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010
Năm

Tổng số thẻ cấp Tổng

số

ngƣời Tỷ lệ sử dụng thẻ


phát (thẻ)

KCB (ngƣời)

(%)

2006

115.630

12.380

10,7

2007

107.936

12.335

11,4

2008

348.493

26.860

7,7


2009

355.463

110.549

31,1


11

2010

468.868

94.711

20,2

(Nguồn: Phòng giám định chi – BHYT Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy rằng, tại một thành phố lớn nhƣ Hà Nội, nơi mà có cơ sở
vật chất, chất lƣợng khám chữa bệnh thuộc loại tốt nhất cả nƣớc nhƣng chỉ có
khoảng 20% số ngƣời nghèo có thẻ BHYT sử dụng để chi trả chi phí khám chữa
bệnh. PGS.TS Lƣơng Ngọc Khuê, Cục trƣởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y
tế) cho biết hiện nay tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế ở nhóm ngƣời nghèo thấp hơn nhóm
ngƣời giàu từ 2,5 đến 4,5 lần. Một con số rất khiêm tốn với những lợi ích mà thẻ
BHYT mang lại. Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, trong một bài phỏng
vấn, Bộ trƣởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Chờ lâu, thủ tục rƣờm rà,
bệnh viện quá tải... là những nguyên nhân khiến ngƣời dân “ngại” BHYT. Thái độ

của các nhân viên y tế đối với những ngƣời sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, chất lƣợng
cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến xã, mạng lƣới
phân bố vẫn chủ yếu tập trung ở những khu vực đông dân cƣ, thị trấn, các thành
phố lớn cũng làm giảm nhu cầu sử dụng thẻ BHYT của ngƣời nghèo. Nhiều bệnh
viện đã lấy những nguồn lực công (bác sỹ, điều dƣỡng, máy móc, nhà cửa, …) để
phục vụ dịch vụ tƣ nhằm tăng thu, gây ảnh hƣởng đến sự công bằng trong quá trình
tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân nghèo mặc dù họ có thẻ BHYT.
Tuy nhiên, xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến tình trạng trên lại
nằm ở vấn đề tài chính (chiếm 53%). Một nghiên cứu đáng quan tâm của Wagstaff.
Adam – ngân hàng thế giới năm 2007 cho thấy ở Việt Nam có khoảng 30% ngƣời
nghèo có thẻ BHYT vẫn phải gặp chi phí thảm họa.
Theo số liệu của Bộ Y tế, mặc dù ngƣời nghèo đƣợc miễn giảm một phần hay
toàn bộ chi phí KCB nhƣng tỷ lệ chi phí điều trị nội trú của họ vẫn chiếm tới 40,5%
tổng thu nhập.
Bảng 7: Số lƣợt KCB nội trú, ngoại trú theo tuyến năm 2010


12

Chỉ số

2009

%

2010

%

Tổng chung


92.509.665

100

10.170.852

100

Nội trú

6.745.170

7,29

8.658.504

8,47

Ngoại trú

85.764.495

92,71

93.512.348

91,53

Tuyến TƢ


3.527.361

3,81

3.465.511

3,39

Tuyến tỉnh

21.602.705

23,35

23.733.861

23,23

Tuyến huyện

42.219.030

45,64

43.233.283

42,31

Tuyến xã


25.160.569

27,20

31.738.197

31,06

(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Theo thống kê, ngƣời dân sử dụng dịch vụ khám ngoại trú rất cao lên đến trên
90% trong khi đó dịch vụ nội trú lại rất nhỏ chỉ là 7,29% năm 2009 và 8,47% năm
2010, ngƣời bệnh cũng tăng dần khám chữa bệnh tại tuyến xã, giảm gánh nặng cho
tuyến huyện và tỉnh. Tại Hà Nội tình trạng cũng tƣơng tự nhƣ vậy:
Bảng 8. Tần suất KCB của các đối tƣợng tham gia BHYT
giai đoạn 2008 – 2010 tại Hà Nội
(Đơn vị: lượt/người/năm)
2008

Ngƣời
nghèo
Bắt buộc
Tự
nguyện

2009

2010

Nội trú


Ngoại trú Nội trú

Ngoại trú Nội trú

Ngoại trú

0.038

0.452

0.051

0.368

1.210

2.225

0.658

0.925

0.358

0.467

1.651

2.354


2.358

2.215

1.358

2.155

2.156

2.638

(Nguồn: BHXH Hà Nội)


13

Các trung tâm y tế, trạm y tế xã, huyện chƣa đƣợc sử dụng hết công suất trong
khi các bệnh viện cấp tỉnh và trung ƣơng lại bị quá tải nghiêm trọng.
Chi phí y tế càng là một rào cản lớn cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ
y tế khi mà giá viện phí và các dịch vụ y tế tăng lên theo Thông tƣ liên tịch số
04/2012/TTLT-BYT-BTC từ 2 - 5 lần, có những dịch vụ tăng hơn 10 lần. Điều này
dẫn đến hậu quả, hơn 4% hộ gia đình phải gánh chịu các chi phí y tế quá lớn so với
thu nhập, đã có tới 2% dân số Việt Nam bị nghèo hóa vì chi phí cho bệnh tật. Ngoài
ra, các khoản chi không chính thức cũng đóng một vai trò quan trọng đẩy chi phí y
tế lên cao. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời dân vẫn thấp, mới chỉ đƣợc 1,4
lần/ngƣời/năm.
2.3.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo
2.3.4.1. Những thành tựu đạt được

Triển khai từ rất sớm, luôn có những chính sách ƣu đãi, khuyến khích, công
tác BHYT cho ngƣời nghèo trong thời gian qua cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu
đáng kể. Nhìn chung tỉ lệ bao phủ BHYT cho đối tƣợng là ngƣời nghèo ở nƣớc ta
hiện nay là tƣơng đối cao trên 90%.
Chất lƣợng các dịch vụ y tế nói chung và các dịch vụ sử dụng kỹ thuật cao
đƣợc cải thiện cùng với sự tăng lên của trình độ các y, bác sĩ, sự quan tâm đầu tƣ
của Nhà nƣớc cho cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức
khỏe của ngƣời nghèo.
2.3.4.2. Hạn chế
Có thể nói, mục đích tốt đẹp của BHYT là điều không phải bàn cãi, nhƣng là
chính sách lớn, phức tạp và nhạy cảm, nên dù gần 20 năm thực hiện vẫn còn nhiều
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể là: Vẫn còn ngƣời
nghèo chƣa đƣợc tiếp cận với chính sách và cấp thẻ BHYT miễn phí. Cơ sở KCB
còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chƣa đƣợc chƣa đồng bộ và chƣa
phân bố hợp lý. Đội ngũ y, bác sĩ của nƣớc ta đã đƣợc nâng cao trình độ chuyên


14

môn song nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các nƣớc trên thế giới. Nhận thức của
ngƣời nghèo về BHYT còn hạn chế, do đó, công tác triển khai BHYT cho ngƣời
nghèo chƣa đạt đƣợc hiệu quả toàn diện, chƣa thực sự thể hiện rõ tính cộng đồng.
Chi phí KCB cho ngƣời nghèo cùng chi trả còn khá cao, nhiều bệnh nhân nghèo
không thể thanh toán đƣợc khoản cùng chi trả này. Việc chỉ đạo không đồng bộ,
không thống nhất giữa Bộ Y tế và BHXH về một số vấn đề tổ chức thực hiện dẫn
đến ngƣời dân phàn nàn, thiếu tin tƣởng vào chính sách.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI
NGHÈO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI

NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
Sau gần 10 năm tổ chức thực hiện, chính sách BHYT đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định, trong Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng
khoá VIII trình Đại hội IX năm 2001 đã nêu rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong
chăm sóc sức khỏe; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và
BHYT cho ngƣời nghèo, từng bƣớc tiến tới BHYT toàn dân”. Ngày 7/9/2009, Ban
Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác
BHYT trong tình hình mới, đặc biệt là sự quan tâm đối với các đối tƣợng ngƣời
nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc ngân sách nhà nƣớc đảm bảo.
Bƣớc sang giai đoạn mới, giai đoạn thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 10 năm tiếp theo 2011 – 2020, quan điểm của Đảng lại đƣợc thể hiện nhất
quán tại Đại hội XI năm 2011 nhƣ sau:” Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính
sách BHYT, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện BHYT
toàn dân. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnh cho các đối tƣợng chính sách,
ngƣời nghèo, trẻ em và ngƣời dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi”.


15

3.1.2. Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc
Định hƣớng, chỉ đạo của Đảng về thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo đƣợc thể
hiện xuyên suốt qua các kì Đại hội Đảng. Ngay từ những ngày đầu bƣớc vào thời kì
xây dựng đất nƣớc, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta
đã khẳng định: Sức khỏe nhân dân, tƣơng lai của giống nòi là mối quan tâm thƣờng
xuyên của Đảng và Nhà nƣớc ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể,
là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân.
Khi luật BHYT đƣợc ban hành, tuy còn nhiều khó khăn trong quá trình tổ
chức triển khai nhƣng cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Nghị quyết số
46/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Đảng định hƣớng cần: “Đổi mới và

hoàn thiện hệ thống y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ
hội thuận lợi cho mọi ngƣời dân đƣợc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với
chất lƣợng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc”
3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI
NGHÈO Ở VIỆT NAM
3.2.1. Thuận lợi
Từ trƣớc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta cũng nhƣ các cấp chính quyền ở các
địa phƣơng đã luôn quan tâm, chăm lo và tạo những điều kiện thuận lợi cho việc
tham gia BHYT cho các đối tƣợng nói chung và BHYT cho những đối tƣợng chính
sách xã hội nói riêng. Điều này đƣợc thể hiện thông qua rất nhiều chủ trƣơng, chính
sách của Đảng qua từng thời kì lịch sử của đất nƣớc. Đặc biệt là việc quy định mức
hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc để mua thẻ BHYT cho đối tƣợng thuộc hộ nghèo lên
tới 100% số tiền mua thẻ BHYT, giảm tới 95% chi phí khám chữa bệnh. Ngƣời
nghèo đã có chuyển biến về ý thức, biết quan tâm và có trách nhiệm nhiều hơn đến
việc CSSK cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, sự đầu tƣ xây dựng các cơ cở y


16

tế, thuốc chữa bệnh, nhân lực y tế của ngân sách nhà nƣớc, ngân sách địa phƣơng
và các tổ chức.
3.2.2. Khó khăn
Mặc dù việc triển khai và thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam đƣợc nhà
nƣớc rất quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhƣng trên thực tế vẫn còn tồn tại
một số khó khăn nhất định: Công tác truyền thông, tuyên truyền chƣa đáp ứng yêu
cầu, công tác thống kê số hộ nghèo ở các địa phƣơng chƣa thực sự hiệu quả, khả
năng đáp ứng các dịch vụ y tế còn hạn chế, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên
liên quan trong việc thực hiện chính sách BHYT ở địa phƣơng mình, năng lực quản
lý nhà nƣớc về BHYT ở các địa phƣơng còn nhiều hạn chế, hệ thống tổ chức thực
hiện BHYT chƣa hiệu quả.

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
Để thực hiện tốt chƣơng trình BHYT cho ngƣời nghèo, giúp ngƣời nghèo thoát
nghèo; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền xã hội hóa KCB cho
ngƣời nghèo, xây dựng, củng cố hệ thống y tế đặc biệt là mạng lƣới y tế cơ sở bằng
cách: nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp của các y, bác sĩ; tăng
cƣờng trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng cho các Trạm y tế xã gắn với Chƣơng trình
nông thôn mới; nâng cao năng lực của trạm y tế xã thông qua việc xây dựng tiêu
chuẩn kỹ thuật chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu KCB
ban đầu của ngƣời tham gia BHYT; bổ sung, đầu tƣ thêm các danh mục vật tƣ y tế
và các loại thuốc thiết yếu ở tuyến xã đáp ứng nhu cầu KCB của ngƣời nghèo; Phát
triển y tế thôn bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng
cƣờng đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn bản và có chính sách về
lƣơng, thƣởng, phụ cấp để khuyến khích bác sỹ về công tác tại tuyến y tế cơ sở;
Điều chỉnh chuẩn nghèo theo hƣớng nâng dần đến bằng mức chuẩn nghèo chung
của thế giới theo từng thời kỳ.


17

Trách nhiệm tuyên truyền, cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể, có cơ quan
chủ chốt chịu trách nhiệm trực tiếp về hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện.
3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI
NGHÈO TẠI VIỆT NAM
3.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ
Thực hiện sửa đổi Luật BHYT cho ngƣời nghèo, xây dựng cơ cấu giá viện
phí, giá chi phí các dịch vụ KCB có sự ƣu đãi, giảm giá một mức nhất định đối với
các đối tƣợng bệnh nhân nghèo khi mà chi phí các dịch vụ y tế tăng quá cao nhƣ
hiện nay, thành lập Phòng BHYT thuộc Sở Y tế để tham mƣu quản lý Nhà nƣớc về
BHYT tại cấp tỉnh; quy định cụ thể chức năng tham mƣu quản lý Nhà nƣớc về

BHYT của Phòng y tế huyện, Quản lý chặt chẽ và đảm bảo cân đối thu chi quỹ
KCB cho ngƣời nghèo, cần có sự điều tiết kinh phí KCB giữa các địa phƣơng, tăng
cƣờng phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về BHYT, thẻ BHYT nên kéo dài thời hạn sử dụng.
3.4.2. Đối với các Bộ, ngành có liên quan
Xác định đúng đối tƣợng là ngƣời nghèo đƣợc hƣởng chính sách KCB, nâng
cao chất lƣợng KCB, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
ngƣời nghèo về chính sách BHYT cho ngƣời nghèo, tăng cƣờng hợp tác với các tổ
chức trên thế giới
3.4.3. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng
Tổ chức các chƣơng trình KCB miễn phí cho ngƣời nghèo định kì, đồng thời
thu hút các cá nhân, các tổ chức từ thiện quyên góp giúp đỡ ngƣời nghèo về tài
chính, vật chất, tinh thần, Xây dựng đề án hỗ trợ quỹ KCB cho ngƣời nghèo bằng
nguồn kinh phí từ ngân sách của tỉnh, của địa phƣơng để đáp ứng kịp thời nhu cầu
tri trả chi phí KCB cho ngƣời nghèo; các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập một
quỹ từ thiện nhân đạo nào đó, góp phần hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Trong tƣơng
lai, cần thực hiện hỗ trợ 100% chi phí KCB để giảm bớt gánh nặng cho ngƣời


18

nghèo; ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và chuyển giao kỹ thuật
cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến xã từ đó nâng cao chất lƣợng khám chữa
bệnh thuộc diện khám BHYT.
3.4.4. Đối với cơ quan BHXH
Tăng cƣờng, đẩy mạnh vệc đƣa BHYT tại các cơ sở y tế cấp xã để BHYT đến
gần hơn với ngƣời nghèo bằng việc triển khai kí hợp đồng khám chữa bệnh BHYT
tại 100% số xã phƣờng trong cả nƣớc, nghiên cứu cải cách hành chính trong thủ tục
thanh toán BHYT theo hƣớng chặt chẽ, gọn nhẹ, rõ ràng nhƣng không gây phiền
hà, tăng cƣờng giám định tại các cơ sở khám chữa bệnh, các giám định viên BHYT

tại các bệnh viện, học tập kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới về vấn đề giám sát
chất lƣợng dịch vụy tế; tin học hóa toàn bộ quá trình quản lý chi phí khám chữa
bệnh có sự liên kết, kết nối dữ liệu ngay từ khâu khai thác, phát hành thẻ BHYT,
phân bổ quỹ khám chữa bệnh, giám định chi phí khám chữa bệnh và thanh quyết
toán với cơ sở khám chữa bệnh; Đầu tƣ công tác y tế dự phòng…
KẾT LUẬN
BHYT là một phạm trù kinh tế - xã hội tất yếu của xã hội phát triển. Tổ chức
thực hiện BHYT không chỉ giải quyết các quan hệ phát sinh trong nội tại của lĩnh
vực thanh toán chi phí y tế và cơ cấu ngân sách y tế, mà còn giải quyết vấn đề kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong quan điểm của mình về y tế, Đảng đã chỉ rõ:
trong xã hội ta, mọi ngƣời nghèo đều phải đƣợc KCB và chăm sóc chu đáo. Đảng
và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến những hộ nghèo trong xã hội.
Dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta đã
phần nào thấy đƣợc những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những vƣớng mắc còn tồn
tại, cần có những biện pháp thích hợp để phát triển BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt
Nam trong giai đoạn tới.



×