Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.8 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CÀ MAU
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC
Đề tài:

- Đề tài thuộc lónh vực chuyên môn: Giảng dạy
- Họ và tên người thực hiện : Phan Huỳnh Như Hoa
- Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên dạy lớp 2
- Đơn vò công tác: Trường tiểu học Tân Thành

Năm học: 2014 - 2015
1


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Thành phố Cà Mau, ngày 07 tháng 09 năm 2014

-Tên sáng kiến: Người Giáo Viên Chủ Nhiệm Với Công Tác
Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Tiểu Học.
- Tên cá nhân thực hiện: Phan Huỳnh Như Hoa.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện từ ngày 07/09/2014 đến 15/03/2015.
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
1. Lý do chọn sáng kiến:
Những nhu cầu thực tiễn của xã hội quyết đònh sự ra đời và phát triển của bất
kỳ ngành khoa học nào nhằm mục đích giáo dục con người phát triển toàn diện, như
Bác Hồ đã nói:”Vừa hồng vừa chuyên”.


Nền giáo dục Việt Nam từ xa xưa đã coi trọng đến giáo dục đạo đức và hình
thành nhân cách. Cho đến ngày nay Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đang tạo mọi điều
kiện về nhân lực, vật lực để không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng ,
nhân cách Hồ Chí Minh, coi đây là nền tảng và động lực để góp phần xây dựng đất
nước Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam( năm 1992, điều 25 đã
nêu: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu…).
Giáo dục và đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách con người, tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Trường học là môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh, ở đây thì người
giáo viên chủ nhiệm có một vò trí và vai trò quan trọng để giảng dạy và giáo dục
đạo đức cho các em. Qua thực tiễn cho thấy làm tốt công tác chủ nhiệm lớp quyết
đònh sự thành công giờ dạy, buổi dạy. Đây là nhiệm vụ mang tính chất lâu dài và
cũng gặp không ít khó khăn vì phải quán xuyến các em cả buổi học, cả năm học.
Hơn nữa học sinh tiểu học với đôï tuổi từ 7 đến 11 tuổi nên các em còn ngây thơ,
hiếu động , ham chơi, để bắt chước…khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào cũng cần có
giáo viên chủ nhiệm kèm cặp giúp đỡ. Làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh của người giáo viên chủ nhiệm đồng thời họ cũng có nhu cầu hoàn thiện mình
về kó năng, kó xảo, phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn tay nghề.

2


Trong những năm học đã qua để thực hiện tốt điều đó, hiệu trưởng nhà trường
đã có nhiều chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
nhằm nâng hiệu quả. Riêng bản thân tôi muốn kết hợp giữa lí luận và thực tiễn tìm
ra những phương pháp cho việc thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo trên.
2. Những thuận lợi và khó khăn:
a/Thuận lợi:

-Được sự quan tâm, lãnh đạo của các ban ngành, của Ban giám hiệu trường
Tiểu học Tân Thành.
-Sự ủng hộ, giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh và của đồng nghiệp.
-Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, phụ huynh thường xuyên quan
tâm nhắc nhỡ con em của mình.
- Đội ngũ cán bộ- giáo viên có trình chuyên môn chuẩn.
- Lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh tương đối đồng đều.
b/ Khó khăn:
- Môi trường xã hội phức tạp.
- Sự quan tâm chăm sóc các em của một bộ phận giáo viên và cha mẹ học
sinh chưa thường xuyên kòp thời. Bên cạnh một số phụ huynh ít quan tâm đến việc
giáo dục cho các em, thường phó mặt cho giáo viên, phần đông do kinh tế gia đình
khó khăn nên đi làm xa để các em ở với người thân.
- Số ít học sinh cá biệt, chậm tiến, kết quả học tập yếu, ham chơi, đua đòi.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIÊN:
1/ Về phía xã hội:
- Nền kinh tế thò trường cạnh tranh không lành mạnh.
- Đất nước ta còn nghèo, các đòa phương chưa có được chính sách đãi ngộ, thu
hút các nhà làm công tác giáo dục.
- Chưa có được các tụ điểm vui chơi, giải trí lành mạnh, đặc biệt là ở vùng
nông thôn.
2/ Về phía gia đình:

3


- Thiếu hiểu biết về sự nghiệp giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
đang cố gắng thực hiện.
- Chăm lo làm kinh tế gia đình mà thiếu sự chăm sóc quan tâm đến con trẻ,
buông lỏng các em khi các em đi khỏi nhà.

- Thiếu đi sự kết hợp với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm.
3/ Về phía nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Đôi lúc ít quan tâm đến việc quản lí, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện
việc giảng dạy đi đôi với giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đôïi ngũ cán bộ –giáo viên trong giảng dạy đôi khi có số ít không tâm quyết,
không nhiệt tình,chưa nêu cao được khẩu hiệu”tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhiều
giáo viên buông lỏng công tác chủ nhiệm lớp chưa xây dựng được nội dung hoạt
động ngoại khóa, một số giáo viên chưa thật sự gương mẫu trong nhiệm vụ được
giao, chưa lòng ghép được giảng dạy kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Có cả
giáo viên chủ nhiệm chỉ lo làm kinh tế gia đình thường xuyên đi trể về sớm…
4/ Đoàn-Đội và các tổ chức đoàn thể khác:
- Thiếu về số lượng, yếu kém về kó năng công tác.
- Các em chỉ sinh hoạt sao nhi đồng tổng phụ trách chỉ nhắc nhở qua lo, không
quan tâm đến việc đi lại của các em, cũng như trong sinh hoạt ngoại khóa.
- Chưa làm tốt công tác giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục truyền thống,
nêu gương người tốt việc tốt, gương vượt khó học tốt cho các em.
5/ Về phía các học sinh:
- Tuổi các em còn ham chơi, đua đòi, ham của lạ…
- Một số các em rơi vào gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, cha mẹ li
thân, kinh tế gia đình khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa, bỏ cho các em ở với người
thân, có học sinh chậm tiến, kết quả học tập yếu-kém nên sinh ra bất mản, lười học,
đua đòi…
* Tóm lại:
Từ những phạm vi trên những người làm công tác giáo dục chúng ta không
khỏi không phải suy nghó để tìm ra biện pháp nhằm giáo dục các em trở thành người
công dân tốt. Làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có nghóa là góp phần

4



thắng lợi vào sự nghiệp chung của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
Trong giáo dục, giáo viên chủ nhiệm và tập thể sư phạm nhà trường là động
lực chủ yếu đóng vai trò quyết đònh chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó việc
xây dựng đội ngủ giáo viên có ý thức kỹ luật cao, có tinh thần cầu tiến, có ý chí
vươn lên về mọi mặt, có tinh thần đoàn kết thống nhất trong sinh hoạt là biện pháp
nhằm nâng cao khả năng giảng dạy và hiệu quả giáo dục đạo đức của học sinh.
Muốn làm được như vậy, người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học phải:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp làm công tác tham mưu, phối kết hợp với các lực
lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nêu cao khẩu hiệu
hành động”Tất cả vì học sinh thân yêu”,”Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”.
2. Tổ chức có hiệu quả việc sinh hoạt đầu giờ, đầu buổi, sinh hoạt đầu tuần và
cuối tuần. Kết hợp với đoàn – đội đăng ký bước đầu xây dựng các chỉ tiêu, tiêu
chuẩn, tổ chức theo dõi, kiểm tra sơ tổng kết, xếp loại thi đua cho lớp, cho tổ và cho
từng cá nhân học sinh qua mỗi buổi học, tuần học để từ đó kòp thời uốn nắn sữa sai
cho các em, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ học sinh hoặc từ bên ngoài tác động
vào học sinh.
Khi tổ chức sinh hoạt đầu giờ, người giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện một
số công việc sau:
-Lên lớp đúng giờ( theo quy đònh của nhà trường).
-Tổ chức theo dõi, kiểm tra học sinh sắp xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng khi
chào cờ, thể dục giữa giờ, các tiết học thể dục, hát văn nghệ đầu giờ.
-Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt cụ thể từng hoạt động của lớp và của tổ, của
mỗi học sinh qua quá trình học tập của ngày học trước, tuần học trước, các thông tin
từ học sinh, từ cha mẹ học sinh và những vụ việc xãy ra đột xuất để có những biện
pháp giải quyết ngăn chặn kòp thời.
-Cần lắng nghe học sinh báo cáo, ý kiến phát biểu của học sinh. Chú ý đến
những học sinh chậm tiến, cá biệt. Cho tổ chức kiểm tra nền nếp, ăn mặc, kiểm tra
đồ dùng học tập…

-Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức tốt đội ngũ chỉ huy lớp, tổ chức tổ tự
quản hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên.
5


3. Giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học và giờ ngoại khóa:
-Qua mỗi tiết học, bài học giáo viên phải lồng ghép nội dung, ý nghóa để giáo
dục các em về thái độ, hành vi đạo đức như: Nêu gương người tốt việ tốt, gương
vượt khó học tốt; các biểu hiện làm đúng- sai, việc nên làm và việc không nên làm.
-Giáo dục cho các em về truyền thống của dân tộc Việt Nam từ thời dựng
nước và giữ nước như: Truyền thống yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm qua các
bài tập đọc, đạo đức, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo qua các bài tập đọc, kể
chuyện,giáo dục tình yêu quê hương đất nước, kính yêu Lãnh Tụ, yêu dân tộc Việt
Nam, yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý chặt chẽ học sinh kể cả ở trường và ngoài
xã hội. Điều này người giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên gặp gỡ trao đổi với
cha mẹ để nắm bắt thông tin kòp thời như: Ở nhà các em có vâng lời, có học bài
không? Ở trường với thầy cô giáo như thế nào? Với bạn đối xử ra sao? Có thực hiện
tốt nhiệm vụ học tập không?
5. Giáo viên chủ nhiệm phải khoanh vùng, nắm bắt học sinh chậm tiến, học
sinh cá biệt, học sinh có đạo đức chưa tốt để có thông tin báo cáo lên ban giám hiệu,
với cha mẹ học sinh… Để xin ý kiến bồi dưỡng, phụ đạo cho các em. Kết hợp với
Đoàn –Đội để tổ chức các mô hình hoạt động “Học mà vui, vui mà học”, tham gia
giao lưu thể dục thể thao, văn nghệ ở trường học tập truyền thống quê hương đất
nước, nghe kể chuyện về Bác Hồ để tác động vào các em. Sau đó cho các em tổ
chức thi đua giúp đỡ lẫn nhau, tổ tự quản có nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ bạn học,
bạn chơi, khi bạn làm bài, an ủi bạn khi khó khăn…để khuyên nhủ bạn và làm gương
cho bạn noi theo.
6. Giáo viên chủ nhiệm lên thời khóa biểu, chương trình hoạt đôïng cho tổ tự
quản, chỉ huy lớp. Tổ phải hoạt động đúng theo thời gian và chương trình hành động;

phải báo cáo thường xuyên về hoạt động của tổ khi giúp bạn.
7. Giáo viên chủ nhiệm phải tạo mọi điều kiện sao cho để những học sinh cá
biệt này được học tập, vui chơi, hòa nhập với tất cả các bạn khác. Có vậy các em
mới gần gũi mọi người, không mặc cảm.
-Cuối tuần có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm cụ thể nêu lên những việc
làm được và những việc chưa làm được của từng cá nhân học sinh, từng tổ và tập thể
lớp.

6


-Phải thường xuyên có thông tin liên lạc với giáo viên tổng phụ trách Đội để
tuyên dương, nhắc nhỡ khi sinh hoạt dưới cờ.
* Bên cạnh đó người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự nghiêm túc và gương
mẫu, không hà khắc với các em; đối xử với các em phải công bằng, đánh giá kết
quả học tập phải công tâm, trong mỗi bài giảng, giờ học phải cho học sinh tập vận
dụng để liên hệ thực tế và bản thân. Khuyến khích các em làm nhiều việc tốt, qua
đó vận động mọi người tham gia.
- Giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện mình về kỹ năng, kỹ xảo, trò chơi,
múa- hát…Để sau mỗi giờ học căng thẳng các em sẽ được tổ chức vui chơi, hòa nhập
bạn bè, ham học.
- Giáo viên chủ nhiệm phải tham mưu đề nghò với tổng phụ trách Đội để các
em tham gia sinh hoạt tập thể, như sinh hoạt Sao Nhi Đồng, Đôïi Thiếu Niên Hồ Chí
Minh ( đối với lớp 4-5) theo điều lệ.
-Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để những học sinh có hoàn cảnh gia đình
khó khăn…được hỗ trợ, được giảm miễn khi đến trường.
* Yêu cầu đối với đòa phương và cha mẹ học sinh:
Khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đối với đòa phương phải
không ngừng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà trường cũng như giáo viên chủ
nhiệm có nhiều sự khuyến khích thi đua, có chính sách đãi ngộ, thu hút các nhà làm

công tác giáo dục. Hỗ chợ cho họ về vật chất và tinh thần để họ không ngừng phát
huy năng lực trong công tác.
- Các đòa phương cần khuyến khích gây quỹ khuyến học để có sự hỗ trợ thiết
thực đối với giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cần xây dựng các tụ điểm
vui chơi, giải trí lành mạnh trong các ngày lễ như: Khai giảng, Tết Trung Thu,…
- Về phía cha mẹ học sinh cần nâng cao sự hiểu biết về sự nghiệp giáo dục
của nước nhà, chăm lo việc học tập của con trẻ, quản lí các em ở nhà cũng như ở
trường.
- Cha mẹ học sinh cần có sự kết hợp với nhà trường để góp phần thiết thực
giáo dục cho các em theo sự kết hợp giữa ba môi trường giáo dục: ”Nhà trường-gia
đình-xã hội”.

7


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hội cha mẹ học sinh

Ban giám hiệu nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm

Đoàn-Đội

Tổ cờ đỏ, tổ tự quản, chỉ huy lớp

Học sinh khá giỏi

Học sinh cá biệt


IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:
*/ Kết quả đạt được của lớp 2…:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại lớp 2… Trường Tiểu học
Tân Thành – Phòng GD Thành phố Cà Mau. Năm học 2014-2015, đối chiếu với cơ
sở lí luận mà bản thân tiếp thu được, tôi nhận thấy kết quả đạt được rất khả quan,

8


đặc biệt là trong suốt năm học qua. Đó cũng là nhờ vào việc thực hiện tốt yêu cầu
chỉ đạo của nhà trường về việc giáo dục đạo đức cho các em.
Cụ thể:
Lớp 2..: Tổng số: …./…..
Thời
điểm

Học lực

Thực trạng về nền nếp, đạo đức

(Toán-Tiếng Việt)
Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu


Khảo sát
đầu năm

……… học sinh cá biệt. Tổ chức lớp rời
rạc, không tự sắp xếp hàng ra vào
lớp, ý thức tổ chức lớp chưa tốt. Có
học sinh chưa vâng lời, ngồi học ý
thức tổ chức không nghiêm túc.

Giữa
học kỳ I

…. học sinh cá biệt, tự biết sắp xếp
hàng, hát đầu giờ. Lớp bước đầu đi
vào nền nếp, đạo đức.

Cuối
học kỳ I

Không còn học sinh cá biệt. Tổ tự
quản, chỉ huy lớp tự biết hoạt động,
biết kiểm tra chéo, biết giúp đỡ học
sinh yếu kém. Cán sự lớp tự điều
khiển lớp theo chỉ dẫn của GVCN,
học sinh chăm ngoan…

Tuần 27

Học sinh biết tự giác trong mọi hoạt

động, học tập,lao động vệ sinh, vui
chơi giải trí. Tỉ lệ chuyên cần 100%.
Lớp luôn đi đầu trong các phong trào
thi đua của trường.

9


V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN:
Qua quá trình công tác và chủ nhiệm lớp trong những năm qua tôi đã rút ra
được những bài học cho bản thân. Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy học
qua việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong lớp học thì bản thân mỗi người giáo
viên cần đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc rèn luyện đạo đức cho học
sinh. Đổi mới môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Điều đó không
thể hình thành trong một thời gian ngắn mà phải trải qua quá trình tích lũy lâu dài,
liên tục: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…Đó cũng là vấn đề đặt ra để tôi suy
nghó ngày càng hoàn thiện trong những năm dạy học và công tác sau này. Bên cạnh
mỗi giáo viên không ngừng trao dồi chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tự học hỏi bồi
dưỡng nâng cao tay nghề, tâm huyết với nghề, tìm ra cái mới để giáo dục con em
mình tốt hơn.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Trong quá trình xây dựng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, rất cần
thiết sự giúp đở của các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn. Để tôi thực hiện tốt hơn
trong lónh vực công tác, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức cho sinh tiểu học nói
chung và nói riêng là của đơn vò trường mình.
Bước đầu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với thời gian còn hạn chế, vừa học
tập và công tác. Mặt dù đã có nhiều cố gắng nhưng không sau tránh khỏi những sai
sót. Kính mong nhận được những ý kiến của các cấp Lãnh đạo và các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn mỹ hơn và cũng như sự thành công của
tôi.

Chân thành cảm ơn!
Cà Mau, ngày 12 tháng 03 năm 2015
Người viết

Phan Huỳnh Như Hoa

10



×