Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bài giảng Bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373 KB, 38 trang )

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
nmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyu
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
iopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghj
Người soạn: Vũ Thị Thu Hòa
klzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvb
nmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx
cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
Đồng Nai, 1/1/2015


MỤC LỤC
Bài 1........................................................................................................................................................................ 1
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN................................................................................................................................1
1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG..............................................................................................................................1
2. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN.................................................................................................................................1
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN...........................................................................................1
4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................................................................................2
Bài 2........................................................................................................................................................................ 4
CHỨC NĂNG CỦA KHÔNG GIAN SỐNG...................................................................................................................4
1. DÂN SỐ VÀ PHẠM VI KHÔNG GIAN SỐNG..........................................................................................................4


2. CHẤT LƯỢNG KHÔNG GIAN SỐNG......................................................................................................................5
2.1. Ô nhiễm không khí và biện pháp chống...........................................................................................................5
2.2. Chất lượng nước, ô nhiễm nước và biện pháp chống......................................................................................9
2.3. Ô nhiễm đất và biện pháp chống...................................................................................................................11
Bài 3......................................................................................................................................................................13
CHỨC NĂNG CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN................................................................................................................13
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN................................................................................................................13
2. TÀI NGUYÊN ĐẤT...............................................................................................................................................14
3. TÀI NGUYÊN RỪNG...........................................................................................................................................16
4. TÀI NGUYÊN NƯỚC...........................................................................................................................................17
5. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN...............................................................................................................................19
6. TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG..............................................................................................................................20
7. TÀI NGUYÊN SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC...............................................................................................23
8. QUAN HỆ SINH THÁI GIỮA CON NGƯỜI VỚI CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN..............................................................23
Bài 4......................................................................................................................................................................25
CHỨC NĂNG CỦA NƠI CHỨA ĐỰNG PHẾ THẢI.....................................................................................................25
1. RÁC THẢI SINH HOẠT Ở THỂ RẮN.....................................................................................................................25
2. RÁC THẢI SINH HOẠT Ở THỂ LỎNG...................................................................................................................27
3. RÁC THẢI NGUY HẠI..........................................................................................................................................28
Bài 5......................................................................................................................................................................31
CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM..............................................................31
1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG....................................................................................................................................31
2. CÁC QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..........................................................32
3. CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM..................................................34
4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÀN CẦU..........................................................................................35


Bài 1
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG

Theo nghĩa rộng nhất “Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới
một vật thể hoặc một sự kiện”. Như vậy, bất cứ một vật thể hay một sự kiện nào cũng tồn tại và
diễn biến trong một môi trường.
Theo Lê Văn Khoa, 1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp
những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.
Theo Hoàng Đức Nhuận, 2000, Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật,
tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển
và sinh sản của sinh vật.
Theo luật Bảo vệ môi trường, 2005: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật.
Theo chức năng, phân loại thành 3 loại:
a) Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn
tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh
sáng, núi sông, biển cả, không khí, ....
b) Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi
hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người.
c) Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và
chịu sự chi phối của con người.
2. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống của con người bằng cách phát triển các
hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng văn hóa.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Thực tế đã chứng minh, các chỉ tiêu kinh tế đơn thuần không phản ánh đầy đủ hiện trạng
và tiềm năng phát triển chất lượng cuộc sống. Sự phát triển các hoạt động sản xuất ra hàng hóa
luôn gắn với những tác động môi trường cụ thể.
Như vậy, giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ:
- Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển.
- Phát triển là nguyên nhân tạo ra các sự biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân

phối và tiêu thụ sản phẩm cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm
Bảo vệ môi trường

Page 1


và phế thải. Các thành phần trên luôn trong trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và
xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trên địa bàn, được thể hiện qua mô hình sau:

Quan hệ giữa hệ thống kinh tế - xã hội với hệ thống môi trường
Như vậy, quan hệ qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan hệ hai
chiều giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường. Tác động của hoạt động phát triển đến môi
trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là: Phát triển tạo ra tiềm lực, tạo ra kinh phí cần thiết cho sự
cải tạo, sửa chữa các vấn đề môi trường, nhưng phát triển cũng là nguyên nhân tạo ra những
biến đổi môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường và tự nhiên đồng thời cũng
tác động lên sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái các nguồn tài nguyên
đang là đối tượng của hoạt động phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta thường quan sát thấy hai biểu hiện rõ rệt về tác động
xã hội giữa các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau:
- Ô nhiễm do dư thừa của các tầng lớp giàu trong việc sử dụng thừa thãi và lãng phí
lương thực, năng lượng và nguyên liệu: 20% dân số nước phát triển sử dụng đến 75% năng
lượng của thế giới; 80% dân số còn lại sử dụng 25% năng lượng còn lại.
- Ô nhiễm do đói nghèo của người nghèo với con đường duy nhất là khai thác tài nguyên
thiên nhiên.
Mâu thuẫn cố hữu giữa môi trường và phát triển đã dẫn đến những quan niệm khác nhau
hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
- Lý thuyết đình chỉ về phát triển: nội dung cơ bản là làm cho tăng trưởng kinh tế bằng 0
hoặc mang giá trị âm nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất, quốc gia và khu vực.
- Chủ nghĩa bảo vệ: được một số nhà khoa học đề xuất với ý tưởng cơ bản là lấy bảo vệ
để ngăn chặn sự khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên điều này không thực tế đối với

những nước nghèo.
4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG
- Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật.

Bảo vệ môi trường

Page 2


- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
hoạt động sản xuất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Bảo vệ môi trường

Page 3


Bài 2
CHỨC NĂNG CỦA KHÔNG GIAN SỐNG
1. DÂN SỐ VÀ PHẠM VI KHÔNG GIAN SỐNG.
1.1. Quá trình tăng trưởng dân số thế giới
Năm 2009, dân số thế giới là 6,8 tỷ người, tăng 83 triệu so với năm 2008. Dân số thế
giới sẽ đạt 7 tỷ vào cuối năm 2011, với hầu hết mức tăng diễn ra tại các quốc gia nghèo nhất.
Từ nay đến năm 2050, dân số các nước kém phát triển ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và vùng
Caribê dự kiến sẽ tăng thêm 50%, trong đó ở những nước nghèo nhất, dân số sẽ tăng gấp đôi.
Sự biến động về dân số sẽ định hình triển vọng của các quốc gia và khu vực trong nửa
thập kỷ tới. Sự gia tăng dân số tương lai vẫn sẽ diễn ra tại hầu hết các quốc gia đang phát triển,

với mức tăng nhanh nhất tại các quốc gia và khu vực nghèo nhất.
Trong thế kỷ 20, gần 90% mức gia tăng dân số thế giới là ở các nước kém phát triển
gồm các nước châu Phi, châu Á (trừ Nhật Bản), Mỹ La tinh và vùng Caribê, và Thái Bình
Dương (trừ Australia và New Zealand). Sự tăng trưởng đáng chú ý này là do giảm mức chết
chưa từng có tại các quốc gia này nhờ mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ công cộng và
phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt sau Chiến tranh Thế giới II vào năm 1945.
1.2. Hiện trạng dân số Việt Nam
Tính đến ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu
người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai
đoạn 1999 - 2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất
trong vòng 50 năm qua.
Kết quả tổng điều tra dân số cũng cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có
sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có
tới 43% dân số của cả nước sinh sống. Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây
Nguyên chỉ có 19% dân số cả nước sinh sống.
Số liệu cũng cho thấy, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất với
3,2%/năm; Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất cao, do vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ
bình quân 2,3%/năm.
Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực thành thị vẫn ở mức cao. Dân số ở thành thị hiện chiếm
29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực
nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất với dân số
thành thị chiếm 57,1%; tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng có mức độ đô thị hóa tương đối
cao với 29,2% dân số sống ở thành thị.
Đặc biệt, với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ số giới tính đã
dịch chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 98,1 nam/100 nữ, tăng 1,4 nam/100 nữ so với năm
1999.
Bảo vệ môi trường

Page 4



1.3. Nguyên nhân gia tăng dân số
- Quan niệm lạc hậu
- Hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm và bừa bãi.
- Di cư cơ học
1.4. Hậu quả của việc gia tăng dân số
- Vấn đề lương thực, thực phẩm và nước sạch
- Vấn đề môi trường
- Vấn đề xã hội
2. CHẤT LƯỢNG KHÔNG GIAN SỐNG
2.1. Ô nhiễm không khí và biện pháp chống
2.1.1. Ô nhiễm không khí
a) Khái niệm
Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí làm cho nó không trong sạch, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,...
b) Nguyên nhân:
- Nguồn tự nhiên:
+ Hoạt động của núi lửa: sản sinh ra các loại khí CO2, SO2, bụi, ...
+ Cháy rừng: sản sinh ra các khí độc và khói, bụi, ...
+ Bão cát từ sa mạc, bãi biển, đất mịn, ...
+ Quá trình phân hủy xác động thực vật.
- Nguồn nhân tạo:
+ Gia tăng dân số
+ Các hoạt động công nghiệp
+ Hoạt động giao thông vận tải
+ Sản xuất nông nghiệp
+ Sinh hoạt của con người
b) Tác hại của ô nhiễm không khí
* Các chất ô nhiễm gây ra tác hại cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe của con người.
Chất ô nhiễm

CO
Bảo vệ môi trường

Tác hại tới sức khỏe
Cấp tính: Đau đầu, chóng mặt, giảm thể lực, tử vong.
Page 5


Mãn tính: Gây căng thẳng hệ tim mạch, giảm sức chịu đựng của tim,
đau tim.
SO2

Cấp tính: Viêm đường hô hấp, bệnh hen xuyễn
Mãn tính: Viêm phế quản

NOx

Cấp tính: Tấy rát phổi
Mãn tính: Viêm phế quản

Bụi

Làm tăng bệnh cấp, mãn tính của hệ hô hấp.
Làm tấy rát cổ họng, mũi, mắt, ung thư phổi.

* Tác hại với động thực vật
Tác hại của chất ô nhiễm không khí lên cơ thể động vật cũng tương tự như tác hại của
chúng lên con người.
Các khí SO2, NOx, HCl, NH3 làm cây chậm lớn, vàng lá, rụng lá rồi chết. Mưa axit làm
hủy hoại chuỗi thảm thực vật.

* Tác hại tới công trình xây dựng:
Các khí gây ô nhiễm không khí như SO 2, NOx tạo ra mưa axit phá hủy công trình xây
dựng, đặc biệt là các công trình có cấu tạo bằng kim loại.
* Hạn chế tầm nhìn
Các nguồn khí thải chứa bụi thải ra môi trường, các hạt bụi lơ lửng trong không trung là
tâm để các hạt nước nhỏ bám vào tạo thành màn sương chứa bụi, màn sương gây hạn chế tầm
nhìn. Cũng có một số nguồn thải tạo ra khói thải, khói thải này làm hạn chế tầm nhìn.
* Ảnh hưởng tới thẩm mĩ
Bụi bám lên quần áo, xe cộ, các công trình thẩm mĩ, làm mất thẩm mĩ. Ngoài ra, mưa
axit còn làm gỉ các công trình nghệ thuật, xây dựng,...
* Gây ra những vấn đề thách thức cho môi trường
- Sự suy giảm tầng ozon
+ Khái niệm: Tầng ozon là một lớp ozon (O 3) nằm trong tầng bình lưu, chiếm khoảng 90%
lượng ozon trong khí quyển, ở độ cao khoảng 15 – 40 km, trong đó lớp dày nhất chủ yếu nằm ở
độ cao khoảng 25 – 30 km.
Nồng độ ozon cực đại của tầng ozon trong tầng bình lưu khoảng 400ppb. Chiều cao
nồng độ cực đại thay đổi theo vĩ độ khoảng 30 km ở xích đạo và khoảng 15km ở vùng cực.
+ Tác dụng: Ngăn 99% bức xạ UV có hại từ mặt trời tới Trái đất. Do đó tầng ozon có tác dụng
bảo vệ động thực vật trên trái đất khỏi tia có hại từ vũ trụ.
Bảo vệ môi trường

Page 6


+ Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon: do nền văn minh công nghiệp tạo ra các chất khí làm
suy giảm tầng ozon.
+ Hậu quả:
Đã phát hiện ra hai lỗ thủng ozon. Một ở Nam cực mất 80%, một ở Bắc cực 40%.
Tác hại tới chuỗi thức ăn trên cả lục địa lẫn đáy đại dương.
Tác hại tới con người: gây ung thư, theo ước tính nếu suy giảm 1% ozon thì tăng 2-4%

số ca ung thư.
- Mưa axit:
+ Khái niệm: Mưa axit là mưa mà pH < 5,7
+ Nguyên nhân: Do NOx và SOx tồn tại trong khí quyển. Dưới tác dụng của các bức xạ mặt trời,
môt số chất mang và nước xảy ra phản ứng quang hóa tạo ra các axit HNO 3, H2SO4. Các axit
này hấp thụ bởi các giọt mưa và rơi xuống mặt đất. Người ta gọi đó là mưa axit.
+ Nguồn gốc: do cháy rừng, hoạt động của núi lửa, hoạt động của con người tạo ra NOx, SOx.
+ Tác hại: Hủy hoại hệ sinh thái, tổn hại tới chuỗi thức ăn; hủy hoại các công trình xây dựng,
hủy hoại mùa màng.
- Hiệu ứng nhà kính
+ Khái niệm: Trái đất được bao bọc bởi một lớp khí H 2O, CO2, CH4, N2O, CO, CFCs.
Lớp khí này cho phép sóng ngắn phát xạ từ mặt trời, từ vũ trụ xuyên qua nhưng lại hấp thụ các
sóng dài phản xạ từ trái đất lên. Hiện tượng này làm tăng nhiệt độ của trái đất tương tự như
hiện tượng tăng nhiệt độ trong nhà kính, do đó người ta gọi hiện tượng trên là hiện tượng hiệu
ứng nhà kính. Các khí nêu trên được gọi là khí nhà kính, trong đó CO 2 đóng vai trò quan trọng
nhất.
+ Tác dụng của hiệu ứng nhà kính: Làm nhiệt độ trái đất tăng lên đáng kể. Nếu không có
hiệu ứng nhà kính, người ta ước lượng được nhiệt độ trái đất khoảng – 18 0C. Còn nhiệt độ hiện
tại của trái đất khoảng trên 150C.
Tuy nhiên hiện nay do hoạt động của con người khiến nồng độ CO 2 trong khí quyển
tăng cao. Do đó nhiệt độ trái đất tăng lên rất nhanh. Nhiệt độ của trái đất mấy thập kỷ qua tăng
lên 0,50C. Nhiệt độ trái đất tăng lên khiến khí hậu trái đất bị thay đổi. Cụ thể là làm băng ở các
vùng cực tan và tăng thể tích nước trên bề mặt trái đất làm cho nước biển dâng cao gây nguy cơ
ngập các vùng đất thấp. Hiệu ứng nhà kính cũng làm năng lượng tích trong khí quyển nhiều
hơn, gây ra nhiều cơn bão dữ dội,...
2.1.2. Biện pháp khắc phục
a) Biện pháp pháp luật
Dựa vào bộ luật hình sự (1999) và luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005 để xử lý
các vi phạm về gây ô nhiễm không khí.
Bảo vệ môi trường


Page 7


b) Biện pháp tuyên truyền giáo dục
Là biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của người dân về ô nhiễm không khí, khuyến khích
tham gia các hoạt động ngăn ngừa, phòng, chống ô nhiễm không khí xảy ra. Bao gồm: dùng
các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, khẩu hiệu, các hoạt động vì môi trường, các
website, ....
c) Biện pháp kinh tế
Là biện pháp dùng các công cụ quản lý kinh tế trong quản lý môi trường để hạn chế các
hành vi gây ô nhiễm không khí. Nội dung các công cụ đó là:
- Thuế và phí môi trường
- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay “Cota ô nhiễm”
- Ký quỹ môi trường
- Trợ cấp môi trường
- Nhãn sinh thái
c) Biện pháp khoa học công nghệ
* Biện pháp làm sạch mang tính vĩ mô
Là các biện pháp thể hiện ở quy mô lớn cho từng khu, từng vùng hoặc rộng hơn. Các
biện pháp này mang tính chiến lược, hiệu quả cao nhưng đòi hỏi thời gian dài. Các biện pháp
này bao gồm:
- Hạn chế tác động của con người vào thiên nhiên: hạn chế đốt rừng, khai thác rừng,
khoáng sản...
- Chống sa mạc hóa
- Giảm phát thải khí thải
- Quy hoạch vùng, thành phố, khu công nghiệp,... theo hướng thân thiện với môi trường.
- Trồng cây xanh, trồng rừng.
* Biện pháp làm sạch mang tính cục bộ:
Là biện pháp làm sạch không khí ở tầm cỡ quy mô nhỏ như các công ty, xí nghiệp, cụm

công nghiệp hay khu công nghiệp.
- Sản xuất sạch hơn: là quá trình cải tiến liên tục sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch
vụ để giảm sử dụng tài nguyên, phòng ngừa gây ô nhiễm môi trường không khí, giảm phát thải
tại nguồn và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Sản xuất sạch hơn có thể là:
+ Cải tiến công nghệ để giảm tạo ra chất thải, hiệu quả sản xuất cao.
+ Thay thế những nguyên nhiên liệu thải ra ít chất độc hại bằng các nguyên nhiên liệu
hiệu quả hơn hoặc ít độc hại hơn.
Bảo vệ môi trường

Page 8


+ Tái sử dụng chất thải – chất thải là nguyên liệu của một quá trình sản xuất khác.
+ Sử dụng tuần hoàn chất thải.
- Biện pháp quản lý vận hành sản xuất
Là quá trình quản lý sản xuất, thực hiện nghiêm túc các thao tác công nghệ đảm bảo an
toàn, tiết kiệm, giảm tới mức tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường.
- Giải pháp xử lý cuối nguồn: là tập trung chất thải lại và xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn sau đó
thải ra môi trường.
2.2. Chất lượng nước, ô nhiễm nước và biện pháp chống
2.2.1. Chất lượng nước
Chất lượng nước được đặc trưng bởi các chỉ tiêu hóa học, lí học và sinh học.
- Chỉ tiêu lí học: nhiệt độ, hàm lượng cặn, độ màu, độ cứng, mùi và vị của nước, độ
phóng xạ trong nước
- Chỉ tiêu hóa học: Hàm lượng ôxy hòa tan (DO), độ pH, độ kiềm, độ ôxy hóa (BOD),
hàm lượng sắt, hàm lượng mangan, axit silic, các hợp chất của nitơ, Clorua và sunfat, các hợp
chất photphat, Iot và florua, các chất khí hòa tan.
- Chỉ tiêu về vi sinh vật: vi trùng và vi khuẩn, phù du rong tảo.
Chất lượng nước được đánh giá bằng nồng độ cho phép tới hạn các chất độc hại và trạng
thái vệ sinh chung. Mỗi đối tượng sử dụng nước (nước sinh hoạt, nước dùng cho công

nghiệp...) có yêu cầu nhất định về nồng độ tới hạn và vệ sinh riêng.
2.2.2. Ô nhiễm nước
a. Khái niệm
Nguồn nước được coi là bị ô nhiễm khi thành phần và tính chất lý, hóa học của nước bị
thay đổi không đảm bảo chất lượng của nguồn cung cấp cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống
và các mục đích khác.
b. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Bao gồm hai nguyên nhân:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt... Nước mưa rơi
xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp ... kéo theo các chất bẩn xuống
sông hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt
động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp, ... vào môi
trường nước.
c. Các chất gây ô nhiễm nguồn nước

Bảo vệ môi trường

Page 9


- Các chất thải hữu cơ: sinh hoạt, phế phẩm của nông nghiệp (chăn nuôi), công nghiệp
chế biến thực phẩm,...
- Các chất thải vô cơ: khai thác khoáng sản, sản xuất kim loại,...
- Các chất độc hại khác: các chất phóng xạ, hóa chất bảo vệ thực vật khó phân hủy, ... do
các nhà máy sản xuất...
2.2.3. Biện pháp khắc phục
a) Biện pháp pháp luật
b) Biện pháp tuyên truyền giáo dục
c) Biện pháp kinh tế

d) Biện pháp khoa học công nghệ
* Các phương pháp xử lý đơn giản
- Song chắn rác: là phương pháp sử dụng ở hầu hết các công trình xử lý nước thải, nhằm
giữ lại những vật thô có kích thước lớn như: cành cây, giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, đất, đá, gỗ ....
trước khi đi vào công trình xử lý tiếp theo.
- Hố xử lý: Cho nước thải chảy xuống một cái hố hay rãnh đào. Từ hố hay rãnh đào,
nước thải thấm qua đất và trải qua quá trình được làm sạch. Phương pháp này chỉ dùng khi lưu
lượng dòng nước thải bé và lớp dưới đất phía dưới có độ rỗng lớn.
- Bãi thấm: Trong diện tích đất đai cho phép, người ta cho nước thải chảy tràn trên mặt
đất có độ dốc xác định. Trên bãi thấm có thể có thảm thực vật thích hợp, chiều dày lớp nước
được xác định sao cho quá trình phân rã sinh học các chất gây ô nhiễm là tối đa. Đất được dùng
làm bãi thấm được tập trung trong rãnh đào ở cuối bãi và dẫn đến kênh tiêu cũng như phương
pháp trên, phương pháp này phải chú ý đến độ sâu tầng nước ngầm.
- Pha loãng: khi lưu lượng của sông lớn, khả năng tự làm sạch của sông là đáng kể và
sông ở xa khu dân cư, nước sông không dùng trực tiếp cho sinh hoạt hàng ngày thì người ta có
thể xả thẳng ra sông với điều kiện lưu lượng của dòng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm
không lớn.
Trong trường hợp này, nước thải được pha loãng nhiều lần, nồng độ các chất hữu cơ gây
ô nhiễm nhỏ, nên quá trình tự làm sạch diễn ra thuận lợi, ít gây tổn hại cho hệ sinh thái nước.
- Ao Oxi hóa: Cho nước thải liên tục vào một cái ao nông, lớp nước trong ao được giữ ở
độ sâu không lớn để cho tình trạng háo khí được duy trì. Kích thước ao đủ lớn sao cho thời gian
lưu lại của nước thải trong ao đủ để quá trình phân hủy sinh học diễn ra thuận lợi, dòng nước đi
ra khỏi ao có độ sạch trong.
Trong ao oxi hóa có mối liên hệ cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn nên quá trình phân hủy
các chất hữu cơ được đẩy mạnh.
* Phương pháp hóa học:
Bảo vệ môi trường

Page 10



- Phương pháp oxi hóa – khử: được sử dụng để loại khỏi nước các kim loại và các hợp
chất của nó như Hg, Cr, As... được dùng để chuyển hóa một số chất độc hại sang dạng ít độc
hại hơn hoặc mất hẳn tính độc.
CrO-24 trong dung dịch thường bị khử đến Cr3+ bằng than hoạt tính, SO2, NaHSO3,
NaHSO4 ... Phản ứng khử CrO-24 bằng NaHSO3 khi pH = 3 - 4.
4H2CrO4 + 6NaHSO3 + 3H2SO4 = 2Cr2(SO4)3 + 3NaSO4 + 10H2O
- Phương pháp trung hòa:
+ Nguyên lý của phương pháp: dựa vào phản ứng hóa học giữa axit và kiềm hoặc giữa muối
với axit hoặc kiềm có trong nước thải, sản phẩm tạo ra là các muối tan hoặc không tan trong
nước.
OH- + H+ = H2O
Dựa vào lượng nước thải cần xử lý, loại nước thải (chứa kiềm hay axit), độ pH cần đạt
để lựa chọn các tác nhân trung hòa rẻ tiền, thiết bị trung hòa đơn giản, dễ vận hành, dễ chế tạo
sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất.
2.3. Ô nhiễm đất và biện pháp chống.
2.3.1. Ô nhiễm đất
a) Khái niệm
Ô nhiễm hay nhiễm bẩn đất là sự làm thay đổi thành phần, cấu trúc, biến dạng của đất
khiến nó không còn được sử dụng vào mục đích mong muốn.
b) Nguyên nhân:
Gồm có 2 nguyên nhân:
- Tự nhiên:
+ Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe 2+,
Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.
+ Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na +,
K- hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật.
+ Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…).
+ Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và
động vật...

- Nhân tạo:
+ Chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất
hóa chất, nhựa dẻo, nylon …
+ Chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,...).
Bảo vệ môi trường

Page 11


+ Chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông
nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân
bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ...
+ Do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị, giao thông vận tải...
2.3.2. Hậu quả của ô nhiễm đất
Quy mô dân số tăng lên, sản lượng công nghiệp thường tăng lên theo tốc độ lớn hơn. Do
đó, một khối lượng lớn hóa chất thải ra của các ngành công nghiệp như: Than, năng lượng, nhà
máy hóa chất, lọc dầu.... được thải vào đất.
Để đảm bảo an ninh và nhu cầu lương thực, thực phẩm, con người thực hiện các hoạt
động quảng canh, thâm canh, tăng vụ. Kết quả là phân bón, thuốc trừ sâu và các vi lượng điều
hòa sinh trưởng được sử dụng tăng lên tỷ lệ thuận với số dân, với khối lượng khổng lồ và tăng
lên nhanh chóng.
Đất bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự suy giảm năng suất lương thực, thực phẩm,
chất lượng lương thực không đảm bảo sự an toàn cho con người và sinh vật. Những cố gắng
của con người nhằm làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm vô hình chung góp phần làm
cho các vấn đề về canh tác ngày càng trở lên bức xúc.
Ô nhiễm đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng
như nước ngầm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và các loài sinh vật...
2.3.3. Biện pháp làm sạch đất
* Làm sạch cơ bản:
Mục đích chính là phòng ngừa sự nhiễm trùng nguồn gốc từ phân. Hệ thống được tạo ra

phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm hoặc nước bề mặt.
- Đề phòng việc rò rỉ hơi thối, làm ô nhiễm không khí và mất mĩ quan.
* Khử các chất thải rắn bằng cách hóa tro, bằng công nghệ hoặc tái chế sử dụng lại trước khi
thải vào đất.
* Đối với những vùng, khu vực đất bị nhiễm kim loại nặng thì có thể áp dụng công nghệ là
dùng thảm thực vật để hạn chế nồng độ của nó....

Bảo vệ môi trường

Page 12


Bài 3
CHỨC NĂNG CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÀI NGUYÊN
a) Khái niệm về tài nguyên
Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát
triển cuộc sống của sinh vật và con người: các dạng vật chất này cung cấp nguyên – nhiên – vật
liệu, hỗ trợ và phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người và thế giới động
vật.
Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung:
• Tài nguyên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng một lãnh
thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ,
từng Quốc gia.
• Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành
qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
Chính hai thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và lợi thế
phát triển của quốc gia giàu tài nguyên.
b) Phân loại tài nguyên

Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người, xã hội loài người càng phát triển, số
loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loài tài nguyên được con người khai thác và sử dụng càng
nhiều. Có thể nói rằng, trong giai đoạn hiện nay, con người có khả năng khai thác và sử dụng
bất kỳ dạng tài nguyên nào có trên trái đất.
Có nhiều cách phân loại tài nguyên:
* Theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 2 loại: tài nguyên tái tạo và tài
nguyên không tái tạo.
- Tài nguyên tái tạo: là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi
được quản lý hợp lý. Ví dụ: nước ngọt, đất, sinh vật, ... Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý
thì tài nguyên tái tạo cũng có thể bị suy thoái và không thể tái tạo được. Ví dụ: nước có thể bị ô
nhiễm, đất có thể bị mặn hóa, xói mòn, ...
- Tài nguyên không tái tạo: tồn tại hữu hạn, sẽ bị mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử
dụng. Ví dụ: tài nguyên khoáng sản, gen di truyền, ...
* Theo mối quan hệ với con người: tài nguyên được chia thành tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên xã hội.
* Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên được chia thành: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, ...
Bảo vệ môi trường

Page 13


Trong đó, tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên đặc biệt thể
hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín
ngưỡng của các cộng đồng người.
2. TÀI NGUYÊN ĐẤT
2.1. Tầm quan trọng
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
- Đất là giá thể sống của mọi sinh vật trên Trái đất.
- Môi trường cho cây trông sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an

ninh lương thực;
- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;
- Nơi cư trú của động vật đất;
- Lọc và cung cấp nước,...
- Địa bàn cho các công trình xây dựng...
2.2. Định nghĩa về đất
Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động
tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có: đá, địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian.
2.3. Hiện trạng tài nguyên đất
a) Trên thế giới
Hiện trạng sử dụng đất của thế giới theo FAO như sau:
- 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh, không sản xuất được
- 20% diện tích đất ở vùng quá khô, hoang mạc cũng không sản xuất được
- 20% diện tích đất ở vùng quá dốc không canh tác nông nghiệp được
- 20% diện tích đất đang làm đồng cỏ
- 10% diện tích đất ở vùng có tầng đất mỏng (núi đá, đất bị xói mòn mạnh)
- 10% diện tích đang trồng trọt
Tài nguyên đất thế giới như sau: Tổng diện tích: 14.777 triệu ha; Đất đóng băng: 1.527
triệu ha; Đất không phủ băng: 13.251 triệu ha. Trong đó: 12% diện tích đất canh tác, 24% diện
tích đất đồng cỏ, 32% diện tích đất rừng và 32% diện tích đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có
khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha.
Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới:
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng
trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hóa, ô nhiễm môi trường,
khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh,
Bảo vệ môi trường

Page 14



10% bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khái thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc
Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.00 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hóa môi trường
đất có nguy cơ làm giảm 10 – 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.
- Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng
quá 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp
hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không
giống nhau: ở Châu Âu, châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương
và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do
hoạt động nông nghiệp.
- Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất,
trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp
12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh
dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh
30 - 50 triệu tấn lương thực.
- Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong
vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất
bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
b) Ở Việt Nam
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới.
Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng 7 triệu ha, đất dốc 25 triệu ha. Trên
50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ
phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91
triệu ha, đất dốc trên 250 gần 12,4 triệu ha.
Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu
người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là
một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam
chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng
suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới.
Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên
xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam

là:
1- Xói mòn, rửa trôi, bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả
quá mức. Theo Trần Văn Ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) trên 60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh
hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức trên 50 tấn/ha/năm.
2- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh
dưỡng,... Tỉ lệ bón phần N:P2O5:K2O trung bình trên thế giới là 100:33:17 còn ở Việt Nam là
100:29:7, thiếu lần và kali nghiêm trọng.
Bảo vệ môi trường

Page 15


3. TÀI NGUYÊN RỪNG
3.1. Tầm quan trọng của rừng
Rừng là thảm thực vật của thân cây gỗ trên bề mặt trái đất, rừng giữ vai trò to lớn đối
với con người như: Cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra ôxi, điều hòa nước, tạo nơi
cư trú cho động vật hoang dã và là nơi cư trú các nguồn gen quý hiếm. Một ha rừng hàng năm
tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxi (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 -10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg oxi tương ứng với lượng oxi do 1.000 – 3.000 m 2 cây xanh
tạo ra trong một năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 2 –
50C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng
10% so với lượng đất xói mòn của vùng có rừng. Vì vậy, tỉ lệ đất có rừng che phủ của một
quốc gia là một chỉ tiêu “an ninh” môi trường quan trọng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại:
- Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn
chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển,
rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
- Rừng đặc dụng: được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng
quốc gia, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ

nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu văn hóa xã hội, nghiên cứu thí nghiệm.
- Rừng sản xuất: được sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, động vật
rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái.
3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng
a) Trên thế giới
Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu
thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau :
- Đầu thế kỷ XX

6 tỷ ha

- Năm 1958

4,4 tỷ ha

- Năm 1973

3,8 tỷ ha

- Năm 1995

2,3 tỷ ha

Tốc độ mất rừng hằng năm của thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị suy
giảm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ
yếu vào các nhóm nguyên nhân sau: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn
thả gia súc, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng, phá rừng để trồng cây đặc sản và cây công
nghiệp, cháy rừng.
b) Ở Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Page 16


Ở Việt Nam, năm 1943 có khoảng 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất, hiện
nay còn 8,7 triệu ha chiếm 28,3%. Trong số đó có 2,8 triệu ha rừng phòng hộ, 5,2 triệu ha rừng
sản xuất, 0,7 triệu ha rừng đặc dụng. Tốc độ mất rừng ở Việt Nam trong những năm 1985-1995
là 200.000ha/năm. Trong đó, 60.000 ha rừng mất do khai hoang, 50.000 ha do cháy, 90.000 ha
do khai thác quá mức gỗ và củi. Mặt khác, trữ lượng gỗ và chất lượng rừng đang bị suy giảm.
Hiện nay Việt Nam có hơn 9,3 triệu ha rừng trong đó hơn 4,9 triệu ha rừng kinh doanh,
3,5 triệu ha rừng phòng hộ và hơn 800.000 ha rừng đặc dụng. Có khoảng 8 triệu người sống ở
vùng rừng núi, 18 triệu người có đời sống gắn liền với rừng.
Rừng nước ta có 12.000 loài thực vật trong đó có nhiều loài gỗ quý hiếm như: Đinh,
Lim, Sến, Cẩm lai, Giáng hương... có khoảng 2300 loài cây dược liệu và đặc sản khác, có hơn
1000 loài chim, 300 loài thú... Rừng nước ta cũng đang bị suy thoái: mức độ mất rừng bình
quân khoảng 200.000ha/năm, trong đó hơn 1/2 là bị tàn phá làm nông nghiệp hoặc bị cháy và
khoảng 1/2 do khai thác gỗ, củi. Rừng nguyên sinh và rừng có giá trị kinh tế cao suy giảm
nhanh, hiện chỉ còn khoảng đến 10%.
Suy giảm rừng gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với môi trường, khí hậu, đất đai, đời
sống và sự phát triển kinh tế xã hội cả nước. Rừng đầu nguồn mất nhiều gây úng lụt, hạn hán,
không điều tiết được lượng nước và gây ra nhiêu thảm họa cho dân cư không chỉ ở khu vực có
rừng mà còn ở khu vực trung du và đồng bằng.
4. TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.1. Tầm quan trọng của nước
- Nước có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của các sinh vật, do đó nước không
thể thiếu được trong cơ thể sống, thường khối lượng cơ thể sinh vật có thể chứa từ 60% đến
90% nước, có khi nước chứa tỉ lệ cao hơn, đến 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột
khoang...
- Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp để tạo ra chất hữu cơ trong quá trình quang

hợp.
- Nước là phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và
các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước tham gia vào các quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật.
- Ngoài ra nước cũng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
4.2. Hiện trạng tài nguyên nước
Nếu tổng số tài nguyên nước là 100% thì 97% là nước mặn, có hàm lượng muối cao,
không thích hợp cho sự sống của con người; 2% dưới dạng băng đá ở hai đầu cực; 1% được
con người sử dụng (30% tưới tiêu; 50% dùng để sản xuất năng lượng; 13% cho sản xuất công
nghiệp và 7% cho sinh hoạt).
Bảo vệ môi trường

Page 17


Nước mưa tạo thành dòng chảy, theo sông ra biển, ngấm xuống đất tạo thành nước
ngầm. Nước được khai thác sử dụng theo nhiều mục đích và mức độ khác nhau ở các nước.
Nước cho nông nghiệp ở Mỹ là 41%, ở Trung Quốc là 87%; cho công nghiệp và năng lượng ở
Mỹ là 49%, ở Trung Quốc là 6%; cho sinh hoạt và thương mại nói chung vào khoảng 8 – 10%.
Nước phân phối rất không đồng đều trên trái đất, 40% dân số thế giới thường bị hạn hán
vào thời điểm nghiêm trọng.
Tài nguyên nước ở Việt Nam rất phong phú. Hệ thống sông ngòi dày đặc, cứ khoảng 20
km dọc bờ biển có một cửa sông, rất thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu.
Với hơn 2.300 con sông dài hơn 10 km, hơn 60% lượng nước sông lại chảy từ nước
ngoài vào, trong đó hơn 90% tập trung vào sông Cửu Long do đó mức độ sử dụng nước còn
phụ thuộc các nước có sông chảy qua.
Lượng nước vào mùa lũ lụt chiếm tới 80%, mùa khô chỉ có 20%. Phù sa các sông khá
nhiều, đặc biệt là sông Hồng và Cửu long: sông Hồng có độ phù sa khoảng 1 kg/m3 nước, hàng
năm cung cấp khoảng 100 triệu tấn phù sa.

Nước ngầm cũng rất phong phú, xấp xỉ 15% tổng trữ lượng nước bề mặt, có thể khai
thác 2,7 triệu m3/ngày. Nước ngầm ở vùng đồng bằng đã bị nhiễm mặn, nhiễm phèn một phần.
Tổng cộng mức cấp nước ở các đô thị đạt khoảng 1,8 – 2 triệu m3/ngày. Trong đó
khoảng 35% dùng cho sinh hoạt, 30% cho sản xuất dịch vụ và chỉ khoảng 60% dân đô thị được
cấp nước. Có khoảng 20 – 40% gia đình Việt Nam được cấp nước sạch (theo WHO). Đặc biệt
mùa khô, tình trạng thiếu nước diễn ra khá phổ biến và nhiều nơi ở mức độ trầm trọng.
Việc thoát nước ở hầu hết các đô thị đều gặp nhiều khó khăn, đặc biệt mùa mưa, do hệ
thống cống rãnh thiếu hoặc bị tắc nghẽn, bị xây lấn lên miệng cống, do hồ ao chứa nước bị lấp
cạn để xây dựng, các kênh rạch bị xây dựng lấn chiếm, bị tắc nghẽn do rác thải.
Việt Nam có hơn 1.000.000 ha mặt nước ngọt và khoảng 400.000 ha mặt nước lợ, nhưng
mới sử dụng được cho thủy sản khoảng 30%. Môi trường mặt nước cũng đang bị ô nhiễm do
nước thải sinh hoạt, công nghiệp, hóa chất nông nghiệp làm cho sản lượng thủy sản suy giảm
nhiều.
Nước ngầm bị khai thác quá mức và bừa bãi, vượt quá khả năng nạp lại cho nên đang bị
suy thoái nặng về số lượng và chất lượng, dẫn đến xâm nhập nước mặn, nước thải, thậm chí có
nơi còn bị lún đất.
Các hồ chứa nước bị bồi lấp nhanh, giảm mạnh trữ lượng nước vào mùa khô, ảnh hưởng
lớn đến sản xuất thủy điện.
Khi dân số tăng, nền kinh tế và sản xuất phát triển thì con người càng tác động mạnh
vào chu trình nước, nhu cầu về nước tăng lên một cách rõ ràng. Mức sử dụng nước của con
người tăng nhanh trong 3 thế kỷ qua, tăng hơn 35 lần, và theo dự đoán, mức sử dụng nước sẽ
tăng từ 30-35% trong năm 2000. Hầu hết các quốc gia, nông nghiệp là nguồn tiêu thụ nước
chính, chiếm khoảng 70% lượng nước cung cấp.
Bảo vệ môi trường

Page 18


Trên thế giới, nhiều nơi dư thừa nước, nhưng không sử dụng được (Ấn độ) vì kém chất
lượng, ngược lại có nơi nước bị cạn kiệt. Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của sự khủng

hoảng nước. Vì vậy, thập kỷ 1980-1990 đã được Liên Hiệp Quốc khởi xướng là "Thập kỷ quốc
tế về cung cấp nước uống và vệ sinh".
Hầu hết các nước đều sử dụng nước mặt (Anh 2/3, Mỹ 3/4, Nhật 9/10). Để giải quyết
tình trạng khan hiếm nước bề mặt, nhiều nước đã tăng cường sử dụng nước ngầm vượt quá tốc
độ khôi phục của nước tự nhiên (Trung Quốc, Ấn Độ) làm tăng mức độ nhiễm mặn của nước
ngầm, sụt lún đất, giảm khả năng tích tụ nước của lớp vỏ.
Ngược lại, nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh, Đông Á và Thái Bình Dương, vào mùa mưa
lượng nước ào ạt gây nên lũ lụt, ngập úng làm chết người và tổn thất hàng tỉ đô la mỗi năm.
5. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
5.1. Tầm quan trọng
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ
Trái đất. Là các thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể
lấy chúng từ kim loại hoặc khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp.
Trữ lượng tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng lớn đến tiềm năng kinh tế của một đất
nước. Một số công dụng của khoáng sản như làm vật liệu xây dựng, máy bay, xe máy (nhôm,
sắt), làm dây điện và các thiết bị điện, các phương tiện thông tin (đồng), làm ắc quy, sơn, hợp
kim, chất phụ gia cho nhiên liệu (chì), kỹ thuật chụp ảnh, hợp kim để hàn, tiền, kỹ thuật chữa
răng, trang sức (bạc). Ngoài ra khoáng sản còn giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
5.2. Hiện trạng
Dấu hiệu về khan hiếm được nghiên cứu nhiều từ những năm 70. Nếu dựa vào trữ lượng
kinh tế và mức tiêu dùng của năm 1974, hầu hết các khoáng chủ yếu chỉ dùng trong vài chục
năm trừ phosphat và Fe. Nếu căn cứ vào trữ lượng kỹ thuật, số năm sử dụng tăng đến hàng
trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Nếu căn cứ vào ngưỡng kỹ thuật, thì dự trữ của tất cả các
khoáng đến hàng triệu năm nữa.
Từ những năm 70 đến nay, trữ lượng kinh tế của một số kim loại tăng hơn tốc độ sử
dụng, nhờ đó tỉ lệ sử dụng trong trữ lượng có giảm xuống (bôxít, thiếc, Zn). Nhiều kim loại còn
lại có tốc độ sử dụng nhanh hơn tốc độ tăng của trữ lượng kinh tế, trữ lượng kinh tế giảm so
với năm 1970.
Mức dùng Cu và Pb tăng nhiều nhất, trữ lượng có thực ngày càng giảm. Dự đoán, Au,
Ag sẽ cạn kiệt trước, rồi tới Cu, Al, Coban.

5.3. Tác động của việc khan hiếm tài nguyên khoáng sản
Giá tài nguyên không tái tạo sẽ luôn tăng trong quá trình sử dụng, đặc biệt khi khan
hiếm xuất hiện thì phát sinh các hoạt động khai thác và sử dụng hợp lý: khuyến khích tăng hiệu
suất và thay thế sử dụng (dùng sợi quang học thay đồng trong viễn thông …).
Bảo vệ môi trường

Page 19


Giá khoáng và những sản phẩm từ khoáng thường bị nhà nước can thiệp, nên giữ giá
thấp (giá điện ở các nước phát triển bằng 1/3 chi phí cung cấp và 1/2 chi phí này ở các nước
phát triển), nhà nước phải trợ giá, đã tác động không tốt đến chi phí kinh tế lẫn môi trường
(tăng tốc độ khan hiếm nhưng không khuyến khích đầu tư vào các công nghệ mới, tạo ra những
sản phẩm thay thế sạch hơn …).
Môi trường - thường ít được chú ý: đốt cháy các nhiên liệu trong quá trình tạo năng
lượng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí; CO2 gây hiệu ứng nhà kính…
5.4. Việt Nam
Nằm trên bản lề của 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của hành tinh: Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải, nên khoáng sản của nước ta phong phú về chủng loại và đa dạng về
loại hình.
- Trữ lượng: sắt 700 triệu tấn, bôxít 12 tỉ tấn, crôm 10 triệu tấn, thiếc 86 ngàn tấn, apartit
1,4 tỉ tấn, đất hiếm 10 triệu tấn. Than, đá quý, chì kẽm, antimonan... cũng có trữ lượng khá.
- Hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu tư cùng với hoạt động thăm dò khoáng còn yếu làm
cho nhiều loại khoáng chưa xác định được trữ lượng, đặc biệt là trữ lượng kinh tế.
- Trữ lượng kim loại không nhiều, khoáng nhiên liệu và phi kim thuộc loại khá. Đứng
thứ 6 trong Châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về dầu khí.
- Quản lý ngành năng lượng và khoáng sản còn phân tán và thiếu phối hợp chặt chẽ,
thiếu quy hoạch khai thác, khai thác bừa bãi làm tổn thất tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Chi phí khai thác thường cao do đa số các mỏ khoáng tập trung ở vùng đồi núi, công
cụ sử dụng lạc hậu …

- Khả năng về dầu khí sẽ tăng lên (hơn Brunei) khi hoạt động thăm dò tiến triển, đặc biệt
là lượng khí thiên nhiên.
Theo Petro Việt Nam, tốc độ khai thác hiện nay từ 8-9 triệu tấn/năm đến năm 2000: 20
triệu tấn/năm và những năm sau dự báo sẽ không dưới 35-40 triệu tấn/năm.
6. TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG
6.1. Khủng hoảng năng lượng
Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội. Con người nguyên thủy cách đây hàng triệu năm, hàng ngày chỉ sử dụng
khoảng 2000 kcal dưới dạng thức ăn nguyên khai. Sự phát minh ra lửa, con người sử dụng
khoảng 10.000 kcal/người/ngày, sang thế kỉ XV tăng lên tới 26.000 kcal/người/ngày , đến giữa
thế kỉ XX tăng lên tới 70.000 kcal/người/ngày. Hiện nay mức độ tiêu thụ trung bình của một
người trên thế giới khoảng 200.000 kcal/người/ngày. Theo tính toán, mức gia tăng tiêu thụ
năng lượng thường có giá trị gấp hai lần mức gia tăng thu nhập GDP. Cùng với sự phát triển,
cơ cấu tiêu dùng năng lượng chuyển từ năng lượng sinh khối chuyển sang năng lượng thương
mại.
Bảo vệ môi trường

Page 20


Phần lớn sự gia tăng tiêu thụ thường tập trung vào loại năng lượng thương mại (điện,
than, xăng dầu, khí đốt...).
Khai thác và sử dụng năng lượng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm môi
trường và các biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nước đang phát triển phải đương đầu với tác động
ô nhiễm cục bộ của chất thải ô nhiễm phát sinh trong khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
như: bụi và khói, các loại khí độc hại CO, CO 2, SO2, NO2, CnHm,..., sự suy thoái tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, ... Môi trường toàn cầu đang đứng trước các biến đổi khí hậu và nóng lên của
bầu khí quyển, do sự gia tăng phát thải khí nhà kính. Việc chuyển đổi nguồn cung cấp năng
lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn khác hiện chưa mang lại hiệu quả.
6.2. Các dạng năng lượng

Tài nguyên năng lượng của Trái đất có thể phân loại thành nhiều tiêu chí khác nhau:
- Theo khả năng tái tạo: năng lượng tái tạo và không tái tạo.
- Theo khả năng gây ô nhiễm: năng lượng sạch, năng lượng gây ô nhiễm.
- Theo khả năng trao đổi và buôn bán: năng lượng thương mại (điện, xăng, dầu, khí hóa
lỏng, than sạch, ...) và phi thương mại.
- Theo bản chất năng lượng: năng lượng BXMT, năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt,
than đá, ...), năng lượng thủy triều, gió, thủy điện, phóng xạ, năng lượng sinh khối (gỗ, củi,...).
6.3. Các tài nguyên năng lượng không tái tạo
a) Than đá
* Than đá: Tổng trữ lượng trên 2.000 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các quốc gia: Nga,
Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ôxtrâylia, có khả năng đáp ứng nhu cầu cho loài người khoảng 200
năm.
Khai thác than đá có tác động đến môi trường. Chế biến và sàng tuyển than đá tạo ra
bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Đốt than đá tạo ra các loại khí độc như bụi, SO 2,
CO2, NOx,… Theo tính toán, một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000MW hằng
năm thải ra môi trường 5 triệu tấn COx, 18.000 tấn NOx, 11.000 - 680.000 tấn chất thải rắn.
b) Dầu mỏ và khí đốt
Là loại năng lượng quan trọng đối với con người, nó chiếm từ 51-62% nguồn năng
lượng của các quốc gia. Tuy nhiên, các mỏ dầu lại phân bố không đều. Một số vùng ở Trung
Đông tập trung lượng dầu lớn trong một diện tích tương đối nhỏ, trong khi ở những vùng khác
lại ít. Bên cạnh chức năng nguồn năng lượng, dầu mỏ và khí đốt còn giữ vai trò là nguyên liệu
của ngành công nghiệp hóa học.
Khai thác và sử dụng dầu mỏ và khí đốt sẽ tạo ra các vấn đề môi trường như: quá trình
khai thác gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, nước, gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu gây ô
nhiễm biển là do khai thác dầu trên biển). Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả
kim loại phóng xạ. Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.
Bảo vệ môi trường

Page 21



6.4. Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu
a) Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt: tồn tại dưới dạng hơi nước nóng và nhiệt thoát ra từ các vùng có
hoạt động núi lửa như: Italia, Aizơlen, Kamchatka (Nga). Năng lượng của các suối nước nóng,
năng lượng của các khối đá macma trong các vùng nền cổ, gradien nhiệt của các lớp đất đá,…
Ưu điểm của chúng là khai thác và sử dụng chúng không gây ô nhiễm môi trường, mất ít
diện tích và không gây khí nhà kính.
b) Năng lượng nguyên tử và năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân hủy hạt nhân
các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch từ nhiên liệu là các đồng vị H, He, Li,…
Ưu điểm là không tạo ra khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện
nguyên tử hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn đối với môi trường bởi sự rò rỉ chất thảiphóng
xạ khí, rắn, lỏng và các sự cố nổ nhà máy.
6.5. Các tài nguyên năng lượng vĩnh cữu và tái tạo
a) Năng lượng bức xạ mặt trời (BXMT)
Năng lượng BXMT vô cùng quan trọng đối với đời sống và môi trường Trái đất. Năng
lượng mặt trời đảm bảo và duy trì dòng năng lượng sinh khối của toàn bộ khí quyển. Năng
lượng mặt trời còn tạo nên các dòng năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển.
Cường độ dòng năng lượng mặt trời đến với trái đất khoảng 2 cal/cm 2/phút. Năng lượng
BXMT có ưu điểm là việc sử dụng nó không tạo ra các hiệu ứng tiêu cực đối với môi trường
sống của con người, nhưng nhược điểm là cường độ yếu và không ổn định, khó chuyển hóa
thành năng lượng thương mại.
b) Thủy năng
Thủy năng được xem là năng lượng sạch của con người. Tổng trữ lượng thủy điện trên
thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng Việt Nam là 30.970 MW, tương ứng với 1,4% tổng
trữ lượng thế giới. Năng lượng thủy năng có nhiều ưu điểm như: có khả năng khai thác quy mô
công nghiệp với giá thành rẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước tạo ra nhiều tác động
tiêu cực tới môi trường như; động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu và thời tiết khu vực mất đất
canh tác, tạo ra lượng CH 4 do phân hủy chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thủy văn hạ

lưu, thay đổi độ mặn của nước khu vực cửa sông ven biển, ngăn chặn sự phát triển bình thường
các quần thể cá trên sông, tiểm ẩn tai biến môi trường cho hệ thống đê điều và các công trình
xây dựng trên sông, ...
c) Các nguồn năng lượng tái tạo khác
Các nguồn năng lượng tái tạo khác bao gồm các loại: năng lượng gió, năng lương thủy
triều, năng lượng sóng và các dòng hải lưu, năng lượng sinh khối.

Bảo vệ môi trường

Page 22


Gió và thủy triều được xếp vào loại năng lượng sạch có công suất bé và thích hợp cho
một số khu vực ở xa như: các hải đảo, vùng núi xa khu vực đô thị,...
Nguồn năng lượng sinh khối truyền thống của con người là gỗ củi. Loại năng lượng này
hiện đạng được dân cư các nước đang phát triển sử dụng với quy mô rộng lớn (35% tổng các
nguồn năng lượng sử dụng). Bên cạnh các loại gỗ củi, năng lượng sinh khối còn được khai thác
từ các chất thải nông nghiệp (rơm rạ, thân và lá các loại cây trồng), rác thải sinh hoạt và chất
thải chăn nuôi. Mô hình sản xuất khí sinh học tại gia đình là một trong các dạng sử dụng năng
lượng sinh khối tối ưu ở các nước phát triển hiện nay.
7. TÀI NGUYÊN SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Tài nguyên sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được, vô cùng
phong phú và đa dạng, nhiều tiềm năng. Theo dự đoán thì trên hành tinh chúng ta đang sống có
khoảng 13 - 14 triệu loài (cho đến nay, chúng ta mới chỉ biết khoảng hơn 1,7 triệu loài trong số
đó). Theo ước tính, hằng năm nguồn TNSH này đã đem lại cho thế giới những nguồn lợi trị giá
khoảng 40 tỉ đôla Mĩ. Tuy nhiên, do sự khai thác quá nhanh vì các mục đích thương mại, nguồn
tài nguyên phong phú này đang có nguy cơ bị cạn kiệt nhanh chóng do tốc độ khai thác của con
người vượt quá khả năng tự phục hồi của chúng. Trên thực tế, đã có rất nhiều loài động, thực
vật bị tuyệt chủng, dẫn đến cân bằng sinh thái bị nhiễu loạn và kéo theo nó là một loạt những
thảm hoạ tự nhiên vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người.

Động vật của nước ta khá đa dạng và phong phú, đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới.
Hệ sinh thái động vật gồm 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài
côn trùng và các động vật xương sống khác. Hệ sinh thái thực vật gồm 11.373 loài thực vật bậc
cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm ... Tuy nhiên, hiện nay nguồn
tài nguyên này ở nước ta đang có nguy cơ bị đe dọa do một số nguyên nhân sau:
- Khai thác tài nguyên quá mức
- Chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu cơ sở khoa học.
- Sự du nhập các loài ngoại lai.
- Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
- Sức ép gia tăng dân số.
Trước nguy cơ về thảm họa diệt vong của thế giới động vật, con người đã có nhiều biện
pháp ngăn chặn, đã thành lập quỹ bảo vệ cuộc sống các loài hoang dã (WWF), công ước cấm
buôn bán động vật hoang dã (CITES), công bố Sách đỏ và đặc biệt là thành lập các vườn quốc
gia, khu dự trữ thiên nhiên và sinh quyển. Đến năm 1985 thì 65 nước cơ 243 khu dự trữ sinh
quyển được thành lập với tổng diện tích lên tới 121 triệu ha cùng với 325 khu bảo vệ các vùng
đất ngập nước trong khuôn khổ của chương trình “con người và sinh quyển” của UNESCO.
8. QUAN HỆ SINH THÁI GIỮA CON NGƯỜI VỚI CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN
Con người khi sinh ra là có nhu cầu về tiêu thụ tài nguyên, tuy nhiên dân số ngày càng
tăng và chất lượng cuộc sống con người luôn cải thiện, do đó, các công cụ và phương thức sản
Bảo vệ môi trường

Page 23


×