Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Khảo sát ngôn ngữ người dẫn chương trình truyền hình qua kênh BiBi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 156 trang )

Lời cảm ơn

Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin cảm ơn cô
giáo ……….đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn…….., các
thầy cô giảng dạy tại trường ………..đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn
nhận được sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong
gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 - 2015
Tác giả luận văn

1


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “…………” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của
riêng mình !

Hà Nội, ngày ………….

Người cam đoan

2



Những từ viết tắt

BTV: Biên tập viên
ĐD: Đạo diễn
DCT: Dẫn chương trình
TH: Truyền hình
KTV: Kĩ thuật viên

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Thống kê về cách phát âm chuẩn của người dẫn chương
trình trên kênh BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2014 (tính theo %
chương trình)
Bảng 2. Thống kê đánh giá của công chúng về cách phát âm của
người dẫn chương trình trên kênh BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng
12/2014 (tính theo % người được hỏi)
Bảng 3: Thống kê tốc độ nói của người dẫn chương trình trên kênh
BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2014 (tính theo % chương trình)
Bảng 4. Thống kê âm lượng, cao độ, trường độ của người dẫn
chương trình trên kênh BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2014 (tính
theo % chương trình)
Bảng 5: Thống kê tỉ lệ sử dụng các từ ngữ của người dẫn chương
trình truyền hình thiếu nhi trên kênh BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng
12/2014 (tính theo % chương trình)
Bảng 6: Thống kê tình thái từ được người dẫn chương trình sử dụng
trên chương trình truyền hình thiếu nhi trên kênh BiBi từ tháng

3/2013 đến tháng 12/2014
Bảng 7: Thống kê từ ngữ khích lệ, động viên trong chương trình
truyền hình thiếu nhi trên kênh BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng
12/2014

4


Bảng 8: Thống kê tỉ lệ sử dụng các kiểu câu của người dẫn chương
trình truyền hình thiếu nhi trên kênh BiBi từ tháng 3/2013 đến tháng
12/2014 (tính theo % chương trình)
Bảng 9. Hình ảnh của một người dẫn chương trình hoàn hảo trên
kênh BiBi (tính theo % người được hỏi)

5


MỤC LỤC

...............................................................................................................................
MỞ ĐẦU..............................................................................................................
NỘI DUNG........................................................................................................
Chương I..........................................................................................................
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......................................
Chương II.........................................................................................................
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ LỜI NÓI DẪN CHƯƠNG
TRÌNH TRÊN KÊNH BIBI.............................................................................

2.1. Về ngữ âm...................................................................................44
2.2 Về từ vựng....................................................................................53

Chương III.......................................................................................................
NHỮNG KINH NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO HƠN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
LỜI NÓI CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH TRUYỀN
HÌNH BIBI......................................................................................................

3.1Về nhận thức..................................................................................83
3.2. Về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực..........................87
3.3. Về cơ chế chính sách..................................................................97
KẾT LUẬN......................................................................................................112
...........................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................115
PHỤ LỤC.........................................................................................................118

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

6


Dân gian ta có câu: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”. Câu tục ngữ
này cho thấy tầm quan trọng của việc học nói đối với trẻ nhỏ. Ở tuổi
lên ba, các trung khu ngôn ngữ ở vỏ não, cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ
(tai) và cơ quan phát âm (dây thanh đới, họng, môi, lưỡi) của trẻ đã
đến thời kỳ tương đối hoàn thiện. Về mặt tâm lý, ở tuổi này trẻ rất
ham nói. Đặc biệt từ khoảng 20 tháng trở ra, trẻ có thể nói suốt ngày,
do đó sự phát triển ngôn ngữ đạt được tốc độ rất nhanh, mà sau này
lớn lên, khó có giai đoạn nào sánh bằng.
Trẻ có được một tốc độ phát triển ngôn ngữ nhanh như vậy là
còn nhờ quá trình hoạt động với thế giới xung quanh, sự chú ý tìm

hiểu của trẻ đối với các thuộc tính, công dụng của đồ vật ngày càng
tăng khiến cho trẻ thấy cần có sự giúp đỡ của người lớn ngày càng
nhiều hơn, và phương thức giao tiếp với người lớn cũng dần dần
được thay đổi.
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng, trẻ em ngày nay chịu
sự ảnh hưởng không nhỏ của truyền hình. Sự ra đời của hàng loạt
chương trình, hàng loạt kênh chuyên biệt dành cho thiếu nhi giúp cho
bữa ăn tinh thần của các em ngày càng phong phú. Đương nhiên, các
chương trình truyền hình dành cho các em phải đảm bảo được yếu tố
đầu tiên, đó là giáo dục. Các chương trình dạy kĩ năng, dạy hát, dạy
múa, kể chuyện phải có những chuẩn mực nhất định trong sử dụng
ngôn ngữ, nhằm truyền tải tới các em những thông điệp trong sáng,
ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Chỉ có vậy, truyền hình mới đạt được cả 2
mục đích là thông tin và giáo dục đối với đối tượng khán giả đặc biệt
này. Hay nói cách khác, hiệu quả của tác phẩm truyền hình không
thể tách rời khả năng sử dụng ngôn ngữ của người làm báo, mà trong

7


chương trình thiếu nhi, chúng tôi đề cao khả năng sử dụng ngôn ngữ
của người dẫn chương trình.
Lý luận báo chí đã cho chúng ta biết: Mỗi loại hình báo chí
khác nhau, với những đặc trưng riêng của mình có ngôn ngữ thể hiện
khác nhau. Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh (bao
gồm từ ngữ, tiếng động, âm nhạc). Nói cách khác, truyền hình tác
động vào công chúng cả bằng thị giác và thính giác. Và giống như
các loại hình báo chí khác, ngôn ngữ truyền hình phải đảm bảo
những tiêu chuẩn nhất định như tính chính xác, khách quan; tiết
kiệm, ngắn gọn; tính chất phổ cập - xã hội.

Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (NXB Thông tấn, 2009) phần
mở đầu tác giả Vũ Quang Hào có viết: “Nói đến “ngôn ngữ báo chí”,
nếu hiểu “báo chí” không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là báo chí
được hiểu gồm báo in, báo phát thanh và báo hình thì có thể nói rằng,
ở tập bài giảng này ngôn ngữ báo hình hoàn toàn bị bỏ ngỏ, do chỗ
chúng tôi không thể tự xác định được phạm vi khảo sát. Lý do là ở
chỗ, theo chúng tôi, ngôn ngữ truyền hình – với tư cách là ngôn ngữ
của một loại hình truyền thông đại chúng (cho đám đông) đang
“nhòe” vào miền của ngôn ngữ hàn lâm (kiểu ngôn ngữ của các
chương trình khoa giáo) và vào miền của các ngôn ngữ khác, như
ngôn ngữ nghệ thuật – cả nghệ thuật tạo hình lẫn nghệ thuật biểu
hiện – (kiểu ngôn ngữ của các chương trình văn hóa, văn nghệ, điện
ảnh…).” Chính từ nhận định này mà các công trình nghiên cứu về
ngôn ngữ truyền hình những năm gần đây đã bắt đầu được quan tâm
nhiều hơn nhưng riêng phạm vi khảo sát “lời nói của người dẫn
chương trình trong các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi”
chưa được quan tâm nghiên cứu sâu để tìm ra các giải pháp nâng cao
8


chất lượng, sao cho xứng với vị trí và vai trò của truyền hình, đặc
biệt là truyền hình dành cho đối tượng công chúng là trẻ em từ 0-12
tuổi.
Ra đời ngày 1/6/2006, cho đến nay kênh truyền hình thiếu nhi
BiBi là kênh truyền hình duy nhất do Đài Truyền hình Việt Nam đầu
tư sản xuất dành riêng cho lứa tuổi từ 0-12 tuổi. Trong bối cảnh một
số kênh truyền hình khác cũng có những chương trình dành cho lứa
tuổi thiếu nhi như KidsTV & Family (VTC11), HTV3 (kênh truyền
hình thiếu nhi và gia đình), VTV6 (kênh truyền hình dành cho thanh
thiếu niên) thì duy nhất kênh BiBi định vị nhóm khán giả mục tiêu là

trẻ em từ 0-12 tuổi. Đây là giai đoạn đầu đời cực kì quan trọng.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều bậc cha mẹ đã dành nhiều thời gian tìm
hiểu các kiến thức nuôi dạy, chăm sóc trẻ ở lứa tuổi này. Với mục
đích đồng hành cùng các em nhỏ trong những năm đầu đời, kênh
BiBi xây dựng các chương trình phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý
của các em. Các chương trình giáo dục, giải trí của kênh luôn có tiêu
chí nhẹ nhàng, sinh động và gần gũi với các em, vừa đáp ứng nhu
cầu thông tin phong phú vừa mang tính giáo dục, nâng cao hiểu biết,
nhận thức cho các em nhỏ. Với những nét đặc thù như vậy nên ngôn
ngữ dẫn chương trình trên kênh truyền hình BiBi cũng có những đặc
điểm riêng. Học viên nhận thấy những đặc điểm riêng đó rất cần
được nghiên cứu nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Việc
nghiên cứu khảo sát để một mặt, thấy được sự phát triển của ngôn
ngữ truyền hình nói chung, mặt khác giúp cho người sản xuất
chương trình có cơ sở nâng cao hiệu quả truyền thông nói riêng, góp
phần đưa ra những giải pháp nhằm chuẩn hóa lời nói của người dẫn
chương trình trong chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi. Nói
cách khác, công trình của chúng tôi có ý nghĩa cấp thiết về cả lý luận
9


và thực tiễn, là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống về vấn đề này.
Học viên chọn một số chuyên mục phát sóng trên kênh BiBi từ
tháng 3/2013 đến tháng 9/2014 như Xúc Xắc – Lúc Lắc, Trổ tài cùng
bé, Vương quốc Tại sao, Nhảy cùng BiBi và Ngôi sao BiBi để khảo
sát là vì: Từ khi ra đời vào năm 2006 cho đến nay, kênh BiBi đã có
những thay đổi đáng kể nhằm làm phong phú, đa dạng nội dung và
thể loại chương trình dành cho thiếu nhi. Các chuyên mục nói trên
đều nhằm vào lứa tuổi từ 0-12 tuổi, đây là lứa tuổi đang hoàn thiện

dần các kĩ năng sống, các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ tháng
3/2013, các chương trình này đã có thay đổi cơ bản về mặt nội dung
và được sắp xếp vào khung giờ phát sóng hợp lý, có tính định kì
hàng tuần, tạo được sự yêu mến nhất định với các em nhỏ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về đề tài ngôn ngữ truyền hình, đã có một số công trình nghiên
cứu và sách, tài liệu phục vụ giảng dạy đã được xuất bản, nhưng các
khái niệm, định nghĩa được đưa mới mang tính khái quát chung như
cuốn “Tác phẩm báo chí tập 1” do TS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên, Giáo
trình nghiệp vụ báo chí, tập 1, Hà Nội 1978 của Khoa Báo chí, Trường
tuyên huấn Trung ương; Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên;
Ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào – NXB Thông tấn, Hà Nội
2009. Tác giả Trần Bảo Khánh có đề cập đến đặc trưng của ngôn ngữ
truyền hình trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình”. Tác giả
đã phân tích và chỉ ra được cấu tạo của ngôn ngữ truyền hình gồm
những gì, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, đây là những
khái niệm cơ bản về ngôn ngữ truyền hình. Ngoài ra còn có “Đặc
điểm ngôn ngữ phóng sự ngắn truyền hình”- luận văn tốt nghiệp đại
10


học báo chí, Nguyễn Kiều Hưng, tháng 6/2001. Luận văn cao học của
một số học viên như “Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam: vấn đề và thảo
luận” của Phan Quốc Hải, “Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin Thời
sự - Đài Truyền hình Việt Nam” của Mai Thị Minh Thảo, “Khảo sát
ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên – Huế” của Hoàng
Lê Thúy Nga, “Nhận diện đặc điểm ngôn ngữ trên kênh truyền hình
O2TV” của Phạm Quỳnh Trang, “Ngôn ngữ phóng sự trên VTV1 –
Đài Truyền hình Việt Nam” của Bùi Minh Hằng. Các công trình nói
trên đều đưa ra được những khái quát cơ bản về ngôn ngữ truyền hình

dành cho đối tượng công chúng là người lớn hoặc ngôn ngữ về những
lĩnh vực chuyên biệt như sức khỏe, thời sự, chính trị... Có một công
trình nghiên cứu mang tên “Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em trên
kênh truyền hình BiBi” của Lê Thị Minh Huyền đã nêu được vai trò
của kênh truyền hình BiBi đối với vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ
em, tuy nhiên công trình không đi sâu vào nghiên cứu, phân tích lời
nói của người dẫn chương trình, đặc biệt là “ngôn ngữ lời nói dẫn
chương trình truyền hình thiếu nhi”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trình bày một cách toàn diện và hệ
thống thực trạng ngôn ngữ lời nói dẫn chương trình trong các chương
trình thiếu nhi trên kênh BiBi, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị,
giải pháp nâng cao hiệu quả và chuẩn hóa trong việc sử dụng ngôn
ngữ của người dẫn chương trình.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
11


-

Hệ thống hoá một số khái niệm có liên quan đến đề tài

nghiên cứu.
-

Nghiên cứu lý luận báo chí về ngôn ngữ trên báo chí nói


chung và ngôn ngữ trên truyền hình nói riêng để từ đó thấy được
những chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí nói chung và ngôn ngữ trên
truyền hình nói riêng.
-

Khảo sát phần lời nói của người dẫn chương trình trong

các chương trình thiếu nhi trên kênh BiBi – Đài Truyền hình Việt
Nam từ tháng 3/2013-12/2013, từ đó phân tích, rút ra được những
đặc điểm nổi bật về phần lời nói của người dẫn chương trình trong
tác phẩm trên kênh truyền hình chuyên biệt cho đối tượng trẻ em từ
0-12 tuổi.
-

Lập bảng điều tra về mức độ nhận thức của công chúng đối

với những kiến thức mà chương trình đưa ra.
-

Kết hợp với kết quả khảo sát và kết quả điều tra bằng bảng

hỏi đưa ra một số kinh nghiệm về việc sử dụng lời nói của người dẫn
chương trình trên kênh truyền hình chuyên biệt dành cho thiếu nhi.
4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ sử dụng trong một tác phẩm truyền hình bao gồm
nhiều yếu tố cấu thành như hình ảnh, lời và tiếng động. Luận văn chỉ
nghiên cứu về đặc điểm lời nói của người dẫn chương trình truyền
hình dành cho thiếu nhi.
4.2 Giới hạn nghiên cứu:

Khảo sát “lời nói của người dẫn chương trình truyền hình thiếu
nhi” trong chương trình Xúc Xắc- Lúc Lắc, Trổ tài cùng bé, Nhảy

12


cùng BiBi, Vương quốc Tại sao, Ngôi sao BiBi trên kênh BiBi – Đài
Truyền hình Việt Nam từ tháng 3/2013-9/2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm lời nói của người dẫn
chương trình trên kênh truyền hình BiBi dựa trên cơ sở lý luận của
Triết học duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan
điểm lịch sử - cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng,
văn hoá, xã hội học...và các môn khoa học khác.
Luận văn sẽ sử dụng những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin và Hồ Chí Minh về báo chí và truyền hình, dựa trên những
khái niệm, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực...của báo chí và ngôn
ngữ để nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ chú trọng sử dụng
các phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê, so sánh,
phân loại các tư liệu về ngôn ngữ.
- Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong việc khảo sát
các công trình nghiên cứu, sách lý luận, các văn bản, chỉ thị, nghị
quyết… có liên quan đến báo chí nói chung và truyền hình nói riêng,
đặc biệt liên quan đến vấn đề ngôn ngữ, lời nói sử dụng trong
chương trình truyền hình.
- Phương pháp khảo sát thực tế được vận dụng để làm sáng tỏ
thực trạng sử dụng ngôn ngữ lời nói dẫn chương trình trên kênh BiBi
hiện nay.


13


- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các em nhỏ, phỏng vấn
phụ huynh, giáo viên của các em về mức độ tiếp nhận thông tin của
chương trình.
- Phương pháp thống kê, so sánh: so sánh với một số chuyên
mục cho trẻ em cùng lứa tuổi từ 0-12 trên kênh VTV3, VTV6.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi và
phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu mức độ tiếp nhận của công
chúng với thông tin trong các chuyên mục trên.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá
các cứ liệu, các kết quả điều tra từ đó đánh giá,rút ra những luận
điểm khoa học, đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả cho chương trình.
6. Đóng góp mới của đề tài
6.1 Về mặt lý luận
Đề tài cố gắng nghiên cứu tương đối có hệ thống các khái niệm
về ngôn ngữ, ngôn ngữ trên truyền hình, đồng thời đưa ra lý luận
bước đầu về đặc trưng “lời nói của người dẫn chương trình truyền
hình thiếu nhi” (từ 0-12 tuổi).
6.2 Về mặt thực tiễn
Những nghiên cứu, đánh giá, nhận xét trong luận văn sẽ đóng
góp kinh nghiệm cho những người trực tiếp thực hiện sản xuất
chương trình trên kênh truyền hình BiBi để nâng cao hơn nữa hiệu
quả của chương trình.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
14


Chương II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ LỜI
NÓI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRÊN KÊNH BIBI
Chương III: NHỮNG KINH NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO HƠN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LỜI NÓI CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG
TRÌNH TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH BIBI.

15


NỘI DUNG

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Lời nói
Muốn hiểu về lời nói, đầu tiên chúng ta cần hiểu ngôn ngữ là
gì. Theo Ferdinand de Saussure – nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ, trong
Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra: “Ngôn ngữ là một hệ
thống dấu hiệu biểu hiện những ý niệm. Nó vừa là một sản phẩm xã
hội của năng lực ngôn ngữ, vừa là một hợp thể gồm những quy ước
tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân vận
dụng năng lực này” [2,2]. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất,
ngôn ngữ là một hệ thống những âm, những từ được kết hợp với
nhau theo những quy tắc nhất định, được cộng đồng xã hội thừa
nhận, dùng làm phương tiện thể hiện tư duy và giao tiếp giữa các

thành viên trong cộng đồng người đó. Ngoài ra, nó còn là phương
tiện để truyền đạt các giá trị văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
Từ đó, chúng ta đưa ra định nghĩa lời nói. Lời nói là “chuỗi liên
tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theo các quy luật và
chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nội dung
(tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý chí...) cụ thể” [2,2]. Như vậy, lời nói
là sản phẩm của hoạt động nói năng của con người, nhằm mục đích
16


biểu hiện tư duy, giao tiếp, định hướng hành động. Chất liệu để tạo
nên lời nói là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng
khả năng tiềm tàng, còn lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện
thực hoá, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với những nội dung cụ
thể… Trong giao tiếp, người ta chỉ tiếp xúc trực tiếp với các lời nói.
Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị
chung, làm cơ sở để cấu tạo lời nói. Ngôn ngữ được hiện thực hoá
trong lời nói. Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng
nhất. Lời nói lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Không có ngôn ngữ thì
không có lời nói, nhưng ngược lại, lời nói lại cần thiết cho ngôn ngữ
được xác lập và phát triển. Không có lời nói, ngôn ngữ sẽ bị diệt
vong.
Cấu tạo của lời nói gồm 3 thành tố: ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp. Ngữ âm là hệ thống các tín hiệu âm thanh được phát ra khi con
người thực hiện quá trình giao tiếp, vừa nhằm biểu đạt nội dung
thông tin, vừa nhằm tạo sự biểu cảm của lời nói. Từ vựng là toàn bộ
các từ, cụm từ cố định của một ngôn ngữ, là vật liệu xây dựng nên
ngôn ngữ và lời nói. Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết
hợp từ thành cụm từ, câu.

Trong giao tiếp bằng lời nói trên truyền hình (hay trong đời
sống nói chung), câu còn được gọi bằng thuật ngữ khác là phát ngôn.
Phát ngôn thì được nói lên còn câu thì được viết ra. Tất nhiên, phát
ngôn khác với câu ở chỗ, nhờ ngữ điệu, âm sắc giọng nói, hoàn cảnh
phát ngôn, mà một câu cấu tạo theo kiểu nghi vấn có thể được sử
dụng như một mệnh lệnh (ví dụ, chị dọa em: Mày có nín không?),
như một lời cảm thán (ví dụ: Có chồng con nhà ai như thế này
không? Trời ơi là trời!)… Nhiều khi hình thức phủ định lại diễn đạt ý
17


khẳng định, và ngược lại, hình thức khẳng định cũng có thể diễn đạt
ý phủ định.
Lời nói là một trong ba yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình.
Lời nói truyền hình là sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm
thanh của những đối tượng tham gia vào hoạt động trao đổi thông tin
trên sóng đài truyền hình với tư cách là cơ quan báo chí. Trên truyền
hình, có lời nói của nhà báo và của nhân chứng - công chúng. Lời nói
của nhà báo là dạng lời nói chính yếu nhất. Có thể hiểu, lời nói của
nhà báo truyền hình là sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm
thanh của nhà báo, được phát trên sóng, nhằm mục đích trao đổi
thông tin giữa nhà báo –đại diện cho đài truyền hình, với công chúng
khán giả.
Nếu xét theo chủ thể phát ngôn, có thể chia thành lời nói của
biên tập viên, phát thanh viên, phóng viên.
Lời nói của phóng viên: Phóng viên là những người làm công
tác thu thập thông tin, sáng tạo tác phẩm. Trong các chương trình
thời sự truyền hình hiện nay, lời nói phóng viên xuất hiện khá dày.
Họ thường nói tin, bài phản ánh, phóng sự... tại hiện trường hoặc
tham gia đọc lời bình cho các tác phẩm có hậu kỳ. Phóng viên

thường sử dụng ngay cách đọc, nói tự nhiên vốn có để trình bày tác
phẩm. Cách nói, cách đọc thường do học tập nhau, do kinh nghiệm
mà nên. Chính vậy, nhiều giọng có thể còn hơi thô ráp, kỹ thuật vận
dụng cao độ, cường độ, trường độ, nhịp độ, âm sắc chưa nhuần
nhuyễn. Nhưng, do thật sự hiểu và có tình cảm với sự kiện, con
người thực tế, phóng viên có thể trình bày một cách giàu cảm xúc,
khiến tác phẩm trở nên thân mật, gần gũi với khán giả hơn.

18


Lời nói của biên tập viên: So với lời nói của phóng viên, lời
của biên tập viên thường có chất giọng đẹp, phong cách nói mềm
mại, ấm áp, truyền cảm do họ được lựa chọn từ đội ngũ nhà báo có
nhiều kinh nghiệm trong công tác biên tập, đọc, nói. Hiện nay, trong
chương trình thời sự, người dẫn chương trình là biên tập viên, hoặc
phóng viên kiêm biên tập viên. Họ thường xuất hiện trong các trường
quay nhỏ có cách bài trí đơn giản, sử dụng phong cách đơn thoại, với
lối trình bày theo hình thức ”giả nói”, tức là đọc mà như nói. Nội
dung lời dẫn đã được chuẩn bị trước giúp họ tự tin, điềm đạm hơn
trong trình bày thông tin.
Lời nói của phát thanh viên: Khác với nhiều nước trên thế giới
xem phát thanh viên là tất cả những người đọc, nói trên sóng, bao
gồm cả phóng viên, biên tập viên, ở Việt Nam hiện nay, phát thanh
viên là chức danh dành riêng cho những người làm công tác đọc.
Yêu cầu chung đối với lời nói của phát thanh viên là chất giọng đẹp,
có nghệ thuật đọc, nói diễn cảm. Nhờ chất giọng chuẩn, cách phát
âm chuẩn, lời nói của họ đã góp phần nâng đỡ tích cực cho nội dung
của hàng triệu tác phẩm, trở thành mẫu mực cho cách phát âm của
người dân trên khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, hiện nay, do

ngôn ngữ của truyền hình hiện đại trong chương trình thời sự là ngôn
ngữ sinh động của đời sống, nên người thể hiện nó hầu như không
phải là phát thanh viên, mà chủ yếu là phóng viên, biên tập viên,
người dẫn chương trình. Điều này cho thấy, truyền hình hiện đại tiến
gần tới lối nói dung dị đời thường, đề cao sự chân tình, gần gũi, thân
mật hơn là đề cao những “chất giọng vàng” đẹp thì rất đẹp nhưng có
phần xa cách với công chúng.
Nếu xét theo vài trò, tính chất, lời nói được chia thành: Lời
19


dẫn, lời bình, hội thoại.
Lời dẫn và lời bình là lời của phóng viên, biên tập viên. Trong
nhiều trường hợp hình ảnh không thể lý giải được toàn bộ thông tin
mà nó đang hàm chứa, hoặc khi hình ảnh là những hình ảnh trừu
tượng gây khó hiểu cho khán giả thì lời bình là cách giải quyết các
khó khăn này. Lời bình có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp tạo
nên mối quan hệ giữa hình ảnh và công chúng, hướng dẫn và giải
thích hình ảnh cho công chúng hiểu một cách chính xác thông tin.
Ngoài ra, thái độ, giọng điệu của người đọc cũng có ảnh hướng rất
lớn trong công việc thuyến phục người xem với những hình ảnh
đang diễn ra trên màn hình.
Nhờ có lời bình mà tư tưởng của tác giả dễ dàng truyền đạt tới
công chúng. Lời bình trong truyền hình là những thông báo, những
phân tích, lý giải, là sự tổng hợp, bình luận, đánh giá những vấn đề
mà tác phẩn đề cập đến. Lời bình chỉ nói cái mà hình không có, hình
không thể diễn đạt được hết nội dung thông tin và nó luôn cần tới
ngôn ngữ để trợ giúp, hoàn thiện mình.
Cùng với lời bình, lời dẫn là yếu tố quan trọng của truyền
hình. Phần lời dẫn trên truyền hình được xem là phần quan trọng

không kém phần lời bình trong phần nội dung chính của tác phẩm
truyền hình.
1.1.2 Chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình được hiểu là sản phẩm cuối cùng của
truyền hình, là những nội dung được phát sóng theo kế hoạch định kỳ
của một ngày, một tuần hay một tháng. Như vậy, chương trình truyền
hình gần như bao hàm cả quá trình sáng tạo ra một sản phẩm chung.
Những tác phẩm riêng lẻ sẽ được tổ chức thành các chuyên mục
20


hoặc được sắp xếp theo một mẫu nào đó của đài để tạo nên các
chương trình. Trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình”, tác
giả Trần Bảo Khánh cho rằng, chương trình là “kết quả cuối cùng
của quá trình giao tiếp với công chúng” [20,15]. Như vậy, ở đây,
chương trình truyền hình còn có thể hiểu là một tác phẩm truyền hình
hoàn chỉnh. Các chương trình khi tồn tại đều có một sự định hình
như: tên gọi, thời lượng, thời gian phát sóng… Tên gọi của chương
trình thể hiện chủ đề, mục đích chính của chương trình như: chương
trình thời sự, chương trình ca nhạc, chương trình thể thao, chương
trình giao lưu trò chuyện, chương trình trò chơi…
Thuật ngữ “chương trình” là sự bao hàm nhiều vấn đề: về
nội dung, hình thức thể hiện, đối tượng hướng đến, mục đích…Mỗi
một chương trình đều được xây dựng dựa trên các tiêu chí sau: Cái
gì? (Chủ đề chương trình), Như thế nào? (Thể loại, hình thức thể
hiện), Cho ai? (Đối tượng công chúng của chương trình), Khi nào?
(Thời gian phát sóng định kỳ), Mục đích? (Chương trình mang đến
điều gì cho công chúng).
Chính vì vậy, chương trình truyền hình là một thuật ngữ được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực truyền hình hiện nay. Ra đời từ thế

kỷ thứ XX, chỉ trong một thời gian ngắn chương trình truyền hình đã
nhanh chóng phát triển và khẳng định được vị ví, vai trò của mình.
Tuy ra đời sau nhưng lại nhờ vào những thành tựu khoa học kỹ thuật,
truyền hình đã trở nên lấn át các loại hình báo chí đã ra đời trước đó.
Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng
rãi nhất, thậm chí đến tận các tầng lớp nằm bên ngoài ảnh hưởng của
các phương tiện thông tin đại chúng khác.[17]. Ngoài ra, tính chất
nghe-nhìn, chương trình truyền hình làm tăng khả năng tiếp xúc cá
21


nhân của công chúng với người thông tin, qua đó người tiếp nhận
thông tin có thể có được sự phán xét về người thông tin ấy và về giá
trị thông tin của người ấy. Chính điều đó làm tăng tính hấp dẫn của
chương trình truyền hình đối với công chúng. John Hohenberg cho
rằng: “Truyền hình có nhiều điểm lợi- sự tức khắc của phát thanh tin
tức, sự trình chiếu nhanh chóng những hình ảnh và phát thanh những
biến cố hàng ngày vào hàng triệu gia đình, sự tham dự của hàng triệu
dân chúng vào tin tức, sự rực rỡ của phim màu và sự trình chiếu hình
thức độc đáo nhất của báo chí trong phạm vi phóng sự đích thân nhìn
thận mắt.” [17]. Sự ra đời của chương trình truyền hình đã tạo ra một
bước đột phá trong truyền tải thông tin. Nhờ truyền hình, thông tin
đến với khán giả không còn là sự hình dung tưởng tượng về sự kiện
mà đó mà những thông tin được thể hiện bằng hình ảnh chuyển động
và âm thanh.
Vấn đề phân chia các thể loại của truyền hình hiện nay còn
nhiều điểm chưa thống nhất, thậm chí còn có sự tranh cãi. Nhiều vấn
đề mang tính lý luận còn chưa theo kịp để phản ánh đúng với thực
tiễn của truyền hình. Theo tác giả Trần Bảo Khánh, trong cuốn “Sản
xuất chương trình truyền hình”, người ta thường chia các tác

phẩm truyền hình thành 5 loại tác phẩm cơ bản:
- Loại thuyết trình (Lecture): Đây là loại sử dụng phát thanh
viên hoặc biên tập viên để trình bày các vấn đề.
- Loại phỏng vấn (interview): Sử dụng các dạng câu hỏi để
phỏng vấn tìm kiếm thông tin.
- Loại thảo luận (Panel Discusion): Là loại tác phẩm sử dụng
phương thức thảo luận giữa nhà báo và các chuyên gia. Mục tiêu của
cuộc thảo luận là đưa ra các thông tin về quan điểm, ý kiến về một
22


vấn đề, nhưng đưa bằng hình thức tranh luận, trao đổi các ý kiến về
vấn đề đó.
- Loại kịch bản (Dramatization): Đây là loại tác phẩm truyền
hình có qui trình sản xuất luôn đòi hỏi được thực hiện một cách
chuyên nghiệp.
- Loại sản xuất trực tiếp: Là loại tác phẩm truyền hình giúp
cho khán
giả chứng kiến trực tiếp các sự kiện, sự việc đang diễn ra đồng thời
với thời
gian phát hành (3 cùng: cùng diễn ra, cùng phản ánh, cùng tiếp
nhận).
Theo tác giả Trần Đăng Tuấn trong Hội thảo về ngành truyền
hình
năm 2003 [17] đã chia các dạng chương trình truyền hình dựa
trên tiêu chí phương thức sản xuất như sau:
- Loại sản xuất theo phương thức trường quay (sẽ thực hiện
ghi hình trong trường quay). Hình thức này có thể thực hiện cho
các dạng tác phẩm như: Phỏng vấn, Đàm luận, Phát biểu..
- Loại sản xuất theo phương thức điện ảnh (ghi hình ở ngoài trời

là chủ yếu): Hình thức này có thể sản xuất các thể loại tác phẩm như
tin tức, phóng sự, phim tài liệu…
Cách phân chia này rõ ràng chỉ đáp ứng theo tiêu chí là theo
phương thức sản xuất chương trình, chính vì vậy mà nó chưa làm
thỏa mãn người làm truyền hình để giúp họ có thể tác nghiệp hiệu
quả hơn.
Như vậy, phân chia thể loại truyền hình thế nào, căn cứ vào
23


tiêu chí nào để phân chia vẫn đang cần có sự thống nhất. Tuy có sự
phân chia như vậy, nhưng trên thực tế vẫn có sự đan xen với nhau.
Và đây cũng là xu thế trội trong tương lai, khi mà các ranh giới về
thể loại bị mờ đi, nhường chỗ cho cách thể hiện nhiều chiều tạo nên
hiệu quả ưu việt nhất trong cách thể hiện.
1.1.3 Người dẫn chương trình truyền hình
Ngoài biên tập viên - dẫn chương trình trong chương trình thời
sự hay chương trình chuyên đề báo chí, trên truyền hình hiện nay còn
có đội ngũ dẫn chương trình trong các game shows hay ca nhạc giải
trí... Có những người trực tiếp biên tập chương trình; có những người
biên tập một phần; có người chỉ làm công tác dẫn đơn thuần. Do mức
độ am hiểu nội dung và năng khiếu khác nhau, có giọng dẫn tự tin,
nhạy bén, đối đáp lưu loát, linh hoạt, sống động; có giọng lại non
yếu, thiếu chiều sâu, kém duyên dáng.
Người dẫn chương trình là thuật ngữ dịch ra từ cụm từ Master
of Ceremonies. Thuật ngữ Master of Ceremonies xuất phát đầu tiên
từ nhà thờ công giáo Lebanese. Ở một nhà thờ công giáo lớn hoặc
một thánh đường thì người dẫn chương trình là người tổ chức và sắp
xếp quá trình diễn biến của buổi lễ. Đây cũng là người chịu trách
nhiệm điều phối an ninh trong khi buổi cầu nguyện diễn ra. Ở

những cuộc lễ lớn như lễ giáng sinh hay lễ phục sinh với thời gian
diễn ra dài và phức tạp, người này đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo mọi thứ để các buổi lễ diễn ra suôn sẻ. Vào thập niên 70, 80
của thế kỷ 20, thuật ngữ này gắn liền với dòng nhạc hip - hop. Cách
gọi này dành cho người mà ngày nay được gọi là người điều chỉnh
nhịp điệu bài nhạc (DJ). Trong cách gọi này, thuật ngữ này còn có
nghĩa là người kiểm soát mic, người cầm mic để nói chuyện, có thể
24


hiểu là người điều phối cho bản nhạc đó. Sau này, thuật ngữ MC
(người dẫn chương trình) hiếm dùng trong dòng nhạc hip-hop ngày
nay. Thuật ngữ này lúc này được hiểu là “người tổ chức sự kiện”.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về

MC. Theo Từ điển

Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở [16,24] định nghĩa người dẫn
chương trình là: “Người hướng dẫn tổ chức một sự kiện hoặc một
buổi họp nào đó. Trách nhiệm chủ yếu của người dẫn chương tình là
người dẫn, là người chủ của buổi họp, hội nghị. Người dẫn chương
trình lý tưởng là người biết cách cổ vũ, truyền tải và làm cho khán
giả quan tâm đến cuộc họp, hội nghị đó”. Đây là người chịu trách
nhiệm để bảo đảm chắc chắn sự kiện, chương trình đó sẽ xảy ra suôn
sẻ, đúng giờ và tất cả những người tham gia cuộc họp đều được giới
thiệu. Là một người dẫn thành công thì yêu cầu phải có sự chuẩn bị,
phải có tính cách thân thiện, có khả năng điều chỉnh ngôn ngữ và
điệu bộ cần thiết để bảo đảm cho một sự kiện thành công.
Gần đây nhất, một thuật ngữ mới nhất khi nói về vị trí, vai trò
của người dẫn dắt các chương trình Gameshow giải trí trên

truyền hình là thuật ngữ Host - Chủ nhà. Thuật ngữ này không chỉ
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người dẫn chương trình mà còn
cho thấy vị trí công việc này cùng lúc phải thực hiện nhiều chức
năng khác nhau. Host : Chủ nhà, nghĩa là người dẫn chương trình
được giao quyền làm chủ chương trình, anh ta sẽ phải chủ động dẫn
dắt, điều khiển chương trình để đảm bảo về nội dung theo yêu cầu
của kịch bản lại vừa làm chủ diễn biến của chương trình đảm bảo
diễn biến đó đi đúng và không vượt quá thời gian cho phép.
Người đảm nhiệm vai trò là Host phải là người đã từng ở trong nhà
(tức là đã từng tham gia vào cuộc thi trước đó), người này phải
25


×