Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Vốn kinh doanh và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH xuất nhập khẩu kinh doanh và dịch vụ thùy linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.46 KB, 64 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ thực
tế tại công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ Thùy Linh
Tác giả chuyên đề

Dương Ngọc Nam

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

DANH MỤC VIẾT TẮT
Ngđ (ngđ)
DN
TNHH
VLĐ
TSLĐ
TSCĐ
NVL
VCSH
VKD


SXKD
DT
LNST
LNTT
NI
ROE
ROA
ROS

Nghìn đồng
Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Vốn lưu động
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nguyên vật liệu
Vốn chủ sở hữu
Vốn kinh doanh
Sản xuất kinh doanh
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản
Hệ số lãi ròng

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty......................................................12
Biểu 2.1: Mô hình tài trợ VKD của Cty TNHH Thùy Linh cuối năm 2012.........29


MỤC LỤC

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


Chuyên đề tốt nghiệp

Dương Ngọc Nam

Khoa Tài Chính

Lớp TCDNB – K12


4

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các doanh nghiệp muốn tồn tại đều cần có vốn. Không có vốn, không
một doanh nghiệp nào có thể duy trì hoạt động. Vốn trở thành mạch máu nuôi
dưỡng doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy,
thuận lợi hơn. Trong quá trình hoạt động, mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp
là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới- trong đó có Việt Nam- đang phải hứng

chịu "siêu bão" tài chính mới, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của
mọi quốc gia, không chỉ ở các nước kém phát triển mà còn ở cả các đầu tàu
kinh tế khác. Điều này đã khiến cho vốn kinh doanh càng trở nên khan hiếm.
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời, cùng với sử dụng vốn sao cho hiệu quả
đã và đang là vấn đề đặt ra cấp bách với các nhà quản lý tài chính.
Thực tế cho thấy, vốn kinh doanh rất thiếu, nhưng lại rất nhiều. Thiếu
đối với các doanh nghiệp khát vốn, trong khi lượng vốn thực tế trên thị trường
lại rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp có trong tay lượng vốn cần thiết nhưng lại
sử dụng sai mục đích, sử dụng kém hiệu quả. Hậu quả là một lượng vốn
không nhỏ của doanh nghiệp bị thất thoát, gây nên tình trạng thiếu vốn cho
những dự án, hoạt động kinh doanh chính. Vấn đề đặt ra là huy động vốn và
sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp
đang là một câu hỏi lớn cần lời giải đáp.
Như đã nói ở trên, vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động
của doanh nghiệp. Các giải pháp về vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong các
giải pháp phát triển và tìm hướng đi riêng cho doanh nghiệp. Xuất phát từ
quan điểm đã nêu, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu
kinh doanh và dịch vụ Thùy Linh, cùng các cán bộ phòng kế toán của Công ty
em đã lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành đề tài: "Vốn kinh doanh và các

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


5

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH xuất nhập khẩu kinh doanh và dịch vụ Thùy Linh".
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Mục tiêu cuối cùng của chuyên đề là hệ thống hóa và làm sáng tỏ một
số lí luận cơ bản về vốn; khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vốn kinh
doanh
- Đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp và đưa ra giải pháp kiến nghị
nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Bài chuyên đề tập trung đi sâu vào nghiên cứu và trình bày những vấn
đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến lợi nhuận và giải pháp nâng cao lợi
nhuận trên thực tế về tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH Thùy
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp luận: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
-Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: Thông tin được thu thập
thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được
kết cấu thành 3 chương với nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của các doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
Công ty TNHH Thùy Linh.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty TNHH Thùy Linh.


Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


6

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh
1.1.1. Khái niệm, thành phần và đặc trưng của vốn kinh doanh
a. Khái niệm
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp các
yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất, tạo nguồn tích lũy cho
xã hội phát triển. Doanh nghiệp lớn hay nhỏ, khi muốn tiến hành bất kỳ một
quá trình sản xuất kinh doanh nào, điều đầu tiên cần nghĩ tới đó là lấy vốn từ
đâu và phải sử dụng vốn như thế nào để có được hiệu quả cao nhất.
Đối với các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
cần phải có các yếu tố cần thiết: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức
lao động, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ nhất định.
Do vậy, doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình
sản xuất kinh doanh chính là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ đó. Lượng vốn tiền tệ này được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của
doanh nghiệp.
Vậy VKD có thể được hiểu một cách khái quát nhất như sau:
Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm mục đích sinh lời.
b. Đặc trưng của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


7

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Các Doanh nghiệp khi hoạt động đều mong muốn có được hiệu quả
kinh doanh cao nhất, muốn vậy các chủ thể kinh doanh cần nhận thức đầy đủ
những đặc trưng của vốn, coi đó là kim chỉ nam cho mọi vận động của vốn
nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung.
Có thể thấy vốn kinh doanh là quỹ tiền tệ đặc biệt, không thể thiếu đối
với Doanh nghiệp với những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Nói cách
khác vốn là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp.
Thứ hai: Vốn phải vận động nhằm mục đích sinh lời. Đây là đặc điểm
cơ bản nhất của vốn. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh ứ đọng
vốn gây ảnh hưởng đến chu kỳ vận động tiếp theo.
Thứ ba: Vốn có giá trị theo thời gian. Tại các thời điểm khác nhau vốn
có giá trị khác nhau nên việc huy động và sử dụng vốn kịp thời có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
Thứ tư: Vốn được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể

đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh, phát huy được tác dụng của
chính nó đối với sự phát triển Doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp cần có kế
hoạch để huy động vốn đủ lượng cần thiết, đồng thời trong quá trình kinh
doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ năm: Vốn được gắn với một chủ sở hữu nhất định và phải được
quản lý sử dụng một cách chặt chẽ, có hiệu quả.
c. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian huy động, VKD có thể phân thành hai loại, đó là
nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Đây là cách phân loại quan trọng
nhất thường được các Doanh nghiệp sử dụng.
 Nguồn vốn dài hạn

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


8

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Nguồn vốn dài hạn ( hay gọi là vốn thường xuyên) là nguồn vốn có tính
chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn ( lớn hơn 1 năm ) vào
hoạt động kinh doanh. Do tính chất ổn định trong thời gian dài nên nguồn vốn
này thường được dung để hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp. TSCĐ trong các Doanh nghiệp là những tư liệu
lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được dịch chuyển dần từng phần vào giá

trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong mỗi chu kỳ sản xuất.
Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn dài hạn được sử dụng
để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Nguồn vốn lưu động thường xuyên được xác định tại một thời điểm :
Nguồn vốn lưu động thường xuyên= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài
hạn khác
 Nguồn vốn ngắn hạn ( nguồn vốn tạm thời )

Là nguồn vốn có thời hạn trong vòng một năm, bao gồm các khoản vay
ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ khác phát sinh
trong kinh doanh như nợ người cung cấp, nợ tiền lương người lao động trong
doanh nghiệp…
Việc phân loại này giúp cho người quản lí xem xét để huy động các
nguồn vốn phù hợp với tính chất và thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết
cho quá trình kinh doanh.
1.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Việc nắm bắt được các nguồn VKD giúp cho doanh nghiệp dễ dàng lựa
chọn được những phương án huy động vốn, quản lý sử dụng vốn đạt hiệu quả

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


9

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


cao. Một trong những cách phân loại phổ biến nhất và có ý nghĩa lớn nhất là
chia nguồn vốn thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
 Nợ phải trả

Đặc điểm của Nợ phải trả là có thời gian đáo hạn, tiền lãi cố định hoặc
không phải trả lãi. Nhìn chung, người cho vay không có quyền tham gia quản
lý Doanh nghiệp. Nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn đến một năm.
Trong nợ ngắn hạn, thứ tự ưu tiên chi trả lần lượt là Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên; các khoản vay; cuối cùng là
các khoản chiếm dụng người bán. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán trong ngắn hạn và còn được gọi là nguồn vốn tạm thời
của Doanh nghiệp.
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm, gồm
vay và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán.
 Nguồn vốn chủ sở hữu

Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ Doanh nghiệp, bao gồm vốn
góp ban đầu, vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại... Đặc điểm của nguồn vốn chủ
sở hữu là không có thời gian đáo hạn; an toàn cao; lợi nhuận chi trả không ổn
định (phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và chính sách phân phối
lợi nhuận của Doanh nghiệp); chủ sở hữu được tham gia vào việc quản lý,
hoạch định chính sách của Doanh nghiệp.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác
vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm mục tiêu
tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu với chi phí vốn tối thiểu trong một
khoảng thời gian nhất định.


Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


10

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Trong tình hình cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay thì việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn trở nên hết sức cần thiết, xuất phát từ những nguyên
nhân sau:
+ Xuất phát từ vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: nếu
không có vốn sẽ không thể diễn ra quá trình sản xuất kinh doanh. Việc thiếu
vốn, cung ứng vốn chậm trễ sẽ gây khó khăn cho sản xuất, làm cho hiệu quả
sử dụng vốn giảm. Vốn cũng cần được bảo toàn và phát triển để doanh nghiệp
đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, hạ giá thành từ đó tăng
lợi nhuận. Vì vậy, Doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để sử dụng vốn có
hiệu quả hơn.
+ Xuất phát từ thực tế sử dụng vốn hiện nay của nhiều doanh nghiệp là
chưa hiệu quả, gây thất thoát lãng phí vốn.
+ Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng vốn của doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một nội dung quan
trọng của hoạt động tài chính Doanh nghiệp. Thông các đó, các Doanh nghiệp

có căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định tài chính như: điều chỉnh quy mô
và cơ cấu đầu tư, các biện pháp khai thác và tạo lập nguồn vốn, nhờ đó nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong thực tế, các Doanh nghiệp thường đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu sau:
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh

* Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn: được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần
trong kỳ và vốn kinh doanh bình quân.
Công thức: Vòng quay vốn kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, vốn kinh doanh của Doanh nghiệp
quay được bao nhiêu vòng.

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


11

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Đây là chỉ tiêu đo lường
mức sinh lời của đồng vốn.
Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận VKD =

x 100%


Chỉ tiêu này phản ánh một trăm đồng vốn kinh doanh được sử dụng tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Hệ số hao mòn TSCĐ:
Công thức:
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Ý nghĩa: phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong Doanh
nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu.
*Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Công thức:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Ý nghĩa: phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần.
* Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định:
Công thức:
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định =
Ý nghĩa: phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản cố định trong tổng giá trị
tài sản của Doanh nghiệp (trong một đồng giá trị tài sản của Doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng được đầu tư vào tài sản cố định).

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


12


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.2.3. Các biện pháp nâng cao sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh
Thứ nhất, xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hồi vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt
để nguồn vốn bên trong Doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh, vừa giảm được khoản chi phí sử dụng vốn của Doanh nghiệp.
Thứ ba, tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy nhanh công tác tiêu thụ
sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất sản phầm tồn kho, tăng vòng quay vốn.
Thứ tư, làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi
ro trong kinh doanh.
Thứ năm, trước khi quyết định đầu tư, Doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ
lưỡng từng nguồn tài trợ vốn đầu tư, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp
nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng
vốn đầu tư là thấp nhất.
Thứ sáu, tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý
và sử dụng vốn.
Sử dụng vốn nhàn rỗi một cách linh hoạt thông qua hình thức đầu tư ra
bên ngoài, cho các đơn vị khác vay, liên doanh, liên kết nhằm thu lợi tức tiền
vay hoặc cũng có thể đầu tư mở rộng sản xuất. Các Doanh nghiệp cần phải
xem xét, cân nhắc hình thức nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế
khả năng rủi ro có thể xảy ra.

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12



13

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÙY LINH

2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của công ty
Thùy Linh
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH KINH DOANH VA DICH VU THUY
LINH
- Trụ sở chính: Số 6C/156 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313.718.398
- Gmail:
Công ty TNHH Thùy Linh được thành lập và hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200810072 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hải Phòng cấp.
Công ty TNHH Thùy Linh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm
2004, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nhập khẩu, lắp ráp, kinh doanh và buôn
bán các loại máy xây dựng máy công trình.
Những ngày đầu thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ dừng ở mức
3.000.000.000VNĐ. Ngày 08 tháng 12 năm 2010, vốn điều lệ của công ty đã

Dương Ngọc Nam


Lớp TCDNB – K12


14

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

được tăng thêm 6.000.000.000VNĐ, đưa tổng vốn chủ sở hữu lên
9.000.000.000 VNĐ.
Là một doanh nghiệp còn non trẻ với 8 năm hoạt động trong ngành
nhưng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công
ty đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể với nhiều bằng khen và giấy khen
các cấp.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty
* Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty.
Là một doanh nghiệp thiên về sản xuất các sản phẩm phục vụ cho
ngành xây dựng, nên quy trình kỹ thuật sản xuất của công ty trải qua nhiều
giai đoạn phức tạp.
* Các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty:
Nhập khẩu mua bán các loại máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây
dựng; Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các mặt hàng công ty kinh
doanh; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi các loại thiết bị xây dựng, các loại hàng
hoá; Kinh doanh vận tải bằng ôtô; Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh
doanh; Kinh doanh vật liệu xây dựng.
* Sản phẩm và dịch vụ chính của công ty:
Nhập khẩu chế tạo các loại thiết bị xây dựng : Máy súc, máy ủi, máy
cẩu, máy gia công sắt thép… Cung cấp thiết bị, chế tạo các phương tiện, vận
chuyển, xây lắp các máy phát lực, máy nâng chuyển.

* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
Là công ty trách nhiệm hữu hạn ngay từ những ngày đầu thành lập, với
đặc điểm sản xuất chuyên biệt là những sản phẩm phục vụ cho ngành xây
dựng mang tính chất phức tạp trong kỹ thuật nên bộ máy tổ chức. Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thùy Linh được tổ chức thành các bộ phận chuyên môn

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


15

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

hóa cụ thể theo chức năng, có sự phân biệt mạnh giữa quản lý kinh tế và quản
lý kỹ thuật.

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


16

Chuyờn tt nghip

Khoa Ti Chớnh


C cu t chc qun lý ca cụng ty c th hin ti s 2.1:
Giám đốc

Pgđ

Pgđ

Kinh doanh

Kỹ thuật

Phòng

Phòng kế toán

Phòng kỹ thuật Xởng sản xut

Kinh doanh

S 2.1: C CU T CHC B MY CA CễNG TY
2.1.3. Tỡnh hỡnh ti chớnh ch yu ca cụng ty
a. Nhng thun li v khú khn trong quỏ trỡnh sn xut v kinh doanh
ca cụng ty
Trc ht, ỏnh giỏ c thc trng VKD v hiu qu s dng vn
kinh doanh ca Cụng ty, cn phi xỏc nh c cỏc nhõn t thun li v khú
khn cú nh hng n quỏ trỡnh s dng VKD ca Cụng ty.
*Thun li:
- Tuy mi thnh lp c 8 nm nhng doanh nghip sm cú uy tớn
trờn th trng v cht lng sn phm cng nh cht lng dch v nờn ó

to thun li cho cụng ty trong vic tiờu th sn phm.

Dng Ngc Nam

Lp TCDNB K12


17

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

- Đa số cán bộ công nhân viên của công ty tuổi đời còn trẻ, năng nổ,
sáng tạo, giàu nhiệt huyết, nắm bắt nhanh các công nghệ mới.
- Cán bộ công nhân viên công ty là một khối đoàn kết, hết lòng vì sự
phát triển chung của công ty.
* Khó khăn:
- Do tình hình kinh tế trong những năm gần đây có nhiều biến động
theo xu hướng xấu. Là một doanh nghiệp sản xuất, công ty chịu ảnh hưởng rất
nhiều do lãi suất ngân hàng tăng cao làm chi phí tài chính tăng.
- Tuổi đời của công nhân viên còn trẻ nên cần phải học hỏi thêm kinh
nghiệm và kiến thức thực tiễn.
- Trong nền kinh tế hiện nay lạm phát cao thì thị trường đầu vào cho
sản xuất sản phẩm của Công ty cũng nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu ngày
càng tăng cao.
b. Kết quả trong hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty những
năm gần đây.
Nhờ vậy, năm 2012 Công ty đã vượt qua thử thách khó khăn, vượt qua
sự cạnh tranh gay gắt và đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế. Xem

xét tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây
thông qua bảng số liệu số 2.1 (giai đoạn 2010-2012):
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thùy Linh
một số năm gần đây:
Chỉ tiêu
ĐV tính
Năm 2010
Doanh thu thuần về bán
Ngđ
55.232.782
hàng và CCDV
Tỷ lệ tăng tổng doanh thu
%
185,58
Lợi nhuận trước thuế
Ngđ
224.380
Lợi nhuận sau thuế
Ngđ
185.113
Thu nhập bình quân người
Ngđ/người
2700
lao động
Tỷ lệ tăng thu nhập người
%
31,71
lao động
Số lao động sử dụng bình
Người

170

Dương Ngọc Nam

Năm 2011

Năm 2012

31.479.614

32.865.738

-42,99
188.611
141.458

4,37
160.067
120.050

3045

3500

12,78

14,94

183


192

Lớp TCDNB – K12


18

Chuyên đề tốt nghiệp
quân trong năm
Nộp NSNN

Khoa Tài Chính
Ngđ

555.910

66.242

27.415

( Nguồn báo cáo tài chính công ty TNHH Thùy Linh 2010, 2011, 2012)
Theo dõi bảng số liệu số 2.3 trên ta thấy: Trong 3 năm qua tình hình
kinh doanh của công ty có sự biến động đáng kể. Nhìn chung doanh thu về
bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty có sự tăng trưởng qua các năm.
Năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu.. Đây là việc hoàn toàn
hợp lý, khi sau một vài năm đầu hoạt động, hoạt động của công ty bắt đầu đi
vào quỹ đạo, công ty tạo lập được nhiều mối quan hệ làm ăn hơn cũng như uy
tín, chất lượng trên thương trường đã phần nào được khẳng định, đồng thời
doanh thu tăng cao là do sự gia tăng trong các hợp đồng cung cấp thiết bị máy
xây dựng khi thị trường bất động sản trong giai đoạn này vô cùng nóng, cùng

với hàng loạt hợp đồng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị. Điều này một phần đã
ảnh hưởng đến kết quả của năm 2011 khi so sánh cả về số tuyệt đối lẫn tương
đối đều có sự giảm sút lớn. Sang năm 2012, tuy ảnh hưởng bởi khủng hoảng
kinh tế nhưng doanh thu của công ty vẫn có sự tăng trưởng nhẹ (ở mức
4,37%). Sự biến động của lợi nhuận trước thuế và sau thế cũng tuân theo sự
biến động của doanh thu khi tăng cao vào các năm 2010, năm 2012 tăng nhẹ
nhưng lại giảm vào năm 2011.
Số lượng lao động của công ty cũng có sự tăng trưởng qua các năm.
Nếu như năm 2008 số lượng lao động mới chỉ dừng lại ở mức 80 người, thì
sang năm 2012 lượng lao động trong công ty đã tăng lên 192 người với tỷ lệ
tăng bình quân thời kỳ này đạt 24,47%. Công ty đã đóng góp vào việc giải
quyết một lượng lớn lao động cho địa phương.
Mức lương của người lao động cũng không ngừng tăng qua các năm.
Nếu như năm 2008 mới ở mức 1950 ngđ/người/tháng thì năm 2012 đã tăng
lên 3500 ngđ/người/tháng với tỷ lệ tăng bình quân thời kỳ này là 15,45%.

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


19

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng trong việc nâng cao mức sống cho
người lao động, tạo động lực kích thích người lao động hăng hái sản xuất.


c. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện thông qua Bảng 2.2:
Biểu các hệ số tài chính chủ yếu sau đây:
Bảng 2.2: Bảng các hệ số tài chính chủ yếu
TT

Các chỉ tiêu tài chính

ĐV

Cuối năm

Cuối năm

tính

2012

2011

1,165
0,432
0,009
Năm 2012
1,090
Cuối năm

1,284
0,593
0,054

Năm 2011
1,379
Cuối năm

I
1
2
3

Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán hiện thời
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán tức thời

Lần
Lần
Lần

4

Hệ số thanh toán lãi vay

Lần

II

Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Chênh lệch
Tỷ lệ

Giá trị
%
-0,119
-0,160
-0,046

-9,29
-27,07
-84,23

-0,289

-20,96

2012
2011
1
Hệ số nợ
-0,26
%
68,67
68,93
III Hệ số hoạt động kinh doanh
Năm 2012 Năm 2011
1
Số vòng quay HTK
5,16
-2,83
vòng 2,33
2

Kỳ thu tiền trung bình
ngày 96,52
176,70
-80,18
3
Số vòng quay VLĐ
1,26
0,23
vòng 1,49
4
Hiệu suất sử dụng VCĐ
4,92
6,43
-1,51
5
Số vòng quay toàn bộ vốn
1,03
0,08
vòng 1,11
IV Hệ số sinh lời
Tỷ suất sinh lời kinh tế của
1
%
6,48
2,19
4,29
TS
2
Tỷ suất LNST trên VKD
0,44

0,46
-0,02
%
3
Tỷ suất lợi nhuận VCSH
1,42
1,54
-0,12
%
4
Hệ số lãi ròng
0,40
0,45
-0,05
%
Thông qua biểu trên ta thấy: So sánh giữa năm 2012 với năm 2011:

Dương Ngọc Nam

-0,38
-54,84
-45,38
18,25
-23,48
7,77
195,8
9
-4,35
-7,79
-11,11


Lớp TCDNB – K12


20

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tuy vẫn ở mức lớn hơn 1 (đảm
bảo khả năng thanh toán hiện thời) song đã giảm 0,119 lần, tương ứng với tỷ
lệ giảm là 9,29%.
+Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm 0,16 lần, ứng
với tỷ lệ giảm 27,07%. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm
0,046 lần (ứng với mức giảm 84,23%). Cả 2 hệ số này có sự sụt giảm lớn,
đồng thời đều nhỏ hơn 1 rất nhiều (đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán tức
thời). Hệ số khả năng thanh toán lãi vay các năm đều lớn hơn 1, doanh nghiệp
vẫn đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay, song năm 2012 có sự sụt giảm so
với năm 2011 (giảm 0,289 lần, tức giảm 20,96%). Doanh nghiệp cần chú
trọng việc đảm bảo khả năng thanh toán.
+ Hệ số nợ cuối năm 2012 giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm
2011 (giảm 68,93% xuống 68,67%, tỷ lệ giảm là 0,38%). Tuy nhiên đây là
điểm tốt của công ty, giúp tăng năng lực tự chủ tài chính cho công ty. Công ty
cần chú ý điều chỉnh giảm nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu để đưa hệ số này
tiến dần tới mức lí tưởng cho một doanh nghiệp sản xuất các thiết bị xây dựng.
+ Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011,
từ 5,16 vòng xuống còn 2,33 vòng. Như vậy có thể trong năm lượng hàng tồn
kho tồn đọng đã gia tăng đáng kể dẫn đến ứ đọng vốn. Hiệu suất sử dụng
TSCĐ cũng giảm 1,51 lần ứng với tỷ lệ giảm là 23,48%. Những biểu hiện

trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng xấu
đi so với năm 2011. Tuy nhiên, trong các hệ số hoạt động kinh doanh của
công ty có chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và vòng quay toàn bộ vốn tăng,
kỳ thu tiền trung bình cũng giảm 80,18 ngày.
+Trong các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, chỉ có tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản tăng rất cao (tăng 4,29%, ứng với tỷ lệ tăng là 195,89%).
Còn lại các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu, và hệ số lãi ròng đều giảm (tỷ lệ giảm lần lượt là

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


21

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

4,35%; 7,79%; 11,11%). Tuy nhiên các hệ số vẫn giảm ở mức vẫn có thể chấp
nhận được.
2.2. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty TNHH Thùy Linh
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh tại công ty
a. Tình hình cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả công tác sử dụng vốn kinh doanh cũng như đưa ra
những giải pháp nhằm cứu vãn khó khăn cho Công ty TNHH Thùy Linh, ta
cần đi sâu nghiên cứu cơ cấu vốn của Công ty.
Tình hình cơ cấu và sự biến động của VKD được thể hiện tại bảng 2.3:


Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


22

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động vốn kinh doanh
Đơn vị: nghìn đồng

ST
T
I
1

Cuối năm
Chỉ tiêu
II
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
(1=2+3+7+9)

Đầu năm
Tỷ trọng
Số tiền
(%)

V
VI

Chênh lệch
tỉ
Số tiền
trọng(%)
VII=III-V VIII=IV-VI

III

Tỷ
trọng(%)
IV

21.685.326

72,85%

22.399.266

75,64%

-713.940

-2,80%

Số tiền

Tỷ lệ

(%)
IX
-3,19%

2

I. Tiền, tương đương tiền

158.716

0,73%

942.894

4,21%

-784.178

-3,48%

3

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

7.211.272

33,25%

8.475.753


37,84%

-1.264.481

-4,59%

4
5
6

1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác

7.151.597
53.631
6.044

99,17%
0,74%
0,08%

98,91%
1,02%
0,07%

-1.231.942
-32.539
0


0,26%
-0,27%
0,01%

7

IV. Hàng tồn kho

13.636.588

62,88%

53,83%

1.578.537

9,05%

13,09%

8

1. Hàng tồn kho

13.636.588

100,00%

8.383.539
86.170

6.044
12.058.05
1
12.058.051

83,17%
14,92%
-14,69%
-37,76%
0,00%

100,00%

1.578.537

0,00%

13,09%

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


23

Chuyên đề tốt nghiệp

9
10

11
12
13
14
15
16
17
18

Khoa Tài Chính

-243.817

-0,99%

26,43%

1. Thuế GTGT được khấu trừ
678.751
100,00%
922.568
100,00%
-243.817
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (11=
8.082.407
27,15% 7.211.986
24,36%
870.421
12+16)
I. Tài sản cố định

6.860.925
84,89%
6.497.397
90,09%
363.528
1. Nguyên giá
3.803.166
55,43%
3.725.726
57,34%
77.440
2. Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
(1.352.876) -19,72% (930.252)
-14,32%
-422.624
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở
4.410.635
64,29%
3.701.923
56,98%
708.712
dang
IV. Tài sản dài hạn khác
1.221.482
15,11%
714.589
9,91%
506.893
2. Tài sản dài hạn khác
1.221.482 100,00%

714.589
100,00%
506.893
TỔNG CỘNG TÀI SẢN:
29.767.733 100,00% 29.611.252
100,00%
156.481
(18=1+11)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán- TNHH Thùy Linh năm 2012)

0,00%

-26,43%

2,80%

12,07%

-5,20%
-1,91%
-5,40%

5,59%
2,08%
45,43%

7,31%

19,14%


5,20%
0,00%

70,93%
70,93%

0,00%

0,53%

V. Tài sản ngắn hạn khác

Dương Ngọc Nam

678.751

3,13%

922.568

4,12%

Lớp TCDNB – K12


24

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


* Nhận xét khái quát:
Nhìn chung tổng tài sản cuối năm 2012 so với đầu năm tăng từ
29.611.252 nghìn đồng (ngđ) lên 29.767.733 ngđ, với số tăng tuyệt đối là
156.481 ngđ, tỷ lệ tăng là 0,53%. Điều này chứng tỏ Doanh nghiệp đã chú
trọng đầu tư tăng quy mô tài sản kinh doanh. Tổng tài sản tăng là do TSDH
tăng và TSNH giảm nhưng mức độ tăng của tài sản dài hạn nhiều hơn mức độ
giảm của tài sản ngắn hạn, cụ thể: tài sản dài hạn tăng 870.421 ngđ, tỷ lệ tăng
là 12,07%; trong khi đó tài sản ngắn hạn giảm 713.940 nghìn đồng, tỷ lệ giảm
là 3,19%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cuối năm và đầu năm
có sự thay đổi nhỏ.
Mặt khác, tài sản ngắn hạn ở đầu năm và cuối năm đều chiếm tỷ trọng
cao trong tổng tài sản: Cuối năm là 72,85%, đầu năm là 75,64%. Tài sản dài
hạn chiếm tỷ trọng nhỏ: cuối năm là 27,15%, đầu năm là 24,36%. Điều này
nhìn chung là khá phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp trong ngành sản xuất
thiết bị xây dựng.
* Đối với tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn gồm TSCĐ và tài sản dài hạn khác. Trong năm Công ty
không có các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng như bất động sản đầu tư.
Tài sản dài hạn cuối năm tăng 870.421 ngđ với tỷ lệ tăng là 12,07% là do sự
tăng lên của cả hai khoản mục TSCĐ và tài sản dài hạn khác. Cụ thể: TSCĐ
cuối năm so với đầu năm tăng 363.528 ngđ với tỷ lệ tăng là 5,59%; tài sản dài
hạn khác tăng 506.893 ngđ với tỷ lệ tăng là 70,93%.
Như vậy, tài sản dài hạn tăng lên chủ yếu là do tăng tài sản dài hạn
khác.
Xét về tỷ trọng ta thấy: trong khi TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn ở cả cuối
năm và đầu năm (cuối năm là 84,89%, đầu năm là 90,09%) lại có sự biến
động nhỏ, tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ (cuối năm là 15,11%, đầu

Dương Ngọc Nam


Lớp TCDNB – K12


25

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

năm là 9,91%) thì có sự biến động lớn. Cần đi vào xem xét chi tiết để đưa ra
được đánh giá cụ thể:
Đối với khoản mục TSCĐ: TSCĐ tăng chủ yếu là do tăng của chi phí
xây dựng cơ bản dở dang (tăng 708.712 ngđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là
19,14%). Nguyên giá của TSCĐ tăng nhẹ (tăng 77.440 ngđ, tỷ lệ tăng là
2,08%), đồng thời khoản khấu hao cũng tăng với tỷ lệ là 45,43%. Điều này
cũng là hoàn toàn hợp lý với tình hình của doanh nghiệp khi doanh nghiệp
đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất nên đầu tư vào xây dựng nhà xưởng,
làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng cao. Thực tế cho thấy, từ 3
tháng cuối năm công ty bắt đầu thực hiện xây dựng thêm nhà xưởng mới để
đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đây là điểm tốt của doanh nghiệp, tuy nhiên cần
phải theo dõi xem xét tiến độ thi công đảm bảo đúng kế hoạch để nhanh
chóng đưa vào hoạt động.
Trong năm, doanh nghiệp cũng mua sắm thêm máy móc phục vụ cho
sản xuất nên nguyên giá TSCĐ tăng như việc. Điều này cũng làm cho khấu
hao TSCĐ tăng. Ngoài ra cũng thấy, trong các khoản khấu hao TSCĐ năm
2011 thì phương tiện vận tải có giá trị khấu hao lớn nhất. Việc trích khấu hao
như trên giúp công ty nhanh chóng thu hồi được vốn, thực hiện tái sản xuất
kinh doanh. Trong thời gian này, lượng vốn khấu hao có thể đưa vào sử dụng
nhằm tăng lượng vốn lưu động.

Như vậy việc tăng lên của khoản mục TSCĐ được xem là hợp lý.
Đối với khoản mục tài sản dài hạn khác: khoản mục này tăng là do chi
phí trả trước dài hạn tăng (mức tăng tuyệt đối là 506.893 ngđ, tỷ lệ tăng
70,93%). Đi sâu vào tìm hiểu ta thấy, trong năm 2012 chi phí trả lãi ngân
hàng dài hạn của Công ty tăng cao (tăng 506.893 ngđ, ứng với tỷ lệ tăng là
70,93%) làm cho chi phí trả trước dài hạn tăng. Trong năm 2012, trong khi
các ngân hàng thắt chặt tín dụng với các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thì với uy tín của Công ty hiện có, Công ty đã được tăng

Dương Ngọc Nam

Lớp TCDNB – K12


×