Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HIỆN TRẠNG sử DỤNG kỹ sư cơ KHÍ NÔNG NGHIỆP ở 34 TRUNG tâm KHUYẾN NÔNG TỈNH, THÀNH PHỐ có CANH tác lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.68 KB, 5 trang )

Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KỸ SƯ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP Ở 34 TRUNG TÂM
KHUYẾN NÔNG TỈNH, THÀNH PHỐ CÓ CANH TÁC LÚA
THE CURRENT USING OF AGRICULTURAL MECHANICAL ENGINEERS
IN 34 AGRICULTURAL EXTENSION CENTERS OF PROVINCES, CITIES HAVING
RICE CULTIVATION
TS. Nguyễn Văn Khải1a, TS. Nguyễn Văn Cương1b
1
Khoa Công Nghệ, Đại học Cần Thơ
a
; b
TÓM TẮT
Cơ giới hóa nông nghiệp là con đường tất yếu để Việt Nam phấn đấu trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để hoàn thành mục tiêu này, cần phải có
nguồn nhân lực có chuyên môn về cơ giới hóa nông nghiệp ở các Trung tâm khuyến nông.
Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực kỹ sư cơ khí nông nghiệp ở 34 trung tâm
khuyến nông trong cả nước cho thấy số lượng kỹ sư cơ khí nông nghiệp còn rất hạn chế, có
những trung tâm không có kỹ sư cơ khí nông nghiệp. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần quan
tâm hơn để quá trình cơ giới hóa nông nghiệp được diễn ra đồng bộ hơn với quá trình phát
triển đất nước.
Từ khóa: cơ giới hóa nông nghiệp, kỹ sư cơ khí nông nghiệp, kỹ sư cơ khí, phát triển
nông nghiệp.
ABSTRACT
Agricultural mechanization is the essential way for Vietnam to become an industrialized
country by 2020. Therefore, human resources, with expertise in mechanization, in the
agricultural extension centers are required to fulfill this goal. Results of the survey on the
current using of human resources of mechanical engineers in 34 agricultural extension centers
shows that the number of agricultural mechanical engineers is very limited. For this reason,
the authorities should be suggested to pay more attention so that agricultural mechanization
process takes place synchronously with the national development process.


Keywords: agricultural mechanization, agricultural mechanical engineers, mechanical
engineers, agricultural development.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ giới hóa nông nghiệp là con đường tất yếu để đưa quốc gia trở thành đất nước công
nghiệp. Các quốc gia phát triển ở châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, lãnh thổ
Đài Loan, đều trải qua giai đoạn phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Tùy theo
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mỗi nước sẽ có những giải pháp riêng để thúc đẩy cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp với mục đích nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản
xuất nông sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trung tâm Khuyến nông là cơ quan nhà nước có hệ thống nhân sự phân bố rộng rãi từ
Trung ương đến tỉnh, huyện và xã. Đây là hệ thống gần gũi với công việc sản xuất của nông
dân nhiều nhất, là cơ quan chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp
của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cơ giới hóa đến với nông dân, góp phần quan
trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đồng bằng sông Hồng, do đất đai lô
thửa nhỏ, manh mún nên việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Đồng
bằng duyên hải miền Trung, quy mô đất đai có lớn hơn nhưng vẫn chưa có các đóng góp cơ
759


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
giới hóa đồng bộ để phát triển canh tác lúa. Đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất với kích
thước lô thửa lớn hơn các vùng khác, tuy nhiên việc phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong canh
tác nông nghiệp mới thực hiện ở cánh đồng mẫu lớn trồng lúa. Để phát triển nhanh cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp, cần phải có đội ngũ cán bộ kỹ sư cơ khí nông nghiệp hỗ trợ
nông dân trong các quy trình canh tác, vận hành, chăm sóc, sửa chữa máy móc nông nghiệp.
Lực lượng kỹ sư cơ khí nông nghiệp trong hệ thống khuyến nông hiện nay như thế nào?
2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KỸ SƯ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP CỦA 34 TRUNG TÂM
KHUYẾN NÔNG CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA LỚN CỦA ĐẤT NƯỚC
Trong quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa, các khâu như: cải tạo mặt bằng đồng ruộng,
làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, sấy bảo quản và chế biến đều có máy móc, thiết bị

tham gia vào để giảm lao động nặng nhọc, giảm giá thành sản xuất và tăng năng suất, nâng
cao chất lượng sản phẩm, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị
trường khu vực và thế giới. Mỗi khâu trong quá trình cơ giới hóa đều có những yêu cầu kỹ
thuật riêng biệt, nên rất cần những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn hỗ trợ nông dân tham gia
vận hành máy móc, thiết bị để đảm bảo sử dụng đúng quy trình, đồng thời kéo dài thời gian
sử dụng máy móc, giảm thiểu các sự cố gây hỏng hóc, tai nạn lao động, ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất, làm thiệt hại kinh tế cho nông dân.
Mỗi loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp đều có những thông số kỹ thuật riêng,
trong quá trình sử dụng, khai thác thiết bị phục vụ sản xuất, các thông số này sẽ thay đổi
không còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ban đầu, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Do
đó, cần phải có người chuyên môn về kỹ thuật hướng dẫn điều chỉnh lại, để đảm bảo máy làm
việc ổn định đến chu trình chăm sóc tiếp theo của nhà sản xuất. Trong thực tế sản xuất, người
nông dân rất cần cán bộ kỹ thuật về cơ khí nông nghiệp hỗ trợ giải quyết các khó khăn trước
mắt trong sử dụng, chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa máy móc thiết bị nông nghiệp. Ngoài ra
người nông dân cũng cần được chuyển giao, áp dụng các kỹ thuật mới trong cơ giới hóa sản
xuất nông nghiệp. Do nhu cầu thực tế của sản xuất, người nông dân tự trang bị máy móc, vận
hành và rút kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa máy móc
nông nghiệp nên không tránh khỏi những rủi ro, gây thiệt hại về kinh tế.
Ngoài lợi thế của Việt Nam là cây lúa, những loại cây trồng khác như: mía, cà phê, chè,
cao su, ngô, sắn, rau màu, cây họ đậu cũng cần được cơ giới hóa để giảm phần lao động nặng
nhọc cho nông dân, đồng thời tăng năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp
phần cải thiện thu nhập cho nông dân. Với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu lao
động trong xã hội, nông nghiệp sẽ thiếu dần lao động. Do đó, việc đưa cơ giới hóa vào sản
xuất nông nghiệp là một điều tất yếu.
Để đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả, cần phải trang bị kiến thức về
cấu tạo, vận hành, chăm sóc, bảo quản và sửa chữa máy móc cho nông dân. Đối với công ty
máy nông nghiệp của các nước có chi nhánh tại Việt Nam, bộ phận chăm sóc khách hàng của
các đại lý sẽ hỗ trợ nông dân. Tuy nhiên, các máy mớicó giá quá cao so với thu nhập của
người dân nên số lượng mua hạn chế, dẫn đến số người biết sử dụng căn bản không nhiều so
với toàn bộ số lượng máy đang sử dụng. Vì không đủ điều kiện tài chính nên người nông dân

thường mua máy đã qua sử dụng của các nước, gồm nhiều chủng loại nên việc vận hành,
chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Do đó, nông dân cần được các
cơ quan nhà nước hỗ trợ trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các máy móc trong nông
nghiệp phục vụ sản xuất hàng hóa.
2.1. Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 1.153.800 ha. Ngoài ra,
còn có các loại cây trồng khác như: ngô, cây họ đậu, rau màu. Kết quả khảo sát số cán bộ
khuyến nông có trình độ chuyên môn về cơ khí nông nghiệp của 10 Trung tâm Khuyến nông
ở đồng bằng sông Hồng được thể hiện ở Bảng 1.
760


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Bảng 1: Diện tích lúa cả năm và số lượng kỹ sư cơ khí nông nghiệp làm việc ở Trung tâm
Khuyến nông các tỉnh đồng bằng sông Hồng
TT
Trung tâm
Diện tích lúa cả năm
Kỹ sư Cơ khí
Kỹ sư
Nơi đào
Khuyến Nông
(1.000ha)
Nông Nghiệp
Cơ khí
tạo
1

Bắc Giang


112,4

0

0

2

Bắc Ninh

73,7

0

0

3

Hà Nam

69,8

0

0

4

Hà Nội


204,9

0

0

5

Hải Dương

126,6

0

0

6

Hải Phòng

79,6

0

0

7

Hưng Yên


81,9

0

0

8

Nam Định

158,4

0

0

9

Ninh Bình

80,8

0

0

10

Thái Bình


165,7

0

0

1.153,8*

0

0

Tổng

(Nguồn: khảo sát tháng 9/2014. * Số liệu năm 2011 của Trung tâm PTBV NN-NT_ViệnQH và TK NN)

Thực tế điều tra cho thấy không có cán bộ chuyên môn về cơ khí nông nghiệp làm việc
tại các trung tâm. Do đó, các tiến bộ kỹ thuật về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó
khăn khi chuyển giao vào sản xuất. Đây là một hiện trạng đang diễn ra trong quá trình phát
triển cơ giới nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.
2.2. Đồng bằng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
Kết quả khảo sát nguồn nhân lực để chuyển giao kỹ thuật về cơ giới hóa của 11 tỉnh có
diện tích lúa lớn của đồng bằng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tổng diện tích trồng
1.270.900 ha, được thể hiện ở Bảng 2. Kết quả cho thấy vẫn chưa có cán bộ ở các Trung tâm
Khuyến nông có trình độ kỹ sư cơ khí nông nghiệp, cơ khí để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về
cơ giới hóa hóa cây lúa và các loại cây trồng khác. Điều này cho thấy việc đưa cơ giới hóa
vào sản xuất nông nghiệp ở miền Trung và Tây Nguyên còn những hạn chế nhất định.
Tây Nguyên ngoài cây lúa, còn có những cây trồng đặc thù khác như: chè, cà phê, ngô,…
nên việc đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp cần những máy móc chuyên dùng, yêu cầu kỹ
thuật riêng biệt, cần các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn mới chuyển giao thuận lợi vào sản xuất.

Bảng 2: Diện tích lúa cả năm và số lượng kỹ sư cơ khí nông nghiệp làm việc ở Trung tâm
Khuyến nông các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
Trung tâm
Diện tích lúa cả
Kỹ sư Cơ khí
Nơi đào
TT
Kỹ sư Cơ khí
Khuyến Nông
năm (1.000 ha)
Nông nghiệp
tạo
1

Bình Định

112,4

0

0

2

Bình Thuận

111,3

0


0

3

Hà Tĩnh

99,1

0

0

4

Nghệ An

186,0

0

0

5

Quảng Nam

87,7

0


0

6

Quảng Ngãi

72,5

0

0

7

Thanh Hóa

257,1

0

0

8

Đắc Lắc

84,5

0


0

9

Gia Lai

70,5

0

0

761


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
10

Lâm Đồng

34,3

0

0

11

Tây Ninh


155,5

0

0

1.270,9*

0

0

Tổng

(Nguồn: khảo sát tháng 10/2014. * Số liệu năm 2011 của Trung tâm PTBV NN-NT_ViệnQH và TK NN)

2.3. Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của đất nước, nơi sản xuất lúa hàng hóa
xuất khẩu chủ yếu của quốc gia. Kết quả khảo sát 13 Trung tâm Khuyến nông tỉnh của toàn
vùng với diện tích lúa cả năm khoảng 4.093.900 ha cho thấy lực lượng kỹ sư cơ khí nông
nghiệp, cơ khí làm việc tại các Trung tâm vẫn còn khá khiêm tốn (Bảng 3).
Kết quả khảo sát cho thấy nguồn nhân lực có trình độ kỹ sư Cơ khí nông nghiệp trong
các Trung tâm Khuyến nông của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chưa có. Cán bộ có trình
độ kỹ sư Cơ khí không có ở 7/13 Trung tâm Khuyến nông các tỉnh. Hiện nay, chỉ có 6 Trung
tâm Khuyến nông của các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và
Trà Vinh có cán bộ kỹ thuật trình độ kỹ sư Cơ khí. Điều này cho thấy sự khó khăn cho việc
triển khai các tiến bộ kỹ thuật về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.
Bảng 3: Diện tích lúa cả năm và số lượng kỹ sư cơ khí nông nghiệp làm việc ở Trung tâm
Khuyến nông 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
TT

Nơi đào tạo
Trung Tâm
Diện tích lúa cả Kỹ sư CKNN Kỹ sư CK
Khuyến nông
năm (1.000 ha)
(người)
(người)
1
An Giang
607,6
0
1
ĐH SPKT Thủ Đức
2
Bạc Liêu
164,3
0
0
3
Bến Tre
76,9
0
0
4
Cà Mau
130,2
0
0
5
Cần Thơ

224,7
0
0
6
Đồng Tháp
501,1
0
0
7
Hậu Giang
212,7
0
0
8
Kiên Giang
686,9
0
1+1#
ĐH Cần Thơ,
ĐH Hùng Vương
9
Long An
484,2
0
1
ĐH Cần Thơ
10 Sóc Trăng
349,0
0
0

11 Tiền Giang
241,8
0
1
ĐH Cần Thơ
12 Trà Vinh
233,0
0
1
ĐH SPKT Thủ Đức
13 Vĩnh Long
181,5
0
1
ĐH Cửu Long
Tổng
4.093,9*
0
7
# 1 Công nghệ Sau thu hoạch, CKNN (Cơ khí Nông Nghiệp), CK (Cơ khí), SPKT (Sư phạm kỹ thuật)
(Nguồn: khảo sát tháng 7/2015. * Số liệu năm 2011 của Trung tâm PTBV NN-NT_ViệnQH và TK NN)

Qua kết quả khảo sát nguồn nhân lực có trình độ kỹ sư Cơ khí nông nghiệp, kỹ sư Cơ
khí ở 34 Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thành phố có diện tích trồng lúa lớn của cả nước cho
thấy lực lượng cán bộ được đào tạo về chuyên ngành Cơ khí nông nghiệp hiện nay chưa được
quan tâm sử dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc thiết bị sẽ có khi quyết định vốn đầu tư,
nhưng lực lượng cán bộ để quy hoạch phát triển, định hướng, khai thác, sử dụng hiệu quả vốn
đầu tư thiết bị máy móc nông nghiệp, cần phải có thời gian đào tạo và tích lũy kinh nghiệm
chuyên môn mới thúc đẩy nhanh quá trình phát triển cơ giới hóa của đất nước.

762


Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí - Lần thứ IV
Cộng đồng ASEAN sắp hình thành, các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh
tranh với nông sản các nước trong khu vực. Nguồn nhân lực về cơ giới hóa chưa được quan
tâm sử dụng trong cơ giới hóa nông nghiệp, nhiều công đoạn trong sản xuất hàng hóa còn làm
thủ công sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm nông nghiệp cao và khả năng cạnh tranh thấp, đưa
đến nhiều nguy cơ cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trong tương lai gần, việc cơ giới hoá đồng
bộ cây lúa, ngô, rau màu, cây họ đậu, làm vườn, thu hoạch mía, nuôi trồng thuỷ sản là thật sự
cần thiết. Do đó, cần phải có một nguồn nhân lực lớn có trình độ, am hiểu chuyên môn sâu về
cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp để phát triển đất nước.
3. CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG NGUỒN NHÂN LỰC CƠ GIỚI HÓA CHO CÁC
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH
- Các Trung tâm Khuyến nông chưa có kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp cần gửi cán bộ đi tập
huấn về các khâu trong cơ giới hóa nông nghiệp: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,
sấy, bảo quản và chế biến để có thể chuyển giao các kỹ thuật mới về cơ giới hóa nông nghiệp
cho nông dân trong giai đoạn hiện nay.
- Nên cử cán bộ đang làm việc tại Trung tâm có hiểu về máy móc cơ giới, đi học các lớp
ngắn hạn về các khâu trong cơ giới hóa nông nghiệp: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch
và sấy lúa để có thể chuyển giao các kỹ thuật mới về cơ giới hóa nông nghiệp.
- Nên tuyển thêm nhân sự có chuyên môn về cơ giới hóa nông nghiệp, để tư vấn về cơ
giới trong các cánh đồng mẫu lớn và phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trong tỉnh, thành phố.
- Nên áp dụng chính sách cử tuyển để gửi người đi học đạt trình độ kỹ sư Cơ khí nông
nghiệp về phục vụ địa phương.
- Trung tâm dạy nghề nên có các lớp dạy về sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, an toàn lao
động trong máy phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Từng bước, bổ sung lực lượng lao động trẻ,
có chuyên môn vào công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
4. KẾT LUẬN
Quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đang diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Đa số

nguồn nhân lực đang thực hiện chuyển giao kỹ thuật về cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp ở các
Trung tâm Khuyến nông chưa được đào tạo từ trường lớp chuyên về cơ giới hóa nông nghiệp.
Cần có những lớp tập huấn về cơ giới hóa nông nghiệp cho cán bộ kỹ thuật của các
Trung tâm Khuyến nông.
Cần thực hiện các giải pháp đã đề xuất trên đây để cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.
Đào tạo nguồn nhân lực về cơ giới hóa nông nghiệp cần được các cơ quan chức năng
quan tâm hơn, trong định hướng hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển
nông thôn mới trong tương lai.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các Trung tâm khuyến nông các tỉnh thành
trong cả nước, các cơ quan chức năng đã giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình khảo sát và hoàn
thành nghiên cứu này.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
1.

TS. Nguyễn Văn Khải. Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công Nghệ, ĐH Cần Thơ.
Email: , Điện thoại: 0904454885

2.

Nguyễn Văn Cương. Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công Nghệ, ĐH Cần Thơ.
Email: , Điện thoại: 0989909034
763



×