Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đề cương ôn thi môn lý luận văn hóa học có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.91 KB, 40 trang )

1

Câu 1: Các giai đoạn hình thành văn hóa học và tình hình phát triển văn hóa học hiện
nay?
*Các giai đoạn hình thành văn hóa học:
Giai đoạn
Thời gian
Không gian
Tiền khoa Từ trCN đến Phương Đông
học
giữa TK XIX và
Phương
Tây
I
Từ giữa TK Châu Âu (đặc
XIX đến đầu biệt là Đức)
TK XX

II

III

Từ
đầu
những năm
1980 của TK
XX
Từ
những
năm 90 của
TK XX đến


nay

CHỦ THỂ
Đa dạng

Đặc điểm
Nghiên cứu văn hóa
một cách tổng quát và
tự phát
Từ nhiều chuyên môn: Hình thành nền móng
Thư viện học (Klemm), của khoa học văn hóa
nhân học (Tylor), xã hội học
học (Durkheim), tâm lý
học (Freud)…
Mỹ và Châu Vai trò lớn của nhân loại Phát triển khoa học văn
Âu
học: Boas, White (Mỹ), hóa học
Malinowski (Anh), Lévi
– Strauss (Pháp)
Toàn thế giới, Đa dạng. Từ bỏ chuyên Bùng nổ nghiên cứu và
đặc biệt là môn gốc để trở thành nhà đào tạo văn hóa học
Nga
văn hóa học chuyên
nghiệp

*Tình hình phát triển văn hóa học hiện nay:
- Trên thế giới: Các tổ chức nghiên cứu & đào tạo văn hoá học được xây dựng ở cả ba
cấp: Trường/Viện văn hoá (học) độc lập; Khoa văn hoá học độc lập; Bộ môn Văn hoá học.
+ Một số trường, viện văn hoá (học): Ở Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Nga…
+ Các khoa Văn hoá học (Faculty of Culture Studies) (còn có tên khác như Khoa Xuyên

văn hóa, Khoa văn hóa so sánh, khoa Văn hóa học và giao tiếp xuyên văn hóa…)
+ Bộ môn Văn hoá học (Department of Cultural Studies): Cực kỳ phong phú và đa dạng
(Còn có các tên là Bộ môn văn hoá so sánh; Bộ môn văn hoá học và truyền thông; Bộ môn
văn hoá học và lịch sử nghệ thuật…)
+ Ngoài ra còn có các hội văn hóa (học)
-Ở Việt Nam:
+ Tình hình nghiên cứu: Những nghiên cứu về văn hoá ở Việt Nam đã xuất hiện từ lâu
với những công trình như “Dư địa chí” (tk.15) của Nguyễn Trãi, “Ô châu cận lục” (tk.16) của
Dương Văn An…Song thực sự mang tính văn hoá học lý luận thì phải đợi những ảnh hưởng
của khoa học phương Tây. Và công trình đầu tiên theo hướng này là “Việt Nam văn hoá sử
cương” của Đào Duy Anh xuất bản năm 1938. Sau năm 1975, hàng loạt công trình nghiên cứu
quan trọng về văn hóa đã lần lượt ra đời. Sách về văn hoá thế giới đã được dịch và biên soạn
khá nhiều. Các tạp chí Văn hoá - nghệ thuật, Văn hoá dân gian... từ lâu đã là cơ quan ngôn


2

luận thường trực về các vấn đề văn hoá và văn hoá học ở Việt Nam. Hàng loạt sách nghiên
cứu, giáo trình và sách công cụ (như từ điển) về văn hoá học của nước ngoài đã được dịch và
xuất bản.
+ Tình hình đào tạo: Năm 1990, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chương
trình đào tạo môn Cơ sở văn hóa Việt Nam dành cho sinh viên các ngành ngoại ngữ do Trần
Ngọc Thêm biên soạn. Năm 1991 ra đời bản Cơ sở văn hóa Việt Nam đầu tiên của Trần Ngọc
Thêm (2 tập, Trường đại học ngoại ngữ Hà Nội, 1991, lưu hành nội bộ). Từ đó đến nay, liên
tiếp xuất hiện hàng loạt sách giáo trình về Cơ sở văn hóa Việt Nam của các tác giả khác: Trần
Quốc Vượng (chủ biên) năm 1996, Chu Xuân Diên năm 1998... Những bài giảng về văn hoá
học của Đoàn Văn Chúc, Hoàng Vinh... đã từng đọc trước đó ở Trường Đại học Văn hoá Hà
Nội cũng lần lượt được ra mắt. Giáo trình về lịch sử văn hoá Việt Nam cũng có thêm một số
cuốn. Giáo trình về văn hoá thế giới khá nhiều. Tuy nhiên, việc đào tạo văn hoá học với tư
cách là một chuyên ngành thì triển khai hết sức chậm chạp.

Cho đến nay, nơi gần với việc đào tạo văn hóa học hơn cả là Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội. Từ năm 1996, khoa Văn hóa XHCN của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
cũng bắt đầu đào tạo cao học ngành văn hóa học. Viện Văn hóa - Thông tin là đơn vị duy nhất
hiện nay đào tạo tiến sĩ ngành văn hóa học (bắt đầu từ năm 1997). Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM đào tạo cao học văn hóa học bắt đầu từ năm
2000, đào tạo cử nhân và tiến sĩ bắt đầu từ năm 2007. Hiện nay, đây là đơn vị duy nhất trong
hệ thống Đại học Quốc gia và đại học vùng đào tạo văn hoá học ở cả 3 hệ cử nhân - thạc sĩ tiến sĩ.
Câu 2: Khái niệm và định nghĩa văn hóa? Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa?
*Khái niệm "văn hóa": Có thể quy về hai cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
+ NGHĨA HẸP: Văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không gian,
thời gian, hoặc chủ thể.
+ NGHĨA RỘNG: Văn hóa bao gồm tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra.
Cách hiểu này không chỉ giới hạn trong giới khoa học mà được sử dụng khá rộng rãi. Chính
với cách hiểu rộng này, văn hóa đã trở thành đối tượng của khoa học nghiên cứu về văn hóa.
Hiện có 2 thuật ngữ được dùng chỉ khoa học này là VĂN HÓA HỌC và NGHIÊN
CỨU VĂN HÓA
*Định nghĩa “văn hóa”: Xét theo cách thức định nghĩa thì ta thấy có hai loại – định
nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng.
+ Định nghĩa MIÊU TẢ liệt kê các thành tố của văn hóa. Ví dụ định nghĩa của
E.B.Tylor (văn hóa là “một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã
hội đã đạt được”).
 Ưu: Giúp nhận diện cụ thể & chính xác đối tượng


3
 Nhược: Tính khái quát thấp; với đối tượng phức tạp thì định nghĩa trở nên dài dòng

mà vẫn không thể liệt kê hết; khi đối tượng thay đổi thì định nghĩa không còn phù
hợp.

+ Định nghĩa NÊU ĐẶC TRƯNG thì có thể gặp ba khuynh hướng lớn:
 Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những SẢN PHẨM nhất định. Đó có thể là
những giá trị, những truyền thống, những nếp sống, những chuẩn mực, những tư
tưởng, những thiết chế xã hội, những biểu trưng, ký hiệu, những thông tin… mà một
cộng đồng đã kế thừa, sáng tạo, và tích luỹ.
 Khuynh hướng thứ hai xem văn hóa như những QUÁ TRÌNH. Đó có thể là những
hoạt động sáng tạo, những công nghệ, những quy trình, những phương thức tồn tại,
sinh sống và phát triển, cách thức thích ứng với môi trường, phương thức ứng xử
của con người…
 Khuynh hướng thứ ba xem văn hóa như những QUAN HỆ, những CẤU TRÚC…
giữa các giá trị, giữa con người với đồng loại và muôn loài.
+ Ưu: Tính khái quát cao, ngắn gọn, luôn phù hợp với đối tượng thay đổi.
+ Nhược: Tính chính xác kém. Kiểu định nghĩa này thích hợp với những đối tượng
phức tạp và không ổn định
*Định nghĩa Trần Ngọc Thêm:
- Định nghĩa 1: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình.
- Định nghĩa 2: Văn hóa là một hệ thống biểu tượng do con người sáng tạo và tích luỹ
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình.
- Định nghĩa 3 (chính, tổng quát): Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng
do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình.
*Ý nghĩa của định nghĩa văn hóa:
Văn hóa là một khái niệm phức tạp, lại không hoàn toàn ổn định. Vì thế, nên dùng định
nghĩa nêu đặc trưng. Yêu cầu: ngắn gọn và phân biệt được khái niệm đang định nghĩa với các
khái niệm liên quan. Đây chính là định nghĩa để làm việc.
Câu 3: Văn hoá như một hệ giá trị và như một hệ biểu tượng?
*Văn hoá như một hệ giá trị:

“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình”. Định nghĩa này xem văn hóa là một hệ giá trị. Trong lý luận văn hóa học,
định nghĩa này được xếp vào “cách tiếp cận giá trị học” bên cạnh những cách tiếp cận khác
như miêu tả, chức năng, tâm lý học, xã hội học…


4

Giá trị là khái niệm có độ bao quát rất lớn. Giá trị có thể tĩnh hoặc động, có thể hữu
hình hoặc vô hình. Định nghĩa xem văn hóa như một hệ giá trị tuy coi văn hóa là những sản
phẩm, nhưng vì giá trị bao gồm cả sản phẩm, hoạt động lẫn quan hệ nên thực chất đã bao quát
được cả ba khuynh hướng. Và giá trị phụ thuộc vào người đánh giá, nơi đánh giá, lúc đánh giá,
v.v. Vì vậy, mọi sản phẩm hoạt động của con người đều có thể là giá trị.
* Văn hóa như một hệ biểu tượng:
Hoạt động sáng tạo giá trị văn hóa có thể xuất phát từ những tư tưởng, ý nghĩa mà tạo
ra những sự vật, khái niệm; hoặc cũng có thể ngược lại, xuất phát từ những sự vật có sẵn để
tìm một tư tưởng, ý nghĩa thích hợp gán vào. Bất luận trong trường hợp nào, hoạt động nối kết
một biểu hiện vật chất với một ý nghĩa tinh thần là hoạt động biểu trưng.
Sản phẩm của hoạt động biểu trưng là biểu tượng (symbol). Ở đây, văn hóa rất gần với
một thành tố của nó là ngôn ngữ; ký hiệu ngôn ngữ là một trường hợp riêng của biểu tượng
văn hóa. Giống như ký hiệu, một biểu tượng gồm có hai phần là cái biểu hiện (hình ảnh phô
bày ra, hình thức) và cái được biểu hiện (ý nghĩa, nội dung). Biểu tượng là tổng thể của hình
ảnh được trưng ra (cái biểu hiện) cùng mối quan hệ của nó với khái niệm, tư tưởng mà nó thay
thế (cái được biểu hiện, ý nghĩa).
“Thực vật” là sản phẩm tự nhiên. Nhưng cùng một loại thực vật, tộc người này ăn, tộc
người kia có thể không ăn. Cùng ăn, nhưng tộc người này đánh giá là ngon, tộc người kia cho
là không ngon. Việc gắn quan niệm “ăn / không ăn”, “ngon / không ngon” vào một loại thực
vật là hoạt động biểu trưng, thuộc về văn hóa.
Bất kỳ một thứ cỏ cây, động vật bình thường nào, một khi đã được áp đặt yếu tố con

người vào thì sẽ được nhận thức khác đi (được biểu trưng hoá) và trở thành một giá trị văn
hoá.
Nhờ có mối liên hệ với cái được biểu hiện và cùng với nó mà cái biểu hiện trởthành
biểu tượng. Nhờ có mối liên hệ với ý nghĩa và cùng với nó mà một sự vật trở thành giá trị văn
hóa. Mọi giá trị do con người sáng tạo ra đều là kết quả của những lựa chọn mang tính biểu
trưng và đều là những biểu tượng.
Ví dụ: + Hoa Anh Đào -> Quốc hoa Nhật -> Biểu tượng phẩm chất người Nhật là
tính tập thể.
+ Trái tim, bông hồng đỏ…-> Biểu tượng tình yêu
Mọi biểu tượng do con người sáng tạo ra đều là kết quả của việc định giá thông qua lựa
chọn và đều là những giá trị.
VH là 1 hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và XH của mình.
Tóm lại:“Biểu tượng” và “giá trị” thực chất là hai khái niệm tương đồng, chúng
thểhiện cùng một đối tượng từ hai góc độ khác nhau. Khi dùng khái niệm “biểu tượng” là ta
muốn chỉ ra phương thức cấu tạo của đơn vị văn hóa; còn khi dùng khái niệm “giá trị” là ta
muốn nói đến tính sản phẩm của đơn vị văn hóa đó.


5

Khi dùng khái niệm biểu tượng là ta muốn chỉ ra phương thức cấu tạo và sử dụng của đơn
vị văn hóa. Còn khi dùng khái niệm giá trị là ta muốn nói đến tính sản phẩm của đơn vị văn
hóa đó.
Câu 4: Mối quan hệ giữa văn hóa với tự nhiên và vấn đề tính văn hóa của các hiện tượng
tự nhiên?
Văn hóa là sản phẩm của con người. Con người, chất con người – đúng hơn là chất hoạt
động của con người (= tính nhân sinh) – là đặc trưng cho phép phân biệt văn hoá với tự nhiên.
TỰ NHIÊN là cái có trước, tự nhiên quy định văn hóa. Không có tự nhiên thì sẽ không
có văn hóa vì 3 điều.Thứ nhất, tự nhiên tạo nên con người; con người tạo nên văn hóa; văn hóa

là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên. Thứ hai, trong quá trình sáng tạo
văn hóa, con người vẫn phải sử dụng năng lực tự nhiên tiềm tàng của chính mình (mọi sản
phẩm tinh thần đều gắn liền với bộ não). Và thứ ba, trong quá trình sáng tạo văn hóa, con
người vẫn phải sử dụng các tài nguyên phong phú của tự nhiên. Tóm lại, văn hóa là cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người.
Tuy nhiên, do mọi đối lập đều chỉ là tương đối cho nên trên thực tế, ranh giới giữa văn
hóa và tự nhiên không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Văn hóa và tự nhiên khác nhau nhưng không đối lập mà tồn tại trong một mối liên hệ
mật thiết thông qua con người và họat động của con người.
- Không có tự nhiên  không có văn hóa.
- Không có văn hóa  không có hình ảnh tự nhiên đa dạng và phong phú.
Tự nhiên tồn tại trong nhận thức của con người dưới dạng những biểu tượng do văn hóa
tạo ra. Tính biểu trưng là một đặc điểm quan trọng của văn hóa.
*Tính văn hóa của các hiện tượng tự nhiên:
Nhiều thứ thoạt nhìn cứ tưởng là tự nhiên thuần tuý (vd: cái cây ngoài vườn, con vật trong
nhà…), thế nhưng chúng thuộc về văn hóa. Một ngọn núi, một dòng sông, một tảng đá – tự
nhiên thuần tuý nhưng một khi được con người biết đến, đặt tên cho thì tất cả đã trở thành văn
hóa!
Tùy theo mức độ của tỷ lệ giữa “chất văn hóa” với “chất tự nhiên” mà ta có thể nói rằng
đối tượng này thuộc về tự nhiên hay văn hóa.
Câu 5: Mối quan hệ giữa văn hóa với con người và tính nhân sinh của văn hóa. Những
hiện tượng phi văn hóa?
*Mối quan hệ giữa văn hóa với con người và tính nhân sinh của văn hóa:
Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Văn hóa là tự nhiên thứ 2. Chất
con người – đứng hơn là chất hoạt động của con người (= tính nhân sinh) – là đặc trưng cho
phép phân biệt văn hóa với tự nhiên.


6


Tính nhân sinh gán cho sự vật (hiện tượng) những giá trị nằm ngoài bản thân chúng, tạo
nên biểu trưng. Tính nhân sinh, thông qua tính biểu trưng, là một đặc trưng định tính cho
phép nhận biết giá trị văn hoá của một sự vật (hiện tượng).
Mặt khác, không phải cứ có tính nhân sinh là đã đủ để xếp một sự vật / hiện tượng vào
văn hoá. Nhiều thứ thoạt nhìn cứ tưởng là văn hóa, nhưng xét kỹ thì vẫn chỉ là tự nhiên. Ví
dụ, vịnh Hạ Long và hòn Vọng Phu đều được con người gán cho một truyền thuyết, đặt cho
một tên gọi. Nhưng nếu so sánh mức độ tỷ lệ giữa “chất con người” và “chất tự nhiên” trong
mỗi đối tượng thì sẽ thấy chúng khác nhau. Nếu tính nhân sinh hơn 50 % (>50%)  văn hóa.
Ngược lại: Nếu tính nhân sinh nhỏ 50 % (<50%)  tự nhiên.
Như vậy, tuỳ theo mức độ của tỷ lệ giữa “chất con người” và “chất tự nhiên” trong mỗi
đối tượng mà ta có thể xếp đối tượng này vào tự nhiên, còn đối tượng kia vào văn hóa. Định
tính vẫn phải kết hợp với định lượng mới đủ để giải bài toán khu biệt.
*Những hiện tượng phi văn hóa
Phi văn hóa là những sự vật hay hiện tượng do con người sáng tạo ra mà thiếu tính giá trị
trong hệ tọa độ đang xét.
Ví dụ: ăn thịt chó ở Việt Nam và Phương Tây (K), ăn mắm tôm trong bữa ăn và trong cuộc
họp (T)
Phi văn hóa bao gồm: thiếu văn hóa, vô văn hóa và phản văn hóa.
- Phản văn hóa là hiện tượng phi văn hóa do chủ thể hành xử không theo chuẩn mực chung
1 cách hữu thức, với 1 triết lý riêng. Phản văn hóa là phi văn hóa ở mức độ cao nhất và có tính
văn hóa nhất. Ví dụ: Đạp xe khỏa thân kêu gọi bảo vệ môi trường.
- Vô văn hóa là phi văn hóa do chủ thể hành xử không theo chuẩn mực chung 1 cách vô
thức, và hoặc không ý thức hết những hậu quả của nó. Ví dụ: nói bậy, chửi bậy, viết bậy, vẽ
bậy, … vô văn hóa gồm có vô thức toàn phần và vô thức bán phần.
- Thiếu văn hóa là hiện tượng phi văn hóa do chủ thể thiếu bản lĩnh hoặc sử dụng bản lĩnh
không đúng dẫn đến một lựa chọn không phù hợp với CTK của mình. Ví dụ: chạy theo mốt
thời trang …
Câu 6: Lịch sử quá trình hình thành văn hóa và văn minh. Mối quan hệ giữa văn hóa và
văn minh?
Thời gian

Không gian
2 triệu
năm
Châu Phi
trước
Sơ kỳ
đồ đá
1 triệu cũ
năm
trước

SỰ KIỆN
Mốc văn hóa, văn minh
Người khéo léo: Đi bằng hai Biết chế tạo
chân, biết chế tạo công cụ lao công cụ
động bằng đá cuội
Giá
trị
vật
Người đứng thẳng: Đứng Biết dùng lửa
chất
thẳng, chế tạo dụng cụ tinh
xảo, phát hiện ra lửa, sử dụng
các tín hiệu âm thanh đơn
Hình
giản, bước đầu săn mồi tập


7


thể
10 vạn Trung
Người khôn ngoan: Sống
năm
kỳ
Châu
Phi, thành tập thể, biết dựng lều ở,
trước
thời
châu Á, châu hình thành ngôn ngữ với lời
đồ đá Âu
nói chia thành âm tiết, biết
cũ
chôn người chết có đồ tùy
táng kèm theo
4
vạn Hậu
Người khôn ngoan hiện đại:
năm
kỳ
Tạo nên các bức vẽ hang
trước
thời
động, các pho tượng đất sét
đồ đá
cũ
1
vạn Đồ đá
Xuất hiện nghề trồng trọt lúa
năm

giữa
mì ở Tây Á, rau củ ở Đông
trước
Nam Á, chăn nuôi cừu ở I
rắc, lợn ở Thổ Nhĩ Kỳ
8000
Xuất hiện những thị trấn đầu
năm
tiên ở vùng Thổ Nhĩ Kỳ,
Đồ đá Châu
Phi,
trước
Israel
mới
châu Á, châu
5000
Âu, châu Úc, Chữ viết hình nêm xuất hiện
năm
ở Sumer, chữ tượng hình xuất
châu Mỹ
trước
hiện ở Ai Cập
Từ 3 – Đồ
Xuất hiện các nền văn minh
2000
đồng
Lưỡng Hà, sông Nile (3000
năm
năm trCN), sông Ấn (2.500
trCN

năm trCN), sông Hoàng Hà
(2000 năm trCN)

Hình thành xã
hội. Xuất hiện
ngôn ngữ, tín
ngưỡng
Giá
trị
tinh
Xuất hiện nghệ thần
thuật

thành
VĂN
HÓA

Xuất hiện trồng
trọt và chăn
nuôi
Hình thành
những
Xuất hiện đô thị thành tựu
quan trọng
của VĂN
Xuất hiện văn tự MINH, văn
hóa được
hoàn thiện
Xuất hiện các
nền văn minh cổ


Mối quan hệ giữa văn hóa và văn minh:
Văn hóa phân biệt với văn minh là nhờ tính lịch sử.
Tự nhiên được biến thành văn hóa và văn hóa được tích lũy là nhờ hoạt động của con
người. Động vật chỉ có hoạt động sinh học phù hợp với điều kiện tự nhiên đã được lập trình
sẵn trong bản năng di truyền. Ngược lại, con người có thể hoạt động tự do vượt khỏi giới hạn
bản năng. Nó có thể vừa tự lập trình, vừa hành động một cách linh hoạt không theo chương
trình nào. Đó là hoạt động sáng tạo.
Chỉ có hoạt động sáng tạo mới có khả năng làm nên lịch sử và tạo ra văn hóa. Tính lịch sử
tạo ra tính ổn định của văn hóa. Nó cho phép phân biệt VH như cái được trích lũy lâu đời với
văn minh như cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định.
Văn hóa đứng giữa tự nhiên và văn minh. 1 đối tượng chưa có hoặc có quá ít tính nhân
sinh thì thuộc về tự nhiên. 1 sản phẩm chưa có hoặc có quá ít tính lịch sử thì thuộc về văn
minh.



8

Câu 7: Nhận diện văn hóa và các loại văn hóa?
- Nhận diện văn hóa: trên hai bình diện
+ Bình diện yếu tố cho phép nhận diện văn hóa một cách độc lập: một đối tượng sẽ là
văn hóa hoặc không phải là văn hóa.
+ Bình diện quan hệ cho phép nhận diện văn hóa một cách tương đối: một đối tượng đặt
trong những mối quan hệ này thì là văn hóa nhưng đặt trong những mối quan hệ khác thì lại có
thể không phải là văn hóa.
Có thể tóm tắt theo bảng:
Bình diện yếu tố
Bình diện quan hệ


Tự nhiên + yếu tố con người
Văn minh + yếu tố thời gian
Phi VH + q.hệ với tọa độ gốc
Tập hợp giá trị + quan hệ với nhau

= VĂN HÓA

- Các loại văn hóa:
+ Văn hóa xét theo chủ thể (Cá nhân ->Tổ chức ->Tộc người ->Dân tộc ->Quốc gia ->Khu vực
->Nhân loại)
+ Văn hóa xét theo không gian, thời gian, đối tượng (không gian -> biến thể không gian, thời
gian -> biến thể thời gian, đối tượng -> thành tố văn hóa)
Câu 8: Thế nào là Văn hoá học và Nghiên cứu văn hoá? Khu biệt văn hóa học với các
khoa học có liên quan?
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA là tập hợp tất cả các nghiên cứu liên quan đến văn hóa
trong mọi ngành khoa học.
VĂN HÓA HỌC là một ngành khoa học nhân văn giáp ranh với khoa học xã hội, có đối
tượng nghiên cứu là văn hóa với tư cách một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng, bằng hệ
phương pháp lý luận định tính mang tính liên ngành với độ bao quát rộng các sự kiện và tính
khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu.
*Khu biệt với các khoa học liên quan:
- Với nhân loại học và xã hội học:
Tiêu chí
Đối tượng
Mục tiêu

Văn hóa học
Văn hóa
Văn hóa là mục đích


Nhân loại học
Con người
Văn hóa là phương
tiện
Phương pháp
Tư liệu các ngành Quan sát tham dự,
KHXH&NV cung cấp điều tra thực địa
Tính chất phân Giáp ranh giữa KHXH Khoa học XH điển
loại khoa học
&KHNV (thiên về NV hình
hơn)

Xã hội học
Xã hội
Văn hóa là phương tiện
Điều tra
Khoa học XH điển hình


9

- Với Sử học và địa lý:
+ Xét VHH trong thời gian: Rơi vào quan hệ văn hóa và lịch sử học ->Sử – văn hóa học
+ Xét trong không gian: Rơi vào quan hệ văn hóa và địa lý học -> Địa – văn hóa học
- Với khu vực học:
+ Khu vực học: Giới hạn đối tượng theo chiều ngang (không gian) mà không theo chiều dọc
(lĩnh vực)
+ Văn hóa học: Giới hạn đối tượng theo chiều dọc (lĩnh vực)mà không theo chiều ngang
(không gian)
- VHH với các ngành khoa học khác:

VH như 1 đối tượng khách quan là có ngoại diện rộng, nó bao trùm lên cả văn chương,
nghệ thuật, xã hội, tư tưởng, tôn giáo…
Nhưng VHH như 1 khoa học thì hoàn toàn không trùm và không thể trùm lên bất cứ 1
ngành khoa học nào.
VHH xem xét các hiện tượng này trong tính tổng thể mà không đi sâu vào chi tiết (giống
như khu vực học).
Câu 9:Vị trí của văn hóa học và nhận diện văn hoá học?
* Vị trí của văn hóa học
Văn hoá học là một khoa học chuyên ngành đặc biệt. Cái đặc biệt là ở độ bao quát rộng
các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu. Trong số các khoa học chuyên
ngành, có ba ngành có tính cách đặc biệt như thế - đó là toán học, văn hoá học và triết học. Cả
ba đều là những khoa học lý thuyết, chúng không đòi hỏi tư liệu thực nghiệm, điều tra, điền
dã..., nhưng đều đòi hỏi phải tổng hợp và khái quát hoá ở mức cao. Cả ba đều liên quan đến
nhiều khoa học.
Toán học là sự tổng hợp và khái quát hoá cả thế giới tự nhiên lẫn con người về mặt định
lượng. Xét về nội dung, toán học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên; xét về đối tượng, toán học
liên quan đến mọi ngành khoa học.
Văn hóa học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con người về mặt định tính. Nó
đối lập rõ rệt với các khoa học tự nhiên. Xét về đối tượng, văn hoá học liên quan đến mọi
ngành khoa học xã hội và nhân văn; xét về nội dung, văn hoá học thuộc lĩnh vực khoa học
nhân văn giáp ranh với khoa học xã hội.Văn hóa có thể là sản phẩm của một cá nhân, nhưng
thường là sản phẩm của một tộc người, một dân tộc – dưới góc độ này, nó là một khoa học xã
hội.
Triết học là sự tổng hợp và khái quát hoá cả thế giới tự nhiên lẫn con người về mặt định
tính và định lượng. Với thế giới con người, triết học vừa có quan hệ trực tiếp, vừa gián tiếp
thông qua văn hóa học. Xét về nội dung, triết học thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn; xét về đối
tượng, triết học liên quan đến mọi ngành khoa học – không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử


10


khoa học có không ít những triết gia lỗi lạc xuất thân vốn là các nhà khoa học tự nhiên như
toán học, vật lý học, v.v.
Không có khoa học nào đứng trên đứng dưới, không có khoa học nào đứng trước đứng
sau. Sự khác biệt về vị trí giữa triết học, toán học, văn hoá học với các khoa học khác chỉ là
kết quả của một sự phân công lao động khoa học. Mỗi ngành khoa học đều có chỗ mạnh và
chỗ yếu của nó. Ngành khoa học nào đi rộng thì không thể sâu, ngành khoa học nào đi sâu thì
không thể rộng. Bởi vậy, mọi khoa học đều bình đẳng.
Với tư cách là một khoa học lí luận, văn hóa học có nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa như
một đối tượng riêng biệt trên cơ sở những tư liệu do các ngành khác cung cấp với mục đích
phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc theo lối này không chỉ là tìm hiểu “Cái gì?”, mà chủ yếu là
tìm hiểu “Tại sao?” và “Như thế nào?” Từ đó, người đọc có thể suy ngẫm và lí giải mọi tư liệu
văn hóa mà anh ta bắt gặp.
*Nhận diện văn hóa học:
Một nội dung nghiên cứu sẽ được xem là thuộc về văn hoá học nếu thoả mãn ba điều kiện:
+ Đối tượng nghiên cứu phải thuộc về văn hoá;
+ Phạm vi nghiên cứu không rơi vào các khoa học giáp ranh;
+ Nội dung nghiên cứu không đi sâu vào các khoa học chuyên ngành.
Câu 10: Các loại nhu cầu và chức năng của văn hóa?
*Các loại nhu cầu:
Xét theo ngoại diên, khái niệm “nhu cầu văn hoá” có thể hiểu theo nghĩa hẹp và theo
nghĩa rộng. Nhu cầu văn hoá theo nghĩa hẹp là nhu cầu văn hoá tinh hoa (như nhu cầu về các
tác phẩm nghệ thuật). Nhu cầu văn hoá theo nghĩa rộng là mọi nhu cầu của con người nói
chung.
Xét theo mục đích, có thể phân biệt hai loại nhu cầu văn hoá là nhu cầu văn hoá tinh
hoa và nhu cầu văn hoá đời thường. Nhu cầu văn hoá theo nghĩa rộng bao gồm cả nhu cầu văn
hoá tinh hoa lẫn nhu cầu văn hoá đời thường.
Xét theo mức độ cần thiết, có thể phân biệt nhu cầu văn hoá tuyệt đối và nhu cầu văn
hoá tương đối. Nhu cầu văn hoá đời thường thường là những nhu cầu văn hoá tuyệt đối. Còn

nhu cầu văn hoá tinh hoa là những nhu cầu văn hoá tương đối. Như vậy, hai cặp đối lập “nhu
cầu văn hoá tuyệt đối / tương đối” và “nhu cầu văn hoá tinh hoa / đời thường” không trùng
nhau hoàn toàn.
*Chức năng của văn hoá
- Chức năng tổ chức xã hội (cơ sở là tính hệ thống)
- Chức năng điều chỉnh xã hội (tính giá trị)
- Chức năng giao tiếp (tính nhân sinh)
- Chức năng giáo dục (tính lịch sử)


11

->Bốn chức năng cơ bản hình thành chức năng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu và động lực phát triển xã hội
xuyên suốt thời gian và không gian.
Câu 11:Về bản sắc văn hoá?
“Bản sắc” là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, lâu bền, được biểu hiện ra ngoài. Nếu
văn minh chỉ ra trình độ phát triển của một xã hội, thì bản sắc văn hóa chỉ ra độ ổn định của
một dân tộc: đó là những giá trị tồn tại lâu bền hơn cả ởmột nền văn hoá.
Nhưng thực ra bản sắc văn hóa không nằm ở các giá trị vật chất. Các công trình vật chất
luôn thể hiện cái tinh thần (các Pharaông, tôn giáo,…). Cái tinh thần được vật chất hóa mới trở
thành sức mạnh. Bản sắc văn hoá là cái ổn định, tĩnh tại trong một khoảng thời gian dài.
Cùng với thời gian thì vật chất sẽ bị huỷ hoại, cho nên cái vật chất chỉ ổn định trong
thời gian tồn tại của chất liệu tạo nên vật thể ấy mà thôi. Còn cái tinh thần nào đã tồn tại được
với thời gian thì sẽ mang tính ổn định rất cao, khó mà thay đổi được (vd, tính cách dân tộc thì
vô cùng bền vững).
Như vậy, có thể diễn đạt một cách ngắn gọn là “vật chất thì tĩnh ngắn động dài, còn
tinh thần thì động ngắn tĩnh dài”.
 Có thể định nghĩa bản sắc văn hóa (cultural identity) của một dân tộc là một hệ thống
các giá trị tinh thần ổn định tồn tại tương đối lâu bền hơn cả trong truyền thống văn

hoá dân tộc, tạo nên tính đặc thù của dân tộc, khu biệt dân tộc ấy với các dân tộc
khác.
Việc nhận diện một giá trị văn hoá có phải là đặc trưng bản sắc hay không có thể dựa vào ba
dấu hiệu:
(a) Là một giá trị tinh thần đã tồn tại tương đối lâu dài;
(b) Có tác dụng chi phối các đặc điểm khác của văn hoá (các cách ứng xử và họat động,
các giá trị vật chất);
(c) Cùng với các đặc trưng bản sắc còn lại có tác dụng khu biệt nền văn hoá đó với các
nền văn hoá khác.
Bản sắc văn hóa là cái gốc, cái căn tính ổn định của một dân tộc, nên nó là âm tính. Ta
có thể dễ dàng tìm được nó ở những phần âm tính nhất: nó thể hiện ở lĩnh vực tinh thần rõ hơn
lĩnh vực vật chất; ở đàn bà rõ hơn ở đàn ông; ở nông thôn rõ hơn thành thị; ở người già rõ hơn
người trẻ; ở tầng lớp bình dân rõ hơn tầng lớp lãnh đạo, trí thức, quý tộc.
Bản sắc văn hóa mang tính ổn định, lâu bền tương đối, nghĩa là nó vẫn có thểđược điều
chỉnh, biến đổi, nhưng sự thay đổi này rất chậm và khó khăn. Chẳng hạn, Việt Nam ngày nay
đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng cái căn tính nông dân vẫn ẩn tàng và biểu
hiện qua ứng xử, hành động, suy nghĩ của mọi người Việt Nam.
Câu 12:Các cấu trúc văn hóa hai thành phần?
+ Văn hóa vật chất – Văn hóa tinh thần:


12

Văn hóa vật chất thường được xem là bao gồm những sản phẩm do họat động sản xuất vật
chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh họat hàng ngày, công cụ sản
xuất, phương tiện đi lại…
Văn hóa tinh thần thường được xem là bao gồm tòan bộ những sản phẩm do họat động sản
xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng – tôn giáo, nghệ thuật, phong tục, lễ
hội, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương…
+ Văn hóa hữu hình – Văn hóa vô hình (vật thể - phi vật thể)

Văn hóa vật chất thường được xem là bao gồm những sản phẩm do họat động sản xuất vật
chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh họat hàng ngày, công cụ sản
xuất, phương tiện đi lại…
Văn hóa tinh thần thường được xem là bao gồm tòan bộ những sản phẩm do họat động sản
xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng – tôn giáo, nghệ thuật, phong tục, lễ
hội, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương…
Câu 13: Các biến thể của cấu trúc văn hóa hai thành phần?
a. Văn hóa vật chất – tinh thần – xã hội: Từ những khó khăn trong việc xếp các giá
trị vào lưỡng phân “ VHVC- VHTT” một số nhà nghiên cứu bổ sung thêm thành tố thứ ba.
- Lê Văn Lan:
+ Văn hóa vật chất :cư trú, trang phục, ăn uống, đồ dùng
+ Văn hóa tinh thần: mỹ thuật, âm nhạc, múa, truyện kể, hội lễ và tín ngưỡng
+ Văn hóa xã hội: hôn nhân, tang ma và một số phong tục khác
- Chu Xuân Diên:
+ Văn hóa vật chất: nghề nông, ăn, mặc, ở, đi lại
+ Văn hóa tinh thần: tôn giáo – tín ngưỡng và nghi lễ phong tục, ngôn ngữ và văn học nghệ
thuật, tư tưởng và học thuật
+ Văn hóa xã hội: gia đình – gia tộc, làng xã, quốc gia, đô thị
b. Văn hóa vật chất – tinh thần – nghệ thuật:
- M.S. Kagan:
+ Văn hóa vật chất : cơ thể con người, đồ vật kĩ thuật, tổ chức xã hội
+ Văn hóa tinh thần: tri thức, giá trị, đề án
+ Văn hóa nghệ thuật: hình tượng nghệ thuật
c. Văn hóa vật chất – tinh thần – thể chất: Yu.V.Rozhdestvenski
d. Văn hóa vật thể - phi vật thể - tâm linh: Nguyễn Tri Nguyên
Câu 14: Cấu trúc văn hóa ba thành phần xét theo hoạt động và theo hệ toạ độ?
• Xét theo hoạt động:
- Dưới góc độ hoạt động, các giá trị văn hóa chia làm 3 loại là văn hóa nhận thức, văn hóa
tổ chức và văn hóa ứng xử với môi trường:



13

BẢNG CẤU TRÚC VĂN HÓA DƯỚI GÓC ĐỘ HOẠT ĐỘNG
Văn hóa nhận Nhận thức về vũ trụ
thức
Nhận thức về con người

Văn hóa tổ Tổ chức đời sống tập thể
N
chức
Tổ chức đời sống cá nhân
HÓA Văn hóa ứng Ứng xử với môi trường tự
xử với môi nhiên
trường
Ứng xử với môi trường xã hội
Dưới góc độ quá trình họat động, có thể phân chia văn hóa thành ba thành phần là chủ
thể - họat động – sản phẩm:
+ Giá trị của chủ thể (con người, tổ chức) cùng các thuộc tính và năng lực của nó
+ Giá trị của các họat động (quan hệ, tính chất ) của con người
+ Giá trị của các sản phẩm do con người tạo ra
Cách phân chia này có thể thuận tiện cho việc trình bày các tiểu văn hóa như văn hóa
doanh nghiệp, văn hóa ngành nghề…
• Xét theo hệ tọa độ
Hệ tọa độ ba chiều “ chủ thể - không gian - thời gian” đóng một vai trò quan trọng
trong việc định vị văn hóa, được chia làm ba phần theo ba trục của hệ tọa độ: Thành tố văn
hóa nhìn từ chủ thể, thành tố văn hóa nhìn trong không gian, thành tố văn hóa nhìn
trong thời gian.
-


Có thể xem xét qua bảng tổng hợp:
CẤU TRÚC VĂN HÓA THEO TỌA ĐỘ BA CHIỀU

Văn hóa nhìn từ chủ thể

CẤU TRÚC VĂN HÓA

Văn hóa nhìn từ dân tộc

Văn hóa nhìn từ xã hội

Văn hóa nhìn từ con người

VH nhận thức cảm tính (tín
ngưỡng , tôn giáo, tri thức dân
gian, tri thức đạo học)
VH nhận thức lý tính ( khoa
học kĩ thuật truyền thống)
Tính cách dân tộc
Văn hóa giao tiếp
Văn hóa tổ chức (nông thôn,
quốc gia, đô thị…)
Văn hóa nghệ thuật
Văn hóa thể chất
Văn hóa giới


14
Văn hóa nhìn trong không
gian

Văn hóa nhìn trong thời
gian

Văn hóa trong không gian Văn hóa tận dụng tự nhiên
tự nhiên
Văn hóa đối phó với tự nhiên
Văn hóa sùng bái tự nhiên
Văn hóa lưu luyến tự nhiên
Văn hóa trong không gian Văn hóa vùng
xã hội
Văn hóa hải ngoại
Văn hóa giao lưu
Văn hóa vòng năm
Lịch pháp
Lễ tết
Văn hóa mùa
Văn hóa vòng đời
Phong tục và nghi lễ vòng đời
Văn hóa lớp tuổi
Văn hóa vòng dân tộc
Lịch sử văn hóa dân tộc
Văn hóa và phát triển
Câu 15: Nguồn gốc sự khác biệt và tương đồng của các nền văn hóa?
Các thuyết giải thích sự tương đồng văn hóa:
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú.
Chính vì vậy mà người ta thường liệt kê chúng ( Như Arnoold Toynbee kể ra 38 nền văn minh
thế giới, trong đó văn minh Việt Nam xếp cạnh văn minh Triều Tiên, Nhật Bản).
a. Thuyết khuếch tán văn hóa
Phổ biến ở Tây Âu từ cuối thế kỉ XIX ở Đức, Áo , Anh…
Theo đó, văn hóa được hình thành từ một trung tâm rồi được “truyền bá ” , “lan tỏa” ra các

nơi khác bằng cách mô phỏng hoặc theo những cuộc thiên di của các dân tộc. Có lan tỏa tòan
bộ hoặc lan tỏa bộ phận; lan tỏa tiên phát (trực tiếp từ nơi phát sinh) hoặc lan tỏa thứ sinh.
Thuyết này đã bị thực dân lợi dụng để đề cao dân tộc này và khinh rẻ các dân tộc khác,
biện minh cho hành động của mình đi chiếm đất đai, cướp bóc tài nguyên.
b. Thuyết vùng văn hóa
Đầu thế kỉ XX, từ những ý kiến của F. Boas, các nhà nhân loại học Mỹ C.L.Wisler và
A.L.Koeber đã phản đối thuyết khuếch tán văn hóa và đề xuất thuyết vùng văn hóa.
Trên cơ sở nghiên cứu văn hóa của các dân tộc da đỏ Mĩ, các tác giả này đã khẳng định sự
tồn tại của nhiều dân tộc trên cùng một vùng lãnh thổ mà văn hóa của họ có những điểm
chung.
c. Thuyết loại hình kinh tế - văn hóa
Từ cách tiếp cận vùng văn hóa, C.L. Wisler và một số tác giả về sau đã lựa chọn một tập
hợp những đặc trưng, tạo nên type, hay loại hình văn hóa vùng. Trên cơ sở đó, từ những năm


15

30, trong dân tộc Xô – viết đã hình thành thuyết loại hình kinh tế - văn hóa mà đại biểu là N.N.
Cheboksarov và những người khác.
Theo đó trong lịch sử văn hóa nhân loại từng tồn tại 3 loại hình kinh tế - văn hóa:
- LH kinh tế văn hóa săn bắt, hái lượm và đánh cá
- LH kinh tế văn hóa nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi
- LH kinh tế văn hóa nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật.
Câu 16: Từ hai vùng văn hóa đến hai loại hình văn hóa?
Theo thuyết vùng văn hoá thì các nền văn hoá gần gũi và giao lưu với nhau sẽ tạo nên
những vùng văn hoá. Và nói đến sự khác biệt văn hoá, người ta thường nhắc đến sự khác biệt
giữa 2 vùng văn hoá: phương Đông và phương Tây.
Phương Đông và phương Tây dưới góc độ văn hoá được hình thành trong khu vực cựu lục
địa Á-Âu.
+ Phương Đông = Đông Nam: khí hậu nóng ẩm, địa hình phức tạp, kinh tế chủ yếu là trồng

trọt, lối sống định cư, tổ chức xã hội là nông thôn -> thành tựu về văn hoá
+ Phương Tây = Tây Bắc: khí hậu lạnh khô, kinh tế chủ yếu là chăn nuôi, lối sống du cư.
Dần về sau, các nền văn hoá phương Tây đã chuyển từ du mục đến công nghiệp, thương
nghiệp, cuộc sống định cư hình thành, đô thị phát triển, xã hội công nghiệp. -> thành tựu văn
minh
Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên đã dẫn đến hàng loạt khác biệt về văn hoá. Như vậy,
môi trường sống là yếu tố cơ bản quy định kinh tế và đến lượt mình, kinh tế là yếu tố cơ bản
quy định văn hoá. Từ sự khác biệt giữa hai vùng văn hoá đã hình thành một cách khá rõ ràng
hai loại hình văn hoá
+ Văn hoá nông nghiệp: Lo tạo dựng cuộc sống lâu dài, không xáo trộn nên mang tính chất
trọng tĩnh.
+ Văn hoá du mục: Lo tổ chức làm sao để có thể di chuyển một cách gọn gàng, nhanh
chóng, thuận tiện nên mang tính chất trọng động. -> Căn cứ theo nguồn gốc, có thể gọi chúng
là các nền văn hoá gốc nông nghiệp và các nền văn hoá gốc du mục. Căn cứ theo tính chất, có
thể gọi chúng là các nền văn hoá trọng tĩnh và trọng động. Điển hình cho loại trọng tĩnh (gốc
nông nghiệp) là các nền văn hoá phương Đông, điển hình cho loại trọng động (gốc du mục) là
các nền văn hoá phương Tây.
Câu 17. Những đặc trưng của hai loại hình văn hóa trọng tĩnh và trọng động?
Khu vực Phương Đông
Lĩnh vực
VH ứng xử với MT
tự nhiên
Lối tư
VH nhận duy

Tôn trọng, ước vọng sống hòa hợp
với tự nhiên
Thiên về tổng hợp và quan hệ; chủ
quan, cảm tính và kinh nghiệm


Phương Tây
Coi thường, tham vọng chế ngự tự
nhiên
Thiên về phân tích và yếu tố;
khách quan, lý tính và thực
nghiệm


16

thức

Chuẩn
giá trị
Tính
VH tổ chức cách
cộng đồng Cách
thức

Thiên về tinh thần, nội dung, định
tính (phúc, lộc, thọ)
Thiên về Âm: ưa ổn định, trọng tình,
trọng đức
Linh hoạt. Trọng cộng đồng, nghĩa
vụ. Trong Danh hơn Lợi
Dung hợp trong tiếp nhận. Hiếu hòa
VH ứng xử với MT trong đối phó (ưa dàn xếp, thích kín
đáo, tế nhị)
xã hội
Tiêu chí

VH TRỌNG TĨNH
Loại hình (Gốc nông nghiệp)

Thiên về vật chất, hình thức, định
lượng (chân, thiện, mỹ)
Thiên về Dương: Ưa phát triển,
trọng tài, trọng sức mạnh
Nguyên tắc. Trọng cá nhân, quyền
lợi. Trọng Lợi hơn Danh
Độc tôn trong tiếp nhận. Hiếu
thắng trong đối phó (ưa tranh luận,
thích rành mạch, rõ ràng)
VH TRỌNG ĐỘNG
(Gốc du mục)

Câu 18: Về các loại hình văn hóa trung gian?
Không có loại hình văn hóa nào tĩnh hoàn toàn hoặc động hoàn toàn, nông nghiệp hoàn
toàn hoặc du mục hoàn toàn. Do đó, bên cạnh vùng văn hóa gốc du mục khá điển hình (cực
Tây Bắc) và văn hóa gốc nông nghiệp (cực Đông Nam), còn có một vùng chuyển tiếp khá lớn
bao gồm từ Châu Phi qua Ai Cập lên Đông Xibiri sang tới Ấn Độ, Mông Cổ, Bắc Trung Hoa
mang những nét đặc trưng của cả hai loại hình trên nhiều phương diện. Vùng chuyển tiếp lại
chia thành 2 tiểu vùng Tây Nam và Đông Bắc. Tương ứng với hai tiểu vùng này có thể tách ra
loại hình văn hóa trung gian với 2 tiểu loại: Trọng thế tục và trọng tâm linh.
Sau đây là bảng đặc trưng của loại hình văn hóa chuyển tiếp trọng thế tục (Điển hình là
vùng Đông Bắc Á):
Lĩnh vực

Đặc trưng tiếp nhận từ
LHVH trọng tĩnh
LHVH trọng động

VH ứng xử với MT Tôn trọng, ước vọng sống hòa hợp
tự nhiên
với tự nhiên
Lối tư Tổng hợp kết hợp với phân tích; trọng quan hệ kết hợp với trọng yếu tố,
cảm tính kết hợp với lý tính
VH nhận duy
thức
Chuẩn Thiên về tinh thần, nội dung, định
giá trị tính (phúc, lộc, thọ)
Tính
Âm Dương kết hợp: ổn định bên
trong và phát triển bên ngoài, trọng
VH tổ chức cách
tình kết hợp với trọng sức mạnh,
cộng đồng
trọng pháp
Tổ
Linh hoạt. Trọng cộng đồng, nghĩa Đồng thời trọng nguyên tắc
chức
vụ.
xã hội Trọng cả Danh lẫn Lợi
Dung hợp trong tiếp nhận.
Khá cứng thẳng trong đối phó
VH ứng xử với MT
xã hội


17

Tiêu chí

VH TRỌNG TĨNH
VH TRỌNG ĐỘNG
Loại hình
(Gốc nông nghiệp)
(Gốc du mục)
Câu 19: Các loại chủ thể văn hóa. Vấn đề con người và xã hội?
- Chủ thể sáng tạo văn hóa: Con người khái quát
- Nhân tố tham gia sáng tạo văn hóa: Con người tập thể và vĩ nhân
- Sản phẩm sáng tạo của văn hóa: Con người cá nhân

CON NGƯỜI
Khái quát

Cụ thể

Tập thể (Bảo tồn & PT) Cá nhân (Vật mang văn hóa)
Văn hóa

Sản phẩm
+ K 22
+T
1
3
- Có 3 loại con người: 1.Con người khái quát ; 2. Con người cụ thể; 3. Con người cá nhân. Chỉ
con người khái quát mới sinh ra văn hóa. Văn hóa sinh ra con người cá nhân, con người cá
nhân trong không gian --> Con người tập thể, con người tập thể theo thời gian -> Con người
khái quát
Câu 20: Tính giá trị và tính biểu tượng trong hoạt động bài tiết?
* Tính giá trị của hoạt động bài tiết:
- Về nhận thức :

+ Hoạt động bài tiết : chất thải là một hành vi cần thiết, bắt buộc phải làm trong chu
trình tiêu hóa của con người. Sản phẩm của việc bài tiết lại là những chất thải mà con người
muốn lánh xa, bài tiết là hoạt động đặc biệt, là nơi gặp gỡ giữa cái buồn bực và cái sung
sướng, ranh giới giữa vô văn hóa và văn hóa rất mỏng manh. Thái độ của các nền văn hóa rất
khác nhau đối với việc bài tiết tạo nên tính dân tộc của việc bài tiết (phương Đông – chấp
nhận, phương Tây – tránh né, người Việt – rất coi trọng, một trong “tứ khoái”)
+ Phân loại bài tiết : Thể hiện sự khác biệt về dân tộc tính trong các nền văn hóa
(Người Trung Hoa chia hoạt động bài tiết thành 3 dạng chính, tiểu-trung-đại tiện riêng người
VN thì trong ba dạng bài tiết thì trung tiện là 1nhóm, còn lại là 1 nhóm. Dựa vào nhận thức 3
loại vật chất bài tiết là dạng hơi-lỏng-rắn).
+ Tư thế : Nhận thức sự khác về giới


18

+ Cách ứng xử với «sản phẩm» bài tiết : Như một tiến trình phát triển của văn minh,
qua đó thấy sự hình thành vai trò cá nhân (sự hình thành những ý thức về cái tôi như một con
người cá nhân)
- Về đối phó: Con người học cách kiềm chế và khoanh vùng giới hạn bài tiết trong
CKT, đồng thời sáng tạo ra hàng loạt các biện pháp để đối phó thể hiện cách ứng xử với bài
tiết là giá trị văn hóa quan trọng.
*Khoanh vùng giới hạn :
+ Chủ thể: Trong phạm vi cá nhân, không phiền đến người khác. Từ đó hình thành phản
ứng văn hóa: cảm giác mắc cỡ, xấu hổ khi có người phát hiện Để duy trì ứng xử văn hóa
này, con người tập kìm chế khi bài tiết.
+ Không gian: Không gian vệ sinh di động (đưa không gian vệ sinh đến với con người)
và không gian vệ sinh cố định (đưa con người đến với không gian vệ sinh). Không gian vệ
sinh cố định có không gian tự nhiên và không gian nhân tạo.
Việc sử dụng không gian vệ sinh tự nhiên (ruộng đồng, ao hồ, cầu cá, cầu trên sông,…)
là sản phẩm của văn hóa sông nước và văn hóa thực vật.

+ Thời gian: Tạo lập thói quen vào lúc nghỉ ngơi (tiểu tiện), vào thời điểm cố định trong
ngày (đại tiện)
*Biện pháp tạo thoải mái :
+ Về hạn chế mùi vệ sinh: sáng tạo ra nhiều biện pháp để hạn chế như dùng nước thơm,
phấn thơm, phát minh ra các loại hố xí (hai ngăn, giật nước).
+ Về tư thế: Chế tạo ra các loại hố xí hiện đại (có chỗ dựa lưng, có remote…)
+ Về hướng ngồi: Hướng nội, hướng ngoại tùy theo nền văn hóa (người Nhật Bản).
*Ứng xử mang tính cộng đồng :
+ Giao tiếp: Giữa người với người (trong và ngoài nhà vệ sinh)
+ Tính văn minh: Kín đáo, trang bị đầy đủ, phân biệt nam – nữ
+ Tính vệ sinh : Ý thức văn hóa của người sử dụng, vai trò của nhà quản lý.
- Về tận dụng :
+ Y học: là tiêu chí để kiểm định sức khỏe.
+ Đời sống : Phục vụ các mục đích hữu ích (phân bón, chữa bệnh); sử dụng những từ
ngữ chỉ hoạt động bài tiết để chửi người khác; tận dụng thời gian khi đi vệ sinh để nghỉ ngơi
thậm chí làm việc; để quảng cáo, trang trí nghệ thuật trong nhà vệ sinh.
- Lưu luyến :
+Trong thơ, câu đố, câu đối, truyện cười, ca dao, thành ngữ, tục ngữ.
+Trong hội họa, điêu khắc…
-> Tất cả những hiểu biết mà con người tích lũy được lên quan đến hoạt động bài tiết
trở thành một phần của những giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa con người.
* Tính biểu tượng của hoạt động bài tiết:


19

- Trong ngôn ngữ: Tên gọi ()tránh tên gọi, cái danh của nó. Tùy từng dân tộc mà có
cách nói tránh để thay cho tên gọi chính.
+ Chữ Hán dùng để chỉ từ phân đã kết hợp chữ mễ, điền và cộng nghĩa là gạo thu hoạch
từ ruộng ăn vào tạo phân và phân bón trở lại ruộng.

+ Phương Tây dùng cụm từ “break wind” thay thế cho từ fart (rắm).
+ Tiếng Việt dùng các từ gốc Hán Việt để tiểu tiện, trung tiện, đại tiện thay thế cho từ
thuần Việt.
+ Có những tên gọi, ám hiệu, tiếng lóng: Tiếng Anh “W.C” chỉ nhà vệ sinh thì người ta
nói “đi Washington City”, đại tiện thì người ta gọi là đi ngoài.
- Trong văn chương nghệ thuật: Lợi ích của việc trung tiện “Một cái rắm bằng nắm
thuốc tiêu, bằng liều thuốc gió, bằng lọ thuốc viên”, so sánh tình cảm trai gái “em như..”, …;
Phân giả bằng nhựa để đùa nghịch.
Câu 21: Tính giá trị và tính biểu tượng trong hoạt động bảo tồn nòi giống?
* Văn hóa BTNG và trang phục:
- Trang phục: sáng tạo giúp cho sự nghiệp BTNG của con người được nâng lên tầm cao
VH rõ rệt nhất.
- Trang phục che giấu kỹ lưỡng những chỗ quý nhất, quan trọng nhất, tốt nhất và đẹp nhất
(bộ phận sinh dục)  giá trị văn hóa khu biệt con người với động vật.
- Che giấu chỗ kín sẽ hạn chế những họat động của nó để đến khi đựơc thực hiện thì việc
đó sẽ trở nên thiêng liêng ý nghĩa và có nhiều giá trị hơn. Khi được che giấu thì sẽ kích thích
trí trò mò, tưởng tựơng và ham muốn khám phá. Tùy mỗi giới, mỗi độ tuổi mỗi đối tượng mà
sẽ có suy nghĩ và tưởng tượng khác nhau  đời sống tinh thần phong phú  họat động duy trì
nòi giống trở nên hấp dẫn và quyến rũ hơn.
- Ngoài ra giờ phút trút bỏ trang phục trước đối tượng khác giới sẽ nảy sinh ý nghĩ và hành
động tình dục  con người chủ động trong quan hệ tình dục chứ không như con vật chỉ hành
động theo bản năng và theo mùa.
- Ăn mặc hở hang và kín đạo nên xét theo hệ tọa độ KCT. Trong lịch sử nhân lọai có 2
khuynh hướng trang phục khác nhau về chỗ kín (phương Đông – kín, không nổi; phương Tây
– hở, nổi).
 Hai xu hứơng trên tuy biểu hiện trái ngược nhau nhưng đem đến hiệu quả giống nhau: có
tác dụng kịch thích trí tò mò và tưởng tượng  cách của phương Tây có hiệu quả và tác dụng
mạnh hơn.
- Cơ chế xấu hổ (mắc cỡ):nhằm làm giảm bớt sự tò mò khi chưa cần thiết về quá trình
bảo tồn nòi giống. Nếu không có cơ chế “xấu hổ”, nếu người lớn không sớm nói cho trẻ nhỏ

biết giá trị thực của cơ quan sinh dục thì sẽ có nguy cơ là một số ít người không đủ bản lĩnh
kìm chế sẽ tiếp cận và dùng thử quá sớm  nòi giống bị tổn thưởng suy kiệt  cơ chế xấu hổ
là chiếc bùa bảo vệ năng lực sinh sản của con người.


20

- Nhưng nếu không giải “bùa” để người trưởng thành biết sự thực về giá trị cơ quan
sinh sản của mình  hậu quả khôn lường  đời sống vợ chồng bất hạnh.
*Văn hóa BTNG và tuổi thành niên:
Để chuẩn bị hoạt động BTNG có hiệu quả thì có nhiều phong tục tập quán bao gồm cả
vật chất lẫn tinh thần.
- Tinh thần: phong tục truyền dạy cho thanh niên nam nữ những kiến thức liên quan để
chuẩn bị làm người lớn khi đến một độ tuổi nhất định nào đó ( Ấn Độ: những lớp học giáo dục
giới tính dưới góc cây, Trung Quốc: tranh Xuân Cung dạy cách ái ân …)
- Vật chất: tục phá trinh và tục cắt bao quy đầu và âm vật.
-> Cơ chế xấu hổ có tác dụng tốt “yểm bùa” cho người chưa thành niên nhưng khi trưởng
thành mà thiếu “giải bùa” thì sẽ khiến không ít cặp vợ chồng sống thiếu hạnh phúc họăc mắc
chứng lãnh cảm.
* Văn hóa BTNG và văn hóa tình dục
- Hoạt động BTNG -> Khoái cảm trong tình dục  là 1 trong “tứ khoái” của người Việt.
Điều khác biệt giữa động vật và con người là: động vật chỉ biết thụ động thụ hưởng sự khoái
cảm mà thiên nhiên ban tặng sẵn trong bản năng, còn con người thì chủ động khám phá, hòan
thiện, và truyền dạy các kỹ thuật để nâng cao khoái cảm trong họat động tình dục.
- Trước đây VHTD là một bộ phần của văn hóa BTNG nhưng với trình độ phát triển của
văn minh nhân lọai hiện nay chúng đã tách khỏi nhau và chỉ còn là 2 vòng tròn giao nhau : có
thể QHTD mà không duy trì nòi giống (áp dụng có biện pháp tránh thai) và có thể duy trì nòi
giống mà không QHTD (thụ tinh nhân tạo).
- VH trọng tĩnh và VH trọng động có hai hướng phát triển khác nhau trong VHTD
(phương Tây thiên về vật chất nên chú trọng nhiều đến khóai cảm thị giác và giáo dục tình dục

qua con đường thị giác  phát triển truyền thống hội họa điêu khắc miêu tả cái đẹp cơ thể và
các hành vì tình dục của con người. Phương Đông thiên về tinh thần nên chú trọng hơn đến
khoái cảm thính giác và giáo dục tình dục qua con đường thính giác-> vô số chuyện tiếu lâm
bàn về tình dục, nhiều từ ngữ để chỉ việc làm tình: ăn ở, ăn nằm, chăn gối, mây mưa, tòm tèm,
mèo mỡ … )
- Ấn Độ và Trung Hoa nằm trong lọai hình văn hóa chuyển tiếp nên văn hóa tình dục ở
khu vực này có nhiều nét đặc thù riêng.
+ VHTD Ấn Độ : Một mặt rất vật chất: các tranh tượng miêu tả nhiều tư thế, hình ảnh
phồn thự, Một mặt rất tâm linh, gắn liền với tôn giáo. Phần lớn tranh tượng về các tư thế làm
tình đều thông qua hình ảnh các vị thần và đều là sở hữu linh thiêng của các đền thờ.
+ VHTD Trung Hoa gắn với sức khỏe: Mục đích sức khỏe được chủ động đưa lên vị trí
nổi trội thay cho mục đích bảo tồn nòi giống và khoái cảm. Tuy nhiên đây lại thể hiện rõ sự
cực đoan của văn hóa Trung Hoa: đạo tôn thờ tự nhiên nhưng lại ham muốn sống bất tử, dùng
lý trí đè nén cảm xúc để kiềm kinh bế tính là những hành động đi ngược quy luật tự nhiên.
*Tính biểu tượng:


21

- Qua ngôn ngữ: Sử dụng nhiều lối nói khác nhau biểu thị hoạt động BTNG
- Qua văn chương nghệ thuật: Truyện tiếu lâm, hình vẽ, tranh tượng…
Câu 22: Tính giá trị và tính biểu tượng của nước như một hiện tượng văn hoá?
*Tính giá trị:
- Về nhận thức:
+ Nước là vật chất đặc biệt tồn tại không thể thiếu trong cấu trúc của cả động và thực vật.
+ Là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống ->không có sự sống không có
văn minh, văn hóa.
+ Nước là hiện tượng tự nhiên điển hình nhưng quan hệ mật thiết với văn hóa là hiện
tượng xã hội điển hình -> Văn hóa nước
- Tận dụng:

+ Ăn: Gạo (lúa nước), rau muống (trồng nơi có nước), cá (sống dưới nước)
+ Ở: Nhà sàn, nhà thuyền, nhà bè, làng chài
+ Đi lại: Làm phương tiện đi lại, giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa (họp chợ)
+ Tổ chức đô thị: Các đô thị phần lớn đều ở bên sông hoặc cảng sông, cảng biển
+ Quân sự: Mượn sức nước đánh giặc ngoại xâm
+ Đời thường: Đi vệ sinh, giặt giũ, nuôi cá…
- Đối phó:
+ Bắc cầu: Cầu phao, cầu khỉ..
+ Giữ nước: đắp bờ, đào ao, kênh, mương, cống, kè, cọn nước..
+ Chống lụt, ngăn nước mặn: Đắp đê
*Tính biểu tượng:
- Sùng bái: Ngưỡng mộ, tôn thờ, thần thánh hóa nước (Mẫu Thoải, Bà Chúa Sông, Bà
Chúa Lạch…); Thờ các loại động vật ở vùng sông nước như chim, rắn, cá sấu; Là đối tượng
thờ cúng và là phương tiện thờ cúng (nước trên bàn thờ)
- Lưu luyến: Làm nhà (mái hình thuyền); Giải trí (các trò chơi liên quan đến nước); Nghệ
thuật thanh sắc (bộ gõ mô phỏng tiếng sấm trong nghi lễ cầu mưa (trống, cồng chiêng,
chuông..), các điệu hò (hò rời bến, hò kéo lưới..), múa rối nước; Nghệ thuật hình khối (hoa văn
hình sông nước, con vật có nguồn gốc sông nước); Ngôn ngữ (nước chỉ rất nhiều thứ (quốc
gia, công việc, môi trường sống..), địa danh mang nghĩa sông nước (Bến Tre, Hải Hậu, Hà
Nội..), thành ngữ, tục ngữ, truyện liên quan đến nước..; Hoạt động tư duy lấy sông nước làm
chuẩn mực (tiết kiệm, ứng xử, đoàn kết, tình yêu nam nữ…)
Câu 23: Văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa?
*Cái lợi của toàn cầu hóa và văn hóa:


22

- Giúp đưa văn hóa đến quần chúng nhanh chóng và hiệu quả, góp phần đắc lực trong việc
hình thành và phát triển văn hóa đại chúng (văn hóa trở thành công nghiệp và hàng hóa,
mang tính sản xuất và phục vụ hàng loạt).

- Kích thích sáng tạo văn hóa (nghệ sĩ sáng tác; xuất bản, điện ảnh, du lịch… phát triển)
*Cái hại của toàn cầu hóa và văn hóa:
- Làm giảm tính đa dạng về văn hóa (bị chi phối bởi các nước tư bản phát triển và các tập
đoàn kinh tế xuyên quốc gia) và là mối đe dọa cho nghiêm trọng cho môi trường văn hóa
- Văn hóa đại chúng làm hạ chất lượng văn hóa cho phù hợp nhu cầu đại chúng (mốt hóa,
đồng loạt hóa đời sống văn hóa, bóp chết sức sáng tạo nghệ thuật. Văn hóa đại chúng (văn
hóa thương mại) không từ chối bất kỳ mặt hàng nào (bạo lực, nghiện ngập, tình dục) nhằm
mục đích thu lợi cao
- Tạo ra xã hội nhanh: cuốn hút con người vào cơn lốc kinh tế
*Tương lai của toàn cầu hóa và văn hóa:
- Từ những năm 90 trở lại đây, thế giới đang có dấu hiệu bước sang một giai đoạn mới được
gọi tên là giai đoạn kinh tế tế tri thức, hoặc văn minh hậu công nghiệp, hoặc văn hóa thông tin,
văn hóa màn hình. Sự phát triển vượt bậc của công nghiệp, máy tính sẽ giúp nối dài sức mạnh
trí tuệ, tối ưu hóa điều kiện làm việc và sống của con người trên toàn cầu.
- Sự bá quyền của các quốc gia sẽ được khống chế và khắc phục nhờ tiến trình dân chủ hóa.
- Máy tính giúp phát triển óc tưởng tượng và trí tuệ con người.
Câu 24: Giới thiệu cuốn “Văn hoá học” của Đoàn Văn Chúc
Cuốn sách gồm 177 trang, được bố cục thành 13 tiểu mục. Trong đó 11 tiểu mục đi vào
nội dung chính (từ 1 ->11) là:
1. Văn hóa học là môn học liên ngành
2. Nhu cầu và nhu cầu văn hóa
3. Biểu tượng
4. Văn hóa dân gian
5. Lễ - Tết - Hội
6. Giá thú
7. Tang
8. Trò chơi và đời sống
9. Thời kiểu
10. Trường văn hóa
11. Văn hóa và phát triển văn hóa

Có thể tạm chia thành ba mảng chính:
A. Lý luận (mục 1,2,3,4):


23

1. Văn hóa học là môn học liên ngành: Thông qua phân tích các ý niệm cơ bản về các
ngành như dân tộc học, nhân học… tập trung làm rõ VHH là môn học liên ngành, có mối liên
hệ với nhiều ngành (dân tộc chí, dân tộc học, nhân học, xã hội học..)
2. Nhu cầu và nhu cầu văn hóa: Thông qua phân tích khái niệm nhu cầu (đòi hỏi cần
thiết), phân chia thành 2 nhu cầu cơ bản là nhu cầu tuyệt đối (bất kỳ một thành viên nào cũng
phải được thỏa mãn ở một mức độ tối thiểu), nhu cầu tương đối (thỏa mãn ao ước, niềm kiêu
hãnh cao hơn đồng loại). Nhu cầu chịu tác động của trình độ phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy,
nhu cầu tương đối của 1 giai đoạn đến 1 lúc nào đó lại trở thành nhu cầu tuyệt đối.
+ Phân loại: 6 loại nhu cầu xã hội cơ bản (tái sản sinh loài, kinh tế, chính trị, giáo dục, niềm
tin, giải trí – tái sáng tạo). Tác giả đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu giải trí (khái niệm văn hóa, tác
phẩm văn hóa, tính biểu tượng của tác phẩm văn hóa được tập trung làm rõ ở phần này)
3. Biểu tượng: Tính biểu tượng là đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn hóa. Các khái
niệm biểu tượng, biểu trưng, biểu hiệu, phù hiệu, nhãn hiệu, dấu hiệu được phân tích để làm rõ
sự khác biệt giữa các khái niệm.
4. Văn hóa dân gian: Làm rõ khái niệm VHDG (sản phẩm xã hội có giai cấp), nguồn
gốc hình thành VHDG (niềm tin, tín ngưỡng, bất bình của nhân dân), các loại hình VHDG là
văn chương truyền miệng (chuyện dân gian, diễn từ dân gian, ca khúc dân gian), văn hóa vật
chất (kiến trúc, hội họa và tạo hình, mỹ nghệ), văn hóa ứng xử, những thành phần pha lai
(nhóm nghệ thuật dân gian, nhóm cảnh diễn, nhóm kỹ thuật nấu nướng)
B. Một số nghiên cứu cụ thể (mục 5,6,7, 8):
5. Lễ - Tết - Hội: Tác giả lần lượt trình bày và phân tích khái niệm Lễ (quan hệ giữa
con người với môi sinh tự nhiên của nó), Tết (nghi thức đánh dấu, loan báo sự đến của một kỳ
thời gian), Hội (cuộc vui chơi công cộng nhân kỷ niệm một sự kiện liên quan đến cộng đồng);
chức năng lễ - tết – hội (2 chức năng: giá trị xã hội của một cộng đồng, tái xác định những

mối liên hệ gắn bó các nhóm lại với nhau; giải phóng xung cảm bị kìm hãm trong đời sống
đơn điệu hàng ngày, nhắc nhở sự trật tự mực thước hàng ngày); vấn đề kế thừa lễ - tết – hội
(qua kịch bản lý thuyết và một số công việc trong kế thừa); những yếu tố văn hóa “lạc hậu”
trong lễ - tết – hội cổ truyền (sự thờ phượng, sự ăn uống linh đình)
6. Giá thú: Đi sâu vào tìm hiểu các hình thức hứa giá thú (khi chỉ còn bà con xa, khi xa
nhà), nghi lễ giá thú (đính hôn, thành hôn) cùng các vấn đề liên quan như đồ lễ, tục lệ, sự tồn
tại nghi thức hôn nhân xưa trong xã hội nay.
7. Tang: Giải quyết các vấn đề liên quan từ khái niệm lễ tang, tang chế (chế độ để tang
của mỗi thành viên), các nghi thức tang lễ, một số phụ tùng trong lễ tang (nhà táng, phường
bát âm, gậy chống của con trai, bát cơm quả trứng) và 1 phần phụ lục những quan điểm đạo
đức trong tang lễ cổ truyền.
8. Trò chơi và đời sống: Chia làm 2 phần.
+ Phần 1: Nêu ý niệm (giải quyết nhu cầu giải trí với chức năng phản ánh và điều chỉnh
các quan hệ xã hội), đặc thù của trò chơi (rèn luyện trí tuệ, thể chất, là 1 phần luân lý cho sự


24

lao động con người theo phương pháp thẩm mỹ), đồ chơi (đồ dùng, vật dụng hỏng, yếu tố tự
nhiên như gió, ánh sáng,..).
+ Phần 2: Tìm hiểu sự chơi ở người lớn (phụ thuộc vào thời gian rỗi), sự chơi ở trẻ em
(phụ thuộc đồ chơi, chỗ chơi, người quản lý địa điểm chơi, kinh phí), trò chơi truyền thống và
hiện đại (biến đổi theo sự biến đổi của xã hội)
9. Thời kiểu (tạm hiểu là mốt phù hợp 1 thời điểm nào đó): Các vấn đề được phân tích
là đối tượng của thời kiểu (y phục, một số bộ phận cơ thể con người như tóc, móng tay, da…,
đồ trang sức, ngôn ngữ), phân biệt thời kiểu và kiểu lối (cách sắp xếp các hình thái biểu thị),
cội nguồn kiểu lối và nguyên nhân biến đổi (sức sản xuất và quan hệ sản xuất biến đổi),
chức năng của kiểu lối (thẩm mỹ, văn hóa, kinh tế), sự truyền bá thời kiểu (liên quan chính
trị, xã hội, văn hóa), vấn đề thời kiểu hiện nay.
C. Vấn đề văn hóa (mục 10, 11):

10. Trường văn hóa: Khái niệm (một không gian – dân cư, trên đó đời sống văn hóa
diễn ra trong mối quan hệ biện chứng có thể đo lường và quan sát được), các tác nhân của
trường văn hóa (tác phẩm văn hóa, người truyền bá, công chúng, thiết chế văn hóa), các kích
thước của trường văn hóa (làng, xã, phường, quận…), mặt bằng văn hóa (phụ thuộc điều kiện
xã hội, tiền bạc, thời gian..)
11. Văn hóa và phát triển văn hóa: Tìm hiểu các vấn đề như động lực của văn hóa (tri
thức và tư tưởng về tự nhiên, xã hội) và động lực của sự phát triển văn hóa (sự đào tạo cơ
bản; sự thích ứng với các hình thức mới, lao động, đào tạo nghề nghiệp; sự phát triển năng
khiếu của cá nhân), văn hóa chính thống (văn hóa được phép) và văn hóa hiện hành (văn
hóa hành dụng phổ thông – có thể cả tiêu cực); nông dân/ công nghiệp hóa và nông thôn/ đô
thị hóa (văn hóa của một phương thức sản xuất, nông thôn Việt Nam trong phương thức sản
xuất cũ, khái niệm thành thị và đô thị, hai phương thức đô thị hóa nông thôn).
Câu 25: Giới thiệu cuốn “Hành trình vào văn hoá học” của Bùi Quang Thắng
Cuốn sách gồm 133 trang, ngoài phần Mở đầu, nội dung được chia thành 3 chương cụ
thể:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước
Chương 2. Những mặt mạnh trong từng hướng tiếp cận văn hóa
Chương 3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hóa học
A. Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
1. Văn hóa với tư cách là đối tượng nghiên cứu độc lập của các chuyên ngành khoa học:
- Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như dân tộc
học, nhân học, xã hội học..
2. Các chuyên ngành nghiên cứu văn hóa và các hướng nghiên cứu chủ yếu:
a. Dân tộc chí, dân tộc học, nhân học (ba loại hình trong cùng một khảo cứu):


25

- Tập trung vào phân tích nhân học để thấy nhân học là:

+ Sự phát triển cao nhất của dân tộc chí và dân tộc học
+ Kết quả giao thoa với xã hội học
+ Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc - chức năng các hiện tượng xã hội và văn hóa
với tư cách là những sự kiện xã hội tổng thể.
+ Đối tượng khảo sát: Các sự kiện xã hội và văn hóa trong các xã hội cổ truyền
bao gồm cả xã hội bán khai, cổ sơ…)
+ Phương pháp luận nghiên cứu: Xem xét các sự kiện xã hội và văn hóa ấy trong
mối tương quan với chủ thể của chúng
+ Phương pháp chủ đạo: Tham dự và tái dựng mô hình
* Các hướng nghiên cứu:
+ Văn hóa trong quá trình tiến hóa của nhân loại
+ Văn hóa trong mối quan hệ với lịch sử; xã hội;với sự hình thành và phát triển nhân
cách; với môi trường (địa lý nhân văn, sinh thái)
b. Tâm lý học:
* Các ngành của tâm lý học
+ Tâm lý học nhóm, tâm lý học xã hội trong nghiên cứu văn hóa
+ Phân tâm học trong nghiên cứu văn hóa
* Các hướng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu các hình thái tôn giáo
+ Nghiên cứu nghệ thuật
c. Xã hội học:
* Ngành: Xã hội học văn hóa khảo cứu trên hai bình diện: Cấu trúc - chức năng xã hội
của những hình thái biều thị giá trị xã hội (tĩnh) và quá trình xã hội của hoạt động sản
xuất, phân phối, bảo quản, tiêu thụ các hình thái biểu thị xã hội ấy và mối quan hệ biện
chứng giữa các khâu với nhau (động)
* Các hướng nghiên cứu: Tôn giáo; nghệ thuật; truyền thông đại chúng; hành vi
3. Tình hình nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam:
- Tập trung làm rõ vấn đề lý luận và lịch sử văn hóa (tác giả Đào Duy Anh, Trường
Chinh, Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh.. với nhiều bài báo và công trình tiêu biểu như
Văn hóa học, Cơ sở văn hóa Việt Nam,…)

- Các nghiên cứu dân tộc chí, dân tộc học, nhân học (Đào Duy Anh, Phan Kế Bính,
Toan Ánh)
- Các nghiên cứu văn hóa dân gian (ngữ văn, nghệ thuật, phong tục…)
- Các nghiên cứu tâm lý học
- Các nghiên cứu xã hội học (trong hôn nhân gia đình, cộng đồng…)


×