Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHÓA LUẬN tôt NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ ĐƯỜNG sắt KHU vực i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.12 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
***§***

CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN
DỊCH VỤ ĐƯỜNG SẮT KHU VỰC I

Họ và tên

: Vũ Minh Quang

MSV

: 12120435

Lớp

: TCDN1 – K24

GV hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Minh Quế

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang



1.1 Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp

2

1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

2

1.1.2.Vai trị của phân tích tài chính doanh nghiệp

2

1.1.3.Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

2-4

1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

4

1.2.1.Các chỉ số về khả năng thanh toán

5-6

1.2.2.Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

6-7

1.2.3.Các tỷ số về khả năng hoạt động


7-9

1.2.4. Các tỷ số về khả năng sinh lãi

9-10

1.3. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.

10

1.3.1 Phương pháp so sánh

11

1.3.2 Phương pháp chi tiết

12-17

1.4. Các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp.

18

1.4.1 Thu thập thơng tin

19

1.4.2 Sử lý thơng tin

20


1.4.3 Dự đốn và quyết định

20

1.5. Tài liệu để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
1.5.1 Vai trị và tác dụng của báo cáo tài chính

21

1.5.2 Nội dung bảng cân đối kế toán

22-25

1.5.3 Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh

25-28


1.5.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

28-29

Chương 2: Phân tích chung tình hình tài chính của Cơng ty Cổ Phần Dịch vụ
đường sắt Khu vực I.
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ đường sắt Khu vực I.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty.

30


2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty.

31

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm: 2010-2012

37-40

2.2. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính doanh nghiệp

40

2.2.1.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

40-47

2.2.2Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
2.2.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

51-55

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Dịch vụ
đường sắt Khu vực I.
3.1 Đánh giá tình hình hoạt động cơng ty qua kết quả phân tích tài chính

56-57

3.2 Những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty


57-58


LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tài chính doanh nghiệp là rất quan trọng đối với những ai
quan tâm đến doanh nghiệp đó là từ người lao đơng, chủ doanh nghiệp, các
nhà đầu tư… việc phân tích sẽ giúp cho người sử dụng thơng tin đánh giá
chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, triển vọng của doanh
nghiệp để từ đó họ nhận thấy được những ưu điểm, những điểm hạn chế
còn tồn đọng trong doanh nghiệp và để từ đó đưa ra những quyết định sáng
suốt.
Qua thời gian tìm hiểu về hoạt động của công ty, cùng các tài liệu
được cung cấp kết hợp với các kiến thức đã được học và được sự hướng
dẫn của giáo viên cũng như các cán bộ công nhân viên tai công ty tơi đã có
cái nhìn khái qt về tình hình tài chính của cơng ty.
Trong q trình thực tập, nghiên cứu mặc dù đã có nhiều cố gắng
song do thời gian tập thực ngắn cũng như trình độ cịn hạn chế nên báo cáo
không tránh khỏi các khiếm khuyết, tôi mong nhận nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy, cơ giáo để có kiến thức tồn diện về chun đề đã
nghiên cứu.

1


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp


1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
các công cụ cho phép xử lý các thơng tin kế tốn và các thơng tin khác về
quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá
rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy
trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhật định về tài chín như các doanh nghiệp
thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các
cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh
nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để
phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vơ cùng cần thiết
1.1.2. Vai trị của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hố là việc phân
tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu so
sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành. Thơng qua việc
phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thơng tin có thể đánh giá tiềm
năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài
sản, vốn và cơng nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong
kì của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị
doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thơng tin tài chính chủ yếu với những
người ngồi doanh nghiệp. Báo cáo tài chính khơng những cho biết tình
hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy
những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt
được trong hồn cảnh đó..
1.1.3 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp.
2



Mục đích chính của việc phân tích hoạt động tài chính là giúp cho người sử
dụng thơng tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi,
triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vì vậy phân tích hoạt động tài chính
doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như ban
giám đốc ( hội đồng quản trị ), các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các
khách hàng chính, các nhà cho vay tín dụng, các nhà bảo hiểm, các đại
lý...kể cả các cơ quan chính phủ và người lao động. Mỗi một nhóm người
này có những nhu cầu thơng tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu
hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của
một cơng ty. Mặc dù mục đích của họ khác nhau nhưng thường liên quan
với nhau, do vậy họ thường sử dụng các công cụ và kỹ thuật cơ
bản để phân tích hoạt động tài chính.
Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài
ra các nhà quản trị doanh nghiệp cịn phải quan tâm dến nhiều mục tiêu
khác như cơng ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội,
bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được
các mục tiêu nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ
bản là kinh doanh có lãi và thanh tốn được nợ. Một doanh nghiệp sẽ bị lỗ
liên tục rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt
khác, mếu doanh nghiệp khơng có khẳ năng thanh
tốn nợ đến hạn cũng buộc phải ngừng hoạt động và đống cửa.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, hướng quan
tâm chủ yếu của họ hường chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể
chuyển đổi thành tiền nhanh: Từ đó, so sánh với số nợ gắn hạn để biết được
khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các ngân
3



hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của
chủ sở hữu: bởi vì số vốn của chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ
trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà cung cấp vật tư
hàng hoá địch vụ....họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới
được mua chịu hàng hay khơng, nhóm người này cũng như chủ ngân hàng,
họ cần phải biết được khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời
gian sắp tới.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào như sự rủi
ro, thời gian hồn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh tốn vốn ....Vì vậy, họ
cần thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động về kết quả kinh
doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu
tư cũng rất quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của
cơng tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an tồn và tính hiệu quả
cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp (chủ sở hưu ) các nhà quản lý, đầu
tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp còn còn có nhiều nhóm người
khác quan tâm tới thơng tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan
tài chính thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những
người lao động....Những người này có cos nhu cầu thông tin về cơ bản
giống như các nhà ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp... Bởi
vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến
khách hàng hiện tại và tương lai của họ.
Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân
tích tình hình tài chính là giúp người ra quyết định lựa chọnphương án kinh
doanh tối ưu
và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp
1.2 Nội dung phân tích tài chính

4



Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được phân
thành 4 nhóm chính:
¾ Tỷ số về khả năng thanh tốn: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
¾ Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này
phản ánh mực độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sự dụng
nợ vay của doanh nghiệp.
¾ Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho
việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
¾ Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản
xuất – kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều
hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn
hạn đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh tốn của người vay.
Trong khi đó, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng
hoạt động và hiệu quả sản xuất-kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình
hình về khả năng thanh tốn hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả
năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng
tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lợi
ích của họ.
Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ
số được lựa chọn sẽ phụ thuộc và bản chất, quy mơ của hoạt động phân
tích.
1.2.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán
+) Khả năng thanh toán

=


Tài sản lưu động

hiện hành

Nợ ngắn hạn
5


Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ
chuyển nhượng( tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ( tồn kho);
còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp,
các khoản phải trả, phải nộp khác … cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn
đều có thời hạn nhất định- tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán hiện
hành là thước đo khả năng thanh tốn ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho
biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các
tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời
hạn của các khoản nợ đó.
+) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng
nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạnm
các khoản phải thu. Tài sản dự trữ( tồn kho) là các tìa sản khó chuyển thành
tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ
số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hồn trả các khoản nợ
ngắn hạn khơng phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ( tồn kho) và được
xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ chia cho nợ ngắn
hạn
Khả năng thanh toán nhanh

=


Tài sản lưu động – dự trự
Nợ ngắn hạn

+) Tỷ số dự trữ( tồn kho) trên vốn lưu động ròng: tỷ số này cho biết dự trữ
chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động rịng. Nó được tính bằng cách
chia dự trữ( tồn kho) cho vốn lưu động ròng.
1.2.2. Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

6


Tỷ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh
nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý
nghĩa quan trọng trong phân tích tài chỉnh. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số
vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm
an tồn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một
tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do
các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các
chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận
dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể.
+) Tỷ sộ nợ trên tổng tài sản(hệ số nợ): tỷ số này được sử dụng để xác định
nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.
Thơng thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số
này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh
nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, cac chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ
số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn tồn quyền kiểm
sốt doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơI vào
tình trạng mất khả năng thanh toán.

+) Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: thể hiện ở tỷ số
giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi
nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả
được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị
phá sản.
1.2.3 Các tỷ số về khả năng hoạt động
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các
7


loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà
phân tích khơng chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài
sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành
tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu
trong tính tốn các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh
nghiệp.
+) Vòng quay tiền
Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số
tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình qn( chứng khốn ngắn hạn
dễ chuyển nhượng); nó cho biết số vịng quay của tiền trong năm.
+) Vòng quay dự trữ( tồn kho)
Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu
trong năm và giá trị dự trữ( nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở
dang, thành phẩm) bình quân.
+) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu trong một năm
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu/ Tài sản cố định

+) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay tồn bộ tài sản , nó được đo bằng tỷ
số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu.
8


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu/ Tổng tài sản
1.2.4 Các tỷ số về khả năng sinh lãi
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng
biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất
hiệu quả sản xuất-kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = LNST/Doanh thu
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế( lợi nhuận sau
thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm
đồng doanh thu.
+) Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu( Doanh lợi vốn chủ sở
hữu): ROE
ROE = LNST/VCSH
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập
sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ
sỡ hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn
đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục
tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
+) Doanh lợi tài sản: ROA
ROA = LNST/ TS
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi
của một đồng vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp
được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước
thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.

9


Ngồi các tỷ số trên, các nhà phân tích cũng đặc biệt chú ý tới việc tính
tốn và phân tích những tỷ số liên quan tới các chủ sỡ hữu và giá trị thị
trường. Chẳng hạn:
Tỷ lệ hoàn vốn cổ phẩn

=

Thu nhập sau thuế
Vốn cổ phần

Thu nhập cổ phiếu

=

Thu nhập sau thuế
Số lượng cổ phiếu thường

Tỷ lệ trả cổ tức

=

Lãi cổ phiếu
Thu nhập cổ phiếu

Tỷ lệ giá/ lợi nhuận

=


Giá cổ phiếu
Thu nhập cổ phiếu

1.3 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp là sự nghiên
cứu một cách tổng hợp và tồn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình diễn biến và kết quả của chúng nhằm đánh giá đúng đắn và khách
quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khái quát
chung các hiện tượng và q trình kinh tế khơng những cần thiết phải phân
tích về mặt chất lượng mà cịn phải phân tích chính xác về mặt số lượng, do
đó phương pháp phân tích có thể
chia làm hai loại:
- Các phương pháp phân tích định tính ( phân tích về mặt chất lượng
) nhằm xác định mối quan hệ bản chất, tính quy luật, xu hướng phát triển
của hiện tượng quá trình kinh tế
- Các phương pháp phân tích định lượng ( phân tích về mặt lượng )
nhằm xác định liên hệ về mặt số lượng và ghi chép về mặt toán học các
hiện tượng và quá trình kinh tế
10


1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất
trong các phân tích kinh tế để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng
biến động của các chỉ tiêu phân tích.
- So sánh chỉ tiêu thực tế ( thực hiện ) với các chỉ tiêu kế hoạch, dự
kiến hay định mức, đây là phương pháp quan trọng nhất để đánh giá mức
độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của
nhiệm vụ kế hoạch được đề ra.

- So sánh chỉ tiêu thực tế của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương
ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc doanh nghiệp canh tranh
- So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm,
cho thấy xự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so
sánh được của các chỉ tiêu nhưng thống nhất về nội dung, phương pháp
thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh.
- Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng
- Khi so sánh các chỉ tiêu các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thông
nhất về nội dung và cơ cấu các chỉ tiêu.
- Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính các chỉ tiêu
này bằng đơn vị tính đổi nhất định.
- Khi so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối thì phải so sánh bằng chỉ tiêu
tương đối
1.3.2.Phương pháp chi tiết
1.3.2.1.Chi tiết theo thời gian:
Chỉ tiêu theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả sản xuất
kinh doanh được chính xác. Tìm được hiểu quả trong công việc sản xuất
11


kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo đian diểm quá trình sản xuất kinh
doanh, tuỳ theo từng nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ thuộc
vào mục đích phân tích có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác
nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
1.3.2.2. Chi tiết theo địa điểm:
Khi phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp chỉ cần chi tiết theo các của phân xưởng, đội sản xuất, mục đích của
việc chi tiết này là:

- Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ
- Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các
mục tiêu sản xuất kinh doanh
- Khai thác các khả năng tiềm tàng và sử dụng vật tư, lao động tiền
vốn.
1.3.2.3. Phương pháp loại trừ:
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để xác định xu hướng và
mức độ ảnh hưởng đến từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích, gọi là
phương pháp loại trừ vì để nghiên cứu ảnh hưởng một nhân tố nào đó phải
loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác, phương pháp loại trừ gồm có hai
phương pháp: thay thế liên hồn và thay thế số chênh lệch trong đó phương
pháp thay thế số chênh lệch được áp dụng nhiều hơn. Phương pháp thay thế
chênh lệch được áp dụng trong trường hợp số lượng các nhân tố ảnh ít ( hai
hoặc ba nhân tố ). Trình tự sắp xếp các nhân tố cũng tương tự như phương
pháp thay thế liên hoàn đó là: Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng
cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu
xếp sau và không được đảo lộn.
a. Phương pháp thay thế liên hoàn

12


Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép xác định ảnh hưởng của
từng nhân tố cá biệt đang nghiên cưú với điều kiện của nhân tố ảnh hưởng
có mối quan hệ tích số với nhau đối với nhân tố mà ta đang nghiên cứu
Khi nghiên cứu các tích số phải để nhân tố số lượng số lượng đứng
trước và nhân tố chất lượng đứng sau, các nhân tố có tính chất số lượng
mạnh nhất thì đứng trước. Cách thực hiện:
- Khi xem xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì ta cố định các nhân tố
khác tức là xem chúng không thay đổi.

Nội dung phương pháp được thể hiện như sau:
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là số chênh lệch giữa kết quả
vừa thay thế với kết quả liền trước đó. Tổng các trị số ảnh hưởng của các
nhân tố đúng bằng số chêng lệch giữa thực tế báo cáo với kế hoạch và kỳ
gốc của chỉ tiêu cần phân tích
+ Phương trình kinh tế:
L = a.b.c....n.
Trong đó a0, b0, c0 .....n0 ký hiệu là các nhân tố tính theo giá trị của kỳ phân
tích, thường là số thực tế của thời kỳ phân tích hoặc là số thực tế của kỳ
năm trước.
a1, b1, c0 .....n0 ký hiệu là các nhân tố tính theo giá trị của kỳ phân
tích, thường là số thực tế của thời kỳ phân tích hoặc là số thực tế của kỳ
năm sau.
+ Phương trình cơ sở:
L0 = a0.b0.c0 ......n0
( L1 = a1.b1.c1 ......n1 ) phương trình giá trị hiện thực.
Xác định tích số trung gian
L1 = a1.b1.c1 ......n1 tích số của lần thay thế thứ nhất
L1 = a2.b2.c2 ......n2 tích số của lần thay thế thứ hai
13


.........................................................................................

Ln = an.bn.cn ......nn tích số của lần thay thế cuối cùng
Xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố
- Mức ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất.

Δ La = L1


- L0.

- Mức ảnh hưởng của nhân tố thứ hai.

Δ Lb = L2 - L1.
- Mức ảnh hưởng của nhân tố cuối cùng.
Δ Lb = Ln - Ln-1

Xác nhận tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố

Δ L =Δ La + Δ Lb +Δ Lc + .......... Δ Ln = L1 - L0
Khi thay đổi trình tự sắp xếp các nhân tố tổng mức ảnh hưởng của các nhân
tố không thay đổi nhưng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ có sự thay
đổi.
Ưu nhược điểm của phương pháp liên hoàn:
Ưu điểm: Phương pháp thay thế liên hoàn đơn giản, dễ tính tốn, dễ
hiểu so với phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng khác
Phương pháp này xác định nhân tố ảnh hưởng tới từng đối tượng phân tích,
chúng có mối quan hệ với chỉ tiêu có thể bằng, tổng, hiệu, tích, thương có
khi bằng cả % xác định được
Nhược điểm: Các mối quan hệ giữa các nhân tố phải được có mối
liên hệ theo mơ hình tích số. Trong thực tế các nhân tố có thể có những
mối liên hệ khác theo các mơ hình khác.
Khi giả định các nhân tố không biến đổi, nhưng trong thực tế các nhân tố
luôn biến đổi
b. Phương pháp thay thế số chênh lệch
Phương páhp thay thế số chênh lệch là một trường hợp đặc biệy của
phương pháp liên hoàn, điều kiện vận dụng của phương pháp này giống
14



như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ chỉ xác địmh mức độ
ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số số chênh lệch về gia trị kỳ
báo cáo so với kỳ gốc của nhân tố đó. Trình tự của phương pháp này là.
Trường hợp có hai nhân tố ảnh hưởng

ΔL = a.b

Phương trình kinh tế :

- Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất: Được xác định bằng
số số chênh lệch của nhân tố thứ nhất nhân với số kế hoạch của nhân tố thứ
hai

ΔLa = ( a1 - a0 ). b0
- Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố thứ hai: Mức ảnh hưởng của
nhân tố thứ hai bằng số số chênh lệch của nhân tố thứ hai với số thực hiện
hoặc số của kỳ phân tích của nhân tố thứ nhất.
Lb = ( b1 - b0 ). a1
- Tổng mức độ ảnh hưởng của nhân tố bằng mức độ ảnh hưởng của
nhân tố thứ nhất cộng với mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ hai
L=

La + Lb = L1 - L0

Trường hợp có ba nhân tố
Phương trình kinh tế:

L = a.b.c


- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất:
La = ( a1 - a0 ).b0.c0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ hai:

Δ Lb = ( b1 - b0 ).a1.c0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ ba:

ΔLc = ( c1 - c0 ).a1.b1
- Tổng mức độ mức độ ảnh hưởng của nhân tố :
ΔLa = Δ La + Δ Lb + ΔLc
15


1.3.2.4 Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, giữa
các mặt, các bộ phận....Để lượng hố các mối quan hệ đó, ngồi các
phương pháp đã nêu trong phân tích kinh doanh còn phổ biến cách nghiên
cứu liên hệ phổ biến như: Liên hệ cân đối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ
tương quan.
a. Liên hệ cân đối:
Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương
trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế
Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu
có quan hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu. Khi thay đổi một thành phần
hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dãn tới sự thay đổi của một hoặc một số thành phần
khác nhưng sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó vẫn đảm báo sự cân bằng của
bảng cân đối kinh tế
Khi phân tích thường dùng để kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính
tốn các chỉ tiêu. Để tính mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố một cách
đồng thời đến một chỉ tiêu nào đó:

n
Tổng =

Δ ∑Δi
i =1

b. Liên hệ thuận nghịch
Phương pháp này tính bằng số tương đối
Ta có cơng thức

c=

T
N

Trong đó: C - Chỉ tiêu cá biệt mà ta đang nghiên cứu
T - Chỉ tiêu trực tiếp hoặc chỉ tiêu thuận nghịch
N - Chỉ tiêu ngược chiều
Khi phân tích ta làm theo từng bước sau:

16


-Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp (T) đến chỉ tiêu nghiên cứu
(C )

Δ CT =

100.ΔN
100+ ΔN


(%)

-Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp (T) đến chỉ tiêu nghiên cứu
(C )

Δ CN = Δ CT + Δ CN =

Trong đó:

100.(ΔT − ΔN )
100 + ΔN

(%)

Δ N : Số số chênh lệch tương đối của chỉ tiêu T và N

ΔCT, Δ CN, Δ C : Mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu T, N và của 2
chỉ tiêu

T, N đến chỉ tiêu cá biệt đang nghiên cứu

c. Liên hệ tương quan
Gồm các phần sau:
* Phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và sử dụng của mối
liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ
giữa mối quan hệ đó.
* Tài liệu sử dụng: Phân tích trên cơ sở quan sát một số lượng lớn
các biểu hiện của các mối quan hệ giữa các đại lượng. Sau khi xác định
dạng tương quan kiểm tra mức độ tương quan.

* Trình tự tiến hành: Theo các bước sau:
- Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất của mối liên hệ
- Thăm dị các mối quan hệ đó
- Lập phương trình hồi quy: căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát
- Tính tốn các tham số của phân tích
17


1.4

Các bước tiến hành phân tích tình hình tài chính

1.4.1. Thu thập thơng tin:
Phân tích tình hình tài chính cần sử dụng mọi nguồn thơng tin có khẳ
năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh
nghiệp, phân tích để phục vụ cho q trình dự đốn tài chính. Nó bao gồm
cả nghững thơng tin nội bộ đến những thơng tin bên ngồi. Trong đó chủ
yếu là các thơng tin kế tốn phản ánh tập trung trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp
Nguồn thơng tin quản lý tài chính quan trọng bao gồm các thơng tin
sau:
- Thơng tin tài chính lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng giap thơng, kết
quả phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp xây dựng giao thơng
nhằm mục đích cung cấp thơng tin về kết quả và tình hình tài chính của
doanh nghiệp cho những người sử dụng. Đối với các nhà doanh nghiệp và
quản trị doanh nghiệp xây dựng giao thơng, mối quan tâm hàng đầu của họ
là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị doanh
nghiệp còn quan tâm tới nhiều mục tiêu khác. Từ các thơng tin tài chính
cần thiết do báo cáo phân tích hoạt động tài chính cung cấp, sẽ giúp cho
người lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng giao thơng có được quyết định tài

chính đúng đắn, kịp thời để có thể thực hiện được các mục tiêu trên.
- Thơng tin tài chính với việc quyết định tài trợ tài chính của các tổ
chức tài trợ cho doanh nghiệp xây dựng giao thông:
Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, hướng quan tâm
của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các tài sản khác có thể
chuyển đổi thành tiền. Từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng
thanh toán tức thời của doanh nghiệp bên cạnh đó các chủ ngân hàng và các
nhà cho vay tín dụn cịn chú ý tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn
18


chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp rủi ro. Không
mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy người vay không đảm
bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể được thanh toán ngay khi đến hạn.
Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp xây dựng giao thông hướng
quan tâm của hướng vào các yếu tố chủ yếu như: sự rủi ro, thời gian hồn
vốn ....Vì vậy họ cần những thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt
động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đồng thời các nhà đầu tư cungc rất quan tâm đến việc điều hành hoạt động
và tính hiệu quả của cơng tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an
tồn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hố....họ phải quyết định xem
có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay khơng? nhóm
người này cũng như chủ ngân hàng, họ cần phải biết được khả năng thanh
toán của khách hàng ( doanh nghiệp xây dựng giao thông) hiện tại và thời
gian sắp tới.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp ( chủ sở hưu ), các nhà quản lý, đầu
tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp cịn cịn có nhiều nhóm người
khác quan tâm tới thơng tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan

tài chính thuế, thống kê, chủ quản của doanh nghiệp xây dựng giao thơng,
các nhà phân tích tài chính, những người lao động....Những người này có
coa nhu cầu thơng tin về cơ bản giống như các nhà ngân hàng, các nhà đầu
tư, các chủ doanh nghiệp... Bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách
nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ
1.4.2 Sử lý thông tin
Phân tích tình hình tài chính là q trình sử lý thông tin đã thu thập
được trong giai đoạn người sử lý thơng tin ở các góc độ nghiên cứu ứng
dụng khác nhau sẽ có phương pháp sử lý thơng tin khác là q trình sắp
xếp các thơng tin theo các mục tiêu nhất định nhằm tính tốn, so sánh, phân
19


tích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã thu được phục vụ
cho q trình dự đốn và quyết định.
1.4.3 Dự đoán và quyết định
Thu thập và sử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều
kiện cần thiết để sử dụng thông tin, dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết
định về tài chính liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng
trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Đối với cho vay là đầu tư vào doanh nghiệp thì là các quyết định về tài
chính đầu tư. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp thì
đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp là phát triển, tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị
doanh nghiệp. Đối với ngườ cho vay và đầu tư thì đưa ra các quyết định về
tài trợ đầu tư. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp thì
đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
1.5.Tài liệu để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ta dùng các
tài liệu và chủ yếu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

1.5.1 Khái niệm báo cáo:
Báo cáo tài chính là báo cáo được lập trên phương pháp kế toán tổng
hợp từ các sổ sách kế tốn theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những
thời điểm hoặc những thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh
một cách hệ thống tình hình tài sản của doanh nghiệp, kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất
định. Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thơng tin
tài chính nhận xét được các thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh
doanh của đơn vị đề ra các quyết định cho phù hợp.
Các báo cáo tài chính chủ yếu dùng để phân tích hoạt động tài chính gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
20


+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.5.1.1 Vai trò và tác dụng của báo cáo tài chính:
* Vai trị
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết giúp kiểm tra
phân tích một cách tổng hợp, tồn diện, có hệ thống, tình hình sản xuất
kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
- Cung cấp những thơng tin, số liệu cần thiết để phân tích đánh giá
những khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho
công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của
doanh nghiệp
* Tác dụng
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính để
nhận biết và đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn
cơng nợ, thu chi ngân sách ....để đưa ra các quyết định cần thiết, thực hiện

có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư,
chủ nợ ngân hàng, các đối tác kinh doanh ....dựa váo các báo cáo tài chính
doanh nghiệp để phân tích, đánh thực trạng kinh doanh và tài chính của
doanh nghiệp để quyết định phương hướng và quy mô đầu tư, khả năng
hợp tác, kinh doanh, cho vay hay thu hồi vốn
Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nướcdựa vào
các báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm
sốt hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có đúng
chính sách, chế độ và luật pháp khơng, tình hình hoạt tốn chi phí, giá
thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và khách hàng.

21


1.5.2 Nội dung bảng cân đối kế toán
1.5.2.1 Khái niệm và kết cấu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế tốn là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính
của doanh nghiệp tại những thời điểm nhật định.
Kết cấu bảng được chia làm hai phần: tài sản và nguồn vốn được
trình bầy dưới dạng một phía hoặc hai phía. Mỗi phần được bố trí các cột “
mã sô “ của các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán, cột “ Số đầu năm “ và “ Số
cuối kỳ “ để ghi giá trị từng tài sản, nguồn vốn tại các thời điểm đầu năm
hoặc cuối kỳ báo cáo. Cả hai phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ
thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng nội dung tài sản và
nguồn vốn. Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trật
tự logíc khoa học, phù hợp với nhu cầu quản lý và phân tích tài chính
doanh nghiệp.
1.5.2.2 Giải thích khái quát nội dung các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế
toán

* Phần nguồn vốn:
Phần bên phải của bảng cân đối kế toán là nguồn vốn. Phần này phản
ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động và sản xuất kinh doanh. Toàn bộ
nguồn vốn chia thành
- Nợ phải trả: gồm
+ Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trong
vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vịng một
năm
+ Nợ dài hạn là các khoản nợ dài hạn hơn một năm hoặc phải trả sau
một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích cho
vay. Tại mục “ nợ dài hạn và thuế mua tài sản cố định “ là tổng số tiền phải
tră nợ trong thời gian thuê, phần trả rồi được trừ đi.
22


×