Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số kinh nghiệm sửa lỗi nói và viết cho học sinh 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.95 KB, 14 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG
THPT LÊ QUÝ ĐÔN

SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM

Đề tài:
MỘT SỘ KINH NGHIỆM SỬA LỖI Nói,
VIÉT CHO HỌC SINH LỚP 11- BAN CỜ
BẢN

Ngưòi thực hiện : Nguyễn Thị Kim Khánh
TỔ: Ngoại ngữ

Tháng 5-2012


I.
ĐẢT VẮN ĐÈ:
Việc mắc lỗi ừong quá ừình sử dụng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi. Do vậy
việc chỉ ra lỗi sai cho học sinh và giúp các em sử dụng đúng ngôn ngữ đã học là
nhiệm vụ hết sức quan trọng của giáo viên. Nếu giáo viên cứ để mặc học sinh phạm
lỗi trong nói và viết Tiếng Anh, tức là họ đã vô tình ủng hộ các lỗi sai mà các em
phạm phải sẽ càng làm tăng việc “sản sinh” ra lỗi, tạo thành một lối mòn trong cách
sử dụng ngôn ngữ, rất khó sửa sau này và ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mới
cũng như làm bài kiểm ừa thi cử của các em.Do đó nhiệm vụ của giáo viên là một
mặt cần dạy cho học sinh hiểu đúng, thực hành đúng những kiến thức nền tảng vì
nếu không hiểu đúng ,thực hành đúng các em sẽ không có điều kiện phát huy vốn
kiến thức của mình và rụt rè khi giao tiếp, mặt khác là việc sửa lỗi sai cho các em để
các em tự tin, tránh sai lầm những lần sau. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên cũng lo
lắng rằng việc sửa lỗi sẽ khiến các em trở nên rụt rè, làm mất đi sự tự nhiên, trôi
chảy, trái với những gì họ đang cố gắng khuyến khích học sinh. Vậy giáo viên phải


làm thế nào để cho việc sửa lỗi sai một mặt giúp các em sửa lỗi, sử dụng ngôn ngữ
một cách chính xác, một mặt động viên các em tiếp tục mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ.
Làm thế nào để các em không có quan niệm: việc duy nhất của cô giáo là “soi” ra
lỗi. Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề, tôi đã nghiên cứu, tìm
tòi và học hỏi từ kinh nghiệm của đồng nghiệp để vận dụng “ Một số kinh nghiệm
sửa lỗi nói và viết cho học sinh 11- Ban cơ bản ” trong năm học 2011-2012. Tuy
nhiên vì thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp để sửa
lỗi sai về ngữ pháp và cách dùng từ khi nói và viết chứ không đặt nặng về cách phát
âm.
II.
Cơ SỞ LỶ LUÂN
Chúng ta biết rằng kỹ năng Nói và Viết là các kỹ năng sản sinh (productive skills).
Mục đích của việc học một ngôn ngữ là có thể dùng nó để diễn đạt ý của mình
( bằng cách nói và viết) nên việc xuất hiện lỗi trong quá ừình sử dụng ngôn ngữ là
điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi. Theo ông Tim Hood, phó giám
đốc Hội đồng Anh, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dạy Tiếng Anh “
Phạm lỗi ừong việc sử dụng Tiếng Anh của học viên là việc bình thường. Khi sử
dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn
không học được gì ... Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi.
Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.” Mỗi
một giáo viên dạy tiếng Anh cần nhận thức được điều này để có thái độ đúng đắn
khi học sinh của chúng ta mắc lỗi, và quan trọng hơn là phải có phương pháp sửa lỗi
chính xác và phù hợp với từng lỗi cụ thể
III.

SỞ THƯC TIỄN
Đa so học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức cơ bản về bộ môn bị hổng nhiều.
Đối tượng tôi trực tiếp giảng dạy năm nay lại là 2 lớp 11 ban cơ bản, chất lượng học
tập năm học ừước không cao nên các em rất rụt rè, thiếu tự tin khi sử dụng Tiếng
Anh. Các em sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ xấu hổ với bạn bè khi mắc lỗi.

về phía giáo viên, họ cũngý thứcđược tầm quan trọng của việc sửa lỗi cho học sinh.
Tuy nhiên việc sửa lỗi này mang tính tự phát, thường là khi gặp lỗi sai của họcsinh


là họ sửa hết và sửa ngay gây sự lúng túng, mất tự nhiên cho các em...Từ thực trạng
ừên cộng với việc nắm bắt được tâm lý của các em nên tôi nhận thấy mình phải có
trách nhiệm tìm tòi, học hỏi và rút kinh nghiệm về một số phương pháp sửa lỗi cho
học sinh khi học sinh mắc lỗi giúp các em không cảm thấy xấu hổ, tự ti, “mất mặt”
với các bạn trong lớp mà cảm thấy thoải mái, tự nhiên ừong việc nhận ra lỗi sai của
mình và cố gắng ghi nhớ để lấn sau sử dụng chính xác hơn. Ngoài ý nghĩa về mặt
tâm lý và giao tiếp thì việc nhận ra lỗi và sửa lại cho đúng cũng góp phần không nhỏ
trong việc làm bài kiểm tra, thi cử cả trắc nghiệm và tự luận của các em sau này.
IV. NÒI DUNG NGHIÊN CỬU:
1. Những ngụ vẻn nhân dẫn đến sư mắc lỗi của hoc sinh:
1.1.Lỗi do bất cấn (Errors due to carelessness!
Các yếu tố về tâm lý như bất cẩn, mệt mỏi, hoặc quên qui tắc ngữ pháp....cũng có
thể là nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sử dụng ngôn ngữ.
Có rất nhiều học sinh nói hay viết: “ Mai like collecting stamps”
Ở đây có thể học sinh quên quy tắc ngữ pháp đó là thêm “s” vào sau động từ khi
chia ở ngôi thứ ba số ít ở thể khẳng định của thì hiện tại đơn , cũng có lúc do bất cẩn
trong khi viết, phát âm
1.2.Lỗi do ảnh hưởng của ngôn ngữ me đẻ ( Mother - Tongue interference!
Đây là loại lỗi khá hệ thống ừong quá trình học tiếng Anh. Học sinh khi học ngoại
ngữ thường áp dụng một cách máy móc cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ mà
người đó đang học, nhưng thực tế là có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các
ngôn ngữ khác nhau.
-Ví dụ về ảnh hưởng của cú pháp ngôn ngữ mẹ đẻ (cụ thể ở đây là Tiếng Việt vào
việc học Tiếng Anh)
Có rất nhiều học sinh nói: “ She is a girl beautiful”
vì trong Tiếng Việt tính từ thường đi sau danh từ còn ừong Tiếng Anh thì gần như

ngược lại, câu đúng phải là: “She is a beautiful girl”
hay học sinh viết “ This is experience embarrassing most my ”
thay VÌ: “ This is my most embarrassing experience”
Tương tự như vậy khi muốn thể hiện ý “Mất bao nhiêu thời gian để làm việc gì”,
học sinh thường ít dùng được cấu trúc với chủ ngữ giả “It”:
“It take(s)/ took + s.o + time + to do sth ”
Vì vậy thay vì nói “It takes me 30 minutes to get to school”, học sinh thường nói “I
get to school in 30 minutes” = Tôi đi đến ừường mất 30 phút”.
Đây là một số ví dụ minh họa sự “chuyển dịch” cấu trúc từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng
nước ngoài.
1.3.Lỗi trong quá trình hoc gậy nên ( Errors during learning process’)
- Học sinh có khuynh hướng dễ bị nhầm lẫn những cấu ừúc ngữ pháp giốngnhau
về hình thức nhưng khác nhau về ngữ nghĩa. Ví dụ như ừường hợp của “used to”
và “be used to”.
- Học sinh thích viết những câu quá dài và phức tạp thay vì những câu đơn giản hơn,
có thể kiểm soát (handle) dễ dàng hơn.
- Ngoài ra vì phải học nhiều môn nên nhiều học sinh chưa dành đủ thời gian cho
việc học từ vựng cũng như rèn luyện kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ (đọc- nghe) và kỹ


năng giao tiếp (nói- viết)) dẫn đến việc thiếu vốn từ hoặc sai rất nhiều lỗi chính tả
(spelling), cấu trúc (structures) ....trong quá ừình sử dụng ngôn ngữ.
2.Những lỗi mà hoc sinh cỏ thế mắc phải:
Việc xác định lỗi của học sinh rất quan trọng. Vì vậy ở mỗi tiết dạy giáo viên phải
dự đoán được các lỗi mà học sinh có thể mắc phải. Những lỗi đó có thể về:
- Thì của động từ (tense)
What did you do at 7 p.m yessterday evening?
- Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ ( subject and verb concord),
She have long hair and an oval face
- Trật tự từ (word order)

He has got a face square and a forehead broad
-Từ loại (word - form)
Cat Ba is location on Cat Ba island
- Chính tả (spelling)
Whenever I receive gifts, I fell very happy
- Sử dụng mạo từ sai (articles)
My friend is the good student.
- Bỏ sót từ /giới từ/mạo từ/ chỉ định từ...( missing prepositions, articles...)
Please let me know by Monday A you can come
- Chọn từ chưa thích hợp (confusing word choice)
Ví dụ: Mark is a beautiful young man
3.Phương nhản tiến hành:
3.1 Đổi với lỗi sai khi hoc sinh thưc hành viết Tiếng Anh tai lớp
Kỹ năng viết là một kỹ năng khó. Hơn nữa yêu cầu viết đúng, chính xác đối với học
sinh rất quan trọng. Ở đây tôi không nặng về đề cập đến vấn đề nét chữ mà sửa lỗi
sai cơ bản về ngữ pháp và chính tả ừong câu. Việc sửa lỗi sai khi viết có ảnh hưởng
tích cực đến việc viết của các em hơn là mang tính khích lệ song vẫn phải theo
hướng động viên. Nói cách khác làm thế nào sau mỗi lần sửa và được sửa lỗi, học
sinh sẽ hạn chế mắc lỗi sai, rút ra được ghi nhớ và khắc sâu hơn những kiến thức đã
học nhưng vẫn không cảm thấy nản lòng,chán nản với khả năng viết Tiếng Anh của
mình.
Tùy theo từng đặc thù, yêu cầu của mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh mà tôi
đã áp dụng những phương pháp khác nhau:
3.1.1 Giáo viên sửa lỗi cho cá nhân hoc sinh trước cả lớp:
Tôi thấy rằng giáo viên chữa lỗi cho học sinh trước lớp là phương pháp tiêu biểu mà
nhiều giáo viên thường áp dụng trong quá ừình giảng dạy. Phương pháp này gồm có
hai loại: Chỉnh sửa trực tiếp và chỉnh sửa gián tiếp. Chúng ta cần lựa chọn hình thức
phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- Trước hết giáo viên cần xác định trọng tâm cần sửa ừước: Giáo viên cần sửa
những lỗi có ảnh hưởng đến nghĩa của câu (Errors that interfere with meaning). Tuy

nhiên khi bài viết của học sinh có quá nhiều lỗi thì lúc đó không cần thiết phải sửa
các lỗi không ảnh hưởng đến nghĩa của câu (Errors that are less likely to interfere
with meaning) ví dụ như lỗi về mạo từ, giới từ... để tránh tâm lí chán nản cho học
sinh
Ví dụ 1 : Trong tiết Writing của Unit 1 : Viết về một người bạn của em


Có học sinh viết câu thế này:
“My frend injoy to read newspapers in his time free”
Ta thấy câu trên tuy ngắn nhưng học sinh mắc rất nhiều lỗi. Nhưng giáo viên không
nên nhận xét là câu đó quá tồi vì có quá nhiều lỗi sai và chỉ ra tất cả chúng. Vì làm
như vậy học sinh sẽ cảm thấy “bẽ mặt” và chán nản. Tốt hơn hết là giáo viên tự sửa
injoy thành “enjoy” viết lên thì học sinh đó cũng biết và tự hiểu đã mắc lỗi chính tả
ở từ đó, cũng giống như vậy đối với lỗi chính tả “frend\ v ề
lỗi về trật tự từ “
time free”, đây không phải là lỗi chính ừong phần này nên giáo viên có thể lướt qua
bằng cách tự đảo lại hoặc có thể gợi ý để học sinh tự đảo lại. Sau đó giáo viên có thể
yêu cầu một học sinh khác nhắc lại cách sử dụng động từ sau động từ “enjoy” mà
các em đã học ở lớp 8 và yêu cầu em đó tự nhận ra lỗi của mình và sửa lại để lần sau
không lặp lại.
My friend + Vs cũng rất quan trọng nên giáo viên có thể gợi ý giúp học sinh sửa cả
lỗi này
TMy friend enjoy? or enjoys? the whole class?”
Ss: My friend enjoys
Như vậy câu trên có tất cả 6 lỗi, nhưng giáo viên chỉ chú trọng 2 hoặc 3 lỗi, những
lỗi còn lại giáo viên có thể không đặt nặng, hoặc lướt qua, hay để lần khác. Làm như
vậy giáo viên đã giúp học sinh mắc lỗi không cảm thấy “xấu hổ” trước mặt bạn bè
và chán nản. Mặt khác lỗi sai đó sẽ được khắc sâu cho bản thân học sinh mắc lỗi và
cho cả các học sinh còn lại.
Ví dụ 2: Học sinh mac lỗi về điềm ngữ pháp câu chẻ nhẩn mạnh vào trạng ngữ

(Unit IS — Language Focus - Exercises. Number4)
Câu sai của học sinh: It is on his birthday when she presented him a book
Tôi yêu cầu một học sinh khác nhắc lại cấu trúc câu đúng:
It + Be ( is/ was) + Adverbial phrases + THAT + s
+V
Sau đó yêu cầu một học sinh khác so sánh cấu trúc câu đúng với câu sai, lúc đó học
sinh mắc lỗi có thể tự sửa câu sai thành câu đúng
3.1.2 Giáo viên sửa lỗi cả lớp
Giáo viên có thể cho học sinh viết tự do, ghi lại những lỗi cơ bản sau đó sửa chung
cho cả lớp, tránh tình trạng nêu lỗi của một ai vì làm như thế dễ gây cảm giác “mất
mặt” cho học sinh.
Một bài viết của học sinh hay nhóm học sinh sẽ được đưa lên bằng bảng phụ. Giáo
viên cùng với học sinh thảo luận, phát hiện những lỗi ừong bài viết. Đây là cách mà
học sinh rất thích nhưng giáo viên cũng cần chú ý đến cách làm, cách thể hiện và
thái độ của học sinh ừong quá trình chữa bài.
3.1.3Hoc sinh tư sửa lỗi cho mình Học sinh chỉ có thể tự sửa lỗi cho mình khi có
sự trợ giúp của giáo viên. Vì ừừ những lỗi do bất cẩn học sinh có thể kiểm tra và sửa
lại được còn những lỗi khác giáo viên phải “can thiệp” như gợi ý, hướng dẫn bằng
nhiều kỹ thuật khác nhau (sẽ được đề cập ở phần sau) thì các em mới nhận ra lỗi của
mình và sửa lại được.
3.1.4 Hoc sinh tư sửa lỗi theo căn - nhổm (Peer/Group correction)
Đây cũng là một cách sửa lỗi rất dễ gây được hứng thú cho học sinh. Cách sửa lỗi
theo cặp nhóm sẽ làm cho giờ học viết của học sinh trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.
Hai học sinh ngồi cạnh nhau có thể trao bài và sửa lỗi cho nhau. Hoặc học sinh có


thể sửa lỗi theo nhóm. Trong nhóm có thể có học sinh khá, giỏi làm việc với học
sinh trung bình, yếu để các em khá hơn có thể sửa giúp bài các bạn yếu hơn hay các
em có cùng trình độ sẽ trao đổi bài để tự phát hiện lỗi của bạn mình và tự sửa cho
nhau.

Đối với những tiết học mà học sinh viết chung theo nhóm trong cùng một bảng phụ
thì sau khi các nhóm hoàn thành xong bài viết của mình, giáo viên có thể giao bài
của nhóm này cho nhóm khác và yêu cầu các em tự nhận diện lỗi sai của nhóm khác
và tự sửa, sau đó giáo viên có thể treo lên trước lớp một vài bảng phụ và kiểm ừa lại
cùng với cả lớp nếu còn thời gian.
Như vậy việc sửa lỗi có thể được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh.
3.1.5Yêu cầu hoc sinh phát hiên và sửa lỗi sai trong các bài tâp
Ngoài việc giúp học sinh nhận ra và sửa lỗi của chính mình, tôi có thể đưa ra các bài
tập trong tiết Language Focus và tiết Bám sát ừong đó yêu cầu học sinh nhận ra lỗi
sai và sửa lại. Bài tập này giúp học sinh tránh những lỗi sai mà các em vừa sửa đồng
thời giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài thi, kiểm tra ừắc nghiệm nhận diện lỗi (
Error recognition) , nhiều lựa chọn (Multiple choice)
Vỉ dụ 1: Sau khi dạy xong điểm ngữ pháp về mệnh đề quan hệ, tôi có thể đưa ra các
bài tập trắc nghiệm như sau trong tiết Bám sát để yêu cầu học sinh nhận diện lỗi và
tự sửa lỗi sai theo cặp sau đó tôi sẽ “check” lại trước cả lớp
Đề tài:................................................1
MỘT SỘ KINH NGHIỆM SỬA LỖI Nói, VIÉT CHO HỌC SINH LỚP
11- BAN CỜ BẢN.......................................1
I.ĐẢT VẮN ĐÈ:.......................................2
II.Cơ SỞ LỶ LUÂN....................................2
IV.NÒI DUNG NGHIÊN CỬU:.............................3
2.Những lỗi mà hoc sinh cỏ thế mắc phải:..........4
3.Phương nhản tiến hành:..........................4
3.1Đổi với lỗi sai khi hoc sinh thưc hành viết
Tiếng Anh tai lớp.................................4
3.1.1Giáo viên sửa lỗi cho cá nhân hoc sinh trước
cả lớp:...........................................4
3.1.2Giáo viên sửa lỗi cả lớp.....................5
3.1.4Hoc sinh tư sửa lỗi theo căn - nhổm
(Peer/Group correction)...........................5

3.2.Đổi với lỗi sai khi hoc sinh thưc hành nổi
Tiếng Anh tai lớp.................................8
3.2.1Giáo viên giúp hoc sinh tư sửa:..............9
3.2.2Phương pháp sửa ngạy khi hoc sinh mắc lỗi:...9
3.2.3Dùng tranh, thẻ ...để sửa lỗi trong giờ luyện
nói một số điểm ngữ pháp đặc trưng...............10
3.2.4Giáo viên chf ghi nhân lỗi và đem ra sửa chung
cho cả lớp vào cuối tiết hoc.....................11
V.KÉT QUẢ NGHIÊN CỬU:............................11
VI.KÉT LUÂN........................................12
It was you who put those books on the desk ?
A
B
c
D


3. It is happiness that all people lookedfor
AB
CD
3.1.6 Mỏt sổ kỹ thuât sửa lỗi Viết:
Rất khó để có thể quyết định được nên chữa như thế nào và chữa bao nhiêu trên một
bài viết của học sinh. Học sinh có thể nảy sinh thái độ tiêu cực đối với bài viết của
mình nếu như giáo viên sửa tất cả các lỗi mà nếu giáo viên chỉ sửa một số ít các lỗi
thì có thể các em lại nghĩ rằng giáo viên chưa dành đủ thời gian xem xét việc làm
bài của mình. Vì vậy giáo viên phải sử dụng nhiều kỹ thuật phù hợp với từng, bài
học cụ thể, từng đối tượng học sinh riêng biệt hoặc cũng có thể kết hợp các kỹ thuật
dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số thủ thuật chữa lỗi mà tôi
đã từng thực hiện:
+ Dùng bút đánh dấu khác màu vào những lỗi của các em

Kỹ thuật này phù hợp với những lỗi sai được thực hiện cả nhóm và được giáo viên
sửa trước cả lớp
Ví dụ: Bài viết của học sinh (Trong tiết Writing- Unit 2- English 11)
“...I stolen her pen after she had left it on the table unintention. After that I went
home. I fell very sorry so I decided giving it to her back tomorrow. Although she
didn’t make a fuss, but I was ashamed....”
Sau khi đánh dấu xong nếu còn thời gian thì tôi sẽ yêu cầu học sinh tự sửa lại lỗi
của mình và tôi sẽ kiểm ừa lại sau. Nếu hết thời gian, tôi sẽ yêu cầu học sinh về nhà
tự sửa và tiết sau sẽ kiểm tra lại Đoạn viết ừên phải được sửa lại là:
“...I stole her pen after she had left it on the table unintentionally. After that I went
home. I felt very sorry so I decided to give it to her back the following day.
Although she didn’t make a fuss, I was ashamed....”
+ Sửa lỗi bằng cách gạch chân lỗi của học sinh và viết hình thức thích hợp vào
đúng vị trí của lỗi sai
Khi bị hạn chế về thời gian, thông thường là trong giai đoạn kiểm ừa miệng khi học
sinh viết câu ừên bảng, tôi đã sử dụng kỹ thuật này để sửa lỗi cho các em trước khi
cho điểm và
Ví dụ: Trong giờ kiểm tra bài cũ của tiết Writing- Unit 12
( ừong đó tôi yêu cầu học sinh viết lại câu mở đầu cho đoạn văn mô tả sự chuẩn bị
cho kỳ Á vận hội sắp đến)
“To prepare Aa_ coming Asian Games, we have a lot of thing to do”
for the
tilings
+ Sử dung kí hiẻu ở bên lề đễ báo loai lỗi cho hoc sinh:
Giáo viên có thể tạo ra các ký hiệu để quy định cho mỗi lỗi sai của học sinh để sửa
lỗi cho các học sinh viết cá nhân hoặc sửa lỗi cho nhiều nhóm khi không có thời
gian sửa trước cả lớp. Kỹ thuật này cũng đồng thời giúp học sinh tích cực chủ động
trong việc sửa lỗi sai của mình để ghi nhớ tránh mắc lỗi như vậy lần sau. Các ký
hiệu này phải được cung cấp ừước cho học sinh và yêu cầu học sinh nhớ ý nghĩa
của từng biểu tượng trong suốt cả quá ừình học tập.

Các ký hiệu sửa lỗi ( error correction codes) mà tôi đã sử dụng: s / v
=
l ỗ i
về sự hòa hợp giữa chủ t ừ
và động t ừ
(subject-verb
agreement errors)
wc = lỗi về chọn từ (word choice errors)


S/P = lỗi về ngôi/ số (singular/ plural errors)
A
= lỗi về thiều từ ( missing word errors)
T = lỗi về thì (tense errors)
/
= lỗi thừa từ (unnecessary word)
WO = lỗi về trật tự từ (word order errors) c
= lỗi viết hoa (capitalization errors)
WF = lỗi về sử dụng từ loại (word form errors) sp
= lỗi chính tả (wrong spelling)
A = lỗi về mạo từ (article errors)
Pre = lỗi về cách sử dụng giới từ (preposition errors)
Ví dụ: Một bài viếi của học sinh trong tiểt Writing — Unit 3. English 11 Awc / “ .
Last week, I invited to birthday ofHoais my friend. She is 17 years / wFWC old.
The party’s room it was decorated very beautiful with very much / balloons
in her room.
WCT She received very much gifts and flowers. After people finish singing,
A T she bio wed out a candles. Then people eat cakes and danced. I wos/vverv
much liked the party because it was the time when we was able to meet and play
together...”

Bài viết trên phải được sửa lại như sau:
“ Last week. I was invited to Hoa’s birthday, my friend. She is 17 years old. The
party’s room was decorated very beautifully with so many balloons.
She received many gifts and flowers. After people had finished singing, she blowed
out the candles. Then people ate cakes and danced. I liked the party very much
because it was the time when we were able to meet and play together.”
Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp với việc sửa lỗi cho các bài viết cá nhân. Khi cho
học sinh thực hiện phần writing theo cá nhân, tôi sẽ thu lại bài của các em vào cuối
buổi và sẽ sử dụng những ký hiệu sửa lỗi ở bên lề trái của dòng đó và gạch chân chỗ
sai. Đối với những học sinh khá giỏi trong lớp, tôi chỉ ghi ra ngoài lề lỗi sai mà
không gạch chân ngay chỗ sai để tự học sinh tìm kiếm lỗi sai trong dòng đó và tự
sửa. Nếu thời gian cho phép tôi sẽ trả bài của các em lại và yêu cầu các em nhận bài
và sửa tại chỗ những lỗi mà giáo viên gợi ý, nếu hết thời gian tôi sẽ yêu cầu học sinh
đem về nhà và tự sửa xem như là bài tập về nhà và tôi sẽ kiểm tra vào tiết sau.”
3.2. Đổi với lỗi sai khi hoc sinh thưc hành nổi Tiếng Anh tai lớp
Giáo viên ngoại ngữ ai cũng muốn học sinh ‘mở miệng” trong giờ Speaking.
Học sinh nói càng nhiều thì tiết học càng thành công. Tuy nhiên không phải vì mong
muốn học sinh nói Tiếng Anh mà giáo viên không dám sửa bất cứ lỗi sai nào của
các em. Bản thân học sinh cũng mong muốn được sửa lỗi sai trong giờ nói để các
em tự tin, yên tâm về khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình lần sau. Do vậy sửa lỗi
nói cho học sinh là một việc rất nhạy cảm. Ta phải sửa như thế nào, sửa khi nào để
có kết quả, không gây lúng túng, mất tự nhiên, bẽ mặt cho học sinh. Dựa vào từng
tình huống, yêu cầu cụ thể cũng như đặc điểm tâm lý của từng học sinh mà giáo
viên nên vận dụng các phương pháp phù hợp. Sau đây là một vài ví dụ ứng với các
tình huống khác nhau và các phương pháp sửa lỗi khác nhau mà tôi đã thực hiện:


3.2.1 Giáo viên giúp hoc sinh tư sửa:
Đây là phương pháp mang tính tích cực giúp học sinh tự sửa lỗi của mình. Với
phương pháp này giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các cử chỉ điệu bộ hay những

qui ước sẵn đối với học sinh của mình. Qua đó học sinh tự biết được lỗi sai trong lời
nói của mình thuộc về lỗi nào: từ loại, vị ừí từ, thì, .... sau đó học sinh phải tự sửa lại
lỗi sai của mình.
Ví dụ 1: Sai về thiểu từ (trong tiết Speaking - Unit IS)
T: How do you organize your stamps?
St: I classify them categories
Với lỗi sai này, giáo viên có thể giơ bàn tay lên đếm, mỗi từ ứng với một ngón tay
1
2
3
4
5
I classify them
categories
Học sinh sẽ phát hiện ra từ còn thiếu nếu giáo viên lúc lắc ngón tay thứ 4. Như vậy
học sinh sẽ nhận ra giới từ “into” còn thiếu trong cấu ừúc câu trên và tự thêm vào và
nói lại câu đầy đủ: “ I classify them into categories”
Ví dụ 2: Sai về trật tự từ ( ừ ong tiết Speaking - Unit 10 - English 11)
T : Should we plant more trees?
St: Yes, should we.
Với lỗi sai như thế này giáo viên có thể giơ 2 ngón tay trỏ chụm lại nhau rồi quay
2 chiều xuôi ngược:
Yes, we should (tương ứng quay xuôi chiều)
Yes, should we (tương ứng quay ngược chiều)
Học sinh nhìn thấy vậy sẽ tự động đảo lại cho đúng thứ tự của từ “Yes, we should”
3.2.2 Phương pháp sửa ngạy khi hoc sinh mắc lỗi:
Không phải lúc nào giáo viên cũng có the giúp học sinh tự sửa lỗi mà có khi giáo
viên phải sửa ngay những lỗi quan trọng mà các em vừa học đặc biệt ừong giai đoạn
nói có kiểm soát “ controlled practice stage”
Ví dụ 1: Trong tiết Language Focus - Unit 15

T: What could your grandfather do when he was young, Minh?
St: He could to play football well
T : All right. But he could play not He could play to. Now say again, Minh
St: He could play football very well T : Ok. Good. Thank you
Rõ ràng là điểm ngữ pháp này rất cơ bản, sau Modal verb dùng Bare infinitive
nhưng với những học sinh học yếu ở các lớp cơ bản thì các em vẫn có thể mắc phải.
Giáo viên chỉ cần nhẹ nhàng chỉnh lại từ sai và sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại cả
câu đúng
Vỉ dụ 2: Trong tiết Speaking — Unit 6 Competitions T: When did you take part in the
competition, Hoa?
St: I take part in the competition last
year T : Ok. But take or took?
St: Oh sorry, took
T: All right. Good. Now answer again , Hoa
St: I took part in the English competition last year
T : Very good. Thank you. How about you,


Lan?....
St 2( Lan) : I took part in the competition ...
Như vậy rõ ràng là trong tình huống này học sinh đã dùng sai Thì khi trả lời. Có thể
là do các em bất cẩn hoặc có thể do em bắt chước theo câu hỏi có từ “ take” mà
không để ý đến ừợ động từ “did” đã dùng nên khi trả lời các em vô tình dùng thì
hiện tại đơn. Lỗi này rất phổ biên trong giờ Speaking nên để tránh mất thời gian
giáo viên chỉ cần nhẹ nhàng đưa ra câu hỏi lựa chọn : “ take? or took?” là học sinh
đã nhận ra ngay lỗi sai của mình và trả lời lại cả câu đúng. Sau đó giáo viên có thể
hỏi một vài học sinh khác để đảm bảo rằng các em còn lại cũng lưu ý lỗi sai này và
không mắc phải.
Phương pháp này giúp cả lớp chú ý, nhưng giáo viên nên sử dụng một cách thận
trọng. Điều quan trọng là không để học sinh mắc lỗi cảm thấy mình là “nạn nhân”

hy sinh cho các bạn khác, phải khuyến khích đúng lúc, kịp thời để tránh cảm giác tự
ti cho học sinh, lần sau giáo viên hỏi sẽ không dám ừả lời.
Ví dụ 2: Task 2 -Listening - Unit 3. English 11
Sau khi cho học sinh nghe và thảo luận theo cặp nội dung các câu hỏi, giáo viên đưa
ra lại câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời:
T:
What did Mai’s mother serve the guests at the beginning of the party?
St 1:
Mai’s morther serve the guest drinks at the beginning of the party
T:
Well, but serve or served?
St 1:
Mai’s mother served the guests drinks at the beginning of the party
T:
Good but nearly correct. How about the others?
St 2:
She served the guests drinks and biscuits at the beginning of the party
T:
That’s right. Answer again, Nam
Nam(St 3): She served the guest drinks and biscuits at the beginning of the party
Tóm lại với tình huống và dạng thực hành như trên , để việc sửa lỗi có hiệu quả
chúng ta cần phải có được các kỹ năng sau:
- Nên động viên khuyến khích học sinh, tập trung vào những gì học sinh đúng
nhiều hơn chứ không thiên về những lỗi sai, chỉ nên lấy cái sai ra nhằm mục đích
giúp học sinh tránh cái sai đó lần sau
- Khích lệ những câu đúng, thậm chí cả những câu chưa đúng hoàn toàn. Cách này
giúp học sinh cảm thấy mình đang hoàn thiện dần
- Tránh miệt thị học sinh, tránh làm cho học sinh cảm thấy việc mắc lỗi sai là rất tồi
tệ.
- Giáo viên chủ động điều khiển sửa lỗi nhanh, nếu không sẽ mất nhiều thời gian,

nhiều học sinh khác sẽ không có cơ hội thực hành
3.2.3 Dùng tranh, thẻ ...để sửa lỗi trong giờ luyện nói một số điểm ngữ pháp đặc
trưng.
Ví dụ: Khi học sinh mắc lỗi về động từ thêm ING ở thì quá khứ tiếp diễn, tôi đã sử
dụng thẻ ING” (“ING - Card ”)
Tôi đã sử dụng kỹ năng này để giúp học sinh luyện tập thì quá khứ tiếp diễn
(Language Focus - Unit 2- English 11)
Phương pháp làm như sau:


Tôi cho một số tranh ảnh trong đó có một số hoạt động, yêu cầu một số học sinh yếu
trong lớp nhìn tranh nói ra những câu dùng thì quá khứ tiếp diễn vừa được học. Khi
những học sinh này mắc lỗi nói thiếu ING, tôi đặt “TNG - CARD” của tôi ngay dưới
động từ và yêu cầu cả lớp đọc lại 2 lần, sau đó yêu cầu em học sinh đó nói lại thêm 1
lần nữa. Như vậy hầu hết học sinh đều rất ấn tượng với cái thẻ - ING của tôi, và ít
học sinh gặp phải lỗi tương tự khi chia động từ ở thì quá khứ tiếp diễn.
Ngoài việc sử dụng “ING-CARD ” để sửa lỗi khi chia động từ ở thì quá khứ tiếp
diễn, ta có thể dùng ‘ ING-CARD” hoặc “ TO-INF CARD” để luyện cho học sinh
sử dụng đúng hình thức của động từ theo sau một số động từ khác. Tương tự ta có
thể dùng “S- CARD” để sửa lỗi trong luyện tập danh từ số ít, số nhiều, hoặc động từ
chia ngôi thứ ba số ít của thì hiện tại đơn...
3.2.4 Giáo viên chf ghi nhân lỗi và đem ra sửa chung cho cả lớp vào cuối tiết hoc
Không phải lúc nào giáo viên cũng sửa ngay lỗi của học sinh, đặc biệt là trong giai
đoạn “free-speaking” hay “less -controlled practice stage” . Làm như vậy, vô tình
giáo viên đã gián đoạn cuộc đàm thoại của học sinh, làm các em cảm thấy mất tự
nhiên, bẽ mặt với các bạn. Tốt hơn hết trong giai đoạn này, giáo viên để các em tự
do nói với các bạn trong cặp, nhóm. Giáo viên chỉ đi quanh lớp, giúp đố về vốn từ,
cấu trúc .... nếu có học sinh yêu cầu. Đồng thời ghi vào sổ tay những lỗi cơ bản mà
nhiều học sinh mắc phải. Sau đó dành lại một vài phút cuối của tiết học nêu các lỗi
đó ra và sửa lại cho các em mà không nêu tên nhũng học sinh nào đã vi phạm những

lỗi đó.
V.
KÉT QUẢ NGHIÊN CỬU:
Sau gần một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy có sự chuyển
biến rõ rệt trong thái độ học tập của học sinh. Trong giờ học thực hành kỹ năng nói,
các em mạnh dạn phát biểu, trao đổi với bạn cùng cặp hay đưa ra ý kiến của mình
mà không sợ bị mắc lỗi, trong giờ thực hành kỹ năng viết, các em đã bớt phụ thuộc
vào sách Hướng dẫn học tổt, tích cực nhận ra và tự sửa lỗi sai của mình và các bạn
khác. Các em không còn cảm giác lo sợ tiết học Anh. Không những chuyển biến về
tinh thần thái độ mà việc mắc phải những lỗi cơ bản, thông thường ở các em đã được
hạn chế tối đa. Hơn thế nữa kết quả học tập của các em cũng tiến bộ thấy rõ so với
năm học trước
Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài trên, tôi đã so sánh và thống kê kết quả
thi học kỳ n năm học 2010-2011 của 2 lớp cơ bản mà tôi phụ trách giảng dạy (chưa
áp dụng đề tài) với kết quả thi kiểm ừa học kỳ n của năm học 2011-2012 (đã áp
dụng đề tài)


(45)

Kết quả thỉ Học kỳ II năm học 2010-2011 của lớp 10C1 và 10C3:
Lớp

8<=Điểm<=10

10C1 4
(49)
10C3

6.5<=Điểra<8 5<=Điểm<ố.5


8.2% 10
1

3.5<=Điểm<5

0<Điểm<3.5

Trên TBình

20.4% 15

30.6% 17

34.7% 3

6.1%

29 59.18%

2.2%

28.9% 26

57.8% 5

11.1%

14 31.11%


13

Kết quả thỉ học kỳ II năm học 2011-2012 của lớp 11C1 và 11C3:
Lớp

8<=Điểm<=10 6.5<=Điểm<8 5<=Điểm<6.5 3.5<=Điểm<5 0<Điểm<3.5 Trên TBình

11C1
(50)
11C3
(45)

6

12.0%

14

28.0%

16

32.0%

10

20.0%

4


8.0%

36

72.00%

3

6.7%

12

26.7%

20

44.4%

9

20.0%

1

2.2%

35

77.78%


VI. KÉT LUÂN
Việc phạm lỗi của học sinh trong việc sử dụng Tiếng Anh là điều không thể tránh
khỏi nên việc giúp học sinh nhận ra lỗi sai và sửa lại lỗi sai cho các em hay giúp các
em tự sửa lại lỗi sai của chính mình là việc hết sức cần thiết và quan trọng. Khi sửa
lỗi, giáo viên đã giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ chính xác hơn và giúp các em đào
sâu kiến thức để làm bài thi, kiểm tra tốt hơn đồng thời việc sửa lỗi cùng giúp giáo
viên có được thông tin phản hồi từ phía học sinh và đánh giá lại quá trình giảng dạy
của mình. Muốn sửa lỗi nói và viết cho học sinh hiệu quả, giáo viên phải vận dụng
nhiều phương pháp một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng
như đặc điểm riêng của từng tiết dạy cụ thể. Trong quá trình sửa lỗi giáo viên cần:
• Có thái độ đúng đắn, tích cực, tế nhị tránh tình trạng để học sinh bị “mất mặt”.
•Tạo không khí vui tươi gây húng thú học tập cho học sinh , giúp học sinh có được
cảm giác thoải mái nếu mắc lỗi khi sử dụng ngôn ngữ, và xem việc mắc lỗi khi sử
dụng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi.
• Giúp cho học sinh có được dữ liệu ngôn ngữ chính xác, và học Tiếng Anh qua các
lỗi sai. (Learning English through the errors) để năng lực Tiếng Anh của học sinh
ngày một tốt hơn.
VII.
KĨÉN
NGHI:
Qua thực tế giảng dạy và thực hiện đề tài này, tôi xin được kiến nghị một số việc
như sau:
- Hình thức thi cử nên được cải tiến, các đề kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp... không


nên 100% ừắc nghiệm, vì như vậy sẽ không đánh giá được các kỹ năng Nói, Viết
của học sinh. Qua đó hạn chế tính ỷ lại, lười nhác của học sinh trong việc tích lũy
kiến thức, kỹ năng, từ vựng ... từ đó giúp các em sử dụng ngôn ngữ đã học ( nói,
viết) nhiều hơn đồng thời giúp học sinh thấy được kết quả phản ánh đúng với khả
năng thực của các em

- Chương trình, sách giáo khoa nên được giảm tải hơn nữa để học sinh có thời gian
luyện nói và viết, đồng thời giáo viên có thời gian hơn trong việc giúp học sinh nhận
ra lỗi của mình và sửa lại để việc sử dụng Tiếng Anh của các em những lần sau
chính xác hơn
- Đề tài ừên cũng có thể áp dụng cho việc sửa lỗi nói và viết cho học sinh lớp 10 và
12 - Ban cơ bản.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ về kỹ năng sửa lỗi mà bản thân tôi đã tìm tòi
, học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm giúp cho học sinh có thể khắc
phục, hạn chế những lỗi thường gặp. Đề tài của tôi không thể tránh khỏi những sai
sót. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo, xem xét và góp ý để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn, góp phần làm cho việc sửa lỗi hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất
lượng trong việc dạy và học Tiếng Anh lớp 11- Ban cơ bản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jeremy Harmer - The practice of English Language Teaching - Longman Inc.,
New York-1998
2. Mai Lan Hương - Nguyễn Thanh Loan- Bài tập Tiếng Anh 11- NXB Đà Nằng 2007
3. Nguyễn Thị Phương Hoa - Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới NXB Giáo Dục - 2008
4. Thái Duy Tuyên - Lý luận dạy học hiện đại - NXB Đại học quốc gia Hà nội 2001

MỤC LỤC


(45)

NỌI DƯNG
Tên đê tài
I. Đặt vân đê
II. Cơ sở lý luận
III Cơ sở thực tiên

IV. Nội dung nghiên cứu
V. Kêt quả nghiên cứu
VI. Kêt luận
VII. Kiên nghị
Tài liệu tham khảo
Mục Lục

TRANG
1
2
2
2-3
3-12
12-13
13
14
15
16



×