Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ÔN tập CÔNG NGHỆ SINH học TRONG bảo vệ THỰC vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.91 KB, 11 trang )

ÔN TẬP CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT
Câu 1: Hãy nêu thiết bị công nghệ sinh học dùng trong
bảo vệ thực vật?
STT Tên thiết bị

Công dụng

Máy PCR

Nhân bản DNA

Máy điện di

Dùng để điện di DNA, RNA trên
gel

3

Máy đọc gel

Dùng để phát hiện sản phẩm
DNA, RNA sau khi
điện di,
nhuộm ethidium bromide

4

Phân tích định tính và định lượng
Máy Realtime
acid nucleic của các mẫu sinh


PCR
học

5

Phân tích giải trình tự các
Nucleotide của mẫu DNA từ
người, động thực vật và vi sinh
Máy giải trình vật.
tự DNA
Phân tích đặc tính của các phân
đoạn acid nucleic
Xác định sự xuất hiện của đột
biến di truyền trên mẫu sinh vật

1
2


6

Dùng để loại bỏ các kháng thể,
Máy rửa Elisa kháng nguyên thừa hoặc không
đặc hiệu trong quá trình test Elisa

7

Dùng để đọc kết quả trong test
Máy đọc Elisa
Elisa hoặc có thể đọc OD


8

Đo mật độ quang (OD) của các
Máy đo quang
chất với sự hấp thu các bước
phổ
sóng tương ứng

9

Máy ly tâm

Phân tách các thành phần trong
hỗn hợp theo hằng số lắng

10

Phân tách thành phần trong hỗn
Máy siêu ly hợp dựa theo hằng số lắng; ứng
tâm
dụng trong ly trích DNA, RNA,
plasmid, protein,...

11

Dùng để đông khô mẫu, vi
khuẩn, DNA,... từ đó tăng thời
Máy đông khô
gian bảo quản mẫu, không làm

biến tính mẫu

12

Nồi hấp khử Khử trùng mẫu, hóa chất và dụng
trùng
cụ thí nghiệm

13

Tủ cấy
trùng

vô Cách lý với điều kiện bên ngoài
tạo môi trường làm việc vô trùng


Nuôi cấy cây trong điều kiện
nhân tạo

14

Tủ nuôi cấy

15

Dùng để nuôi cấy vi khuẩn, nấm
Máy lắc định
trong điều kiện cần lắc và ổn
ôn

định nhiệt độ

16

Buồng
đếm
Dùng để đếm khuẩn lạc vi khuẩn
khuẩn lạc

Câu 2: Hãy trình bày kỹ thuật ly trích DNA?
Vật liệu: Mẫu lá thực vật
Dụng cụ: Micropipette 10 µl, 100 µl, 100 µl; ống
Eppendorf 1,5 ml
Thiết bị: Máy ly tâm; Máy vortex; Bồn ủ nhiệt
Hóa chất:
- Dung dịch đồng nhất mẫu (Homogenization Buffer):
Tris 200 mM (pH = 8), EDTA 25 mM, NaCl 250 mM,
SDS 0,5%
- Dung dịch PCI: Phenol – Chloroform – Isoamyl alcohol
tỷ lệ 25 : 24 : 1
- Dung dịch TE buffer: 10 mM Tris – Cl, 1 mM EDTA
(pH = 8),
- Chloroform; Ethanol, cồn 70o
Quy trình:


- Bước 1: Lấy mẫu, mẫu ly trích được lấy vào buổi sáng,
mẫu lá non không quá già, sử dụng kéo được khử trùng
bằng cồn 70o cắt 1 mẫu lá kích thước 1cm2, cho vào ống
tube và đánh dấu;

- Bước 2: Dung dịch đồng nhất mẫu (Homogenization
Buffer) được ủ ẩm ở 60oC. Dùng micropipette hút 400 µl
dung dịch đồng nhất mẫu vào ống tube chứa mẫu thu
được. Dùng que nghiền nát mẫu trong tube.
- Bước 3: Bổ sung vào tube 500 µl dung dịch PCI sau đó
lắc nhẹ 1 phút và đem ly tâm 12000 vòng/phút trong 5
phút, hút dịch nổi qua tube mới (có thể hút 300 µl dịch
nổi);
- Bước 4: Bổ sung 400 µl chloroform vào, lắc nhẹ 3 phút,
sau đó ly tâm 12000 vòng/phút trong 5 phút, hút dịch nổi
qua tube mới (có thể hút 200 µl dịch nổi);
- Bước 5: Thêm 600 µl ethanol 99o vào dịch nổi mới thu
được, lắc nhẹ 2 phút, đem ủ ở - 20 oC trong vòng 30 phút.
Sau đó ly tâm 12000 vòng/phút trong 5 phút, loại bỏ dịch
nổi thu kết tủa, phơi khô tube ở nhiệt độ phòng;
- Bước 6: Cho vào kết tủa 50 µl dung dịch TE hoặc nước
khử ion được hấp khử trùng và đem bảo quản ở 4 oC hoặc
- 20 oC.
Câu 3: Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học – Biotechnology – là một lĩnh vực
công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống,


kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các
công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật,
tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công
nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ
cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 4: Giải pháp phát triển công nghệ sinh học tỉnh An

Giang?
Phân tích và nhận định thế mạnh của tỉnh: là một tỉnh
nông nghiệp lớn của cả nước sản lúa và cá da trơn thuộc
hàng cao nhất nước. Do đó, ưu tiên ứng dụng công nghệ
sinh học trong lĩnh vực trồng trọt và thủy sản
Nắm bắt nhu cầu của thị trường và thị hiếu của nông dân,
người tiêu dùng: ứng dụng công nghệ sinh học điều khiển
giới tính cá, sinh sản nhân tạo,...
Tăng cường công tác nghiên cứu, thử nghiệm các ứng
dụng công nghệ sinh học trên cơ sở lĩnh vực có thế mạnh
và phù hợp thị hiếu.
Tăng cường công tác đào tạo và thu hút cán bộ, nhà khoa
học trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Tổ chức tập huấn và trình diễn các mô hình ứng dụng
công nghệ sinh học: như chuối, lan hồ điệp, tràm úc,
khoai môn, khoai lang nuôi cấy mô,...


Khuyến cáo nông dân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học: trồng cây
chuyển gen (GMO),...
Câu 5: Nêu ví dụ chuyển gen vào thực vật?
Chuyển gen tổng hợp β-carotene (giống lúa vàng);
Chuyển gen điều khiển màu hoa vào vỏ dưa hấu.
Câu 6: Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật là gì?
Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật là vận dụng
các kỹ thuật cao mang tính công nghiệp về sinh học trong
bảo vệ thực vật để sản xuất ra các loại chế phẩm sinh học
và các loài ký sinh, ăn thịt góp phần quan trọng trong
việc phòng trừ dịch hại nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội

cao, theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái cộng đồng,
tạo ra các nông sản sạch, an toàn. Phần lớn công nghệ
sinh học trong bảo vệ thực vật được dựa trên cơ sở
chuyển gen tái tổ hợp để tái sinh tế bào thành cây hoàn
chỉnh mang gen mới – Genetically Modified Organism
(GMO) – cây trồng biến đổi gen.
Câu 7: An toàn sinh học là gì?
An toàn sinh học (biosafety) là khái niệm chỉ sự bảo vệ
tính toàn vẹn sinh học. Đối tượng của các chiến lược an
toàn sinh học bao gồm biện pháp bảo vệ môi trường sinh
thái và sức khỏe con người. Trong nông nghiệp: Hạn chế
nguy cơ, tác hại có thể xảy ra do virus hoặc sinh vật biến


đổi di truyền, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong thực
phẩm,...

Câu 8: Thành tựu công nghệ sinh học trong bảo vệ thực
vật ở Việt Nam?
- Công nghệ sản xuất hàng loạt ong mắt đỏ
Trichogramma trừ một số trứng sâu hại trên cơ sở ký sinh
ký chủ ngài gạo Corcyra cephalonica.
- Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh trên cơ sở vi
khuẩn Bacillus thuringiensis trong điều kiện Việt Nam
để ứng dụng trong phòng trừ sâu hại rau, đậu,...
- Công nghệ tạo những bộ kít chẩn đoán nhanh bệnh hại
cây trồng như ELISA, PCR
- Các nhà khoa học thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp
Việt Nam dưới sự giúp đỡ của các nhà khoa học Anh đã
giải mã thành công hệ gen 36 giống lúa Việt Nam

- Viện Công nghệ Sinh học đã chọn tạo thành công đu đủ
chuyển gen kháng virus gây bệnh đốm vòng.
- Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam kết hợp với công
ty TNHH Pioneer Hi – Bred Việt Nam đã nghiên cứu
thành công giống bắp 30Y87H kháng sâu đục thân.


- Công nghệ sản xuất thuốc virus sâu xanh trừ sâu xanh
bông (Nuclear Polyhedrosis Virus)
- Công nghệ sản xuất thuốc nấm Boverit trừ sâu hại rau,
rầy nâu hại lúa,...
- Tuyển chọn sưu tập hai bộ chủng nấm Beauveria và
Metarhizium có hoạt tính cao. Các phương pháp bảo
quản 2 bộ giống nấm Beauveria và Metarhizium trong
điều kiện Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất thuốc nấm Trichoderma trừ bệnh
khô vằn trên ngô, lúa và bệnh héo lạc.
- Công nghệ sản xuất tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn
trùng EPN để trừ sâu hại đất và cây trồng.
Câu 9: Các giải thưởng Nobel 2015?
Giải thưởng Nobel hóa học được trao cho Tomas
Lindahl, Paul Modrich và Aziz Sancar vì công trình
nghiên cứu về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào.
Câu 10: GMO và GMC là gì?
GMO – Genetically Modified Organism – sinh vật biến
đổi gen – là những sinh vật mà vật chất di truyền đã bị
thay đổi nhân tạo trong phòng thí nghiệm thông qua kỹ
thuật di truyền (Genetic Engineering – GE)
GMC – Genetically Modified Crop – Cây trồng biến
đổi gen – là loại cây trồng được lai tạo ra bằng cách sử

dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay
còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gene hay công


nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gene
chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng mong
muốn.
Câu 11: Thành tựu công nghệ sinh học trong BVTV
trên thế giới?
- Các nhà nghiên cứu từ Đại học Adelaide và Viện Khoa
học Nông nghiệp Trung Quốc đã xác định được gen
GmSALT3 – là một gen chịu mặn trên cây đậu nành (Bản
tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 14/01/2015 đến
ngày 21/01/2015)
- Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc
gia về Công nghệ sinh học thực vật (NRCPB) và Viện
Công nghệ sinh học Ấn Độ đã thành công về giống lúa
công nghệ sinh học biểu hiện gen CP4-EPSPS cho thấy
khả năng chiu Glyphosate (Bản tin cây trồng công nghệ
sinh học ngày 14/01/2015 đến ngày 21/01/2015)
- Các nhà khoa học từ Đại học Texas Tech, Bayer
CropScience, và Trung tâm Quốc gia về Tài nguyên
Genome (NGCR) đã nghiên cứu thành công và công bố
hệ gen giống bông châu Á (Gossypium arboreum) (Bản
tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 10/12/2014 đến
ngày 17/12/2014)
- Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi giáo sư sinh học Ray
Ming, Đại học Illinois, đã thành công giải trình tự hệ gen
của cây dứa cung cấp thêm nhiều thông tin về quá trình



quang hợp ở những cây chịu hạn (Bản tin cây trồng công
nghệ sinh học ngày 04/11/2015 đến ngày 11/11/2015)
- Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc
(CAAS) tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã giải trình thành
công 360 giống cà chua bao gồm tự nhiên và đã thuần
hóa (Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày
15/10/2014 đến ngày 22/10/2014)
- Các nhà khoa học của Đại học California, Riverside và
Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế đã tìm thấy Gen AG1
giúp hạt thóc vẫn sống khi bị ngập lụt (Bản tin cây trồng
công nghệ sinh học ngày 07/10/2015 đến ngày
14/10/2015)
- Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi S. Krattinger và J.
Sucher thuộc Đại Học Zurich, Thụy Sĩ đã chèn allele
Lr34 vào giống lúa canh tác Nipponbare – gia tăng tính
kháng bệnh đạo ôn của cây lúa. (Bản tin cây trồng công
nghệ sinh học ngày 21/10/2015 đến ngày 28/10/2015)
- Các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Nông nghiệp
Mikocheni và các đối tác làm rõ hệ gen của các loại virus
nguy hiểm gây bệnh sọc nâu ở cây sắn. (Bản tin cây trồng
công nghệ sinh học ngày 21/10/2015 đến ngày
28/10/2015)
- Các nhà khoa học từ Đại học Ghent, Viện Nông nghiệp
và Nghiên cứu Thủy sản (ILVO) và các đối tác vừa công
bố các kết quả của nghiên cứu khoai tây chuyển gen - kết


hợp gen tạo ra tính kháng bệnh bạc lá tốt hơn ở khoai tây

(Bản tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 02/09/2015
đến ngày 09/09/2015)
- Năm 2003, các nhà khoa học Ian Wilmut, Keith
Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh,
Scotland. Đã nhân bản vô tính thành công động vật có vú
đầu tiên trên thế giới – cừu Dolly
Câu 12: Ứng dụng công nghệ sinh học trong BVTV?
Tạo cây trồng chuyển gen (GMC) mang đặc tính di
truyền mong muốn
Sản xuất côn trùng ký sinh ăn thịt
Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh
Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học Pheromone và
Hormone trừ sâu hại
Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trừ chuột
Sản xuất thuốc sinh học trừ cỏ dại
Ứng dụng kỹ thuật Elisa và PCR trong chẩn đoán nhanh
bệnh



×