Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phát triển hệ thống tìm kiếm du lịch tại hà nội dựa trên công nghệ web GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 84 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

---------------------------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÌM KIẾM DU LỊCH TẠI
HÀ NỘI DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ WEB-GIS

Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Thái Nguyên - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN .................................................. 2
1.1. Khảo sát, điều tra nhu cầu và tình hình dịch vụ hiện có ........................................... 2
1.1.1. Tài nguyên du lịch Hà Nội ........................................................................................ 2
1.1.2. Về Giao Thông ........................................................................................................... 3
1.1.3. Về khách Du lịch ........................................................................................................ 3
1.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................... 4
1. 2. Hiện trạng của hệ thống cung cấp các dịch vụ trên địa bàn .................................... 9
1.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về cung cấp dịch vụ với nhu cầu ................... 11
1.4. Giải pháp đề xuất cho những vấn đề đƣợc đặt ra .................................................... 11
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ WEB-GIS ............................................ 12
2.1. Cơ sở dữ liệu GIS và công nghệ Web-GIS ............................................................... 12
2.1.1. Cơ sở dữ liệu GIS ...................................................................................................... 12
2.1.1.1. Giới thiệu về GIS .................................................................................................... 12
2.1.1.2. Chức năng của GIS ................................................................................................. 14
2.1.1.3. Cơ sở dữ liệu GIS.................................................................................................... 16
2.1.1.4. Các mô hình dữ liệu địa lý ...................................................................................... 19
2.1.2. Công nghệ WEB-GIS ............................................................................................... 27
2.1.2.1.Tầng trình bày (Presentation tier) ........................................................................... 28
2.1.2.3. Tầng dữ liệu (Data tier) .......................................................................................... 29
2.1.2.4.Chức năng WebGIS.................................................................................................. 30
2.1.2.6 Các phương pháp biểu diễn bản đồ ......................................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii

2.1.2.7. Công nghệ GIS trên nền Web................................................................................. 34

2.1.2.8 Dữ liệu về GIS .......................................................................................................... 35
2.2. Công cụ trợ giúp việc tạo các cơ sở dữ liệu trên Web-GIS ..................................... 40
2.2.1.Thành lập bản đồ: ..................................................................................................... 40
2.2.1.1 Desktop mapping: .................................................................................................... 40
2.2.1.2 Mapinfo: .................................................................................................................. 40
2.2.1.3 ArcGIS desktop: ...................................................................................................... 41
2.2.2. MapServer ................................................................................................................. 42
2.2.2.1. Định nghĩa .............................................................................................................. 42
2.2.2.2.Đặc tính của MapServer .......................................................................................... 42
2.2.2.3. Sơ đồ khái niệm của một ứng dụng MapServer ...................................................... 43
2.2.2.4.Cách hoạt động của MapServer .............................................................................. 43
2.2.2.5.Các thành phần của một ứng dụng MapServer: ...................................................... 44
2.2.2.6.Quy trình xử lý của MapServer. ............................................................................... 46
2.2.2.7. Xử lý kết nối các loại dữ liệu. ................................................................................. 47
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................ 49
3.1. Phát biểu bài toán ....................................................................................................... 49
3.2. Thiết kế kiến trúc hệ thống ........................................................................................ 49
3.2.1. Mô hình vật lý của hệ thống ..................................................................................... 49
3.2.2. Mô hình logic của hệ thống...................................................................................... 50
3.2.3. Kiến trúc hệ thống .................................................................................................... 51
3.2.4. Hệ thống phần mềm nền .......................................................................................... 52
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu .................................................................................................. 53
3.3.1. Phân tích ................................................................................................................... 53
3.. Thiết kế .......................................................................................................................... 55
3.4. Thiết kế các phân hệ dịch vụ theo yêu cầu ............................................................... 66
3.5. Thiết kế giao diện cho ngƣời sử dụng ....................................................................... 67
3.3.2. Sơ đồ quản trị ........................................................................................................... 67
3.3.3 . Sơ đồ giao diện người dùng ..................................................................................... 67
CHƢƠNG 4: ....................................................................................................................... 71
TRIỂN KHAI VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG ............................................................ 71

VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC .......................................................................................... 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv

4.1. Giới thiệu chung về hệ thống ..................................................................................... 71
4.2. Các chức năng của hệ thống ...................................................................................... 71
4.2.1. Sơ đồ các chức năng chính ..................................................................................... 71
4.2.2. Mô tả chức năng ...................................................................................................... 72
4.2.2.1. Quản trị................................................................................................................... 72
4.2.2.2. Người dùng ............................................................................................................. 73
4.3. Một số kết quả thử nghiệm ........................................................................................ 73
4.4. Kết quả đạt đƣợc, hạn chế của hệ thống và hƣớng phát triển................................ 74
4.4.1. Đề tài đã thực hiện được các nội dung sau: ............................................................ 74
4.4.2 Hướng phát triển đề tài ............................................................................................. 74
4.4.3. Những hạn chế của đề tài ........................................................................................ 74
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 76
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
GIS
OGC
WebGIS
DBMS
GUI
CSDL
WWW
HTML
HTTP
XML
GML
WMS
WFS
CAT
SLD

Diễn giải
Geographic Information
System
Open Geospatial
Consortium
Website Geographic
Information System
Database Management
System
Graphical User
Database System
World Wide Web
HyperText Markup

Language
Hypertext Transfer Protocol
eXtensible Markup
Language
Geography Markup
Language
Web Map Service
Web Feature Service
trong GML
Catalog Interface
Styled Layer Descriptor

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Tiếng Việt
Hệ thông tin địa lý
Một tổ chức xây dựng các chuẩn mở
trên cơ sở vị trí và không gian địa lý
Hệ thống thông tin địa lý trên nền
tảng Web
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Giao diện - Giao diện đồ hoạ người sử
dụng.
Hệ cơ sở dữ liệu.
Mạng toàn cầu.
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Giao thức truyền siêu văn bản.
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
Ngôn ngữ đánh dấu địa lý
Dịch vụ bản đồ web

Dịch vụ trợ giúp ngôn ngữ đánh
dấu địa lý
Giao diện catalog
Bộ mô tả đặc điểm dạng lớp

/>

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Hệ thống các cơ sở lưu trú .................................................................................... 4
Bảng 2.1: Cấu trúc Spaghetti ............................................................................................... 21
Bảng 2.2: Bảng Topology vùng ........................................................................................... 22
Bảng 2.3: Bảng Topology cung ........................................................................................... 22
Bảng 2.4: Bảng Topology nút .............................................................................................. 22
Bảng 2.5: Bảng dữ liệu tọa độ cung ..................................................................................... 23
Bảng 2.6: Các phương pháp thể hiện bản đồ ...................................................................... 33
Bảng 3.2: Đặc điểm không gian của các lớp....................................................................... 56
Bảng : Bảng lớp dữ liệu không gian ................................................................................... 57
Bảng 3.3: Chi tiết bảng Quản trị ......................................................................................... 57
Bảng 3.4: Chi tiết bảng bảo tàng ........................................................................................ 58
Bảng 3.5: Chi tiết bảng Công ty lữ hành ............................................................................ 59
Bảng 3.6: Chi tiết bảng Danh lam ...................................................................................... 60
Bảng 3.7: Chi tiết bảng khách sạn ...................................................................................... 61
Bảng 3.8: Chi tiết bảng Nhà hàng....................................................................................... 62
Bảng 3.9: Chi tiết bảng Quận.............................................................................................. 63
Bảng 3.20: Chi tiết bảng Phường ....................................................................................... 63
Bảng 4.1: Kết quả thử nghiệm ............................................................................................. 73


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Hệ thống thông tin địa lý ..................................................................................... 12
Hình 2.2: Sơ đồ chức năng của GIS .................................................................................... 14
Hình 2.3: Thu thập CSDL của GIS ...................................................................................... 14
Hình 2.4: Lưu trữ CSDL của GIS ........................................................................................ 15
Hình 2.5: Truy vấn CSDL của GIS ...................................................................................... 15
Hình 2.6: Hiển thị của GIS .................................................................................................. 16
Hình 2.7: Các cấu trúc dữ liệu địa lý mạng và phân cấp ..................................................... 18
Hình 2.8: Cấu trúc dữ liệu quan hệ ...................................................................................... 19
Hình 2.9: Biểu diễn bản đồ vector (Nguồn: Đặng Văn Đức, 2001) ..................................... 20
Hình 2.10: Dữ liệu topology vector ..................................................................................... 22
Hình 2.11: Biểu đồ dữ liệu raster (Nguồn: Đặng Văn Đức, 2001)....................................... 24
Hình 2.12: Biểu diễn các đối tượng cơ sở trong raster......................................................... 25
Hình 2.13: Sự chuyển đổi giữa hai mô hình vector và raster ............................................... 25
Hình 2.14: Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu (Nguồn: Tor Bernhardsen, 1992) .......................... 26
Hình 2.15: Mô hình WebGIS (Nguồn ............ 28
Hình 2.16: Mô hình 3 lớp trong kiến trúc WebGIS ............................................................. 29
Hình 2.17: Bản đồ dạng đường nét ..................................................................................... 31
Hình 2.18: Bản đồ dạng ảnh ................................................................................................ 31
Hình 2.19: Sơ đồ hoạt động của WebGIS ........................................................................... 35
Hình 2.22: Sơ đồ khái niệm của một ứng dụng MapServer ................................................ 43
Hình 2.23: Hoạt động của MapServer ................................................................................. 44
Hình 2.24: Các thành phần của một ứng dụng MapServer .................................................. 46
Hình 2.25: Quy trình xử lý của MapServer ......................................................................... 47

Hình 3.2: Mô hình hệ thống vật lý ....................................................................................... 50
Hình : Mô hình lôgic của hệ thống ....................................................................................... 50
Hình 3.3: Mô hình 3 tầng trong thiết kế kiến trúc .............................................................. 52
Hình 3.4: Cấu trúc về cơ sở dữ liệu du lịch TP.Hà Nội ....................................................... 53
Hình 3.5: Lược đồ mô tả các thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể .......................... 66
Hình 3.6: Sơ đồ quản trị ...................................................................................................... 67
Hình 3.7: Sơ đồ web dành cho người dùng ......................................................................... 68
Hình 3.8: Giao diện trang chủ .............................................................................................. 68
Hình 3.9: Giao diện Danh sách bảo tàng ............................................................................. 69
Hình 3.20: Giao diện chi tiết bảng tàng ............................................................................... 69
Hình 3.21: Giao diện bản đồ ................................................................................................ 70
Hình 4.1: Sơ đồ các chức năng ........................................................................................... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong đời sống hàng ngày hay trong hoạt động du lịch, người ta
thường có nhu cầu tìm kiếm các dịch vụ trên một khu vực mà họ quan tâm. Trên
thực tế, đã có rất nhiều loại hình tìm kiếm thông tin dịch vụ theo cách truyền thống
như bản đồ giấy, các sơ đồ dán ở nơi công cộng, hay qua phương tiện internet như
bản đồ Google. Việc tìm kiếm bằng bản đồ gặp rất nhiều khó khăn, do sự chồng
chéo về thông tin, sự thể hiện chưa trực quan, việc lần tìm khó khăn, rất tốn thời
gian. Chưa kể có nhiều dịch vụ còn chưa có trên bản đồ hay trên internet. Ngay với
internet, nhiều thiết bị cầm tay không được trang bị đủ phương tiện (như Wifi hay
3G) cũng khó tiếp cận được internet khi đang đi đường. Rất nhiều nhu cầu tìm kiếm
dịch vụ trên một khu vực đặt ra cho một người: Chẳng hạn, khi bị tai nạn, người ta

cần tìm kiếm một cơ sở y tế quanh đó. Khi chọn một chỗ ở, người ta cần quan tâm
đến chợ búa, trường học, ... trong khu vực lân cận. Ngày nay các phương tiện truyền
thông, ngay cả các thiết bị cầm tay đều có bộ nhớ đủ lớn, có các công cụ trợ giúp
mạnh, cho phép cài đặt trực tiếp trên thiết bị để người dùng có công cụ tìm kiếm tại
chỗ mỗi khi cần đến. Vì lý do trên, đề tài “Phát triển hệ thống tìm kiếm du lịch tại
Hà Nội dựa trên công nghệ Web-GIS ” được tôi chọn làm đề tài luận văn của mình.
Việc xây dựng hệ thống tìm kiếm dịch vụ đa dạng cho các thiết bị máy tính,
đặc biệt các phương tiện cầm tay có nhu cầu rất lớn. Ta có thể phát triển công cụ
tìm kiếm dịch vụ trong một phạm vi không gian nhất định, nhất là ở các thành phố.
Với công nghệ GIS và GIS-WEB, chúng ta có thể tổ chức cơ sở dữ liệu không gian
đa tầng về dịch vụ, tổ chức tìm kiếm dịch vụ đa dạng trên các thiết bị cầm tay khác
nhau giúp cho người dùng tìm kiếm những thông tin cần thiết một cách thuận tiện
và nhanh chóng, đặc biệt là khách du lịch. Trên thực tế, nhiều dịch vụ đơn lẻ đã có
trên web. Vì thế, việc tổ chức xây dựng hệ thống tìm kiếm dịch vụ đa dạng, mang
tính tích hợp, đáp ứng được yêu cầu người dùng khác nhau là hoàn toàn có khả
năng về mặt kỹ thuật, cũng như điều kiện triển khai rộng rãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2

CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
1.1. Khảo sát, điều tra nhu cầu và tình hình dịch vụ hiện có
Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh
tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Là một trong
hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng.
Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt

Nam. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở
vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du
lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam
cũng như tới các nước trong khu vực.
1.1.1. Tài nguyên du lịch Hà Nội
Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước
bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn phong phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng
của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì...đặc
biệt Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền
Sóc, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, hệ thống
các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được UNESCO công
nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Do
vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn.
Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở rộng gấp 3,6 lần
diện tích cũ, với dân số hơn 6.5 triệu người, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du
lịch. Với gần 5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả
nước về số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di
tích lịch sử, tâm linh... Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất
nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng và giải trí.
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm
du lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện có một số khu du lịch sinh thái chất
lượng phục vụ tương đối tốt là Tản Đà, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Asian.
Ngoài ra còn có thêm một số khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn
(Hoài Đức), Việt Phủ Thành Chương, Công viên nước Hồ Tây… có quy mô khá lớn
đã đi vào hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

3

Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước
như trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu
diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du
khách quốc tế và trong nước.
Từ mấy năm nay, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu
Thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn
và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.
1.1.2. Về Giao Thông
Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến
các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường
bộ, đường thủy và đường sắt.
Ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35km, thành phố còn có
sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên. Từng là sân bay chính của
Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay
dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Hà Nội là đầu mối giao thông của
năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung
Quốc), đi nhiều nước Châu Âu. Các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước
Ngầm, Mỹ Đình là đầu mối tập trung ô tô chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia
theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3… Về giao thông đường thủy, Hà Nội
cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen trên sông Hồng đi các tỉnh
trong khu vực như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình…
1.1.3. Về khách Du lịch
Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du
lịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện các
nhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng 15,9; 4,0 và 2,9%; thăm người thân 5,1%.
Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu

là do các giá trị văn hoá, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Lời khuyên của bạn bè,
người thân trong việc lựa chọn Hà Nội là điểm đến cũng rất quan trọng. Ngoài ra
Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội
mua sắm .
Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung
bình từ 18-20%. Năm 2008, Hà Nội đón 1,3 triệu lượt; năm 2009 do khủng hoảng
kinh tế toàn cầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,02 triệu lượt; năm 2010 với sự
kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và Năm Du lịch Quốc
gia, lương khách đên Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu lượt; Năm 2011 đón
1,84 triệu lượt khách quốc tế. Ước tính năm 2012, Hà Nội đón trên 2 triệu lượt
khách du lịch quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4

Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu
cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách
du lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2002, Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến năm 2009
đã đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt
11,6 triệu lượt và 2012 ước đạt trên 12 triệu lượt khách.
Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiếu mục đích khác nhau và từ khắp
các Tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần
thuý, đi công tác, thăm thân và chữa bệnh. Khách đến Hà Nội,lưu trú tại Khách sạn
là 38,6%, Nhà khách 24,4%, Nhà nghỉ 21,8% và ở nhà bạn bè, người thân khoảng
15,2% (do tỷ lệ khách thăm thân và đi chữa bệnh tại Hà Nội khá lớn). Mua sắm là
một thú vui của du khách, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Chi tiêu cho mua sắm
chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 27,7% trong tổng số chi tiêu, tiếp theo là ăn uống

22,5% ,lưu trú 22,1%, vận chuyển và vui chơi giải trí lần lượt là 10,2 và 9,4%.
1.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Về cơ sở lưu trú
Hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội
tính đến tháng 6/2011
Khách sạn
Đơn vị
Số cơ sở
Số phòng
5 sao
Khách sạn
12
3984
4 sao
nt
10
1655
3 sao
nt
29
1935
2 sao
nt
117
3696
1 sao
nt
73
1079
Căn hộ cao cấp

Cơ sở
03
700
Tổng
244
13049
Bảng 1.1. Hệ thống các cơ sở lưu trú

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội
Về doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành, vận chuyển:
Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500
doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh
vận chuyển khách du lịch.
Về Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá:
Hà Nội tập trung các cơ sở văn hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung
tâm chiếu phim quốc gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian
như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.
Hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công
viên Đống Đa, Công viên Tuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

Đường Bảo Sơn, Việt Phủ Thành Chương …. đang ngày càng trở thành các điểm
tham quan được du khách quan tâm.
Về cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực:
Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã
hội hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực

thế giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh
chóng phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà
hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của
các tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu
cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo du khách và người dân Hà Nội.
Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar
phát triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư
xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực
Việt Nam và Hà Nội.
Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển
còn thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi
đỗ xe, không giản cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường, tính chuyên nghiệp
trong dịch vụ tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu
cầu của du khách.
Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan:
Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du
lịch, đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội. Với lượng khách du lịch trong nước
và quốc tế đến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đẩy
hoạt động thương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện
Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa hàng với
đủ các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp
nhân dân và du khách đến Hà Nội. Chi tiêu cho mua sắm của khách chiếm tỷ trọng
khá lớn từ 15% đến 26% (nhất là khách Pháp, khách ASEAN, Châu Á và khách nội
địa). Phát triển du lịch làng nghề và mua sắm là một trong định hướng phát triển du
lịch Hà Nội. Hà Nội có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thông như đồ
gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa
chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức nghiên cứu mẫu mã sản
phẩm, mạng lưới bán hàng gắn với việc bảo tồn nâng cấp phát triển các làng nghề
truyền thống thành những điểm du lịch thu hút khách thăm quan mua sắm đang
được Ngành Du lịch Hà Nội quan tâm khuyến khích đầu tư phát triển.

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, nhiều
tuyến phố mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, dịch vụ, hàng hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6

thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch
vụ mua sắm.
Với những điều kiện như trên, hiện nay Hà Nội đang phát triển các loại
hình, sản phẩm du lịch chủ yếu như:
- Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng:
Hà Nội là địa phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả
nước. Toàn thành phố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và
các hoạt động văn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc. Hiện nay trên
địa bàn Thành phố có một số bảo tàng đón khách du lịch khá lớn như: Bảo tàng Dân
tộc học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh….. Do đó, du lịch văn hóa, lịch sử, di
tích danh thắng, bảo tàng là loại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp, phát
triển và được khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khi đến Hà Nội.
- Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực:
Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59%
tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố
không đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín
125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91
làng..., trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận.
Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47
nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều

hướng phát triển như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn
mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực
phẩm, cơ kim khí…, trong đó, có một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát
triển nhanh như: gốm sứ, khảm trai, mây tre đan, sơn mài, điêu khắc…
- Du lịch MICE:
Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn
như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các
nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu
Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Các tiện nghi hội nghị, hội
thảo của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộng khoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có
khả năng phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến cả ngàn người/địa điểm. Tổng số
phòng họp hội nghị trong các khách sạn là 97 phòng/6939 chỗ ngồi. Việc tổ chức
các hội nghị với phòng họp có trang bị kỹ thuật, máy móc hiện đại, đồng bộ kết hợp
với các tour du lịch ngắn ngày giúp khách dự hội nghị có thời gian thư giãn đang
được các khách sạn từ 3 sao trở lên, các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công ty hàng
không Việt Nam phối hợp xây dựng và quảng bá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần:
Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng. Những
lợi thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện
tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm
qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và
phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà;
Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần đáp

ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách
du lịch.
- Du lịch Nông nghiệp và trang trại (Ba Vì): Khai thác tiềm năng du lịch
đặc thù của khu vực Ba Vì để xây dựng một số sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo
hấp dẫn khách du lịch, góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng, cải thiện kinh tế
địa phương và mang lại sự thịnh vượng cho người dân. Đưa Ba Vì trở thành một
trong những nơi phát tr iển du lịch cộng đồng hàng đầu của Việt Nam, với các sản
phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nông nghiệp, du lịch địa chất
- Du lịch Võ thuật: Việc nghiên cứu, khảo sát và xây dựng sản phẩm Chương
trình du lịch võ thuật là một trong những hoạt động của Thành phố nhằm khai thác
các giá trị truyền thống đặc sắc phục vụ cho hoạt động du lịch nhằm đa dạng hóa và
nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Thủ đô. Hoạt động này cũng mang đậm ý
nghĩa lịch sử nhằm khơi gợi lại nét văn hoá truyền thống của người Hà Nội xưa và
nay. Chương trình du lịch này sẽ có sức thu hút lớn không chỉ khách du lịch trong
nước tìm lại những nét văn hoá xưa qua võ đường của các môn phái cổ truyền mà còn
có khả năng thu hút sự tò mò khám phá nét đẹp văn hoá Hà Nội của du khách quốc tế
đến với Việt Nam. Du khách sẽ được thưởng thức những thế võ cổ truyền, những bài
quyền mang tính đặc trưng của từng môn phái, những công phu, nội công, khí công
và những công năng đặc dị của những võ sư các môn phái biểu diễn…
- Du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ: Hiện nay, Du lịch chữa bệnh là
loại hình du lịch mới, đang có xu hướng phát triển trên thế giới. Trong bối cảnh
toàn cầu hoá, khu vực hoá, bên cạnh nhu cầu du lịch vui chơi, giải trí, con người
còn mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh tại những nước có nền
y tế phát triển trên thế giới, đặc biệt với những người có thu nhập cao. Hiện nay, Hà
Nội đang quan tâm đến loại hình du lịch này với các tiềm năng sẵn có như: nền y
học dân tộc, cổ truyền, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp (spa), phục hồi sức khoẻ,
châm cứu, phục vụ du khách. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách như: Tản Đà, nước khoáng nóng
Thuần Mỹ, Asean…


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8

Khi Thủ đô được mở rộng, tiềm năng du lịch của Hà Nội vốn dồi dào càng
thêm đa dạng, phong phú với quy mô lớn hơn rất nhiều, đủ sức kéo dài thời gian lưu
trú và tăng mức chi tiêu của du khách. Nếu như trước đây, tour khám phá Thủ đô
chỉ gói gọn trong 1 ngày với những điểm đến là Hồ Tây, đền Quán Thánh, Hồ
Gươm, đền Ngọc Sơn, chợ Đồng Xuân, phố cổ, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm bảo tàng và kết thúc là xem múa rối nước, thì nay
hành trình đó được kéo dài hơn đủ để du khách thỏa sức chiêm ngưỡng cả một vùng
sơn thủy hữu tình với Ao Vua, Thác Đa, hồ Ngải Sơn, Đồng Mô, Suối Hai, Vườn
quốc gia Ba Vì, núi Tản Viên, Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, chùa
Hương…Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng khai thác lợi thế văn hóa,
sinh thái, nhân văn của Thủ đô nghìn năm tuổi nhằm thu hút đông đảo du khách
trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu là một trong những mục tiêu chính của
ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển du lịch
Homestay (một loại hình du lịch cộng đồng) tại Ba Vì, ngành sẽ tập trung phát triển
du lịch tại một số điểm di sản văn hóa, làng nghề, ẩm thực trên địa bàn thành phố.
Trong thời gian tới, định hướng của Hà Nội là khai thác tối ưu các giá trị tài
nguyên tự nhiên, các giá trị di sản văn hóa- lịch sử nhằm đa dạng hóa và xây dựng
các sản phẩm du lịch đặc trung của thủ đô Hà Nội; chú trọng gắn kết phát triển du
lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ
phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nội
một cách đồng bộ. Cụ thể như sau:
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, bên cạnh nguồn tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn sẵn có, Hà Nội còn cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như cần tôn tạo, bổ sung một số hạng mục nhằm

làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm du lịch Hà Nội. Đầu tư phát triển hệ thống các
công viên, các cơ sở vui chơi giải trí, tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí về
đêm phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách du lịch. nước và quốc tế.
- Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để thu hút
nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp nhất là hình thành các
khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí; đặc biệt cần ưu tiên, tập trung đầu
tư các khu du lịch, dự án du lịch lớn tại các khu vực ngoại thành của Thành phố.
- Do tính đặc thù của ngành du lịch nên chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Do đó việc quy hoạch, đầu
tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết, cần
phải tiến hành liên tục, thường xuyên một cách có hệ thống.
Một mặt địa phương tự tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ. Một
mặt phối hợp với các tỉnh bạn và Tổng cục du lịch để đào tạo đội ngũ cán bộ theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9

chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm
quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Hà Nội có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch MICE, bên cạnh đầu tư phát
triển các tiện nghi hội nghị hội thảo độc lập hoặc trong các khách sạn cao cấp, cần thiết
đầu tư xây dựng một trung tâm tổ chức hội chợ quốc tế tầm cỡ vài chục ha để thuận lợi
cho tổ chức các hội chợ, các sự kiện lớn của Hà Nội, Việt Nam.
1. 2. Hiện trạng của hệ thống cung cấp các dịch vụ trên địa bàn
Qua quá trình khảo sát các trang web cung cấp thông tin về du lịch, đa số các
thông tin về du lịch mà người đi du lịch cần biết là các thông tin về vị trí địa lý của
các địa điểm du lịch, các danh lam thắng cảnh, làng quê, làng nghề, điều kiện tự

nhiên xã hội, lịch sử văn hóa, các lễ hội, các địa điểm mua sắm, vui chơi, giải trí,
nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, bến xe, bảo tàng, thư viện, các công ty lữ hành, các
dịch vụ du lịch do các công ty lữ hành cung cấp. Ngoài ra, còn có các thông tin về
thời tiết, tỷ giá hối đoái, chương trình truyền hình địa phương …
Việc tìm kiếm thông tin về một đối tượng thường dựa vào tiêu chí tên đối
tượng là chính, ngoài ra còn dựa vào địa chỉ, số điện thoại...
Ở nước ta, thành phố Hà Nội là một thành phố phát triển, là thủ đô trung tâm
của cả nước, Hà nội cũng là một thành phố có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời,
ở đây có rất nhiều các địa điểm du lịch như bảo tàng, di tích văn hóa, ẩm thực, hàng
năm Hà Nội đón hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan, vì thế nhu cầu thông
tin về các địa điểm du lịch ở Hà Nội luôn được khách du lịch quan tâm. Từ ý tưởng
đó trong đề tài này, tôi quyết định xây dựng ứng dụng bản đồ trực tuyến nhằm phục
phụ nhu cầu du lịch thành phố Hà Nội.
Là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ Internet. Chính vì
thế tỷ lệ doanh nghiệp Du lịch có website trên thế giới chiếm tới 90%. Các doanh
nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một con số thống kê gần đây
của Cục thương mại điện tử cho thấy 89% doanh nghiệp du lịch của Việt Nam đã có
website. Du lịch cũng là một trong những lĩnh vực có độ tăng trưởng về ứng dụng
thương mại điện tử cao nhất trong những năm tới. Tuy nhiên, có một số website
chưa hẳn đã là kinh doanh thành công qua mạng cho dù doanh nghiệp có thể đầu tư
rất nhiều công sức và tiền bạc. Sau đây là kết quả nghiên cứu qua khoảng 100
website trong lĩnh vực du lịch hiện đang hoạt động ở Việt Nam:
Điểm bất cập chung:
* Chƣa chú trọng khả năng nhận biết của các công cụ tìm kiếm: Có tới
90% các website cẩu thả trong việc lựa chọn từ khóa tìm kiếm cho website. Nhận
thức sai lầm thể hiện ở chỗ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


10

– Lựa chọn những từ có tính chất chung chung như tourism, du lịch, Việt Nam
mà không chú trọng đến lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp.
– Lựa chọn từ khóa không hướng đến hành vi người sử dụng
– Lựa chọn ít từ khóa, sơ sài và thậm chí không có từ khóa cho website
– Cách cập nhật thông tin cũng chưa hướng tới tối ưu khả năng nhận biết của
công cụ tìm kiếm .
* Tính tƣơng tác yếu:
– Đa phần các website có hỗ trợ trực tuyến, song tỷ lệ các website có người hỗ
trợ trực tuyến 24/7 chỉ chiếm khoảng 60% tạo ấn tượng không tốt cho khách hàng
về khả năng phản hồi những yêu cầu của họ
– Doanh nghiệp hiểu nhầm rằng khả năng tương tác chỉ dừng lại ở có nick
Skype hay Yahoo Messenger mà quên rằng, khả năng tương tác của doanh nghiệp
với khách hàng tiềm năng mà sự xuất hiện của doanh nghiệp ở các mạng xã hội
cũng đóng một vai trò không kém quan trọng.
* Cấu trúc thông tin chƣa hƣớng đến ngƣời sử dụng:
– Cách bố cục website chưa có sự phân tích thói quen của người sử dụng, cách
thức tìm kiếm thông tin và cách lựa chọn sản phẩm dịch vụ. Điều này dẫn đến rủi ro
khách hàng bị lạc giữa một rừng thông tin mà không biết phải khai thác từ đâu.
Trong khi đó, những thông tin được tìm kiếm không phải lúc nào cũng nằm ngay ở
trang nhất.
* Sử dụng quá nhiều hình ảnh động:
– Việc sử dụng quá nhiều hình ảnh động, ảnh flash trên trang web khiến trang
web rất rối rít và khó nắm bắt thông tin. Rất nhiều hình nhấp nháy sẽ gây cảm giác
khó chịu cho người xem và khó khiến họ đặt hàng hoặc trở lại website lần thứ 2.
– Ngoài ra, việc dùng nhiều hình ảnh flash cũng gây khó khăn nhiều cho các
công cụ tìm kiếm nhận biết.

* Ít cập nhật thông tin:
– Mặc dù website là công cụ kinh doanh rất hiệu quả cho doanh nghiệp du
lịch, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách thức làm website sống động bằng
thông tin và hữu ích cho người sử dụng.
– Một website được cập nhật tốt sẽ tạo ấn tượng cho người sử dụng là nó đang
“sống”, đang vận hành.
Điều này cũng có ý nghĩa với việc gia tăng nhận biết của công cụ tìm kiếm
Những giải pháp xây dựng website du lịch có thể rất linh hoạt và tùy thuộc vào
khả năng tài chính của doanh nghiệp. Song đó không phải là điều quan trọng nhất
đối với một website trong lĩnh vực này, mà đó là tầm nhìn của doanh nghiệp, là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11

định hướng và nhận thức về một chiến lược kinh doanh qua mạng hiệu quả và một
nhà tư vấn hiểu rõ doanh nghiệp muốn gì.
1.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về cung cấp dịch vụ với nhu cầu
- Xây dựng Website quảng bá thông tin du lịch Thành phố Hà Nội theo dạng
bản đồ số (GIS) chạy trên mạng internet.
- Website thể hiện cơ bản các thông tin du lịch như các làng nghề, các địa
điểm du lịch, danh lam thắng cảnh ở thành phố Hà Nội, con người Hà Nội. Khách
du lịch dễ dàng tìm kiếm thông tin các địa danh nhờ công cụ tìm kiếm trên bản đồ.
Ngoài ra, còn có thông tin các trạm xe buýt cho khách du lịch khi cần tham quan.
- Xây dựng bản đồ nền phân vùng các địa danh du lịch.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch thông qua tìm hiểu, cập nhật thông tin các
làng nghề và sản phẩm truyền thống gắn với du lịch, các di tích và danh thắng mới
được xếp hạng, các điểm và tour du lịch, các điểm về dịch vụ công cộng và hành

chính, hệ thống giao thông chính gắn với du lịch.
- Xây dựng chương trình tra cứu thông tin trên website (GIS) để tìm kiếm các
vị trí địa lý theo lớp chứa thông tin thuộc tính các đối tượng trên bản đồ.
- Website sẽ cung cấp thông tin về du lịch thành phố Hà Nội phục vụ cho các cá
nhân, tổ chức muốn tìm hiểu về du lịch, đánh giá chi tiết về thực trạng các làng nghề
và sản phẩm truyền thống của thành phố Hà Nội cũng như các quy hoạch định hướng
phát triển cho các làng nghề này, nhằm mục đích thông tin trợ giúp cho các nhà đầu
tư muốn tìm hiểu và đầu tư cho du lịch thành phố Hà Nội.
1.4. Giải pháp đề xuất cho những vấn đề đƣợc đặt ra
- Để website đạt được tính tiện dụng cao cho người sử dụng về mặt nội dung lẫn
hình thức, việc khảo sát nhu cầu thông tin là rất cần thiết nhằm xây dựng cho
website một cơ sở dữ liệu phù hợp để đáp ứng thông tin.
- Các bước xây dựng website được tiến hành theo mô hình như sau:
+ Khảo sát thu thập thông tin.
+ Phân tích thiết kế hệ thống
+ Thiết kế các giải pháp: CSDL, cấu trúc dữ liệu, bảo mật, mã hoá .
+ Phát triển lập trình các module sản phẩm dựa trên thiết kế.
+ Tích hợp các module.
+ Kiểm tra thử nghiệm, hiệu chỉnh và sửa lỗi.
+ Triển khai sản phẩm.
+ Đào tạo hướng dẫn sử dụng
- Quy trình trên phải mang tính thống nhất, tính mở, tính kế thừa đảm bảo độ
bền vững, hiệu quả và phù hợp với các quy chuẩn, định chuẩn quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12


CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ WEB-GIS
2.1. Cơ sở dữ liệu GIS và công nghệ Web-GIS
2.1.1. Cơ sở dữ liệu GIS
2.1.1.1. Giới thiệu về GIS
Như chúng ta đã biết, thông tin luôn là nền tảng của các quyết định hiệu quả.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, GIS chuyên xử lý các dữ liệu không gian. Dữ liệu
không gian là dữ liệu đặc biệt phức tạp vì nó đói hỏi phải mô tả đối tượng trên hai
khía cạnh - ở đâu? Và để làm gì? Đã từ rất lâu sự liên kết giữa hai khía cạnh này
cũng đã được thể hiện nhiều trên các bản đồ giấy thông qua việc sử dụng các đường
các điểm và màu sắc để nhấn mạnh các điểm nhạy cảm này trên bản đồ. Gần đây,
phân tích dữ liệu bản đồ đã trở thành một phần quan trọng để nắm bắt và quản lý
không gian địa lý. Đây là một quan điểm mới, đánh dấu một bước ngoặt trong việc
sử dụng các mô tả vật lý của không gian địa lý trong bản đồ. Các diễn giải dữ liệu
bản đồ, kết hợp các lớp thông tin khác của bản đồ để cuối cùng đưa ra một không
gian đặc trưng mới với các mối quan hệ phức tạp khác. Quá trình này xuất phát từ
việc mô tả “ làm gì ở đâu “ để đưa ra những qui tắc “làm cái gì và tại sao?” đã tạo
ra một giai đoạn xây dựng những khái niệm và công cụ về không gian địa lý mới.
Hiểu theo một cách khác, GIS là sự ứng dụng liên ngành giữa công nghệ thông tin,
lý thuyết địa lý và các ngành nghiệp vụ liên quan khác. Một trong những thế mạnh
của công nghệ địa tin học này là khả năng bản đồ hóa các thông tin và các kiểu cơ
sở dữ liệu khác nhau xảy ra theo địa bàn để đưa ra một bộ cơ sở dữ liệu cho phép
người sử dụng có thể lưu trữ, xử lý, phân tích, lựa chọn, loại trừ thông tin v.v...
Các thành phần của hệ thông tin địa lý

Hình 2.1. Hệ thống thông tin địa lý

- Phần cứng (Hardware): Phần cứng là hệ thống máy tính mà trên đó một
hệ GIS hoạt động. Phần cứng bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters),
máy in (printer),
, v.v., có tác dụng hổ trợ cho phần mềm và cơ sở dữ liệu.

 Phần mềm: Một phần mềm GIS thường có 4 chức năng chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

13

+ Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau.
+ Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và thông
tin thuộc tính
+ Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài
toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian- thời gian.
+ Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện
pháp khác nhau.
V
: ArcGIS, Arcview, Arc/Info, Idrisi, Grass, Erdas,
Mapinfo, ..., dùng để biểu diễn., hiển thị và thao tác trên dữ liệu.
 Con ngƣời: Đây là một trong những thành phần quan trọng trong hệ
thống GIS. Người sử dụng được hệ thống GIS không chỉ thực hiện các chức năng
phân tích và xử lý các số liệu mà còn phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ
GIS để sử dụng. Hơn nữa họ phải có thêm kiến thức về các số liệu đang được sử
dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện.
+ Con người là nhân tố thực hiện các thao tác điều hành sự hoạt động của
các hệ thống GIS, vì GIS thường là hệ thống lớn và phức tạp nên cũng có nhiều
đối tượng con người khác nhau với các mục đích khác nhau như:
+ Người dùng GIS: Là những người sử dụng các phần mềm GIS để giải quyết
các bài toán không gian theo mục đích của họ. Họ thường là những người được
đào tạo tốt về lĩnh vực GIS hay là các chuyên gia.
+ Người xây dựng bản đồ: sử dụng các lớp bản đồ được lấy từ nhiều nguồn

khác nhau, chỉnh sửa dữ liệu để tạo ra các bản đồ theo yêu cầu.
+ Ngưười xuất bản: Sử dụng phần mềm GIS để kết xuất ra bản đồ dưới
nhiều định dạng khác nhau.
+ Người phân tích: Giải quyết các vấn đề như tìm kiếm, xác định vị trí…
+ Người xây dựng dữ liệu: là những người chuyên nhập dữ liệu bản đồ bằng
các cách khác nhau: vẽ, chuyển đổi từ định dạng khác, truy nhập CSDL…
+ Người quản trị CSDL: Quản lý CSDL GIS và đảm bảo hệ thống vận hành tốt.
+ Người thiết kế CSDL: Xây dựng các mô hình dữ liệu lôgic và vật lý.
 Dữ liệu địa lý (Geographic data): Số liệu được sử dụng trong hệ thống
thông tin địa lý, không chỉ là số liệu địa lý riêng lẻ mà còn phải được thiết kế trong
một cơ sở dữ liệu. Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽ bao gồm các dữ kiện về: vị
trí địa lý, thuộc tính (attributes) của thông tin, mối liên hệ không gian (spatial
relationships) giữa các thông tin, và thời gian.
Một cơ sở dữ liệu địa lý thường được chia thành hai loại dữ liệu cơ bản, đó là
dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và
chúng khác nhau về yêu cầu lưu trữ dữ liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14

- Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết về kích thước vật lý và vị trí địa lý
của các đối tượng trên bề mặt trái đất. Các dữ liệu không gian biểu diễn các đối
tượng địa lý ứng với những sự vật đã được định vị của thế giới thực.
- Dữ liệu phi không gian (non-spatial) hay còn gọi là dữ liệu thuộc tính: Là các
dữ liệu ở dạng văn bản mô tả các đặc điểm của các đối tượng địa lý.
- Phƣơng pháp và qui trình: Ðây là hợp phần rất quan trọng nhất để đảm bảo
hệ thống hoạt động hiệu quả và là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát

triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ
phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu
quả, phục vụ người sử dụng thông tin. Trong quá trình hoạt động, mục đích chỉ có
thể đạt được và tính hiệu quả của kỹ thuật GIS chỉ được minh chứng khi công cụ
này có thể hỗ trợ những người sử dụng thông tin để giúp họ thực hiện được những
mục tiêu công việc. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên
quan cũng phải được đặt ra, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng của GIS cũng như các
nguồn số liệu hiện có.
2.1.1.2. Chức năng của GIS
Hệ thống thông tin địa lý có 6 chức năng chính: Thu thập, lưu trữ, truy vấn,
xử lý, hiển thị và xuất dữ liệu.
Thu thập dữ liệu
Lƣu trữ

CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS

Truy vấn
Xử lý

Hiển thị

Hình 2.2. Sơ đồ chức năng của GIS

Xuất dữ
liệu

* Thu thập (Cature )

Hình 2.3. Thu thập CSDL của GIS


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

15

Dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể được cung cấp từ bản đồ giấy, số
liệu ghi nhận trên giấy, ảnh vệ tinh hoặc ảnh máy bay, các thiết bị đo đạc kỹ thuật
số, các thiết bị định vị mặt đất, các thiết bị định vị vệ tinh (GPS: Global Position
System), hệ thống thu thập dữ liệu tự động (SCADA: Supervisory Control And
Data Acquisition),…
* Lƣu trữ ( Store )
Các đối tượng không gian địa lý có thể biểu diễn theo mô hình vector hoặc raster.

Raster

Vector
Thích hợp
cho phân tích
không gian
và được áp
dụng cho các
mô hình số
độ cao.

Tích hợp cho
biểu diễn đối
tượng không
gian với toạ
độ chính xác

cao.

Points

Lines

Areas

Hình 2.4. Lưu trữ CSDL của GIS

* Truy vấn ( Query )
Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ họa hiển thị trên bản đồ.
Truy vấn không gian
(Tìm kiếm đối tượng bằng cách
đánh giá quan hệ về mặt địa lý
của chúng với các đối tượng khác

Truy vấn theo thuộc
tính
(theo điều kiện, biểu thức

Hình 2.5. Truy vấn CSDL
logic)
của GIS

* Phân tích (Analyz )
Phân tích dữ liệu là một yêu cầu của xử lý, là khả năng trả lời những câu hỏi
về sự tác động lẫn nhau của những mối quan hệ không gian và thuộc tính giữa
nhiều tập dữ liệu. Hỗ trợ việc ra quyết định của người dùng. Xác định những tình
huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.

* Hiển thị (Display)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

16

Hình 2.6. Hiển thị của GIS

Dữ liệu GIS được hiển thị lên màn hình hiển thị hoặc trên giấy in để cung
cấp thông tin cho người dùng. Trong GIS người ta dùng hình ảnh, hình vẽ, mô
hình trực quan, chữ viết, biểu đồ, bản đồ, bảng thống kê, ký hiệu, màu sắc, âm
thanh để trình bày vị trí và thuộc tính của các đối tượng và các kết quả phân tích.
* Xuất dữ liệu (Output)
Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định dạng: Giấy in, ảnh, file…

2.1.1.3. Cơ sở dữ liệu GIS.
a) Các dữ liệu địa lý
Thông thường, chi phí cho việc thu thập và quản lý dữ liệu trong các dự án
GIS chiếm một tỷ lệ khá lớn, trong nhiều trường hợp đạt tới 60 – 80% tổng kinh
phí chi cho toàn bộ dự án. Thực tế cho thấy rằng, các dữ liệu sử dụng trong một
Hệ thống thông tin địa lý mang đặc tính đa khái niệm, hay nói cách khác chúng
thường rất phức tạp về thể loại, khuôn dạng, tỷ lệ, độ tin cậy, v.v... Chính vì vậy,
vấn đề xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu GIS thường đóng vai trò quan trọng trong
toàn bộ quy trình thực hiện một Dự án GIS.
Dữ liệu địa lý được tham chiếu tới các vị trí trên bề mặt Trái Đất thông qua việc
sử dụng một hệ thống các tọa độ chuẩn. Hệ thống này có thể mang tính chất cục bộ
như trong trường hợp khảo sát một khu vực có diện tích nhỏ, hoặc cũng có thể được
định vị trong một hệ toạ độ mang tính quốc gia hoặc quốc tế (tọa độ địa lý, toạ độ

UTM, v.v...). Dữ liệu địa lý thường được công nhận và được miêu tả trong các giai
đoạn thiết lập của đối tượng địa lý hoặc hiện tượng. Mọi ngành học của địa lý đều sử
dụng những khái niệm được hiện tượng hóa như “thị trấn”, “sông”, “bãi phù sa”,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

17

làm cơ sở để phân tích và tổ hợp các thông tin phức tạp nhằm xây dựng nên các
khối. Các khối mang tính hiện tượng thường được nhóm lại hoặc phân chia vào các
nhóm dưới những góc độ khác nhau dùng để định nghĩa những nguyên tắc phân cấp.
Ví dụ, sự phân cấp đất nước - thành phố-thị trấn-địa hạt, sự phân cấp của các lớp
động thực vật... Cần lưu ý rằng, mặc dù nhiều hiện tượng địa lý đã được các nhà
khoa học miêu tả như là các đối tượng cụ thể song độ chính xác và kích thước của
chúng có thể thay đổi theo thời gian và còn nhiều tranh cãi.
b) Các dữ liệu không gian và các dữ liệu thuộc tính
Các dữ liệu địa lý được phân ra thành các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
Các dữ liệu không gian biểu diễn các đối tượng địa lý ứng với những sự vật
đã được định vị trong thế giới thực. Trong Hệ thống thông tin địa lý, các dữ liệu
không gian được quy về và biểu diễn dưới dạng ba đối tượng cơ bản nhất là điểm,
đường và miền.
Các dữ liệu thuộc tính mô tả các đặc điểm của các đối tượng địa lý, chẳng hạn:
- Tên của một đường phố;
- Chiều rộng của một chiếc cầu ;
- Phân loại các lớp phủ thực vật;
- Chất liệu làm nên một con đường...
Trên bản đồ, các sự vật của thế giới thực được biểu thị qua các tập hợp điểm,
đường và miền, trong khi các ký hiệu, nhãn và chú giải truyền đạt các thông tin
về thuộc tính của chúng. Trong một Hệ thống thông tin địa lý, các dữ liệu không

gian và thuộc tính được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, khiến cho mỗi bản
đồ có thể trở thành một công cụ truy vấn không gian rất hiệu quả.
c)Các cấu trúc dữ liệu địa lý
Sau khi các dữ liệu địa lý đã được nhập vào máy tính, việc lựa chọn một cấu
trúc dữ liệu sẽ quyết định hai yếu tố rất quan trọng là: không gian lưu trữ dữ liệu và
hiệu quả của các phép xử lý. Có nhiều cách tổ chức dữ liệu trong một Hệ thống
thông tin địa lý, nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là: cấu trúc dữ liệu phân cấp,
cấu trúc dữ liệu mạng và cấu trúc dữ liệu quan hệ.
d) Cấu trúc dữ liệu phân cấp
Cấu trúc dữ liệu phân cấp lưu trữ dữ liệu theo một trật tự về thứ bậc được
thiết lập giữa các mục của dữ liệu. Mỗi điểm nút có thể được chia ra thành một hay
nhiều điểm nút con. Số các nút con tăng lên tỷ lệ thuận với số cấp, giống như sự
phân nhánh trên một cái cây.
Dữ liệu phân cấp được tổ chức theo quan hệ cha/con hoặc 1 - nhiều (Ví dụ
như quản lý nhà ở dân dụng theo cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV). Cấu trúc này tạo
thuận lợi cho việc truy nhập dữ liệu. Hệ thống phân cấp chấp nhận mỗi phần của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

18

cấp đưa ra sử dụng một khóa mà nó thể hiện đầy đủ cấu trúc dữ liệu. Cho phép có
một sự tương quan giữa các thuộc tính kết hợp và mục dữ liệu có thể có.
Hệ thống này cũng tiện lợi cho việc bổ sung, sửa đổi và mở rộng, tiện lợi cho
việc truy nhập dữ liệu theo thuộc tính khóa, nhưng khó khăn cho những thuộc tính
không phải là khóa.
Bất lợi của cấu trúc dữ liệu phân cấp là phải duy trì tệp chỉ số lớn và các giá
trị của thuộc tính cần phải lặp lại nhiều lần gây ra sự dư thừa dữ liệu, làm tăng chi

phí lưu trữ và truy nhập.
e) Cấu trúc dữ liệu mạng
Cấu trúc dữ liệu mạng tương tự như cấu trúc dữ liệu phân cấp, chỉ có khác là
trong cấu trúc này mỗi điểm nút con có thể có nhiều hơn một điểm nút cha. Đồng
thời, mỗi điểm nút lại có thể được chia ra thành một hay nhiều điểm nút con.
Trong cấu trúc dữ liệu địa lý, việc thể hiện các đối tượng mà vị trí tương ứng
của chúng trên bản đồ hay sơ đồ là gần nhau, những dữ liệu về chúng lại được lưu
trữ tại các vùng cách xa nhau của cơ sở dữ liệu được thể hiện có hiệu quả nhờ hệ
thống cấu trúc mạng.
Cấu trúc mạng phù hợp khi quan hệ và mối liên kết đã được xác định
trước, tránh được dư thừa dữ liệu, bất tiện cho việc mở rộng bởi tổng số các
điểm. Việc sửa đổi và duy trì cơ sở dữ liệu khi thay đổi cấu trúc các điểm đòi hỏi
tổng chi phí lớn.

Hình 2.7. Các cấu trúc dữ liệu địa lý mạng và phân cấp

f) Cấu trúc dữ liệu quan hệ
Cấu trúc dữ liệu quan hệ tổ chức dữ liệu theo dạng các bảng hai chiều, trong
đó mỗi bảng là một tệp riêng biệt. Mỗi hàng của bảng là một bản ghi, và mỗi bản
ghi có một tập hợp các thuộc tính. Mỗi cột của bảng biểu thị một thuộc tính. Các
bảng khác nhau có thể được liên hệ với nhau thông qua một chỉ số chung thường
được gọi là khoá. Các thông tin được khai thác thông qua phương thức truy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×