Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.19 KB, 52 trang )

Đề án môn học Kinh tế thương mại
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM ........................................................... 3
1.1. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm và sự cần thiết
khách quan phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực
phẩm. ............................................................................................................ 3
1.1.1. Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò ....................... 3
1.1.2. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. ............................. 6
1.1.2.1. Chợ truyền thống. ................................................................... 6
1.1.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa
hàng hiện đại. ...................................................................................... 7
1.1.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. ........................... 8
1.1.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực
phẩm .................................................................................................... 8
1.1.3. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bán
lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta. ............................................................... 9
1.2. Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực
phẩm ........................................................................................................... 10
1.2.1. Về các chợ truyền thống ................................................................. 10
1.2.1.1. Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng .............................. 10
1.2.1.2. Phát triển hệ thống chợ theo chiều sâu. ................................ 11
1.2.2. Về các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng
hiện đại. ...................................................................................................... 12
1.2.2.1. Phát triển theo chiều rộng ..................................................... 12
1.2.2.2. Phát triển theo chiều sâu. ...................................................... 13
1.2.3. Về các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. ............................. 14
1.2.3.1. Phát triển theo chiều rộng. .................................................... 14
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKDTM 48B


Đề án môn học Kinh tế thương mại
1.2.3.2. Phát triển theo chiều sâu. ...................................................... 15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối bán
lẻ mặt hàng thực phẩm. ............................................................................ 15
1.3.1. Môi trường chính trị pháp luật ........................................................ 16
1.3.2. Môi trường kinh tế vĩ mô. ............................................................... 17
1.3.3. Yếu tố văn hoá xã hội. ..................................................................... 17
1.3.4. Vấn đề nội tại của từng hệ thống. ................................................... 18
1.3.5. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh. ............................................. 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT
HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................................... 20
2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - thương mại Hà Nội những
năm qua. ..................................................................................................... 20
2.2. Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên
địa bàn Hà Nội. .......................................................................................... 22
2.2.1. Chợ truyền thống. ............................................................................ 22
2.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại .. 26
2.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. ................................... 29
2.3. Đánh giá chung về hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm
trên địa bàn Hà Nội ................................................................................... 33
2.3.1. Những thành tựu đạt được. ............................................................. 33
2.3.2. Những mặt hạn chế. ......................................................................... 34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........... 36
3.1. Dự báo thị trường thực phẩm Hà Nội. ............................................. 36
3.2. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội. ...................................................................... 37
3.2.1. Phát triển các chợ truyền thống. .................................................... 37
3.2.2. Phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị và chuỗi hệ thống
các cửa hàng hiện đại. ............................................................................... 39

SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
3.2.3. Phát triển các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. .................. 42
3.2.4. Một số kiến nghị vĩ mô. .................................................................. 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ........................................................................... 49
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Hà Nội giai đoạn
2001-2008........................................................................................................20
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2008...............................21
Bảng 2.3. Tình hình phân bố các chợ trên địa bàn Hà Nội.......................23
Bảng 2.4. Hàng hoá kinh doanh chủ yếu trong các siêu thị ở Hà Nội......26
Bảng 2.5. Tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hoá của các siêu thị trên địa bàn
Hà Nội giai đoạn 2005-2008..........................................................................28
Bảng 2.6. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể
tại Hà Nội 2001-2008.....................................................................................31
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKDTM 48B

Đề án môn học Kinh tế thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với đời sống con người. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nhờ
những cải cách hợp lý, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Việt Nam từ một nước nghèo đói, phải nhập khẩu lương thực đã trở thành
nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới, nền kinh tế nhiều năm
liền đạt mức tăng trưởng cao- trung bình trên 6,5%/năm, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Mức sống ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu về thực
phẩm không chỉ là số lượng mà còn có sự đòi hỏi cao về mặt chất lượng. Hiện
nay nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và đặc
biệt 1/1/2009 Việt Nam phải tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ hàng hoá.

Điều đó đặt ra yêu cầu đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước không
những phát triển theo chiều rộng mà cần phát triển theo chiều sâu. Xuất phát
từ lý do đó em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa
bàn Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các thực trạng hệ thống phân
phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển hệ thống này.
Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, nhưng do điều kiện có hạn
nên em xin giới hạn và tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội cũ. Đối tượng
nghiên cứu chính là các chợ tryền thống, các trung tâm thương mại, siêu thị,
chuỗi cửa hàng hiện đại, các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong. Trong quá
trình nghiên cứu em sử dụng kết hợp cả hai phương pháp : Phương pháp
nghiên cứu tại bàn và quan sát điều tra thực tế. Trong đó chủ yếu là phương
pháp nghiên cứu tại bàn.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 1 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hệ thống phân phối bán lẻ mặt
hàng thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm trên
địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Đồng hành cùng người học trò luôn là sự chỉ bảo đầy tâm huyết của các
thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo kính mến PGS.TS. Phan Tố Uyên
đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng nỗ lực nhưng do
điều kiện về thời gian, điều kiện tài chính và trình độ còn hạn chế nên bài viết
của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô thông cảm và tạo

điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện tốt hơn đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 2 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI BÁN LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM
1.1. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm và sự cần thiết
khách quan phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm.
1.1.1. Mặt hàng thực phẩm, phân loại, đặc điểm và vai trò
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày chúng ta đều sử dụng thực phẩm. Vậy
thực phẩm là gi? Chúng gồm những loại nào? Đặc điểm của chúng ra sao?
Thực phẩm được hiểu là tất cả những vật phẩm có chứa các chất dinh
dưỡng, chất xơ, các vitamin… mà con người có thể ăn uống được.
Có nhiều cách phân loại thực phẩm khác nhau nhưng thông thường dựa vào
hai cách phổ biến nhất:
 Nếu căn cứ vào nguồn gốc thực phẩm thì thực phẩm gồm thực phẩm bắt
nguồn từ thực vật và thực phẩm bắt nguồn từ động vật.
 Thực phẩm bắt nguồn từ thực vật là các loại rau, cây, hoa quả và các
loại đồ ăn chế biến từ thực vật như: rau muống, xu hào, cam, xoài, đồ hộp
rau quả …
 Thực phẩm bắt nguồn từ động vật là các loại thịt và các sản phẩm chế
biến từ động vật như: thịt lợn, thịt gà, thịt hộp, trứng, sữa…
 Nếu căn cứ vào mức độ chế biến của thực phẩm thì thực phẩm bao gồm
thực phẩm nguyên xơ và thực phẩm đã chế biến.
 Thực phẩm nguyên xơ là các loại thực phẩm chưa trải qua quá trình
chế biến như: thịt tươi sống, cá, rau xanh, trứng…
 Thực phẩm đã chế biến là các loại thực phẩm đã trải qua quá trình tác
động, chế biến của con người như: Thịt hộp, cá hộp, cá đông lạnh, nước ép
hoa quả, sữa hộp…
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 3 Lớp: QTKDTM 48B

Đề án môn học Kinh tế thương mại
Thịt thường chứa nhiều chất béo, rau muống chứa nhiều chất xơ, trứng thì
có đặc điểm dễ vỡ,...Mỗi một loại thực phẩm cụ thể có những đặc điểm riêng
khác nhau tuy nhiên chúng đều có một số đặc điểm chung sau đây:
• Thứ nhất tất cả các loại thực phẩm con người đều ăn được. Thực phẩm
chính là thứ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày như: thịt, rau,
hoa quả…
• Thứ hai là thực phẩm chứa các dinh dưỡng, các vitamin, các chất cần
thiết giúp con người có thể tồn tại và phát triển. Cơ thể chúng ta cần
thiết phải có đa dạng các loại vitamin, các chất dinh dưỡng, chất
khoáng. Thịt là một loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm và chất béo
giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể; hoa quả bổ sung những
vitamin… Các loại thực phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu của cơ thể.
• Đặc điểm thứ ba thể hiện tính khan hiếm của thực phẩm. Để tạo ra một
lượng thực phẩm cụ thể nào đó thì con người phải mất một khoảng thời
gian tương đối dài. VD: Để có được 10kg thịt lợn thì trước hết chúng ta
phải mất ít nhất vài tháng từ khâu lấy giống, chăn nuôi đến giết mổ; để
có được 1kg nhãn chúng ta phải mất ít nhất từ 6thang tới vài năm để
tiến hành trồng cây và thu hoạch… Đặc điểm này đặt ra yêu cầu con
người phải có kế hoạch trong việc sản xuất và tiêu dùng thực phẩm.
• Khác với các loại vật phẩm tiêu dùng khác, khoảng thời gian sử dụng
của mặt hàng thực phẩm là tương đối ngắn, đặc biệt là các loại thực
phẩm tự nhiên chưa qua chế biến. Chính vì vậy, vấn đề chế biến thực
phẩm và bảo quản thực phẩm cũng hết sức quan trọng.
Từ việc phân tích khái niệm, đặc điểm các loại thực phẩm kết hợp với các
kiến thức thực tế cuộc sống cho thấy thực phẩm là một mặt hàng đặc biệt và
có những vai trò hêt sức quan trọng :
• Vai trò quan trọng nhất của mặt hàng thực phẩm chính là việc cung cấp
các chất dinh dưỡng, các vitamin, vi chất…cho con người giúp con
người tồn tại và phát triển. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như trong bữa ăn

SV: Vũ Trần Tùng Lâm 4 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
của chúng ta không có thịt cá, không có rau, hoa quả…Liệu các vitamin
hoá học có thể thay thế được các vitamin tự nhiên trong thực phẩm?
Thực tế nghiên cứu hiện nay của các nhà khoa học cho thấy rằng con
người sẽ không thể tồn tại và phát triển bình thường nếu như không có
thực phẩm và các vitamin hoá học cũng không thể giúp chúng ta khắc
phục được điều này. Cơ thể chúng ta không chỉ cần một số chất chủ
yếu mà cần đa dạng các loại vitamin và vi chất. VD: Quả đu đủ chứa
nhiều vitamin A giúp tăng cường thị lực, trong cơ thể cần có một lượng
sắt nhất định nếu không sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu và thịt, cá đã
giúp đáp ứng tốt nhu cầu này…Như vậy các loại thực phẩm khác nhau
đã cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất cần thiết giúp cơ thể phát triển
khoẻ mạnh.
• Mặt hàng thực phẩm là sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp,
việc phát triển mặt hàng thực phẩm có vai trò thúc đẩy nền sản xuất
nông nghiệp phát triển. Khi nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu về
mặt hàng thực phẩm càng cao, điều này buộc các ngành sản xuất thực
phẩm phải có sự cải tiến về kĩ thuật, công nghệ giúp nâng cao năng
xuất và chất lượng sản phẩm điều đó thúc đẩy sự phát triển của các
ngành sản xuất thực phẩm.
• Thực phẩm với tư cách là nguyên liệu có vai trò thúc đẩy sự phát triển
của các ngành công nghiệp chế biến. Do thời hạn sử dụng của mặt hàng
thực phẩm tương đối ngắn và nhu cầu đa dạng về sản phẩm hàng hoá
mà các doanh nghiệp đã đầu tư phát triển công nghệ chế biến thực
phẩm để giúp bảo quản lâu hơn và đa dạng hoá mặt hàng. Thực tế các
quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy ngành công nghiệp chế biến
thực sự phát triển và đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu GDP.
• Thực phẩm là mặt hàng đặc biệt trong quá trình lưu thông giữ vai trò
quan trọng đối với sự ổn định của một quốc gia. Tình hình Việt Nam

những năm đầu thập niêm 80 là một trong những ví dụ điển hình. Thực
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 5 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
phẩm của chúng ta lúc đó hết sức thiếu thốn và chất lượng thấp dẫn tới
tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau quá trình nghiên cứu, đánh giá,
chính phủ đã có những cải cách kịp thời giúp nền kinh tế phát triển nói
chung và mặt hàng lương thực thực phẩm nói riêng đã đáp ứng tốt nhu
cẩu của nhân dân. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng,dần dần đi
vào quĩ đạo phát triển.
1.1.2. Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm.
Hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm thông thường bao
gồm ba loại hình chủ yếu.
1.1.2.1. Chợ truyền thống.
a) Khái niệm:
Chợ là nơi có diện tích mặt bằng rộng lớn tập trung các thương nhân,
khách hàng để tiến hành trao đổi hàng hoá.
b) Phân loại.
Có nhiều cách phân loại chợ khác nhau nhưng thông thường người ta
căn cứ vào hai tiêu chí:
 Dựa vào chủng loại hàng hoá thì chợ bao gồm chợ chuyên doanh và
chợ tổng hợp
 Chợ chuyên doanh là loại chợ chỉ kinh doanh một loại hàng hoá
Vd: chợ trái cây, chợ vải, chợ hoa…
 Chợ tổng hợp là loại chợ kinh doanh đa dạng chủng loại hàng
hoá. Vd: chợ Mơ, chợ Kim Liên…
 Dựa vào quy mô diện tích thì có các loại chợ:
 Chợ loại 1: là những chợ có diện tích lớn hơn 10000m2
 Chợ loại 2: là những chợ có diện tích từ 5000m2-10000m2
 Chợ loại 3: là những chợ có diện tích từ 3000m2-5000m2
 Chợ loại 4: là những chợ có diện tích từ 1000m2-3000m2

 Chợ loại 5: là những chợ có diện tích nhỏ hơn 1000m2
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 6 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
1.1.2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị và chuỗi hệ thống các cửa hàng hiện
đại.
 Trung tâm thương mại, siêu thị là một hình thức kinh doanh hiện
đại được hiểu là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá dựa
trên cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. Thông thường trung tâm thương
mại có quy mô diện tích lớn hơn siêu thị và đa dạng hoá sản phẩm dịch
vụ.
Cũng giống như chợ truyền thống người ta cũng thường dựa
vào hai tiêu chí để phân loại siêu thị:
• Nếu căn cứ vào loại hàng hoá thì siêu thị gồm có siêu thị tổng hợp
và siêu thị chuyên doanh.
+ Siêu thị chuyên doanh là siêu thị chỉ kinh doanh một loại hàng hoá
nhất định. Vd: siêu thị điện máy, siêu thị thực phẩm…
+ Siêu thị tổng hợp là siêu thị kinh doanh nhiều loại hàng hoá. Vd:
Siêu thị Metro, Big C…
• Nếu căn cứ vào quy mô diện tích và tiêu chí về số lượng quy cách
chủng loại hàng hoá thì siêu thị được phân thành 3 hạng:
+ Siêu thị hạng 1: có diện tích tối thiểu là 5000m2 và có tối thiểu
20.000 chủng loại hàng hoá.
+ Siêu thị hạng 2: có diện tích tối thiểu là 2000m2 và có tối thiểu
10.000 chủng loại hàng hoá
+ Siêu thị loại 3: có diện tích tối thiểu là 500m2 và có tối thiểu 4000
chủng loại hàng hoá.
Trung tâm thương mại cũng được phân hạng dựa trên căn cứ
trên. Và thông thường các trung tâm thương mại có diện tích lớn không
những chỉ cung cấp hàng hoá mà còn phuc vụ nhiều dịch vụ khác như:
ăn uống, vui chơi giải trí Vd: Trung tâm thương mại Vincom, Tràng

Tiền plaza…
 Các chuỗi hệ thống cửa hàng hiện đại được hiểu là một hệ thống các
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 7 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
cửa hàng của các doanh nghiệp,các ông chủ tư nhân… được đầu tư trang
thiết bị hiện đại để tiến hành kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Vd: chuỗi cửa
hàng tiện ích của Hapro, Fivimart…
Các chuỗi cửa hàng này thường có quy mô diện tích nhỏ hơn và số
lượng quy cách chủng loại hàng hoá ít hơn siêu thị
1.1.2.3. Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong.
Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong là hệ thống phân phối bán
lẻ với quy mô nhỏ và số lượng hàng hoá ít, hoạt động một cách đơn lẻ và
thiếu tính liên kết.
Đây là loại hình phân phối bán lẻ có sự tồn tại và phát triển từ rất lâu
đời. Mặc dù quy mô nhỏ và hoạt động đơn lẻ nhưng hình thức kinh doanh này
vẫn tồn tại và phát triển do tính tiện ích mà nó đem lại.
1.1.2.4. Đặc điểm chung của hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm
Do mặt hàng thực phẩm có những tính chất, đặc điểm riêng nên hệ
thống phân phối bán lẻ thực phẩm ngoài các đặc điểm của hệ thống phân phối
bán lẻ nói chung, chúng còn có một số đặc điểm sau:
• Thứ nhất hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm thường phải đáp
ứng được yêu cầu bảo quản thực phẩm. Khi chúng ta vào một siêu thị bán
hàng thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh thì các siêu
thị này luôn có hệ thống máy lạnh, hệ thống sục khí trong bể nước để đảm
bảo đuợc chất lượng thực phẩm.
• Đặc điểm thứ hai là mức lưu độ chuyển hàng hoá thực phẩm là
nhanh, thời gian ngưng đọng hàng là tương đối ngắn. Do hàng thực phẩm có
thời gian sử dụng tốt nhất ngắn nên các chủ cửa hàng luôn cố gắng đẩy nhanh
việc tiêu thụ hàng hoá. Một ví dụ cụ thể là cửa hàng bánh Như Lan thường
bán bánh vào buổi chiều tối với giá thấp hơn vào buổi sáng để bán hết lượng

bánh còn tồn.
• Đặc điểm thứ ba xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng. Rõ dàng là
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 8 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
khi chúng ta đi mua đồ ăn, mặc dù đồ ăn được bảo quản tốt nhưng đứng trước
cửa hàng là một đống rác, hoặc ruồi muỗi đậu đầy cánh cửa thì chúng ta cũng
không muốn mua. Như vậy các cửa hàng phân phối bán lẻ thực phẩm không
chỉ chú ý đến không gian bên trong cửa hàng mà môi trường quanh cửa hàng
cũng rất sạch sẽ.
1.1.3. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ
mặt hàng thực phẩm ở nước ta.
Trước hết, thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu cung cấp các chất dinh
dưỡng, vitamin… cho cơ thể. Con người không thể tồn tại và phát triển bình
thường nếu như thiếu thực phẩm, chính vì vậy nhu cầu về thưc phẩm trở nên
hết sức bức thiết.
Thứ hai, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
chính vì vậy, các đô thị, các trung tâm công nghiệp được hình thành. Việc sản
xuất thực phẩm không thể tiến hành ở đây mà thường tiến hành ở các vùng
quê, vùng ngoại thành do đó khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ là xa
tương đối. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có một hệ thống phân phối cung cấp
thực phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
Lý do thứ ba, do điều kiện tự nhiên và sự chuyên môn hoá sản xuất nên
thông thường ở mỗi khu vực nhất định thường chỉ sản xuất ra một số loại thực
phẩm nhất định. Một người sống ở khu vực biển miền Trung chỉ sản xuất
được cá. Anh ta không thể ăn cá mãi được mà luôn có nhu cầu đa dạng hoá
thực phẩm và hệ thống các chợ các cửa hàng thực phẩm đã đáp ứng được nhu
cầu đó.
Lý do thứ tư, hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm giúp thúc
đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá. Do đặc điểm riêng của mặt hàng
thực phẩm, việc ngưng đọng hay tồn kho hàng hoá là hết sức nguy hại. Một

lượng hải sản sau khi đánh bắt sẽ rất có giá trị, sau một thời gian nếu không
được bảo quản tốt thì không những mất giá trị mà số hải sản đó còn mang tính
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 9 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
nguy hại. Do đó hệ thống phân phối bán lẻ sẽ giúp nhanh chóng tiêu thụ
lượng hàng bị ứ đọng.
Lý do thứ năm, chúng ta hãy đặt ra câu hỏi: Nếu như chỉ có bán buôn
mà không có bán lẻ thì sẽ ra sao? Một người muốn ăn thịt bò thì phải mua cả
một con bò. Anh ta sẽ làm gì với con bò đó? Hệ thống phân phối bán lẻ giúp
khách hàng mua đúng được chủng loại hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng
hóa mình cần.
Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, việc phát
triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, đóng góp một lượng đáng kể trong tổng GDP. Không chỉ có vậy, hệ
thống này giúp tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm giúp giải quyết tình
trạng thất nghiệp góp phần ổn định dân sinh. Đây cũng chính là một lý do
quan trọng cho việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm.
Từ việc phân tích các lý do trên giúp chúng ta đi đến kết luận: Việc
phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm ở nước ta là một tất
yếu khách quan.
1.2. Nội dung phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm
Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm bao gồm hai
nội dung quan trọng là: Phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm theo
chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô và số lượng.
Phát triển theo chiều sâu là sự gia tăng về mặt chất lượng trên cơ sở
quy mô và số lượng không đổi.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai nội dung này trong từng hệ thống
phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm cụ thể.
1.2.1. Về các chợ truyền thống

1.2.1.1. Phát triển hệ thống chợ theo chiều rộng
Trước hết chúng ta cần mở rộng quy mô các chợ hiện có. Chợ là
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 10 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
nơi tập trung rất đông các chủ thương và khách mua hàng, các sản phẩm hàng
hoá thường được bày bán ngay tại sạp. Thực tế hiện nay số lượng quy cách
chủng loại hàng hàng hoá là rất lớn cho nên các chủ thương luôn mong muốn
mở rộng diện tích gian hàng của mình để có thể bày bán được nhiều sản phẩm
hàng hoá hơn. Không gian cửa hàng được mở rộng không chỉ giúp cho khách
hàng tiện lợi hơn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm hàng hoá dịch
vụ, mà còn tạo điều kiện cho các chủ thương phục vụ khách hàng tốt hơn, đặc
biệt là các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống trong chợ.
Khi tiến hành mở rộng quy mô chợ chúng ta có thể mở rộng diện tích mặt
bằng hoặc đầu tư xây dựng thêm các tầng của chợ. Tuy nhiên việc quy hoạch
và kinh phí xây dựng cũng là vấn đề lớn đặt ra. Chợ là mô hình kinh doanh
truyền thống, hầu hết các chợ đều được quy hoach xây dựng từ rất lâu. Không
gian xung quanh chợ gần như đã được lấp kín bởi nhà ở của các hộ dân cho
nên việc mở rộng quy mô chợ là khá khó khăn.
Bên cạnh việc mở rộng quy mô các chợ hiện có thì chúng ta có thể tăng
số lượng bằng cách xây dựng mới thêm các chợ. Ở các trung tâm thành phố
thì hệ thống chợ phân phối thực phẩm khá phát triển nhưng ở khu vực ngoại
thành, các vùng quê thì hệ thống chợ chưa thực sự phát triển. Chúng ta có thể
đầu tư xây dựng thêm các chợ tuy nhiên chợ đặt ở đâu, kinh phí xây dựng chợ
huy động từ nguồn nào thì cần phải đuợc cân nhắc kĩ lưỡng. Bên cạnh đó
cũng cần có những chính sách hợp lý đối với các chợ cóc, chợ tự phát gây mất
trật tự, an toàn giao thông. Có nên dẹp bỏ hay di chuyển đến một địa điểm
thuận lợi cũng là một trong những câu hỏi khó chờ những câu trả lời và hành
động của các cơ quan chức năng.
1.2.1.2. Phát triển hệ thống chợ theo chiều sâu.
Do việc mở rộng quy mô diện tích và tăng số lượng các chợ có thể gặp

nhiều khó khăn đặt ra yêu cầu có định hướng phát triển chợ theo chiều sâu.
Thực chất đây chính là việc nâng cao chất lượng của các chợ hiện có. Mỗi lần
đi chợ mọi người luôn gặp khó khăn trong việc đi lại do các chủ thương lấn
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 11 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
chiếm đường đi, không chỉ lối đi bên trong chợ mà còn gây ách tắc ở khu vực
ngoài chợ ; mọi người luôn băn khoăn về chỗ gửi xe, khu vệ sinh,…Nội dung
phát triển đầu tiên chính là quy hoạch lại không gian chợ. Quy hoạch lại các
hàng quán, đường đi, khu để xe, khu vệ sinh…, cần có những nơi đổ giác để
tránh tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần tiến
hành cải tạo và tận dụng thêm những khoảng không gian trước đây chưa sử
dụng đến hoặc sử dụng chưa hiệu quả để tiết kiệm diện tích. Thực hiện tốt nội
dung này sẽ thay đổi được bộ mặt các chợ hiện nay, biến sự rối den ách tắc,
mất vệ sinh trước đây thành nơi gọn gàng, sạch sẽ.
Nội dung phát triển thứ hai thể hiện ở việc nâng cao chất lượng hàng
hoá dich vụ trong chợ. Chất lượng hàng hoá trong chợ, đặc biệt là mặt hàng
thực phẩm liệu có đảm bảo? Khi đoàn kiểm tra của bộ y tế tiến hành kiểm tra
đột xuất mặt hàng thực phẩm tại các chợ như: chợ Mơ, chợ Kim Liên thì có
rất nhiều hàng thịt không có dấu kiểm dịch, nhiều bánh phở có chưá hàn
the… Khách hàng lo lắng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là có cơ
sở và điều này sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống chợ. Việc nâng cao
chất lượng hàng hoá sẽ tăng niềm tin nơi người tiêu dùng, giúp việc kinh
doanh của các chủ thương tốt hơn từ đó tạo điều kiện phát triển hệ thống chợ
Nội dung thứ ba là thành lập các ban quản lý chợ, các đội kiểm định
chất lượng thực phẩm. Các đội, các ban này sẽ đôn đốc, kiểm tra việc kinh
doanh của các chủ thương, buộc họ phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy
định đặt ra góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, phát triển hệ thống chợ.
1.2.2. Về các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện
đại.
1.2.2.1. Phát triển theo chiều rộng

Trong những năm gần đây mức sống nhân dân được nâng cao rõ rệt,
các trung tâm, các đô thị được xây dựng mới làm phát sinh nhu cầu cần phát
triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Vấn đề đầu tiên đặt ra là mở rộng
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 12 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
quy mô các siêu thị, các trung tâm thương mại. Siêu thị, trung tâm thương mại
giống như tên gọi của nó đây là hình thức kinh doanh hiện đại với đa dạng
chủng loại hàng hoá hoặc kinh doanh chuyên sâu một mặt hàng. Để có thể
tiến hành kinh doanh hiệu quả thì hệ thống phân phối bán lẻ này đòi hỏi phải
có quy mô, diện tích mặt bằng tương đối rộng lớn. Nhưng thực tế các siêu thị
Việt Nam có diện tích khá nhỏ. Đa số là các siêu thị loại 2 và loại 3 với quy
mô diện tích 500m2 - 2.000m2. khiến cho việc kinh doanh hết sức hạn chế,
thiếu gian bày hàng, thiếu kho dự trữ hàng, thiếu chỗ để xe… Và đây cũng
chính là tình trạng chung của hệ thống các chuỗi cửa hàng hiện đại. Các chuỗi
cửa hàng này đa số có diện tích dưới 500m2 và không đáp ứng đầy đủ các
tiêu chuẩn của một hệ thống kinh doanh hiện đại. Chính vì vậy nhà nước cũng
như các doanh nghiệp cần có chiến lược mở rộng quy mô diện tích của hệ
thống phân phối bán lẻ hiện đại này.
Nội dung thứ hai là việc tăng số lượng các trung tâm thương mại, các
siêu thị và chuỗi cửa hàng hiện đại. Hiện nay thủ đô Hà Nội đã được mở rộng,
khu vực ngoại thành trước kia nay cũng có sự phát triển hết sức nhanh chóng
tuy nhiên số lượng hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm hiện đại số
lượng còn hạn chế. Quận Tây Hồ có sự bứt phá về kinh tế khá nhanh nhưng
vào thời điểm năm 2007 thì ở đây không có một trung tâm thương mại nào
mà chỉ có vài siêu thị và cửa hàng hiện đại. Điều đó đặt ra yêu cầu xây dựng
mới, tăng số lượng hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm hiện đại nhằm thoả
mãn nhu cầu nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.2.2.2. Phát triển theo chiều sâu.
Không chỉ mở rộng quy mô, gia tăng số lượng mà nội dung phát triển
theo chiều sâu cũng hết sức quan trọng. Thứ nhất là quy hoạch phát triển, đầu

tư cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. Những năm gần đây, số lượng phương tiện
giao thông ngày càng gia tăng, lượng xe ôtô tăng nhanh đặt ra yêu cầu phải
tạo một khoảng không gian để xe. Chúng ta có thể thiết kế bãi đỗ xe ở ngoài
siêu thị hoặc thiết kế để xe dưới tầng hầm hoặc kết hợp cả hai cách tuỳ thuộc
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 13 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
vào điều kiện cụ thể. Bên cạnh đó cần đầu tư hiện đại hoá các gian hàng, các
trang thiết bị tạo sự thuận lợi cho khách hàng vd: thang máy, máy thanh toán
tiền,…
Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Hầu hết khách
hàng tới các trung tâm mua sắm có mức thu nhập trung bình khá trở lên. Họ
đến đây với mong muốn có dược sự tiện ích và chất lượng hàng hoá tốt hơn
bên ngoài. Chính vì vậy nâng cao chất lượng hàng hoá kết hợp với chính sách
giá hợp lý sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Trong các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại thì nhân viên bán hàng
hết sức quan trọng.Cần đào tạo cho các nhân viên trong hệ thống không chỉ
kiến thức về sản phẩm hàng hoá mà còn nâng cao khả năng giao tiếp. Khách
hàng sẽ cảm thấy hài lòng vì được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, lịch sự và sẽ tiến tới mua hàng nhiều hơn từ đó thúc đẩy hệ thống phát
triển.
1.2.3. Về các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong.
Các cửa hàng nhỏ lẻ và các quán bán rong là hệ thống phân phối bán
lẻ có nhiều đặc điểm giống với chợ truyền thống. Nội dung phát triển hệ
thống này cũng có nhiều điểm tương đối giống với các nội dung phát triển
chợ nhưng vẫn có những nét riêng biệt do tính chất nhỏ lẻ và phân tán.
1.2.3.1. Phát triển theo chiều rộng.
Trong nền kinh tế thị trường thu nhập người dân tăng lên nhưng thời
gian đối với mọi người cũng trở nên quan trọng hơn. Các cửa hàng nhỏ lẻ và
các quán bán rong đã hình thành từ rất lâu nhưng ngày nay vẫn tồn tại và phát
triển do tính tiện lợi mà chúng mang lại. Chủ của hệ thống phân phối bán lẻ

này thường có số vốn kinh doanh rất hạn chế nên việc mở rộng quy mô cửa
hàng là rất khó khăn. Phát triển theo chiều rộng của hệ thống này chủ yếu là
việc các chủ thể kinh doanh đầu tư thêm mới các cửa hàng. Như vậy số lượng
các cửa hàng và quán bán rong sẽ tăng lên và tăng khả năng đáp úng nhu cầu
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 14 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
của nhân dân. Hiện nay do một số quán bán rong lấn chiếm lòng lề đường gây
mất trật an toàn giao thông, chính phủ đã có chính sách hạn chế quán bán
rong trong một số khu phố cho nên số lượng các quán bán rong có giảm,
nhưng số lượng các cửa hàng cố định vẫn gia tăng.
1.2.3.2. Phát triển theo chiều sâu.
Thứ nhất là cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật cho hệ
thống phân phối bán lẻ này. Tuỳ từng điều kiện cụ thể của các chủ thương,
của từng loại hình phân phối (cửa hàng cố định hay di động) mà có sự đầu tư
khác nhau. Vd: Các cửa hàng bán thực phẩm đông lạnh sẽ đầu tư hệ thống
máy lạnh để bảo quản thực phẩm ; quán bán rong đồ ăn nóng sẽ đầu tư dụng
cụ giữ nhiệt…
Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy mặc dù giá
của hàng hoá rẻ một cách tương đối nhưng chất lượng sản phẩm không cao.
Vì vậy nếu nâng cao được chất lượng sản phẩm và với mức giá hợp lý các chủ
thương sẽ vẫn phát triển được hoạt động kinh doanh.
Cuối cùng là cung cách cư xử của người bán hàng. Hầu hết những
người bán hàng đều rất niềm nở khi khách tới nhưng tỏ thái độ khó chịu khi
khách không mua hàng. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của họ và từng
bước nâng cao văn hoá úng xử trong quá trình mua bán. Có như vậy không
những phát triển hệ thống phân phối bán lẻ này mà còn tạo nên môi trường
kinh doanh văn minh, lịch sự.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ
mặt hàng thực phẩm.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống phân phối

bán lẻ mặt hàng thực phẩm nhưng chủ yếu nhất bao gồm năm nhóm:
+ Môi trường chính trị pháp luật
+ Môi trường kinh tế vĩ mô
+ Yếu tố văn hoá xã hội
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 15 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
+ Vấn đề nội tại của từng hệ thống phân phối bán lẻ
+ Thị trường và các đối thủ cạnh tranh
1.3.1. Môi trường chính trị pháp luật
Mỗi nền kinh tế nói chung, mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh nói
riêng đều chịu sự tác động của môi trường chính trị. Môi trường chính trị ổn
định sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Ngược lại, môi trường chính
trị bất ổn sẽ cản trở việc phát triển kinh tế. Vào những năm đầu thập niên 70,
nhờ sự ổn định chính trị và những chính sách hợp lý, I Rắc với nguồn tài
nguyên dầu mỏ trữ lượng lớn đã có bước phát triển kinh tế mạnh mẽ. I Rắc đã
vươn lên trở thành một trong những quốc gia phát triển của khu vực Trung
Đông. Những năm gần đây, sau khi Mỹ tiến hành chiến tranh với I Rắc, tình
hình chính trị trong nước hết sức bất ổn. Các cơ sở vật chất kĩ thuật bị bàn
phá, các Đảng, phe phái chính trị đối đầu, đất nước thường xuyên bạo loạn
khiến cho việc khôi phục và phát triển kinh tế hết sức khó khăn. Chính trị bất
ổn, luật pháp thường xuyên thay đổi khiến cho mức độ rủi do tăng cao, các
nhà đầu tư không dám bỏ vốn ra. Các hệ thống phân phối lương thực, thực
phẩm ở đây rất kém phát triển, khiến cho đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
Theo số liệu điều tra của một tổ chức phi chính phủ thì có tới trên 60% dân số
I Rắc là thiếu lương thực, thực phẩm.
Sự ổn định về chính trị khiến cho tình hình đất nước ít bị xáo trộn. Các
chính sách được ban hành sẽ ổn định hơn, ít bị thay đổi. Thị trường sẽ ít rủi
do hơn, các nhà đầu tư sẽ yên tâm đầu tư và hệ thống phân phối sẽ phát triển.
Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình. Nhờ sự ổn định về chính trị,
luật pháp và những chính sách hợp lý, Việt Nam đã huy động được hàng chục

tỉ đôla đầu tư nước ngoài trong đó có cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Các nhà đầu tư trong nước cũng yên tâm đầu tư vốn xây dựng các nhà máy xí
nghiệp, các trung tâm thương mại… Sau hơn hai mươi năm đổi mới kinh tế
nước ta đã có bước phát triển vượt bậc trong đó hệ thống phân phối bán lẻ
mặt hàng thực phẩm hết sức phát triển đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 16 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
1.3.2. Môi trường kinh tế vĩ mô.
Thương mại thực phẩm là một ngành nghề lĩnh vực kinh doanh trong
tổng thể nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế của một quốc gia phát triển sẽ thúc
đẩy các ngành kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tăng thu nhập
của người dân dẫn đến các nhu cầu mới phát sinh, đồng thời cầu có khả năng
thanh toán cũng tăng lên. Trong các nhu cầu đó có nhu cầu về mặt hàng thực
phẩm, nhu cầu được hưởng thụ những mặt hàng chất lưọng cao và dịch vụ
tiện ích. Trong nền kinh tế thị trường, có cầu ắt có cung. Các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm đáp
ứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận.
Các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chính sách về thuế, về lãi suất … giúp cho
doanh nghiệp có thể huy động tối đa được nguồn vốn cần thiết để phát triển
hệ thống. Nền kinh tế bao gồm rất nhiều ngành nghề, các ngành nghề lĩnh vực
kinh doanh luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Muốn xây dựng được các
trung tâm thương mại hiện đại thì ngành xây dựng phải phát triển đáp ứng
được các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật hiện đại. Hệ thống phân phối bán
lẻ muốn phát triển thì cần có các sản phẩm chất lượng, điều đó được giải
quyết bởi việc sản xuất trong nước và nhập khẩu. Do đó ngành sản xuất nông
nghiệp và kinh doanh xuất nhập khẩu cũng có vị trí hết sức quan trọng…
Như vậy môi trường kinh tế vĩ mô có tác động ảnh hưởng lớn tới việc
phát triển hệ thống phân phối bán lẻ mặt hàng thực phẩm. Nhà nước cần có
những chính sách hợp lý để đảm bảo nền kinh tế vĩ mô phát triển nhanh và ổn

định từ đó thúc đẩy hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm phát triển.
1.3.3. Yếu tố văn hoá xã hội.
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở bất kì đâu doanh nghiệp cũng cần
phải quan tâm tới yếu tố văn hoá xã hội của khu vực đó. Văn hoá, phong tục
truyền thống, trình độ dân trí, lứa tuổi, thị hiếu, tâm lý, tâm linh… sẽ quyết
định tới hành vi của người tiêu dùng. Ở Indonêxia trên 90% dân số theo đạo
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 17 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
Hồi. Những người theo đạo Hồi có đặc điểm là không ăn thịt lợn vì thế thịt
lợn và các loại thực phẩm chế biến từ thịt lợn gần như không thể bán được tại
đây. Do đó hệ thống phân phối bán lẻ thực phẩm tại Indonexia thì nên có các
loại thực phẩm thay thế thịt lợn.
Yếu tố tâm lý, tâm linh không chỉ thể hiện ở mặt hàng mà còn thể hiện
ở màu sắc. Tại Thái Lan nếu như các cửa hàng thực phẩm có màu vàng hoặc
bao bì sản phẩm có màu vàng thì rất khó tiêu thụ. Tại sao lại như vậy ? Lý do
là ở Thái Lan đa số dân chúng theo đạo Phật, mà màu vàng là màu linh thiêng
của đạo Phật. Theo người dân Thai Lan nếu như tuỳ tiện sử dụng màu vàng là
thể hiện sự bất kính và họ sẽ tẩy chay doanh nghiệp của bạn. Mỗi quốc gia,
mỗi vùng miền, mỗi khu vực có những đặc điểm văn hoá xã hội khác nhau.
Vậy để có thể phát triển hoạt động phân phối bán lẻ thực phẩm các doanh
nghiệp cần nghiên cứu kĩ nền văn hoá ở các nơi đó để có các chiến lược, các
hành động hợp lý giúp hoạt động kinh doanh trở nên thuận lợi và tiến tới
thành công.
1.3.4. Vấn đề nội tại của từng hệ thống.
Muốn phát triển hệ thống trước hết phải xem trong hệ thống của mình
đang tồn tại những vấn đề gi ? Những điểm mạnh điểm yếu ra sao ? Ví dụ cụ
thể đưa ra ở đây là hệ thống các siêu thị phân phối bán lẻ thực phẩm của Việt
Nam. Các siêu thị này có điểm mạnh là am hiểu thị trường trong nước. Các
doanh nghiệp nắm bắt được dân số, thu nhập, thị hiếu, tâm lý, văn hóa… của
người tiêu dùng từ đó có các chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm phù hợp.

Bên cạnh đó chúng ta chủ động được nguồn hàng thực phẩm trong nước tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Tuy nhiên nội tại các siêu thị
này còn nhiều hạn chế. Tiềm lực về vốn các doanh nghiệp trong nước còn
yếu, quy mô các siêu thị còn nhỏ, trang thiết bị chưa thục sự hiện đại, hàng
hoá chất lượng chưa cao… Không chỉ hạn chế về điều kiện vật chất, chúng ta
còn thua kém các doanh nghiệp nước ngoài ở trình độ, năng lực và kinh
nghiệm quản lý, chất lượng độ ngũ nhân viên. Doanh nghiệp muốn phát triển
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 18 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
được theo chiều rộng hay chiều sâu đều đòi hỏi yêu cầu về vốn, về nhân lực.
Các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp tới
việc phát triển hệ thống. Sau khi nghiên cứu kĩ các vấn đề này sẽ giúp doanh
nghiệp có phương hướng, hành động phát huy các điểm mạnh, khắc phục
những điểm yếu để phát triển doanh nghiệp.
1.3.5. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
Khi nói tới thị trường và đối thủ cạnh tranh chúng ta chủ yếu đề cập
tới các doanh nghiệp, các chủ thương bởi vì bản chất chợ được hình thành từ
nhiều cửa hàng nhỏ và trong nội bộ chợ cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau. Thị
trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hoá, và mỗi doanh nghiệp có
một thị trường mục tiêu riêng. Đặc điểm thị trường sẽ ảnh hưởng tới các
quyết định của doanh nghiệp. Thị trường có quy mô rộng lớn trong đó các
khách hàng có thu nhập trung bình thì hệ thống phân phối sẽ cung cấp các sản
phẩm chất lượng trung bình và có mức giá bình dân. Ngược lại số lượng
khách hàng có thu nhập cao chiếm tỉ lệ lớn sẽ gợi cho các doanh nghiệp cung
cấp các sản phẩm hàng hoá chất lượng cao và giá cả giúp thể hiện một phần
cái “tôi” của khách hàng.
Bên cạnh thị trường thị các đối thủ cạnh tranh cũng có tác động lớn tới
việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ. Các doanh nghiệp sẽ phải tính toán
làm sao cho các hệ thống phát triển có hiệu quả để có thể cạnh tranh được với
các đối thủ khác trên thị trường. 1-1-2009 là thời hạn Việt Nam phải mở cửa

thị trường bán lẻ theo cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ hàng
đầu thế giới như: Wall-mart, Lotte, Parkson…. Các tập đoàn này có tiềm lực
về vốn, có kinh nghiệm và trình độ quản lý cao. Chắc chắn cạnh tranh trên thị
trường phân phối bán lẻ nói chung và phân phối bán lẻ thực phẩm nói riêng sẽ
trở nên hết sức khốc liệt. Các doanh nghiệp cần có những chiến lựơc, hành
động đúng đắn, kết hợp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ theo cả chiều
rộng và chiều sâu để có thể tồn tại và phát triển.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 19 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN
LẺ MẶT HÀNG THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - thương mại Hà Nội những
năm qua.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá phát triển kinh tế, thủ
đô Hà Nội luôn là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng
bình quân các năm đều rất cao trung bình khoảng 11,35% ( giai đoạn
2001-2008), mức sông nhân dân được nâng cao. Các nhà cao tầng, trung tâm
thương mại, các khu đô thị mới được xây dựng đã làm thay đổi diện mạo thủ
đô. Các công viên, khu vui chơi giải trí, nhà hàng hình thành nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của Hà Nội giai đoạn
2001-2008
Đơn vị %
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Bình quân
2001-2008
Tốc độ tăng
trưởng chung
10,03 12,04 11,43 11,58 11,6 11,53 12,0 10,62 11,35

Tăng trưởng
công nghiệp
9,23 13,44 17,19 13,85 12,94 13,0 13,50 12,57 12,23
Tăng trưởng
nông nghiệp
1,16 7,39 2,02 -1,74 1,54 1,10 1,90 1,73 1,88
Tăng trưởng
dịch vụ
11,07 11,50 8,53 10,82 10,43 11,00 12,0 10,87 10,77
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội
Cùng với sự tăng trưởng cao, nền kinh tế thủ đô đã có sự chuyển dịch
cơ cấu mạnh mẽ. Tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng
ngành nông nghiệp giảm. Đồng thời cơ cấu nội bộ các ngành cũng chuyển
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 20 Lớp: QTKDTM 48B
Đề án môn học Kinh tế thương mại
dịch hết sức tích cực. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, các ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh. Các ngành dịch vụ rất
phát triển trong đó các dịch vụ tiện ích, dịch vụ chất lượng cao có đóng góp
rất lớn. Sản xuất nông nghiệp giảm để tăng diện tích đất xây dựng các nhà
máy và khu đô thị.
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001-2008
Đơn vị %
2001 200
2
2003 2004 2005 200
6
200
7
2008
Công nghiệp 36,8 37,8 40,5 40,6 40,8 40,8 41,2 40,9

Nông nghiệp 2,7 2,5 2,3 1,9 1,6 1,5 1,3 1,5
Dịch vụ 60,5 59,7 57,2 57,5 57,6 57,7 57,5 57,6
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội
Hoạt động kinh tế thương mại tại Hà Nội diễn ra hết sức sôi động. Các
doanh nghiệp thương mạị tăng lên nhanh chóng, năm 2001 có khoảng 3000
doanh nghiệp thì đã tăng lên hơn 9000 doanh nghiệp vào năm 2007 giải quyết
công ăn việc làm cho hơn 165.000 lao động thủ đô và lao động các tỉnh. Cùng
với đó, hoạt động bán lẻ hàng hoá cũng có bước phát triển nhanh chóng. Tổng
mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của Hà Nội đã tăng từ 4.203 tỷ đồng (năm
2001) lên 68.554 tỷ đồng(năm 2007) trong đó mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ
trọng lớn ( khoảng trên 40%).
Giai đoạn 2001-2007 nền kinh tế đang phát triển mạnh thì giai đoạn
2008 đến quý đầu năm 2009 tình hình kinh tế có những diễn biến xấu. Trong
năm 2008 tình hình giá cả hết sức biến động, lạm phát tăng cao. Theo tính
toán thì lạm phát đã lên tới trên 25%/năm, nền kinh tế bị tác động lớn do giá
xăng dầu, giá nguyên liệu tăng cao. Cuối năm 2008, Hà Tây và một số địa
phương lân cận được sát nhập vào Hà Nội. Thủ đô đã được mở rộng địa giới
hành chính tạo ra các điều kiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong giai
đoạn cuối 2008 đầu 2009 kinh tế thế giới lâm vào đại suy thoái đã tác động
SV: Vũ Trần Tùng Lâm 21 Lớp: QTKDTM 48B

×