Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001-2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 114 trang )

–––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

–––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013)

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Công cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001- 2013),
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường
về sự cam đoan này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh
thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lịch sử Trường
ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lương, Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa - Thông tin
huyện Phú Lương, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê
huyện Phú Lương,… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo
vệ Luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các bảng............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
nghiên c

............................................................................... 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.................................. 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8
5. Đóng góp mới của Luận văn ........................................................................... 8
6. Cấu trúc Luận văn............................................................................................ 8
Chƣơng 1: HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC
KHI TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI

SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ ............................................................. 11
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên........... 11
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .............................................................. 11
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ........................................................... 13
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Phú Lương ............................................... 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................... 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội. ...................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ
LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (2001-2013) .............................................. 30
2.1. Chủ trương của Trung ương và sự vận dụng của địa phương .................... 30
2.2. Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư huyện Phú Lương (2001-2013)....................................................... 41
2.2.1. Giai đoạn (2001-2007) ............................................................................ 41

iii


2.2.2. Giai đoạn (2008-2013) ............................................................................ 50
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 70
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH
THÁI NGUYÊN (2001-2013).......................................................................... 71
3.1. Thành tựu .................................................................................................... 71
3.1.1. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân về công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư được nâng cao ................................................................................. 71
3.1.2. Tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
chung sức xây dựng nông thôn mới được phát huy .......................................... 73

3.1.3. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh,
phong phú .......................................................................................................... 75
3.1.4. Sự nghiệp giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực
hiện Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh ....................................... 82
3.1.5. Môi trường sinh thái được cải thiện ........................................................ 83
3.1.6. Dân chủ từng bước được phát huy, ý thức chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, Chính sách Pháp luật của Nhà nước trong nhân dân được
nâng cao ............................................................................................................. 83
3.1.7. Truyền thống Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng và
đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được phát huy ................................................. 86
3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 90
3.2.1. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 90
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Phú Lương ................................................................................... 90
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 92
KẾT LUẬN....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các thành phần dân tộc ở huyện Phú Lương - Thái Nguyên....20
Bảng 1.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư đến hết năm 1998 ........................25
Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2001-2007 ............................................................46
Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2008-2013 ............................................................52

Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” từ năm 2009 đến năm 2013.........................53
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư ..........................................................................76
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư” từ năm 2001 đến năm 2013.........................81
Bảng 3.3 Tổng hợp số liệu cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2001-2013 ............................................................88

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hoá luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội,
thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại. Đời sống văn
hoá là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa dân tộc; có tác động tích cực đối
với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nhận thức được điều này, ngay
trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Năm 1943, Hồ Chí Minh đã nêu
một định nghĩa về văn hóa Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
mặc, ở và các phương thức sử dụng khác. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt, cùng
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [32, tr.431].
Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của văn hoá, Đảng ta đưa ra
văn kiện nổi tiếng, đó là Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943). Trong văn
kiện này xác định rõ Văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn

hoá). Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà
nước ta rất chú trọng tới công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới.
Hồ Chí Minh chỉ ra trong phát biểu của Người tại Đại hội văn hoá toàn quốc
lần I (năm 1946) Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.
Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
khẳng định Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận
trọng [2, tr.58]. Vậy, xây dựng đời sống văn hóa là một nhiệm vụ không kém
phần quan trọng và đó cũng là một sự nghiệp lâu dài, gian khổ, đòi hỏi phải có
quyết tâm cao của toàn xã hội và của cá nhân từng con người.

1


Công cuộc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trong cả nước nói
chung, cũng như ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang là một
trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hết sức quan tâm. Đây là một chủ trương quan trọng, đúng đắn mang ý
nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị của đất
nước, tạo nên một lối sống mới, phù hợp với con người mới, đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Ban
Chấp hành Trung ương V khoá VIII đã đề ra Xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nêu rõ 5 quan điểm
chỉ đạo, 10 nhiệm vụ và 4 giải pháp lớn mang tính cấp bách trong công cuộc
xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư. Một trong 4 giải pháp lớn đó là
phát huy tinh thần Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư trong cả nước nói chung, và các khu dân cư trên địa bàn huyện Phú Lương
tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Huy động mọi nguồn lực sẵn có từ trong nhân dân
và của cả hệ thống chính trị các cấp từ trung ương đến cơ sở, từ trong Đảng, cơ
quan Nhà nước, các đoàn thể ngoài xã hội tích cực tham gia vào công cuộc xây

dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trong cả nước nói chung và huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Phú Lương là huyện miền núi ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung
tâm thành phố 22 km; diện tích tự nhiên 368,94 km2; có 16 đơn vị hành chính gồm
14 xã, 2 thị trấn và 274 xóm, bản, tiểu khu; dân số trên 106.000 người thuộc 8
thành phần dân tộc anh em cùng chung sống. Nhân dân các dân tộc huyện Phú
Lương có truyền thống cách mạng, đoàn kết xây dựng quê hương.
Cùng với cả tỉnh, công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư ở huyện Phú Lương đã được triển khai. Trong điều kiện nền kinh tế đất
nước chuyển sang cơ chế thị trường, việc xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn. Huyện Phú Lương đã
quán triệt và vận dụng chủ trương của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của địa

2


phương. Nhờ đó, công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở
huyện Phú Lương đã đạt được nhiều kết quả.
Để góp phần đánh giá đúng quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, làm rõ hơn truyền thống lịch sử văn hóa của nhân
dân Phú Lương trong quá khứ và hiện tại, từ đó giáo dục thế hệ trẻ biết trân
trọng, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tôi lựa chọn đề tài Công cuộc
vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên (2001-2013) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã
từng được đề cập dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Năm 1943, Đảng ta
đưa ra văn kiện nổi tiếng, đó là Đề cương văn hóa Việt Nam, nêu rõ văn hoá là
một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá). Đề cương đã xác định nền
văn hóa dân chủ mới của Việt Nam phải được xây dựng theo ba tính chất cơ

bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng
đã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống mới. Năm 1946, Ủy ban Vận
động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau, ngày 20/3/1947,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đời sống mới và được Ủy ban Vận động
đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên truyền học tập
của các cấp chỉ đạo và của toàn dân.
Năm 1946 tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Tiếp đó, từ ngày 16 đến
ngày 20/7/1948, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua
bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường
Chinh trình bày. Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và
nhiệm vụ văn hóa dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan
điểm văn hóa thực dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của

3


những người làm công tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong
kháng chiến đều hướng theo phương châm “văn hóa hóa kháng chiến, kháng
chiến hóa văn hóa”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Đảng ta đã chỉ ra sự
cần thiết phải tiến hành cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cách
mạng kĩ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất. Đại hội IV năm 1976 và Đại hội
V năm 1981 tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn
Đảng, toàn dân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền văn
hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa, có hình thức dân tộc, có tính Đảng và nhân
dân. Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI, VII, VIII; các nghị
quyết của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương không ngừng hoàn thiện các tư
tưởng văn hóa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở.

Năm 1986 báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong việc xây dựng tình
cảm lành mạnh tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con
người. Toàn bộ các văn kiện Hội nghị Trung ương đều khẳng định văn hóa sẽ
phát triển theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nhiều năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước về văn hóa đã được công bố:
Năm 1998, cuốn sách Một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống
văn hóa ở cơ sở nông thôn của tác giả Phạm Việt Long được ra đời. Tác giả đã
phân tích và làm rõ một số giá trị văn hóa truyền thống và đời sống văn hóa cơ
sở ở nông thôn.
Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản cuốn Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở khu dân cư. Đây là cuốn sách tuyển chọn các bài báo cáo tiêu biểu, đại
diện cho địa bàn dân cư ở các vùng, miền, thành thị cũng như nông thôn, địa bàn
có các dân tộc, các tôn giáo…để bồi dưỡng điển hình và nhân rộng điển hình.

4


Năm 2001, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng Đại học Quốc
gia Hà Nội công bố một số bản báo cáo khoa học tại Hội thảo Quốc tế lớn với
chủ đề: Việt Nam trong thế kỉ XX được tổ chức tại thủ đô Hà Nội (19 21/9/2000). Đáng chú ý có một số báo cáo sau đây:
- Củng cố các nền văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa của TS. Frank Proschan, Trường Đại học Indiana, Hoa Kì. Tác
giả đề cập nhiều vấn đề về văn hóa; trong đó nhấn mạnh vấn đề văn hóa truyền
thống của Việt Nam trước những biến đổi văn hóa đang diễn ra với tốc độ
chóng mặt. "Trong bối cảnh này, rất cần xác định xem các cơ quan văn hóa
của Việt Nam đang được áp dụng có đủ để đối mặt với những thách thức mới
của xu hướng toàn cầu hóa đang tăng lên hay không..." [62, tr. 271], để "đóng

góp vào mục tiêu chung là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc" [62, tr. 272].
- Văn hóa truyền thống và hiện đại hóa xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ
XX của TSKH Lương Việt Hải, Viện Triết học. Tác giả chỉ rõ: "Các giá trị của
truyền thống văn hóa là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực hiện đại hóa xã
hội ở Việt Nam trong thế kỉ vừa qua cũng như trong những thập kỉ tới của thế kỉ
XXI" [63, tr. 304].
- Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lí học. Trên cơ sở trình
bày các vấn đề: Giao lưu và sự phát triển của con người; Giao lưu văn hóa và
sự chuyển biến từ con người nông dân đến con người chiến sĩ; Con người Việt
Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn hóa và phát triển thông
tin, tác giả phân tích sự chuyển biến trong đời sống văn hóa từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945. Tác giả nêu rõ: "Phong trào xây dựng Đời sống mới đề ra
nhiệm vụ trước hết là cải tạo đời sống văn hóa cũ, khẳng định đời sống văn
hóa mới trong các tầng lớp quần chúng nhân dân, chống hủ tục, xây mĩ tục,
chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, xây nếp sống vệ sinh, văn minh, khoa
học, chống hành vi xâm phạm, bạo lực đối với con người, trước hết là đối với

5


phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa người với người từ trong gia đình,
làng xã, phố phường đến toàn xã hội" [63, tr. 421], v.v...
Luận văn Thạc sĩ: Công cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở huyện
Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa (1991-1995) của Bùi Thị Oanh khoa lịch sử Việt
Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội bảo vệ năm 2006 đã trình bày một cách có hệ
thống quá trình xây dựng Làng văn hóa và kết quả của công cuộc này.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay - thực trạng và giải pháp của sinh viên Trần

Thị Kim Nhẫn (2008); Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang
hiện nay- Thực trạng và giải pháp của sinh viên Đỗ Thị Huyền Trang, khoa
Khoa học chính trị- Trường Đại học Cần Thơ (2009); các Luận văn đã đánh giá
thực trạng công cuộc xây dựng đời sống văn hóa, từ đó đưa ra những phương
hướng giải pháp cho những giai đoạn sau này.
Năm 2012, Nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn sách: Cơ sở Văn
hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về
tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, bao gồm các lớp văn hóa và các
giai đoạn văn hóa.
Năm 2013, sinh viên Phạm Thị Liên chuyên ngành Giáo dục Công dân
khoa Khoa học Chính trị Trường Đại học Cần Thơ đã bảo vệ thành công Luận
văn Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn ở thành phố Cần Thơ trong giai
đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp. Qua đó tác giả đã đưa ra những
phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông
thôn cho những giai đoạn sau này.
Luận văn Thạc sĩ Đời sống kinh tế - văn hóa của người Mông ở huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2000 của Hứa thị Hoàng
Anh, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (2013) đã làm rõ những
đổi thay trong đời sống vật chất tinh thần, xác định những đặc điểm cần bảo tồn
và phát huy trong quá trình gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc.

6


Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về
cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên. Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về văn hóa đã được
công bố là những nguồn tài liệu quý giá giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện công cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
(2001- 2013).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) với diện tích tự nhiên
368.94 km2 có16 đơn vị hành chính gồm 14 xã, 2 thị trấn và 274 xóm, bản,
tiểu khu.
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm nổi bật
những thành tựu của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong công cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, Luận văn đề cập tình hình kinh
tế, xã hội của huyện những năm trước đó.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, khái quát về huyện Phú Lương: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Lương trước năm 2001.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2001-2013),
rút ra một số nhận xét về thành tựu, hạn chế của công cuộc vận động xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (20012013). Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:

7


- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các bài viết, bài nói của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên,
của Huyện ủy Phú Lương.
- Các kế hoạch, báo cáo tổng kết, sơ kết của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Lương, Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Phú
Lương, Chi cục Thống kê huyện Phú Lương.
- Các sách và bài báo khoa học liên quan đến đề tài.
- Tài liệu khảo sát thực tế tại huyện Phú Lương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như:
thống kê, so sánh, điều tra, điền dã, phân tích.
5. Đóng góp mới của Luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về công cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá, khẳng
định tính đúng đắn của công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Phú Lương nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó rút ra một số
kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng trong những năm tiếp theo.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết Luận, Phụ Lục và Tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương nội dung:
Chương 1: Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trước khi tiến hành
công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Chương 2: Quá trình thực hiện công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (2001-2013)
Chương 3: Một số nhận xét về công cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên (2001-2013)

8



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguồn [57, tr.9]

9


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ LƢƠNG

Nguồn [57, tr.968]

10


Chƣơng 1
HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI
TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƢ
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng phía Bắc tỉnh Thái Nguyên,
trong tọa độ địa lí từ 210 36’ đến 210 55’ vĩ Bắc, 1050 37’ đến 1050 46’ kinh
Đông; phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), phía nam và đông nam
giáp thành phố Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Định Hóa, phía tây nam giáp
huyện Đại Từ, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ [57, tr. 969].
Từ ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Cạn và
Thái Nguyên. Huyện Phú Lương là 1 trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên; các xã Nông Thịnh, Thanh Bình, Yên Đĩnh, Quảng
Chu, Như Cố, Bình Văn, Yên Cư, Yên Hân, Nông Hạ và thị trấn Chợ Mới tách
khỏi huyện Phú Lương, sáp nhập về huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Cạn).

Hiện nay, huyện Phú Lương có 14 xã (Ôn Lương, Phú Đô, Yên Lạc, Tức
Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Hợp
Thành, Cổ Lũng, Yên Đổ, Yên Trạch) và hai thị trấn (Đu, Giang Tiên), huyện lị
đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22 km về phía bắc
(theo Quốc lộ 3).
Về địa hình: Nằm trong hệ thống kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh
Thái Nguyên, huyện Phú Lương thuộc phần cuối của cánh cung Ngân Sơn. Cho
nên, đồi núi của Phú Lương có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi thì
phần nhiều là các đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn
thoải, dạng đồi bát úp, hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang như
hiện nay. Địa hình của Phú Lương bao gồm ba vùng rõ rệt:

11


- Vùng núi cao, nằm ở phía Bắc của huyện. Đây là vùng có độ cao từ
500-1000 mét, độ dốc khoảng 25-300; phân bố chủ yếu ở một số xã như Yên
Ninh, Yên Lạc, Yên Trạch, Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương…
- Vùng đồi cao và núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao ở phía
Bắc và vùng gò đồi ở phía Nam, được phân bố chủ yếu ở 2 thị trấn Đu, Giang
Tiên, các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Vô Tranh… Vùng này thường có độ cao
trung bình từ 100 đến 300 mét, độ dốc khoảng từ 150 – 250.
- Vùng gò đồi thường tập trung ở phía Nam huyện, là vùng thấp và đồng
bằng, được phân bố chủ yếu ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm. Độ cao trung bình từ
30- 50 mét, độ dốc khoảng dưới 100.
Sự phân bố địa hình khá rõ nét thành các khu riêng biệt đã tạo điều kiện
thuận tiện cho việc phân vùng kinh tế trong huyện với ba vùng:
Vùng Tây Bắc, gồm 6 xã Hợp Thành, Ôn Lương, Phủ Lý, Yên Đổ, Yên
Ninh, Yên Trạch, tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, mở rộng diện tích chè,
trồng cây ăn quả, đảm bảo diện tích trồng cây lương thực.

Vùng phía Đông, gồm 4 xã Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc, mở
rộng diện tích chè, tăng diện tích chè cao sản, cải tạo diện tích chè hiện có,
trồng cây ăn quả, cây lương thực.
Vùng phía Nam, gồm 2 thị trấn Đu và Giang Tiên, các xã Sơn Cẩm, Động
Đạt, Cổ Lũng, Phấn Mễ tập trung đầu tư thâm canh cây lương thực, ổn định diện
tích chè, cây ăn quả, phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Về khí hậu: Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa
nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống
thấp, có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh,
khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có
mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220 C, tổng tích
nhiệt khoảng 80000 C). Lượng mưa trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm
trung bình 80%. Đặc biệt gió mùa đông bắc trung bình mỗi năm có khoảng từ

12


21- 22 đợt tràn qua làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột, nhất là vào đầu
tháng chín, tháng mười, cuối tháng tư, tháng năm. Điều này đã làm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, Phú Lương còn chịu
ảnh hưởng của thời tiết nồm vào mùa xuân, nóng khô vào mùa hè. Với khí hậu
trên, xưa kia các châu huyện Vân Lãng, Đại Từ và Phú Lương có cấy lúa bốn
mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác. Các huyện Tư
Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương và Bình Xuyên, khí lam chướng hơi nhẹ còn các
huyện khác thì nặng mà huyện Đại Từ và Võ Nhai nặng hơn cả [53, tr.162 -163].
Về giao thông đường bộ, huyện Phú Lương có 3 tuyến chính: Quốc lộ số
3 (Hà Nội- Cao Bằng) chạy suốt từ vùng phía Nam lên vùng phía Bắc huyện
qua địa bàn 8 xã, thị trấn (Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ, Đu, Động
Đạt, Yên Đổ, Yên Ninh); Đường 254 từ Km 31 lên Định Hóa; Quốc lộ 37 từ
ngã ba Bờ đậu (xã Cổ Lũng), qua địa bàn huyện Đại Từ sang tỉnh Tuyên

Quang…Các tuyến giao thông này mang lại cho huyện Phú Lương nhiều thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất của Phú Lương khá đa dạng, chủ yếu là đất Ferarit, đất đá
vôi, đất ruộng. Ngoài ra, ở Phú Lương còn có các loại đất cát, đất thịt, đất bùn,
.. Khu vực đất đồi rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như: cà
phê, chè, …và các loại cây dược liệu khác như: quế, hồi, …Trong đó, cây chè
là một loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng của Phú Lương. Ngoài ra, đây còn
là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lấy gỗ khác như:
keo, bạch đàn, mỡ…Vùng đồi còn là nơi rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại
gia súc như: Trâu, bò, dê ….Vùng đất ruộng và những bãi bồi ven sông là nơi
thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực trong đó quan trọng nhất là cây
lúa nước, ngoài ra là ngô, khoai, sắn, lạc…
Tài nguyên nước: Phú Lương có mật độ sông suối khá lớn, bình quân
0,2km/km2, nên nguồn tài nguyên nước ở đây khá dồi dào.

13


Sông Đu và các nhánh của nó nằm ở khu vực phía Bắc huyện, nhánh
chính dài khoảng 10km. Sông Đu được tạo bởi hai nhánh chính, một nhánh
được bắt nguồn từ đông bắc xã Hợp Thành, một nhánh bắt nguồn từ phía bắc
xã Động Đạt. Hai nhánh này hợp lưu ở phía trên thị trấn Đu, chảy dọc theo địa
bàn huyện, qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm. Tổng
chiều dài của hệ thống sông Đu khoảng 45 km. Sông Đu có vai trò quan trọng
đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Phú Lương. Hằng năm, con
sông này cung cấp cho đồng bào Phú Lương nhiều cá, tôm; từ xa xưa nhân dân
đã lưu truyền câu thành ngữ Cơm làng Giá, cá làng Đu. Hơn nữa, nguồn nước
của sông Đu có vai trò tưới tiêu cho những cánh đồng nhiều xã của huyện.
Sông Cầu, xưa còn gọi là sông Phú Lương, với tổng chiều dài 17 km chảy

qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm, là nguồn cung cấp nước
chủ yếu đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của các xã phía Nam huyện. Dưới thời
thuộc Pháp, sông Cầu là tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện Phú
Lương và của cả tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên do hầu hết các sông trên địa bàn huyện Phú Lương đều hẹp và
dốc nên trong mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều
thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Tài nguyên rừng: Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán
triều Nguyễn, ở Phú Lương Cỏ tranh, lá cọ, các loại mây, hậu phác sa nhân,
tre nứa, tre gai, tre hoa (tức ban trúc có vân tròn, hình trôn ốc, rất cứng rắn,
người ta dùng làm đòn càng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ xoan. Chè nam,
củ nâu, nhung hươu, mật gấu, sáp ong, chim công đều có [53, tr.181- 182]. Tuy
nhiên, trải qua thời gian, rừng cây bị phá, những sản vật quý cũng khan hiếm
dần. Hiện nay, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phong
trào trồng cây gây rừng được mở rộng, nhờ đó môi trường sinh thái được bảo
vệ và cải thiện.
Tài nguyên khoáng sản: Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất Đông Bắc,
Phú Lương có các loại khoáng sản sau:

14


Nhóm khoáng sản nguyên liệu: Than có ở nhiều xã, điển hình là mỏ than
Phấn Mễ có trữ lượng 2.177.000 tấn. Than Phấn Mễ rất nhiều chất bay hơi, có giá
trị cao. Từ năm 1905, thực dân Pháp đã tiến hành thăm dò và sau đó tiến hành
khai thác than ở xã Phấn Mễ một cách ồ ạt. [57, tr.970]. Trong Tiểu chí Thái
Nguyên, quan Công sứ Pháp Echinard viết ở mỏ than Phấn Mễ trung bình có 2000
tấn được xuất ra ngoài tỉnh mỗi tháng [57, tr.970].
Nhóm khoáng sản kim loại: Sắt, mangan, titan, thiếc…đặc biệt Titan
thuộc xã Động Đạt có trữ lượng 48,3 triệu tấn.

Nhóm nguyên liệu và vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét ximăng, sét gạch
ngói mà điển hình sét gạch ngói có ở các xã Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Vô Tranh.
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Phú Lƣơng
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi sau ngày giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ, nhân dân Phú Lương bắt tay vào
công cuộc tái thiết quê hương. Từ tình trạng nghèo đói sau chiến tranh, sản xuất
nông nghiệp mất mùa, năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, nền kinh tế
huyện Phú Lương từng bước ổn định và phát triển toàn diện. Nhờ sự cố gắng
nỗ lực của nhân dân trong huyện, năm 1977 sản lượng lúa của huyện đạt
12.982,342 tấn, diện tích trồng màu là 2.163,2 ha. Chăn nuôi được duy trì, đàn
trâu là 14.187 con, đàn bò là 307 con, ngựa 400 con, lợn 19.570 con, dê 414
con, cá thu hoạch được 30.786 kg [33,tr.1-2]. Từ khi có Chỉ thị số 100-CT/TW
(13/12/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm
và người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh hơn trước. Năm 1980, diện tích lúa
1.762 ha, đến năm 1982 đã tăng lên 2.020 ha. Sản lượng lúa xuân các năm cũng
đều tăng từ 3.167 tấn (năm 1980) lên 3.554 tấn (năm 1981) và 3.526 tấn (năm
1982). Diện tích cấy lúa mùa năm 1980 đạt 4.718 ha, năng suất 21,7 tạ, sản
lượng đạt 10.206 tấn; đến năm 1982, năng suất đạt 27 tạ/ha, sản lượng đạt

15


13.159 tấn [1, tr.205]. Năm 1985, tổng sản lượng lương thực của huyện đã
đạt 25.071 tấn (vượt 2%, riêng năng suất lúa vượt 4,7% so với chỉ tiêu Đại
hội Đảng bộ huyện đề ra [1, tr. 218]. Năm 1989, sản lượng quy thóc đạt 26.245
tấn, tăng 13,4 % so với 1986 [36, tr.1]. Năm 1994, sản lượng lương thực đạt
28.000 tấn, tăng 23,86% so với năm 1990, là năm đạt sản lượng lương thực cao
nhất từ trước đến nay [37, tr.1]. Từ năm 1995 đến năm 1999, tuy diện tích trồng

cây lương thực giảm gần 500 ha nhưng sản lượng quy thóc vẫn tăng bình quân
106 tấn mỗi năm, vượt 60 tấn so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra [1, tr.268].
Cây chè được xác định là cây công nghiệp mũi nhọn của huyện. Trong 5
năm (từ năm 1996 đến năm 2000), toàn huyện đã trồng được 585 ha, đưa tổng
diện tích trồng chè lên 3.368 ha, trong đó 2.865 ha đang thu hoạch. Năng suất
bình quân là 5,8 tạ chè búp khô trên 1 ha, tổng sản lượng chè toàn huyện là
13.800 tấn, đứng thứ hai toàn tỉnh [1, tr.268]; Cây chè tập trung ở bốn xã phía
Đông của huyện: Vô Tranh, Tức Tranh, Yên Lạc, Phú Đô; Với việc tăng diện
tích và sản lượng chè đã tạo nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của nhân dân.
Năm 1986, huyện trồng được 183 ha rừng, chăm sóc 440 ha, khoanh
nuôi rừng 103 ha/300 ha, gieo ươm cây con vụ đông 800.000 [34, tr.2]. Từ năm
1991 đến năm 1995, huyện đã khoanh nuôi, bảo vệ gần 5700 ha rừng, giao gần
10.000 ha đất rừng cho các hộ quản lí, tổ chức trồng mới gần 4000 ha rừng các
loại [34, tr.251]. Năm 2000, huyện thành lập được 15 ban quản lí bảo vệ rừng ở
xã, thị trấn, xây dựng 220 tổ, đội quản lí bảo vệ rừng của các xóm, bản; tiến
hành đo giao 1.016,5 ha đất lâm nghiệp, hoàn chỉnh hồ sơ để cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1570 hộ tại 11 xã [82, tr.2]. Nhờ thực
hiện tốt các Chương trình 327, Dự án 661, diện tích trồng rừng, khoanh nuôi và
bảo vệ tốt, độ che phủ cao. Về cơ bản, huyện Phú Lương không còn hiện
tượng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Tuy nhiên, tình trạng khai thác chế
biến, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xẩy ra. Năm 2000, huyện đã xử lí
172 vụ, thu nộp vào ngân sách 84.237.00 đồng tiền phạt [82, tr. 2].

16


Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn đầu
của thời kì đổi mới gặp nhiều khó khăn, mặt hàng ít, chưa tương xứng với tiềm
năng nguyên liệu sẵn có của địa phương. Mặt hàng chủ yếu là các loại mây, tre
đan, mành cọ. Năm 1986, mành cọ đạt 47.913 m2, mành nứa 3.912m2, tăm

mành 13 tấn, chảo gang 888 cái, gạch nung 13 triệu viên, ngói 50 vạn viên,
than 1.500 tấn [34, tr.2]. Từ năm 1991 đến năm1995, ngành sản xuất vật liệu
xây dựng phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Gạch làng
Phan không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn sang các tỉnh khác bởi chất lượng
bền, đẹp. Sản lượng gạch sản xuất không ngừng tăng, tạo công ăn việc làm cho
hàng ngàn lao động của địa phương. Mười năm đổi mới (từ năm 1986 đến năm
1995), được sự quan tâm của Tỉnh và Trung ương, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp tiếp tục phát triển ở một số lĩnh vực như: sản xuất vật liệu xây dựng, gia
công cơ khí, chế biến chè, chế biến gỗ…Đến năm 1999, giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vươn lên đạt 87,6 tỉ đồng; năm 2000, đạt 90,3 tỉ
đồng. Tuy nhiên, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lí còn nhỏ
bé về quy mô và tỉ trọng đầu tư về cơ bản còn ít; toàn huyện có khoảng 390 cơ
sở sản xuất, bình quân 2 - 3 lao động/cơ sở [81, tr.7]; Sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng về quy mô, đa dạng về ngành
nghề, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Các ngành Thương mại - Dịch vụ, Tài chính, Ngân hàng, Giao thông vận
tải trong những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, do những tác động của
tình hình thế giới cũng như khó khăn của đất nước, nên hoạt động đều gặp
nhiều khó khăn về định hướng kinh doanh, vốn, thị trường…Năm 1992, thực
hiện chủ trương của Tỉnh về sắp xếp lại các đơn vị kinh tế quốc doanh đã bàn
giao các đơn vị về Tỉnh theo ngành. Các đơn vị sau khi được bàn giao về ngành
đã tổ chức khẩn trương ổn định tổ chức, đáp ứng được những mặt hàng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Giá cả thị
trường được giữ vững và ổn định.

17


Giai đoạn 1991-1995, kinh tế huyện Phú Lương đã từng bước vượt qua
khó khăn, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế

thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Bắt đầu từ năm 1992, hoạt động thương
nghiệp, dịch vụ không chỉ phát triển ở các thị trấn, thị tứ mà đã lan rộng về
nông thôn. Các hoạt động thương nghiệp phát triển góp phần cung cấp những
hàng hóa thiết yếu cho đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Chợ phiên là nơi
giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa, lớn nhất là chợ Đu. Hệ
thống chợ trên địa bàn hoạt động sôi nổi. Các thành phần kinh tế chấp hành
tương đối tốt các chế độ của Nhà nước về kinh doanh thương mại. Giá cả các
mặt hàng tương đối ổn định. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng sống của
nhân dân trong huyện. Ngành tài chính, ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực;
tổ chức tốt công tác huy động và phát công trái xây dựng Tổ quốc, công trái giáo
dục, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, đảm bảo vốn vay
an toàn, không có nợ xấu, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương.
Năm 2000, toàn huyện có 650 km đường liên xóm, 90 km đường liên xã.
Một số tuyến đầu tư cải tạo có chất lượng tốt, chỉ còn 15 xóm xe vận tải cơ giới
chưa vào được. Tổng các loại vốn đầu tư cho giao thông trong 5 năm (từ năm
1995 đến năm 2000) là 6,7 tỉ đồng [42,tr.4]. Đến tháng 6 năm 2000, điện lưới
quốc gia đến 12 xã, thị trấn, 15.641 hộ được dùng điện, đạt 70% tổng số hộ
được dùng điện. Tổng số vốn đầu tư cho mạng lưới điện nông thôn là 4.813
triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 1.964 triệu đồng, nhân dân đóng góp
2.849 triệu đồng [1, tr.271]. Một số xã tạo điều kiện để nhân dân vay vốn đầu
tư xây dựng điện đạt kết quả tốt. Đây là một trong những biện pháp quan trọng,
có hiệu quả để phủ nhanh mạng lưới điện trên địa bàn. Toàn huyện đã xây dựng
mới 4 công trình, khôi phục 2 công trình thủy lợi, đưa diện tích tưới nước chủ
động lên 224,3 ha, tăng 204,3 ha so với năm 1996.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Trước năm 1945, Phú Lương có chưa tới 10.000 người; trong thời kì
kháng chiến chống Pháp có khoảng: 13.700 người, trong những năm 70 của

18



×