ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHÙNG TRUNG KIÊN
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
(2001 - 2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHÙNG TRUNG KIÊN
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
(2001 - 2013)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Loan
Thái Nguyên - 2016
10 năm 2016
ận văn
Phùng Trung Kiên
i
T
- TS.
Nguyễn Thị Quế
ỡ
Trong th
ệ
ện Đị
văn.
10 năm 2016
ận văn
Phùng Trung Kiên
ii
Trang
Trang bìa phụ
........................................................................................................ i
........................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt ..................................................................... iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
3 .Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ..........................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................8
6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................9
7. Kết cấu của luận văn .........................................................................................9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ..11
1.1. Vị trí địa lý, điêu kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.........11
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..............................................................11
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................14
1.2. Truyền thống đấu tranh................................................................................18
1.3. Kinh tế - xã hội ............................................................................................21
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................29
Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN CƯ Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH
THÁI NGUYÊN (2001 – 2013) ........................................................................30
2.1. Chủ trương của Trung ương về việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư ..................................................................................................................30
2.1.1. Khái niệm văn hóa dân cư và xây dựng đời sống văn hóa dân cư ...........30
2.1.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư .............................34
2.1.3. Nội dung cơ bản của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư .................................................................................40
2.2. Quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
huyện Định Hóa ..................................................................................................43
iii
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................54
Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA Ở KHU DÂN CƯ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN .....55
3.1. Kết quả .........................................................................................................55
3.1.1. Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển,
chung sức xây dựng nông thôn mới ...................................................................55
3.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng lành mạnh, phong
phú; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy ........................................61
3.1.3. Sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện dân số kế
hoạch hóa gia đình ..............................................................................................68
3.1.4. Môi trường cảnh quan từng bước được xây dựng sạch đẹp .....................72
3.1.5. Dân chủ được phát huy; ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân được nâng cao; cơ
sở chính trị được xây dựng vững mạnh ..............................................................75
3.1.6. Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng ...................................79
3.2. Những hạn chế .............................................................................................81
3.3. Một số vấn đề đặt ra cho những giai đoạn tiếp theo nhằm nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa dân cư huyện Định Hóa ...............................................84
Tiều kết chương 3 ...............................................................................................90
KẾT LUẬN........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................97
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ANTT
An ninh trật tự
ATK
An toàn khu
BCĐ
Ban chỉ đạo
BVĐ
Ban vận động
BVHTTVDL
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
CLB
Câu lạc bộ
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
HĐND
Hội đồng nhân dân
KDC
Khu dân cư
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
KHKT
Khoa học kỹ thuật
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
UBMTTQ
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBTWMTTQ
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa ........................................... 15
Bảng 1.2: Tình hình phát triển của ngành Giáo dục trong 3 năm học(2004 –
2005; 2005 – 2006; 2008 – 2009) ..................................................... 24
Bảng 3.1. Kết quả xây dựng gia đình văn hóa từ năm 2011 đến năm 2015 .... 62
Bảng 3.2. Kết quả xây dựng Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóatừ năm 2011
đến năm 2015 .................................................................................... 63
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm học về phong trào“Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”(2012 - 2013) ................... 69
v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển kinh
tế có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối
các hành vi của mỗi con người trong toàn xã hội. Với tính lịch sử, các giá trị,
chuẩn mực đó được lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của
dân tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho mỗi dân tộc, bao gồm
chính trị, đạo đức, pháp luật, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế văn
hóa, tập quán, lối sống, tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu
tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
không ngừng hoàn thiện mình. Vǎn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng,
vǎn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại,
làm cho vǎn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi
lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị lần thứ hai UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IV (3/5/1995)
quyết định mở cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư, ban hành Thông tư số 04-TT/MTTW ngày 3/5/1995 để hướng dẫn
thực hiện Cuộc vận động.
Sau 4 năm thực hiện, tháng 1/1999, Ban Thường thực Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư số 01-TT/MTTW hướng dẫn để
1
tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bổ sung và cụ thể hóa những nội
dung, yêu cầu mới vào cuộc vận động. Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên địa bàn khu dân
cư có nhiều cuộc vận động với những tên gọi khác nhau. Để thống nhất trong tổ
chức thực hiện, ngày 12/6/2001 Chính phủ và Ban thường trực Đoàn Chủ tịch
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất Cuộc vận động
Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với phong trào Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành tên gọi mới là Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ
trì, nối tiếp Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu
dân cư trước đây.
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư góp phần đẩy mạnh
việc phối hợp giữa chức năng quản lí của Nhà nước với vai trò làm chủ của
nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng từ khu dân cư, phát huy ý chí tự lục tự cường, khơi dậy mọi tiềm năng
và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, một tập thể và của cả cộng đồng tạo
thành sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Với những ý nghĩa quan trọng đó, từ khi phát động, cuộc vận động đã được
các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình và tham gia thực hiện. Cuộc vận
động đã khơi dậy truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, sức mạnh nội lực
ngay trong mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư; tạo tiền đề và điều kiện cho
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của
nhân dân thông qua hình thức tự quản ở cơ sở, góp phần xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh ở cơ sở, theo phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra.
2
Tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, nhận thức sâu sắc ý nghĩa của cuộc
vận động hàng năm, căn cứ chương trình công tác Mặt trận, kế hoạch, hướng
dẫn của UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, UB Mặt trận Tổ quốc Huyện
xây dựng kế hoạch, hướng dẫn phối hợp với các ban, ngành, các tổ chức chính
trị, UB Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả
cuộc vận động bằng nhiều hình thức biện pháp cụ thể với chủ trương hướng
mạnh mọi hoạt động về địa bàn khu dân cư, chăm lo lợi ích thiết thực của các
hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tạo đà cho công tác vận động quần
chúng tham gia phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hóa cũng như
các phong trào khác.
Vì vậy, nghiên cứu về cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, vừa có giá trị về
mặt thực tiễn đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Định Hóa. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả chọn vấn đề Công cuộc
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
(2001 - 2013) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Nhân văn chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam.
2 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa mới ở Việt Nam từ trước tới nay đã được
đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
Ngay từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định quan điểm
về cách mạng văn hóa. Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh,
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khởi thảo và được công bố năm
1943 trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đang lan rộng và ngày càng ác
liệt. Từ nhận thức đúng vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã
hội và của phong trào cách mạng, Đề cương xác định: vǎn hóa bao gồm cả tư
tưởng, học thuật, nghệ thuật; nền tảng kinh tế và chế độ kinh tế của xã hội
quyết định toàn bộ vǎn hóa của xã hội đó. Vǎn hóa là một trong ba mặt trận
3
(kinh tế, chính trị, vǎn hóa); cùng với làm cách mạng chính trị, còn phải làm
cách mạng vǎn hóa; có lãnh đạo được phong trào vǎn hóa, Đảng mới định
hướng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả. Với bối cảnh
xã hội Việt Nam lúc đó, khi “vǎn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn
có tính cách thuộc địa” thống trị, thì sự ra đời của “Đề cương về văn hóa Việt
Nam” (1943) là cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng; là ngọn đuốc sáng soi
đường, chỉ lối và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn
hóa, văn nghệ cho toàn Đảng, toàn dân và cuộc đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.
Đề cương đã xác định nền văn hóa dân chủ mới của Việt Nam phải được xây
dựng theo ba tính chất cơ bản: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa [18].
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã phát động phong trào "Xây dựng đời sống mới". Ngày
3/4/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm
sau (20/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đời sống mới" với bút
danh là Tân Sinh để chỉ đạo và động viên phong trào. Tác phẩm này được Ủy
ban vận động đời sống mới Trung ương cho xuất bản, coi đây là tài liệu tuyên
truyền học tập của các cấp chỉ đạo và của toàn dân. Khái niệm Đời sống mới
được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống
mới”. Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai
trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống. Chính vì vậy, việc xây
dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối sống
mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựng được
lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm cao
của văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ ngày 16 đến ngày 20/7/1948,
Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 được triệu tập, thông qua báo cáo Chủ
nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh trình bày.
Bản báo cáo nêu rõ lập trường văn hóa Mácxít, tính chất và nhiệm vụ văn hóa
4
dân tộc dân chủ; phê phán những khuynh hướng và quan điểm văn hóa thực
dân, phong kiến, tư sản; xác định thái độ đúng đắn của những người làm công
tác văn hóa kháng chiến. Mọi hoạt động văn hóa trong kháng chiến đều hướng
theo phương châm “văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa”.
Năm 2001, trong cuốn “Việt Nam trong thế kỷ XX”, do NXB Chính trị Quốc
gia xuất bản (tập3), đã tập hợp các bài viết của các tác giả về các vấn đề kinh tế,
văn hóa, xã hội. Trong đó đáng chú ý là bài viết:
- “Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của con người Việt
Nam trong thế kỉ XX” của PGS.TS Đỗ Long, Viện Tâm lý học. Trong báo cáo
này, tác giả đã đề cập đến các nội dung: Giao lưu và sự phát triển con người;
Giao lưu văn hóa và sự chuyển biến từ con người nông dân đến con người
chiến sĩ; Con người Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong bối cảnh giao lưu văn
hóa và phát triền thông tin. Tác giả phân tích sâu sắc đặc trưng của người Việt
Nam nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng; sự chuyển biến trong đời sống
văn hóa từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cũng trong bài viết tác giả
nêu rõ: “Phong trào xây dựng Đời sống mới đề ra nhiệm vụ trước hết là cải tạo
đời sống văn hóa cũ, khẳng định đời sống văn hóa mới trong các tầng lớp quần
chúng nhân dân, chống hủ tục, xây mỹ tục, chống mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu
chè, xây nếp sống vệ sinh, văn minh, khoa học, chống hành vi xam phạm, bạo
lực đối với con người, trước hết là đối với phụ nữ, xây quan hệ ứng xử tốt đẹp
giũa người với người từ trong gia đình, làng xã, phố phường đến toàn xã hội”
[53, tr. 421].
Trong kỷ yếu Hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” các tỉnh miền Bắc (Hà Nội – 11/2002) đã đưa ra các nội dung sơ
kết tình hình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” trong 2 năm (2000 – 2002). Các tác giả đã đánh giá công tác chỉ đạo, điều
hành của Ban chỉ đạo trung ương về: công tác triển khai các chủ trương của
Đảng, Chính phủ về cuộc vận động này; công tác chỉ đạo tổ chức lễ phát động
5
phong trào; công tác chỉ đạo địa phương kiện toàn hệ thống chỉ đạo phong trào;
việc tổ chức các hội nghị giao ban phong trào; công tác tuyên truyền, hướng
dẫn các địa phương.
Trong báo cáo tổng kết 5 năm (2000 – 2005) triển khai thực hiện phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Kỷ yếu Hội nghị toàn
quốc tổng kết 5 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
do Ban chỉ đạo phong trào tổ chức vào tháng 11/2005), cũng đã đánh giá về
công tác chỉ đạo triển khai phong trào của các cấp, các Ban, ngành, đoàn thể ở
Trung ương, cũng như hoạt động chỉ đạo của Ban chỉ đạo các địa phương…
Đối với huyện Định Hóa, việc tìm hiểu về “Công cuộc xây dựng đời sống
văn hóa dân cư ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2013)” từ trước tới
nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống. Tuy nhiên trong
từng lĩnh vực, khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu đã có đề cập tới một
cách trực tiếp hay gián tiếp như cuốn:“Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hóa”
cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện. Ngoài ra có một số đề tài luận văn đã nghiên cứu về Định Hóa
nhưng chủ yếu là đề cập đến kinh tế - xã hội, văn hóa các dân tộc của huyện
Định Hóa.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về “Công cuộc xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2013) là một vấn
đề cần thiết.
3 .Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
ận dụ
-
ựng
đời sống văn hóa ở
ộc
6
xây dựng đời sống văn hóa ở
ừ
năm 2001 đến năm 2013.
- Đánh giá kết quả đã dạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề ra một số
biện pháp nhằm thực hiện Công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
huyện Định Hóa đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Nhiệm vụ đề tài
Để thực hiện nhiệm vụ trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khái quát về lịch sử hành chính, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư,
kinh tế, xã hội của huyện Định Hóa.
- Làm rõ quá trình triển khai và các hoạt động thực hiện công công cuộc
xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của công cuộc xây dựng đời
sống văn hóa dân cư ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Trình bày một số vấn đề đặt ra cho các giai đoạn tiếp theo trong công
cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2001 đến năm 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên gồm 24 xã, thị trấn,
với 435 khu dân cư.
- Về thời gian : Từ năm 2001 đến năm 2013. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu
của đề tài, Luận văn còn đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong
những năm trước đó.
7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
+ Nguồn tư liệu thành văn bao gồn:
- Tài liệu kinh điển Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
- Văn kiện, Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề văn hóa.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư của Chính phủ, UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
của các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư của Tỉnh ủy, UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái
Nguyên và huyện Định Hóa.
- Các báo cáo thường niên, báo cáo theo từng giai đoạn của công cuộc xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư của UB Mặt trận Tổ quốc huyện Định Hóa.
- Các công trình khoa học, các bài viết đã được đăng trên các sách, tạp chí
có liên quan đến đề tài.
+ Nguồn tư liệu điền dã: Do tác giả tự thu thập trong quá trình đi thực địa
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu
được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Bằng phương pháp lịch sử,
trên cơ sở thu thập và xử lí tài liệu, tác giả trình bày hệ thống về quá trình xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở huyện Định Hóa. Trên cơ sở phân tích
các sự kiện lịch sử, tác giả rút ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế của
công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở huyện Định Hóa.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
thống kê, tổng hợp, các phương pháp liên ngành như: điền dã để quan sát
8
những kết quả đạt được và sự thay đổi của khu dân cư sau những năm thực hiện
công cuộc xây dựng đời sống văn hóa.
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về công
cuộc xây dựng đời sống văn hóa dân cư ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Luận văn đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện
công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên; phân tích nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp giúp đỡ địa phương nghiên cứu mở rộng nâng cao chất lượng của
công cuộc xây dựng đời sống văn hóa trong thời kỳ mới.
- Dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ
thông trên địa bàn huyện Định Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Quá trình thực hiện công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2013).
Chương 3: Đánh giá công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (2001 - 2013).
9
Nguồn: 55
10
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lý, điêu kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Định Hóa được hình thành từ rất sớm. Thời Hùng Vương, Định Hóa thuộc
Bộ Vũ Định. Thời Đường thuộc đất châu Long và châu Võ Nga, thời Lý là
châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Thời thuộc Minh, Định Hóa thuộc huyện
Tuyên Hóa, châu Thái Nguyên. Dưới thời Lê sơ, Tuyên Hóa thuộc Bắc đạo,
năm Quang thuận thứ 7, Tuyên Hóa thuộc Thái Nguyên thừa tuyên. Năm
Quang Thuận thứ 10 đổi thành Ninh Sóc thừa tuyên. Đến thời Hồng Đức, châu
Tuyên Hóa thuộc xứ Thái Nguyên. Đến thời vua Gia Long, châu Tuyên Hóa
được đổi thành châu Định Hóa, thuộc phủ Phú Bình. Theo sách Đại Nam Nhất
thống chí chép lại, châu Định đông tây cách nhau 172 dặm, bắc nam cách nhau
98 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm, phía tây đến địa giới
châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía nam đến địa giới huyện Văn
Lãng 146 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thông Hóa 47 dặm. Xưa là đất bộ
Vũ Định, thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hóa, sau đổi thành châu Định
Hóa, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị…
Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm 1438
huyện Đinh Hóa đổi thành châu Định Hóa thuộc phủ Phú Bình trong số 9
huyện châu. Định Hóa lúc đó có 40 xã, 12 trang.
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1832), châu Định Hóa thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1836) cắt 4 huyện là Định Châu, Văn
Lãng, Đại Từ, Phú Lương đặt thành phủ Tòng Hóa và đặt chức Lưu quan. Địa
giới phủ Tòng Hóa: cách tỉnh 99 dặm về phía tây, đông tây cách nhau 153 dặm,
nam bắc cách nhau 187 dặm. Phía đông đến Đồng Hỷ phủ Phú Bình. Phía tây
đến địa giới huyện Sơn Dương, tỉnh Sơn Tây và châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
11
Quang. Phía nam giáp huyện Phổ Yên, phủ Phú Bình. Phủ Tòng Hóa gồm có 9
tổng và 36 xã. Từ đó dến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Định Hóa có
8 tổng với 30 xã và 1 thị trấn. Đó là các tổng: Định Biên Thượng, Định Biên
Trung, Định Biên Hạ, Khuynh Kỳ, Thanh Điểu, Phượng Vĩ Thượng, Phượng
Vĩ Trung và Phượng Vì Hạ.
Sau Cách mạng tháng Tám, Định Hóa thuộc phủ Ngô Quyền, tháng 6 năm
1945 đổi thành phủ Vạn Thắng. Năm 1948 phủVạn Thắng đổi thành huyện
Định Hóa và giữ nguyên cho đến ngày nay. Hiện nay, huyện Định Hóa gồm 1
thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình
Yên, Bộc Nhiêu, Định Biên, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Phú Tiến, Phúc Chu,
Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung
Hội, Trung Lương).
Huyện Định Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, là căn cứ điạ cách mạng, An toàn khu, Thủ đô kháng chiến của cả
nước trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ghi nhận những
đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa,
Đảng và Nhà nước đã phong tặng huyện Định Hóa và 17/24 xã, thị trấn danh
hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ”; 24/24 xã, thị trấn của huyện được công nhận là xã ATK (An toàn khu)
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trung tâm huyện Định Hóa nằm cách thành phố Thái Nguyên 50km, phía
bắc giáp với huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; Phía đông giáp huyện Đại Từ và
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; Phía tây giáp huyện Sơn Dương tỉnh
Tuyên Quang. Huyện Định Hóa có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã và 01 thị
trấn với 435 thôn bản, có 17 xã và 13 thôn, xóm đặc biệt khó khăn.
Địa hình Định Hóa khá phức tạp và tương đối hiểm trở, có nhiều đồi núi;
thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên địa
hình huyện Định Hóa được chia làm hai vùng: Vùng núi cao bao gồm các xã
12
khu vực phía Bắc (Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim
Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu) đây là vùng có nhiều dãy núi cao từ 200 mét –
400 mét so với mặt nước biển. Vùng núi thấp bao gồm: thị trấn Chợ Chu và
các xã thuộc khu vực phía Nam (Bảo Cường, Trung Hội, Trung Lương, Tân
Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Thanh Định, Bình Yên, Điềm
Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, Bộc Nhiêu, Phú Tiến, Bình Thành). Đây là vùng đồi núi
đất, độ cao trung bình từ 50 mét đến dưới 200 mét có nhiều rừng và cánh đồng
tương đối rộng, đát đai khá phì nhiêu nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ hai mùa rõ rệt.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình khoảng 280C, mùa lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 150C. Nhiệt độ
cao tuyệt đối là 39,50C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 30C (tháng 1), biên độ nhiệt
ngày đêm khá lớn (>70C). Ngoài hai mùa hè kể trên khí hậu Định Hóa còn có
giai đoạn chyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân thời tiết ấm dần lên,
mùa thu nhiệt độ trung bình giảm dần, chuyển từ trạng thái nóng ẩm sang trạng
thái khô hanh. Với nền nhiệt độ như trên, các loại cây ăn quả nhiệt đới phát triển
rât tốt. Đối với các cây trồng ngắn ngày có thể trồng hai, ba vụ trong năm.
Huyện Định Hóa có ba con sông chính, con sông lớn nhất là sông Chu, đây
là hệ thống sông lớn nhất chảy dài uốn lượn trên 100 km phân bố trên 2/3 lãnh
thổ huyện Định Hóa. Sông Chu được hợp lưu bời nhiều ke suối nhỏ bắt nguồn
từ các sườn núi phía tây và phía bắc huyện, với 3 nhánh chính là suối Chao,
suối Múc, suối Tao; đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất. Sau đó
chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu ở Chợ Mới
(tỉnh Bắc Cạn). Sông Chu có lưu vực rộng 437 km2, lưu lượng nước bình quân
trong năm 3,06m3/h. Sông Công (phần trên đất Định Hóa là thượng nguồn) có
hai nhánh chính. Nhánh thư nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua xã
Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thư hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát, xã Phú
Đình chảy qua xã Phú Đình, hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi
13
chảy qua xã Minh Tiến huyện Đại Từ. Tổng diện tích lưu vực trên địa bàn là
128 km2, lưu lượng nước bình quân 3,06 m3/h. Sông Đu (phần chảy trên địa
bàn huyện thuộc thượng nguồn) bắt nguồn từ xã Yên Trạch (huyện Phú Lương),
đoạn chảy qua xã Phú Tiến (Định Hóa) dài khoảng 3,5km, sau đó chảy dọc
phía tây huyện Phú Lương, hòa vào sông Cầu ở xã Sơn Cẩm(huyện Phú
Lương). Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70km2. Lưu lượng nước bình quân
1,68m3/h. Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn huyện Định Hóa còn có nhiều
khe suối nhỏ len lỏi quanh các khu rừng, các cánh đồng thuộc các thôn bản.
Sông suối Định Hóa trước đây lưu lượng nước còn lớn còn có giá trị giao thông
đẻ bà con các dân tộc đóng mảng, bè chở gỗ nứa về xuôi, nhưng đến nay lưu
lượng nước giảm nhiều vì vậy không còn giá trị về mặt giao thông đường thủy.
Nhưng hệ thống sông suối phân bố khá đòng đều nên có vai trò quan trọng
trong việc tưới tiêu gần 7.200 ha đất canh tác, còn là nơi cung cấp nguồn phù sa
cho đồng ruông trong mùa mưa lũ, đồng thời là nguồn nước phục vu nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa.
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất đai dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng của
tỉnh Thái Nguyên và cơ sở phân loại, đánh giá theo PAO, UNESSCO huyện
Định Hóa có 6 nhóm đất với 11 loại chính.
Nhóm đất: Nhóm phù sa; nhóm đất dốc tụ; nhóm đất đên và màu thẫm;
nóm đất vàng xám; nhóm đất đỏ nâu vàng; nhóm đất mới biến đổi
Loại đất có 11 loại đất chính: Đất phù sa không được bồi đắp; Đất phù sa
ngòi suối; Đất thung lũng do sản phẩm dóc tụ; Đất nâu đỏ trên đá macma trung
tính và bazơ; Đất đỏ vàng trên đá biến chất; Đất đỏ vàng trên đa phiến thạch;
Đất đỏ vàng trên macma axít; Đất vàng nhạt trên đá cát; Đất vàng trên phù sa
cổ; Đất mun vàng đỏ trên đá macma axít; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
Theo số liệu thống kê năm 2009, huyện Định Hóa có tổng diện tích tự
nhiên là: 52.075ha; trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.903,83 ha
14
chiếm 76,1% diện tích tự nhiên tăng so với năm 2000 là 6.878,6 ha(tăng chủ
yếu ở diện tích đất lâm nghiệp).
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa
Đơn vị: Ha
Tăng (+); giảm (-)
TT
Loại đất
Tổng DTTN
1
1.1
Đất nông
nghiệp
Đất SX nông
nghiệp
1.2
Đất lâm
nghiệp
1.3
Đất nuôi
trồng thủy sản
1.4
Đất nông
nghiệp khác
2
Đất phi nông
nghiệp
Đất ở
2.1.
2000
2005
1/1/2010
52.075,9
51.109,4
51.351,4
20052000
-966,4
32.025,2
35.600,9
45.629,7
3.575,7 10.028,7
9.185,9
10.079,8
11.142,9
893,8
1.063,1
22.154,0
24.792,0
33.595,2
2.638,0
8.803,2
677,0
721,9
891,6
44,9
169,7
8,3
7,9
-0,4
-7,9
2.160,0
2.318,0
2.702,7
158,0
384,7
773,1
818,4
1.041,4
45,3
223,0
20102005
242,0
2.2
Đất chuyên
dùng
713,0
734,3
969,1
21,3
234,8
-
Đất tôn giáo
0,3
0,3
0,4
0,0
0,1
-
Đất nghĩa
trang, nghĩa
địa
54,0
55,1
59,5
1,1
4,4
-
Đất sông suối
và MNCN
658,8
678,9
631,2
20,1
-47,8
3
Đất chưa sử
dụng
17.890,7
13.190,5
3.019,0
-10.171,5
4.700,2
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Định Hóa
15
Tài nguyên khoáng sản ở huyện Định Hóa khá phong phú, gồm có: Sắt
limonit ở xã Bộc Nhiêu, Bình Thành; Man Gan, sắt ở xã Phú Tiến; Ti tan, sa
khoáng ở xã Sơn Phú; Đá granit có ở xã Phú Đình. Tuy nhiên các khoáng sản
này trữ lượng không lớn và chưa đủ tuổi khai thác. Vì vậy, đến nay trên địa bàn
huyện nay mới chỉ khai thác đá vôi cà cát sỏi để sản xuất vật liệu xây dựng ở
địa phương.
Về tài nguyên rừng, toàn huyện có diện tích đất lâm nghiệp là 27.483,74 ha.
Trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 24.112,8 ha. Rừng tự nhiên có diện tích là
15.732,7 ha, chủ yếu là rừng phục hồi tập trung ở khu vực núi cao, có độ dốc
lớn, trữ lượng gỗ từ 50 – 100m3/ha với những loại cây có giá trị kinh tế thấp
như gỗ, tre, nứa, song, mây, cọ và một số lâm sản khác. Ngoài giá trị kinh tế,
rừng tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ, bảo vệ đất đai,
duy trì nguồn nước cho sông suối, có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và góp
phần tạo nên cảnh quan kỳ thú; Rừng trồng có diện tích là 8.380 ha, chủ yếu là
cây làm nguyện liệu như: Keo lai, bạch đàn…Tăng trưởng bình quân chỉ đạt
dưới 10m3/ha/năm.
Định Hóa có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao đã tạo nên
vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, cùng với sự đa dạng về thực vật đã tạo nên
cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch
sinh thái bao gồm:
Hồ Bảo Linh là hồ nhân tạo thuộc xã Bảo Linh, được xây dựng từ năm
1992 với mục đích thủy lợi và khai thác thủy sản. Hồ khá rộng diện tích mặt
nước lên tới 80 ha, dung tích hữu ích 5,8 triệu m3. Đây là điểm lý tưởng phục
vu du lịch sinh thái.
Thác Khuôn Tát thuộc xã Phú Đình cách nhà tưởng niệm Tỉn Keo 1 km về
phía Tây Nam. Đây là một thác nước cao 7 tầng qua các dãy núi hoa cương ở
dưới chân Đèo De. Thác vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh nằm
giữa rừng đặc dụng với hệ sinh thái rừng đa dạng. Đây sẽ là điểm nhấn quan
trọng về du lịch sinh thái trong tương lai.
16
Động Chùa Hang (Bảo Cường) gần thị trấn Chợ Chu. Đây là một cảnh đẹp
thiên tạo có ý nghĩa tâm linh. Hàng năm Chùa Hang đều tổ chức lễ hội nên thu
hút du khách đến tham quan. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp du khách có
thể tham gia hoạt động leo núi.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, các công trình
kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán, đặc sản của các dân tộc. Đặc biệt
vùng ATK là Thủ đô kháng chiến. Hiện nay Định Hóa có 128 điểm di tích,
trong đó có 12 điểm được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích cấp quốc gia như:
Khau Tý, Khuôn Tát, Tỉn Keo, Đèo De, Núi Hồng, Bảo Biên... trong đó có 4
điểm được xếp hạng cấp tỉnh... Những địa danh mà tên đất, tên làng đã nổi
tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Định Hóa. Đây là
những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch địa phương.
Những năm tháng kháng chiến, các cơ quan Trung ương, quân đội và nhân
dân khắp nơi tản về Định Hóa tạo nên sự giao thoa văn hóa độc đáo giữa các
dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, hơn 60 năm đã
qua đi, nhưng những kỷ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ cùng
ăn cùng ở với đồng bào, Định Hóa trở thành nơi gắn bó, thân quen với nhiều
cán bộ và đòng bào cả nước. Nhiều di sản văn hóa của Định Hóa đã trở nên nổi
tiếng như nhà sàn Định Hóa (hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng dân tộc học),
nghệ thuật múa rối Tày Thẩm Rộc (Bình Yên) được cử đi tham dự liên hoan
nghệ thuật múa rối dân tộc quốc tế (tổ chức tại bảo tàng dân tộc học); Lễ hội Lồng
Tồng được duy trì và tổ chức thường niên vào đầu xuân hàng năm, cùng với các di
sản văn hóa phi vật thể khác như các làn điệu hát sli, hát lượn, then, dân ca, dân vũ
và những phong tục, những sản vật và các món ăn dân tộc là sản vật mang đặc
trưng của Việt Bắc là những tiềm năng du lịch của địa phương.
Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho du lịch Định Hóa còn
hạn chế. Vì vậy, du khách đến với Định Hóa chủ yếu đi về trong ngày nên thu
nhập từ dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ chưa cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.
17