Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.44 KB, 20 trang )

Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể
thiếu được của nền giáo dục Việt Nam, là phương tiện góp phần vào sự nghiệp giáo
dục con người phát triển nhân cách một cách toàn diện. Chính vì vậy nhà trường
phổ thông là cái nôi để các em rèn luyện, nhằm góp phần vào việc nâng cao tầm vóc
con người Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luyện
tập Thể dục thể thao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, củng cố và
tăng cường sức khỏe, đồng thời Thể dục Thể thao có tác dụng rèn luyện và phát
triển con người một cách hài hòa cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Điền kinh là môn thể thao gần gủi với hoạt động tự nhiên của con người.
Điền kinh có nguồn gốc trực tiếp từ lao động sản xuất do yêu cầu đảm bảo và duy
trì cuộc sống, củng cố sức khỏe, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó,
điền kinh là một môn thể thao có bề dày lịch sử lâu đời nhất, với nội dung hoạt
động phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau như chạy, nhảy, ném, đẩy … thu
hút được nhiều người tham gia tập luyện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Tập luyện Điền
kinh đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, do đó điền kinh được coi là một môn
thể thao quần chúng.
Môn điền kinh là nội dung học chính thức trong chương trình học môn Thể
dục, trong đó chạy bền là một nội dung được học nhiều tiết nhất và được học trong
cả 3 năm học của cấp THPT. Chạy bền là nội dung rèn luyện sức bền cho học sinh,
luyện tập chạy bền sẽ giúp học sinh phát triển thể lực một cách toàn diện.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trên thực tế chạy bền là một môn học đơn điệu gây mệt mỏi, để đạt thành
tích cao trong chạy bền ngoài việc có kỷ thuật hợp lý, có mối quan hệ giữa độ dài
và tần số bước chạy phù hợp theo nguyên lý kỹ thuật người chạy, cần có thể lực
nhất định để duy trì được kỹ thuật chạy cần thiết. Chính vì vậy đối với người chạy


bền cần có sức bền chung và sức bền chuyên môn tốt. Ở chạy bền yếu tố chủ yếu
gây mệt mỏi, làm giảm thành tích chạy là những biến đổi của môi trường bên trong
cơ thể như tăng lượng axit lactic và dioxit cac bon trong máu … Quá trình luyện tập
chính là quá trình rèn luyện, phát triển nhiều mặt người tập, trong đó có việc giúp
cơ thể chịu đựng được mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái “cực điểm” duy trì tốc
độ trung bình cao hoặc thực hiện các phương án chiến thuật trong thi đấu.
Do phải chạy trong thời gian dài, năng lượng cho cơ thể chỉ tiêu hao mà
không bù đắp đầy đủ kịp thời cho nên yếu tố tiết kiệm năng lượng trong khi chạy
cũng giúp cho vận động viên có thành tích chạy tốt. Nói cụ thể hơn nếu kỷ thuật
chạy hợp lý được củng cố thành động hình, tự động hóa sẽ giúp vận động viên chạy
đạt tốc độ cần thiết nhưng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể lại ít, do đó vận động
1


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

viên đủ sức chạy hết cự ly với tốc đảm bảo, thậm chí còn có thể tăng tốc khi rút về
đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp oxi, đặc biệt là luân phiên
dùng sức và thả lỏng cơ bắp (nhất là các cơ quan tham gia động tác đạp sau và
chống trước) cũng là cách duy trì khả năng chạy tốc độ cao trên cư ly tốt hơn.
Ngoài ra tập chạy bền còn làm cho người chạy cảm giác được tốc độ. Việc không
chủ động được tốc độ chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về đích với thành
tích thấp trong khi cơ thể vẫn dồi dao sức lực.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m”

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích

Nhằm nâng cao thành tích trong chạy bền cho đối tượng là nam học sinh lớp
10 trung học phổ thông và các vận động viên chạy bền cự ly 800m và 1500m, đồng
thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn chạy bền ở các năm học
sau được tốt hơn.
Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năng vận động và
yêu thích môn học hơn.
2. Nhiệm vụ
Trang bị những kiến thức cần thiết về môn chạy bền cho học sinh. Đưa ra
những phương pháp giảng dạy, những nội dung bài tập phải phù hợp đối với lứa
tuổi, đối tượng cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú của học sinh
đối với môn học.
Các nội dung bài tập phải đi từ thấp đên cao, từ động tác đơn giản đến động
tác khó, lượng vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập và sắp xếp một cách
chặt chẽ; phải đảm bảo tính hệ thống; tính tuần tự và liên tục; phải hoàn toàn phù
hợp với quy luật của tâm - sinh lý; quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích
nghi của cơ thể người tập.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ĐỀ TÀI
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 THPT :
- Lớp 10b1 15 học sinh nam (nhóm thực nghiệm).
- Lớp 10b2 15 học sinh nam (nhóm đối chứng).
- Đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

2


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m


2. Phạm vi nghiên cứu : học sinh trường THPT Nghèn .
3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian 7 tuần từ 18/02 - 10/04/2013: Đối với học sinh lớp 10 THPT của
nhà trường
- Thời gian 5 tuần từ 18/02 – 24/03/2013: Đối với đội tuyển chạy bền 800m,
1500m của nhà trường
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu:
Các tài liệu liên quan đến đề tài:
TT

Tên tài liệu

Tên tác giả

Nhà xuất bản

1

Bài tập chuyên môn Quang Hưng
trong Điền kinh

TDTT năm 2004

2

Sách Điền kinh 1,2

TS Võ Đức Phùng


TDTT Hà
năm 1995

PGS.TS Lưu Quang Hiệp

TDTT năm 1995

3

Sinh lý học TDTT

PGS.TS Dương Nghiệp Chí

Nội

Phạm Thị Uyên
4

Lý luận và phương PGS. TS Nguyễn Toán
pháp TDTT

TDTT năm 1993

b. Phương pháp sử dụng lời nói : phân tích – giảng giải
c. Phương pháp quan sát sư phạm:
Qua quan sát các em trong đội thực nghiệm và trong đội tuyển chạy bền
800m, 1500m để đánh giá tiếp thu lương vận động, khả năng phối hợp cũng như sự
hứng thú của các em với các bài tập đưa ra. Qua đó để sử dụng khối lượng, cường
độ và sự phân bố các bài tập cho hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Kiểm tra kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm học sinh tham gia
nghiên cứu đề tài, của đội tuyển chạy bền 800m, 1500m; lập bảng so sánh từ đó đưa
ra kết luận

3


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15 – 18:
- Hệ thần kinh: tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện khả năng tư duy,
phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo điều kiện cho hình thành
nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Do sự hoạt động manh của tuyến giáp, tuyến
sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa
hưng phấn và ức chế không cân bằng điều đó ảnh hưởng đến khả năng thể lực.
- Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm các em cao từ 1-3cm,
hình dáng của cột sống đã ổn định.
- Hệ cơ: Các hệ thống tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ co vẫn
còn tương đối yếu, các cơ to phát triển tương đối nhanh, các cơ nhỏ phát triển chậm
hơn. Các cơ co phát triển sớm hơn cơ duỗi nên ảnh hưởng đến việc phát triển sức
mạnh. Do vậy cần tập các bài tập sức mạnh.
- Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, buồng tim phát triển
tương đối hoàn chỉnh, mạch đập 70-80 lần/phút, phản ứng của hệ tuần hoàn tương
đối rõ rệt, nhưng sau vận động là huyết áp hồi phục nhanh chóng cho nên ở lứa tuổi
này tập những bài tập chạy dài và có cường độ tương đối lớn phải thận trọng kiểm
tra theo dõi trạng thái sức khỏe của học sinh.
- Hệ hô hấp: Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình 70

– 73 cm, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng lúc 15 tuổi từ 1-2,5 lít, tấn số hô
hấp gần giống với người lớn, tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sức co dãn
của lồng ngực ít, chủ yếu là co dãn cơ hoành vì vậy trong tập luyện cần thở sâu.
2. Cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức bền chuyên môn trong chạy cự ly
800m &1500m
* Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mêt mỏi khi luyện tập hay là khả
năng lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
* Sức bền được chia làm hai loại, đó là Sức bền chung và Sức bền chuyên
môn.
- Sức bền chung là khả năng của cơ thể khi thực hiện công việc nói chung
trong một thời gian dài.
- Sức bền chuyên môn là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một
hoạt động lao động hay thực hiện bài tập thể thao trong một thời gian dài.
- Trong sức bền chuyên môn căn cứ vào cường độ, thời gian vận động người
ta phân thành 3 loại sau: Sức bền ưa khí; Sức bền yếm khí; Sức bền hỗn hợp
+ Sức bền yếm khí là sức bền trong thời gian ngắn tức là sức bền cần thiết để
vượt qua một cự ly mà vận động viên cần khoảng thời gian từ 45” đến 2h

4


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

+ Sức bền ưa khí là sức bền trong thời gian dài tức là sức bền cần thiết để
vượt qua một cự ly mà vận động viên cần khoảng thời gian trên 11’ cho đến nhiều
giờ.
+ Sức bền hỗn hợp: là sức bền trong thời gian trung bình tức là sức bền cần
thiết để vượt qua một cự ly mà vận động viên cần khoảng thời gian từ 2’ đến 11’.
Như vậy trong chạy cự ly 800m, 1500m, yếu tố chính quyết định đến thành

tích là sức bền hỗn hợp, việc nâng cao sức bền chuyên môn thực chất làm cho cơ
thể thích nghi dần với lượng vận động ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi người tập
phải có tình kiên trì chịu đựng những cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài
tập. Mặt khác đòi hỏi sự tích lũy, thích nghi dần và kéo dài liên tục trong thời gian
dài. Những ý đồ nôn nóng, gò ép, đốt cháy giai đoạn chẳng những không đem lại
kết quả mà còn có hại cho người tập.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
- Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến công tác giáo dục thể
chất trường học
- Đội ngũ thầy, cô giáo đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ chuyên môn, tâm
huyết với nghề nghiệp và có ý thức phấn đấu và rèn luyện để nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ
2. Khó khăn
- Sân bãi tập luyện còn chật chội, đường chạy chưa bảo đảm, dụng cụ phương
tiện phục vụ dạy học còn thiếu, còn yếu về chất lượng
- Nhận thức của phụ huynh và học sinh về bộ môn Thể dục còn chưa cao, một
bộ phận lớn học sinh thường lơ là trong việc tập luyện TDTT, chưa hiểu hết được
tầm quan trọng trong việc rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
- Hiện nay các em học sinh việc thực hiện tập luyện TDTT đều đặn và khoa
học còn rất khiêm tốn. Ngoài 2 tiết TD trong một tuần học chương trình chính khóa
thì rất ít em có ý thức rèn luyện thêm ngoài giờ, cụ thể như vào các buổi chiều sau
khi học xong hoặc buổi sáng sớm thức dậy. Qua khảo sát thực tiễn học sinh trường
tôi năm học 2012 - 2013 có 435/1832 em học sinh thường xuyên tập luyện TDTT
ngoài giờ, chiếm tỉ lệ 23,7%. Điều đó cho thấy rằng việc ý thức tập luyện TDTT
cũng như phát triển thể lực của các em học sinh còn thấp.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
A. MỘT SỐ BÀI TẬP CHUYÊN MÔN ĐỂ NÂNG CAO THÀNH TÍCH
CHẠY BỀN CHO HỌC SINH NAM LỚP 10 THPT
1. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài:


5


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

Cho khảo sát chạy 1000m đối với 15 học sinh nam lớp 10b1 và 15 học sinh
nam lớp 10b2, kết quả thu được như sau:
Kết quả của 15 học sinh nam lớp 10b2 (Nhóm đối chứng)
TT

Họ và tên

Cự ly

Thành tích

1

Phan Duy

Bằng

1.000m

4’34”24

2


Trần Bá

Bằng

1.000m

4’19”60

3

Trần Hữu

Cương

1.000m

4’14”02

4

Trần Quốc

Đạt

1.000m

4’08”54

5


Trần Hữu

Cương

1.000m

4’11”68

6

Võ Minh

Hiếu

1.000m

4’12”68

7

Nguyễn Trần Anh

Hoàng

1.000m

4’15”18

8


Võ Tiến

Hoàng

1.000m

4’17”80

9

Đặng Thị

Lộc

1.000m

4’09”24

10

Đào Khắc

Mạnh

1.000m

4’10”08

11


Lê Sỹ

Nhiên

1.000m

4’11”40

12

Đặng Văn

Phước

1.000m

4’32”72

13

Đặng Hồng

Quân

1.000m

4’07”44

14


Nguyễn Hữu

Quân

1.000m

4’16”72

15

Phan Văn

Quốc

1.000m

4’27”16

Kết quả của 15 học sinh nam lớp 10b1 (Nhóm thực nghiệm)
TT

Họ và tên

Cự ly

Thành tích

1

Hoàng Thế


Anh

1.000m

4’25”24

2

Nguyễn Viết Tư

Đạt

1.000m

4’11”36

3

Đào Huỳnh

Đức

1.000m

4’30”22

6



Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

4

Nguyễn Xuân

Đức

1.000m

4’13”44

5

Võ Hữu

Hiệp

1.000m

4’26”64

6

Võ Sơn

Hiếu

1.000m


4’16”50

7

Võ Tá

Huy

1.000m

4’18”56

8

Bùi Quốc

Khánh

1.000m

4’19”72

9

Trần Võ Xuân

Thắng

1.000m


4’15”44

10

Từ Hữu

Thắng

1.000m

4’10”28

11

Võ Thăng

Tiến

1.000m

4’09”80

12

Phan Khánh

Toàn

1.000m


4’14”36

13

Trần Quốc

Trung

1.000m

4’13”42

14

Nguyễn Viết

Trường

1.000m

4’06”16

15

Võ Đức

Trường

1.000m


4’33”60

2. Tiến hành thực hiện đề tài
Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bài tập nhằm
“Nâng cao thành tích chạy bền” tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối
tượng được quy ước như sau:
Nhóm Đối chứng :
Gồm 15 học sinh nam lớp 10b2 các em học theo phân phối chương trình của
Sở và của nhà trường.
Nhóm Thực nghiệm :
Gồm 15 học sinh nam lớp 10b1 các em học và luyện tập với “một số bài tập
chuyên môn” do tôi biên soạn với thời gian 7 tuần theo nội dung, trình tự và kế
hoạch giảng dạy như sau:
2.1. Nội dung, trình tự giảng dạy
a. Bước 1: Xây dựng khái niệm và giới thiệu môn học
b. Bước 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng
c. Bước 3: Dạy kỹ thuật chạy đường vòng:
d. Bước 4: Dạy kỹ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc độ sau xuất phát
đ. Bước 5: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền
7


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

2.2. Kế hoạch giảng dạy và các bài tập chuyên môn áp dụng
* Tuần 1: Tiết 43 PPCT Lớp 10
- Nội dung thực hiện: Xây dựng khái niệm và giới thiệu môn học:
+ Xây dựng khái niệm bằng cách giảng giải, phân tích, làm mẩu động tác,

xem tranh ảnh.
- Các bài tập:
+ Đánh tay tại chỗ: 2 x (4 x 8 nhịp)
+ Chạy bước nhỏ: 20 - 25m: 2 lần
+ Chạy nâng cao đùi: 20 - 25m: 2 lần
+ Chạy gót chạm mông: 20 - 25m: 2 lần
+ Chạy đạp sau cự ly 40m : 2 lần
+ Chạy 800 – 1000m với tốc độ trung bình hoặc dưới trung bình để xây dựng
cảm giác chạy bền ( 1lần)
+ Trò chơi vận động: “Người thừa thứ 3”
* Tuần 2: Tiết 45 PPCT Lớp 10
- Nội dung: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng:
+ Giúp các em hình thành và làm quen tốc độ khi chạy trên đường thẳng
+ Cách vượt trên đường thẳng
+ Xây dựng cho các em quen dần với sức bền tốc độ
- Các bài tập:
+ Chạy bước nhỏ cự ly 20m: 2 lần
+ Chạy nâng cao đùi cự ly 20-30m: 2 lần
+ Chạy đạp sau cự ly 40m : 2 lần
+ Chạy đạp sau cự ly 20m sau chuyển chạy tăng tốc 40m: 2 lần
+ Chạy tăng tốc độ cư ly 40m: 3 lần
+ Chạy lặp lại cự ly 200m: 2 lần (tốc độ trung bình, bước chạy dài, thả lỏng
và phối hợp thở)
Tuần 3: Tiết 48 PPCT Lớp 10
- Nội dung: Luyện tập kỹ thuật chạy trên đường thẳng
- Các bài tập:
+ Chạy bước nhỏ cự ly 20m: 2 lần
+ Chạy nâng cao đùi cự ly 20-30m: 2 lần

8



Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

+ Chạy đạp sau cự ly 40m : 2 lần
+ Chạy đạp sau cự ly 20m sau chuyển chạy tăng tốc độ 40m: 2 lần
+ Chạy tăng tốc cư ly 60m: 3 lần
+ Chạy biến tốc cự ly 250m – 300m: 2 lần
Tuần 4: Tiết 50, 51 PPCT Lớp 10
* Tiết: 50:
- Nội dung: Dạy kỹ thuật chạy đường vòng: Giúp các em nâng cao khả năng
duy trì tốc độ và khả năng giữ thăng bằng ở đoạn đường vòng
- Nội dung bài tập:
+ Chạy tăng tốc độ 60 m từ đường thẳng vào đường vòng: 3 lần
+ Chạy tăng tốc độ 60 m từ đường vòng vào đường thẳng vào đường: 3 lần
+ Chạy lặp lại ở cự ly 300m: 2 lần (tốc độ trung bình, bước chạy dài, thả lỏng
và phối hợp thở)
+ Trò chơi: “Chạy thoi tiếp sức”: 2 lần
* Tiết: 51:
- Nội dung: Dạy kỹ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc độ sau xuất phát
+ Giúp các em biết phối hợp tốt giữa xuất phát và chạy tăng tốc sau xuất phát

- Các bài tập:
+ Tập các tư thế kĩ thuật: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”: 3 lần
+ Tập xuất phát cao từ đường vòng chạy vào đường thẳng cự ly 30 – 50m: 3 lần
+ Chạy biến tốc ở các cự ly 200m - 250m: 2 lần
+ Chạy lặp lại ở cự ly 400m: 2 lần (tốc độ trung bình, bước chạy dài, thả lỏng
cà phối hợp thở)
Tuần 5: Tiết 52, 53 PPCT Lớp 10

* Tiết: 52:
- Nội dung: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền:
+ Cho các em làm quen với lượng vận động để phát triển sức bền chuyên môn
và sức bền chung
+ Giới thiệu hiện tượng cực điểm, hiện tượng chuột rút và các bài tập khắc
phục
- Các bài tập:
+ Xuất phát cao chạy tăng tốc độ 60m: 3 lần
+ Chạy lặp lại cự ly 200m: 2 lần (tốc độ 70%Vmax)
+ Chạy bền ở cự ly 600m: 1 lần
* Tiết: 53:
9


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

- Nội dung: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền:
- Các bài tập:
+ Xuất phát cao chạy tăng tốc độ 80m: 2 lần
+ Chạy lặp lại cự ly 200m: 2 lần (tốc độ 75%Vmax)
+ Chạy bền ở các cự 800m: 1 lần
Tuần 6: Tiết 55, 56 PPCT Lớp 10
* Tiết 55:
- Nội dung: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền
- Các bài tập:
+ Xuất phát cao chạy tăng tốc độ 80m: 2 lần
+ Chạy biến tốc cự ly 200m: 2 lần
+ Chạy bền ở các cự 1000m: 1 lần
* Tiết 56:

- Nội dung: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền
- Các bài tập:
+ Xuất phát cao chạy tăng tốc độ 80m: 2 lần
+ Chạy lặp lại cự ly 200m: 2 lần (tốc độ 80%Vmax)
+ Chạy bền ở các cự 1000m: 1 lần
Tuần 7: Tiết 57, 8 PPCT Lớp 10
* Tiết 57:
- Nội dung: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền
- Các bài tập:
+ Xuất phát cao chạy tăng tốc độ 80m: 2 lần
+ Chạy biến tốc cự ly 200m: 2 lần
+ Chạy bền ở các cự 1000m: 1 lần
* Tiết 58:
- Nội dung: Hoàn thiện kỹ thuật chạy bền
- Các bài tập:
+ Xuất phát cao chạy tăng tốc độ 80m: 2 lần
+ Chạy lặp lại cự ly 200m: 2 lần (tốc độ 80%Vmax)
+ Chạy bền ở các cự 1000m: 1 lần
2.3. Kết quả đạt được
Sau 7 tuần, áp dụng thực nghiệm trên 2 nhóm đối tượng: nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm, kết quả kiểm tra thu được như sau:

10


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

Bảng 2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Nhóm đối chứng 10b2

TT

Họ và tên

Cự ly

Thành tích khảo
sát ban đầu

Thành tích sau
thực nghiệm

1

Phan Duy

Bằng

1000m

4’34”24

4’22”60

2

Trần Bá

Bằng


1000m

4’19”60

4’06”52

3

Trần Hữu

Cương

1000m

4’14”02

4’01”40

4

Trần Quốc

Đạt

1000m

4’08”54

3’50”64


5

Trần Hữu

Cương

1000m

4’11”68

3’54”28

6

Võ Minh

Hiếu

1000m

4’12”68

3’59”42

7

Nguyễn Anh

Hoàng


1000m

4’15”18

4’03”84

8

Võ Tiến

Hoàng

1000m

4’17”80

4’02”46

9

Đặng Thị

Lộc

1000m

4’09”24

3’52”56


10

Đào Khắc

Mạnh

1000m

4’10”08

3’57”96

11

Lê Sỹ

Nhiên

1000m

4’11”40

3’56”68

12

Đặng Văn

Phước


1000m

4’32”72

4’18”56

13

Đặng Hồng

Quân

1000m

4’07”44

3’49”58

14

Nguyễn Hữu

Quân

1000m

4’16”72

4’01”48


15

Phan Văn

Quốc

1000m

4’27”16

4’19”34

64’08’’50

60’3732

Tổng thành tích của cả nhóm

Nhóm thực nghiệm 10b1

TT
1

Họ và tên
Hoàng Thế

Anh

Cự ly


Thành tích khảo
sát ban đầu

Thành tích sau
thực nghiệm

1000m

4’25”24

4’10”44

11


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

2

Nguyễn Tư

Đạt

1000m

4’11”36

3’54”66


3

Đào Huỳnh

Đức

1000m

4’30”22

4’16”30

4

Nguyễn Xuân

Đức

1000m

4’13”44

3’52”42

5

Võ Hữu

Hiệp


1000m

4’26”64

4’05”52

6

Võ Sơn

Hiếu

1000m

4’16”50

3’56”12

7

Võ Tá

Huy

1000m

4’18”56

3’57”50


8

Bùi Quốc

Khánh

1000m

4’19”72

3’58”44

9

Trần Võ Xuân

Thắng

1000m

4’15”44

3’44”60

10

Từ Hữu

Thắng


1000m

4’10”28

3’39”36

11

Võ Thăng

Tiến

1000m

4’09”80

3’42”66

12

Phan Khánh

Toàn

1000m

4’14”36

3’51”18


13

Trần Quốc

Trung

1000m

4’13”42

3’52”18

14

Nguyễn Viết

Trường

1000m

4’06”16

3’30”40

15

Võ Đức

Trường


1000m

4’33”60

4’01”46

64’24”74

58’33”64

Tổng thành tích của cả nhóm

Bảng 3: So sánh thành tích giữa nhóm Đối chứng và nhóm Thực nghiệm
Nhóm Đối chứng
Tổng thời gian chạy
của cả nhóm khi
khảo sát ban đầu
64’08’’50

Nhóm thực nghiệm

Tổng thời gian
Tổng thời gian chạy
chạy của cả nhóm của cả nhóm khi
sau thực nghiệm khảo sát ban đầu
60’37”32

64’24”74

Tổng thời gian

chạy của cả nhóm
sau thực nghiệm
58’33”24

Kết luận: Nhìn vào bảng so sánh chúng ta thấy kết quả kiểm tra khảo sát
ban đầu tổng thành tích của hai nhóm là gần tương đương nhau ( lệch nhau 16’’
24). Nhưng sau 7 tuần tập luyện thì cả hai nhóm thành tích đều tăng lên. Tuy nhiên

12


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

ở nhóm thực nghiệm thành tích đã tăng lên một cách rõ rệt ( lệch nhau đến
2’04”08)
Như vậy sau 7 tuần áp dụng các bài tập phát triển sức bền chung, sức bền
chuyên môn, với nhóm thực nghiệm thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm
đối chứng. Từ kết quả trên đã chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống các bài tập
chuyên môn vào giảng dạy nội dung chạy bền nam lớp 10 của trường chúng tôi đã
phản ánh được tính thiết thực và tính hiệu quả của nó.
B. MỘT SỐ BÀI TẬP CHUYÊN MÔN HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN CHẠY
BỀN 800M – 1500M
1. Thành lập đội tuyển Chạy bền 800 và 1500m
Căn cứ vào kết quả Hội khỏe phù Đổng của nhà trường để thành lập được đội
tuyển chạy bền 800m, 1500m, số lượng từ 4 vận động viên.
2. Khảo sát thành tích các vận động viên
Trước khi tổ chức huấn luyện, giáo viên tiến hành kiểm tra thành tích của các
em ở hai cự ly 800m và 1500m
Bảng 1: Kết quả khảo sát ban đầu

TT

Họ và tên

Lớp

Cự ly 800m

Cự ly 1500m

Cự ly

Thành tích

Cự ly

Thành tích

1

Phạm Trung Kiên

11b3

800m

2’45”24

1500m


5’35”64

2

Trần Quốc Hữu

11b10

800m

2’41”36

1500m

5’49”44

3

Phan Thị Nhàn

10b1

800m

3’25”44

1500m

7’29”54


4

Nguyễn Thị Quyên

10b4

800m

3’34”60

1500m

7’20”80

3. Áp dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 800 -1500m
a. Yêu cầu:
- Bài tập phải phù hợp với đặc điểm đối tượng huấn luyện
- Bài tập phải phù hợp với cơ sở khoa học, đảm bảo về phương pháp và nguyên
tắc huấn luyện
- Bài tập phải dựa vào đặc điểm cự ly chạy 800m và 1500m
b. Nội dung, yêu cầu và mục đích của bài tập:
Bài tập 1: Chạy khởi động:
Chạy bước nhỏ; chạy nâng cao đùi, gót chạm mông: tại chỗ 2x (4x8 nhịp)

13


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m


Chạy bước nhỏ; chạy nâng cao đùi, gót chạm mông: di chuyển 20m: 2 lần
Chạy đạp sau 30m: 4 lần
- Yêu cầu: Chạy động tác thoải mái, thả lỏng tích cực
- Mục đích: Làm dẻo các khớp, tăng dần nhịp đập của tim, giúp cơ thể thích nghi
dần với lượng vận động lớn.
Bài tập 2: Chạy việt dã biến tốc: + VĐV 1500m: Nam 3-4 km, nữ 2,5 -3 km
+ VĐV 800m: Nam 2-3 km, nữ 1,5 -2 km
- Yêu cầu: Tốc độ trung bình, nhịp tim khoảng 110 – 140 lần/phút, tăng tốc độ
nhịp tim khoảng 150-160 lần/phút.
- Mục đích: Nâng cao khả năng ưa khí, yếm khí
Bài tập 3: Chạy lặp lại:
+ VĐV 1500m: Nam 2x (400m – 500m – 600m); Nữ 2x(300 – 400m – 500m)
+ VĐV 800m: Nam 2x (300m – 400m – 500m); Nữ 2x(200 – 300m – 400m)
- Yêu cầu: + VĐV 1500m: Chạy 80 – 90% Vmax
+ VĐV 800m: Chạy 85 – 90% Vmax
- Nghỉ ngơi giữa các lần là 6’, giữa các tổ là 10’
- Mục đích: Nâng cao khả năng ưa khí, yếm khí
Bài tập 4: Chạy biến tốc: 200m nhanh + 200m chậm: Nam 4 lần; nữ 3 lần
- Yêu cầu chạy nhanh tốc độ đạt 85 – 95%Vmax
- Chạy thả lỏng, bước dài, sâu
- Thời gian nghỉ giữa các lần là 3’
- Mục đích: Nâng cao khả năng thích nghi của các cơ quan trong cơ thể đối với sự
thay đổi vận động, giáo dục khả năng hỗn hợp ưa, yếm khí của vận động viên
Bài tập 5: Chạy: Nam 2x (3 x 100m); Nữ 2x (2 x 100m)
- Yêu cầu: Chạy 95 – 100 %Vmax
- Nghỉ giữa các lần 3’, giữa các tổ 7’
- Mục đích: Phát triển sức bền yếm khí (phát triển sức bền chuyên môn)
Bài tập 6: Chạy lặp lại: + VĐV 1500m: Nam 500m x 4 lần, nữ 500m x 4 lần
+ VĐV 800m: Nam 500m x 2 lần, nữ 500m x 2 lần
- Yêu cầu:


+ VĐV 1500m: chạy 80 – 85%Vmax
+ VĐV 800m: chạy 85 – 90%Vmax

- Nghỉ giữa các lần 8 – 10’

14


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

- Mục đích: Nâng cao khả năng ưa khí (phát triển sức bền chuyên môn)
Bài tập 7: Chạy lặp lại: Nam 400m x 5 lần; Nữ 400m x 4 lần
- Yêu cầu: Chạy 90 – 95%Vmax
- Nghỉ giữa các lần 6’
- Mục đích: nâng cao sức bền yếm khí
Bài tập 8: Bật xa tại chỗ: Nam 2x (10 x 10 bước); Nữ 2x (7 x 10 bước)
- Yêu cầu: bật tích cực, liên tục
- Mục đích: nâng cao sức mạnh bền
Bài tập 9: Chạy lặp lại: + VĐV 1500m: Nam 800m x 3 lần, Nữ 800m x 3 lần
+ VĐV 800m: Nam 800m x 2 lần, Nữ 800m x 2 lần
- Yêu cầu: Chạy hết khả năng có thể
- Nghỉ giữa các lần: 12 – 15’
- Mục đích: Nhằm phát triển khả năng ưa khí, yếm khí
Bài tập 10: Chạy lặp lại: + VĐV 1500m: 1500m x 2 lần (nam nữ như nhau)
+ VĐV 800m: 1000m x 2 lần (nam nữ như nhau)
- Yêu cầu: Chạy hết khả năng có thể
- Nghỉ ngơi giữa 20’
- Mục đích: nâng cao sức bền ưa khí, yếm khí

4. Một số kỹ chiến thuật trong chạy bền
Trong quá trình huấn luyện chạy bền ngoài việc cung cấp các bài tập nhằm
phát triển sức bền chuyên môn và sức bền chung người thầy giáo cần phải chú ý
đến việc cung cấp cho học sinh kỹ chiến thuật trong thi đấu. Đây là một trong
những yếu tố góp phần cho giải đấu đạt thành tích cao như mong muốn.
* Kỹ thuật phối hợp thở và kỹ thuật phân phối sức trong khi chạy
Căn cứ vào quy mô giải đấu và hoàn cảnh khách quan như thành phần từng
đợt chạy, tình trạng sức khỏe, tình trạng đường chạy, điều kiện khí hậu mà áp dụng
linh hoạt kỹ chiến thuật. Trong quá trình giảng tôi đã cho áp dụng các bài tập như
cho 2 vận động viên chạy cùng một cự ly song tốc độ ở 3 lần chạy khác nhau, cụ thể
như sau:
- Lần 1: 1 VĐV ½ cự ly đầu chạy chậm, VĐV còn lại chạy tốc độ tương đối.
- Lần 2: 1 VĐV ½ cự ly đầu chạy nhanh quá mức cực đại, VĐV còn lại chạy
tốc độ tương đối.
- Lần 3: 1VĐV ½ cự ly đầu chạy nhanh nhưng không được quá tốc độ tối
đa, VĐV còn lại chạy tốc độ tương đối.
15


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

Kết quả
- Lần 1: ½ cự ly đầu chạy chậm thì cuối cư ly không theo kịp đối phương
dẫn đến thành tích thấp.
- Lần 2: ½ cự ly đầu chạy nhanh quá mức cực đại nên cuối cự ly không còn
sức để rút đích nên thành tích thấp.
- Lần 3: ½ cự ly đầu chạy nhanh hơn song không quá mức cực đại nên
cự ly còn lại vẫn đủ sức để rút đích.
Từ những bài tập đó các em sẽ tự vận dụng linh hoạt việc phân phối sức ở

các cự ly tham gia, song song với việc phân phối sức trong khi chạy, thì phối hợp
thở nhịp nhàng với các bước chạy có một ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy cần phải
hướng dẫn các em biết phối hợp thở trong khi chạy là điều rất quan trọng thông
thường cứ 2, 3 bước thì hít vào 2, 3 bước tiếp theo thì thở ra.
* Kỹ thuật bám sát và vươn lên đầu:
- Sau khi xuất phát xong vận động viên cần phải cố gắng vươn lên dẫn đầu
ngay và duy trì tốc độ. Phương pháp này áp dụng cho các vận động viên có thể lực
tốt có chiến thuật tốt và là những vận động viên có khả năng rút đích tốt. Khi lựa
chọn chiến thuật này thì vận động viên có thể chạy ở nhịp độ cao dao động lớn
khoảng 8% Vmax hoặc chạy với nhịp điệu thay đổi với các đoạn bứt phá ở cuối cự
ly. Tuy nhiên đối với những vận động viên khi không vươn lên đầu đoạn xuất phát
thì cần phải bám sát người dẫn đầu khoảng 1 - 2 bước chạy quan sát nhanh đối thủ
để chớp thời cơ thực hiện di chuyển nhanh tăng nhịp chạy tách khỏi nhóm và bứt
lên để về đích giành thắng lợi
* Kĩ thuật rút đích:
-Trong kĩ thuật rút đích cự li chạy 800, 1500m việc rút đích đóng vai trò
quan trọng trong việc giành thắng lợi. Vì thế đòi hỏi các vận động viên cần phải cố
gắng vượt qua giai đoạn cuối tốt nhất
- Ở mỗi cự li chạy khác thì cần phải sử dụng các khoảng cách khác nhau
để chạy rút đích.
Ví dụ
- Ở cự li chạy 800m cần thực hiện nước rút khi cách đích 200m- 250m
- Cự ly 15000 cần thực hiện nước rút cách đích khoảng 300m-500m
- Vận động viên càng mạnh có thể rút đích càng sớm
- Qua thực tế luyện tập cho ta thấy việc thực hiện nước rút đóng vai trò
quan trọng trong việc giành thắng lợi. Vì vậy vận động viên cần phải vượt qua giai
đoạn cuối cùng ở bất kì buổi tập nào với tốc độ nhanh nhất.

16



Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

5. Kế hoach huấn luyện đội tuyển chạy bền
Nội dung

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

T2 T3 T5 T6 T2 T4 T6 T2 T4 T6 T2 T4 T6 T2 T4 T6

Bài tập 1

x

x

Bài tập 2

x

x


x

x

x

x

x

Bài tập 3

x

Bài tập 4
Bài tập 5

x

x
x

x

x

Bài tập 6

x

x

Bài tập 9
Bài tập 10

x

x

x
x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x
x

x

x
x

x
x

x

x

x
x

x

x

x
x

x

x


x

x

Bài tập 7
Bài tập 8

x

x

x

x
x

x

x
x

x

x
x

x

6. Thời gian tập luyện

- Thời gian huấn luyện 5 tuần, tập luyện vào buổi chiều, thời gian từ 120’ –
150’.
- Những ngày không tập luyện theo lịch ở trường, giáo viên yêu cầu các em
tập thêm ở nhà vào thời gian buổi sáng hoặc chiều tối, thời gian từ 30’ – 60’, với
các bài tập chạy việt dã 2 – 2,5 km, hoặc đi bộ 4 - 5km.
7. Kết quả đạt được
Sau 5 tuần huấn luyện, giáo viên cho tiến hành kiểm tra thành tích lần cuối, sau
đó cho các em nghỉ ngơi từ 3 – 4 ngày trước khi tham gia thi đấu (giáo viên phải
nhắc nhỡ các em trong thời gian này phải nghỉ ngơi thoải mái, ăn uống đảm bảo
năng lượng; tuyệt đối không được thức khuya; không vận động nặng; không uống
rượu, bia, các chất kích thích khác...để đảm bảo cho cơ thể hồi phục vượt mức một
cách hoàn toàn, lúc đó tham gia thi đấu mới đạt kết quả tốt).
Kết quả kiểm tra lần cuối và kết quả thi đấu như sau:

17


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

Bảng 2: Kết quả kiểm tra sau 5 tuần huấn luyện
TT

Họ và tên

Lớp

Cự ly 800m

Cự ly 1500m


Cự ly

Cự ly

Thành tích

Thành tích

1

Phạm Trung Kiên

11b3

800m

2’25”36

1500m

4’48”60

2

Trần Quốc Hữu

11b10

800m


2’20”24

1500m

5’15”40

3

Phan Thị Nhàn

10b1

800m

2’56”60

1500m

6’58”48

4

Nguyễn Thị Quyên

10b4

800m

3’07”60


1500m

6’30”26

Bảng 3: Kết quả thi đấu tại Đại Điền kinh cấp tỉnh – Năm học 2012- 2013
TT

Họ và tên

Lớp

Cự ly

Thành tích

Kết quả

1

Phạm Trung Kiên

11b3

1500m

4’36”14

Đạt giải ba


2

Trần Quốc Hữu

11b10

800m

2’16”67

Xếp thứ 5

3

Phan Thị Nhàn

10b1

800m

2’47”99

Xếp thứ 6

4

Nguyễn Thị Quyên

10b4


1500m

6’16”44

Bảng 4: So sánh kết quả các lần kiểm tra và thi đấu
T
T

Họ và tên

Cự ly

Kết quả
trước

Kết quả
thi đấu tại
Sở

Ghi chú

huấn luyện

Kết quả
sau huấn
luyện

1 Phạm Trung Kiên

1500m


5’35”64

4’48”60

4’36”14

Giải ba

2 Trần Quốc Hữu

800m

2’41”36

2’20”24

2’16”67

Xếp thứ 5

3 Phan Thị Nhàn

800m

3’25”44

2’56”60

2’47”99


Xếp thứ 6

4 Nguyễn Thị Quyên

1500m

7’20”80

6’30”26

6’16”44

Kết luận: Từ bảng so sánh lên cho thấy thành tích của các em đã được
nâng lên một rõ rệt, trong 4 em tham gia tại Đại hội Điền kinh học sinh cấp tỉnh
năm học 2012- 2013, có 3 em đạt giải ( 1 giải ba và 2 giải khuyến khích), điều đó

18


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

khẳng định các bài tập chuyên môn huấn luyện đội tuyển chạy 800m, 1500 đã mang
lại hiệu quả thiết thực.

PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của Đề tài.
- Đề tài “Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh
nam lớp 10 và huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m” có một ý nghĩa rất quan

trọng, bởi việc luyện tập và thi đấu chạy bền không những có những tác dụng tốt tới
sức khỏe mà còn có tác dụng phát triển thể lực một cách toàn diện, giáo dục cho các
em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện.
- Giúp cho học sinh nâng cao khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn,
khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập, buổi
tập; các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp
tập luyện của một giờ học, một buổi học chạy bền.
- Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ trong nhà trường
phổ thông theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.
2. Bài học kinh nghiệm
- Phải lao động thực sự, có tâm huyết với nghề nghiệp,có lòng say mê bộ
môn; giáo viên phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường tham gia dự
giờ, thăm lớp để trao đổi, đúc rút kinh nghiệm để từ đó giảng dạy ngày càng tốt
hơn.
- Muốn đạt kết quả cao trong thi đấu chạy bền 800m, 1500m, trong việc đánh
giá chất lượng học tập chạy bền của các em, ngoài việc thực hiện tốt các phương
pháp, giải pháp trên, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ Phân phối chương trình môn
Thể dục và nội dung chạy bền để sắp xếp một cách trình tự, có hệ thống và tính
khoa học; có kế hoạch giảng dạy và huấn luyện cụ thể với từng tiết học và từng buổi
huấn luyện.
3. Kiến nghị - Đề xuất
- Các cấp quản lý giáo dục, các giáo viên cần quan tâm đúng mức đến công
tác Giáo dục thể chất. Trước hết là cán bộ quản lý giáo dục phải có cách nghĩ, cách
làm đúng về công tác Giáo dục thể chất, xem đây là một hoạt động không thể thiếu
được trong nhà trường phổ thông.
- Các cấp giáo dục cần quan tâm đến việc tập huấn các chuyên đề để giáo
viên có điều kiện tích lũy kiến thức, phương pháp giảng dạy và giao lưu học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp gần xa.


19


Một số bài tập chuyên môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và
huấn luyện đội tuyển chạy bền 800m và 1500m

- Tăng cường qui hoạch, đầu tư xây dựng đủ và hoàn chỉnh các sân chơi, bãi
tập, các công trình phục vụ tập luyện, thi đấu; đầu tư trang, thiết bị phục vụ đủ và an
toàn cho dạy và học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi về “Một số bài tập chuyên
môn để nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh nam lớp 10 và huấn luyện đội
tuyển chạy bền 800m và 1500m” không nằm ngoài mục đích là nâng cao chất lượng
và hiệu quả giảng dạy bộ môn Thể dục ở trường THPT.
Đề tài đã được tôi áp dụng và đã mang lại hiệu quả thiết thực tại trường tôi.
Tuy nhiên không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế hoặc chưa phù hợp. Vì
vậy kính đề nghị, bạn bè đồng nghiệp, ban giám khảo đóng góp ý kiến và bổ sung
để cho đề tài được hoàn thiện hơn, có tính khả thi hơn, sát thực hơn với thực tiễn
địa phương và từng đối tượng học sinh; có giá trị sử dụng thiết thực trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học. Đề góp phần giáo dục các em học sinh phát triển
một cách toàn diện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

20



×