Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

XK cá tra việt nam 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.3 KB, 36 trang )

Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP

Tổng thu nhập Quốc dân

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

DOC

Bộ thương mại Mỹ

VN Pangasius

Hiệp hội cá tra Việt Nam

NMFS

Cục nghề cá Mỹ


SV: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam ở thị trường ASEAN năm 2015....Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2012.....Error: Reference source
not found
Bảng 2.3: Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2015.....Error: Reference source
not found
Bảng 2.4: Xuất khẩu cá tra sang thị trường Hồng Kông & Trung Quốc năm 2015. .Error:
Reference source not found

SV: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương


GVHD: ThS. Trần Mai

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang diễn ra hết sức mạnh
mẽ đã đem đến rất nhiều cơ hội cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển nhất là về xuất nhập khẩu đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức như các
yếu tố về vốn, công nghệ, kĩ thuật…Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Để thực
hiện mục tiêu phát triển của đất nước, cần chú trọng phát triển vững chắc những
ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, sử dụng ít vốn, thu hút nhiều lao
động như công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó cần khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy nội lực, thu hút các nguồn lực bên
ngoài, tích cực chủ động mở rộng thâm nhập thị trường quốc tế.
Việt Nam là quốc gia có ngành thủy sản tương đối phát triển, đem lại kim
ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18% năm.
Trong đó không thể không nói đến cá tra với kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng
cao trong ngành thủy sản trong những năm gần đây. Cá tra là một trong sáu loài cá
nuôi quan trọng ở các nước Ðông Nam Á. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã
có nghề nuôi cá tra - cá da trơn truyền thống là Thái lan, Capuchia, Lào và Việt
Nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Hiện nay nuôi cá tra đã phát triển ở
nhiều địa phương trong nước, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và
miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi đối tượng này. Ðồng bằng sông Cửu Long và
các tỉnh Nam bộ mỗi năm cho sản lượng cá tra nuôi hàng trăm ngàn tấn. Từ khi mở
rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra bước sang một trang mới và trở thành đối tượng
xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường xuất khẩu đã hướng đến nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ yếu nhờ chất lượng sản phẩm ngày
càng được nâng cao. Đặc biệt thời gian vừa qua là năm có nhiều biến động đối với
mặt hàng cá tra, cá basa Việt Nam. Đối mặt với nhiều khó khăn nhất là các rào cản
kỹ thuật mới của các thị trường nhập khẩu cũng như chịu tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, liệu cá tra Việt Nam có tiếp tục giữ vững vị thế xuất khẩu

hay không? Để làm rõ vấn đề này, tác giả thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực trạng xuất
khẩu cá tra Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015” và nghiên cứu những thuận lợi,
SV: Nguyễn Thị Hằng

1

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

khó khăn thách thức hiện tại nhằm tìm kiếm hướng phát triển xuất khẩu cá tra hiệu
quả và bền vững trong tương lai.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu và đánh giá thực trạng xuất khẩu cá tra Việt Nam giai đoạn 20112015.
+ Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cá tra của Việt Nam hiệu quả và bền
vững.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra ở Việt Nam và các tác động
của chúng?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu cá tra của Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, thu thập thông tin
thứ cấp….

6. Kết cấu đề tài: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm 3 phần như sau:
Chương I: Tổng quan về xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Chương II: Thực trạng xuất khẩu cá tra Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Chương III: Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cá tra hiệu
quả, bền vững cho Việt Nam
Lời cảm ơn: Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Th.S
Trần Mai Hương đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em định hướng triển
khai và hoàn thành đề án này.

SV: Nguyễn Thị Hằng

2

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM
1. Giới thiệu về sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
1.1. Giới thiệu về sản xuất, xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Được thiên nhiên ưu đãi đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo, Việt
Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế biển. Một trong những
ngành tương đối phát triển là ngành thủy sản. Nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản
là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt trong việc

thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, đó là: khai
thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh
ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Từ
năm 1993, thuỷ sản được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước
ta.
Cá tra là một trong hai mặt hàng quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam.
Do đó hoạt động nuôi trồng và đánh bắt cá tra là một trong hai nội dung quan trọng
của nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đây là hoạt động tạo ra nguồn nguyên liệu cá tra
cho công nghiệp chế biến thủy hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu thủy sản – cá tra cho
thị trường trong nước cũng như cho xuất khẩu cá tra. Cùng với sự phát triển của xu
hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa đất nước, xuất khẩu cá tra ngày càng phát triển.
Xuất khẩu cá tra là hoạt động kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản
phẩm cá tra Việt Nam, đồng thời qua đó khẳng định giá trị của nguồn lợi thủy sản
này.
1.2. Những lợi thế về sản xuất và xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên:
• Điều kiện Việt Nam nói chung:
Cá tra là loài cá da trơn, có thể sống được ở môi trường có hàm lượng oxy
hòa tan thấp, rất phù hợp cho việc nuôi thâm canh ở mật độ cao. Về đặc điểm sinh
học: Cá tra ở nước ta thích nghi và chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm. Cá tra dễ
nuôi, thả được mật độ cao ở nhiều loại hình mặt nước như nuôi trong ao đầm, lồng
bè, hầm,… Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm nhiều rất
thích hợp cho việc nuôi trồng cá tra.
SV: Nguyễn Thị Hằng

3

Lớp: KT Tài nguyên 54



Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Mặt khác, Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của
Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km.
Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn
1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích
1160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng
sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển
vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với khoảng 11.000 loài sinh vật đã được
phát hiện. Là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất thủy sản nói chung, phát
triển ngành cá tra nói riêng.
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi
phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam
đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là
9.07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng
thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các
năm qua, bình quân đạt 12.77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản
lượng thủy sản của cả nước. Trong đó đóng góp phần nhiều là ngành tôm và ngành
cá tra – basa.
Việt Nam nằm ở rìa Biển Đông, vùng biển có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc
biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển
không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc
hàng hải khác trên thế giới. Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... có nền kinh tế hầu
như phụ thuộc sống còn vào con đường Biển Đông. Hàng năm, có khoảng 70%
khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng

60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận chuyển bằng
con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào
Biển Đông. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi về thị trường xuất khẩu cá
tra của Việt Nam.
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính
của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là một trong
những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển Việt Nam lại rất
gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển giao thương quốc
SV: Nguyễn Thị Hằng

4

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

tế. Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giao lưu nội
địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông. Trong một vài
thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối
lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lần hiện nay, khi đó
Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn trong
thương mại thế giới; vùng biển Việt Nam sẽ trở thành chiếc cầu nối quan trọng để
phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung,
xuất khẩu cá tra nói riêng, cũng là một lợi thế cho Việt Nam phát triển hợp tác quốc
tế hóa về kinh tế biển, qua đó phát triển xuất khẩu cá tra hiệu quả.

• Điều kiện các vùng/tỉnh/thành khác ở Việt Nam nói riêng phù hợp với
nuôi cá tra:
Ta biết rằng cá tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, cá thích ăn các loại mồi
sống cũng như các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Để xác định được cá tra
thích ăn những loại thức ăn nào, người ta đã phân tích thành phần thức ăn trong dạ
dày của chúng khi vớt được trên sông. Kết quả cho thấy thức ăn động vật chiếm
phần lớn, theo tỷ lệ như sau: Nhuyễn thể (35,4%), cá nhỏ 31,8%, côn trùng (18,2%),
thực vật dương đẳng (10,7%), thực vật đa bào (1,6%), giáp xác (2,3%). Với đặc
điểm về nguồn thức ăn như vậy, cá tra thích hợp sống ở vùng lưu vực sông Mê
Kông, khi vào Việt Nam chúng phát triển chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long với đặc điểm thuận lợi đáng chú ý là nguồn thức ăn cung cấp bởi nước sông
nơi đây dồi dào về nhuyễn thể, động vật phù du,…
1.2.2. Diện tích nuôi trồng, sản lượng cá tra ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, hoạt động nuôi trồng cá tra phát triển mạnh tại hai khu cực chủ yếu:
+ Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: gồm các tỉnh nằm ven biển của
đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động
nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa,
sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
+ Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có
hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang,
Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá
tra - basa, cá rô phi, cá chép…
SV: Nguyễn Thị Hằng

5

Lớp: KT Tài nguyên 54



Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

- Diện tích nuôi: Theo báo cáo của Cục Nuôi trồng Thủy sản - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2009 của các
tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng đến Kiên Giang) thì: Trong năm 2009, tổng diện tích
nuôi cá Tra tính từ Nam Trung bộ trở vào chỉ đạt 6,788 ha (trong đó riêng miền Tây
Nam bộ là 6,756 ha) chỉ đạt 97% so với kế họach. Năm 2010, vùng đồng bằng sông
Cửu Long có 5420 ha nuôi cá tra.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối tháng 11/2013, đồng bằng sông Cửu
Long đã thả nuôi cá tra được 4679 ha, giảm 13% so cùng kỳ 2012, đã thu hoạch
3638 ha, sản lượng 1 triệu tấn, giảm 3%.
Mặc dù diện tích giảm nhưng nhờ áp dụng các biện pháp kĩ thuật nên năng
suất cũng như chất lượng và sản lượng thu hoạch tăng đáng kể. Nhưng tính đến năm
2014, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt hơn 5500
ha với sản lượng 1116 ngàn tấn, cho thấy diện tích nuôi trồng cá tra có tăng nhẹ.
- Năng suất: Năm 2009 chỉ đạt bình quân 230 tấn/ha thấp hơn năng suất năm
2008 (260 tấn/ha). Năng suất cao nhất là tỉnh Tiền Giang (312 tấn/ha), năng suất
nuôi thấp nhất là tỉnh Bến Tre (195 tấn/ha).
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3260 km,
nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với cá tra – basa, là
loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sông
không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền
và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản
lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.
Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa
nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm),
cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước. Tỷ lệ diện tích đầu tư cho

nuôi trồng cá tra khá cao, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ diện tích nuôi cá tra tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2014.

SV: Nguyễn Thị Hằng

6

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Nguồn: VASEP
Theo biểu đồ 1.1, tỷ lệ diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh vào khoảng 50% trở
lên, trừ ở Cần Thơ là 23%, Vĩnh Long 46.5%. Nói chung tỷ lệ diện tích nuôi cá tra
ở các tỉnh này là rất cao: ở Bến Tre là 90%, Đồng bằng sông Cửu Long là 65%,
Đồng Tháp là 61.9%.... từ đây cho thấy các tỉnh ở đây đã và đang tập trung đầu tư
phát triển ngành cá tra.
1.2.3. Công nghệ kĩ thuật hiện tại:
Công nghệ khai thác: Trong hơn một thập kỷ qua, đã có sự thay đổi về công
nghệ khai thác ở nước ta, ngoài việc cải tiến các loại nghề như lưới kéo, rê, vây
trong nước, việc du nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng đã được thực
hiện. Các trang thiết bị trên tàu như máy thông tin, định vị, dò cá đã được trang bị
hầu hết trên các tàu cá xa bờ tùy theo từng nghề khác nhau; tuy nhiên, các trang
thiết bị khai thác như tời thu thả lưới, máy lái tự động, cẩu được sản xuất thủ công
nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao dẫn đến nguy cơ mất an toàn; việc trang bị
các thiết bị hiện đại còn thấp và chậm, chỉ đạt từ 1,09 – 3,98%.

Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch: Phương thức bảo quản sản
phẩm sau khai thác phổ biến là dùng đá xay, ướp muối theo phương pháp truyền
thống, sự hiểu biết của ngư dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sơ chế
và bảo quản sản phẩm khai thác còn rất hạn chế; một số tàu câu cá ngừ hiện nay sử
dụng vật liệu Polyurethane (PU) để làm hầm bảo quản, công nghệ bằng nước biển
lạnh nhưng còn ít và đang thử nghiệm.

SV: Nguyễn Thị Hằng

7

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

1.2.4. Nguồn nhân lực:
Sản xuất và xuất khẩu cá tra là một trong hai ngành phát triển nổi bật của
ngành xuất khẩu thủy sản (gồm có xuất khẩu tôm, cá tra – cá da trơn), đây là ngành
kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá
tra đông lạnh.
2. Lợi ích của công tác sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Công tác sản xuất và xuất khẩu cá tra ở Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho
quốc gia trên cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nước nhà. Hoạt động
xuất khẩu cá tra làm tăng nguồn thu ngoại tệ, đóng góp vào GDP góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế. Công tác sản xuất và xuất khẩu cá tra sẽ tạo thêm nhiều việc làm,
tạo công ăn việc làm cho người dân, từ đó giúp giảm bớt sức ép của vấn đề việc

làm, tăng thêm thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Ngoài ra,
hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra cũng là một trong những hoạt động phát triển
kinh tế biển, là hoạt động phần nào khai thác, tận dụng và khẳng định chủ quyền
biển đảo của Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Hằng

8

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Thực trạng xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
1.1. Tình hình chung
Năm 2011, xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 6.1 tỷ USD, tăng 21% so với năm
2010 trong đó xuất khẩu cá tra chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 1.805 tỷ
USD, tăng khoảng 26.5% so với năm 2010 nhưng sản lượng chỉ tăng 3%.
Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam các tháng trong năm 2011.

Nguồn: VASEP
Giá xuất khẩu trung bình năm 2011 khoảng 2.66 USD/kg, tăng so với giá ở
năm 2010 là 2.16 USD/kg. Trong năm này, cá tra được xuất khẩu đến hơn 130 thị
trường thế giới. 10 thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam (chiếm 80% về

giá trị) là EU, Mỹ, ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông, Mexico, Brazil, Arab
Saudi, Úc, Columbia và Nga.

SV: Nguyễn Thị Hằng

9

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam năm 2011.

Nguồn: pangasius-vietnam.com
Về doanh nghiệp xuất khẩu: Việt Nam có 172 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
trong đó nhóm các công ty không có nhà máy chế biến khoảng 73 công ty, chiếm
6.5% về giá trị và 7.9% về sản lượng xuất khẩu.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản Việt Nam năm 2011-2012

Nguồn: VASEP và FPTS tổng hợp

SV: Nguyễn Thị Hằng

10

Lớp: KT Tài nguyên 54



Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Dựa vào biểu đồ kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản, theo VASEP cho
thấy trong năm 2012 xuất khẩu cá tra đạt giá trị 1,745 triệu USD, giảm 3.4% so với
năm 2011. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các loại thủy sản năm 2012 thể hiện ở biểu đồ
sau:
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các loại thủy sản năm 2012

Nguồn: VASEP
Theo VASEP cho biết năm 2012 cá tra vẫn là loại thủy sản đạt kim ngạch
xuất khẩu cao nhất trên cả nước, chiếm khoảng 29% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản
Việt Nam.
Năm 2012, EU vẫn là thị trường dẫn đầu về giá trị nhập khẩu cá tra của Việt
Nam, đạt 426 triệu USD chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của nước ta. Sau
đó là thị trường Mỹ đạt 359 triệu USD tăng 8.1% so với năm trước, chiếm 21%
tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2012, tăng 2.6% so với năm 2011. Giá trị cá tra
xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như ASEAN, Mexico, Brazil,… đều giảm so
với năm 2011: thị trường ASEAN giảm 0.9%, ở Mexico giảm 6.4%, Brazil giảm
7.05%,… thị trường Trung Quốc và Hồng Kông nhập khẩu cá tra Việt Nam tăng
32.73% giá trị so với năm 2011.

SV: Nguyễn Thị Hằng

11


Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2013-2014 và mức tăng trưởng.

Nguồn: VASEP và FPTS tổng hợp
Năm 2013, nhìn chung tình hình xuất khẩu cá tra của nước ta chưa có nhiều
khởi sắc mới, những thị trường nhập khẩu truyền thống đang có mức tăng trưởng
chậm lại. Thêm vào đó, những cuộc cạnh tranh trong thương mại ở các thị trường
lớn như: Mỹ, EU đã gây không ít tổn thất cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của
Việt Nam.
Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), tổng xuất khẩu cá tra trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt giá trị 1,4 tỷ
USD, giảm 0,5% so với cùng kì năm 2012. Năm 2013, mặt hàng cá của Việt Nam
đã có mặt trên 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gần 7% so với 140
quốc gia cùng kì năm 2012. Cá tra hiện vẫn duy trì xuất khẩu đứng thứ 2 sau tôm,
chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu cá tra của
2 thị trường chính chiếm 44,8% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam là Mỹ và EU
vẫn chưa phục hồi. Trong đó, nhập khẩu cá tra của EU giảm 10,7% và Mỹ tăng
5,1%. Xuất khẩu cá tra sang các nước Trung Đông giảm 14,3% so với cùng kì năm
2012. Asean là thị trường có giá trị nhập khẩu thấp nhất so với các thị trường lớn
như: Mỹ, Trung Đông, EU nhưng lại có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 12,4% so
với cùng kì năm 2012.
Năm 2014, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 7,84 tỷ USD, tăng 16,5% so
với năm 2013. Trong đó, cá tra tiếp tục mất vị thế trước tôm: tỷ trọng của mặt hàng

SV: Nguyễn Thị Hằng

12

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

này trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giảm từ 26% năm 2013 xuống 22%. Năm
2014 tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt khoảng 1,769 triệu USD, giảm 7%
so với năm 2013. EU và Mỹ là 2 thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm tỷ trọng tương
đương nhau 19% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam, giảm 3% so với tỷ
trọng 22% của năm 2013. Xuất khẩu sang 2 thị trường này đều gặp khó khăn. Xuất
khẩu sang EU giảm 10,7% do nhu cầu giảm, yêu cầu kiểm tra hóa chất kháng sinh
ngày càng khắt khe, trong khi sản phẩm cạnh tranh là các loài cá thịt trắng khác như
cá tuyết năm nay có nguồn cung dồi dào. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 11,5% một phần
do mức thuế chống bán phá giá POR9 quá cao. Trước khó khăn này, xuất khẩu cá
tra đã chuyển hướng sang các thị trường khác và có được kết quả khá khả quan, bù
đắp cho sự sụt giảm tại thị trường Mỹ và EU: xuất khẩu sang Trung Quốc, Mexico,
Brazil, ASEAN…đều tăng khả quan.
Biểu đồ 2.6: Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam 7 tháng đầu các năm trong giai
đoạn 2011-2015

Nguồn: pangasius-vietnam.com
Tính đến tháng 7 năm 2015 giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt khoảng
915 triệu USD, giảm 9% so với giá trị xuất khẩu cá tra của cùng kỳ năm 2014.


SV: Nguyễn Thị Hằng

13

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu cá tra Việt Nam của một số thị trường
năm 2015.

Nguồn: pangasius-vietnam.com
Trong 7 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng về giá trị xuất khẩu cá tra của các thị
trường có sự biến động. Cụ thể đó là sự suy giảm về tỷ trọng của thị trường EU và
thị trường Mỹ, Mexico,… cùng với sự gia tăng tỷ trọng của thị trường ASEAN,
Colombia,… Tuy nhiên Mỹ và EU vẫn là hai thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất về
giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam: Thị trường Mỹ chiếm 20.7% và thị trường
EU chiếm 19.1%. Xuất khẩu cá tra vào thị trường ASEAN có xu hướng tăng, đạt
8.9% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam; đồng thời cá tra Việt Nam được
mở rộng xuất khẩu sang Colombia (đạt 3.8% tổng giá trị xuất khẩu cá tra) và một số
thị trường khác như Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông….
1.2. Xuất khẩu cá tra sang một số thị trường lớn.
1.2.1. Thị trường Mỹ
Theo VASEP, Mỹ là một trong những thị trường tiềm năng đối với sản phẩm
cá tra Việt Nam. Năm 2010, sản lượng cá tra xuất sang Mỹ đạt gần 56.000 tấn, đạt

kim ngạch hơn 176 triệu USD, chiếm gần 11% sản lượng và hơn 14% giá trị xuất
khẩu cá tra của Việt Nam ra thị trường thế giới. Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra
sang Mỹ đạt 358,865 triệu USD, tăng 8.2% so với năm 2011. Tỷ trọng giá trị xuất
khẩu cá tra sang Mỹ so với tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam là 20.6% tăng
2.2% so với năm 2011 (chỉ chiếm 18.4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra).
SV: Nguyễn Thị Hằng

14

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Năm 2014, theo số liệu của Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), 8 tháng đầu năm nay
Mỹ nhập khẩu 63276 tấn cá tra từ Việt Nam, giảm 14.71% so với cùng kỳ năm
2013. Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra hàng đầu vào thị trường Mỹ,
chiếm 92.7% tổng khối lượng cá tra và cá da trơn xuất khẩu vào thị trường này.
Theo NMFS, giá trung bình cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong 8
tháng đầu năm nay đạt 3.09 USD/kg, tăng 1.29% so với cùng kỳ năm 2013. Giá
philê cá tra đông lạnh Việt Nam các cỡ trên thị trường Mỹ trong năm 2014 đều tăng
nhẹ so với năm ngoái.
Tính đến tháng 6/2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt
159,049 triệu USD chiếm 21.2% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6
tháng đầu năm 2015, tăng 4.8% so với cùng kỳ năm 2014.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa quyết định giảm mức thuế chống bán phá
giá đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam xuống còn 0%, thấp

hơn nhiều so với kết quả sơ bộ công bố hồi tháng 9/2010.
Việc DOC quyết định giảm mức thuế chống bán phá giá đối với một số công
ty xuất khẩu cá tra của Việt Nam xuống còn 0%, trước mắt được xem là điều kiện
thuận lợi hơn để cá tra đi vào thị trường này. Về lâu dài, việc giảm thuế chống bán
phá giá sẽ tác động tích cực tới nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt
Nam. Đây cũng được xem là tín hiệu khả quan cho ngành chế biến và xuất khẩu cá
tra Việt Nam, đồng thời đánh dấu những nỗ lực không ngừng của Hiệp hội Chế biến
và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc
tiếp cận thị trường Mỹ - một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (tỉnh Đồng Tháp) - một trong những công ty
chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu của Việt Nam là một trong hai công
ty được giảm thuế chống bán phá giá xuống còn 0% thay vì phải chịu mức thuế
chống bán phá giá cao nhất lên đến 130% như trước đây. Theo đó, cứ mỗi kilôgam
sản phẩm cá tra của các công ty xuất khẩu vào Mỹ chỉ chịu thuế từ 0-0.02 USD,
thay vì mức 4.22 USD cho các lô hàng cá tra xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian từ
1/8/2008 đến 31/7/2009.
Theo bà Trương Tuyết Hoa, phó phòng Kinh doanh, Công ty cổ phần Vĩnh
Hoàn, 40% sản phẩm cá tra của công ty xuất sang thị trường Mỹ với kim ngạch 50

SV: Nguyễn Thị Hằng

15

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai


triệu USD/năm. Việc giảm thuế chống bán phá giá xuống còn 0% sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho sản phẩm cá tra của công ty được xuất khẩu mạnh vào thị trường này.
Cũng theo bà Trương Tuyết Hoa, với lần giảm thuế chống bán phá giá này,
doanh nghiệp đã đi được 2/3 lộ trình thoát khỏi vụ kiện chống bán phá giá.
Ngoài Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Vinh Quang cũng được DOC giảm thuế
xuống còn 0%. Lần này Mỹ cũng xóa bỏ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam
đối với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang (CL FISH).
Riêng một số công ty như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
(AGI FISH), Công ty Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (South Vina) vẫn còn bị áp
thuế, song cũng thấp hơn nhiều so với mức chịu thuế 4.22 USD/kg sản phẩm cá tra
như trước đây. Ông Nguyễn Hoài Nam, phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, để đạt được kết quả này, trong đợt xem xét trước
khi có quyết định cuối cùng, luật sư của các công ty Việt Nam đã tiếp xúc với nhóm
luật sư của Mỹ và đưa ra dữ liệu có tính thuyết phục, buộc DOC chọn Bangladesh
(nước có sản lượng cá tra hơn 59000 tấn và có hoạt động xuất khẩu cá tra) làm quốc
gia thay thế để tính toán biên độ phá giá đối với cá tra Việt Nam, thay vì chọn dữ
liệu từ Philippines (một nước có sản lượng cá tra thấp và không xuất khẩu).
1.2.2. Thị trường ASEAN
Theo VASEP, ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm
năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.
Do các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu có nhiều khó khăn nên các doanh
nghiệp Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến việc chuyển hướng đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trường này.
Năm 2011, tổng giá trị cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN
chiếm 6.1% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam. Năm 2012, tổng giá trị xuất
khẩu cá tra vào thị trường ASEAN đạt 110.407 triệu USD, giảm 0.4% so với tổng
kim ngạch cá tra Việt Nam vào ASEAN năm 2011. Với giá trị xuất khẩu đó, cá tra
Việt Nam vào thị trường này chiếm 6.3% tổng giá trị cá tra xuất khẩu của Việt
Nam.

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong năm 2013 đạt
124,8 triệu USD. Trong năm này, Asean là thị trường có giá trị nhập khẩu cá tra

SV: Nguyễn Thị Hằng

16

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

thấp nhất so với các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Đông, EU nhưng lại có mức
tăng trưởng cao nhất, tăng 12,4% so với cùng kì năm 2012. Trong năm 2013,
Singapore là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam nhiều nhất trong khối với giá trị
đạt 36,7 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2012, tiếp đến là Thái Lan đạt 34,2 triệu
USD, tăng 62,3% - mức tăng mạnh nhất trong khối.
Theo nguồn pangasius-vietnam.com, ta có bảng số liệu về giá trị cá tra Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2015 như
sau:
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam ở thị trường ASEAN năm 2015.
Thị
trường
ASEAN
Thái Lan
Singapor
e


Giá trị cá tra xuất

Giá trị cá tra xuất

khẩu T6/2015

khẩu 6T/2015

(triệu USD)
11.311
4.149

(triệu USD)
69.268
24.331

2.532

17.356

Tỷ trọng
(%)

Sự thay đổi so
với cùng kỳ

9.2
3.2


năm 2014 (%)
-4.1
-1.8

2.3

-8.4

Nguồn: pangasius-vietnam.com
Theo đó, tháng 6/2015 giá trị cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
ASEAN đạt 11.311 triệu USD và tính trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị xuất
khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 69.268 triệu USD, giảm 4.1% so
với cùng kỳ năm 2014; xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này chiếm 9.2%
tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Theo VASEP, hiện nay Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra
Việt Nam trong số các nước ASEAN. VASEP dẫn nguồn thống kê của Hiệp hội
Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan (TFFA) cho thấy, hiện Việt Nam là nguồn cung
lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá tra nửa đầu năm nay, giá trị nhập khẩu
nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với năm 2014. VASEP cho biết, cá tra
và cá da trơn phile đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất trong nhóm cá đông
lạnh nhập khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh
với sản phẩm cá Alaska Pollack (cá minh thái), cá Cod (cá tuyết), cá rô phi tại thị
trường Thái Lan, vì giá trị nhập khẩu các loại cá này của Thái Lan cũng tăng mạnh.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Thái Lan đạt giá trị

SV: Nguyễn Thị Hằng

17

Lớp: KT Tài nguyên 54



Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

27.98 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nước nhập khẩu nhiều
nhất cá tra trong khối ASEAN. Xuất khẩu cá tra sang thị trường này luôn tăng
trưởng dương tính từ đầu năm đến nay. Năm 2013 Thái Lan chỉ nhập khẩu cá tra
nhiều thứ 2 trong khối này, nhưng đến cuối tháng 7/2014, với mức tăng trưởng cao
trong nhiều tháng liên tiếp, Thái Lan đã ở vị trí thứ nhất về nhập khẩu cá tra Việt
Nam trong khối Asean. Sự xáo động chính trị trong 5 tháng đầu năm 2014 có lẽ sẽ
kéo nền kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng trong cả năm 2014. Tuy nhiên,
nhập khẩu cá tra vào nước này vẫn ở mức tăng trưởng khá.
Malaysia là thị trường lớn thứ 3 trong khối ASEAN nhập khẩu cá tra Việt
Nam. Ngày 12/11/2012, VASEP cho biết Malaysia hiện là thị trường lớn thứ 3
trong khối ASEAN nhập khẩu cá tra Việt Nam. Tính đến nửa đầu tháng 10/2012,
xuất khẩu cá tra phi lê Việt Nam sang thị trường này đạt 17,1 triệu USD, tăng 2,6%
so với cùng kỳ năm 2011. Trong gần 7 năm qua, mặc dù cá phi lê đông lạnh chỉ
đứng thứ 4 trong các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Malaysia, sau giáp xác, cá
đông lạnh, cá tươi. Tuy nhiên, mặt hàng này lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất và
Việt Nam luôn giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu cá tra phi lê sang thị trường này.
Trong 7 tháng đầu năm 2012, trong tổng giá trị cá đông lạnh nhâp khẩu vào
Malaysia đạt giá trị 44,4 triệu USD thì sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm cơ cấu lớn
nhất với 15,05 triệu USD. Hiện nay, dân số Malaysia đã đạt 28 triệu người với tốc
độ gia tăng dân số tương đối cao nên khả năng sức tiêu thụ thủy sản sẽ tiếp tục tăng.
Chính vì vậy, nhập khẩu thủy sản vào thị trường này thời gian qua vẫn tiếp tục tăng
và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, trong năm 2011,
Malaysia nhập khẩu 862,1 triệu USD thủy sản các loại từ nhiều nước, trong đó nhập

khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc. Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu thủy sản sang
thị trường này với giá trị đạt 45,3 triệu USD, cao hơn các năm trước kể từ năm 2004
và trừ năm 2007 (48,8 triệu USD). Tuy vậy, nếu xét riêng mặt hàng cá phi lê đông
lạnh, Việt Nam là nước dẫn đầu về xuất khẩu mặt hàng này sang Maylasia với giá
trị đạt 26,7 triệu USD.
Theo VASEP, tính đến hết tháng 9/2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị
trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam, tuy nhiên giá trị xuất khẩu giảm
dần một phần do các doanh nghiệp Việt Nam chủ động giảm xuất và tăng tỉ trọng

SV: Nguyễn Thị Hằng

18

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

sang thị trường Trung Quốc. Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm
2015, giá trị xuất khẩu sang khu vực này giảm 3-5% so với năm 2014.
1.2.3. Thị trường EU
Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này là 425.836 triệu USD,
giảm 19.1% so với giá trị xuất khẩu cá tra vào EU năm 2011. Tỷ trọng giá trị xuất
khẩu cá tra của thị trường này là 24.4% giảm 4.7% so với tỷ trọng của thị trường
EU năm 2011 là 29.1%. Trong khối, bốn thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn
nhất là Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Anh; với giá trị nhập khẩu và mức tăng trưởng
thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2012.
Thị trường

Kim ngạch cá tra (triệu USD)

Thay đổi so với năm 2011

Tây Ban Nha

86.710

- 20.3%

Hà Lan

68.437

- 22.3%

Đức

57.435

- 35.0%

Anh

36.165

- 2.2%


EU

425.836

- 19.1%
Nguồn: VASEP

Năm 2013, mặt hàng cá của Việt Nam đã có mặt trên 149 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, tăng gần 7% so với 140 quốc gia so với cùng kì năm 2012.
Nhu cầu nhập khẩu cá tra của 2 thị trường chính chiếm 44,8% tỷ trọng xuất khẩu cá
tra Việt Nam là Mỹ và EU vẫn chưa phục hồi. Theo đó, kim ngạch cá tra năm 2013
đạt 385.418 triệu USD, giảm 9.4% so với năm 2012.
Tháng 1/2014, kim ngạch đạt 32.131 triệu USD, giảm 13.6% so với cùng kỳ
năm 2013. Xuất khẩu cá tra sang EU trong 5 tháng đầu năm đạt giá trị 141 triệu
USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2013. Tháng 5/2014, xuất khẩu cá tra sang EU
đạt giá trị 27,6 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu cá tra
sang EU cũng giống như thị trường Mỹ giảm liên tiếp từ đầu năm đến nay. Trong
đó xuất khẩu cá tra sang EU trong tháng 3 là giảm mạnh nhất 19,7% và tháng tháng
4 giảm ít nhất 0,1%.
Sáu tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt 142.598
SV: Nguyễn Thị Hằng

19

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương


GVHD: ThS. Trần Mai

triệu USD giảm 17.6% giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 19% tổng
giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới.
Bảng 2.3: Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU năm 2015.
Giá trị xuất
Thị trường

EU
Hà Lan
Anh
Tây Ban Nha
Đức

khẩu cá tra
T6/2015 (triệu

Giá trị xuất khẩu
tính đến T6/2015

USD)
23.642
4.637
4.258
3.161
2.520

(triệu USD)
142.598

27.991
24.903
22.552
14.836

Tỷ trọng
(%)

Sự thay đổi so với
cùng kỳ năm 2014
(%)

19.0
-17.6
3.7
-7.5
3.3
+41.1
3.0
-47.5
2.0
-26.9
Nguồn: pangasius-vietnam.com

Năm 2015, trong bốn thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối là: Hà Lan,
Anh, Tây Ban Nha và Đức, chỉ duy nhất giá trị xuất khẩu sang Anh là tăng trưởng
liên tục từ đầu năm. Đến ngày 15/6, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh
tăng tới 43% so với cùng 2014.
Theo VASEP, Anh hiện là thị trường nhập khẩu cá tra và cá da trơn lớn thứ
tư của tại EU (sau Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức). Trong ba năm trở lại đây, đặc

biệt là từ năm 2014, tăng trưởng nhập khẩu tại Anh đạt mức cao và ổn định nhất
khu vực. Hiện nay, cá tra phi lê đông lạnh vẫn chiếm tới 86% tỷ trọng cá tra nhập
khẩu vào nước này và Việt Nam đang là nguồn cung độc quyền cá tra tại Anh. Theo
dự báo của VASEP, trong năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh sẽ
còn tăng trưởng mạnh hơn do nhu cầu nhập của nước này khá ổn định và giá nhập
khẩu tốt.
Hiện tại trên thị trường EU, giá các loại cá thịt trắng như: cá minh thái
Alaska, cá tuyết lục, cá bơn nuôi tại khu vực này đang giảm mạnh, làm cho thị
trường EU thừa nguồn cung và không tăng trưởng. Yếu tố này cũng làm giảm thị
phần tiêu thụ cá tra hiện nay tại EU.

SV: Nguyễn Thị Hằng

20

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

1.2.4. Thị trường Colombia
Cá tra Việt Nam đang dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Colombia
mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp sản xuất cá tra Việt Nam, hứa hẹn là
một thị trường nhập khẩu tiềm năng.
- Nhu cầu tiêu thụ
Nhờ nhận thức tốt về giá trị dinh dưỡng nên các sản phẩm thủy sản ngày
càng trở nên quan trọng và quen thuộc đối với người tiêu dùng Colombia. Mức tiêu

thụ trung bình sản phẩm thủy sản của người dân Colombia năm 1993 là 3,8
kg/người, tăng lên 6,5 kg/người vào năm 1998 và hiện nay ổn định ở mức 6
kg/người. Vì vậy, mặc dù có ngành nuôi trồng thủy sản khá phát triển với tốc độ
tăng trưởng 6,7%/năm, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày càng tăng
lên thì Colombia vẫn phải tăng cường nhập khẩu thủy sản từ nhiều nước, trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, với những mức thu nhập và thói quen người tiêu dùng
khác nhau mà mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản khá khác nhau. Thường những
người thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình có xu hướng tiêu thụ cá sông, cá
hộp, cá nuôi và các sản phẩm cá tra.

Thủy sản được bày bán trong siêu thị tại Colombia - Ảnh: faowashing.org

SV: Nguyễn Thị Hằng

21

Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

Hiện nay, các mặt hàng thủy sản tại Colombia được tiêu thụ mạnh với nhiều
hình thức như bán buôn, bán lẻ ở các chợ, cửa hàng, đặc biệt là hệ thống siêu thị.
Hiện nay, thị phần thủy sản tại siêu thị và đại siêu thị ở các thị trấn của Colombia
đang ngày càng gia tăng. Những siêu thị này cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt,
giá thành hợp lý và có dịch vụ đi kèm. Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn, câu lạc
bộ và một số tổ chức cũng là những kênh góp phần đẩy mạnh tiêu thụ lượng cá tra.

- Triển vọng gia tăng xuất khẩu
Cá ngừ và cá tra là hai loại thủy sản nhập khẩu nhiều nhất vào Colombia.
Trong khi cá tra đang dần được người tiêu dùng Colombia ưa chuộng, mở ra cơ hội
cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Ưu điểm của cá tra Việt Nam là giá thành rẻ
và chất lượng đảm bảo, vì vậy có khả năng cạnh tranh cao. Lượng tiêu thụ cá tra ở
Colombia tăng liên tục kể từ năm 2010 đến 2014. Từ vị trí thứ 13 năm 2010 vượt
lên thứ 9 và 8 năm 2011 và 2012, thứ bảy từ năm 2013. Năm 2013, giá trị nhập
khẩu thủy sản vào Colombia 224.910 triệu USD, tăng 43.51% so năm 2012; trong
đó cá đông lạnh đạt giá trị 108.164 triệu USD, tăng 63.24% so năm 2012. Việt Nam
là nước có giá trị xuất khẩu thủy sản lớn nhất trong năm 2013 với 36% thị phần.
Trong đó, xuất khẩu fillet cá đông lạnh mà chủ yếu là cá tra đạt 51.823 triệu USD. Năm
2014, lượng cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Colombia đạt 37.31 nghìn tấn, tăng
21.17% và đạt kim ngạch 70,43 triệu USD, tăng 20.14% so năm 2013. Theo đó, năm
2014, Colombia đứng thứ tư về lượng và đứng thứ sáu về kim ngạch trong số các thị
trường chính nhập khẩu cá tra Việt Nam. Chiếm tỷ trọng 4.67% về lượng và 3.97% về
kim ngạch trong tổng xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2014. Với kết quả này, có thể
khẳng định nhu cầu sử dụng sản phẩm cá tra tại Colombia khá lớn là cơ hội để các doanh
nghiệp sản xuất cá tra Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này.
Như vậy, cá tra là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong số các sản
phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Colombia. Trong 6 tháng đầu năm
2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang Colombia đạt trên 27 triệu USD, chiếm trên 93%
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
1.2.5. Thị trường Hồng Kông & Trung Quốc.
Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Hồng Kông &
Trung Quốc là 72.967 triệu USD, tăng 31.5% so với năm 2011; trong đó giá trị xuất

SV: Nguyễn Thị Hằng

22


Lớp: KT Tài nguyên 54


Đề án môn học
Hương

GVHD: ThS. Trần Mai

khẩu cá tra Việt Nam sang Hồng Kông đạt 42.232 triệu USD tăng 7.9% so với giá
trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Hồng Kông năm 2011. Trong năm nay, thị trường
Hồng Kông và Trung Quốc có giá trị nhập khẩu cá tra Việt Nam chiếm 4.2% tổng
kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Theo nguồn pangasius-vietnam.com, tháng 6/2015 và 6 tháng đầu năm 2015,
giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Hồng Kông & Trung Quốc thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Xuất khẩu cá tra sang thị trường Hồng Kông & Trung Quốc năm 2015
Giá trị xuất khẩu

Tỷ

cá tra tính đến

trọn

T6/2015 (triệu

g

USD)


(%)

15.202

70.199

9.4

2.895

16.211
2.2
-15.3
Nguồn: pangasius-vietnam.com

Giá trị xuất khẩu
Thị trường

cá tra T6/2015
(triệu USD)

Trung Quốc & Hồng
Kông
Hồng Kông

Sự thay đổi so
với cùng kỳ
năm 2014 (%)
+50.7


Theo bảng số liệu ta thấy 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu cá tra
của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông & Trung Quốc đạt 70.199 triệu USD,
tăng 50.7% so với cùng kỳ năm 2014; chiếm 9.4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của
Việt Nam.
Trong những tháng đầu năm nay, Trung Quốc và Hồng Kông chính thức
vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam; thị trường
EU xếp thứ 2 và Mỹ đứng hàng thứ 3. Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp
trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó
Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra
Việt Nam (VN Pangasius).
Báo cáo của VN Pangasius được trình bày tại buổi làm việc giữa đơn vị này
với các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sản xuất và xuất
khẩu cá tra được tổ chức tại Cần Thơ ngày 8/7/2015, cho thấy từ ngày 1-1 đến ngày
27-6-2015, Trung Quốc và Hồng Kông đã đăng ký nhập khẩu tổng cộng 74.251 tấn
cá tra các loại, chiếm 15,62% tỉ trọng toàn ngành.
SV: Nguyễn Thị Hằng

23

Lớp: KT Tài nguyên 54


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×