Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Bài giảng ngữ văn 7 bài 14 chuẩn mực sử dụng từ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 14 trang )

TaiLieu.VN


KIỂM TRA BÀI CŨ
Thế nào là chơi chữ? Nêu các lối chơi chữ? Xác định cách chơi chữ trong
câu văn sau:
Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái
dí dỏm, hài hước…làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Các lối chơi chữ thường gặp:
- Dùng từ ngữ đồng âm.
- Dùng lối nói trại âm (gần âm)
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

* Câu văn dùng cách chơi chữ là dùng từ ngữ gần nghĩa: nứa, tre, trúc, hóp.
TaiLieu.VN


Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG ÂM, ĐÚNG CHÍNH TẢ
1. Tìm hiểu ví dụ:

a. Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay
đã khấm khá.
 Từ sai: dùi (do phát âm địa phương)
Thay bằng từ: vùi (đầu)
b. Em bé đã tập tẹ biết nói.
 Từ sai: tập tẹ (do không phân biệt được phụ âm b/t)
Thay bằng từ: bập bẹ


c. Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
 Từ sai:khoảng khắc (không phân biệt được phụ âm ng/nh)
Thay bằng từ: khoảnh khắc
TaiLieu.VN


Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
II. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG NGHĨA.
* Tìm hiểu ví dụ:

a. Đất nước ta ngày càng sáng sủa.
 Từ sai: sáng sủa (do không nắm vững nghĩa của từ)
Thay bằng từ: tươi đẹp
b. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ
cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
 Từ sai: cao cả (do không nắm vững nghĩa của từ)
Thay
bằng từ: sâu sắc
c. Con người phải biết lương tâm.
 Từ sai:biết (do không nắm vững nghĩa của từ)
Thay bằng từ: có
TaiLieu.VN


Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
III. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG TÍNH CHẤT NGỮ PHÁP CỦA TỪ.
* Tìm hiểu ví dụ:

a. Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.
 Từ sai: hào quang (DT không dùng làm vị ngữ như TT)

Thay bằng từ: hào nhoáng
b. Ăn mặc của chị thật là giản dị.
 Từ sai: ăn mặc (ĐT không dùng làm chủ ngữ như DT)
Thêm cách (hoặc việc) vào trước ăn mặc, hoặc đổi cấu
trúc câu.

c. Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự
giả tạo phồn vinh.
 Cụm từ sai: giả tạo phồn vinh (Trật tự cụm từ sai)
Thay
đổi trật tự cụm từ: phồn vinh giả tạo
TaiLieu.VN


Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
IV. SỬ DỤNG TỪ ĐÚNG SẮC THÁI BIỂU CẢM, HỢP PHONG CÁCH.

* Tìm hiểu ví dụ:

a. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược
nước ta.
 Từ sai: lãnh đạo (dùng từ không hợp phong cách)
Thay bằng từ: cầm đầu

b.Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào
mặt Viên[...].Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.
 Từ sai: chú hổ (dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm )
Thay bằng từ: con hổ ( hoặc nó )

TaiLieu.VN



Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
V. KHÔNG LẠM DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG, TỪ HÁN VIỆT.
-*Tìm
Lạm hiểu
dụng ví
từdụ1:
địa phương sẽ gây khó hiểu cho người ở vùng khác.
Chú giống con bọ hung
Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình, vào
nghỉ tại nhà một ông cụ. Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm
chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen, rồi nói một cách rất tự
nhiên:
- Chú này giống con bọ hung.
Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy
làm bối rối.

 bọ hung (từ địa phương QB): bọ là bố, hung là nhiều
 Nghĩa là: Chú này giống con bố nhiều.

TaiLieu.VN


Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
V. KHÔNG LẠM DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG, TỪ HÁN VIỆT.
- Lạm dụng từ địa phương sẽ gây khó hiểu cho người ở vùng khác.
- Lạm dụng từ Hán Việt sẽ làm cho lời ăn tiềng nói thiếu tự nhiên,
*Tìmtrong
hiểusáng,

ví dụ2:
thiếu
không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

a. Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.
b. Em đi xa nhớ bảo vệ sức khoẻ nhé!
 Thay từ nhi đồng bằng từ trẻ con; từ bảo vệ bằng từ giữ gìn

TaiLieu.VN


Thảo luận nhóm2:

Phát hiện từ dùng sai trong các đoạn văn
sau và cho biết bạn đã mắc lỗi gì trong
việc dùng từ?

TỔ 1,2

“Mặt trời từ từ nhô lênh sau dẫy núi. Những buội cây um tùm
đều mở mắt để đón chào một buổi sáng đẹp trời ... Những con
chim đang vui hát, đùa giỡn trên cây nhãy nhót...”
( Trích bài làm TLV của em Hồ Văn Hậu )

TỔ 3,4

“Một buổi sáng trong xanh. Em ra vườn chim hót líu lo nghe
rất hây. Gió thổi mát diệu làm sao. Khu vườn trở nên linh
động. Cây hoa nào cũng nở. Em hửi hoa nào cũng thơm...”
( Trích lài làm TLV của em Nguyễn Thị Phú )

TaiLieu.VN


TỔ 1,2

“Mặt trời từ từ nhô lênh sau dẫy núi. Những buội cây um tùm
đều mở mắt để đón chào một buổi sáng đẹp trời ... Những con
chim đang vui hát, đùa giỡn trên cây nhãy nhót...”
( Trích bài làm TLV của em Hồ Văn Hậu )

 Lỗi chính tả: lênh (lên), dẫy (dãy), buội (bụi), nhãy nhót ( nhảy

nhót)

 Dùng từ không đúng ngữ pháp:

-Những con chim đang vui hát, đùa giỡn trên cây nhãy nhót.
-Những con chim đang vui hát, nhảy nhót, đùa giỡn trên cây.

TaiLieu.VN


TỔ 3,4

“Một buổi sáng trong xanh. Em ra vườn chim hót líu lo nghe
rất hây. Gió thổi mát diệu làm sao. Khu vườn trở nên linh
động. Cây hoa nào cũng nở. Em hửi hoa nào cũng thơm...”
( Trích lài làm TLV của em Nguyễn Thị Phú )

 Lỗi chính tả: hây (hay), diệu (dịu).

 Phát âm địa phương: hửi (ngửi)
 Dùng từ không đúng nghĩa: linh động (sinh động)
 Dùng từ không đúng ngữ pháp:

- Em ra vườn chim hót líu lo nghe rất hây.
- Em ra vườn nghe chim hót líu lo, rất hay.

TaiLieu.VN


Tiết 61- CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
CỦNG CỐ KIẾN THỨC

TaiLieu.VN


Hướng dẫn học bài:
- Nắm các chuẩn mực sử dụng từ đã học.
- Về nhà xem lại các bài kiểm tra để phát hiện
và sửa các lỗi dùng từ.
- Rèn kỹ năng dùng từ, diễn đạt trong nói
viết.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức phần Tiếng Việt đã
học ở HKI để chuẩn bị thi học kì.

TaiLieu.VN


Giê häc ®Õn ®©y lµ kÕt thóc
Xin tr©n träng c¶m ¬n!


TaiLieu.VN



×