Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quết các tình huồng thực tiễn ( HS lớp 7a trường THCS nhật tân kim bảng hà nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 13 trang )

Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
1. Tình huống:
Nhóm chúng em rất thích học các môn khoa học xã hội đặc biệt là môn
Văn. Cô giáo chủ nhiệm lớp em cũng là giáo viên dạy văn. Cô là một giáo viên
yêu nghề, say chuyên môn. Giờ học nào của cô chúng em cũng thấy phấn khởi
và hứng thú bởi cô giảng bài rất tâm huyết và say sưa. Tuy nhiên một điều kì lạ
là trong các giờ môn khoa học xã hội , kể cả môn Ngữ văn của cô chủ nhiệm,
hầu hết các bạn trong lớp không tập trung nghe giảng. Có bạn thì lôi Toán ra
học một cách lén lút; có bạn mải mê đọc truyện tranh dưới ngăn bàn; có bạn lại
thầm thì nói chuyện riêng....Nhiều lần chứng kiến cảnh tượng ấy diễn ra trong
các giờ học Văn, Sử, Địa, GDCD khiến chúng em rất ngạc nhiên. Các thầy cô
giáo cũng biết những gì đang diễn ra trong lớp. Có thầy cô làm ngơ rồi tiếp tục
giảng bài; có thầy cô nhắc nhở, dọa nạt để học sinh chú ý. Còn cô chủ nhiệm
cũng nhiều lần quán triệt và nói rõ vai trò quan trọng của môn Văn song tình
trạng cũng không được cải thiện. Sau mỗi tiết học chúng em nhận thấy cô rất
buồn. Có lẽ cô buồn vì học trò không chú ý, không coi trọng môn học bổ ích
này. Thực trạng ấy đã và đang diễn ra ở hầu hết các lớp trong trường THCS
Nhật Tân của chúng em khiến chúng em lo lắng và thôi thúc chúng em tìm hiểu
xem vì sao các bạn trong trường lại không thích học các môn khoa học xã hội .
Và làm thế nào để các bạn học sinh không chán khi học các môn học này?
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Phân tích thực trạng học lệch, chuộng các môn khoa học tự nhiên và các
môn học đang "hót" hiện nay như ngoại ngữ, tin học.
- Phân tích nguyên, hậu quả của việc học lệch.
- Chỉ ra ý nghĩa, vai trò của các môn khoa học xã hội trong cuộc sống:
+ Học văn, biết cách rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt,
bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và nhân cách cho con người.
+ Học Lịch sử, hiểu được giá trị của các sự kiện lịch sử trọng đại của nước
ta từ thuở xa xưa từ đó biết tự hào và có ý thức trách nhiệm với tiền đồ của đất
nước. Bồi dưỡng, kích thích tinh thần yêu nước, yêu quê hương.
+ Học Địa lý, nhận thức được vai trò của môi trường đối với đời sống con


người. Hiểu được các hiện tượng thời tiết mưa, nắng và khí hậu, đất đai từng vùng
miền ở nước ta cũng như trên thế giới.


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
+ Học GDCD, hiểu rõ hơn về pháp luật, về các bài học đạo đức, cách nói
năng, giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt hiểu rõ về tình hình an toàn giao thông hiện nay
và biết được lí do tại sao đi xe đạp điện cũng cần phải đội mũ bảo hiểm.
Tất cả những kĩ năng bổ ích vừa nói ở trên đều được hình thành lên từ việc
học các môn Văn, Sử, Địa, GDCD.
- Giáo dục cho học sinh chúng em biết cách học đều các môn học, không
học lệch.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Phương pháp nghiên cứu: Mở cuộc thăm dò ý khiến các bạn học sinh trong
trường THCS Nhật Tân bằng phiếu trắc nghiệm. Phân công cụ thể như sau: Bạn
Trần Thị Hiền điều tra khối 6, Bạn Nguyễn Thị Phúc khối 7, Bạn Lê Thanh Trúc
khối 8, Bạn Trần Thu Thảo khối 9 và bạn Nguyễn Thị Tình tổng hợp chung.
- Tìm hiểu, thăm dò ý kiến của các thầy cô giáo dạy các môn khoa học xã
hội trong nhà trường. Qua nhiều buổi tiếp xúc trò chuyện với thầy cô, được nghe
thầy cô tâm sự một cách chân thành về thực trạng học sinh chán học các môn xã
hội hiện nay.
- Nghe ngóng ý kiến của phụ huynh học sinh trên địa bàn xã Nhật Tân.
- Tham khảo một số tài liệu như sách Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn khoa
học xã hội; các diễn đàn bàn về phương pháp học Văn,Sử trên mạng xã hội như
facebook, yahoo; báo Việt Nam.net và một số tư liệu khác trên mạng internet,....
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Thành lập một nhóm “Những học sinh yêu thích các môn khoa học xã hội”
gồm 5 thành viên: Nguyễn Thị Tình, Trần Thị Hiền, Nguyễn Thị Phúc, Trần Thu
Thảo, Lê Thanh Trúc. Mục đích, tìm hiểu nguyên nhân khiến các bạn học sinh
trong trường chán, ghét học các môn khoa học xã hội. Ý nghĩa, tuyên truyền, vận

động để các bạn nhận thức được vai trò quan trọng của các môn khoa học xã hội
đối với đời sống con người.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, phát phiếu trắc
nghiệm thăm dò thái độ, ý kiến của các bạn học sinh trong trường.
- Trao đổi, trò chuyện với các thầy cô giáo dạy các môn khoa học xã hội
trong trường.


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
- Tiếp xúc, nghe ngóng ý kiến của các bậc phụ huynh nơi chúng em cư trú.
- Vận dụng các môn học Văn, Sử, Địa, GDCD, Mĩ thuật và các môn học khác.
- Căn cứ vào kết quả thăm dò bằng phiếu trắc nghiệm tại trường THCS Nhật Tân:
+ Số học sinh thích học Văn: 256/779= 32,86%
+ Số học sinh thích học Sử: 75/779= 9,62%
+ Số học sinh thích học Địa: 198/779= 25,41%
+ Số học sinh thích học GDCD: 217/779= 27,85%
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1. Hiện trạng chung:
Những năm gần đây, một trong những vấn đề khiến nhiều thầy cô giáo dạy
các môn khoa học xã hội trăn trở, bối rối, thậm chí bất lực buông xuôi, đó là tình
trạng học trò chán học, chán văn chương, chán các môn khoa học xã hội. Các bạn
học sinh học bằng các hoạt động nhàm chán, miễn cưỡng với: nghe, ghi chép và
làm bài một cách thụ động - trong đó hoạt động nghe không còn hứng thú, hoạt
động ghi không có sáng tạo và việc làm bài phần nào đúng với ý nghĩa là trả lại
bài thầy cô đã giảng đã cho ghi chép cho thầy cô. Thực tế trên địa bàn xã Nhật
Tân thì việc các bạn học sinh ngại học, chán học các môn khoa học xã hội diễn ra
phổ biến. Không chỉ bản thân các bạn chán học mà cả tâm lí chung của các bậc cha
mẹ học sinh cũng không muốn con em mình mất nhiều thời gian vào những môn
học này. Đặc biệt trong khi chọn Đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học
xã hội như Văn, Sử, Địa, các bạn học sinh không mấy hứng thú khi được thầy cô

giáo chọn. Các bạn đi học một cách gượng ép, bắt buộc (vì sợ thầy cô trách mắng)
vì vậy mà kết quả kiểm tra thường không được cao.


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn

Trường THCS Nhật Tân-Kim Bảng-Hà Nam
Đây cũng là thực trạng chung diễn ra khá phổ biến ở tất cả trường học trong
cả nước vì thực tế ở nước ta có một điều rất dễ nhận thấy là các môn khoa học xã
hội ít được quan tâm, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng việc giảng
dạy và học tập các môn xã hội. Vậy, tại sao lại có tình trạng này?
Trước hết, xét về vai trò, bộ môn khoa học xã hội có vị trí không thua kém
nhóm ngành khoa học tự nhiên. Bởi các môn khoa học xã hội luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với các môn khoa học tự nhiên, giúp cho con người phát triển toàn
diện.Vậy, đứng về mặt xã hội thì tại sao lại có sự thua kém này? Có nhiều người
cho rằng, do yêu cầu phát triển của đất nước. Đi vào ngành khoa học kỹ thuật,
khoa học tự nhiên ra trường dễ xin việc, thu nhập cao... Điều đó cũng đúng.
Nhưng còn một nguyên nhân khác là những môn khoa học xã hội không được
quan tâm về mặt nội dung và phương pháp, do đó không thu hút, không có nhiều
người thích học.
Từ vai trò của môn khoa học xã hội và xu thế hiện nay cho thấy, nếu như
chỉ chuyên chú các môn khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên mà xao nhãng khoa
học xã hội thì cũng có thể coi là phát triển chưa toàn diện. Bởi chỉ giỏi về khoa học
kỹ thuật mà phương pháp giao tiếp, trình bày và kiến thức xã hội không biết,
không tinh thông thì cũng không thể coi là người tài giỏi. Giỏi các môn khoa học
tự nhiên mà giao tiếp kém, không biết cách trình bầy, lập luận thì cũng là hạn chế.


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
Hiện nay ở trường THCS Nhật Tân, nhiều bạn học sinh tâm sự rằng, giờ học

các môn khoa học xã hội buồn ngủ, không thấy hứng thú, thậm chí là chỉ ghi – chép
khi kiểm tra. Học sinh chúng em thường có cảm giác buồn ngủ vì những điều phải
nghe như không liên quan gì đến chúng em, hoặc bị “tra tấn” vì những kiến thức
nhồi nhét một cách khiên cưỡng, áp đặt. Chính vì vậy mà gần đây có hiện tượng
ngày càng nhiều những bài văn lạ trên mạng internet cho thấy vấn đề đang đặt ra
khá nhức nhối trong việc cảm thụ và diễn đạt văn chương của các bạn học sinh.

Một số bài văn lạ trên mạng internet
Mặt khác, qua báo chí, thời sự, mạng xã hội chúng em nhận thấy hiện nay có
rất nhiều trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Nhiều bạn ở lứa tuổi cấp 1, cấp 2 cũng
gây ra những vụ án nghiêm trọng khiến cả xã hội kinh hoàng. Ngày càng xuất hiện
nhiều học sinh “máu lạnh”, thờ ơ vô cảm với mọi người xung quanh,...Tất cả những
hiện tượng đó một phần đều do các bạn lười học, chán học các môn xã hội mà ra.
5.2. Nguyên nhân nào dẫn đến nhiều bạn học sinh không thích học các
môn khoa học xã hội?
- Trước hết là do nhận thức và ý thức của các bạn học sinh chưa đúng. Các
bạn ấy chưa nhận thức được tầm quan trọng của các môn khoa học xã hội, chưa
nhận thấy những ứng dụng vào thực tế của các môn học này là như thế nào. Học
các môn xã hội là phải viết nhiều, đọc nhiều, tìm hiểu chuyên sâu nhưng học sinh
chúng em ngày nay quá lười biếng, bỏ bê việc cầm bút để rồi dần dần đâm ra ngại
viết, lâu lâu không viết dẫn đến kĩ năng cơ bản của việc viết văn bị mai một, cô
giáo giao bài tập về nhà thì vứt đấy không chịu suy nghĩ hoặc nếu có viết thì lại lôi
sách văn mẫu ra chép. Còn các môn học khác như Sử, Địa, Công dân thì hầu như


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
các bạn không học, không đọc sách, chỉ khi thi cử, kiểm tra mới xem qua. Đến kì
thì cử thì các bạn nói:"không sao đã có văn mẫu" hoặc đề cương mà thầy cô đã làm
sẵn. Thực tế ở trường chúng em, khi thi, kiểm tra các môn Sử, Địa các thầy cô giáo
rất vất vả trong việc cho học sinh ôn tập.Thầy cô phải làm sẵn đề cương cho rồi mà

các bạn cũng chẳng chịu học. Các bạn cho rằng đó là những môn phụ, có học cũng
chẳng để làm gì. Cũng chính vì điều này mà kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, nhân
cách, đạo đức của học sinh chúng em cũng ngày một mai một theo.

Giờ truy bài học sinh chỉ chú trọng vào học các môn tự nhiên như Toán, Lý

- Nguyên nhân thứ 2 là do sự nhìn nhận của phụ huynh và xã hội. Xã hội
không coi trọng các môn khoa học xã hội, chỉ chú trọng vào các môn tự nhiên như
Toán, Lí, Hóa. Mặt khác, rất ít các cuộc thi lớn dành cho các môn khoa học xã hội,
như vậy là không khuyến khích được học sinh chúng em học. Còn phụ huynh dưới
cái nhìn nhận của xã hội nên muốn con em mình học giỏi các môn tự nhiên, những
môn thiên về tư duy, những môn học được cho là vận dụng nhiều chất xám và trí


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
thông minh chính vì vậy họ bắt ép con em mình theo đuổi các môn Toán học, Vật
lí, Hóa học, Tiếng Anh…. Ngay chính bản thân các bạn học sinh cũng có suy nghĩ
và cho rằng, các môn khoa học xã hội không phát huy trí thông minh mà chủ yếu là
học thuộc theo kiểu học vẹt, đọc lại những điều đã có chẳng phải sáng tạo gì…
Thực tế trong trường THCS Nhật Tân của chúng em, việc phụ huynh can thiệp
vào sở thích các môn học của học sinh là rất nhiều. Trong đội tuyển học sinh giỏi
Văn của chúng em có ít nhất 3 bạn học sinh xin thầy cô ra khỏi đội tuyển Văn để
xin vào các đội tuyển khác như Toán, Anh…. Và khi không được thầy cô đồng ý
thì phụ huynh đã trực tiếp đứng ra xin cho con em mình không đi bồi dưỡng học
sinh giỏi Văn với đủ các lí do khác nhau. Đấy là môn Văn, còn môn Sử ở lớp 8,
lớp 9 mới là vấn đề đáng nói. Các anh, chị nhất định không tham gia đội tuyển học
sinh giỏi Sử. Khi bị bắt buộc phải đi học thì các anh, chị học một cách chống đối,
đi cho có lệ, đi để thầy, cô khỏi trách, phạt. Và như vậy nên các anh, chị học một
cách đối phó, không chú ý, thậm chí để sách Sử trên bàn nhưng lại đang làm bài
tập Toán dưới ngăn bàn. Chính vì vậy mà đội tuyển học sinh giỏi các môn xã hội

trường chúng em chẳng mấy khi đạt thành tích cao.

Giờ Văn nhưng hs vẫn học toán

Giờ học Văn, học sinh buồn ngủ

- Một nguyên nhân nữa đó là do phương pháp giảng dạy của các thầy, cô giáo
dạy bộ môn khoa học xã hội. Nguyên nhân khách quan khiến học sinh ghét, chán
học các môn xã hội là do một số thầy cô giáo dạy các môn xã hội còn nhiều hạn
chế về phương pháp. Nhiều thầy cô dạy một cách máy móc và yêu cầu ở học sinh
quá cao. Một số thầy cô giảng dạy chưa nhiệt huyết, chưa đam mê, giảng theo lối
đọc - chép dẫn đến việc học sinh học cũng không hứng thú. Một số thầy cô chưa
nhiệt tình nghiên cứu, tìm hiểu mở mang kiến thức, không đổi mới cách giảng
khiến học sinh chúng em nhàm chán. Khi đã chán học rồi thì chúng em thường


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
không chú ý nên không hiểu bài, nghe giảng mà như ru ngủ. Mặt khác hiện nay
học Văn thường phụ thuộc văn mẫu của thầy cô, không chỉ thầy cô trong trường
mà thậm chí khi đi thi cũng vậy. Nều học sinh chúng em viết văn sáng tạo một
chút mà không theo các ý, các khuôn mẫu qui định thì cũng không được điểm cao.
Chính vì thế mà vô tình các thầy cô đã làm mất đi hứng thú viết văn sáng tạo của
học sinh chúng em. Điều này khiến học sinh chúng em cảm thấy học môn Văn một
cách máy móc, gò bó. Thầy cô không biết linh động trong việc lắng nghe cảm nhận
của các bạn học sinh, chấm một bài văn theo một biểu điểm có sẵn. Đó chính là
những mặt rất hạn chế trong phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội khiến
học sinh chúng em ngại học, không có hứng thú khi học các môn xã hội.
-Về chương trình, nội dung sách giáo khoa, bên cạnh nhiều ưu điểm, thì
chúng em nhận thấy nội dung các bài học cũng chưa thực sự hợp lý, còn nặng về lý
luận, xa rời thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt môn Ngữ văn lớp 7 chúng em đang học

kiến thức khá nặng đối với chúng em: phần kiến thức Tiếng Việt tương đối nhiều,
phần văn nghị luận là khó đối với sự nhận thức chung của học sinh lớp 7. Thiết bị
đồ dùng giảng dạy ở các môn khoa học xã hội (nhất là môn Văn) còn đơn điệu,
nhàm chán, chỉ dừng lại ở các tranh, ảnh, sơ đồ, biểu đồ nên chưa thu hút hứng thú
học tập của chúng em.
5.3. Làm thế nào để thu hút học sinh chúng em học các môn khoa học
xã hội?
-Trước hết các thầy cô giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội cần phải thay
đổi về phương pháp, cách thức giảng dạy. Ví dụ khi yêu cầu học sinh chúng em
chuẩn bị bài ở nhà, thầy cô nên linh hoạt tuỳ theo từng bài để có yêu cầu cụ thể,
mới lạ gây hứng thú học tập của chúng em, như: khi học bài “Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, thầy cô có thể cho chúng em tự tìm hiểu và ghi
chép lại những biểu hiện của tinh thần yêu nước mà chúng em đã biết, nghe, đọc,
… Hay thầy cô cũng có thể kể lại một câu chuyện lịch sử về tinh thần yêu nước
của một nhân vật Lịch sử nào đó rồi yêu cầu chúng em nêu suy nghĩ (dựa vào văn
bản). Trong hoạt động kiểm tra bài cũ đầu giờ cũng vậy, cần phải linh hoạt chứ
không nhất thiết cứ phải kiểm tra đầu tiết học, có thể kiểm tra giữa giờ, cuối giờ,
có thể kiểm tra 1-2 học sinh hay một nhóm học sinh cùng lúc, lồng ghép với bài
mới như: Khi học tiết Điệp ngữ thầy cô có thể cho học sinh một bàn lấy giấy ra
chép lại khổ đầu (hay khổ cuối) bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh rồi chỉ ra
xem trong khổ thơ vừa chép có từ nào được lặp lại nhiều lần, việc lặp lại từ ngữ ấy
có tác dụng gì,… rồi thầy cô chấm điểm bằng cách đọc to trước lớp và dẫn dắt vào


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
tiết học bài mới. Hay để gây hứng thú học tập trong giờ Văn, thầy cô có thể kiểm
tra bài cũ của chúng em bằng cách cho chúng em đứng tại chỗ kể lại một câu
chuyện bằng cách đóng vai các nhân vật trong truyện để kể biểu cảm lại truyện
(khi kể đóng vai cần biểu lộ sắc thái tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ, kèm
lời bình). Mặt khác trong các tiết học Văn, Sử, Địa, Công dân, thầy cô cũng cần

thay đổi cách thức tổ chức hoạt động trên lớp như chia nhóm hoạt động, mỗi nhóm
thầy cô gieo một vấn đề để tìm hiểu các đơn vị kiến thức trong bài.
+Cụ thể, để giờ Văn đạt hiệu quả tốt, theo em các thầy cô cần tổ chức, dẫn
dắt giúp chúng em cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể
loại.... Giúp học sinh chúng em tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của tác giả, hiểu được tư
tưởng, tình cảm của tác giả. Giúp chúng em hiểu được vị trí của tác phẩm trong
lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Ví dụ khi học văn
bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả Khánh Hoài, thầy cô có thể hỏi
học sinh hiểu như thế nào về một mái ấm gia đình, hay em mong muốn có được
cuộc sống như thế nào?,… rồi từ những câu trả lời của học sinh các thầy cô dẫn dắt
vào văn bản để gây hứng thú và kích thích sự tò mò tìm hiểu của chúng em. Đồng
thời sau khi học song tác phẩm, thầy cô có thể cho các nhóm học sinh chúng em tự
nói lên những suy nghĩ, đánh giá của mình về từng nhân vật. Ngoài ra, kiến thức
môn Ngữ văn cũng sẽ theo học sinh chúng em suốt cuộc đời. Các thầy cô cũng
cần cho chúng em thực hành những nội dung đã học bằng các hình thức như: Hùng
biện, sáng tác, viết thư, soạn thảo các loại văn bản…Hay đơn giản chỉ là đưa ra các
tình huống để học sinh chúng em áp dụng xử lí, ứng xử. Như vậy thì chúng em sẽ
nhanh hiểu bài hơn, học bài sẽ hứng thú hơn và đặc biệt sẽ không còn thấy chán
khi học Văn nữa bởi vai trò, ý nghĩa quan trọng của môn Văn rất cần thiết cho đời
sống của con người.


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn

Giờ học Văn ở trường THCS Nhật Tân

Ở nhà học sinh cũng chỉ chú ý vào học Toán

+ Với môn Lịch sử, ngoài những nội dung qui định trong chương trình, theo
em các thầy cô giáo cần làm “hấp dẫn” bộ môn bằng cách chủ động giới thiệu

thêm các sự kiện lịch sử của địa phương Nhật Tân hay rộng hơn là huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặt ra các nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử để
học sinh chúng em biết quí trọng thành quả đấu tranh giữ nước của ông cha và hiểu
rằng học Lịch sử không chỉ để biết, để thi cử mà còn để bồi dưỡng tình yêu quê
hương đất nước, bồi dưỡng truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm
của ông cha ta. Trong quá trình tóm tắt các sự kiện lịch sử các thầy cô có thể linh
hoạt bổ sung thêm những câu chuyện lịch sử liên quan, hay kể những câu chuyện
về các nhân vật lịch sử liên quan…. Bộ môn Lịch sử lâu nay không được quan tâm
vì không hấp dẫn về nội dung và phương pháp giảng dạy. Mặt khác thầy cô giảng
dạy Lịch sử cũng phải có kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn riêng. Vì đặc
trưng của bộ môn này là dài, nhiều sự kiện, con số, mốc thời gian đòi hỏi học sinh
chúng em phải học thuộc do vậy các bạn rất ngại học. Để thu hút sự quan tâm của
học sinh chúng em, thầy cô cần phải biết tóm lược những vấn đề cơ bản nhất, kể
những câu chuyện lịch sử hấp dẫn, hướng dẫn chúng em cách ghi nhớ các sự kiện
Lịch sử. Mặt khác cần lồng ghép chương trình ngoại khóa, chương trình địa
phương bằng cách tổ chức cho chúng em đi thăm bảo tàng lịch sử hay các di tích
lịch sử, chùa chiền…


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn

Kết quả của việc lười học môn Sử

Giờ học Sử ở trường THCS Nhật Tân

+ Môn Giáo dục công dân góp phần quan trọng trong việc phát triển nhân
cách cho học sinh chúng em vì vậy không thể nói rằng đây là môn phụ, không quan
trọng được. Thông qua giờ học, các thầy cô đưa những nội dung tuyên truyền về
pháp luật, giáo dục truyền thống, rèn luyện đạo đức công dân, nêu gương người tốt
việc tốt, các điển hình trong thực tế để làm cho bài học hấp dẫn và gần gũi với cuộc

sống hơn. Ví dụ khi học những bài “Lòng biết ơn”, “Lòng tự trọng”, thầy cô có thể
lấy ví dụ luôn những tấm gương tiêu biểu điển hình trong trường, lớp làm ví dụ
minh hoạ để biểu dương hoặc phê bình,…. Học môn Giáo dục công dân giúp chúng
em biết cách ứng xử, phân biệt được việc làm đúng, sai, phải trái. Hiểu rõ về pháp
luật. Giáo dục truyền thống đạo đức giúp chúng em sống tốt hơn, chuẩn mực hơn.
+ Môn Địa lý: cung cấp cho học sinh chúng em những kiến thức phổ thông
cơ bản cần thiết. Giúp chúng em nắm được đặc điểm tình hình vị trí, địa lí của
nước ta. Nắm được đặc điểm khí hậu, miền đất,…Đồng thời qua môn Địa lí thầy
cô giúp chúng em biết cách sử dụng bản đồ, lược đồ. Vì vậy trong quá trình giảng
thầy cô có thể cho chúng em quan sát nhiều hơn. Giúp chúng em nhận thấy vai trò
ý nghĩa và tầm quan trọng của địa lí nước ta. Từ đó học sinh chúng em mơi thấm
nhuần hơn nữa bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt và có tinh thần bảo
vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, có ý thức hơn trong việc nhận thức về tầm quan
trọng của biển đảo quê hương và nhận thấy việc đặt giàn khoan HD 981 của Trung
Quốc năm ngoái là hết sức vô lí và ngang ngược.
Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống…. trên cơ sở phối hợp tuyên truyền


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
kiến thức liên môn khoa học xã hội nhằm giúp học sinh chúng em củng cố kiến
thức, làm cho môn học thực tế hơn, thu hút hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh và ngôn
phong của các thầy cô giáo cũng là “phương tiện đặc biệt” thu hút sự chú ý học bài
của chúng em.
- Tiếp đến, để đạt hiệu quả khi dạy các môn khoa học xã hội, thì các thầy cô
cũng nên áp dụng nhiều bộ môn khác nhau (tích hợp liên môn), ví dụ khi học Văn
cũng cần áp dụng các môn học khác để học Văn như:
Kiến thức Lịch sử: Như chúng ta đã biết Văn học bao giờ cũng gắn liền với lịch
sử. Để hiểu nội dung tác phẩm chúng em cần phải nắm được hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm từ đó hiểu lịch sử xã hội mà tác phẩm đang tái hiện mới hiểu được phẩm

chất, tính cách các nhân vật, hiểu điều tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Ví dụ
khi học văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn chúng em cũng cần hiểu
lịch sử xã hội phong kiến xưa để hiểu được nỗi thống khổ của người dân và sự thờ
ơ, vô trách nhiệm, ăn chơi trác táng của quan lại lúc ấy. Và khi hiểu rồi thì chúng
em học bài sẽ dễ hơn, thích thú học hơn.
Kiến thức Mĩ thuật: Áp dụng kiến thức Mĩ thuật để phác hoạ các tác phẩm văn,
thơ thành những bức tranh. Hoặc có thể phác hoạ một cảnh, một đoạn văn, thơ tiêu
biểu trong bài thành một bức tranh ý nghĩa (trong thơ có hoạ)…. Nắm được kiến
thức Mĩ thuật để cảm nhận các bức tranh minh hoạ trong bài. Theo em, thi thoảng
các thầy cô cũng có thể thay đổi phương pháp dạy học như có thể cho học sinh
chúng em cảm nhận một bài thơ, bài văn bằng một bức tranh chẳng hạn. Sau khi vẽ
tranh chúng em có thể thuyết trình được nội dung bức tranh mà chúng em đã vẽ.
Học như vậy có thể các bạn sẽ chú ý hơn và thích thú hơn. Và tất nhiên khi đã phác
họa được nội dung văn bản bằng bức tranh rồi thì chúng em sẽ hiểu bài sâu hơn.
Ngược lại khi học các môn học khác như Sử, Địa, GDCD cũng cần áp dụng
thêm các môn học khác như môn Văn để tuyên truyền, thuyết phục, vận động các
bạn học sinh thấy được tầm quan trọng của các môn khoa học xã hội.
- Cho học sinh chúng em thấy được vai trò và lợi ích to lớn của các môn khoa
học xã hội. Ngoài cung cấp kiến thức thì các môn xã hội còn giúp chúng em hình
thành nhân cách con người, biết cách giao tiếp, ứng xử, biết cách sống….biết cách
yêu thương, kính trọng và quan trọng hơn nó còn rèn kĩ năng sống cho chúng em.
Hiện nay vấn đề đạo đức con người ngày càng đi xuống, thế hệ trẻ ngày càng thiếu
kĩ năng sống: thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, thiếu hiểu biết,…Tất cả
những hiện tượng đó một phần cũng do học sinh học các môn xã hội không đến
nơi, đến chốn. Cần tuyên truyền cho học sinh chúng em hiểu được vai trò của tất cả


Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyêt các tình huống thực tiễn
các môn học. Môn nào cũng quan trọng nên không được coi trọng các môn tự
nhiên, xem thường các môn xã hội.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này đã giúp học sinh
chúng em nhận thức được vai trò, ý nghĩa của các môn khoa học xã hội trong nhà
trường. Từ đó kích thích hứng thú tìm hiểu, ham học các môn xã hội, không còn tư
tưởng coi trọng các môn khoa học tự nhiên. Em hy vọng bài viết này sẽ được tuyên
truyền tới tất cả các bạn học sinh trong trường THCS Nhật Tân để các bạn hiểu và
đả thông tư tưởng tới cả các bậc phụ huynh. Và trong những năm học tới, nhất định
học sinh trường THCS Nhật Tân nói riêng và học sinh cả nước nói chung sẽ yêu
thích các môn khoa học xã hội như các môn khoa học tự nhiên.
Như vậy để học tốt các môn học xã hội thì trước hết chúng ta cần phải có sự
nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của các môn học này, phải đam mê, tiếp đến
là phải chăm chỉ, chịu khó đọc, tìm hiểu, có sự đầu tư, tránh học tủ, học vẹt. Thực
tế nếu biết cách học thì học các môn khoa học xã hội rất nhàn, rất dễ học, dễ hiểu
chứ không như chúng ta nghĩ là dài , khó học. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã có chủ trương đưa môn Văn vào môn thi bắt buộc khi thi vào Đại học. Chủ
trương ấy là hoàn toàn hợp lí và chính đáng. Các môn khoa học xã hội có vai trò
quan trọng không kém gì các môn tự nhiên. Qua bài viết này em mong rằng tất cả
các bạn học sinh hãy coi trọng các môn xã hội như các môn tự nhiên. Học tốt các
môn xã hội còn giúp chúng ta sống tốt, hoàn thành nhân cách chúng ta giúp chúng
ta kĩ năng sống khi ra ngoài xã hội, biết cách đối nhân xử thế….làm cho xã hội
ngày càng tươi đẹp hơn.



×