MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, là con em của một dân tộc anh
hùng, mỗi thanh niên chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phát huy
truyền thống kiên cường, bất khuất, thông minh, sáng tạo của dân tộc đoàn
kết một lòng, toàn dân, toàn ý phấn đấu cho một nước Việt Nam giàu mạnh
vững bước tiến lên CNXH. Thanh niên trong thời đại mới, thời đại khoa học
và công nghệ hãy hỏi mình phải làm gì cho Tổ quốc thân yêu, đó là lẽ sống
của tuổi trẻ hôm nay. Đất nước đang trên đà đổi mới, những thành tựu chúng
ta đạt khá toàn diện và khích lệ. Cụ thể những năm qua phong trào thanh niên
nước ta phát triển tốt hơn, nhiều mặt mạnh cơ bản của thanh niên như trình độ
học vấn, năng động, giàu lòng yêu nước, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu
và tụt hậu, có ý chí tự lực, tự cường, chủng động hành trang cho mình để vào
đời lập thân, lập nghiệp đã khẳng định và phát huy. Tuy nhiên, phong trào
đoàn và công tác thanh niên là công tác mà Đảng ta rất chú trọng. Đảng luôn
có định hướng đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề thanh niên để phù hợp
với đặc điểm dân tộc và tiếp cận với quan điểm hiện đại của thời đại, vấn đề
thanh niên luôn luôn là một vấn đề nan giải đặc biệt khó khăn trong các bước
ngoặt cách mạng. Do từ quan điểm đến hiện thực luôn có khoảng cách. Việc
rút ngắn khoảng cách đó, hay nói cách khác thanh niên ngày nay càng có đáp
ứng được yêu cầu của cách mạng nước ta thực tại hay không hoàn toàn phụ
thuộc vào tính tích cực, năng động của nhân tố chủ quan của Đoàn.
Đánh giá hoạt động của Đoàn TN trong những năm qua ta thấy cùng
với sự phát triển của đất nước, công tác Đoàn và phong trào thanh niên có
nhiều thay đổi, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên có chuyển biến tích
cực; thanh niên quan tâm hơn và có trách nhiệm hơn với những vấn đề của
quê hương, đất nước, các vấn đề trong khu vực và quốc tế; tích cực tham gia
các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức; số thanh niên vào Đoàn, số đoàn viên
phấn đấu trở thành đảng viên có xu hướng tăng. ý thức lập thân, lập nghiệp
của thanh niên cao hơn trước, thanh niên có nhu cầu và khả năng tiếp thu
1
nhanh nhạy những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện
đại, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chủ động vươn lên tiếp cận với cái
mới. Lòng nhân ái, nhân văn, tính tích cực chính trị - xã hội và tinh thần xung
phong, tình nguyện, ý thức chia sẻ, tương thân, tương ái của thanh thiếu nhi
ngày càng được khơi dậy mạnh mẽ hơn. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế
của thanh niên tự tin và chủ động hơn. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã
hội tiếp tục được đề cao và nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà
nước và các lực lượng xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nhanh của cơ cấu kinh tế và quá
trình hội nhập quốc tế, thanh niên đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đó
là: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản
lý, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên nhìn
chung còn thấp; xu hướng chạy theo bằng cấp, nhận thức lệch lạc về học
nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn khá phổ biến trong thanh niên.
Lao động chưa qua đào tạo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, hoặc việc
làm không ổn định và thu nhập thấp vẫn là vấn đề bức xúc của thanh niên;
không ít thanh niên thụ động, ỷ lại, chưa tích cực vươn lên tự tạo việc làm,
còn ngại khó, ngại khổ. Sức khỏe thể chất của thanh niên còn thấp so với khu
vực và thế giới; tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý và tình trạng lây
nhiễm HIV trong thanh niên đang diễn ra phức tạp. Một bộ phận thanh niên
thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý
tưởng sống đúng đắn, sống thực dụng, thụ động, thờ ơ, ngại tham gia vào các
hoạt động chính trị - xã hội, vi phạm pháp luật, tin vào những điều mê tín dị
đoan.
Bước vào thời kỳ phát triển mới của đất nước trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cách mạng khoa học công nghệ,
kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, tạo cơ hội cho nước ta đi tắt, đón đầu,
trong đó thanh niên là lực lượng có thế mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, hơn lúc nào hết, thanh niên rất cần được định hướng, hỗ trợ để vươn
lên lập thân, lập nghiệp. Trong những năm tới, sự chuyển dịch cơ cấu xã hội
2
của thanh niên sẽ diễn ra mạnh mẽ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế;
tiếp tục có sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ văn hoá và
mức sống trong thanh niên; nhu cầu mọi mặt của thanh niên tiếp tục phát triển
đa dạng; tư tưởng, nhận thức chính trị của thanh niên chịu sự tác động nhiều
chiều của các nhân tố có cả mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau, trong đó
tích cực là cơ bản, quyết định chiều hướng phát triển của tình hình thanh
niên.
Bản thân đang tham gia cấp uỷ nhà trường và trực tiếp tham gia công
tác chỉ đạo Đoàn thanh niên nhà trường, có nhiều năm tham gia Ban chấp
hành đoàn địa phương điều mà tôi trăn trở nhất là làm thế nào để giữ vững và
phát huy phong trào thanh niên cơ sở hiện nay, trong khi điều kiện thuận lợi
là cơ bản xong khó khăn không phải là ít. Vấn đề Đảng lãnh đạo đối với công
tác thanh niên như thế nào? Việc đoàn đổi mới hoạt động ra sao? Chính
quyền quan tâm đến phong trào thanh niên ở mức độ nào? Sự phối kết hợp
của các ngành đoàn thể trong công tác TTN thống nhất ra sao? Hiệu quả của
việc xã hội hoá giáo dục TTNNĐ?
Với suy nghĩ và trách nhiệm bằng những kiến thức đã được trang bị
trong các năm học ở nhà trường sư phạm và kinh nghiệm công tác Đoàn chưa
nhiều bản thân tôi chọn đề tài này với một ý nguyện là góp tiếng nói của mình
vào tiếng nói chung để phong trào Đoàn và công tác thanh niên ở cơ sở phát
triển tốt hơn đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ Đảng giao cho.
Trong quá trình thực hiện tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót
do trình độ có hạn, tuổi còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, kính mong
thầy cô hết sức quan tâm và góp ý.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác Đoàn thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Là một đảng viên, đoàn viên được nhận thức qua học tập môn Xây
dựng Đảng trong nhà trường với thực tiễn công tác đoàn nói chung, đặc biệt
là công tác hoạt động của Đoàn thanh niên ở địa phương nói riêng, tính quan
trọng và của công tác này. Cho nên tôi chọn đề tài Tiểu luận tốt nghiệp cuối
3
khoá là: “ Một số giải pháp đổi mới hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhằm nâng cao nhận thức lý luận chung về công tác Đoàn thanh niên.
- Nắm rõ thực trạng công tác hoạt động Đoàn của đơn vị thị trấn
Cẩm Giàng.
-Trên cơ sở đó rút ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
của Đoàn TN thị trấn Cẩm Giàng trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
- Làm rõ yêu cầu khách quan về: Nâng cao chất lượng hoạt động của
công tác Đoàn TN trong giai đoạn hiện nay.
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài
học kinh nghiệm trong thực tiễn thực hiện công tác Đoàn thanh niên và những
giải pháp đổi mới hoạt động của Đoàn thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Lý luận chung.
- Thực trạng công tác Đoàn thanh niên thị trấn Cẩm Giàng, huyện
Cảm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Về nội dung: Giải pháp đổi mới hoạt động của Đoàn thanh niên thị
trấn Cẩm Giàng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Tập
trung nghiên cứu đổi mới hoạt động Đoàn TN ở các chi đoàn khu dân cư).
- Về thời gian: Trong thời gian từ năm 2008 đến nay.
- Về không gian: Trên địa bàn thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Đoàn thanh niên và Thanh niên.
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Đồng thời còn sử
4
dụng một số phương pháp khác: phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học... để trình bày làm rõ nội dung.
Nguồn tài liệu:
+ Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
+ Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Các văn kiện đại hội Đoàn, Điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác
Thanh niên và Đoàn thanh niên.
+ Luật Thanh niên.
+ Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ, nghị quyết Đại hội Đoàn thanh niên
thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
+ Chương trình triển khai và thực hiện kế hoạch công tác Đoàn thị trấn
Cẩm Giàng.
5. Kết cấu đề tài:
+ Lời nói đầu.
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác Đoàn TN.
+ Chương 2: Thực trạng công tác Đoàn TN thị trấn Cẩm Giàng,
trong giai đoạn hiện nay.
+ Chương 3: Một số giải pháp đổi mới hoạt động của Đoàn TN thị
trấn Cẩm Giàng trong giai đoạn hiện nay.
+ Kết luận và kiến nghị.
5
Chương 1
Cơ sở lí luận
Lịch sử nhân loại trong suốt tiến trình phát triển vấn đế thanh niên
được cả các Quốc gia, các thời đại coi là một vấn đề có tầm quan trọng đặc
biệt trong kho tàng tri thức của loài người đã lưu giữ những tư tưởng, quan
điểm, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sư phạm, các danh
nhân văn hoá về thanh niên.
1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh niên.
Kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của Mác- Lê nin trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển một
cách sáng tạo các luận điểm Mác- Lê nin về vai trò, vị trí của thanh niên trong
xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, về đoàn thanh niên cộng sản trong
những điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta. Hồ Chủ tịch đã nêu một luận
điểm nổi tiếng muốn “hồi sinh” dân tộc trước hết phải “hồi sinh thanh niên”.
Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” Người đã tha thiết kêu gọi
“Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm
già của Người không sớm hồi sinh”. Bác ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân
từ hồi Người còn rất trẻ, khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Đình Phùng,
Phan Chu Chinh, Phan Bội Châu nhưng Bác không đi theo con đường của họ.
Bác đi sang Châu Âu phải chăng ở đó tư tưởng tự do dân chủ dân quyền, văn
minh khoa học đang hấp dẫn người. Đó là hành động rất mới mẻ, rất độc đáo,
nếu không phải là người có tư tưởng phóng khoáng có đầu óc sáng tạo, cách
tân, có ý nghĩ độc lập tự chủ sẽ không dám nghĩ, không dám làm như vậy
trong hoàn cảnh đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến hồi đầu thế kỷ
XX Hồ Chủ Tịch thấy rõ âm mưu thâm độc của bọn đế quốc thực dân phong
kiến trong việc đầu độc thanh niên bằng một nền giáo dục lai căng đối với Hồ
Chủ tịch, mỗi thanh niên Việt Nam cần phải góp sức rửa ba nỗi nhục “Mất
nước, nghèo nàn và sự nô lệ về mặt tinh thần”. Hơn nửa thế kỷ hoạt động,
Bác luôn quan tâm đến lớp trẻ, luôn đánh giá cao tiềm năng, ưu thế, vai trò, vị
6
trí trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Người dành
nhiều thời gian, dồn tâm lực để gieo mầm cách mạng vào lớp người trẻ tuổi
Việt Nam không ngừng bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh
niên khác. Tấm gương hoạt động, và những bài báo của Người đã có sức hấp
dẫn lớn đối với thanh niên, cổ vũ thanh niên nước ta đứng lên làm cách mạng.
Việc thành lập tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” để
chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam và việc xác lập tờ báo mang
tên “Thanh niên” đã chứng tỏ Hồ Chủ Tịch có tầm nhìn chiến lược khi Người
biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể “nắm vai trò là những người châm ngòi
lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta”. Gắn thanh niên với vận mệnh dân tộc
trong nhiều bài biết đã luận giải một cách giản dị thuyết phục rằng: “Thanh
niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh một phần do các thanh niên, thanh niên muốn làm chủ tương lai cho
xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình,
phải làm việc chuẩn bị cho tương lai tươi sáng đó”. Trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình, Bác đã quan tâm, săn sóc, đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ thanh
niên, hướng họ đi theo lý tưởng của độc lập – tự do và CNXH. Người coi việc
giáo dục thanh niên là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội.
2. Quan điểm của Đảng ta về công tác thanh niên.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí,
vai trò của thanh niên ngay sau khi ra đời, Đảng ta đã nhận thức đầy đủ và
đánh giá cao vai trò của tầng lớp thanh niên và phong trào thanh niên với sự
nghiệp cách mạng. Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2 họp từ ngày
20-26/3 năm 1931 đã dành một phần quan trọng trong chương trình để bàn và
quyết định công tác vận động thanh niên. Sau hội nghị cấp ủy Đảng từ Trung
ương đến địa phương tiền hành phân công phụ trách thanh niên xây dựng tổ
chức đoàn thanh niên cộng sản. Chỉ sau một thời gian ngắn, ở nước ta đã hình
thành nhiều tổ chức cơ sở đoàn từ cơ sở đến huyện, tỉnh, sự lớn mạnh nhanh
chóng của tổ chức Đoàn đã nói lên sự đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của
phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với
7
Cách mạng Việt Nam. Đồng thời phản ánh công lao trời biển của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu. Người đã xác lập rèn luyện đoàn từ
ngày cách mạng Việt Nam từ trong trứng nước. Trong toàn bộ tiến trình cách
mạng dân tộc do Đảng lãnh đạo, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng và
phát triển lực lượng đoàn ở từng giai đoạn cách mạng trong tổ chức đoàn
mang tên gọi khác nhau đề phù hợp với nhiệm vụ cụ thể trước mắt lúc đó.
Nhưng tính chất của Đoàn không thay đổi. Đoàn luôn là đội tiên phong chiến
đấu của tuổi trẻ, là tổ chức chính trị gần Đảng nhất. Cùng với quá trình xây
dựng đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác thanh niên luôn được
Đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng, Bộ chính trị ban chấp hành
Trung ương Đảng các khóa đã có nhiều chủ trương cụ thể về công tác thanh
niên như Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VII) là một chủ trương quan trọng có tính quyết định, làm chuyển biến
mạnh mẽ tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh niên. Các
cấp ủy đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị, toàn xã hội thực hiện tốt hơn công
tác thanh niên và chăm lo xây dựng Đoàn. Nhà nước đã ban hành Luật Thanh
niên, Chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về công tác thanh
niên, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện cống hiến trưởng thành.
Gần đây nhất là nghị quyết hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương Đảng khóa
X “ Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
3. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội
của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên
tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách
mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng
8
cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục
phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của
mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh; thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng; tổ
chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội
chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp,
chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ
chức thanh niên Việt Nam. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành
viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp
luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các
cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia
đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn
viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp
tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các
nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
4. Phương hướng lớn trong chính sách Đoàn và phong trào thanh
niên của Đảng và BCH TW Đoàn
4.1.1 Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đoàn viên, chất
lượng cán bộ, chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, đề cao trách nhiệm của Đoàn
trong phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng, chính quyền và các
đoàn thể nhân dân.
4.1.2 Đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, văn hóa, công tác thông
tin, truyền thông của Đoàn; phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể
9
nhân dân và huy động các nguồn lực xã hội nhằm chăm lo giáo dục, giúp đỡ
thanh thiếu nhi.
4.1.3 Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, chăm lo, bồi dưỡng và phát huy
thanh niên thông qua tổ chức rộng khắp trong các đối tượng thanh niên phong
trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và "4 đồng
hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".
4.1.4 Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống
đẹp, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam.
Triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam
học tập và làm theo lời Bác", thiết thực thực hiện cuộc vận động chính trị lớn
trong toàn Đảng, toàn dân "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh".
4.1.5 Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
4.1.6 Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp.
4.1.7 Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh;
mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên; tích cực tham gia xây
dựng Đảng và chính quyền nhân dân.
4.1.8 Đổi mới phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng tham
mưu, chỉ đạo của Đoàn.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí
của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều
chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng
hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. tâm
trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm
lo, phát triển,thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn
định và phát triển vững bền của đất nước.
10
Tóm lại, sức mạnh của Đảng không phải ở bản thân Đảng mà chủ
yếu ở mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, cách mạng luôn là sự nghiệp của
quần chúng trong đó có Đoàn thanh niên.
Vì vậy, việc đổi mới hoạt động của Đoàn TN có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc thực hiện tốt khẩu hiệu hành động: "Tuổi trẻ Việt Nam
xây hoài bão lớn, đoàn kết, xung kích, sáng tạo, tình nguyện xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc" và mục tiêu xây dựng đất nước “ Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh”.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THANH NIÊN
Ở THỊ TRẤN CẨM GIÀNG
1. Thực trạng tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi ở Thị trấn Cẩm Giàng
1.1 Một vài nét về Điều kiện địa lí, kinh tế- xã hội Thị trấn Cẩm
Giàng và thực trạng tổ chức Đoàn
1.1.1 Quá trình hình thành, thay đổi tên gọi, địa giới hành chính.
Thị trấn Cẩm Giàng ngày nay là mảnh đất đã có từ xa xưa, gắn liền
lịch sử hình thành thôn Kim Quan, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương. Thời Hồng Đức( cuối thế kỉ thứ XV) thuộc tổng Kim Quan, phủ
Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) huyện lị Cẩm
Giàng chuyển từ Trữ La về đất Kim Quan( Ngày nay là Thị trấn Cẩm Giàng).
Từ đây mở ra sự hình thành sơ khai Thị trấn Cẩm Giàng.
Ngày 19 – 9 – 1958, Thị trấn Cẩm Giàng được thành lập theo quyết
định số 154 của Uỷ ban hành chính Khu Tả ngạn và được xây dựng và phát
triển theo đơn vị hành chính độc lập từ đó đến nay. Sự kiện thành lập Thị trấn
Cẩm Giàng mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với cơ sở. Thị trấn được độc lập
về hành chính có điều kiện để phát triển trong giai đoạn mới.
1.1.2 Đặc điểm về kinh tế, văn hoá - xã hội
Thị trấn Cẩm Giàng là vùng đất đẹp, phía bắc có ngã ba sông uốn
quanh cùng các dòng sông lớn trong huyện với những cánh đồng màu mỡ.
Đây là điều kiện thuận lợi để dân từ các miền quê xa đến mưu sinh, trong đó
có một bộ phận người Hoa, làm nên cảnh “ trên bến dưới thuyền”. Từ thời mở
đầu sơ khai, đất Cẩm Giàng đã có sự phát triển mới với dân cư đa dạng,
ngành nghề phong phú, đặc biệt nghề buôn rất phát đạt. Năm 1902, đường xe
lửa Hà Nội – Hải Phòng được đưa vào sử dụng, chạy qua chia cắt tự nhiên
Thị trấn thành 2 phần (một phần là phố, một phần là nhà ga). Ga Cẩm Giàng
từ đó trở thành đầu mối giao thông quan trọng trung chuyển hành khách và
hàng hoá.
12
Trong thời kì hội nhập và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp
hành Đảng bộ huyện, mảnh đất Cẩm Giàng giàu tiềm năng đã và đang phát
huy, tạo thế và lực trên các lĩnh vực phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội và an
ninh quốc phòng. Thị trấn đã từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản đáp
ứng đời sống kinh tế nhân dân; Nhân dân Thị trấn Cẩm Giàng có truyền thống
hiếu học lâu đời, đây là nơi có Văn chỉ huyện Cẩm Giàng với 59 vị đại khoa
xưa. Là nơi có trường Kiêm bị( trường Giáo dục Tiểu học) duy nhất của
huyện Cẩm Giàng ra đời từ năm 1920. Nơi sinh thành của 3 nhà văn dòng họ
Nguyễn Tường sáng chói trên văn đàn nước nhà đầu thế kỉ XX. Là địa chỉ
văn chương của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ lớn của đất nước hôm qua,
hôm nay và mai sau.
Nhân dân Cẩm Giàng từ xưa tới nay vừa mang tính chất đặc trưng
của nhiều vùng miền đất nước vừa hoà trộn đức tính của người Cẩm Giàng.
Đó là đức tính siêng năng lao động, hiếu học, thuần chất văn hoá làng xã.
Người dân sớm thích ứng với làm ăn, buôn bán, nhiều người nổi bật với tài
chế biến thực phẩm. Người dân Thị trấn Cẩm Giàng thạo buôn bán, sành ẩm
thực, trọng lễ nghĩa. Đặc biệt Nhân dân Thị trấn Cẩm Giàng đã, đang và sẽ
xứng đáng là những người con của mảnh đất văn chương nhiều đời nay.
Cẩm Giàng là Thị trấn nhỏ cơ bản là sinh sống bằng nghề buôn bán
với 80% dân số làm nghề kinh doanh, buôn bán có diện tích tự nhiên là 44,42
ha, diện tích canh tác khoảng 8 ha, với 600 hộ, 2500 khẩu, dân cư phân bổ rải
rác hai bên đường 5B, là Thị trấn có vị trí cách huyện lỵ 10km về phía tây, địa
bàn gồm có 4 khu, Thị trấn có đường đường 5B chạy qua trung tâm xã, giao
thông thuận tiện, tổng thu nhập đầu người năm 2010 là trên
400USD/người/năm. Phát huy truyền thống của Thị trấn văn hiến lâu đời,
Đảng bộ nhiều năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền và
các đoàn thể quần chúng nhiều năm liền đạt danh hiệu vững mạnh với quyết
tâm của tuổi trẻ và được sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND, UBND
phong trào Đoàn và công tác thanh niên Thị trấn Cẩm Giàng luôn luôn giữ
vững và có nhiều tiến bộ.
13
1.2 Về tổ chức Đoàn
+ Đoàn Thị trấn có 7 chi đoàn trong đó, có 4 chi đoàn các khu, 3 chi
đoàn giáo dục, số người tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đoàn là 425 người/
638 người trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn từ 15 đến 30 tuổi đạt tỷ lệ 66,6%
trong đó nữ là 321 người, nam là 317 người.
+ Số Đảng viên trẻ tham gia sinh hoạt là 32 đồng chí
+ Về trình độ văn hóa: Trình độ đại học, cao đẳng 32 đồng chí
Trình độ PTTH
381 đồng chí
Trình độ THCS
225 đồng chí
+ Số người trong độ tuổi đoàn tham gia bộ máy chính quyền đoàn thể
Tham gia cấp ủy Đảng 3 đồng chí, tham gia các đoàn thể khác 5 đồng chí
+ Hàng năm thanh niên kết nạp đoàn từ 20 - 30 đồng chí, số đoàn
viên hàng năm được kết nạp vào Đảng 3-5 đồng chí
1.3 Thực trạng phong trào TTN Thị trấn Cẩm Giàng trong
những năm gần đây:
1.3.1 Kết quả việc thực hiện công tác Đoàn thanh niên thị trấn
Cẩm Giàng trong những năm vừa qua:
Phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" được
tổ chức hiệu quả góp phần cổ vũ, định hướng và hỗ trợ thanh niên lập thân,
lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh,
trật tự, an toàn xã hội. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt phát triển với các
hoạt động khuyến khích, bồi dưỡng tài năng trẻ như động viên học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu, lựa chọn và nhân điển hình tiên tiến, phát triển quỹ
khuyến học, khuyến tài đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân,
Hội khuyến học Thị trấn, việc động viên giáo viên giỏi, giáo viên có thành
tích được làm hàng năm; phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, hỗ trợ thanh niên lập các
dự án phát triển sản xuất có hiệu quả thiết thực như dự án sản xuất ché biến
lâm sản, sản xuất tăm tre, dự án cải tạo hồ, ao khu vực đầm bãi; phong trào
"Bốn mới" trong thanh niên Thị trấn, phong trào "Sáng tạo trẻ" trong thanh
14
niên, viên chức và các đối tượng thanh niên khác đã thúc đẩy các hoạt động
sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống và công tác.
Đoàn tiếp tục đảm nhận thực hiện các chương trình của cấp trên, phát huy vai
trò xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế-xã hội. Điểm mới của phong
trào thanh niên Thị trấn Cẩm Giàng 4 năm qua là phong trào "Thanh niên tình
nguyện" tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định là một trong các phương
thức tập hợp, giáo dục thanh niên có hiệu quả, tham gia giải quyết những khó
khăn, bức xúc của nhân dân như công tác vệ sinh môi trường, tình nguyện
tham gia các công việc xã hội như: chăm sóc gia đình neo đơn, giúp đỡ gia
đình chính sách, tình nguyện tham gia công tác bảo vệ Thị trấn trong những
ngày diễn ra các sự kiện trọng đại và Tết nguyên đán, tình nguyện tham gia
các các công việc mà xã hội phân công.... Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu
niên, nhi đồng đã có chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thiếu
nhi; vai trò của Đoàn Thị trấn Cẩm Giàng trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em thể hiện ngày càng rõ, Đoàn thanh niên Thị trấn đã quan tâm đến trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, mở các câu lạc bộ để cho học sinh tham gia như:
Câu lạc bộ võ thuật, cầu lông, bống đá mi ni, câu lạc bộ bóng bàn....thanh
niên đã hạn chế trong việc tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Hoạt động Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn
thể nhân dân được Ban chấp hành Đoàn Thị trấn coi trọng, góp phần nâng cao
nhận thức và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong xây dựng hệ
thống chính trị. Thông qua cuộc vận động "Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở
thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" do Đoàn cấp trên phát động đã
góp phần bổ sung nguồn đảng viên có chất lượng cao cho Đảng với trên 60%
đảng viên mới kết nạp hằng năm là từ đoàn viên tốt có nhiều thành tích. Công
tác xây dựng tổ chức Đoàn thời gian qua được Đảng bộ và Ban chấp hành
Đoàn Thị trấn quan tâm tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp tích cực; chất
lượng đoàn viên, chất lượng tổ chức các chi đoàn, chất lượng cán bộ Đoàn
được nâng lên; số thanh niên được kết nạp vào Đoàn tăng nhanh hằng năm, cụ
thể:
15
Năm 2008:28 đoàn viên
Năm 2009: 35 đoàn viên
Năm 2010: 38 đoàn viên
Thực hiện chức năng Đoàn là trường học giáo dục XHCN cho TTN,
Đoàn xã cùng các chi đoàn tập trung đổi mới công tác giáo dục tư tưởng cho
ĐVTN theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH trung ương Đảng
khóa 7 về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, hội nghị lần thứ bảy
BCHTW Đảng khóa X Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước thực
hiện có hiệu quả việc giáo dục đạo đức, nếp sống truyền thống và nâng cao
nhận thức cho Thanh niên về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ
đó Thanh niên xác định được nhiệm vụ của mình trong thời kỳ mới, thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đoàn Thị trấn đã tổ chức 5 lớp với quy mô
toàn Thị trấn tới toàn Đoàn viên để quán triệt vấn đề này và học 5 bài lý luận
với tổng số 530 lượt đồng chí tham gia. Việc tuyên truyền giáo dục tới ĐVTN
về truyền thống của dân tộc thông qua các hoạt động tập thể, nhân các ngày lễ
lớn của dân tộc như kỷ niệm ngày thành lập Đảng, ngày thành lập Đoàn, ngày
sinh nhật Bác, ngày Quốc khánh 2/9, ngày 8/3, ngày 20/10, việc tổ chức hội
trại ngày hè, hội diễn văn nghệ, tổ chức giải bóng đá TTN, thông qua việc tổ
chức đó đã thu hút được đông đảo đoàn viên TTN tham gia, hiệu quả giáo dục
rất thiết thực và có hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động tổ chức đó đã thu
hút được đông đảo Đoàn viên TTN tham gia, hiệu quả giáo dục rất thiết thực
và có hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động trên đại đa số Đoàn viên thanh
niên, TTN nhi đồng hiểu sâu sắc về truyền thống anh hùng của dân tộc đã
khích lệ cho ĐVTN tự hào và vững tin vào đường lối đổi mới.
Phong trào 3 mục tiêu về dân số kế hoạch hóa gia đình được đoàn xã
trú trọng, đã phối kết hợp với Hội phụ nữ trạm y tế tổ chức lớp truyền thông
dân số với 11 buổi và 1200 lượt người tham gia. Trong số đó 590 người trong
độ tuổi đoàn tham gia đã tổ chức được câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ tiền
hôn nhân, câu lạc bộ pháp luật. Đoàn đã kết hợp với ban công an xã tổ chức
lớp phổ biến pháp luật, lớp nói chuyện về tình yêu, tình bạn, hôn nhân và
16
hạnh phúc gia đình với 372 lượt ĐVTN tham gia. Thông qua các hoạt động
trên đã hạn chế được thấp các vụ tảo hôn, cưỡng hôn. Hạn chế cặp vợ chồng
sinh con thứ 3, hạn chế vụ thanh niên vị phạm pháp luật. Năm 2009 có 1 vụ
tảo hôn, 5 người sinh con thứ 3, 3 vụ thanh niên vi phạm pháp luật. Năm 2010
và đầu năm 2011 số vụ tảo hôn đã không còn, số người đẻ con thứ 3 giảm còn
2 vụ và số thanh niên vi phạm còn 1 vụ.
Phong trào “ Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước” do trung
ương Đoàn phát động được ĐVTN tham gia hưởng ứng, thanh niên đã thực
sự đóng vai trò làm nòng cốt trong lao động sản xuất, họ là những người tiên
phong trong việc làm kinh tế ngoài việc chính trong gia đình là tham gia lao
động sản xuất, lực lượng này luôn vươn tới cái mới, học hỏi kinh nghiệm và
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đoàn Thị trấn đã phối kết hợp với
Hội nông dân, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Hội phụ nữ tiến hành mở một
lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đoàn xã đã phối kết hợp với Hội nông
dân, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Hội phụ nữ tiến hành mở một lớp
chuyển giao khoa học kỹ thuật cây trồng vụ đông, trồng cây ngô giống, cách
chăm bón lúa, với 350 lượt người tham gia. Năm 2010 đã xuất hiện 12 hộ
điển hình làm kinh tế giỏi, trong đó có 8 hộ gia đình trẻ, mức thu nhập bình
quân của các hộ này là 80-100 triệu đồng / năm, chủ yếu các hộ tích cực
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chăn nuôi thả cá kết hợp trồng cây ăn
quả, đổi mới trong kinh doanh buôn bán, tiếp cận nhanh với thay đổi của thị
trường, tích cực đổi mới các mặt hàng, chủ động mở rộng mặt hàng kinh
doanh nên đã phát triển nhanh về kinh tế làm cho Thị trấn ngày càng khang
trang.
Đất trồng cho nông nghiệp ngày càng ít đi dẫn đến việc dôi dư lao
động cụ thể là lao động trẻ, khắc phục tình trạng này đoàn Thị trấn đã vận
động ĐVTN đi làm kinh tế như: đi xây, mở thêm nghề phụ để thêm thu nhập
gia đình, đi lao động xuất khẩu nước ngoài, học nghề mở cửa hàng kinh
doanh, liên kết mở rộng mô hình sản xuất.
17
Năm 2011 Đoàn xã đã vận động được 11 gia đình mở rộng quy mô
chăn nuôi, sản xuất. Số đoàn đi đi làm ăn xa từ 3-6 tháng là 45-60 đồng chí,
mức thu nhập 1 tháng của lao động này 10.000000 – 20.000.000đ/ tháng, đã
thực sự góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương (Theo số liệu
báo cáo của HĐND xã năm 2009- số hộ đói nghèo trong xã là 7 hộ, năm 2010
toàn xã hết hộ đói chỉ còn hộ nghèo và cận nghèo).
Công tác an ninh quốc phòng Đoàn đã tập trung giáo dục vận động,
động viên thanh niên hiểu rõ luật nghĩa vụ quân sự, nêu cao ý thức trách
nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, xã nhà hàng
năm có trên 100 lượt đồng chí tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự đạt đủ và
vượt 100% chỉ tiêu giao, năm 2011 toàn Thị trấn giao 9 đồng chí đủ tiêu
chuẩn làm nghĩa vụ quân sự, không có trường hợp Đoàn viên trốn nghĩa vụ
quân sự. Trường hợp TTN vi phạm pháp luật, nghiện hút, cờ bạc.... ở địa
phương từng bước được khắc phục và giảm theo năm.
- Vấn đề tổ chức hướng dẫn phong trào đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh được Đoàn hết sức chú trọng. Công tác tiếp nhận các em về sinh
hoạt tại các chi đội và kết hợp với nhà trường giáo dục các em là việc làm
thường xuyên bởi đây là một mảng hoạt động lớn của tổ chức đoàn. Tỷ lệ tập
hợp, thu hút các em tham gia hoạt động hè đạt 98%.
Có được kết quả nêu trên là do có sự lãnh đạo của Đảng và chính
quyền địa phương và cố gắng rất lớn của BCH đoàn Thị trấn trong việc duy
trì nền nếp, sinh hoạt. Đoàn đã biết phối hợp với các đoàn thể trong địa
phương trong công tác vận động thanh niên, tổ chức các hoạt động phát triển
kinh tế cho thanh niên, đặc biệt là sự nhiệt tình của một số cá nhân đoàn viên
là đòn xeo thúc đẩy phong trào. Trong thời gian gần đây Đoàn TN địa phương
đã có một số hoạt động sáng tạo để phát triển về số lượng và tổ chức, một số
thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên tốt nghiệp chưa
xin được việc làm đều được vận động tham gia hoạt động đoàn.
1.3.2 Phần hạn chế:
18
- Do công tác tuyên truyền, giáo dục và giác ngộ lí tưởng còn nhiều
hạn chế nên nhiều thanh niên không muốn được đứng trong hàng ngũ của
Đảng.
- Hoạt động chăm lo lợi ích chính đáng về quyền, nghĩa vụ cho đoàn
viên, thanh niên chưa đầu tư đúng mức nên chưa tương xứng với tiềm năng
của tổ chức Đoàn; việc tham mưu xây dựng chính sách tài năng trẻ, khuyến
khích thanh niên học nghề chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả.
- Công tác thiếu nhi trên địa bàn Thị trấn đối với ba cấp học còn
nhiều khó khăn, lúng túng; vai trò tiền phong, gương mẫu của một bộ phận
đoàn viên, thanh niên trong chăm sóc, giáo dục thiếu nhi chưa rõ.
- Chất lượng đoàn viên, chất lượng tổ chức cơ sở chi đoàn, chất
lượng cán bộ Đoàn chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên
cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Đáng chú ý là
năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ chi đoàn tụt hậu so với thanh niên.
Tính bền vững của một số phong trào, cuộc vận động chưa cao như cuộc vận
động thanh niên kinh doanh sản xuất giỏi, cuộc vận động thanh niên giúp
nhau làm kinh tế... Đoàn chưa có giải pháp thích hợp phát triển tổ chức Đoàn,
Hội mang tính bền vững và tập hợp đông đảo thanh niên tham gia, nhiều
thanh niên còn đứng ngoài tổ chức đoàn. Tổ chức các hoạt động thanh niên
trong các môi trường, không gian hoạt động mới của thanh niên còn hạn chế.
- Lý luận về công tác vận động thanh niên, về các loại hình tập hợp
thanh niên, về mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn chưa theo kịp tình
hình thực tiễn chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên. Công tác thi đua,
khen thưởng còn hình thức, chưa có tác dụng tích cực cổ vũ và thúc đẩy
phong trào thanh thiếu nhi.
- Đội ngũ cán bộ Đoàn chưa phát huy được vai trò của mình, thiếu
sâu sát với phong trào, ban chấp hành đoàn Thị trấn có một số đồng chí
thường xuyên thuyên chuyển công tác do yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương,
điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động. Ranh giới giữa
đoàn viên với thanh niên chưa phân định rõ ràng, một bộ phận thanh niên ít
19
quan tâm đến chính trị, đến truyền thống cách mạng, quá thiên về kinh tế hoặc
chạy theo lối sống thiếu lành mạnh. Đoàn thiếu quan tâm đến lợi ích chính
đáng của thanh niên gây tâm lý thanh niên không muốn vào đoàn, đoàn viên
thiếu gắn bó với tổ chức.
- Vai trò của Đoàn trên lĩnh vực kinh tế chưa rõ nét. Đoàn chưa có cơ
sở để đứng ra tín chấp cho thanh niên vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín
dụng phục vụ cho kinh doanh sản xuất. Việc đoàn viên thanh niên tham gia
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương còn chậm (toàn Thị trấn có 7 mô
hình phát triển kinh tế điển hình), việc đổi mới tư duy kinh tế trong đoàn viên
còn chậm, thiếu khả năng đột biến.
- Công tác giáo dục của Đoàn Thị trấn chậm đổi mới cả về nội dung,
hình thức và phương pháp thiếu biện pháp và sơ tổng kết, nôi dung sinh hoạt
ở các chi đoàn còn nghèo nàn, không đáp ứng được yêu cầu của thanh niên.
Các hoạt động của Đoàn còn đơn điệu, mang tư tưởng được bao cấp, sức lôi
cuốn chưa cao. Chưa tìm ra hoạt động mũi nhọn và hoạt động đặc thù.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng với thanh niên còn hạn chế, một bộ phận
Đảng viên còn có hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến thanh niên.
1.3.3 Nguyên nhân hạn chế:
- Một số chủ trương của Đoàn chưa sát thực tế, khi triển khai thiếu
đôn đốc, kiểm tra, tổng kết kịp thời; công tác cán bộ của Đoàn còn bất cập;
năng lực, trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội của một bộ phận cán bộ
Đoàn còn thấp. Việc tham mưu cho Đảng trong tạo nguồn, đào tạo, sử dụng
và luân chuyển cán bộ ở một số thời điểm chưa tốt. Đoàn chậm thích ứng với
sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thanh niên. Điều kiện, phương
tiện hoạt động và nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
còn khó khăn như: CSVC phục vụ cho hoạt động TDTT (sân bãi lớn để tập,
dụng cụ tập TDTT, hội trường, phòng làm việc, nơi giải quyết các vấn đề
thanh niên quan tâm), kinh phí tổ chức các hoạt động, hệ thống loa đài phục
vụ tuyên truyền... Ngoài ra sự chuyển dịch nhanh của cơ cấu kinh tế, tình
trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội gia tăng như: số đề, cờ bạc, trộm
20
cắp..., sự không gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng
tiêu cực đến tình hình tư tưởng thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi.
Phong trào đoàn còn hình thức, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
của đoàn viên, những vấn đề nóng mà giới trẻ quan tâm như: tình dục, tình
yêu, đạo đức…thì Đoàn còn đứng ngoài cuộc, cán bộ đoàn lúng túng khi có
đoàn viên đặt câu hỏi liên quan. Nguyện vọng của đoàn viên thanh niên trong
giai đoạn hiện nay rất phong phú, đa dạng và đòi hỏi có tính chất thiết thực,
hấp dẫn cao so với các thập kỷ trước, bởi ngày trước nhu cầu giải trí và sân
chơi giải trí của đoàn viên thanh niên chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, ca múa
hát là sinh hoạt chính, còn ngày nay, có rất nhiều loại hình giải trí cho đoàn
viên lựa chọn: phim ảnh, ca nhạc, chat, game, karaoke… Nếu sinh hoạt đoàn
không hấp dẫn, thì thanh niên sẽ tìm loại hình giải trí trên, chứ không tham
gia và sinh hoạt tập thể - một loại sinh hoạt có tính chất giáo dục ý thức cộng
đồng rất cao.
- Công tác cơ cấu cán bộ đoàn chưa được chuẩn bị chu đáo, quản lý
thiếu chặt chẽ việc bồi dưỡng nghiệp vụ và phương pháp vận động thanh niên
cho đội ngũ cán bộ Đoàn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra, còn lúng
túng trong việc xác định – hình thức nội dung hoạt động cho phù hợp với điều
kiện của cơ sở mình.
- Cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Đoàn còn
hạn chế so với yêu cầu, nhiều hoạt động của Đoàn cần kinh phí hỗ trợ thì lại
không có.
- Một số chi ủy Đảng ở các khu và nhà trường chưa thấy hết tầm
quan trọng của công tác thanh niên. Thiếu sự lãnh đạo thường xuyên công tác
xây dựng, Đoàn chưa được coi là một bộ phận quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng.
21
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TN
THỊ TRẤN CẨM GIÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1 Mục tiêu phấn đấu của Đoàn Thị trấn Cẩm Giàng nhằm thực
hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ địa phương lần thứ XXI
Nghị quyết Đảng bộ Thị trấn Cẩm Giàng lần thứ XXI (Nhiệm kì
2010-2015) đã nêu:
“Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội đã nêu ra
cần có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân Thị trấn. Vai trò của quần chúng rất
quan trọng, trong đó đoàn thanh niên đóng vai trò xung kích. Để phát huy tính
tích cực của Đoàn, Đảng bộ cần quan tâm hơn nữa về mọi mặt; đầu tư cán bộ,
điều kiện cơ sở vật chất để lãnh đạo Đoàn đi đúng hướng đã định”.
Trước hết Đoàn thanh niên cần đổi mới về nội dung, hình thức và
phương pháp hoạt động phù hợp với tâm lý, giới tính nhằm tập hợp đông đảo
thanh niên sinh hoạt trong tổ chức, động viên để họ phát huy mọi tiềm năng
sáng tạo, vai trò xung kích của mình.
Đảng bộ cần quan tâm đến vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng văn
hóa và đạo đức lối sống cho thanh niên thông qua tấm gương của các Đảng
viên, Ban chấp hành Đảng bộ phải có nghị quyết riêng về công tác lãnh đạo
thanh niên, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
hiện nay, Đảng bộ chủ trương thanh niên phải thực sự đi đầu trong các lĩnh
vực:
Lĩnh vực kinh tế: Đoàn thanh niên phải xung kích trong việc chuyển
dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất để làm tăng năng xuất, sản lượng và giá trị kinh tế, phát triển các dịch
vụ, buôn bán thị trấn phấn đấu đạt:
Thu nhập bình quân đầu người 10 - 15 triệu đồng/ người/năm (Đến
năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm)
22
- Đảng bộ giao trách nhiệm cho Đoàn xây dựng mô hình làm kinh tế
giỏi trong gia đình thanh niên ở 4 chi đoàn cơ sở. Từ đó tổng kết rút kinh
nghiệm và nhân rộng cụ thể:
8 mô hình thanh niên làm dịch vụ, buôn bán phát triển kinh tế ở khu
trung tâm Thị trấn.
3 mô hình thanh niên chuyển dịch cơ cấu từ diện tích trũng khoanh
vùng chăn nuôi cá và trồng cây ăn quả.
- Lĩnh vực văn hóa xã hội: Tạo môi trường xã hội lành mạnh; từng
bước hạn chế và chấm dứt tình trạng TTN vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn
xã hội. Từ đó góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
Đoàn thanh niên đi đầu trong việc thực hiện các quy ước xây dựng làng văn
hóa như thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việc tang.
Với đặc điểm cơ bản của thanh niên là hiếu động và thích khẳng định
mình. Do vậy, hiệu quả của phong trào sẽ không cao hoặc chệch hướng nếu
không có sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng từ BCH Đảng bộ đến các chi ủy là hết sức cần thiết, nó đảm bảo cho sự
thắng lợi của công tác Đoàn và phong trào TTN.
3.2 Giải pháp đổi mới hoạt động của Đoàn thanh niên.
3.2.1 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
- Tập trung giáo dục về lý luận chính trị chủ trương, đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước- quy định của địa phương và nhiệm
vụ của Đoàn thanh niên giúp thanh niên xác định rõ lý tưởng phấn đấu trong
sự nghiệp đổi mới hiện nay.
- Phối hợp có hiệu quả với các ngành, các giới, các đoàn thể và tổ
chức xã hội giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của dân tộc anh
hùng sáng tạo của Đoàn, đạo đức, nếp sống cho thanh niên, nâng cao lòng tự
hào về Đảng, về quê hương đất nước giáo dục cho thanh niên tinh thần đoàn
kết tương ái, không ngừng phấn đấu rèn luyện hăng hái thi đua lao động sản
xuất, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
23
- Mở rộng và phát huy tính dân chủ gắn với giáo dục pháp luật trong
sinh hoạt Đoàn - Đội, tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt câu lạc
bộ ở các chi đoàn với các nội dung phù hợp với tâm lý thanh niên việc tuyên
truyền giáo dục phải đảm bảo quy trình triển khai, sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm.
- Đoàn xã và các chi đoàn tổ chức tuyên truyền và giáo dục đoàn
viên thanh niên thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Phát triển
và nâng cao các hoạt động văn hóa thể thao. Đẩy mạnh phong trào rèn luyện
vì ngày mai lập nghiệp, thanh niên phải là người tích cực trong việc hoàn
thành chỉ tiêu giáo dục phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
3.2.2 Đẩy mạnh phong trào hoạt động cách mạng
- Tích cực xây dựng phong trào thanh niên lập nghiệp tạo việc làm
cho thanh niên nhất là thanh niên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thanh
niên giúp nhau làm kinh tế.
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động do Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh phát động và thanh niên lập nghiệp. Ban chấp hành Đoàn Thị
trấn có kế hoạch tuyên truyền, động viên, khích lệ ý chí không cam chịu đói
nghèo trong thanh niên để họ vươn lên làm chủ cuộc sống, làm giàu cho bản
thân, gia đình và xã hội. Ban chấp hành đoàn Thị trấn đứng ra tín chấp cho
Đoàn viên vay vốn để sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền tạo mọi điều kiện để xây
dựng các mô hình thanh niên làm kinh tế chú trọng vào mô hình chuyển dịch
cơ cấu – khoanh vùng triều trũng để chăn nuôi thả cá, trồng cây ăn quả. Đoàn
Thị trấn đề nghị được đứng ra tín chấp cho một số hộ gia đình trẻ được hỗ trợ
về vốn sản xuất nông nghiệp, kinh doanh buôn bán và làm dịch vụ.
- Phối hợp với hộ nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp mở các lớp
chuyển giao KHKT để trang bị cho thanh niên những kiến thức cơ bản, những
tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất thâm canh đạt năng xuất cao tăng giá trị
kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Phong trào tuổi trẻ giữ nước:
24
- Đoàn đã tuyên truyền giáo dục đoàn viên thanh niên ý thức cảnh
giác với âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch nhằm gây mất ổn định chính
trị, phát hiện, ngăn chặn các loại tội phạm góp phần đảm bảo tình hình trật tự
an toàn ở địa phương, không để xảy ra các vụ việc trọng điểm về an ninh trật
tự, hạn chế tối đa việc tái nghiện sau khi cai và thanh niên nghiện hút.
- Động viên thanh niên thực hiện tốt luật nghĩa vụ quân sự, phấn đấu
100% đoàn viên thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự và lên đường bảo vệ tổ
quốc, đồng thời tham gia tích cực vào lực lượng DQTV ở địa phương.
Phong trào thanh niên đối với các vấn đề văn hóa – xã hội
- Động viên thanh niên trong Thị trấn hăng hái tham gia các hoạt
động văn hóa – xã hội; từ thiện…
- Phối hợp 3 môi trường giáo dục gia đình- nhà trường- xã hội nhằm
xã hội hóa công tác giáo dục TTN nhi đồng.
- Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa chăm sóc giúp đỡ các gia đình
thương binh- liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng bằng các việc làm thiết
thực đảm bảo 7/7 chi đoàn có hoạt động này.
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: Thanh niên với 3 mục tiêu: Dân
số - Sức khỏe- Môi trường góp phần làm giảm tốc độ phát triển dân số hàng
năm. Phấn đấu 100% số hộ gia đình trẻ không sinh con thứ 3 đưa tỉ lệ sinh
trong xã từ 1% – 1,2%
- Tiếp tục xây dựng các mô hình câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ
tiền hôn nhân, câu lạc bộ lồng ghép tuổi trẻ pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng về vấn đề này. UBND Thị trấn cần đầu tư kinh phí cho hoạt động
giáo dục, dân số trong thanh niên, giúp thanh niên hiểu biết về luật hôn nhân
và hạnh phúc gia đình, tình bạn, tình yêu, phối hợp với ủy ban MTTQ xã và
các đoàn thể tham gia thực hiện tốt phong trào: Ông bà, cha mẹ gương mẫu,
con trung hiếu, cháu thảo hiền, phong trào xây dựng làng an toàn, làng văn
hóa.
3.2.3 Xây dựng, tổ chức Đoàn vững mạnh tham gia xây dựng
Đảng
25