Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.19 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ NHÀN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ NHÀN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Hà



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
bảo vệ trong một học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được trân trọng ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thị Nhàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và
cá nhân.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn An Hà,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực
hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công
tác tại Huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện
luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ
tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thị Nhàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 10

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 10
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
4. Đóng góp và ý nghĩa của đề tài ................................................................... 12
5. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG ............................................................................. 14

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững .................................. 14
1.1.1. Phát triển nông nghiệp .......................................................................... 14
1.1.2.Phát triển nông nghiệp bền vững ........................................................... 23
1.1.3. Nhân tố tác động tới phát triển nông nghiệp bền vững ......................... 31
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững ............................... 34
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững của một số nước
trên thế giới ............................................................................................. 34
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa
phương ở nước ta .................................................................................... 38
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển nông nghiệp huyện
Hoành Bồ - Quảng Ninh theo hướng bền vững ...................................... 45
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 49

2.1 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 49
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 49
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 50
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 51
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 52
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương .............................. 52
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển nông nghiệp bền vững .................... 52
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2014 ......................................................................... 55

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 55
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 55
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................... 60
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển nông nghiệp huyện
Hoành Bồ theo hướng bền vững ............................................................. 65
3.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................. 66
3.2.1. Khía cạnh kinh tế .................................................................................. 66
3.2.2.Khía cạnh xã hội..................................................................................... 81
3.2.3. Khía cạnh môi trường............................................................................ 86
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ................. 93
3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 93
3.3.2. Các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp .............................. 94

3.3.3.Chuyển giao công nghệ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ............................ 99
3.3.4.Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp .......................................... 99
3.3.5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................................................. 101
3.3.6.Lao động và chất lượng nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp...... 103
3.4 Đánh giá chung tình hình phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v

tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững................................................. 107
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 107
3.4.2. Tồn tài, hạn chế ................................................................................... 108
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế .......................................................................... 111
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ...... 112

.......................................................... 112
- tỉnh Quảng
Ninh theo hướng bền vững.................................................................... 112
4.1.2. Phương h

2020 ......................... 113

4.2 Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
theo hướng bền vững............................................................................. 114
4.2.1.Đổi mới chính sách cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững,
nông thôn mới ....................................................................................... 114
4.2.2.Hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp bền vững ........................ 116

4.2.3.Cải thiện và nâng cao chất lượng của nguồn lao động ......................... 118
4.2.4.Tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp ................................. 120
4.2.5.Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định ................................... 121
4.2.6.Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật .............................................. 123
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 124
4.3.1. Đối với huyện Hoành Bồ .................................................................... 124
4.3.2. Đối với hộ nông dân ............................................................................ 125
KẾT LUẬN.................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 131

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban chỉ đạo

BQ

:

Bình quân


BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CC

:

Cơ cấu

CN- DV

:

Công nghiệp - dịch vụ

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DV

:

Dịch vụ


ĐVT

:

Đơn vị tính

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

KH

:

Kế hoạch

KHCN

:

Khoa học công nghệ

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội


LĐNN

:

Lao động nông nghiệp

NQ/CP

:

Nghị quyết/Chính phủ

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

PTNN

:

Phát triển nông nghiệp

PTNNNT

:

Phát triển nông nghiệp nông thôn


SL

:

Số lượng

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

Tp

:

Thành phố

TTBQ

:

Tỷ trọng bình quân

VND

:

Việt nam đồng


XD

:

Xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lựa chọn địa điểm điều tra ............................................................. 50
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất qua các năm của huyện Hoành Bồ ......................... 60
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện Hoành Bồ
2011 -2013 ...................................................................................... 68
Bảng 3.3: Kết quả ngành chăn nuôi huyện Hoành Bồ giai đoạn 2011 - 2013..... 69
Bảng 3.3. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện giai đoạn 2011-2013 ..... 70
Bảng 3.4: Sản lượng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành trồng
trọt năm 2011 - 2013 ....................................................................... 74
Bảng 3.5: Sản lượng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành chăn
nuôi năm 2011 - 2013 ..................................................................... 77
Bảng 3.6: Sản lượng - giá trị - tỷ suất nông sản hàng hóa của ngành nuôi
trồng thủy sản năm 2011 - 2013 ..................................................... 78
Bảng 3.7. Thu nhập và cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ trên năm 2013 .... 79
Bảng 3.8 Thu nhập bình quân của các hộ giai đoạn 2011-2013 ..................... 79
Bảng 3.9. Tình hình nhân khẩu - lao động BQ một hộ điều tra năm 2013...... 81
Bảng 3.10. Tình hình hộ nghèo ở huyện Hoành Bồ ........................................ 83
Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ nghèo tại 3 xã nghiên cứu năm 2013 ............................. 83

Bảng 3.12. Mức độ tham gia quyết định sản xuất của nam và nữ ................... 85
Bảng 3.13. Nguồn phát sinh chất thải trong trồng trọt của huyện Hoành Bồ ....... 87
Bảng 3.14 Số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng của ngành trồng trọt ...... 88
Bảng 3.15. Tổng hợp lượng chất thải nông nghiệp phát sinh 2010-2013 ........ 89
Bảng 3.16 Tình hình xử lý ô nhiễm môi trường năm 2013 ............................ 91
Bảng 3.17 Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất ngành
trồng trọt .......................................................................................... 94
Bảng 3.18. Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp
huyện Hoành Bồ ............................................................................. 97
Bảng 3.19: Lựa chọn của hộ gia đình về khó khăn trong tiêu thụ ................ 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Biểu đồ nhiệt và lượng mưa trong năm của huyện Hoành Bồ ....... 57
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Hoành Bồ giai đoạn 2010-2013 ................. 61
Sơ đồ 3.3. Tỷ lệ nông hộ nhận thức về sản xuất nông nghiệp ...................... 104
Sơ đồ 3.4 Tỷ lệ nông hộ quan tâm đến môi trường ..................................... 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo phát triển bền vữ
ệm vụ hàng đầu đặ

ổi mới và công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đặt ra
nhiệm vụ


. Để đạt được mục tiêu như vậy, chăm lo

phát triển lĩnh vực nông nghiệp là một trong những ưu tiên chính sách và thực
tế cho thấy không một quốc gia nào có thể phát triển, hiện đại hóa được mà
không đảm bảo phát triển ổn định nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
-

-

.
Phát triển nông nghiệp là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản
xuất vật chất của xã hội loài người. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp có đặc
điểm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên với nền sản xuất nông
nghiệp còn lạc hậu, tính chất bấp bênh của sản xuất nông nghiệp thể hiện rất
rõ, năm mưa thuận gió hoà, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít thì được mùa cả

trồng trọt và chăn nuôi; ngược lại có năm thiên tai dịch bệnh, mất mùa. Đến
nay vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững được đề cập tới như một trong
những vấn đề vừa rất cơ bản vừa bức thiết có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình
kinh tế xã hội của đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11

Phát triển nông nghiệp bền vững có thể nhìn nhận ở qui mô toàn quốc
và qui mô địa phương như một vùng, một tỉnh. Cũng như nhiều địa phương
khác, huyện Hoành Bồ trong nhiều năm qua phát triển sản xuất nông nghiệp
đạt được những kết quả
bền vữ

ếu xem xét góc độ phát triển
ững vấn đề bức xúc đặ

ồ, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp
bền vững trên địa bàn huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Từ việc đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ
trên quan điểm phát triển bền vững, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ trên quan điểm phát triển bền vững
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp trên
quan điểm phát triển bền vững
Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ theo

hướng bền vững, từ đó chỉ ra những kết quả, tồn tại và hạn chế trong việc phát
triển nông nghiệp tại huyện Hoành Bồ theo hướng bền vững.
Đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp huyện
Hoành Bồ, tình Quảng Ninh theo hướng bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình phát triển nông nghiệp tại
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về: Đặc điểm địa hình đất đai, khí
tượng thuỷ văn và tình hình dân số của huyện Hoành Bồ. Đặc biệt là nghiên cứu
các kết quả sản xuất nông nghiệp mà huyện Hoành Bồ đã đạt được trong 3 năm
2012- 2004 trên cây trồng, vật nuôi, giá trị sản xuất, thu nhập và sản lượng.
- Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu ở 10 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Hoành Bồ là
trọng tâm.
Kết quả điều tra: Phỏng vấn trực tiếp 150 hộ nông dân ở 3 xã về tình hình
chính liên quan đến sản xuất nông nghiệp (Dân Chủ, Hòa Bình, thị trấn Trới) ..
- Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng phân tích trong 3 năm 2012, 2013, 2014 theo dãy số
biến động về thời gian ở cả 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi trong kinh tế hộ.
4. Đóng góp và ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong

phát triển nông nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững.
Đề tài tiến hành phân tích những thực trạng, tồn tại và hạn chế cho
chính quyền địa phương huyện Hoành Bồ, và các nhà lãnh đạo nông nghiệp
của huyện về tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững.
Đề tài sẽ cung cấp, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

13

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho
các nhà nghiên cứu liên quan tới lĩnh lĩnh vực phát triển nông nghiệp bền vững.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì luận văn bao
gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh theo hướng bền vững giai đoạn 2011 - 2014
Chương 4: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh theo hướng bền vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Phát triển nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân ở Việt Nam, nông nghiệp,
nông thôn luôn là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta,
được thể hiện bằng các chủ trương, chính sách cụ thể. Ở từng giai đoạn lịch
sử khác nhau, tỷ trọng thu nhập nông nghiệp trong tổng thu nhập kinh tế có
khác nhau, nhưng nông nghiêp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để
giải quyết các vấn đề của toàn xã hội, như: Đảm bảo nhu cầu ăn về lương thực
và thực phẩm cho cả nước, góp phần tích cực cho xoá đói, giảm nghèo, giữ
vững ổn định chính trị, xã hội tạo cơ sở vững chắc cho quá trình CNH, HĐH
đất nước.
Từ đó nông nghiệp được khái niệm như sau:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung
cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn
tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản
xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông
sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản.( Phạm Vân Ðình
và cộng sự, 1997)
1.1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuát có đặc thù rất riêng, khác với công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Đối tượng phát triển của nông nghiệp là
các sinh vật sống, đa dạng, có quan hệ hữu cơ với môi trường tự nhiên, lại
phân bổ rất rộng lớn... Vì vậy, để phát triển được một nền nông nghiệp bền
vững, việc phân tích đầy đủ các đặc điểm của nông nghiệp là một yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

15

không thể thiếu.
Thứ 1: Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật sống
Trong công nghiệp, đối tượng sản xuất là các vật chất nguyên liệu vô
chi, vô giác, nhưng trong nông nghiệp, thì đối tượng sản xuất lại là các sinh
vật sống, bao gồm cây trồng, vật nuôi các loại và sinh vật khác. Chúng sinh
trưởng và phát triển theo quy luật riêng của mỗi loài, và đồng thời lại chịu tác
động rất nhiều của môi trường tự nhiên ngoại cảnh, như: Thời tiết, khí hậu,
các quy luật sinh học của cây con, và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với
ý muốn chủ quan của con người. Vì thế, nếu như trong công nghiệp, con
người có thể tác động vào đối tượng sản xuất ở bất cứ phạm vi và mức độ nào
theo ý muốn, thì trong nông nghiệp, để sản xuất có hiệu quả, con người lại
phải nhận thức cho được quy luật sinh học của đối tượng định tiến hành sản
xuất và quy luật tự nhiên tại vùng đang sản xuất sinh vật đó. Mọi can thiệp
chủ quan, theo cảm tính, thiếu căn cứ khoa học đều dẫn đến thất bại.
Từ đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, cần lưu ý
những vấn đề cơ bản sau:
- Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiết với
quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật. Thời gian lao động không ăn khớp,
mà xen kẽ với thời gian sản xuất, do đặc tính thời vụ trong nông nghiệp.
- Tái sản xuất kinh tế là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của sinh
vật, dưới tác động của con người, từ lúc mở đầu đến khi kết thúc, trở lại vụ
mới. Tái sản xuất tự nhiên, là quá trình lặp đi lặp lại theo quy luật sinh học
cũng từ lúc mở đầu, đến kết thúc một chu trình sinh học, bắt đầu một chu
trình mới. Thí dụ: từ hạt - cây - hoa - quả - thu hoạch. Thời gian sản xuất là
khoảng thời gian mà đối tượng sản xuất nằm trong chu kỳ sản xuất. Thời gian

lao động là thời gian mà sức lao động của con người tác động vào đối tượng
lao động. Trong công nghiệp, thời gian lao động, ăn khớp& trùng khít với
thời gian sản xuất. Trong nông nghiệp lại khác, có lúc sinh vật cần tác động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

16

của con người để sinh trưởng, phát triển, nhưng nhiều lúc lại chỉ cần có sự tác
động của môi trường sống. Cũng từ đặc điểm này phản ánh sản xuất nông
nghiệp mang tính thời vụ rất cao.
- Trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng với khối
lượng và chất lượng đầu vào. Trong công nghiệp, giữa khối lượng nguyên
liệu và thành phần đầu vào với sản phẩm đầu ra có sự đối ứng cao. Thí dụ
như: Sản xuất một chiếc xe hơi hoặc máy nông cụ, trọng lượng kim loại và
thành phần nguyên liệu đầu vào gần bằng trọng lượng và thành phần kết cấu
của chiếc xe hơi hoặc máy nông cụ ở đầu ra. Sản xuất nông nghiệp lại khác,
nguyên liệu đầu vào là hạt giống cây, con giống, trọng lượng ban đầu nhỏ,
thậm chí rất nhỏ... Sau một thời gian nhất định có thể tạo ra trọng lượng lớn
gấp bội khi được mùa, cũng có thể là con số không khi mất mùa!
Thứ 2: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
Trong công nghiệp đất đai chỉ là nhà xưởng, còn trong nông nghiệp đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, vừa là đối tượng lao động
vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động khi con người cày xới
để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì con
người dùng đất đai để trồng cây và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có
sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, số lượng và chất lượng đất đai quyết định lợi
thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của mỗi vùng. Hướng sử dụng đất, quy
định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Do đó, trong quá trình sản xuất

cần phải sử dụng đất đai phù hợp với thực tế địa hình, thổ nhưỡng, nhằm vừa
nâng cao được hiệu quả, vừa bảo vệ được tài nguyên đất.
Thứ 3: Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn
Tích tụ và tập trung cao, là đặc trưng cơ bản của sản xuất công nghiệp.
Trái lại, nông nghiệp được phân bổ trên phạm vi không gian rộng lớn, tính
chất này bắt nguồn từ sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, thời tiết
khí hậu và sinh vật sống ở đó. Mỗi vùng đất có lợi thế so sánh sinh thái riêng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

17

từ đó, cần bố trí sản xuất chuyên hoá cao, gắn với phát triển các sản phẩm phụ
trong điều kiện có thể.
Thứ 4: Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa là hàng
hoá của thị trường.
Với công nghiệp, sản phẩm tạo ra gần như được trao đổi toàn bộ trên
thị trường. Trái lại, sản phẩm của nông nghiệp sản xuất ra vừa được người sản
xuất giữ lại để tiêu dùng nội bộ, tuỳ từng loại sản phẩm mà số lượng giữ lại ít
hay nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người sản suất,
hộ nông dân; Phần còn lại bán ra thị trường, bao gồm sản phẩm bán cho
người tiêu dùng trực tiếp, cho chế biến xuất khẩu và nguyên liệu cho công
nghiệp. Vì vậy, nông sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh trên thị trường,
các kênh này đan xen với kênh kia theo mối quan hệ phong phú, nhiều chiều.
Tỷ trọng sản phẩm bán ra phụ thuộc vào mục tiêu của người sản xuất.
Thứ 5: Cung về nông sản hàng hoá và cầu đầu vào cho nông nghiệp
mang tính thời vụ cao.
Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, nên cung về nông sản
hàng hoá và cầu về đầu vào của nông nghiệp cũng mang tính thời vụ cao. Đặc

điểm này thường dẫn đến biến động lớn về giá cả nông sản cũng như vật tư
nguyên liệu đầu vào: Đầu vụ, chính vụ và cuối vụ có khác nhau. Thường là
giá nông sản chính vụ thấp hơn giá đầu vụ và cuối vụ. Trái lại, giá vật tư đầu
vào lúc chính vụ (như: phân bón, thuốc BVTV...) thường cao hơn so với đầu
vụ hoặc sau vụ sản xuất. Mặt khác, với công nghiệp, chỉ trong thời gian ngắn,
người sản xuất có thể đưa ra thị trường loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần.
Thì trong nông nghiệp, người sản xuất phải qua hàng vụ (từ vài tháng đến
hàng năm) thậm chí dài hơn (3- 5 năm, như cây ăn quả các loại chẳng hạn)
mới đưa ra được thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Từ đặc
điểm của cung về nông sản nhiều loại mang tính thời vụ, mà đòi hỏi phải có
sự dự tính, dự báo chính xác về giá cả và thị trường của nông sản hàng hoá,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

18

nhất là khi sản xuất và Marketing các sản phẩm cây lâu năm và gia súc phải
nuôi lâu năm. Cũng từ đặc điểm thời vụ của cung nông sản, và cầu về vật tư
nguyên liệu, đòi hỏi, một mặt phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản nông
sản lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường linh hoạt, mềm dẻo với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, chính phủ cần có chính sách và cơ
chế quản lý về giá cả sao cho ổn định cả đầu ra và đầu vào, là một yêu cầu rất
cần thiết với nông nghiệp nước ta hiện nay.
Thứ 6: Nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và
dịch vụ
Như đã phân tích vai trò của nông nghiệp, nông nghiệp có liên quan
chặt chẽ đến công nghiệp và nhiều ngành dịch vụ khác. Sự liên quan này thể
hiện ở chỗ: Nông nghiệp vừa cung cấp vốn, lao động ... cho công nghiệp, vừa
là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ, kể cả dịch vụ hoá học và

công nghệ ứng dụng trong các ngành sản xuất. Mối liên quan này có tác dụng
như đòn bẩy cho cả công nghiệp và nông nghiệp cùng phát triển. Vì thế, trong
chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp dịch vụ nói
riêng, phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa CN- DV và
nông nghiệp.
Thứ 7: Một số đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam
Ngoài sự tuân theo những đặc điểm phổ biến của sản xuất nông nghiệp
thế giới nói chung. Nền nông nghiệp Việt Nam có đặc điểm riêng, xuất phát
từ hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội và điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
Nền nông nghiệp nước ta được hình thành và phát triển từ lâu đời,
nhưng thật sự có sự chuyển biến sâu sắc là, từ sau khi cách mạng giải phóng
dân tộc dành tháng lợi. Đặc biệt từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước, mà khởi đầu bằng việc đổi mới cơ chế chính
sách trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam chuyển từ cơ chế KH hoá
tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

19

Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế, ruộng đất
được giao ổn định lâu dài cho hộ nông dân, người nông dân có quyền ra quyết
định sản xuất theo mục tiêu kinh tế của mình. Các thành phần kinh tế trong
nông nghiệp, trong đó kinh tế hộ nông dân được bình đẳng trước pháp luật và
được khuyến khích phát triển theo luật định. Vì vậy, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp đang từng bước được chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng
hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng: Sự tồn tại
trong một thời gian dài (1975- 1986) cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trong
nông nghiệp, làm ăn tập thể năng suất thấp kém, đã kìm hãm sự phát triển của

nền nông nghiệp nước ta với một mức độ không nhỏ!
Từ phân tích trên cho thấy: Nông nghiệp Việt Nam vừa chịu sự chi
phối của quy luật phổ biến về thị trường, vừa chịu sự chi phối riêng do các
đặc điểm chính trị xã hội của đất nước quy định. Thị trường ở nước ta chưa
thật sự phát triển được như các nước trong khu vực, mặc dù từ khi ra nhập
WTO đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về
thành phần kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng và quy mô cũng như các mặt hàng
sản xuất ra, nhất là sự bình đẳng của các thành phần kinh tế chưa được tôn
trọng như luật định.
Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn là lạc hậu, sản xuất nhỏ,
đặc biệt là sản xuất hàng hoá chưa phát triển cao.
Tính lạc hậu thể hiện ở trình độ sản xuất còn thấp, đại bộ phận nông dân
chưa qua đào tạo, sản xuất vẫn theo truyền thống và kinh nghiệm là nhiều,
hàng năm có được tập huấn kỹ thuật nhưng chỉ với thời gian ngắn và nội dung
còn hạn chế. Mặt khác bản thân trình độ đã có và khả năng nhận thức của nông
dân cũng chưa theo kịp với yêu cầu. Công cụ máy móc và các phương tiện
KHCN tuy đã và đang được đưa vào sản xuất nhưng vẫn còn quá ít, nguồn vốn
đầu tư còn rất nhỏ bé so với các nước có nền nông nghiệp phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

20

Sản xuất nhỏ thể hiện ở chỗ, hình thức sản xuất nông hộ là phổ biến,
ruộng đất tuy đã qua "dồn đổi ô thửa" nhưng vẫn còn manh mún. Một hộ
nông dân có từ 3- 4 thửa, thậm trí 4- 5 thửa vẫn còn nhiều. Vì vậy, hạn chế
việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, mà có
đưa vào thì chi phí lớn, dẫn tới hiệu quả sản xuất thấp.

Tính chất hàng hoá chưa cao, thể hiện: Chất lượng sản phẩm nông sản
còn thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực, khối lượng cũng như tỷ
suất hàng hoá nông sản còn thấp, sản xuất theo kiểu quy mô công nghiệp chưa
nhiều. Ngoài việc xuất khẩu gạo, sự hoà nhập tham gia thị trường quốc tế còn
chậm, số mặt hàng còn ít, thị trường quốc tế còn nhỏ, ngành công nghiệp chế
biến, bảo quản các sản phẩm nông sản đã có phát triển hơn trước nhưng vẫn
còn là nhỏ chưa tương xứng với yêu cầu.
Mặt khác, nền nông nghiệp nước ta còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp
của nhiều thập kỷ chiến tranh của thế kỷ trước, do đó một phần diện tích đất,
tài nguyên thiên nhiên, sinh thái bị tàn phá, nhất là việc đầu tư cho khoa học
kỹ thuật bị chậm lại. Do vậy, rất cần một lượng vốn đáng kể để đầu tư đáp
ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện mới.
Điều kiện tự nhiên của nước ta phức tạp, mật độ dân số vào loại cao so
với thế giới, và hiện tại còn tập trung trong nông nghiệp tới trên 70% dân số.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có pha trộn một
phần tính chất ôn đới, bao gồm đất đồng bằng, đất ven biển, đất trung du và
miền núi. Điều kiện tự nhiên phong phú đã chia nông nghiệp nước ta làm 7
vùng kinh tế tự nhiên với nhiều hệ thống sinh thái khác nhau. Vì vậy, việc lựa
chọn các sản phẩm nông nghiệp theo lợi thế so sánh có khó khăn. Nước ta có
mật độ dân số cao, nhưng phân bố không đều, trình độ dân trí chênh lệch,
điều đó tạo ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng.
1.1.1.3 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

21

Thứ nhất: Nông nghiệp là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu

cầu cơ bản của con người
Sản xuất nông nghiệp xuất hiện từ khi có con người, và nhờ có sản
phẩm của nông nghiệp mà con người tồn tại và phát triển qua 5 phương thức
sản xuất của lịch sử. Ngày nay, ở bất cứ một nước nào trên thế giới, dù là
nước giàu, đang phát triển, hay nước nghèo, nông nghiệp đều có vị trí rất
quan trọng: Là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp các
sản phẩm thiết yếu: Lương thực, thực phẩm cho con người ăn để sinh sống,
tồn tại, lao động phát triển, và còn cung cấp nhiều nguyên liệu cho ngành
công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp luôn
được quan tâm đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương
thực thực phẩm. Vì thế, sự ổn định xã hội có yêu cầu trước hết là sự đảm bảo
an toàn lương thực và thực phẩm cho con người.
Thứ hai: Nông nghiệp cung cấp nông sản, nguyên liệu cho công nghiệp
và xuất khẩu.
Phần lớn nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm; công
nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác là do nông nghiệp cung cấp. Ví dụ
như: các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may, da giầy… ngành công nghiệp
chế biến như chế biến đồ hộp, chế biến gỗ… đều không thể thiếu những
nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, sự phát triển các
ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng này lệ thuộc nhiều vào
quá trình cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp.
Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, kể
cả nước ta hiện nay, nông nghiệp còn là nguồn xuất khẩu tạo ra thu nhập về
ngoại tệ khá lớn. Tuỳ theo lợi ích so sánh của mình, mỗi nước có thể xuất khẩu
các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp
để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba: Nông nghiệp thúc đẩy phát triển toàn nền bộ nền kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


22

Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng hoá
cho thị trường trong và ngoài nước, mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất,
như: Lao động và vốn cho các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của ngành
công nghiệp phục thuộc nhiều vào nguồn lao động từ nông nghiệp cung cấp.
Vì vậy, sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp
đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành công nghiệp và phi nông
nghiệp khác. Việc chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp
tuỳ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ công nghiệp hoá của
mỗi nước. Quá trình công nghiệp hoá đều cần sự đầu tư lớn về vốn, với những
nước đang phát triển, một phần đáng kể về vốn đó phải do nông nghiệp cung
cấp. Sự cung cấp vốn từ nông nghiệp cho các ngành kinh tế khác thông qua
nhiều con đường, như: Thuế nông sản xuất khẩu, giá trị nguyên liệu trực tiếp,
giá trị nông nghiệp xuất khẩu đầu tư trở lại...
Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ của công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vì thế, nông nghiệp làm một trong những
nhân tố đảm bảo cho các ngành công nghiệp khác: Cơ khí, điện, hoá học...
Công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng... phát triển. Sự phát triển ổn định
của nông nghiệp đòi hỏi phải có một lượng hàng ổn định về vật tư phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, máy nông cụ và các mặt hàng công nghiệp khác, như:
vải, xà phòng, đường... Ở tất cả các nước kể cả các nước công nghiệp, nông
thôn, nông nghiệp là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm trên.
Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường. Ở bất cứ nước nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền việc sử
dụng với quản lý các tài nguyên thiên nhiên, như: Đất đai, nguồn nước, rừng,
thực vật và động vật. Một nền nông nghiệp phát triển, ngoài việc đảm bảo các
vai trò nói trên, còn phải góp phần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
môi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và sự đa dạng sinh học của tự

nhiên, đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

23

Ở Việt nam, sản xuất nông nghiệp càng chiếm vị trí quan trọng, bởi
nước ta là một nước vào loại đông dân số trên thế giới, và “Hiện nay còn tới
trên 73% dân số, cuộc sống có thu nhập từ nông nghiệp” [1], vừa là nền tảng
vừa là nội dung quan trọng của quá trình CNH- HĐH đất nước. Các vai trò
của nông nghiệp phân tích ở trên đã thể hiện rõ như vậy. Mặc dù xu hướng
chung, tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình phát triển
kinh tế, như năm 1995: 27,5%, năm 2000 là 23,5% và năm 2005 là 19,6% [2].
Song sự tăng trưởng riêng của ngành nông nghiệp vẫn tăng bình quân giai
đoạn 2006- 2008 là 3,5%/năm [11]. Tuy nhiên tỷ lệ GDP của nông nghiệp
trong cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay còn lớn so với các nước trong khu
vùng, và cho thấy rằng: Việt Nam vẫn đang còn là một nước nông nghiệp,
công nghiệp dịch vụ có phát triển hơn những năm cuối thế kỷ 20, nhưng mới
chỉ là giai đoạn đầu.
1.1.2.Phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững được nhận thức từ định nghĩa phát
triển bền vững. Theo FAO đưa ra khái niệm phát triển nông nghiệp bền
vững (năm 1992): " Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo
tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn ngày càng
tăng của con người cả trong hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy
của nền nông nghiệp sẽ không làm tổn hại đến môi trường, không làm
giảm cấp tài nguyên phù hợp với kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh
tế được xã hội chấp nhận" (WCED, 1987; United Nations, 2010).

Sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững vừa đảm bảo thoả mãn
nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảm
khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác,
phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp
cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cần bằng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×