Tóm Tắt
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm, phù hợp với sự phát triển của các loại cây ăn quả đã tạo nên nguồn cây trái
phong phú, đa dạng. Trong đó, dưa hấu là một loại cây không còn xa lạ với mỗi
chúng ta bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó mang lại vô cùng to lớn.
Hải Dương là một trong những tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất dưa hấu
mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng dưa, Kim Thành là một
huyện tiêu biểu của tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng đưa cây dưa hấu vào sản xuất nông nghiệp. Cây dưa hấu đã trở thành cây
trồng chủ đạo tại nhiều địa phương trong huyện, nhất là xã Bình Dân do nơi đây
có lợi thế tuyệt đối về trồng dưa. Đất sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã chủ yếu là
đất cát pha, loại đất tơi xốp, dễ làm, ít sâu bệnh, cho năng suất chất lượng dưa
hấu cao. Với diện tích khoảng 100 ha, chuyên canh 2 vụ/năm xã đã cung cấp gần
8 nghìn tấn dưa cho thị trường trong nước và góp phần xuất khẩu. Cây dưa đã
đem lại nguồn thu lớn cho người dân trong xã và góp phần cải thiện đời sống
nhân dân đưa nền kinh tế của xã lên tầm cao mới.
Tuy nhiên, việc sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã cũng gặp phải những vấn
đề khó khăn như: Sản xuất dưa hấu chịu nhiều những rủi ro, thị trường tiêu thụ
không ổn định, chịu tác động của nền kinh tế suy thoái,vv…
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải
pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững tại xã
Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”.
Xã Bình Dân đã có lịch sử trồng dưa từ lâu đời, với diện tích đất cát pha
khá lớn là điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây dưa hấu mang lại năng suất
cao, chất lượng tốt hơn so với các địa phương xung quanh. Qua điều tra các hộ
trồng dưa cho thấy, người dân lựa chọn cây dưa hấu để trồng chủ yếu là do hiệu
quả kinh tế cao và điều kiện phù hợp với sản xuất. Kỹ thuật chăm sóc dưa hấu
1
được hình thành là do sự học hỏi lẫn nhau của các hộ chiếm 41,98%. Diện tích
trồng dưa hấu phân bố không đồng đều giữa các thôn, năng suất trung bình đạt
trên 7 tạ/sào. Hiện nay, người dân mới chỉ trồng dưa hấu theo phong trào mọi
người trồng mình cũng trồng theo. Nếu như cứ để người dân nhận thức như vậy
thì việc trồng dưa hấu trên đất cát pha sẽ không thể được bền vững trong tương
lai.
Trong quá trình sản xuất dưa hấu, bên cạnh những thuận lợi về đất đai, lao
động, dịch vụ đầu vào thì các hộ dân còn gặp không ít khó khăn như tiêu thụ sản
phẩm, vốn, kỹ thuật,… Khó khăn trong tiêu thụ là lớn nhất, chiếm tới 52%. Hiện
tượng “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra với những năm có diện tích
trồng dưa lớn. Việc tiêu thụ dưa hấu chủ yếu là qua kênh gián tiếp chiếm
79,31%, hộ trồng dưa phụ thuộc vào người thu mua, dễ bị ép giá khi sản lượng
dưa lớn mà chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Ngoài các khó khăn trên thì hộ
trồng dưa hấu còn gặp phải các rủi ro về thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, dịch bệnh…
Những năm gần đây, mặc dù giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng nhanh trong
khi giá sản phẩm tăng chậm nhưng thu nhập của các hộ nông dân trồng dưa hấu
vẫn có xu hướng tăng dần. Tốc độ tăng giá vật tư đầu vào luôn lớn hơn giá sản
phẩm đầu ra nhưng năng suất, sản lượng đầu ra lớn nên thu nhập của người
nông dân vẫn tăng. Năm 2010 với năng suất 7,6 tạ/sào, giá dưa hấu ổn định ở
mức 4.700 đồng/kg, lợi nhuận mà người nông dân thu được là 1,07 triệu đồng/
sào tăng 18,89% so với năm 2008. Doanh thu của các hộ trồng dưa chịu ảnh
hưởng của hai yếu tố chính là giá và năng suất dưa.
Theo kết quả điều tra thì kết quả sản xuất dưa hấu của các hộ nông dân chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Thời tiết, đất cát pha, số năm kinh nghiệm của
hộ trồng dưa, giới tính của chủ hộ. Cụ thể thời tiết thuận lợi sẽ giúp cây dưa hấu
sinh trưởng, phát triển tốt. Đất cát pha là lợi thế của xã Bình Dân, loại đất này
phù hợp với trồng dưa hấu cho chất lượng dưa cao hơn các loại đất khác và giảm
2
chi phí chăm bón. Theo kết quả phân tích số liệu điều tra chúng tôi thấy rằng
giữa năng suất dưa và năm kinh nghiệm trồng dưa có mối tương quan khá chặt.
Số năm kinh nghiệm càng nhiều thì năng suất dưa càng cao. Năng suất bình
quân hộ có ít năm kinh nghiệm nhất là 6,76 tạ/sào, hộ có nhiều năm kinh
nghiệm nhất là 8,36 tạ/sào, hộ có từ 5 đến 9 năm kinh nghiệm năng suất đạt 7,78
tạ/ sào.
Việc sản xuất dưa hấu có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, biểu hiển của
nó ngày càng rõ ràng. Theo khảo sát thực tế của nhóm điều tra cho thấy tình
hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn nan và không đúng quy trình, liều lượng
đã gây ra tình trạng nhiễm độc nguồn nước làm ảnh hưởng đến sản xuất dưa hấu
theo hướng bền vững.
Từ những thực tế trên thì nhóm giải pháp đưa ra là: Thực hiện quy hoạch
vùng trồng dưa tại địa bàn xã; Xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi; Thực hiện
công tác khuyến công, khuyến nông tạo điều kiện cho sản xuất dưa; Tổ chức
kênh tiêu thụ phù hợp với điều kiện của địa phương; Giải pháp về chính sách trợ
giá đầu vào và hỗ trợ giá đầu ra; Thực hiện liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà
doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Để phát triển bền vững sản xuất dưa hấu trong thời gian tới đòi hỏi phải có
dự phối hợp đồng bộ giữa các nhóm giải pháp trong đó đặc biệt chú trọng tới
hướng giải pháp ba giảm ba tăng. Tăng về diện tích, năng suất, sản lượng dưa
hấu; giảm về chi phí, lượng phân bón, thuốc trừ sâu.
3
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững luôn là mục tiêu quan trọng
nhất của Đảng và nhà nước trong quá trình hội nhập trong nền kinh tế thế giới.
Cụ thể là sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo công bằng
kinh tế và công bằng xã hội, gìn giữ và làm phong phú môi trường. Để đạt mục
tiêu đó, chúng ta phải khai thác lợi thế của từng vùng để phát huy tiềm năng và
lợi thế của từng vùng, lựa chọn quyết định sản xuất sản phẩm nào có lợi thế
nhất, phù hợp với chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm, phù hợp với sự phát triển của các loại cây ăn quả đã tạo nên nguồn cây trái
phong phú, đa dạng. Trong đó, dưa hấu là một loại cây không còn xa lạ với mỗi
chúng ta bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế mà nó mang lại lợi ích vô cùng
to lớn. Chúng ta thấy dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng nước trên
96%; chứa nhiều acid malic; acid glutamid; arginine; đường glucose; fructose;
lyciumanid; bêta-caroten; vitamin A, B, C, protid và các chất khoáng như calci,
phosphor, sắt Những thành phần này rất hữu ích cho cơ thể, hơn nữa dễ được
hấp thu. Về giá trị kinh tế, cây dưa hấu đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người
nông dân, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó dưa hấu còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong nông nghiệp. Mặc dù, lúa là cây lương thực chủ yếu của nước ta nhưng
thực tế hiện nay cho thấy ở một số địa phương việc trồng lúa mang lại hiệu quả
kinh tế không cao. Bởi vậy, họ đã chuyển từ trồng lúa sang chuyên canh các loại
cây rau màu, cây ăn quả,…có giá trị kinh tế cao hơn. Như vậy, dưa hấu đã được
coi là một trong những cây hoa màu quan trọng thay thế cho cây lúa. Cây dưa
hấu đã giúp thay đổi cuộc sống của người nông dân ở những vùng nông thôn
4
nghèo đói còn nhiều khó khăn. Từ việc trồng dưa hấu đã mang lại nguồn thu
nhập lớn, ổn định cho họ, giúp họ thoát nghèo để làm giàu, góp phần cải thiện
đời sống và phát triển kinh tế bền vững. Do đó dưa hấu đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống thường ngày của mỗi người dân nên nhu cầu không ngừng tăng
lên. Đó là tín hiệu tốt đối với các hộ nông dân trồng dưa. Dưa hấu là loại cây có
nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích hợp với khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh
nắng giúp trổ nhiều bông cái và cho trái chín sớm, năng suất cao. Cho nên, dưa
hấu được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước và
mang lại hiệu quả kinh tế cao như tỉnh Long An, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, tỉnh
Vĩnh phúc, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Hải Dương. Với những điều kiện thuận lợi về
tự nhiên Hải Dương đã hình thành những vùng sản xuất dưa hấu mang lại thu
nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng dưa, Kim Thành là một huyện tiêu biểu
của tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây
dưa hấu vào sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nói chung
và huyện nói riêng. Cây dưa hấu đã trở thành cây trồng chủ đạo tại nhiều địa
phương trong huyện, điển hình là xã Bình Dân do nơi đây có lợi thế tuyệt đối về
trồng dưa. Đất sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã chủ yếu là đất pha cát, loại đất
tơi xốp, dễ làm, ít sâu bệnh, cho năng suất chất lượng dưa hấu cao. Với diện tích
khoảng 100 ha, chuyên canh 2 vụ/năm xã đã cung cấp gần 8 nghìn tấn dưa cho
thị trường trong nước và góp phần xuất khẩu. Cây dưa đã đem lại nguồn thu lớn
cho người dân trong xã và góp phần cải thiện đời sống nhân dân đưa nền kinh tế
của xã lên tầm cao mới.
Tuy nhiên, việc sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã cũng gặp phải những vấn
đề khó khăn như:
Sản xuất dưa hấu chịu nhiều những rủi ro: thời tiết, khí hậu, tình hình dịch
bệnh, được mùa mất giá,…
Thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu tác động của nền kinh tế suy
thoái,vv…
5
Ảnh hưởng của việc trồng dưa hấu tới chất lượng môi trường (sử dụng quá
nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, phân hóa học trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm).
Bài toán phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn Bình Dân theo hướng bền
vững đang đặt ra những câu hỏi mang tính thời sự đối với Đảng bộ, chính quyền
và người dân, đó là:
1, Có phải cây dưa hấu là cây trồng hiệu quả sản xuất cao nhất ở vùng Bình
Dân?
2, Có phải dưa hấu là cây trồng chủ lực của địa phương giúp phát triển kinh
tế nơi đây không?
3, Phát triển sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững là vấn đề tất yếu?
4, Cần đánh giá chi phí cơ hội của việc sản xuất dưa hấu/ năm cho người
nông dân?
Xuất phát từ những lí do và các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát theo hướng
bền vững tại xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát thực trạng sản xuất dưa hấu ở các hộ nông dân xã Bình
Dân, phân tích kết quả và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, từ đó
có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu trên đất pha cát
theo hướng bền vững trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đặc điểm kinh
tế, kĩ thuật sản xuất dưa hấu, phát triển sản xuất dưa hấu theo hướng bền vững;
- Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu ở các hộ nông dân xã Bình
6
Dân;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa hấu trên đất
pha cát theo hướng bền vững ở các hộ điều tra tại xã Bình Dân, huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa hấu trên
đất pha cát theo hướng bền vững.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là cây dưa hấu, đất pha cát
trồng dưa hấu, hộ nông dân sản xuất dưa hấu.
- Phát triển sản xuất bền vững của các hộ nông dân trồng dưa và các vấn đề
kinh tế.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập nghiên cứu tình hình sản xuất dưa hấu, từ đó đề xuất giải pháp
phát triển sản xuất cây dưa hấu trên đất pha cát theo hướng bền vững.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Tổng quan tài liệu được sử dụng các số liệu của những năm trước, khảo sát
thực trạng tiến hành vào vụ sản xuất dưa hấu từ năm 2008 - 2010.
Định hướng và giải pháp được áp dụng vào các vụ sản xuất dưa hấu trong
thời gian tới.
Đề tài thực hiện từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2011.
7
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Lý luận về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố (đầu vào) tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử
dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng
một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,…Xn)
Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1,X2,…Xn là
lượng của một số yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Mối quan hệ giữa các yếu tố và sản phẩm:
+ Sản phẩm cận biên MP của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi, được biểu thị bằng
đơn vị riêng của nó, Khi sản phẩm biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân AP của yếu tố đầu vào thay đổi:
AP = Q/X trong đó: Q là tổng sản phẩm
X là lượng yếu tố đầu vào thay đổi
Khi các yếu tố đầu vào ngày càng được sử dụng nhiều hơn, mà các yếu tố
đầu vào khác không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi. Các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
+ Vốn sản xuất: Là tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản quá trình sản
8
xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì
tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên
trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa, chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất.
Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người
lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất
lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai
là yếu tố cố định, lại bị giới hạn bởi quy mô nên người ta phải đầu tư thêm vốn
và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai.
Các loại tài nguyên khác trong long đất như khoáng sản và tài nguyên thiên
nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức
sản xuất, mối quan hệ cân đối, tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa
các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ
sản phẩm… cũng có tác động tới quá trình sản xuất.
2.1.1.2 Tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng và phát triển là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với xã
hội loài người trên thế giới và trong từng quốc gia. Có nhiều quan điểm về tăng
trưởng và phát triển nhưng theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng thể hiện sự lớn
lên hay mở rộng của hiện tượng kỳ sau so với kỳ trước, còn phát triển không
9
những lớn lên, mở rộng rộng ra mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất
lượng sản phẩm, cơ cấu hợp lý hơn.
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất
định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay
lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế là
phạm trù cơ bản nhất của lý luận kinh tế, là tiền đề vật chất và cơ sở kinh tế của
sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu về
tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế học cổ điển và hiện đại. Trong tác phẩm
“Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Viện Chiến lược phát triển, tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tăng
lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm tăng trưởng này
được áp dụng cho mọi quy mô cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho
các doanh nghiệp, cho cấp độ gia đình và cấp độ cá nhân. Tăng trưởng kinh tế
có thể hiểu như là kết quả của mọi hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất
cũng như trong lĩnh vực dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Lượng
của cải có thể được tính bằng hiện vật hay bằng tiền. Để phản ánh mức độ tăng
trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các
đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa các thời điểm chính là
mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế
còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại lượng trong các giai đoạn
với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể
hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm.
Phát triển được coi như tiến trình biến chuyển của xã hội, là chuỗi những
biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại và phát triển của một xã
hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong qua khứ. Phát triển là
việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống,
cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội… Ngoài
ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn
10
của phát triển. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa
đầy đủ của sự phát triển.
Có thể hiểu, phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất
cứ nơi nào đều được thỏa mãn các nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được
hưởng thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường
sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo
an ninh, an toàn, không có bạo lực.
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản
lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất
lượng mọi mặt của cuộc sống.
Có thể hiểu phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng
và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế,
Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các
khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng
tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng. Môi trường kinh tế và xã hội, các khía cạnh tổ chức và
kỹ thuật ngày càng thuận lợi cho các tác nhân tham gia. Không những vậy, phát
triển còn đảm bảo tăng khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới của quốc gia, các
ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân. Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng
cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình
đẳng, sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư
dân và sự bình dẳng trong sự phát triển giữa nam và nữ.
Tóm lại, phát triển kinh tế là khái niệm chung nhất về sự chuyển biến của
nền kinh tế từ một trạng thái tháp lên trạng thái cao hơn, là sự biến đổi về chất
của nền kinh tế. Do vậy không có tiêu chuẩn chung cho sự phát triển, song để
phản ánh mức độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ người ta thường dùng hai
11
nhóm chỉ tiêu:
+ Một là các chỉ tiêu thể hiện quy mô phát triển kinh tế.
+ Hai là các chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ về cơ cấu.
Kinh tế phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan, nhưng các yếu tố sau có thể coi là các yếu tố chủ yếu:
+ Vốn sản xuất (nhiều hay ít)
+ Lao động (bao gồm cả số lượng và chất lượng lao động)
+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Hình thức tổ chức sản xuất và phương thức quản lý
+ Môi trường kinh tế và xã hội liên quan.
Bởi vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương muốn đẩy nhanh nhịp độ
phát triển kinh tế của mình cần phải nghiên cứu đánh giá một cách đúng đắn các
nhân tố đó, cần phải xem xét cái nào đã có, cái nào chưa có, cái nào mạnh, cái
nào yếu… từ đó có biện pháp phù hợp phát huy thế mạnh và hạn chế những mặt
yếu kém làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc.
2.1.1.3 Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong đó sự phát triển
của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển
của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của
cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng
đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự
phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và
sự phát triển của loài người thì không đe dọa sự sống còn hay làm suy giảm điều
kiện sống của các loài sinh vật khác trên hành tinh [ 4] .
Theo Ủy ban quốc tế về phát triển về phát triển và môi trường (1987) thì
12
phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và
sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật
và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện
tại và tương lai của con người.
Điều quan trọng của phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản
xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Phát triển bền vững: Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
(FAO) năm 1992 quan niệm rằng: “ Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản
lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu ngày càng tăng cho con người ở cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển như
vậy của nền nông nghiệp, sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không
giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế
và được chấp nhận về phương diện xã hội”.
Theo ủy ban kỹ thuật của FAO, nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc
quản lý có hiệu quả nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng của
con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất chất lượng của môi trường và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp một cách bền
vững và đảm bảo thỏa mãn nhu cầu hiện tai ngày càng tăng về sản phẩm nông
nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong
tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng
suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo
sự cân bằng có lợi về môi trường. Phát triển nông nghiệp bền vững làm tăng sự
công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống.
Lý luận tăng trưởng, phát triển và phát triển bền vững cũng được áp dụng
để đánh giá đối với từng vùng, từng địa phương và từng ngành sản xuất cụ thể.
13
2.1.1.4 Phát triển sản xuất dưa hấu
2.1.1.4.1 Quan điểm phát triển sản xuất dưa hấu
Theo quan điểm phát triển, phát triển sản xuất dưa hấu là sự tăng lên về mặt
số lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nói
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội về sản phẩm dưa hấu.
* Quan điểm phát triển sản xuất dưa hấu trong giai đoạn hiện nay:
- Phát triển sản xuất dưa hấu phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và
môi trường.
+ Về mặt hiệu quả kinh tế: Phát triển sản xuất dưa hấu nhằm đảm bảo sản
xuất ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng,
nâng cao năng suất lao động của người trồng dưa trên cơ sở đó nâng cao thu
nhập cho nguời lao động.
+ Hiệu quả xã hội: Phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, tận dụng lao
động, tạo cơ hội tăng nguồn thu nhập, không ngừng cải thiện mức sống cho
người nông dân.
+ Hiệu quả môi trường sinh thái: Phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường do việc phát triển quy mô
lớn.
- Phát triển sản xuất dưa hấu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước.
+ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển sản xuất dưa hấu phải
theo hướng sản xuất hàng hóa. Do đó, đi đôi với việc phát triển sản xuất cần
phải chú ý mở rộng thị trường, trong đó bao gồm cả thị trường đầu vào như thị
trường vốn, lao động, vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) cùng hệ
thống các dịch vụ khác như dịch vụ khoa học kỹ thuật…
14
- Phát triển sản xuất dưa hấu phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh.
+ Phát triển sản xuất dưa hấu phải được đặt trong sự phát triển tổng thể
kinh tế nói chung và phát triển sản xuất của vùng, địa phương vì vậy phát triển
ngành nào, loại cây trồng nào, hoặc sản phẩm nào, tốc độ tăng trưởng bao
nhiêu? Cần thiết phải tính đến lợi thế so sánh của nó, có như vậy mới phát huy
được tiềm năng của vùng, của địa phương, mặt khác mới nâng cao được tính
hiệu quả và bền vững của việc phát triển kinh tế.
Phát triển sản xuất dưa hấu phải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Sản xuất dưa hấu không thể phát triển nếu chỉ dựa trên phát triển sản xuất
truyền thống với quy mô nhỏ, kỹ thuật chăm sóc lạc hậu mà phải hướng tới sản
xuất theo quy mô phù hợp với trình độ thâm canh cao, kỹ thuật công nghệ sản
xuất tiên tiến như giống mới, phân bón… cho phép tăng năng suất tiết kiệm chi
phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu.
* Nội dung phát triển sản xuất dưa hấu:
Nội dung của phát triển xuất dưa hấu bao gồm nhiều nội dung cơ bản như
quy mô sản xuất, năng suất, chất lượng dưa hấu, chi phí đầu vào và doanh thu
bán ra của sản phẩm, công tác về giống, công tác bảo vệ thực vật…
2.1.1.4.2 Ý nghĩa phát triển sản xuất dưa hấu
Đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho đời
sống xã hội.Theo phân tích của các nhà dinh dưỡng học dưa hấu là loại quả giải
khát, tinh khiết, quý nhất trong tất cả các loại quả. Dưa hấu không chứa bất cứ
một hoạt chất gây hại nào đến cơ thể và dường như tới 100% thành phần nước
giải khát hảo hạng. Ngoài việc sử dụng làm thức ăn, dưa hấu còn có thể cho ta
nhiều vị thuốc quý. Trước hết, về thành phần dinh dưỡng cao, trong quả có
nhiều vitamin, các khoáng chất và đường… Trong 100g dưa hấu có 0,6g protein;
0,4g chất béo; 0,5g các chất đường bột; 6mg canxi; 7mg photpho; 0,3mg sắt;
15
0,18mg carotene; 0,03mg vitamin B1; 0,01vitamin B2; 2mg vitamin C. Vỏ dưa
hấu có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, hạt dưa hấu cũng có chứa các chất và
các loại men có lợi cho hoạt động sinh lý của cơ thể. Như vậy, dưa hấu vừa là
loại quả giàu chất dinh dưỡng, vừa là vị thuốc tốt cho con người.
Phát triển sản xuất dưa hấu tạo việc làm, tăng thu nhâp cho người lao động,
góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Dưa có thời gian
sinh trưởng ngắn, từ 55 - 60 ngày, năng suất bình quân 28 - 30 tấn/ha, với giá
bán tại ruộng 4.000 - 5.000 đồng/kg, thu nhâp khoảng 90 - 120 triệu đồng/vụ",
hiệu quả kinh tế tăng gấp 2 đến 3 lần so với cây lúa. Mang lại nguồn thu đáng kể
cho người nông dân, người dân vươn lên làm giàu nhờ cây dưa hấu.
2.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cây dưa hấu
* Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông
nghiệp. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu
là đất, nước và khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây,
con, cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nông
nghiệp, đồng thời ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
Trong môi trường trồng trọt, cây trồng là cơ thể sống, sự sinh trưởng và
phát triển phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này chịu sự
khống chế của nhiều điều kiện tự nhiên rất phức tạp. Thực tế cho thấy đất, nước,
khí hậu và thời tiết có mối quan hệ khăng khít với cây trồng vật nuôi, mối quan
hệ này thể hiện bằng quy luật quan hệ qua lại chặt chẽ, nghiêm khắc và rất phức
tạp. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng hiểu và
nắm bắt các quy luật tự nhiên để vận dụng vào sản xuất nông nghiệp là yếu tố
làm nên thành công của các hộ.
* Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
16
Sản xuất cây dưa hấu cũng như các loại cây trồng khác, nó chịu sự chi phối
của các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, các chính sách của
nhà nước…và chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy mô sản
xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kinh nghiệm
sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
+ Nguồn lực: Nguồn lực theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho sản
xuất: Vốn, đất đai, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên.
Trong sản xuất kinh doanh các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều
kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh, người sản xuất chủ
động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất.
+ Về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông
qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao động của
các hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất
lao động thấp, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo
cơ chế thị trường còn hạn chế. Để phát triển sản xuất cây dưa hấu yêu cầu trước
mắt và lâu dài là phải bồi dưỡng đôi ngũ lao động phù hợp với tình hình mới.
+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cây dưa
hấu: Cây dưa hấu đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới
làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt.
+ Chính sách của nhà nước: Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban
hành rất nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông
dân tích cực sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào để tăng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất. Nhiều chính sách khi áp dụng đã thực sự thúc đẩy
nền sản xuất phát triển.
* Nhóm yếu tố kỹ thuật
+ Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản
xuất. Những giống dưa có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai,
17
chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao, chất
lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển ngày càng có
nhiều giống tốt đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể
về quá trình sản xuất của từng giống thì người nông dân cũng cần phải có một
trình độ canh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại giống tốt, thích nghi
với điều kiện sản xuất cụ thể.
* Thời vụ gieo trồng
Các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quy luật phát triển riêng.
Thời vụ gieo trồng được tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh
trưởng, phát triển và đến thời kỳ thu hoạch. Do vậy cũng giống như các loại cây
trồng khác, nếu cây dưa hấu gieo trồng không đúng thời vụ sẽ gặp khó khăn về
thời tiết, sâu bệnh… làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất dưa hấu
Nguồn gốc của dưa hấu được xác định là khu vực nhiệt đới Trung Phi, một
phần phía Bắc sa mạc Sahara. Dưa hấu được người Châu Âu trồng phổ biến từ
thế kỷ VI. Có lẽ, cũng từ đây cây dưa hấu được đưa tới nước ta trong sự giao lưu
văn hoá hoặc hàng hoá. Dưa hấu thuộc nhóm cây ngắn ngày, nó là cây trồng có
thời gian sinh trưởng ngắn, dễ luân canh với cây lúa nước, có giá trị kinh tế cao,
có giá trị xuất khẩu lớn. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây dưa hấu
có yêu cầu cao nhất tới nhiệt độ. Ở nhiệt độ 30 - 35
0
C thích hợp cho hạt nảy
mầm, tỷ lệ nảy mầm cao, sức sống mầm khỏe tạo nền tảng cho cây dưa hấu sau
này phát triển tốt, còn cho các giai đoạn sau đó 25 - 30
0
C. Nhiệt độ dưới 15
0
C,
cây ngừng sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp và quả lớn chậm, ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất [9]. Do cây dưa hấu có nguồn gốc từ vùng sa mạc
nhiều nắng nên dưa hấu cần nhiều ánh sáng, ngay từ khi xuất hiện lá mầm cho
đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều cùng với nhiệt độ thích hợp là hai yếu
tố ngoại cảnh cơ bản làm tăng năng suất và chất lượng quả, Bên cạnh đó độ dài
ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây, số giờ chiếu sáng trong
18
ngày 8 - 10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm hơn và số lượng hoa cái cũng nhiều hơn,
Khả năng đậu quả lớn, cho năng suất chất lượng dưa cao. Hàm lượng đường
trong dưa chiếm tỷ lệ lớn, hương vị thơm ngon, màu sắc hình dáng dưa đẹp mắt,
Đây là yếu tố để người tiêu dùng chọn lựa, dưa hấu có chất lượng được bán với
giá cao, mang lại thu nhập lớn cho người nông dân.
Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn, bộ rễ dưa hấu lúc phát triển nhất đạt 3 -
4 mét chiều sâu và 5 - 8 mét đường kính. Tuy vậy, do hệ số thoát nước lớn nên
nhu cầu giữ ẩm đất cho cây thường xuyên vẫn cần thiết, nhất là ở giai đoạn đầu,
Tránh tình trạng để nước quá nhiều trên ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu
bệnh phát triển. Nói đến dinh dưỡng cho dưa hấu thì vị trí hàng đầu là phải bón
cả 3 loại phân: đạm, lân và kali. Lượng đạm thích hợp duy trì sự bình yên trong
sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu bón quá nhu cầu sẽ làm tăng số hoa đực
trên cây, Kali có tác tăng khả năng chín sớm của cây. Sử dụng phân bón một
cách hợp lý cho năng suất chất lượng dưa cao. Việc đầu tư phân bón quá nhiều,
nhất là đạm và NPK, kết hợp với tưới nước không hợp lý là một trong những
nguyên nhân làm cho các loại sâu bệnh hại phát triển. Ngoài ra khi sử dụng phân
bón quá nhiều làm cho dư sinh trưởng dinh dưỡng rất mạnh, chồi vượt lên phát
triển liên tục, người nông dân tốn rất nhiều công sức trong việc cắt chồi để giúp
quả phát triển tốt. Về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, phun thuốc phải sử dụng các
loại thuốc có nguồn gốc sinh học và phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng
thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng nồng độ liều lượng. Thực hiện đúng các
nguyên tắc trên sẽ đạt hiệu quả cao, diệt trừ được sâu bệnh, tiết kiệm chi phí. Áp
dụng tốt các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nhất là sử dụng phân bón hợp lý
giúp cây dưa hấu khỏe, sinh trưởng phát triển cân đối, cây dưa hấu có khả năng
chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi tốt hơn so với làm ruộng theo tập
quán của người nông dân.
Ngoài những đặc điểm tên thì trong quá trình thu hoạch dưa hấu có một số
đặc điểm sau: Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80 - 90%. khoảng 60 - 70
19
ngày sau khi trồng tùy theo điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay
gần. Trước khi thu hoạch cần ngưng nước 4 - 5 ngày, để giúp dưa ngon ngọt, để
dành được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và phun thuốc
10 ngày trước khi thu nhằm đảm bảo phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng
đem lại lợi nhuận cho người nông dân. Việc thu hoạch dưa hấu thương diễn ra
đồng loạt, số lượng lớn chính vì vậy cần có hợp đồng ký kết với người thu mua,
thương lái để đảm bảo thu hoạch kịp thời.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất dưa hấu của một số nước trong khu vực
Không chỉ đối với Việt Nam mà đối với thế giới thì dưa hấu cũng là một
loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, đồng thời
mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe của con người. Cùng với sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, một số nước đã sản xuất được nhiều giống dưa cho
hiệu quả cao.Việc xuất hiện dưa hấu tí hon Pepquino là một bước đột phá mới
trong việc nghiên cứu các giống dưa mới hiện nay [17]. So với dưa hấu hiện nay,
dưa hấu tí hon có kích thước nhỏ hơn 20 lần nhưng nó vẫn giữ được màu sắc
đặc trưng của vỏ dưa. Những người sản xuất thực phẩm Hà Lan đã phát hiện
Pepquino ở Nam Mỹ như là một loại trái cây dại, sau đó họ mang về Hà Lan và
trồng nó trong nhà kính. Nó có vị thơm mát giống như dưa leo và ruột của nó có
nhiều nước màu xanh nhạt.
Dưa hấu Nhật Bản giờ đây không còn đơn điệu với hình tròn hay bầu dục,
mà luôn gây bất ngờ với những dáng hình sáng tạo mới qua tài nghệ trồng và đổ
khuôn cho dưa của những nhà nông Nhật Bản. Những quả dưa hấu hình dáng
mới lạ hiện nay khởi đầu từ việc một nông dân ở Kagawa trồng thành công quả
dưa hấu vuông cách đây 20 năm, xuất phát từ ý tưởng: nếu quả dưa hấu hình
vuông, nó sẽ vừa vặn hơn trong các ngăn tủ lạnh. Tuy nhiên, hình dáng kì lạ của
trái dưa lại không đi kèm vị ngọt cần thiết, những quả dưa hấu này chủ yếu được
bán với mục đích trang trí.
20
Dưa hấu vuông trên thực tế vẫn rất hiếm, Mỗi nhà vườn chỉ thu hoạch
chừng 800 đến 1.000 quả mỗi vụ, giá của chúng lên đến khoảng 12.000 Yen
(2.200.000 VNĐ). Hình dáng kì lạ của chúng đã thu hút sự chú ý của toàn thế
giới. Ngày nay những quả dưa hấu với nhiều hình thù lạ mắt của Nhật Bản đã
được biết đến trên toàn thế giới [15].
Ngoài dưa hấu hình tròn, vuông còn có hình kim tự tháp. Những quả dưa
hấu hình tháp này đến từ Hokkaido. Vì kỹ thuật trồng và tạo dáng cho những trái
dưa hấu hình tháp khó hơn nhiều so với trái hình vuông, người ta chỉ có thể thu
hoạch được 5 - 10 trái dưa hình kim tự tháp mỗi năm, giá của chúng cũng chót
vót: 80.000 yen (tương đương 14.800.000 VNĐ). Sáng tạo ra những trái dưa hấu
với hình thù kì lạ chưa dừng lại ở những hình hình học. Nông dân ở Fukuoka
thậm chí đã trồng được trái dưa hình khuôn mặt người. Trái dưa với khuôn mặt
ngộ nghĩnh này dường như không nằm ngoài mục đích làm bạn cũng phải cười
với chúng. Vì được trồng với mục đích trưng bày, bạn sẽ không đòi hỏi trái dưa
này cũng phải ngon tuyệt khi thưởng thức. Trung Quốc cũng là một quốc gia có
nhiều đột phá trong việc trồng dưa hấu với các sản phẩm dưa hấu vuông, dưa
hấu hình thỏi vàng.
2.2.2 Tình hình sản xuất dưa hấu của Việt Nam
Làm sao để nâng cao hiệu quả trên diện tích đất canh tác khi mà cây lúa
không thể mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, đó là bài toán đang
đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, băn khoăn, sự lựa chọn của người
nông dân. Nhận thức được những lợi ích đem lại của cây dưa hấu cũng như
những điều kiện tự nhiên sẵn có của vùng nhiều địa phương tiến hành chuyên
canh trồng dưa hấu và đã từng bước cải thiện đời sống của họ. Cây dưa hấu đã
làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến
xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm
xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần
Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh [13].
21
Tận dụng mọi lợi thế của địa phương, với chất đất pha cát, vàn cao phù hợp
với sự phát triển của cây dưa hấu, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm mô hình
trồng cây rau màu cho thu nhập cao. Với tổng diện tích sản xuất cây nông
nghiệp của xã là hơn 500 ha, trong đó một năm trồng 60 ha cây dưa hấu. Thông
thường các hộ dân chỉ làm nhỏ đất, thuận nước tưới, khâu phòng trừ bệnh đảm
bảo thì sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa. Mỗi năm trên
một chân ruộng người dân xã Đồng Việt trồng được từ 3 – 4 vụ. Cứ một sào dân
sẽ thu hoạch được trung bình 1,3 tấn, bán với giá trung bình 5.000 đồng/kg.
Thời gian đỉnh điểm lên đến 8.000 đồng/kg. Như vậy, một năm toàn xã trồng
được 60 ha, sẽ thu được sản lượng từ 7.000- 8.000 tấn, đem về khoảng 35 tỷ
đồng cho bà con. Góp phần nâng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn xã.
Thực hiện công tác chuyển đổi, cơ cấu giống mới có năng suất cao, chất
lượng tốt vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, trên địa bàn, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Điều đó được khẳng định
rõ ở hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu trên đất phù sa. Thanh Liên là xã thuần
nông, có vùng đất bãi phù sa dọc sông Giăng rất phù hợp với trồng cây màu.
Chiến lược phát triển kinh tế của địa phương đã xác định, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chuyển đổi giống cây con mùa vụ. Qua quá
trình thực hiện chương trình đưa giống dưa hấu vào trồng ở trên vùng đất phù sa
ven bãi, đến nay, địa phương đã thành công. Địa phương cũng đã tập trung chỉ
đạo chuyển sang trong cây màu trên diện tích đất lúa cao cưỡng, còn trên diện
tích đất màu có đủ khả năng cấp nước thì sản xuất cây hàng hoá. Cây dưa hấu
đến nay đã có hiệu quả cao nên địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình [14].
Cây dưa hấu là loại cây trồng có khả năng phát triển tốt trên vùng đất cát
khô và nhiệt độ cao và là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh
Quảng Trị. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có tới 30.000 ha đất cát. Tuy nhiên diện
tích trồng cây dưa hấu của toàn tỉnh Quảng Trị mới đạt gần 200 ha trong đó xã
Triệu Sơn (huyện Triệu Phong) trồng 50 ha, Vĩnh Tú ( huyện Vĩnh Linh) 40 ha
22
Do thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, cây dưa hấu ở Quảng Trị đạt năng
suất khá ổn từ 10 đến 12 tấn/ha, chất lượng tốt. Nhiều mô hình trồng dưa hấu đã
đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm. Đây là một trong những cây trồng đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất trên vùng đất cát của tỉnh, cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với
các loại cây trồng khác trên cùng một diện tích. Thời gian gần đây, sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã đưa nhiều giống dưa mới về
thay thế cho các giống địa phương như giống dưa Hắc mĩ nhân, Sugarbaby, Tiểu
yến đã nâng cao năng suất, chất lượng của cây dưa hấu. Tuy đem lại hiệu quả
kinh tế cao, nhưng người dân nơi đây chưa dám phát triển mạnh loại cây dưa
hấu để thay thế được những loại cây trồng ít hiệu quả, bởi vì đầu ra cho sản
phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Cho đến nay, trên địa bàn
Quảng Trị chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào đứng ra để thu mua, tiêu thụ
dưa hấu cho nông dân, người trồng dưa tự tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang có kế hoạch phát triển diện tích cây dưa hấu
lên 5.000 ha. Với khả năng phát triển tốt trên vùng đất cát khô và nhiệt đội cao,
để phát triển cây dưa hấu trên diện rộng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người dân Quảng Trị, các ngành chức năng và chính quyền tỉnh
cần có định hướng, giải pháp cụ thể cho khâu tiêu thụ dưa hấu, quy hoạch thành
các vùng chuyên canh. Qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng
đất cát, dần đưa cây dưa hấu thành một trong những cây trồng chủ lực trong hệ
thống cây trồng của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị có thể tận dụng điều kiện
thuận lợi về vị trí địa lý để xuất khẩu dưa hấu sang nước bạn Lào và các tỉnh lân
cận qua con đường xuyên Á, và tuyến Quốc lộ 1A [16].
Đặc biệt hơn nữa, nhờ cây dưa hấu mà đời sống của người dân ở Long An
đã được cải thiện rõ rệt và được coi là cây chủ lực trong chuyển dịch cây trồng.
Mỗi khi nói đến huyện Mộc Hóa nằm ở trung tâm vùng Đồng Tháp Mười của
tỉnh Long An, mọi cứ liên tưởng ngay những cánh đồng lúa bạt ngàn. Là huyện
có sản lượng đứng hàng thứ nhì của tỉnh. Thế nhưng, giờ đây về Mộc Hóa bên
23
cạnh những cánh đồng lúa bạt ngàn, còn bắt gặp những cánh đồng dưa hấu xanh
tươi đầy hứa hẹn. Từ chỗ chỉ trồng thử vài ha, đến năm 2005 toàn huyện có tới
gần 700 ha dưa hấu, sản lượng hàng năm đạt từ 14.000 đến 15.000 tấn, hiệu quả
kinh tế tăng gấp 2 đến 3 lần so với cây lúa. Có thề nói, trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây dưa hấu xen canh với cây lúa đã thực sự
trở thành cây trồng hiệu quả và bền vững ở Mộc Hóa.
Trước đây bà con nơi đây sản xuất chủ yếu là cây lúa, mỗi năm 2 vụ, năng
suất đạt hơn 10 tấn/ha/năm, hiệu quả kinh tế cũng không cao, thậm chí có những
năm lúa bị sâu bệnh là hoà vốn hoặc lãi 1đến 2 triệu đống/ha, nhưng 3 năm nay
xã mạnh dạng chuyển đổi cây trồng đưa cây dưa hấu vào xen canh cây lúa với
mô hình: lúa hè thu + dưa hấu đông xuân với hơn 70 ha, năng suất dưa hấu đạt
hơn 20 tấn, cá biệt đạt hơn 25 tấn/ha. Bình quân mỗi ha bà con lãi hơn 20 triệu
đồng. Sắp tới đây xã chủ trương nhân rộng ra ở những vùng đất có hệ thống thủy
lợi tưới tiêu đảm bảo từ 100 đến 150 ha để từng bước xóa độc canh cây lúa hiệu
quả kém.
Dưa hấu rất thích hợp với những vùng đất mới, đất càng mới càng ít bị sâu
bệnh và năng suất càng cao nên nhiều hộ ở đây giàu lên nhờ từ khi chuyển dịch
cây dưa hấu. Các xã khác như Bình Hiệp, Bình Thạnh là những xã vùng cao của
huyện lại có hệ thống thủy lợi đầu mối nên có nhiều thuận lợi trong việc chuyển
dịch dịch cây, nhất là cây dưa hấu, mỗi xã có khả năng mở rộng từ 400 đến 600
ha nhưng lại không được chú trọng. Đến năm 2001, xã huy động nhân dân đóng
góp làm thủy lợi nội đồng dẫn nước ngọt từ sông Vàm Cỏ Tây để khai thác giải
quyết nguồn nước tưới, khuyến cáo bà con chuyển dịch cây trồng đưa cây dưa
hấu vào xen canh với cây lúa, hỗ trợ vốn bà con cải tạo đồng ruộng, mua hạt
giống, phân bón. Xã còn đã phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn bà
con kỹ thâm canh. Năm 2002 xã bắt đầu chuyển đổi và đến nay mỗi xã chuyển
được từ 130-180 ha dưa hấu, nâng giá trị sản xuất đạt hơn 50 triệu đồng/ha.
Cây dưa hấu ở huyện Mộc Hóa đem lại hiệu quả rất cao và nhiều hộ thoát nghèo
24
làm giàu từ cây dưa hấu. Để phục vụ chuyển dịch hiệu quả và bền vững, năm
2006 huyện Mộc Hóa đầu tư hơn 1 tỷ đồng từ nguổn vốn ngân sách địa phương
làm thủy lợi nhỏ, mở rộng diện tích cây dưa hấu năm 2006 lên hơn 1.000 ha trên
diện tích lúa, trở thành cây chuyển dịch hiệu quả kinh tế cao ở vùng đất chết của
vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, một số giống dưa hấu có giá
trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao đã được bà con nông dân đưa vào sản xuất:
dưa hấu vuông, dưa hấu ruột vàng… Giống dưa hấu ruột vàng lai F1 Huỳnh
Châu 548 có nguồn gốc từ Mỹ, mới được nhập nội và trồng thành công ở các
tỉnh phía Nam từ năm 2002, năm 2003 và vụ xuân 2004 ở một số tỉnh phía Bắc
như Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi (Hòa Bình), Kim Thành (Hải Dương, Giống
Huỳnh Châu 548 là giống lai F1 ruột vàng chất lượng cao có dạng quả dài màu
xanh sáng, sọc mờ, trọng lượng quả trung bình 3 – 3,5 kg, có quả nặng tới 5 –
6kg, rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng miền Bắc, vỏ mỏng, cứng, dai dễ vận
chuyển, Độ đường cao (12 – 14o Brix), ít hạt, ăn rất ngọt, không chảy nước như
giống dưa hấu ruột đỏ, có giá trị thương phẩm xuất khẩu, Giống có khả năng
kháng bệnh tốt, đặc biệt là bệnh nứt thân, chảy dây, dễ đậu trái ngay cả trong
mùa mưa, cho năng suất trung bình 20 – 25 tấn/ha, độ đồng đều quả cao. Là
giống có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 70 – 75 ngày, vụ hè từ 60 – 65
ngày). Tuy nhiên, việc tìm đầu ra và thị trường tiêu thụ cho dưa hấu vẫn đã và
đang là nỗi lo của bà con nông dân do hiện tượng trượt giá khi được mùa và dưa
hấu là loại thực phẩm khó vận chuyển và bảo quản.
Hải Dương cũng là một tỉnh điển hình trong trồng và thâm canh cây dưa
hấu. Bình Dân là một xã điển hình của huyện Kim Thành. tỉnh Hải Dương trong
trồng và thâm canh cây dưa hấu, với gần 100 ha, chiếm tới 70% diện tích đất
nông nghiệp, chuyên canh 2 vụ dưa/năm. Riêng vụ dưa hè 2009, xã có 83 ha
chuyên canh dưa, bán tại ruộng từ 4,5 - 5 nghìn đồng/kg, cho thu nhập hơn 10
triệu với năng suất, đạt 20 - 25 tấn/ha, giá đồng/ha. Với giá bán hiện tại, 1 ha
dưa hấu cho lợi nhuận gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Do hội đủ nhiều yếu tố như: Chất
25