Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đề tài ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.27 KB, 34 trang )

Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CAO CẨM HẰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ KHOA HỌC ĐẤT

Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG
ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

TÓM LƢỢC
Tỉnh Bạc Liêu có nghề sản xuất muối rất lâu đời và đã trở thành một nghề truyền
thống của địa phương. Chất lượng muối Bạc Liêu được đánh giá là phù hợp làm thực
phẩm cho nhân dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và Campuchia. Hàm
lượng các tạp chất trong muối thấp nên muối có ít vị đắng, có độ mặn đậm rất rõ rệt. Tuy
nhiên, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của muối công nghiệp
và xuất khẩu và yêu cầu nội địa, mặc dù yêu cầu của thị trường khá lớn. Do đó, đề tài
“Đánh giá chất lượng muối Long Điền tỉnh Bạc Liêu” nhằm mục tiêu đánh giá các điều
kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng muối bên cạnh đó so sánh chất lượng muối thô
Long Điền so với muối thô Việt Nam.
Qua kết quả phân tích các điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu cho thấy
điều kiện khí hậu của vùng ven biển Bạc Liêu rất thuận lợi cho sản xuất muối. Nhìn
chung chế độ nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí, lượng mưa đều đáp ứng tốt cho sản
xuất muối bốc hơi từ nước biển. Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất cho
thấy đất vùng muối ít chứa phèn tiềm tàng, đất ngập mặn có pH (5,7 – 8,5) và EC (3,9 –
27,8 mS/cm) khá cao. pH và EC ít biến động lớn giữa các tầng. Muối sản xuất tại Long
Điền có hàm lượng NaCl trung bình 91,1% đối với muối sản xuất trên nền đất và 92,8%


đối với muối trải bạt. So sánh với muối thô Việt Nam (86,8%) thì tỷ lệ %NaCl của muối
Long Điền hoàn toàn cao hơn. Hàm lượng chất không tan trong muối được sản xuất trên
nền đất và các tạp chất khác như MgSO4, KCl cao hơn muối thô Việt Nam, nhưng hàm
lượng CaSO4, MgCl2 nằm trong mức cho phép của muối thô Việt Nam. Dựa trên những
phân tích đánh giá chất lượng muối Long Điền và những khó khăn thực tế
của Diêm dân từ đó đề xuất một số giải pháp như sau:
- Đẩy mạnh áp dụng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao như mô hình sản xuất muối
trải bạt vào sản xuất nhằm tận dụng tối ưu diện tích sản xuất, góp phần tạo đuợc việc
làm và tăng thêm thu nhập thường xuyên cho Diêm dân trong năm.
- Quy trình sản xuất muối thủ công không đáp ứng được điều kiện thực tế để sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Do đó để góp phần nâng cao chất
lượng muối thì vấn đề đầu tiên được quan tâm là việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
đồng muối, đề xuất quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
của địa phương.


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................. 2
1.1 Tổng quan về quy hoạch và phát triển của ngành sản xuất muối từ nƣớc
biển................................................................................................................. 2
1.1.1 Tổng quan sự phát triển nghề muối trên thế giới ........................................ 2
1.1.2 Tổng quan sự phát triển nghề muối tại Việt Nam ....................................... 4
1.2 Những khái quát về sự phát triển nghề muối Bạc Liêu ............................... 8
1.2.1 Hiện trạng và quy hoạch sản xuất nghề muối Bạc Liêu .............................. 8
1.2.2 Tóm tắt quy trình sản xuất muối NaCl đang áp dụng tại Bạc Liêu ............. 9
1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng ..................................... 10
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần nƣớc biển và chất lƣợng muối ...... 11

1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đền thành phần nước biển .................................. 11
1.4.2 Đánh giá các nguyên nhân tác động xấu đến chất lượng muối ................. 12
Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ...................................... 16
2.1 Phƣơng tiện ............................................................................................. 16
2.1.1 Địa điểm và thời gian .............................................................................. 16
2.2.2 Phương tiện ............................................................................................. 17
2.2 Phƣơng pháp ........................................................................................... 17
2.2.1 Thu thập số liệu ....................................................................................... 17
2.2.2 Các phương pháp phân tích mẫu đất và mẫu muối................................... 17
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 18
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 19
3.1 Các yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, thủy văn ..................................... 19
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình ............................................................................ 19
3.1.2 Thổ nhưỡng ............................................................................................. 20
3.1.3 Chế độ nhiệt, chế độ nắng và chế độ ẩm .................................................. 20
3.1.4 Chế độ mưa và chế độ gió ........................................................................ 22
3.1.5 Chế độ thủy triều, nguồn nước và chế độ mặn.......................................... 23
3.1.6 Một số chỉ tiêu hóa học của đất ảnh hưởng đến chất lượng muối ............. 24
3.2 Đánh giá chất lƣợng muối Long Điền ....................................................... 27
3.2.1 Hàm lượng chất không tan trong muối ..................................................... 28
3.2.2 Độ ẩm muối ............................................................................................. 30
3.2.3 Hàm lượng % NaCl trong muối Long Điền .............................................. 30
3.2.4 Hàm lượng phần trăm các tạp chất khác .................................................. 31
3.3 Đánh giá chất lƣợng muối Long Điền dựa trên cơ sở kết quả phân tích .... 35
3.3.1 So sánh và nhận xét về chất lượng muối Long Điền với muối vùng khác .. 35
3.3.2 So sánh chất lượng muối Long Điền với muối thô của Việt Nam .............. 36
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 39
4.1 Kết luận .................................................................................................. 39
4.2 Kiến nghị ................................................................................................. 39



Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1 Cấu trúc tinh thể Natri Clorua 2
2 Quy trình sản xuất muối tại Bạc Liêu 9
3 Sơ đồ lấy mẫu 16
4 Vị trí tỉnh Bạc Liêu 19
5 Nhiệt độ trung bình trong các năm tại tỉnh Bạc Liêu 20
6 Số giờ nắng trong các tháng qua một số năm tại Bạc Liêu 21
7 Độ ẩm không khí tương đối trong các năm tại Bạc Liêu 22
8 Lượng mưa trung bình qua các năm Bạc Liêu (1994 - 1998) 23
9 pH trung bình ở các độ sâu của hai xã Long Điền Đông và Long Điền
Tây 24
10 EC (mS/cm) trung bình qua các tầng ở hai xã Long Điền Đông và
Long Điền Tây 25
11 Giá trị pH và EC (mS/cm) trung bình qua các độ sâu ở Long Điền 25
12 So sánh pHF và pHox của đất ở độ sâu 75 – 100cm giữa hai xã Long
Điền Đông và Long Điền Tây 26
13 TPA của đất ở độ sâu 75 - 100 cm của hai xã Long Điền Đông và
Long Điền Tây 27
14 Hàm lượng trung bình các chất không tan trong muối ở hai xã Long
Điền Đông và Long Điền Tây so với tỷ lệ các chất không tan trong
muối thô Việt Nam 28
15 Dụng cụ lăn nén nền sân đất 29
16 Muối sau khi được thu hoạch (a) ở nền sân đất, (b) ở ruộng trải bạt. 29
17 Ẩm độ trung bình của muối ở hai xã Long Điền Đông và Long Điền
Tây so với muối thô Việt Nam 30
18 Tỷ lệ phần trăm NaCl trong muối Long Điền so với muối thô ở Việt

Nam 31
19 Phần trăm CaSO4 trong muối Long Điền so với tiêu chuẩn muối thô
Việt Nam 32
20 Phần trăm MgCl2 trong muối Long Điền so với tiêu chuẩn muối thô
Việt Nam 32
21 Phần trăm MgSO4 trong muối Long Điền so với tiêu chuẩn muối thô
Việt Nam 33
22 Phần trăm KCl trong muối Long Điền so với tiêu chuẩn muối thô
Việt Nam 33
23 Phương pháp sản xuất muối (a) trên nền sân đất và (b) trên nền trải
bạt 34
24 Sự khác nhau theo cảm quan giữa muối được sản xuất trên nền đất và
muối trải bạt 35
25 So sánh chất lượng muối Long Điền so với muối thô Việt Nam 37


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên Bảng Trang
1 Sản lượng muối thế giới (bao gồm muối trong mỏ thiên nhiên) 3
2 Diện tích, năng suất sản lượng muối của một số vùng trên lãnh thổ
Việt Nam
3 Nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp, muối xuất khẩu của một số
khu vực trên lãnh thổ Việt Nam từ 2000 – 2010
4 Tính chất vật lý của nước biển tác động tới quá trình sản xuất muối 13
5 Tính chất hóa học của nước biển tác động tới quá trình sản xuất muối 13
6 Các biểu thị thành phần muối ăn. 18
7 So sánh chất lượng muối sản xuất theo phương pháp truyền thống và
muối trải bạt

8 Giá trị trung bình của kết quả phân tích muối Bạc Liêu và các vùng
khác
9 Giá trị trung bình của muồi Long Điền so với muối thô Việt Nam 36


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

GIỚI THIỆU
Tỉnh Bạc Liêu có nghề sản xuất muối rất lâu đời và đã trở thành một nghề truyền
thống của địa phương. Chất lượng muối Bạc Liêu phù hợp làm thực phẩm cho nhân
dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và Campuchia. Hàm lượng các tạp
chất trong muối thấp nên muối có ít vị đắng, có độ mặn đậm rất rõ rệt. Hạt muối Bạc
Liêu không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà thị trường khó tính nước
ngoài cũng đánh giá cao. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu kỹ thuật của muối công nghiệp và xuất khẩu nội địa, mặc dù yêu cầu của thị
trường khá lớn. Đời sống một bộ phận Diêm dân ở đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân là do giá đầu vào của sản xuất (xăng, dầu, giá nhân công,…) tăng cao,
trong khi đó giá muối trên thị trường rất thấp, không có nơi tiêu thụ ổn định. Việt Nam
có trên 3.000 km bờ biển với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất muối
nhưng hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn muối công nghiệp,
do chất lượng muối của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của một số
ngành công nghiệp. Chẳng những thế, trong năm 2008 lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phải cấp hạn ngạch nhập 40.000 tấn muối ăn
(TienPhong.com.vn, 2008, )
Theo thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cảnh báo “chất lượng
muối Việt Nam đã thay đổi một bước rất quan trọng. Song, so với yêu cầu những thay đổi
về năng suất, chất lượng, hiệu quả ngành muối vẫn chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ muối có
chất lượng cao thấp, trong khi muối có chất lượng thấp có giá thành sản xuất cao lại
dư thừa” (VietNamNet, 2008, />Do đó, để giải quyết mâu thuẫn hiện tại góp phần nâng cao đời sống của Diêm
dân ven biển Bạc Liêu thì đề tài “Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất và

đánh giá chất lượng muối Long Điền – tỉnh Bạc Liêu” cũng xuất phát từ những nhu
cầu trên với những mục tiêu sau:
- Khảo sát yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất muối Long Điền - Bạc Liêu.
- Đánh giá chất lượng muối thô Long Điền với muối thô Việt Nam.


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

Chƣơng 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về quy hoạch và phát triển của ngành sản xuất muối từ nƣớc biển
1.1.1 Tổng quan sự phát triển nghề muối trên thế giới
Đặc tính muối ăn
Muối Natri Clorua (NaCl) là loại muối khoáng hòa tan trong nước biển, được con
người biết đến sớm nhất và việc sản xuất muối từ nước biển đã được ứng dụng từ lâu
ở các nước có biển và đại dương. Nước biển là một dạng tài nguyên vô tận, trong
nước biển có mặt hầu hết các loại hóa chất trong bảng tuần hoàn Mendeleep. Với trình
độ kỹ thuật hiện nay, chúng ta có thể khai thác và thu hồi các loại hóa chất trong nước
biển để phục vụ các ngành kinh tế khác nhau, đặc biệt là sản xuất muối NaCl.
Natri clorua (muối ăn nguyên chất) là tinh thể không màu, chứa 39,336% Na và
60,364% Cl, có dạng lập phương. Hạt muối ăn gồm tập hợp những tinh thể NaCl có
lẫn ít nhiều các muối tạp chất khác thường có dạng lập phương, nhưng tùy điều kiện
kết tinh mà nó có khi có dạng hình cầu, hình thoi hoặc hình vẩy cá. Khối lượng riêng
của muối ăn thường là 2,1 – 2,2 (25oC). Muối ăn nóng chảy ở 800 – 803oC, sôi ở
1.439oC, nhiệt dung ở nhiệt độ thường là 0,206. Độ hòa tan của muối ăn trong nước
tăng theo nhiệt độ, muối ăn hầu như không tan trong cồn. Khi độ ẩm tương đối của
không khí vượt quá 75% thì muối ăn để ngoài không khí sẽ bị hút ẩm.
Hình 1: Cấu trúc tinh thể Natri Clorua (mỗi nguyên tử có 6 nguyên tử cận kề tạo ra cấu
trúc bát diện, lam nhạt = Na+, lục sẫm = Cl-)
Theo Vũ Bội Tuyền (1979) muối ăn là tên thương phẩm của Natri Clorua sản xuất từ
nguyên liệu nước biển, hoặc các nguồn nguyên liệu chứa NaCl khác (quặng muối,

nước biển kiểu clorua,…), thành phần chính của muối ăn là NaCl. Phân tử lượng của
NaCl nguyên chất 58,448. Hạt muối ăn thường có màu trắng. Muối ăn thường chứa
nhiều tạp chất như Calcium Sulphate (CaSO4), Magnesium Sulphate (MgSO4),
Potassium Chloride (KCl), tạp chất không tan (bùn, đất..),… Những tạp chất này lẫn
vào NaCl trong quá trình sản xuất muối ăn. Tạp chất Magnesium Chloride (MgCl2) có
vị đắng và dễ hút ẩm, gây cho muối ăn bị tan chảy và có vị đắng nên không có lợi. Khi
muối ăn có lẫn tạp chất thì nó có thể có các màu khác nhau: lẫn Mangan (Mn2+) thì có
màu trong suốt, lẫn sắt oxyt thì có màu hồng, lần đồng oxyt thì có màu lục,… Muối ăn
dùng trong công nghiệp càng chứa ít tạp chất càng tốt.
Muối ăn có vị mặn đặc biệt, nhưng khi hòa tan trong nước thành dung dịch loãng lại
thấy ngọt. Dung dịch muối ăn có nồng độ 0,02 – 0,03 mol/l cho cảm giác hơi mặn,
nhưng khi có nồng độ 0,04 mol/l thì thấy mặn rõ rệt.
Trên thế giới hiện nay có gần 100 nước sản xuất muối NaCl với sản lượng hàng năm
trên 250 triệu tấn. Trong đó tỷ lệ khai thai thác của Châu Âu 40%, Bắc Mỹ 28%, Châu
Á 20%, Châu Đại Dương 4%, Châu Phi 2%, Trung Mỹ vùng Caribê, Trung Đông mỗi
nơi 1%. Sản lượng theo phương thức khai thác là: muối từ mỏ thiên nhiên 41%, muối
phơi nước 51% và muối nấu 8%.
Bảng 1: Sản lƣợng muối thế giới (bao gồm muối trong mỏ thiên nhiên)
Đơn vị: triệu tấn
Quốc gia
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Hoa Kỳ 45,6 44,8 43,9 43,7 46,5 45,1 46,0
Trung Quốc 31,3 31,0 35,0 32,4 37,1 44,6 48,0


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
Đức 15,7 15,7 15,7 15,7 16,0 18,7 18,6
Ấn Độ 14,5 14,5 14,8 15,0 15,0 15,5 16,0
Canada 11,9 12,5 13,0 13,3 14,1 14,5 15,0

Tây Ban Nha 8,8 9,5 10,0 9,8 11,2 12,4 12,4
Mêxicô 8,9 8,9 8,7 8,0 8,2 9,2 8,5
Pháp 7,0 7,0 7,1 7,0 7,0 7,0 7,0
Brazil 6,0 6,0 7,0 6,1 6,5 6,7 7,3
Anh 5,8 5,8 5,8 5,8 5,8 5,8 5,8
Những nước
khác
58,5 69,3 64,5 53,2 40,6 58,5 55,4
Tổng cộng 214,0 225,0 225,5 210,0 208,0 238,0 240,0
Thành phần muối NaCl có trong khoảng 14.000 sản phẩm trên thị trường thế giới. Thị
trường muối thế giới chia ra các ngành như sau: dùng cho công nghệp hóa chất 60%,
cho chế biến thực phẩm 30% và các mục đích khác chiếm 10% tổng sản lượng.
Lượng muối tiêu thụ bình quân trên thế giới 42 kg/người/năm. Các nước trong khu
vực Châu Á hàng năm sả__________n xuất 60 triệu tấn muối, trong đó 75% từ phơi
nước. Trung
Quốc hàng năm sản xuất 40 triệu tấn đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, nhưng muối
phơi nước là đứng đầu thế giới.
Hiện nay, tính trung bình trên toàn thế giới, thì lượng muối dùng trực tiếp cho con
người chỉ chiếm khoảng 6%, phần còn lại sử dụng cho các mục đích không phải muối
ăn. Mức độ hiện đại hóa các đồng muối trên thế giới cũng rất khác nhau, chẳng hạn:
– Đối với các nước phát triển, tất cả các đồng muối đều được trang bị cơ giới hóa cao
và quy mô đồng muối lớn, thiết kế và quy trình sản xuất hiện đại.
– Các nước đang phát triển có mức độ tăng trưởng kinh tế cao, các đồng muối đã và
đang được hiện đại hóa và cơ giới từng phần hoặc toàn phần.
– Các nước chậm phát triển thì đồng muối hầu hết ở dạng quy mô nhỏ và trình độ thủ
công.
1.1.2 Tổng quan sự phát triển nghề muối tại Việt Nam
Việt Nam có trên 3.000 km bờ biển với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất
muối NaCl. Theo báo cáo “Quy hoạch ngành sản xuất lưu thông muối từ năm 2000
đến năm 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) thì

nước ta có 20 tỉnh/thành phố có nghề làm muối, diện tích sản xuất trên 11.454 ha, sản
lượng bình quân trong toàn quốc hàng năm là 600.000 – 700.000 tấn. Nghề muối nước
ta có từ lâu đời, quy mô nhỏ, sản xuất thủ công phân tán, chất lượng muối thấp không
bảo đảm cho công nghiệp và xuất khẩu. Sản lượng muối biến động mạnh theo thời tiết
từng năm.
Theo các nhà khoa học, trung bình mỗi người cần 4 – 5kg muối ăn/năm. Như vậy
nước ta hiện cần khoảng 400.000 tấn muối ăn/năm. Tổng nhu cầu về muối cả nước
khoảng 1triệu tấn/năm. Trong khi đó, dù diện tích sản xuất muối được mở rộng và đầu
tư, nâng cấp hơn trước, tổng cung trong nước mới đạt 900.000 tấn/năm trên tổng diện
tích 13.000 ha. Nghĩa là mỗi năm Việt Nam vẫn thiếu trên dưới 200.000 tấn/năm cho
cả muối ăn và muối công nghiệp (TienPhong.com.vn, 2008).
Theo Vũ Bội Tuyền (1979), nước ta tồn tại song song hai phương pháp sản xuất muối
từ nước biển đó là: muối phơi cát ở miền Bắc (từ Huế trở ra) và muối phơi nước ở


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
miền Nam. Phương pháp phơi cát phù hợp với khí hậu miền Bắc mưa nắng xen kẽ,
các vùng đất cát và pha cát. Phương pháp phơi nước phù hợp với thời tiết miền Nam
có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Phương pháp phơi nước có ưu điểm hơn phương pháp
phơi cát là năng suất cao hơn, chất lượng muối tốt hơn, giá thành sản xuất muối cũng
thấp hơn. Sản lượng muối phơi nước hàng năm chiếm 60% tổng sản lượng muối toàn
quốc (khoảng 350.000 tấn/năm).
Có thể chia ra khu vực sản xuất muối ven biển tại Việt Nam như sau:
– Từ Huế trở ra: muối phơi cát chỉ cung cấp được cho nhu cầu tiêu dùng của
người dân và chế biến thực phẩm. Do hàm lượng Calcium (Ca2+), Magnesium (Mg2+)
và Sulphate (SO4
2-) cao nên không dùng trong công nghiệp, năng suất lao động và thu
nhập của diêm nghiệp thấp. Đồng muối chịu nhiều ảnh hưởng của bão lụt (trong vòng
20 năm nay bão lụt đã cuốn trôi 800 ha ruộng muối trong khu vực).
– Từ Quảng Nam đến Bà Rịa – Vũng Tàu: khu vực có điều kiện khí hậu thuận

lợi nhất cho sản xuất muối như lượng nắng và gió lớn, nồng độ NaCl trong nước biển
rất cao (3 – 3,5o Baume(1)
), chất lượng đất làm nền tốt,… Đây là khu vực có thể hình
thành các khu công nghiệp muối biển của nước ta để sản xuất muối công nghiệp và
xuất khẩu. Tại khu vực này có thể khai thác trên 10.000 ha đất hoang ven biển để sản
xuất từ 1 – 1,5 triệu tấn muối/năm. Đặc điểm rõ nét của khu vực này là:
Trước năm 1975 chỉ có một đồng muối duy nhất là Cà Ná (Ninh Thuận) thuộc quy mô
cỡ trung bình khoảng 35.000 – 45.000 tấn/năm, công nghệ sản xuất tương đối tiên
tiến. Còn các đồng muối khác quy mô nhỏ vài chục ha, sản lượng, năng suất thấp, sử
dụng công nghệ cổ truyền lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp.
Sau năm 1975, một số đồng muối phía Bắc Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa
được cải tạo và xây dựng mới theo công nghệ hiện đại. Kết quả đã nâng cao sản lượng
và chất lượng muối (năng suất đạt từ 112 – 141 tấn/ha) và thu hồi được thạch cao, tận
dụng được nước ót(2) để sản xuất hóa chất. Tại các đồng muối này cũng mới cơ giới
hóa được từng phần như: bơm nước biển, bơm chuyền cấp, vận chuyển muối bằng xe
tải thông thường từ ô kết tinh vào bải chứa…Tuy nhiên, mức độ cơ giới trên chỉ đạt
20 – 50%, chưa thực hiện được trình độ tự động hóa trong sản xuất.
– Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bạc Liêu các đồng muối được sản xuất theo
kiểu phơi nước cổ truyền kết hợp với nuôi tôm. Đất khu vục này là đất sình lầy, có
thành phần sét khá lớn, nồng độ muối trong nước biển thấp (trung bình 2o – 2,5o
Baume), chất lượng nước biển ven bờ rất thấp (theo TCVN 5943-1995), mùa nắng
ngắn nên năng suất và chất lượng muối thấp so với khu vực 2.
(1) Độ Baume: để biểu thị mức độ đặc loãng của nước biển người ta đo nồng độ nước
biển bằng Bômê kế
(tỷ trọng kế do Bômê sáng tạo) được gọi là nồng độ Bômê.
(2) Nước ót là dung dịch có được do cô đặc nước biển, trong đó NaCl chiếm dưới 50%
các chất hòa tan,
và ở nhiệt độ 15oC nồng độ của nó phải từ 30o Baume trở lên.
Một số số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng muối các vùng sản xuất muối trên
lãnh thổ Việt Nam đưa ra trong bảng 2:

Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng muối của một số vùng trên lãnh thổ Việt
Nam


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
TT Địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
1 Hải Phòng 245 57 14.000
2 Thái Bình 226 31 7.000
3 Nam Hà 1.089 67 73.000
4 Thanh Hóa 388 64 25.000
5 Nghệ An 690 80 55.000
6 Hà Tĩnh 330 85 28.000
7 Quảng Nam 57 35 2.000
8 Quảng Ngãi 200 50 10.000
9 Bình Định 236 84 20.000
10 Phú Yên 131 35 7.000
11 Khánh Hòa 1.070 71 76.000
12 Ninh thuận 830 100 83.000
13 Bình Thuận 312 96 30.000
14 Bà Rịa – Vũng Tàu 750 53 40.000
15 TP. Hồ Chí Minh 200 50 10.000
16 Tiền Giang 100 50 5.000
17 Bến Tre 1.400 43 60.000
18 Sóc Trăng 1.200 24 29.000
19 Trà Vinh 400 53 21.000
20 Bạc Liêu 1.600 22 35.000
Cả nước 11.454 55 630.000
(Nguồn: Bộ NN&PTNT ,1997. “Dự án quy hoạch ngành muối 2000-2010’’)
Nhìn chung nghề muối của Việt Nam đã tạo được việc làm cho nhiều người, cung cấp
muối tại chỗ và khai phá được các vùng đất hoang hóa phục vụ kinh tế. Tuy nhiên do

sản xuất lạc hậu, manh mún, chất lượng muối thấp nên thu nhập từ sản xuất muối chỉ
đảm bảo khoảng 70% mức sống của Diêm dân.
Hiện nay tại một số tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đã sản xuất
muối công nghiệp và các sản phẩm hóa chất từ nước ót nhưng chất lượng còn bấp
bênh và hầu như chưa đạt các chỉ tiêu muối công nghiệp xuất khẩu/xuất khẩu nội địa.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng công ty muối Việt Nam, dự báo các nhu
cầu muối tại các khu vực lãnh thổ, nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp và muối
xuất khẩu của nước ta trong các năm từ 2000-2010 được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3: Nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp, muối xuất khẩu của một số khu
vực
trên lãnh thổ Việt Nam từ 2000 – 2010
TT Nhu cầu 1995 2000 2005 2010
A Nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc 438.978 476.316 504.753 524.566
1 Miền núi và trung du 69.948 76.920 81.561 84.358
2 Đồng bằng Sông Hồng 93.834 101.162 106.587 110.716
3 Khu 4 cũ 58.398 63.816 67.625 70.024
4 Duyên hải miền Trung 46.152 50.178 53.623 56.279
5 Tây nguyên 18.114 20.202 21.834 22.756
6 Đông Nam bộ 54.216 58.793 62.332 64.740
7 Đồng bằng sông Cửu long 98.142 105.245 111.191 115.675


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
B Nhu cầu cho Công nghiệp 265.000 475.000 720.000 1.010.000
8 Ngành chế biến thực phẩm 105.000 155.000 250.000 370.000
9 Ngành công nghiệp hóa chất 100.000 240.000 350.000 470.000
10 Ngành khác 70.000 80.000 120.000 170.000
C Nhu cầu cho xuất khẩu 50.000 150.000 300.000 500.000
Tổng cộng nhu cầu 765.000 1.101.000 1.525.000 2.035.000
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 1997. “Dự án Quy hoạch ngành muối đến 2000-2010”)

1.2 Những khái quát về sự phát triển nghề muối Bạc Liêu
1.2.1 Hiện trạng và quy hoạch sản xuất nghề muối Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu có nghề sản xuất muối rất lâu đời và đã trở thành một nghề truyền
thống của địa phương. Đặc điểm cơ bản của muối Bạc Liêu là chất lượng phù hợp làm
thực phẩm cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và Campuchia.
Hàm lượng các tạp chất Calcium (Ca2+), Magnesium (Mg2+)… trong muối thấp nên
muối có ít vị đắng, có độ mặn đậm rất rõ rệt. Đặc biệt một lượng lớn của sản lượng
muối đã phục vụ hiệu quả cho chế biến nước mắm và ướp thủy sản của ngư dân. Tuy
nhiên, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của muối công
nghiệp và xuất khẩu/xuất khẩu nội địa, mặc dù yêu cầu của thị trường khá lớn.
Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối
Bạc Liêu (2001) thì từ khi hình thành nghề muối đến nay, trãi qua trên 100 năm với
các hình thức tổ chức quản lý khác nhau nghề muối Bạc Liêu đã có nhiều thâm trầm.
Trước 1975: Bạc Liêu có diện tích làm muối khoảng 3.401 ha, sản lượng muối đủ
phục vụ nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt cung cấp muối
chế biến các sản phẩm từ cá của vùng Biển Hồ.
Năm 1985: ngành muối Bạc Liêu đạt huy chương bạc về muối công nghiệp và huy
chương đồng về thạch cao sản xuất ở đồng muối. Thời kỳ này việc tiêu thụ muối đang
trên đà mở rộng từ thị trường muối ở Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang
Campuchia theo đường tiểu ngạch với khối lượng khá ổn định và được duy trì thường
xuyên.
Năm 1987 – 1988: tổng diện tích đất sử dụng tại Bạc Liêu đạt 9.067 ha, tập trung
tại thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai. Sản lượng muối toàn tỉnh lúc đó đạt
90.000 – 100.000 tấn/năm được coi là những năm sản lượng muối cao nhất.
Năm 1988 – 1989: do sức ép của phong trào nuôi Tôm phát triển, do muối khó tiêu
thụ trên thị trường vì giá thấp, thị trường muối công nghiệp chưa phát triển, thị trường
muối cung cấp cho Campuchia bị gián đoạn. Hàng loạt diện tích đất sản xuất muối tại
Bạc Liêu được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, kéo theo sự phá hủy thảm rừng
phòng hộ ngập mặn ven biển và các ruộng muối cũng chuyển sang nuôi tôm với quy
mô lớn. Đây là thời kỳ thâm trầm lớn nhất, để lại dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử

phát triển ngành muối tỉnh Bạc Liêu và cũng từ đó ngành muối Bạc Liêu tiến dần vào
suy thoái.
Năm 1989 – 1990: Ủy Ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy Ban nhân dân thị xã Bạc
Liêu quản lý ngành muối và chỉ hình thành một đơn vị quản lý là Công ty muối Bạc
Liêu với hầu hết diện tích muối đã chuyển sang chuyên canh nuôi Tôm, từ đó diện
tích và sản lượng muối không ngừng suy giãm và dẫn tới sự tan rã ngành Công nghiệp
muối Bạc Liêu. Từ đó đến nay nghề muối Bạc Liêu chỉ còn sản xuất tự phát của tư
nhân phục vụ nhu cầu thiết yếu về muối trong tỉnh và các khu vực lân cận.
Từ năm 1997 đến nay diện tích làm muối đang tăng lên do giá bán muối đã tăng và


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
đã có một số vùng muối đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
(đồng muối Gành Hào – Giá Rai). Diện tích làm muối tại tỉnh Bạc Liêu cũng tăng khá
nhiều trong vụ muối 2009. Hiện diện tích sản xuất muối của tỉnh đã vọt lên 2.295ha.
Tỉnh quy hoạch vùng chuyên canh muối tập trung ở hai huyện Hòa Bình và Đông Hải
với diện tích 2.000ha, dự kiến mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 100.000 tấn
muối. Do vừa qua giá muối tăng nên nông dân chuyển đất nuôi trồng thủy sản kém
hiệu quả sang làm muối.
1.2.2 Tóm tắt quy trình sản xuất muối NaCl đang áp dụng tại Bạc Liêu
Hình 2: Quy trình sản xuất muối tại Bạc Liêu
Quy trình lấy nước biển
Nước biển ven bờ được lấy khi triều cường. Cửa lấy nước ngay sát bờ biển theo địa
hình kênh rạch tự nhiên dẫn vào đồng muối.
Quy trình dẫn nước
Kênh dẫn nước được đào bằng cơ giới, kênh tự nhiên (không xây bê tông hoặc kè đá)
nước biển dâng tự nhiên dẫn vào kênh khi triều cường và dẫn vào khu vực đồng muối.
Trên kênh có cửa đóng mở để giữ nước khi triều xuống.
Phơi chế nước chạt (3)
(3) Nước chạt là dung dịch có được do cô đặc nước biển, trong đó NaCl chiếm trên 50%

các chất hòa tan, và ở
nhiệt độ 15oC nồng độ của nó phải từ 50o Baume trở lên.
Nước biển để sản xuất Kênh lấy nước biển Khu bay hơi nước chạt
Sa kề
Nhì kề
Sản phẩm muối NaCl Khu kết tinh muối Xếp chuối
Nước biển được bơm từ các mương chính lên các mương dẫn thẳng vào khu phơi
nước chạt. Tại khu phơi nước chạt, Diêm dân thường chia làm ba ô phơi gọi là: Sa kề,
Nhì kề và Xếp chuối. Tương ứng với các ô bay hơi Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp.
Nồng độ nước biển tăng dần do bay hơi nước bởi nhiệt năng mặt trời và gió thổi.
Quy trình kết tinh
Nước biển có nồng độ từ 1.5-2.8o Baume được tăng lên 14-15o Baume và cuối cùng
lên tới 24-25o Baume (nếm độ mặn theo dân gian). Khi nước biển đạt 24-25o Baume
(nước chạt) thì Diêm dân bơm dẫn nước vào ô kết tinh NaCl. Thời gian kết tinh
thường 10-15 ngày là kết thúc, tháo bỏ nước ót (3) ra mương hoặc tái sử dụng.
Tại một số ruộng muối, Diêm dân dùng nước ót pha với nước chạt nồng độ thấp để rút
ngắn thời gian phơi nước tăng nhanh quá trình cô đặc để có nước chạt cho giai đoạn
kết tinh muối. Kỹ thuật này có lợi cho thời gian kết tinh do tăng độ Baume nhưng hàm
lượng tạp chất trong nước ót (và các muối khác) sẽ cộng kết, ảnh hưởng xấu đến chất
lượng NaCl tạo thành.
Sau 15 ngày, khi muối kết tinh Diêm dân tháo nước ót cho chảy vào mương dẫn nước
biển và cào muối thành đống trên ruộng muối. Sau đó bốc đỡ thủ công lên bờ ruộng
và che đậy lại, kết thúc quá trình sản xuất.
1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng
Qua các đợt khảo sát trên các ruộng muối và quy trình sản xuất muối theo phương
pháp phơi nước tại Bạc Liêu. Kết quả cho thấy hiện nay, trên tất cả các ruộng muối ở
Bạc Liêu chỉ sản xuất và thu hồi một loại sản phẩm duy nhất là muối NaCl, không thu
hồi các sản phẩm hóa chất khác trong nước ót. Do đó hiệu quả kinh tế xã hội và đa



Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
dạng của sản phẩm bị hạn chế (trong khi đó các sản phẩm hóa chất có giá trị cao hơn
nhiều so với muối). Ngoài ra chưa có chương trình kết hợp hiệu quả giữa sản xuất
muối và nuôi trồng thủy sản trong hai mùa: mưa – nắng. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế
của ngành muối suy giảm, dễ gặp rủi ro cho người sản xuất. Cũng như đánh giá hiệu
quả thu nhập từ muối trên phạm vi toàn quốc. Điển hình ở Bạc Liêu, nếu chỉ sản xuất
đơn lẻ muối NaCl thì Diêm dân không đảm bảo được 70% mức sống.
Giá trị kinh tế thu được từ sản xuất muối không lớn như một số nghề khác nhưng sản
lượng muối có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất. Do nhiều nguyên nhân (lợi
nhuận thu được từ sản xuất muối thấp, không có nguồn đầu tư cho đồng muối, thời tiết
không thuận lợi, Nhà nước chưa điều tiết được thị trường, nông dân tự phát chuyển
dịch đất làm muối sang nuôi tôm,…) nên sản lượng muối toàn vùng không đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Về mặt môi trường, nếu không quy hoạch cụ thể và khoa học thì việc chuyển đổi giữa
làm muối và nuôi trồng thủy hải sản hoặc phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng
thủy sản của nông dân, không những sẽ tác động tiêu cực đến môi trường vùng ngập
mặn ven biển, mặn hóa nước mặt trong nội địa mà còn tác động tiêu cực đến chất
lượng muối sản xuất cũng như tác động xấu đến chất lượng môi trường nước vùng
nuôi trồng thủy sản (Sở KHCN&MT Bạc Liêu, 2001).
1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần nƣớc biển và chất lƣợng muối
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đền thành phần nước biển
Theo Vũ Bội Tuyền (1979) thành phần nước biển ở một vùng biển nào đó trên thế giới
cũng luôn biến động bởi nhiều nhân tố chi phối. Cần nắm vững những nguyên nhân
này, đánh giá đúng mức tác dụng của chúng tới việc làm thay đổi thành phần nước
biển để có biện pháp chọn nơi, chọn lúc lấy nước biển có chất lượng cao cung cấp
nguyên liệu cho việc tách chế các muối khoáng của các cơ sở tổng hợp sử dụng nước
biển.
Theo Bùi Song Châu (2005) tỷ lệ và thành phần các muối trong nước biển là cố định
(phụ chương) nhưng nồng độ sẽ có sự cao thấp tùy nơi, tùy lúc.
Các yếu tố khách quan làm biến đổi nồng độ là:

– Điều kiện địa lý (chủ yếu là sự khác biệt vĩ độ): căn cứ vào điều tra độ muối
nước biển trong vùng biển từ 20 đến 40 vĩ độ Bắc thì nước biển ở vùng thuộc 25 vĩ độ
Bắc có độ muối cao nhất vì ở vùng này có lượng bay hơi cao hơn các vùng kia.
– Các điều kiện khí tượng, hoàn cảnh địa lý: xa, gần bờ; hải lưu và bão lụt…
Sự cao thấp của nồng độ nước biển có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng khí hậu
thiên nhiên để sản xuất muối. Các yếu tố ảnh hưởng có tính chất thường xuyên là:
– Tác dụng làm nhạt: mưa, nước ngọt do sông đổ ra, hiện tượng lũ lụt… Khi có
mưa thì nồng độ, độ muối của nước biển - nhất là nước biển trên mặt bị giảm khá rõ
rệt.
– Tự bốc hơi nước: chủ yếu do độ ẩm không khí và tốc độ gió, nhiệt độ không
khí quyết định - ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bốc hơi chế tạo muối.
– Thủy triều: triều dâng sẽ làm nước biển có nồng độ cao ở ngoài khơi di chuyển
vào vịnh và ven bờ, thủy triều dâng sẽ dồn nước biển có nồng độ cao ở ngoài khơi vào
bờ và làm tăng nồng độ nước biển gần bờ.
Do quả đất tự xoay, các chuyển động của các vật thể ở phía bắc bán cầu đều có xu
hướng lệch về phía phải theo hướng chuyển động. Vì vậy, khi thủy triều ở ngoài khơi
dâng vào cửa sông, eo, vịnh,… sẽ đi lệch sang phía phải (của hướng thủy triều dâng


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
tới) và phía đó độ muối và độ cao (mực thủy triều) của nước biển đều cao hơn phía
bên kia. Cũng bởi vậy, nước sông chảy ra biển cũng lệch về phía phải theo hướng
chảy của nó, làm cho nước biển phía đó giảm độ muối. Kết quả là ở các cửa sông, nếu
đứng ở trong bờ nhìn ra biển, thì mực nước và độ muối của nước biển ở phía tay trái
ta sẽ cao hơn.
Điều này rất có ý nghĩa khi chọn địa điểm xây dựng đồng muối, đặt cống hay trạm lấy
nước biển cho sản xuất các muối khoáng từ nước biển.
Khi thủy triều rút, nếu trời nắng, hanh thì nước biển chứa trong bãi cát bờ biển bay hơi
để lại một số muối bên trong cát. Vì vậy khi thủy triều dâng tiếp, nước biển sẽ hòa tan
số muối đó và do đó làm tăng độ muối.

Nồng độ nước biển ở hai phía của dòng thủy triều sẽ có nồng độ khác nhau. Nồng độ
đầu và cuối của thủy triều cũng khác nhau.
– Hải lưu: sự đối lưu của nước biển giữa các khu vực khác nhau sẽ làm cho nồng
độ nước biển thay đổi.
Do các tác động nói trên mà nước biển ở các vùng vịnh có sự biến thiên tương đối lớn
từ 5‰ – 33‰. Thời vụ và độ sâu của tầng nước biển cũng có ảnh hưởng đến sự thay
đổi nồng độ trên.
1.4.2 Đánh giá các nguyên nhân tác động xấu đến chất lượng muối sản xuất trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu
Tác động do chất lượng nước biển ven bờ của tỉnh Bạc Liêu dùng sản xuất
muối:
Vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu là hạ nguồn sông Cửu Long, có hệ thống kênh rạch
phong phú. Nước trong nội địa theo các kênh rạch đổ ra bờ biển làm giảm độ mặn
nước biển ven bờ, chuyển tải tạp chất ô nhiễm từ nội địa ra biển. Các nguồn gây ô
nhiễm nước mặt và nước biển là:
Chất thải do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải đường thủy: dầu mỡ, rác
công nghiệp, chất rắn lơ lững, kim loại nặng, các chất hữu cơ…
Chất thải của các khu dân cư tập trung dọc theo kênh rạch, ven biển.
Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, artemia.
Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp.
Ô nhiễm do hoạt động thủy lợi đắp đê, xây dựng hệ thống kênh rạch ven biển: bùn
đất, phèn…
Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối
tại tỉnh Bạc Liêu (2001) đã chỉ ra một số tính chất vật lý và hóa học của nước biển tác
động đến quá trình sản xuất muối như sau:
Bảng 4: Tính chất vật lý của nƣớc biển tác động tới quá trình sản xuất muối
(Nguồn: Sở KHCN & MT Bạc Liêu, 2001)
Bảng 5: Tính chất hóa học của nƣớc biển tác động tới quá trình sản xuất muối
Chỉ tiêu Giá trị trung bình Nhận xét
Na+ 9,8-10,5 g/l Nằm trong giới hạn bình thường

của nước biển
Cl- 16 –19 g/l Bình thường
Ca2+ 0,3 – 0,4 g/l Bình thường
Fe3+ 0,01 mg/l Bình thường
Các kim loại khác Vi lượng – vết Bình thường
Dầu mỡ 0,3 – 4,8 Tác động xấu, cần khống chế


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
BOD (nhu cầu oxy sinh học) <20 Tác động xấu
COD (nhu cầu oxy hóa học) <150 Tác động xấu
Thuốc bảo vệ thực vật <0,5 Tác động xấu
Oxy hoà tan (DO) 5,7 – 6,0 Bình thường
Sinh học: Rong tảo X Tác động xấu, cần khống chế
Chất hữu cơ <0,5 Tác động xấu
Coliform <1000 Tác động xấu
(Nguồn: Sở KHCN & MT Bạc Liêu, 2001)
Chỉ tiêu cơ bản Giá trị trung bình Nhận xét
Nhiệt độ nước biển 25oC – 35oC Tác động tốt cho sản xuất
Độ bốc hơi trung bình mùa khô > 1.000 mm Tác động tốt cho sản xuất
pH dao động 7 – 8 Tác động tốt cho sản xuất
Độ Baume 2,5 – 3,1o Baume Tác động tốt cho sản xuất
Tổng lượng nhiệt hàng năm 9.500 –10.000oC/năm Tác động tốt cho sản xuất
Tổng chất rắn lơ lững (TSS) 420 – 460 mg/l Tác động xấu cho sản xuất
Tóm lại, các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước biển làm giảm chất lượng, sản lượng muối
NaCl được chỉ thị theo thứ tự sau:
Chất rắn lơ lững, bùn đất phù sa.
Các tạp chất gốc hữu cơ.
Các thành phần muối của Mg2+ và Ca2+.
Suy giảm độ mặn của nước biển ven bờ do pha loãng từ nguồn nước nội địa đổ ra

biển.
Tác động do chất lượng nền sân đất của đồng muối
Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu:
Xem xét trên khía cạnh sử dụng phát triển công nghiệp sản xuất muối. Thoái hóa và ô
nhiễm đất tại Bạc Liêu chủ yếu do các quá trình phèn hóa, mặn hóa, ô nhiễm hữu cơ
do nuôi trồng thủy hải sản, artemia, chất hữu cơ tự nhiên và không loại trừ thuốc bảo
vệ thực vật. Không những vậy, việc thi công các kênh thủy lợi và các vuông nuôi tôm
còn làm cản trở nghiêm trọng quá trình tràn triều và ngập triều cho các khu vực sản
xuất muối và rừng ngập mặn nằm sâu bên trong. Quá trình ngập mặn có ảnh hưởng
chung tới sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lại có tác động tốt cho vùng muối và vùng
quy hoạch sản xuất muối kết hợp nuôi trồng thủy hải sản. Các nguồn ô nhiễm chủ yếu:
Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản là nguyên nhân gây mặn hóa khu
vực, phá hủy cấu trúc đất và làm cho các tầng dinh dưỡng bị đẩy khỏi keo đất, bị rửa
trôi tạo ô nhiễm hữu cơ, làm tăng hàm lượng chất không tan, chất lơ lững và Coliform
trong nước biển khu sản xuất muối.
Ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp: thói quen sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh và
phân hóa học trong nông nghiệp với lượng khá cao làm mất ổn định hệ sinh thái nông
nghiệp, gây ô nhiễm tích tụ bởi các kim loại và á kim trong phân vô cơ làm biến đổi
cấu trúc đất.
Hiện tượng xói mòn đất dọc bờ biển: địa hình Bạc Liêu có độ dốc < 0.02% do đó rất
thuận lợi cho sản xuất muối. Nơi không có rừng ngập mặn ven biển hiện tượng xói
mòn đất do sóng biển tác động làm bờ biển lở từng đoạn gây mất ổn định vùng đất và
tác động làm giảm chất lượng nước biển ven bờ hay tăng độ ô nhiễm (TSS, chất hữu
cơ trong nước biển).
Các tính chất hóa lý của đất mặn Bạc Liêu


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
Đất mặn vùng muối Bạc Liêu có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét khá cao (50 60%). Thành phần khoáng sét của đất ngập mặn ven biển Bạc Liêu gồm có:
Hydromica, Vecmiculit, Montmorilonit, Kaolinit... Như vậy, thành phần khoáng sét

của đất ngập mặn khá giống với thành phần khoáng sét của đất phù sa sông Cửu Long
ở trong đất liền.
Đất đồng muối chủ yếu là đất bãi bồi và đất pha cát. Trong đất đều chứa rất ít disulfua
sắt (FeS2), biểu hiện ở mức độ chênh lệch giữa pH (H2O) khi đất ướt, và pH (H2O) khi
đất khô; cũng như mức độ chênh lệch về hàm lượng SO4
2- khi đất ướt và đất khô
không đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng đất mặt sân muối không có phèn tiềm tàng (Sở
KHCN&MT Bạc Liêu, 2001).


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

Chƣơng 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian
Thực hiện phân tích tính chất hóa lý đất, muối tại bộ môn Khoa Học Đất – Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Cần Thơ.
Địa điểm lấy mẫu được thực hiện trên hai xã Long Điền Tây và Long Điền Đông
thuộc huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu. Vị trí lấy mẫu đất và mẫu muối được diễn tả
theo Hình 3.
(a)
(b)
Hình 3: Sơ đồ lấy mẫu (a) đất (b) muối
Ranh giới
Long Điền Đông
Ranh giới Long Điền Tây
Long Điền Đông
Long Điền Tây
Thời gian: bắt đầu từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
2.2.2 Phương tiện

Bản đồ hành chính huyện Đông Hải
Khoan lấy mẫu đất.
Trang thiết bị: Máy hấp thu nguyên tử, máy đo pH, EC, máy sấy mẫu, bình tam giác,
ống nghiệm,...
Các phần mềm: Microsoft Excel, Microsoft Word.
2.2 Phƣơng pháp
2.2.1 Thu thập số liệu
Mẫu đất được lấy theo phương pháp lấy mẫu đại diện. Mẫu được khoan đến độ
sâu 2m và lấy mẫu theo tầng phát sinh. Đất được lấy ở các độ sâu 0 - 20cm, 20 50cm, 50 - 75cm, 75 - 100cm, 100 - 150cm, 150 - 200cm. Tỷ lệ mũi khoan lấy mẫu
phân tích khoảng 6 ha/mũi khoan.
Mẫu muối được lấy theo phương pháp lấy mẫu đại diện theo vùng sản xuất, với
tỷ lệ trung bình 30 ha/mẫu. Khối lượng mẫu được lấy 1 kg/mẫu.
2.2.2 Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học của mẫu đất và mẫu muối của
vùng sản xuất muối Đông Hải
Phương pháp phân tích pHF: trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2,5 (đất/nước), đo bằng
pH kế.
Phương pháp phân tích EC (mS/cm): trích bằng nước cất, tỉ lệ 1:2,5 (đất/nước),
đo bằng EC kế.
Phân tích pHOX và TPA (Total Potential Acidity) theo phương pháp SPOCAS
(The Suspension Peroxide Oxidation Combined Acidity&Sulfur).
Đối với pHOX: đo pH sau khi cho đất khô tác dụng với H2O2 30%.
TPA (mol H+/tấn): đất được xử lý với H2O2 30%, chuẩn độ với NaOH đến pH 6,5.
Phương pháp phân tích độ ẩm muối: cân 10g muối cho vào hộp nhôm. Đem sấy
ở 105oC trong 24 giờ. Sau đó đem cân lại thì ta xác định được ẩm độ.
Phương pháp phân tích hàm lượng chất không tan của muối: Giấy lọc sau khi
sấy ở 105oC trong 24 giờ. Cân 10g muối đem hòa tan trong 50 ml nước cất. Mẫu lọc
qua giấy lọc, rồi đem sấy giấy lọc ở 105oC trong 3 giờ. Sau đó đem cân thì ta xác định


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”

được hàm lượng chất không tan trong muối.
Phương pháp xác định các nguyên tố hòa tan K, Na, Ca, Mg trong muối: cân 10g
muối đã được sấy ở 80oC trong 3 giờ đem hòa loãng ở tỷ lệ thích hợp và xác định các
nguyên tố K, Na, Ca, Mg trên máy hấp thu nguyên tử.
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Đối với mẫu muối: phương pháp biểu thị thành phần muối ăn theo TCVN 3973-84
- Cho Ca2+ kết hợp với SO4
2- biểu thị thành CaSO4.
- Lấy tổng lượng SO4
2- trừ đi lượng SO4
2- kết hợp với Ca2+, phần còn lại kết hợp
với Mg2+ thành MgSO4.
- Lấy tổng lượng Mg2+ trừ đi Mg2+ kết hợp với SO4
2-, phần còn lại kết hợp với
Cl- thành MgCl2.
Bảng 6 : Các biểu thị thành phần muối ăn.
Anion / Cation Ca2+ Mg2+ K+ Na+
SO4
2- CaSO4 MgSO4 – –
Cl- – MgCl2 KCl NaCl
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, thủy văn ảnh hƣởng đến sản xuất
muối tại Bạc Liêu
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở khu vực phía Đông bán đảo Cà Mau, trải rộng từ 9o0’32’’ đến
9o38’9’’ độ vĩ Bắc và từ 105 o14’15’’ đến 105 o51’54’’ độ kinh Đông.
Hình 4: Vị trí tỉnh Bạc Liêu
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 248.268,6 ha, bằng 0,8% diện tích cả nước và bằng 6%
diện tích Đồng bằng sông Cửu Long. Đường bờ biển trong địa bàn tỉnh là 56km khá
thuận lợi cho phát triển ngành muối.

Địa hình bờ biển Bạc Liêu tương đối bằng phẳng và thấp. Độ cao trung bình so với
mặt biển từ 0,8 m đến 1,0 m. Hướng nghiêng chính của địa hình từ Đông Bắc xuống
Tây Nam, độ nghiêng trung bình từ 1 – 1,5 cm/km. Ngoài hướng nghiêng chính trên,
hệ thống đê quốc phòng hay những giồng cát không liên tục, tạo hướng nghiêng từ
biển vào nội địa, những dãy đất cao tự nhiên kết hợp với bờ đê tạo nên vùng trũng ven
Bản đồ bán đảo Cà Mau
Tỉnh Bạc Liêu
biển. Với chế độ thủy triều của Bạc Liêu, địa hình trên toàn tuyến bờ biển rất thuận lợi
cho việc lấy nước biển vào các kênh mương, trảng chứa nước làm muối.
3.1.2 Thổ nhưỡng
Theo báo cáo “Đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối
Bạc Liêu” thì tính chất hóa lý và cơ lý tự nhiên của đất vùng bờ biển Bạc Liêu không
thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng muối. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế
cho thấy, tại vùng Giá Rai (hiện nay một phần thuộc huyện Đông Hải) tính chất đất
thuận lợi hơn các khu vực khác.
3.1.3 Chế độ nhiệt, chế độ nắng và chế độ ẩm


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,5oC, tổng lượng nhiệt hàng năm
9.425oC, trung bình đạt 160 Kcalo/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
đều cao hơn 20oC.
Tháng 12 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (25,2oC) và tháng 5 là
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (29,9oC) và nhiệt độ giảm dần cho tới tháng 12.
Biến thiên nhiệt giữa các tháng trong năm dao động trung bình từ 0,6 – 4,7oC.
Nhiệt độ không khí tại Bạc Liêu có xu hướng gia tăng: Nhiệt độ trung bình trong năm
1998 là 27,3oC cao hơn 3,6oC so với năm 1994.
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu)
Hình 5: Nhiệt độ trung bình trong các năm tại tỉnh Bạc Liêu
20

22
24
26
28
30
32
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Nhiệt độ TB (oC) .
1994 1995 1996 1997 1998
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Giờ nắng .
1996 1997 1998
Số giờ nắng trung bình trong 3 năm (1996 – 1998) dao động từ 2.504,2 – 2.515,2
giờ. Trong mùa khô, trung bình có số giờ nắng vượt trên 200 giờ/tháng, trong mùa
mưa số giờ nắng dao động giữa các tháng có khoảng 115 – 245 giờ. Lượng bức xạ
mặt trời tương đối ổn định, bức xạ cao nhất vào tháng 4 đo được trung bình 140 Kcal,
tổng nhiệt lượng hàng năm đạt 9.500oC. Số giờ nắng trong ba năm 1996 – 1998 đưa ra
trong Hình 6:
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu)
Hình 6: Số giờ nắng trong các tháng qua một số năm tại Bạc Liêu
Kết quả cho thấy, chế độ nắng và lượng nhiệt mặt trời trong năm rất thuận lợi cho sản

xuất muối tại vùng bờ biển tỉnh Bạc Liêu.
Chế độ ẩm tại Bạc Liêu liên quan mật thiết với chế độ mưa và gió trong năm, có sự
khác biệt theo mùa rõ rệt. Độ ẩm tương đối không khí khá cao, tháng 2 là tháng có độ
ẩm không khí thấp nhất trong năm (61%). Do nhiệt độ không khí có xu hướng tăng
theo thời gian nên độ ẩm không khí có xu hướng giảm, trong năm 1998 là 82,58%,


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
thấp hơn 2,2% so với năm 1997 và thấp hơn 2,4% so với năm 1994.
60
70
80
90
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Độ ẩm (%) .
1994 1995 1996 1997 1998
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu)
Hình 7: Độ ẩm không khí tƣơng đối trong các năm tại Bạc Liêu
Độ ẩm không khí khá lớn gây khó khăn cho việc bảo quản sản phẩm, làm NaCl dễ hút
ẩm và tăng độ ẩm trong muối.
3.1.4 Chế độ mưa và chế độ gió
Tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa của xích đạo, một năm có
hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đấu từ tháng 5 và kết thúc vào
tháng 11. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, từ tháng 1 đến
tháng 4 hầu như không có mưa. Các tháng 6, 9, 10 có lượng mưa cao nhất và chiếm
53,45% lượng mưa trong năm.
Trong thời gian gần đây, chế độ mưa ven biển diễn biến bất thường gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất muối của Bạc Liêu. Đặc biệt, trận mưa trong hai ngày 10 và 112- 2009 đã làm 2.295ha muối Bạc Liêu thiệt hại nặng nề (,

2009)
Trong những năm vừa qua lượng mưa trung bình tại Bạc Liêu là 2.000 mm.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Lượng mưa TB (mm) .
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu, 2001)
Hình 8: Lƣợng mƣa trung bình qua các năm Bạc Liêu (1994 - 1998)
Sản xuất muối tập trung vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời gian này gió
mang tính chất gió mùa Đông Bắc. Lấy tháng 1 làm chuẩn, dọc theo duyên hải từ
Ninh Thuận đến Cà Mau, gió lại mang thành phần hướng Đông. Trong lục địa từ
Đông Nam Bộ về phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long, gió khống chế theo hướng Bắc
- Đông Bắc. Nhìn chung tốc độ gió trung bình trong đất liền 3 – 4 m/s khá thuận lợi
cho quá trình bốc thoát hơi nước từ các trảng chứa, sân bay hơi và quá trình kết tinh
muối. Tuy nhiên khi hạ tầng đường xá và đường nội bộ chưa được kiên cố hóa, gió


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
lớn sẽ cuốn bụi bay gây bẩn bề mặt nước phơi cô đặc trong quá trình kết tinh muối.
3.1.5 Chế độ thủy triều, nguồn nước và chế độ mặn
Ven biển phía Đông của Bạc liêu chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển
Đông, với biên độ trung bình 1,9m (cao nhất 3,5m). Đây là điều kiện thuận lợi cho

nhu cầu lấy nước vào tuyến kênh chính khi triều lên. Điều kiện này đã tiết kiệm khá
lớn năng lượng bơm nước biển vào đồng muối.
Do ít chịu ảnh hưởng của nước thượng nguồn sông Cửu Long so với các tỉnh khác,
nên độ mặn của nước biển ven bờ ít biến động trong năm. Độ mặn dao động từ 1,7 3,0 %o thích hợp cho sản xuất muối, rất thích hợp cho nhiều loại rừng ngập mặn sinh
trưởng và nhiều loại hải sản ven biển, đặc biệt là các loài Tôm nước lợ sinh sống.
Khả năng cung cấp nước cho vùng muối khá thuận lợi do hệ thống kênh rạch đã và
đang được xây dựng cho việc phát triển nông nghiệp. Sau khi hoàn tất tuyến đê quốc
phòng, việc cấp nước cho các vùng muối sẽ được thuận lợi hơn và nếu đầu tư nâng
cấp các tuyến đê thứ cấp (bê tông hóa, hệ thống các trạm bơm) thì khối lượng và chất
lượng nước biển ven bờ sẽ tác động rất tốt đến sản xuất muối.
3.1.6 Một số chỉ tiêu hóa học của đất ảnh hưởng đến chất lượng muối
pH của đất
5
6
7
8
pH 9
0-20 20-50 50-75 75-100 100-150 150-200
Độ sâu (cm)
Hình 9: pH trung bình ở các độ sâu của hai xã Long Điền Đông và Long Điền Tây
(tổng
số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 2/2009)
Qua Hình 9 ta thấy pH đất ở các độ sâu của hai xã có mức độ biến động không lớn.
pH dao động trong khoảng từ 7,0 – 7,7. pH có xu hướng tăng theo chiều sâu phẫu diện
đất, pH thấp nhất là ở tầng mặt (0-20cm) và cao nhất ở tầng 150-200 cm. Nhìn chung
thì giá trị pH đất của hai xã không có sự khác biệt về mặt thống kê.
EC của đất
0
6
12

18
24
EC
0-20 20-50 50-75 75-100 100-150 150-200
Độ sâu (cm)
Hình 10: EC (mS/cm) trung bình qua các tầng ở hai xã Long Điền Đông và Long
Điền
Tây (tổng số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 2/2009)
Từ Hình 10 độ dẫn điện (EC) trong đất qua các tầng cho thấy mức độ dẫn điện của hai
xã Long Điền Đông và Long Điền Tây không có sự biến động lớn. EC dao động trong
khoảng 11,1 – 13,0 mS/cm. Nhìn chung thì độ dẫn điện giữa hai xã không có sự khác


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
biệt.
0
50
100
150
200
6 7 8 9 10 11 12 13 14
Độ sâu (cm) .
pHF EC
Hình 11: Giá trị pHF và EC (mS/cm)
trung bình qua các độ sâu ở
Long Điền
Sự biến động pHF và EC trong đất thể hiện qua Hình 11 không lớn giữa ở độ sâu khác
nhau. pH giữa các độ sâu dao động trong khoảng 7,1 – 7,7. Càng xuống sâu pH và EC
có chiều hướng tăng do nồng độ muối gia tăng theo chiều sâu của phẫu diện đất (Trần
Văn Chính, 2006). Tuy nhiên EC của đất ở độ sâu >150 cm có xu hướng giảm do ở độ

sâu này thành phần cấp hạt của đất có sự thay đổi, thành phần cát hầu như chiếm đa số
trong phẫu diện.
pHOX của đất
Long Điền Tây Long Điền Đông
6.6
7.3
6.3
7.2
5
6
7
8
pHF
pHox
Hình 12: So sánh pHF và pHOX của đất ở độ sâu 75 – 100cm giữa hai xã Long Điền
Đông
và Long Điền Tây (tổng số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Qua hình 12 ta thấy pHOX ở hai xã ít biến động và không có khác biệt. Theo báo cáo
của Sở KHCN&MT Bạc Liêu (2001) cho rằng đa số đất ở Long Điền đều chứa rất ít
FeS2, biểu hiện ở mức độ chênh lệch giữa pHF và pHOX không đáng kể điều đó chứng
tỏ rằng phần lớn diện tích đất ở hai xã không có phèn tiềm tàng.
0 100 200 300 400 500
54
57
64
2
4
6
7
15



Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
27
TPA (mol H+/t) .
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
TPA của đất
CV=63,86%
Hình 13: TPA của đất ở độ sâu 75 - 100cm của hai xã Long Điền Đông và Long Điền
Tây (tổng số mẫu n=68, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Theo Hình 13 ta thấy đất của hai xã có sự xuất hiện của phèn tiềm tàng trong tổng số
mẫu là 68 mẫu thì có 9 mẫu xuất hiện phèn tiềm tàng. TPA trung bình của hai xã là
202,7 mol H+/tấ__________n và biến động trong khoảng 45,5 – 392,5 mol H+/tấn với độ
biến
động khá cao CV=63,86%. Đất ở Long Điền có phèn tiềm tàng nhưng với lượng rất
nhỏ so với giá trị phèn tiềm tàng của tầng chứa vật liệu sulfidic ở một số biểu loại đất
Phèn trung bình và nhẹ ở Hậu Giang (580,59 – 849,58 mol H+/tấn) (Lê Văn Phát,
2008). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước của Sở
KHCN&MT tỉnh Bạc Liêu cho rằng đất ở Long Điền đều chứa rất ít FeS2.
3.2 Đánh giá chất lƣợng muối Long Điền so với tiêu chuẩn của Bộ Công Nghệ
Thực Phẩm và tiêu chuẩn muối thô Việt Nam
Cơ sở để đánh giá chất lượng muối sản xuất tại Long Điền dựa theo thành phần và tỷ
lệ trung bình các chất trong muối thô Việt Nam và TCVN 3973-84 và TCVN 3974-84
về chất lượng muối sử dụng làm thực phẩm (phụ chương).
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

123456789
10
11
12
13
14
15
Chất không tan (%)
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối thô VN Muối Long Điền
0,52% 0,58%
3.2.1 Hàm lượng chất không tan trong muối
CV= 29,5%
Hình 14: Hàm lƣợng trung bình các chất không tan trong muối ở hai xã Long Điền


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
Đông và Long Điền Tây so với tỷ lệ các chất không tan trong muối thô Việt
Nam (tổng số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Hàm lượng các chất không tan trong muối ở Long Điền (0,58%) cao hơn so với hàm
lượng các chất không tan trong mẫu muối thô Việt Nam (0,52%). Tỷ lệ phần trăm các
chất không tan trong muối biến động cao ở các mẫu (CV= 29,5%) và có sự dao động
lớn từ 0,24 – 0,87%. So sánh với TCVN thì muối Long Điền được xếp vào Hạng 2
(Thượng hạng: < 0,25, Hạng 1: < 0,4, Hạng 2: < 0,80%).
Như vậy, hàm lượng tạp chất không tan trong muối Long Điền cao hơn trong muối

thô Việt Nam, không đáp ứng được yêu cầu thị trường thực phẩm vì đây là muối chưa
qua sơ chế. Tạp chất lớn làm màu trắng của NaCl bị chuyển sang màu xám của đất cát
và chất hữu cơ. Báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bạc liêu (2001)
đã chỉ ra rằng: hàm lượng tạp chất trong muối Bạc Liêu cao là do các nguyên nhân
sau: chất lượng nước chạt xấu, mặt nền sân kết tinh không đạt các chỉ tiêu cơ lý và hóa
lý dẫn đến lầy lội khi thu hoạch, độ dày của lớp muối kết tinh mỏng từ 2 - 3 cm,
phương pháp thu hoạch muối chủ yếu bằng thủ công và theo kinh nghiệm dân gian,
chưa có biện pháp bảo quản muối sau thu hoạch,…
Hình 15: Dụng cụ lăn nén nền sân đất (con Lăn)
Ngoài những nguyên nhân trên thì kỹ thuật thi công mặt bằng ruộng muối cũng làm
cho hàm lượng tạp chất trong muối cao. Diêm dân đầm nén và dùng con lăn bằng xi
măng loại nhỏ khoảng 25 kg (Hình 15) và loại lớn khoảng 40 kg để lăn nén nền sân.
Thực tế thì chưa đạt yêu cầu về độ nén. Mặt khác, do bùn đất lắng động sau mỗi lần
cào muối nên mặt sân bị bẩn và giảm độ nén của nền sân (Sở KHCN&MT, 2001)
Tuy nhiên, hàm lượng tạp chất không tan trong muối ở mẫu được thí nghiệm mô hình
sản xuất muối trải bạt (0,2%) thấp hơn so với sản xuất trên nền đất (0,58%) và được
xếp vào loại Thượng hạng ( < 0,25%) theo TCVN.
(a) (b)
Hình 16: Muối sau khi đƣợc thu hoạch (a) ở nền sân đất và (b) ở ruộng trải bạt
0 2 4 6 8 10
123456789
10
11
12
13
14
15
% độ ẩm
9,61%
Muối thô VN

Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
Muối Long Điền
5,72%


Đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MUỐI LONG ĐIỀN TỈNH BẠC LIÊU”
3.2.2 Độ ẩm muối
CV=26,88%
Hình 17: Ẩm độ trung bình của muối ở hai xã Long Điền Đông và Long Điền Tây so
với
muối thô Việt Nam (tổng số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
Theo Hình 17 ẩm độ trung bình của hai xã dao động trong khoảng 3,65 – 8,7%, có sự
biến động cao (CV = 26,88%). So với thành phần phần trăm các chất trong muối thô
Việt Nam và TCVN về chất lượng muối của Bộ Công Nghệ Thực Phẩm và thì ẩm độ
muối Long Điền đạt tiêu chuẩn và được xếp vào loại thượng hạng (TCVN: Thượng
hạng nhỏ hơn 9,5%, Hạng 1 nhỏ hơn 10%, Hạng 2 nhỏ hơn 10,50%).
3.2.3 Hàm lượng NaCl trong muối Long Điền
Muối NaCl càng tinh khiết (hàm lượng NaCl càng cao, các thành phần hóa học khác
thấp) thì càng tốt trong sản xuất công nghiệp. Đối với công nghiệp hàm lượng NaCl
phải đạt từ 97 – 99% và rất ít tạp chất. Tuy nhiên đối với mục đích dùng cho thực
phẩm thì các nguyên tố vi lượng trong nước biển lại đóng vai trò quan trọng trong cơ
thể sống. Vì vậy giới hạn phần trăm các chất trong muối sẽ được khống chế bởi các
mục đích sử dụng khác nhau, các tiêu chuẩn khác nhau và ở các quốc gia khác nhau.
5,83%
80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100

123456789
10
11
12
13
14
15
% NaCl
Long
Điền
Đông
Long
Điền
Tây
86,8% 91,1%
Muối thô VN Muối Long Điền
CV= 4,66
Hình 18: Tỷ lệ phần trăm NaCl trong muối Long Điền so với muối thô ở Việt Nam
(tổng
số mẫu n=15, kết quả phân tích tháng 4/2009)
So sánh với tiêu chuẩn muối thô của Việt Nam là 86,8% thì hàm lượng NaCl trong
muối Long Điền (91,12%) cao hơn so với muối thô nhưng lại thấp hơn tiêu chuẩn của
Bộ Công Nghệ Thực Phẩm (93,0 – 97,0%). Riêng đối với mẫu được sản xuất theo
phương pháp trải bạt có %NaCl trong muối (92,78%) xấp xỉ TCVN 3973 – 84. Độ
biến động NaCl của mẫu thấp (CV=4,66%).
Hàm lượng NaCl trong muối Long Điền cao hơn tiêu chuẩn yêu cầu (đối với muối
thô). Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của thị trường và làm nguyên liệu cho công



×