ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------
MAI VĂN SỦNG
NHẬN DIỆN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI
TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
MŨ BẢO HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
MAI VĂN SỦNG
NHẬN DIỆN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI
TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
MŨ BẢO HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Quốc Thắng
Hà Nội, 2015
2
LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bản thân học viên đã tiếp thu được những kiến
thức quý báu về quản lý nói chung và quản lý khoa học và công nghệ nói riêng. Luận
văn của học viên được hoàn thành bởi sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô
và sự quan tâm, ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Quốc Thắng, là người đã
tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong việc định hướng nghiên cứu khoa học
cũng như tinh thần làm việc và tinh thần nghiên cứu.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đào Thanh Trường. Những
định hướng, kinh nghiệm và đặc biệt là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công
nghệ cấp Nhà nước, mã số KX06.06/11-15, do thầy làm Chủ nhiệm đề tài đã không
chỉ giúp học viên hoàn thành Luận văn này mà còn cho học viên những nhận thức sâu
hơn về vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
TP. HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Học viên
Mai Văn Sủng
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1.
Lý do nghiên cứu ............................................................................................ 6
2.
Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 8
3.
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
4.
Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11
5.
Mẫu khảo sát ................................................................................................ 12
6.
Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 12
7.
Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 12
8.
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
9.
Kết cấu của luận văn .................................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 14
1.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ............... 14
1.1. Hệ thống đổi mới ............................................................................................. 14
1.1.1. Đổi mới .................................................................................................. 14
1.1.2. Hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) ........................................................... 18
1.1.3. Hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp .................................................... 21
1.2. Mô hình về quá trình đổi mới ........................................................................... 23
1.2.1. Thế hệ thứ nhất ...................................................................................... 23
1.2.2. Thế hệ thứ hai ........................................................................................ 24
1.2.3. Thế hệ thứ ba ......................................................................................... 26
1.2.4. Thế hệ thứ tư .......................................................................................... 27
1.3. Giới thiệu chung về chính sách đổi mới. .......................................................... 30
1.4. Quá trình phát triển chính sách đổi mới .......................................................... 32
1.4.1. Quá trình hoạch định chính sách đổi mới................................................ 32
1.4.2. Môi trường cho đổi mới ......................................................................... 34
1.5. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ................................................................ 36
2
1.5.1. Doanh nghiệp ......................................................................................... 36
1.5.2. Doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghệ ................................... 37
1.6. Khái niệm công nghệ và quản lý công nghệ ..................................................... 37
1.6.1. Khái niệm công nghệ ............................................................................. 37
1.6.2. Quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp .................................................. 40
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 42
2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH .................................................................................................................... 43
2.1. Thực trạng chính sách xây dựng và thúc đẩy hệ thống đổi mới ở Việt Nam...... 43
2.1.1. Tình hình chính sách đổi mới tại Việt Nam ............................................ 43
2.1.2. Nhận xét về chính sách đổi mới của Việt Nam ....................................... 47
2.2. Thực trạng hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp..................... 48
2.2.1.Thực trạng hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp. .................................................................................................... 48
2.2.2. Đánh giá chung về hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp........................................................................................ 53
2.3. Hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi xe
mô tô và xe máy (mũ bảo hiểm) tại thành phố Hồ Chí Minh ................................... 57
2.3.1. Tình hình chung về các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.................. 57
2.3.2. Các thành tố trong hệ thống đổi mới tại các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo
hiểm tại thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 59
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 91
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐTMH
Đầu tư mạo hiểm
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
MBH
Mũ bảo hiểm
NC&TK
Nghiên cứu và triển khai
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Tiếng Anh
NIS
National Innovation System
Hệ thống đổi mới quốc gia
OEDC
Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
STI
Science, Technology and Innovation System
Hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Phụ lục 1. Danh mục các doanh nghiệp sản xuất MBH tại TP. Hồ Chí Minh ........ 77
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động khoa học, công nghệ và đổi
mới/sáng tạo (STI) Việt Nam trong xu thế hội nhập KH&CN thế giới .................... 79
Phụ lục 3. Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp sản
xuất MBH ................................................................................................................. 87
Hình 1. 1. Phân loại đổi mới (theo Edquist, 1997) ................................................... 15
Mô hình 1. 1.Mô hình thị trường kéo của Twiss ...................................................... 25
Mô hình 1. 2.Mô hình chuyển dịch của Walker ....................................................... 26
Mô hình 1. 3. Mô hình gắn kết (coupling models) ................................................... 27
Mô hình 1. 4. Mô hình hệ thống về đổi mới công nghệ............................................ 29
Bảng 2. 1. Thứ bậc, điểm đánh giá chỉ số đổi mới của Việt Nam............................. 56
Bảng 2. 2. Thị trường sản xuất của các doanh nghiệp được khảo sát ..................... 67
Bảng 2. 3. Quy mô doanh nghiệp ............................................................................. 67
Bảng 2. 4. Doanh thu từ thị trường tiêu thụ............................................................. 67
Bảng 2.5 Tình hình đầu tư thiết bị thử nghiệm chất lượng MBH của DN .............. 68
Bảng 2.6 Tình hình đổi mới công nghệ của DN....................................................... 69
Bảng 2.7 Tình hình thiết lập phòng NC&TK của DN .............................................. 69
Bảng 2.8 Tình hình nhập khẩu công nghệ của DN ................................................. 69
Bảng 2.9 Tổng hợp khó khăn và thuận lợi khi nhập khẩu công nghệ của DN........ 70
Bảng 2.10 Tổng hợp nhu cầu nhập khẩu công nghệ của DN .................................. 70
Bảng 2.11 Nhu cầu triển khai hoạt động NC&TK của DN ...................................... 70
Biểu đồ 2. 1. Loại hình hoạt động của các doanh nghiệp được khảo sát ................. 66
Biểu đồ 2. 2 .Hoạt động đầu tư chế tạo và thiết kế máy hoàn chỉnh của các doanh
nghiệp được khảo sát ................................................................................................ 68
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do nghiên cứu
Lịch sử phát triển của nhân loại đã minh chứng vai trò của KH&CN trong sự phát
triển kinh tế xã hội gắn với nền văn minh hiện đại. Lịch sử cũng đã chứng kiến nhiều
nền văn minh cổ đại đã từng là những cái nôi phát minh của nhân loại như Trung Hoa,
Ai Cập, Ba Tư…nhưng do không duy trì được các thiết chế phù hợp cho sự phát triển
mà đã bị tàn lụi. Thay vào đó, các nền văn minh mới xuất hiện ở Châu Âu và Bắc Mỹ
trong lịch sử cận đại nhờ đã kiến tạo được những thiết chế thích hợp cho Khoa học kỹ
thuật phát triển.
Bài học thành công của một số nền công nghiệp phát triển tại Châu Á gần đây
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đều có chung một mẫu số là lấy
KH&CN làm quốc sách hàng đầu để phát triển. Chỉ trong vòng 50-70 năm gần đây với
“đôi đũa thần” KH&CN, các nước này không chỉ thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, không
chỉ đuổi kịp Châu Âu, Bắc Mỹ - nơi có lịch sử phát triển KH&CN vài trăm năm, mà
còn đang chiếm lĩnh vị trí tiên phong trên một số lĩnh vực về KH&CN.
Nhờ KH&CN một mà số nước kèm phát triển như trên, mặc dù không hề được
thiên nhiên ưu đãi đã trở, trong khi nhiều quốc gia ở châu Phi, Đông Âu – nơi được
thiên nhiên ban phát hào phóng nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn nghèo nàn và
lạc hậu với nhiều xung đột xã hội. Rõ ràng dù tài nguyên thiên nhiên giàu có đến đâu
cũng chỉ giúp các nước này đủ ăn và có thể làm giàu cho một số bộ phận nhỏ có quyền
lực, chứ tuyệt nhiên không thể làm tiền đề cho sự phát triển. Chỉ có trí tuệ và tài
nguyên con người mới là yếu tố có khả năng biến không thành có và hơn thế nữa là tạo
ra sự phát triển bền vững cho xã hội.
Nghiên cứu, phân tích hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) luôn là
những tiêu điểm, mang tính thời sự hiện nay trong hoạt động quản lý đối với mỗi lĩnh
vực. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hội nhập KH&CN quốc
tế, và cách ứng phó của các quốc gia khác nhau đối với những thay đổi mang tính chất
toàn cầu này. Phần tổng quan nghiên cứu cho thấy bức tranh tổng thể về STI đã được
các chuyên gia và các tổ chức hàng đầu của quốc tế cũng như trong nước nghiên cứu.
Dưới góc độ tiếp cận các vấn đề về quản lý nhà nước, các thể chế, chính sách, cơ chế
6
hỗ trợ đổi mới tại các khu vực từ châu Âu đến châu Á, từ các quốc gia phát triển hay
các vấn đề mà các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển gặp phải. Đồng thời các
nghiên cứu cũng đã đề cập đến với một số lượng lớn cách tiếp cận khác nhau đối với
việc nghiên cứu hệ thống này ở góc độ tiếp cận ngành và nghiên cứu trường hợp điển
hình. Trong đó cho thấy STI là các vấn đề đang được ưu tiên hàng đầu tại tất cả các
quốc gia, với sự nhấn mạnh đặc biệt đến các xu hướng áp dụng của nó là hoạt động
NC&TK, đổi mới công nghệ (Technology Innovation) và NIS.
Ở Việt Nam, thành tố chính trong nền kinh tế chính là doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp đã từng bước xây dựng lộ trình đổi mới cho tổ chức mình và đạt được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp này lại chưa rõ
ràng, các hoạt động đổi mới còn chưa được chú trọng và còn gặp nhiều khó khăn trong
việc xây dựng và phát triển một hệ thống đổi mới hoàn chỉnh. Đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – một lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao
và đòi hỏi chất lượng với những tiêu chuẩn, kỹ thuật riêng. Chính vì vậy, tác giả đã
chọn đề tài: Nhận diện hệ thống đổi mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (nghiên
cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh) làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn của mình.
Ý nghĩa của đề tài:
Về lý luận: Góp phần vào việc xây dựng hệ thống lý luận về hệ thống đổi mới,
hệ thống đổi mới quốc gia và cung cấp luận cứ để ban hành các chính sách về đổi mới
và quản lý hệ thống đổi mới.
Về thực tiễn: Giúp cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo
hiểm có thể xem xét, tham khảo để vận dụng kết quả của đề tài này (các vấn đề trong
hệ thống đổi mới) vào việc đánh giá năng lực đổi mới của doanh nghiệp mình, để biết
được thực trạng về năng lực đổi mới của mình mạnh, yếu thế nào? Cần phải ưu tiên
mặt nào? Có đảm bảo cho việc đổi mới công nghệ hay không? Để điều chỉnh, bổ sung
hoặc tìm ra giải pháp cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đổi mới đem lại
hiệu quả cao.
Giúp cho việc: tham mưu, đề xuất việc ban hành các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý hệ thống đổi mới thông qua một số giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu
của đề tài.
7
2.
Lịch sử nghiên cứu
Xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia, các chương trình và kế hoạch đổi mới công
nghệ quốc gia đã được nhiều nước phát triển và đang phát triển quan tâm.
Các nghiên cứu của C.Edquist (Trường ĐH Lingkoping, Thụy Điển) năm 1999,
2001 cũng đã đề cập đến chính sách đổi mới cũng như việc thiết kế và thực hiện chính
sách đổi mới trong khuôn khổ của cách tiếp cận hệ thống đổi mới.
Trong một nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (2002) về đổi mới cho ngày mai:
chính sách đổi mới và khuôn khổ thể chế đã tổng hợp các cách tiếp cận mới đối với
chính sách đổi mới trong nền kinh tế dựa vào tri thức, xác định và tổng quan các liên
kết giữa chính sách đổi mới và các chính sách khác đặc biệt là các chính sách liên
quan đến khuôn khổ luật pháp và thể chế cho đổi mới.
Một nghiên cứu khác của Ủy ban châu Âu (2003) về các chính sách đổi mới của
một số quốc gia châu Âu đã tập trung vào phân tích chính sách đổi mới của các quốc
gia này dưới các góc độ như môi trường cho đổi mới, tăng cường nguồn nhân lực cho
đổi mới.
Trong nghiên cứu của Hiệp hội Charles River (châu Á Thái Bình Dương) năm
2003 đã nghiên cứu tổng quan về chính sách đổi mới của Singapore dưới các khía
cạnh như đầu tư nước ngoài, vốn mạo hiểm, chính sách NC&TK, chính sách chùm,
liên kết.
Một dự án tên là Monit do OECD thực hiện năm 2004, dự án này tập trung vào
phân tích về hệ thống chính sách đổi mới của Na Uy, sự phát triển của hệ thống khoa
học và hệ thống đổi mới, tổng quan hệ thống đổi mới hiện tại, tóm tắt các biện pháp
chính sách đổi mới cũng như việc điều phối và thực hiện chính sách của Na Uy.
Một nghiên cứu năm 2004 do Viện nghiên cứu chính sách tăng trưởng của Thụy
Điển phối hợp với đại sứ quán Thụy Điển tại Tokyo thực hiện về “nghiên cứu của
chính phủ và chính sách đổi mới ở Nhật Bản” đã tập trung vào nghiên cứu những vấn
đề hiện nay trong nghiên cứu của Nhật Bản và chính sách đổi mới cũng như xu hướng
tài trợ của chính phủ cho NC&TK.
Tại Canada, một chương trình mang tên “Chương trình nghiên cứu trợ giúp công
nghiệp (NRC)” được đưa ra nhằm khuyến khích đổi mới công nghệ cho các DNNVV
bằng việc cung cấp các tư vấn công nghệ, trợ giúp và các dịch vụ cho các DNNVV để
cho các doanh nghiệp này xây dựng năng lực đổi mới của họ. Chương trình NRC xây
8
dựng một mạng lưới các tổ chức, các cơ quan dịch vụ và các chương trình để giúp các
DNNVV của Canada phát triển và khai thác các công nghệ trong nền kinh tế dựa trên
tri thức có tính cạnh tranh cao. Hằng năm chương trình này cung cấp các giải pháp
khác nhau cho khoảng 12.400 DNNVV liên quan đến nghiên cứu và đổi mới công
nghệ công nghiệp.
Bên cạnh các chương trình liên quan đến đổi mới công nghệ phạm vi quốc gia,
một số chương trình về nghiên cứu và đổi mới công nghệ phạm vi vùng cũng được
một số quốc gia đưa ra. Điển hình là chương trình RIT của Bỉ đưa ra nhằm khuyến
khích các DNNVV vùng Wallonia tiến hành các hoạt động NC&TK và đổi mới công
nghệ thông qua tuyển dụng các nhà quản lý đổi mới đặc biệt. Chương trình “Baross
Gabor” của Hungary hỗ trợ đổi mới công nghệ trong vùng Del-Alfold nhằm tăng
cường chuyển giao tri thức giữa viện NC&TK và các doanh nghiệp để thúc đẩy
thương mại hoá các kết quả nghiên cứu thông qua các biện pháp hỗ trợ: phát triển sản
phẩm và công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ dựa trên công nghệ; tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong các hoạt động đổi
mới và trao đổi tri thức; tăng cường thương mại hoá các kết quả của hoạt động đổi mới
trong các doanh nghiệp.
Theo các nghiên cứu về NIS được Charles Edquist tập hợp trong cuốn sách
“Systems of Innovation-Technologies, Institutions and Organizations” (1994) đại diện
cho một nhóm các tiếp cận khác nhau về hệ thống đổi mới tham gia trong mạng lưới
này, thì sự khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia chính là nhân tố giải thích cho sự
khác biệt trong hệ thống đổi mới, đồng thời là cách thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các
quốc gia này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Franco Malerba khi nghiên cứu về “Đổi mới hệ thống ngành ở Châu Âu” nhận
định rằng các tri thức, công nghệ; các tác nhân và mạng lưới; các thể chế là những yếu
tố gây ảnh hưởng chủ yếu đến đổi mới.
Nhìn chung, các nghiên cứu lý thuyết về đổi mới, chính sách đổi mới và NIS ở
nước ta đều mang tính tổng quan trên cơ sở nghiên cứu các công trình của các khoa
học nước ngoài nổi tiếng như đã dẫn trên đây. Có thể kể đến các công trình của
Nguyễn Mạnh Quân (2002), Hoàng Văn Tuyên (2006), Nguyễn Thị Minh Nga (2004),
Nguyễn Việt Hòa (2004). Sau khi nghiên cứu tổng quan, phân tích thực tế trong nước,
các nghiên cứu này đều có đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường giải pháp
9
chính sách hiện có hoặc đề xuất một số giải pháp mới. Tuy nhiên, cho đến nay hệ
thống KH&CN nước ta vẫn được xem như là kém hiệu quả.
Có thể nói rằng, có một thời người ta tránh không nói tới cụm từ “hệ thống đổi
mới quốc gia” trong các văn bản chính thức. Các nhà nghiên cứu chính sách phải dùng
từ vòng vo để nói lên bản chất của cụm từ này, ví dụ “hệ thống đổi mới quốc gia về
KH&CN”, “hệ thống đổi mới quốc gia bằng KH&CN”. Nguyên nhân chính có lẽ là sự
nhầm lẫn giữa đổi mới chính trị với đổi mới kinh tế bằng KH&CN. Hiện sự nhầm lẫn
đó đã được khắc phục bởi chủ trương xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia đã được đề
ra trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong một số công trình nghiên cứu khác, đổi mới được nhấn mạnh đến trong
phạm vi của hoạt động NC&TK và các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động này. Tác giả
Trần Ngọc Ca nhận định trong nghiên cứu về “Hệ thống đổi mới của Việt Nam:
Hướng tới một sản phẩm của hệ thống đổi mới sinh thái” (Vietnam’s Innovation
System: Toward a Product Innovation Ecosystem): trong khi mà Việt Nam chỉ chi
khoảng gần 0,5 % GDP cho hoạt động NC&TK (2003) thì hầu hết các quốc gia trong
OECD và Trung Quốc chi khoảng 2% GDP cho hoạt động này. Hơn nữa, hầu hết các
quỹ tài trợ cho NC&TK là trong các viện nghiên cứu của chính phủ. Chỉ có một con số
rất hạn chế các trường đại học có nguồn lực cần thiết cho hoạt động NC&TK. Các cơ
sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu dưới chuẩn quốc tế, các nghiên cứu
được tiến hành đều có định hướng về lý thuyết hoặc bổ sung mà không có liên quan
đến nhu cầu của các ngành sản xuất.
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Cự, Tạp chí Cộng Sản, số 10/2004 thì “Hệ thống
Đổi mới Quốc gia” là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu
thông qua việc đổi mới công nghệ. Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các cơ sở
KH&CN, các tổ chức quy hoạch chiến lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý
KH&CN nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành,
doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi toàn quốc gia. Chỉ có hệ
thống đổi mới quốc gia như vậy, mới có điều kiện để các nhà lãnh đạo quốc gia biết
được danh mục các mặt hàng chủ yếu, các công nghệ cần phát triển, các bước đi về
kinh tế đối ngoại cần tiến hành, sẽ đảm bảo thắng lợi trong thời gian trước mắt (3-5
năm) và về lâu dài. Có thể nói NIS là động lực phát triển thị trường KH&CN. Nếu
10
không có hệ thống này, hoặc có, nhưng hoạt động tồi thì thị trường KH&CN rất dễ bị
biến động, dẫn tới khủng hoảng.
Các nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu đơn thuần và nghiên cứu dưới cái nhìn
tổng thể toàn hệ thống đổi mới của cả một quốc gia mà chưa có cái nhìn trực diện, cụ
thể về một lĩnh vực cụ thể. Căn cứ sự khác biệt trong các ngành mà các thành tố tham
gia và các hoạt động đổi mới sáng tạo là khác nhau. Chính vì vậy, hệ thống đổi mới
sáng tạo trong các lĩnh vực vẫn tồn tại những đặc chung của hệ thống đổi mới quốc
gia, tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, động lực để các doanh nghiệp tăng cường tính cạnh tranh dựa vào STI là do sức
ép lớn về những vấn đề kinh tế đang đặt ra. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải
dựa vào các liên kết chặt chẽ trên nền KH&CN, tăng cường năng lực hấp thu công
nghệ nước ngoài, xây dựng năng lực STI nội sinh của mình. Chính vì vậy tác giả đã
lựa chọn vấn đề “Nhận diện hệ thống đổi mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
(Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh).
3.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Nhận diện được hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp;
+ Phân tích các thành tố và các mối liên hệ giữa các thành tố trong hệ thống đổi
mới tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
4.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Vì lý do thời gian, kiến thức, nguồn tài liệu của tác giả,
Luận văn này chỉ nhận diện, đưa ra bức tranh toàn cảnh về hệ thống đổi mới của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Phạm vi về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 – 2014.
11
5.
Mẫu khảo sát
Tại các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(Danh mục xem ở Phụ lục 1)
6.
Vấn đề nghiên cứu
Hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh có những thành phần và đặc điểm gì?
7.
Giả thuyết nghiên cứu
Hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp gồm đổi mới quy trình sản xuất và đổi
mới sản phẩm với thành tố chính là các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực)
với các đặc điểm: đầu tư cho hoạt động đổi mới còn thấp, đa số không có tổ chức
R&D, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ sản xuất lạc hậu khiến khả
năng cạnh tranh kém.
8.
Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống: xem xét, nghiên cứu các yếu tố, các mặt có
liên quan đến công nghệ, đổi mới công nghệ, đến đánh giá năng lực công nghệ và năng
lực đổi mới công nghệ, đến vai trò của năng lực công nghệ đối với đổi mới công nghệ,
đến tính tất yếu của đổi mới công nghệ.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ các lý thuyết có
liên quan trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, thu thập, tổng hợp và
phân tích các thông tin, cơ sở lý luận về công nghệ, đổi mới, sáng tạo, hệ thống đổi
mới, hệ thống đổi mới quốc gia, hệ thống đổi mới của doanh nghiệp.
Phương pháp quan sát: Quan sát từ thực tiễn hoạt động sản xuất và hoạt động
đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến, nhận định của các nhà khoa học về thực
trạng, nhận xét khái quát về hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp hiện nay, về nội
dung bảng hỏi cho điều tra, phỏng vấn, về phương pháp đánh giá năng lực đổi mới, về
các khuyến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển hệ
thống đổi mới.
12
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thiết kế các phiếu điều tra theo hình thức
bảng hỏi (Phụ lục 2) để thu thập các thông tin định lượng phục vụ cho nội dung nghiên
cứu của Luận văn với các nội dung chính: chính sách của doanh nghiệp cho đổi mới,
các hoạt động đổi mới trong các doanh nghiệp, kết quả, các nguồn lực của đổi mới,
môi trường cho đổi mới ý kiến xây dựng và phát triển hệ thống đổi mới trong doanh
nghiệp.
Phỏng vấn. Để giúp cho quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện một số cuộc
phỏng vấn (Phụ lục 3) đối với các nhà doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, các nhân
sự quản lý trong lĩnh vực quản lý KH&CN và cán bộ liên quan đến hoạch định chính
sách KH&CN.
9.
Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Nội dung nghiên cứu
Luận văn kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hệ thống đổi mới tại các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo
hiểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận và khuyến nghị
13
PHẦN NỘI DUNG
1.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1.1. Hệ thống đổi mới
1.1.1. Đổi mới
Đổi mới có tầm quan trọng đang gia tăng và thay đổi như một nguồn lực của lợi
thế cạnh tranh với tầm ảnh hưởng rộng lớn đến chính sách. Tuy nhiên, việc đưa ra một
định nghĩa thống nhất không phải là đơn giản và đã có nhiều tranh luận về vấn đề này.
Thuật ngữ đổi mới đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX khi nhà kinh tế học
Schumpeter (1911) đã phân biệt giữa việc hình thành một ý tưởng cho sản phẩm hoặc
qui trình (sáng chế) và việc ứng dụng ý tưởng đó đến quá trình kinh tế (đổi mới).
Khung 1. Phân biệt giữa sáng chế, đổi mới và truyền bá
Sáng chế: Sự nhận thức và hiểu rõ một thiết kế cho một sản phẩm hay quy trình
hoặc một sự cải tiến một sản phẩm hay qui trình.
Đổi mới: Việc áp dụng sáng chế đến hoạt động kinh tế hoặc nói cách khác sự hữu
dụng về mặt kinh tế của một sáng chế.
Truyền bá: Việc phổ biến rộng rãi một sáng chế trong nền kinh tế, việc phổ biến
qui trình đổi mới có ý nghĩa kinh tế. Sự truyền bá liên tục có thể dẫn đến sự thay đổi
để rồi lại hình thành một sáng chế mới.
Đến năm 1939 Schumpeter mở rộng khái niệm đổi mới như là tập hợp các chức
năng mới trong sản xuất, bao gồm cả tạo ra hàng hoá mới, hình thái tổ chức mới (như
sáp nhập), mở ra những thị trường mới, sự kết hợp các nhân tố theo một cách mới hoặc
tiến hành một sự kết hợp mới. Lundvall (1992), Elam (1992) cũng có những quan
điểm tương tự.
Nelson và Rosenberg (1993), Carlsson và Stankiewicz (1995) xác định đổi mới
theo một khái niệm rộng bao gồm các qui trình mà các doanh nghiệp làm chủ và đưa
vào thiết kế những sản phẩm và qui trình chế tạo mới đối với các doanh nghiệp, bất
14
luận mới ở quy mô quốc tế hoặc quốc gia. Ở đây khái niệm đổi mới không chỉ là việc
giới thiệu một công nghệ lần đầu tiên mà còn là sự truyền bá các công nghệ đó.
Edquist (1997) đưa ra khái niệm đổi mới như là việc đưa ra nền kinh tế tri thức
mới hoặc sự kết hợp mới của những tri thức đang có. Điều này có nghĩa là đổi mới
được xem xét chủ yếu như là kết quả của qui trình học hỏi có tương tác. Mặc dầu trong
nền kinh tế sự tương tác những phần tri thức khác nhau được thực hiện theo các cách
mới để tạo ra tri thức mới, hoặc đôi khi là các qui trình, sản phẩm mới. Những tương
tác như vậy không chỉ diễn ra trong mối liên quan đến NC&TK mà còn liên quan đến
những hoạt động kinh tế thường nhật như việc mua bán, sản xuất và marketing. Sự
tương tác xuất hiện trong các doanh nghiệp (giữa các cá nhân hoặc phòng ban khác
nhau), giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp khác nhau
hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác thậm chí cả cơ quan công quyền.
Bên cạnh đó, ông cũng phân biệt các loại đổi mới khác nhau: đổi mới qui trình
(công nghệ và tổ chức) và đổi mới sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) (Hình 1).
ĐỔI MỚI
QUI TRÌNH
Công nghệ
SẢN PHẨM
Tổ chức
Hàng hoá
Dịch vụ
Hình 1. 1. Phân loại đổi mới (theo Edquist, 1997)
Ngược lại với cách tiếp cận tuyến tính trong đó quá trình đổi mới phát triển qua
những giai đoạn theo trật tự tiệm tiến (từ nghiên cứu cơ bản/nghiên cứu nền tảng đến
nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị
trường,…), một số học giả đã vận dụng cách tiếp cận mới: cách tiếp cận hệ thống.
Cách tiếp cận hệ thống nhấn mạnh tầm quan trọng của những hợp phần khác nhau và
sự tương tác giữa các hợp phần này trong toàn bộ hệ thống mà qui trình đổi mới phát
triển. Ở đây, thuật ngữ “đổi mới” không được đánh đồng với thuật ngữ “nghiên cứu”
hoặc “tiến trình công nghệ”. Đổi mới vượt ra ngoài phạm vi NC&TK và bao gồm một
tập hợp các hoạt động. Do đó đổi mới có thể được định nghĩa như sau: đổi mới là sự
15
làm mới và mở rộng phạm vi sản phẩm, dịch vụ và thị trường; sự hình thành những
phương pháp sản xuất mới, cung cấp và phân bổ; đưa ra những thay đổi trong quản lý,
tổ chức công việc, những điều kiện làm việc và kỹ năng của người lao động (EC,
2002).
Một định nghĩa khác: Đổi mới là một qui trình mà doanh nghiệp làm chủ và thực
hiện công việc thiết kế, sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà là mới đối với doanh nghiệp
đó, bất luận chúng có mới hay không đối với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài
nước (EC, 2002).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Quân (2006), sau khi phân tích một số đặc
điểm của đổi mới (tính tổng thể, tính định hướng thị trường, tính đa dạng, tính không
tuần tự, tính hệ thống, khả năng tự tiến hoá và tự tổ chức và doanh nghiệp là chủ thể
của hoạt động đổi mới) tác giả đã nhấn mạnh đổi mới là hoạt động tìm kiếm và theo
đuổi lợi nhuận của các doanh nghiệp và doanh nhân trên thị trường thông qua quá trình
tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Đó là một tổng thế
bao gồm nhiều loại hoạt động xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau như
nghiên cứu, triển khai công nghệ, thiết kế chế tạo, tiếp thị và thương mại hoá, giáo
dục, đào tạo được tiến hành bởi hàng loạt tổ chức, tác nhân liên quan như viện nghiên
cứu triển khai, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề
nghiệp,v.v… Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt động đổi mới có cấu
trúc phức tạp, diễn tiến không tuần tự nhưng có khả năng tự tổ chức, tự liên kết, tự tiến
hoá đòi hỏi những môi trường và thiết chế quản lý thích hợp, những không gian liên
kết đủ rộng để có thể diễn ra (Nguyễn Mạnh Quân, 2006:19).
Tóm lại, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau, khái niệm về đổi mới bao
gồm việc đưa ra được sản phẩm, quy trình mới mang lại lợi ích trên thị trường. Trong
luận văn, tác giả sử dụng định nghĩa của OECD (2005): Đổi mới sản phẩm và qui trình
công nghệ bao gồm các sản phẩm và qui trình mới về công nghệ được thực hiện và cải
tiến công nghệ đáng kể trong sản phẩm và qui trình. Một đổi mới sản phẩm và qui
trình công nghệ được thực hiện nếu nó đưa được ra thị trường (đổi mới sản phẩm)
hoặc được sử dụng trong qui trình sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi mới sản phẩm và
qui trình công nghệ bao gồm một loạt các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài
chính và thương mại. Doanh nghiệp thực hiện đổi mới sản phẩm và qui trình công
nghệ là đơn vị đã thực hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới về công nghệ hoặc cải
16
tiến đáng kể về công nghệ trong khoảng thời gian nhất định được xét. Để đổi mới
thành công (đưa sản phẩm mới ra thị trường hoặc quy trình mới được áp dụng trong
sản xuất), doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào bản
chất của đổi mới đó. Tuỳ thuộc tính chất các hoạt động này được phân thành:
(i)
Tiếp nhận và tạo tri thức mới phù hợp đối với doanh nghiệp:
- Nghiên cứu và triển khai;
- Tiếp nhận công nghệ và bí quyết tách rời dưới dạng sáng chế, giấy phép, bí
quyết được công bố, thương hiệu, thiết kế, khuôn mẫu, dịch vụ máy tính và các dịch
vụ KH&CN khác liên quan đến việc thực hiện đổi mới;
- Tiếp nhận công nghệ gắn kèm dưới dạng máy móc, thiết bị với tính năng cải
tiến (kể cả phần mềm nằm trong đó) liên quan đến việc thực hiện đổi mới.
(ii) Các khâu chuẩn bị sản xuất:
- Trang bị máy móc và xây dựng công nghiệp: các thay đổi trong thủ tục,
phương pháp và tiêu chuẩn về sản xuất và kiểm soát chất lượng và các phần mềm cần
thiết để tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến về công nghệ, hoặc để sử dụng qui trình mới
hoặc cải tiến về công nghệ;
- Thiết kế công nghiệp: các sơ đồ và bản vẽ nhằm xác định các thủ tục, tính
năng kỹ thuật và đặc điểm vận hành cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm mới về
công nghệ và thực hiện các qui trình mới;
- Tiếp nhận các tư liệu sản xuất khác: tiếp nhận nhà xưởng, máy móc, công cụ,
thiết bị tuy không có cải tiến về tính năng công nghệ nhưng cần thiết cho việc thực
hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới hoặc cải tiến về công nghệ;
- Khởi động sản xuất: điều chỉnh sản phẩm hoặc qui trình, đào tạo lại nhân viên
về kỹ thuật mới hoặc cách sử dụng máy móc mới và bất kỳ sản xuất thử nào chưa được
tính vào NC&TK.
(iii) Tiếp thị các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm được cải tiến: các hoạt động liên
quan đến việc chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới hoặc cải tiến về công nghệ như
nghiên cứu sơ bộ thị trường, thử nghiệm thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm
song không bao gồm việc xây dựng các mạng lưới phân phối để tiếp thị đổi mới.
17
1.1.2. Hệ thống đổi mới quốc gia (NIS)
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, nhiều học thuyết đã được nêu ra để giải
thích nguyên nhân một số quốc gia lại tụt hậu, trong khi có những quốc gia khác lại
vươn lên những vị trí hàng đầu trong lĩnh vực đổi mới. Cách tiếp cận NIS đã đưa ra
những luận cứ để chứng minh rằng sở dĩ có sự khác biệt nêu trên ở các quốc gia tựu
trung lại là ở cơ cấu tổ chức của quốc gia đó, thí dụ công trình của Freeman 1987,
Lundvall 1992, Nelson 1993...
Theo cách tiếp cận NIS, đổi mới công nghệ là một quá trình, trong đó có các yếu
tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp liên kết với nhau. Do vậy, cách tiếp cận này đã
tạo ra chỗ đứng cho những đổi mới sau này về phương diện tổ chức, cũng như các cơ
cấu tích hợp toàn bộ những biến số liên quan có ảnh hưởng tới đổi mới. Nó đã mở
rộng phạm vi, từ những tiêu chí định lượng sang phân tích về chất lượng. Một số biến
số này đang được xác định để hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới, lựa chọn và đẩy mạnh
đổi mới.
Đối với Lundvall, nhân tố trọng tâm của đổi mới là vấn đề tổ chức nội bộ doanh
nghiệp, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, vai trò của Chính phủ, cơ cấu tổ
chức của ngành tài chính, hoạt động NC&TK, các tổ chức NC&TK. Lundvall đã đưa
ra một định nghĩa rất rộng về hệ thống, với sự tích hợp nhiều yếu tố cần thiết để lý giải
sự khác biệt trong hoạt động đổi mới công nghệ của các quốc gia: "Định nghĩa rộng
bao gồm toàn bộ các bộ phận và khía cạnh của cơ cấu kinh tế và cơ cấu tổ chứccó ảnh
hưởng tới sự học hỏi cũng như tìm kiếm và thăm dò - những hệ thống như hệ thống
sản xuất, tiếp thị, tài chính bản thân chúng là những bộ phận có rất nhiều điều cần
phải học hỏi. Định nghĩa về hệ thống đổi mới phải luôn luôn mở và linh hoạt để kết
hợp tất cả những bộ phận và quá trình có liên quan".
Như vậy, quan điểm hệ thống đã đề cập đến mối quan hệ cấu trúc đã từng bị bỏ
qua trước đây đối với các biến số liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động đổi mới.
Ý tưởng sử dụng "hệ thống" khẳng định rằng đổi mới là kết quả của một quá trình
năng động ở trong một môi trường có cấu trúc. Đó không phải là một hành động tách
biệt, cũng không phải diễn ra theo kiểu tuyến tính (từ nghiên cứu cơ bản đến phát triển
rồi đến ứng dụng). Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố của quá trình đổi mới. Những yếu
tố này không tách rời mà tương tác và thay đổi thông qua sự học hỏi. Việc học hỏi bao
hàm những phản hồi từ thị trường và những kiến thức thu được từ những người dùng
18
kết hợp nhuần nhuyễn với kiến thức được tạo ra và những sáng kiến kinh doanh ở phía
cung cấp. Như vậy đổi mới được xem là một quá trình học hỏi tương tác và tích luỹ
kiến thức. Định nghĩa này nói lên rằng đổi mới phản ánh kiến thức hiện đã có, nhưng
được kết hợp theo những phương thức mới (Lundvall).
Khái niệm NIS lần đầu tiên được Nelson, Freeman và Lundvall đưa ra để tạo cơ
sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường đổi mới
công nghệ.
Mặc dù những định nghĩa này dùng làm cơ sở để Chính phủ hoạch định chính
sách, nhưng những tương tác phức tạp của các nhân tố trong đó buộc phải có một cách
tiếp cận mang tính hệ thống để hiệu chỉnh về số lượng và chất lượng những nhân tố
này. Việc hiệu chỉnh này cho phép các nhà hoạch định chính sách vạch rõ những tác
động của những công cụ chính sách đề ra đối với những nhân tố công nghệ và môi
trường khác.
Có thể thấy, điểm xuất phát của cách tiếp cận mới là nằm trong sự phân biệt giữa
đổi mới (Innovation) và sáng chế (Invention). Nếu như sáng chế là kết quả của các
hoạt động NC&TK, là việc đưa ra và thực hiện một ý tưởng mới, phát hiện ra cái có
thể về mặt kỹ thuật, hoặc khoa học thì đổi mới lại là cả một quá trình: "Chuyển ý
tưởng thành sản phẩm mới/hoàn thiện để đưa ra thị trường, thành một quy trình được
đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa
ra một cách tiếp cận mới trong các dịch vụ xã hội". Nói theo Arthur J. Carty: "Đổi mới
là một quá trình năng động, bao gồm trong đó các hoạt động sáng chế khoa học,
nghiên cứu ứng dụng, triển khai, đào tạo, đầu tư, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm". Và
như tác giả Smail-Ait-El-Hadj đã viết: "Đổi mới là chỗ gặp nhau giữa cái có thể về
mặt kỹ thuật với cái có thể về mặt kinh tế - xã hội".
Như vậy, đổi mới là một quá trình tổng hợp của nhiều mối liên hệ phức tạp giữa
nhiều thành tố, bao gồm nhiều khâu, đòi hỏi một loại năng lực tổng hợp để chuyển
những sáng chế, sáng chế còn chứa đựng rất nhiều rủi ro thành những sản phẩm và
dịch vụ mới trên thị trường, tạo ra thu nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Chủ thể chính của quá trình đổi mới không phải là các cơ quan NC&TK
mà là các doanh nghiệp.
Cách tiếp cận này dẫn tới hệ quả là các chính sách phát triển đã chuyển từ chỗ
quan tâm đến hệ thống KH&CN, hệ thống NC&TK trong hệ thống kinh tế sang NIS;
19
tập trung vào khái niệm chính sách đổi mới, thay cho chính sách KH&CN, chính sách
NC&TK. Theo cách tiếp cận này, vấn đề quan trọng thiết yếu không phải là năng lực
NC&TK mang tính chuyên môn mà là năng lực đổi mới, tức là năng lực đổi mới sản
phẩm và đổi mới các dịch vụ để có thể đưa ra thị trường.
Bản chất của mô hình là liên kết toàn hệ thống, lấy các công ty, các hãng, các
doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi
mới. Các doanh nghiệp và công ty được đặt trong một hệ thống bao gồm các nhà cung
cấp đầu vào, với đầu ra là các khách hàng thường xuyên chiụ sự tác động của các nhân
tố cạnh tranh như các đối thủ, các bạn hàng. Trong quá trình đổi mới công nghệ/sản
phẩm, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các thông tin sáng chế, hợp tác với các
trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm để thực thi các ý tưởng đổi
mới sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời chính bản thân các đối tác trên cũng thường
xuyên hướng vào phục vụ các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Tất cả tạo thành
một hệ thống bao gồm các tác nhân và các mối liên kết lấy doanh nghiệp làm trung
tâm. Các hoạt động NC&TK được gắn kết với các nhu cầu sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp và thông qua doanh nghiệp. Nếu không có nhu cầu về KH&CN đặt ra
của các doanh nghiệp về đổi mới để cạnh tranh thì sẽ không có lý do tồn tại cho các
hoạt động NC&TK.
Mô hình trên phản ánh tính chất phi tuyến và quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và
các tác nhân tham gia vào chuỗi đổi mới trong khuôn khổ của các liên kết hệ thống
theo kiểu mạng lưới. Trong hệ thống và mạng lưới này có nhiều yếu tố và tác nhân
như các viện NC&TK, các trường đại học, phòng thí nghiệm, thông tin sáng chế, các
đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cơ sở hạ tầng về KH&CN, các liên minh chiến lược và
quan hệ đối tác. Tất cả đều tương tác xoay quanh các hãng, các công ty như là hạt
nhân của hệ thống. Chuỗi các hoạt động NC&TK cũng chỉ là một trong số nhiều thành
tố khác cùng tham gia vào mạng lưới liên kết tạo thành một hệ thống tổng thể.
NIS có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin/tri thức KH&CN, về kinh tế và các
lĩnh vực có liên quan đến sức cạnh tranh quốc tế, từ đó đưa ra các dự báo chiến lược
để cho các ngành, vùng, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng được tầm nhìn và kế
hoạch hành động, để đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của
các sản phẩm chủ yếu nói riêng. Các kế hoạch hành động này có sự phối hợp ngang,
dọc và được sự hỗ trợ của Chính phủ bằng tài chính, ngoại giao, bằng các hiệp định
20
kinh tế, bằng vận động trong các tổ chức kinh tế quốc tế... nhằm đổi mới công nghệ
đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống đổi mới và quản lý hệ thống đổi mới đang là vấn đề rất được quan tâm
hiện nay. Trong quản lý đổi mới, trọng tâm của chính sách được chuyển từ cải thiện
các chỉ số đầu vào (chi phí cho NC&TK, số lượng cán bộ NC&TK) và đầu ra (số
patent) của hoạt động KH&CN sáng tạo môi trường chính sách thúc đẩy đổi mới sản
phẩm, dịch vụ, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức… để gắn hoạt động NC&TK với
hoạt động kinh tế - xã hội. Bài viết trao đổi về vấn đề này, đồng thời đề cập đến các
chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước về KH&CN theo cách tiếp cận hệ thống đổi
mới.
Theo C. Freeman, thuật ngữ “hệ thống đổi mới” được sử dụng đầu tiên bởi
B.A. Lundvall dưới dạng tên gọi một chương sách của ông trong Dosi et.al (1988).
Tuy nhiên, lần đầu tiên thuật ngữ này được trình bày như một cách tiếp cận là trong
cuốn sách của C. Freeman về chính sách công nghệ và nền kinh tế Nhật Bản
(C. Freeman, 1987). Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hai công trình về hệ thống
đổi mới (Lundvall, 1992 và R. Nelson, 1993) đã được xuất bản. Kể từ đó, trong giới
nghiên cứu, cách tiếp cận này đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhanh chóng một
cách đáng kinh ngạc (C. Edquist, 1997). Cách tiếp cận cũng thu hút sự chú ý của các
nhà làm chính sách, những người muốn đi tìm những khuôn khổ tốt hơn để giải thích
và phân tích những khác biệt giữa các nền kinh tế và tìm cách thúc đẩy đổi mới công
nghệ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
1.1.3. Hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp được coi là đối tượng đóng một vai trò trung tâm trong quá trình đổi
mới, chịu trách nhiệm cho việc đưa vào những cái mới lạ, thực hiện và sáng tạo ra các
giá trị. Trong lý thuyết cạnh tranh, Michael Porter (1990) đã thừa nhận lợi thế cạnh
tranh được thiết lập thông qua đổi mới. “Cỗ máy đổi mới” là cần thiết để sản sinh ra
những cái mới, cái mà giúp các doanh nghiệp dành được lợi thế cạnh tranh và bước
vào tương lai (Hammer, 2006).
Vấn đề doanh nghiệp phải làm thế nào với quá trình đổi mới này thực tế đã được
nhận thức từ rất sớm và được nhắc đến ngay trong những nghiên cứu của Richard
Foster, Innovation-The Attacker’s advantage, năm 1985. Trong đó ông đề cập đến đổi
21
mới như là một lợi thế của những người chủ động tạo ra sự thay đổi. Đó là cách dẫn
các công ty đến việc để cho thị trường của mình bị rơi một cách bất ngờ vào tay các
đối thủ cạnh tranh nhưng cũng là cách mà một vài trong số đó lại tránh được số phận
này bằng cách từ bỏ không thương tiếc những kỹ năng và sản phẩm đã mang đến
thành công cho họ. Đó chính là tính kinh tế của đổi mới đối với các doanh nghiệp.
Quan điểm này cũng được các tác giả R.Nelson, Jan Fagerberg và David
C.Mowery đồng tình khi các nghiên cứu trong xuất bản “The Oxford hanbook of
Innovation” thừa nhận trong nội dung các tác giả viết về bản chất của đổi mới, thì
doanh nghiệp được coi là nhân tố quan trọng, nó nằm trong mối quan hệ và phụ thuộc
vào các tổ chức khác như: tổ chức là doanh nghiệp (nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh..), các tổ chức phi doanh nghiệp (trường đại học, các bộ ban của chính
phủ). Hành vi của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn của các thể chế như: luật
pháp, quy tắc, tiêu chuẩn, thông lệ- những cái có tác động khuyến khích hoặc cản trở
đổi mới.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất hiện với sự đa dạng về sản
phẩm và dịch vụ, đổi mới đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược chung của doanh
nghiệp, và chiến lược đổi mới là một cách hiệu quả để giúp các hãng giành được thắng
lợi. Với tầm quan trọng như vậy, vai trò của chiến lược đổi mới đối với doanh nghiệp
cũng được quan tâm sâu sắc. Câu hỏi cơ bản cho chiến lược đổi mới của một hãng là
làm sao để tồn tại trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Câu trả lời là tạo ra cái
mới, hình thức kinh doanh khác, và liên kết thay vì hất cẳng đối thủ. Chiến lược đổi
mới là sự kết hợp của 4 thành phần: sản phẩm, thị trường, quá trình và đổi mới công
nghệ.
Chiến lược đổi mới tập trung vào việc giải quyết 3 câu hỏi chính (Moeller, et al,
2008) như:
-
What? - Sản phẩm và dịch vụ gì có thể thỏa mãn khách hàng?
-
Who? - Đối tượng khách hàng nào muốn mua sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp bạn?
-
How? - Doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng như thế nào?
Doanh nghiệp cần thúc đẩy sự phát triển của mình bằng việc dự đoán trước được
nhu cầu và tạo ra nhu cầu cho khách hàng (Palmer, and Kaplan, 2007). Điều này sẽ
dẫn đến việc hình thành được một thị trường mới với nhiều triển vọng và thách thức
22
cho doanh nghiệp. Liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp, đổi mới là một cách
thật sự để doanh nghiệp dành được vị trí của mình trên thị trường.
Tuy nhiên, đổi mới không chỉ mang lại giá trị cao mà còn là sự mở đường cho xây
dựng cơ sở vật chất để tham gia vào cạnh tranh và chiến thắng, đổi mới được coi là
động cơ mà mỗi doanh nghiệp cần có để đưa doanh nghiệp mình đến tương lai
(Hammer, 2006).
Tiến hành một chiến lược, các doanh nghiệp cần đánh giá được cả những thuận lợi
và khó khăn của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để “khai thác được
những điểm mạnh nội tại và trung hòa những đe dọa, tránh đi các điểm yếu” (Barney,
1991) để giành được lợi thế cạnh tranh, một điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của
chiến lược và duy trì chiến lược trong một thời gian dài.
Khi phân tích hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp ta thường bị nhầm lẫn với
hoạt động KH&CN. Về bản chất, hai hoạt động này khác nhau một số điểm như sau:
Một là, Hoạt động KH&CN là hoạt động chuyên môn, tiến hành bởi các nhà
KH&CN. Còn hoạt động đổi mới là hoạt động thực tiễn, mang tính chất liên ngành, đa
ngành, mang tính chất lợi nhuận, giá trị gia tăng về kinh tế và thường do các doanh
nhân tiến hành. Tổ chức tạo ra đổi mới, biến các ý tưởng, kết quả nghiên cứu NC&TK
thành sản phẩm mới, dịch vụ mới và đưa ra thị trường là các doanh nghiệp chứ không
phải tổ chức KH&CN.
Hai là, hoạt động KH&CN thì mục tiêu trực tiếp, sản xuất ra các sản phẩm đầu ra
là sáng chế, công nghệ. Trong khi, hoạt động đổi mới là các sản phẩm, dịch vụ mới
được thị trường chấp nhận.
Ba là, hoạt động KH&CN là hoạt động chuyên môn hóa, muốn gắn kết với
kinh tế - xã hội cần có sự gắn kết hành chính bên ngoài phức tạp. Nhưng hoạt động đổi
mới: tự gắn kết, tổ chức trong khuôn khổ các hệ thống xã hội, không cần các điều
chỉnh theo kiểu hành chính.
1.2. Mô hình về quá trình đổi mới
1.2.1. Thế hệ thứ nhất
Thế hệ thứ nhất bao gồm những mô hình công nghệ đẩy (technology – push
models) được đưa ra trong những năm 1950, 1960 dựa trên quan điểm cho rằng đổi
mới là một chuỗi hoạt động tuyến tính tuần tự. Hoạt động NC&TK được chú trọng và
23