Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 (Học kỳ 2).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.07 KB, 30 trang )

Trường Tiểu học Phường 9

HỌC KÌ II
TUẦN 19
Thứ hai, ngày 6 tháng 1 năm 2014

Bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
(Tiết 1)
I) Mục tiêu:
- Biết được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh về lớp học. Điều 12 công ước quốc tế về quyền trẻ em. Bút
chì màu. Vở bài tập đạo đức.
- HS: SGK, vở bài tập.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của hs.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Đóng vai.
- GV chia nhóm và đặt yêu cầu cho từng nhóm ( bài tập 1 ).
- GV kết luận: khi gặp thầy cô giáo phải chào hỏi lễ phép. Khi đưa hoặc
nhận vật gì từ tay thầy cô cần đưa hai tay để nhận.
* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn HS tô màu vào tranh bài tập 2.
- GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo không quản khó nhọc để chăm sóc
dạy dỗ. Để tỏ lòng biết ơn các em phải vâng lời lễ phép với thầy cô.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.


GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GVHDHS đọc phần ghi nhớ của bài.
- Bài tới: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2).

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 20
Thứ hai, ngày 13 tháng 1 năm 2014

Bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
(Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- Biết được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo
- Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy, cô giáo.
II) Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh về lớp học. Điều 12 công ước quốc tế về quyền trẻ em. Bút chì.
HS: SGK, vở bài tập.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Khi gặp thầy giáo, cô giáo em phải làm gì?
- Khi nhận hoặc lấy, đưa vật gì từ tay thầy cô giáo em sẽ nhận hoặc đưa
như thế nào?

-GV nhận xét
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
Sau khi HS kể xong. GV nhận xét và kể 1, 2 tấm gương ở trong lớp và
bên ngoài cho HS nghe.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- GV chia lớp làm hai nhóm và nêu yêu cầu.
- Đại diện nhóm lên trình bày
GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép và chưa vâng lời thầy cô giáo
thì em sẽ nhắc nhở khuyên bạn em.
* Hoạt động 3: Học và chơi.
- GV hướng dẫn HS vừa nhảy, vừa múa vui chơi kết hợp với đọc thơ
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.
- Bài tới: Em và các bạn.

BLĐ kí duyệt
. . ./ . . ./. . .

Kí duyeät KT
. . ./ . . ./. . .

Traàn Thò Lan


GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 21
Thứ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2014

Bài: Em và các bạn (tiết 1)
I) Mục tiêu:
- Bước đầu biết được; Trẻ em cần được học tập, vui chơi kết giao với bạn bè.
- Biết cần phải thân ái, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và vui chơi.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Giấy màu, bông
- Bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết.
- HS: Vở bài tập.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo em phải làm gì?
- Khi bạn em chưa biết vâng lời, lễ phép với cô giáo em phải làm gì?
-GV nhận xét
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Em và các bạn.
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Đóng vai ( Bài tập 1 ).
- GV chia lớp thành hai nhóm yêu cầu mỗi nhóm đóng vai theo tình huống
bài tập 1.
- Mỗi nhóm chọn 3 em của các nhóm khác mà mình thích để cùng học, cùng
chơi viết tên vào bông hoa để tặng.
- GV chọn 3 em được tặng nhiều hoa nhất để khen gợi.

* Hoạt động 2: Đàm thoại.
- GV đưa ra một số câu hỏi để các em đàm thoại với nhau.
- GV kết luận: Những bạn được tặng nhiều hoa là vì biết cư xử đúng với bạn
bè.
* Hoạt động 3: Thảo luận.
GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV đưa ra một số câu hỏi để các em thảo luận.
- GV kết luận: Trẻ em có quyền học tập và vui chơi. Có bạn cùng học, cùng
chơi sẽ vui hơn. Muốn có bạn phải biết cư xử tốt với bạn bè.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.
- GVHDHS đọc câu ghi nhớ của bài.
- Bài tới: Em và các bạn (tiết 2).

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 22
Thứ hai ngày 10 tháng 2 năm 2014

Bài: Em và các bạn
(tiết2)
I) Mục tiêu:
- Biết cần phải thân ái, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và vui chơi.

- Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết
thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập, vui chơi.
* GD kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
GD kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt của bạn bè.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh các bạn, bông hoa.
- HS: SGK.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Em và các bạn.
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em phải làm gì?
- Những hành vi nào không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Em và các bạn (tiết 2).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Đóng vai.
- GV chia lớp làm hai nhóm và sử dụng các tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 1.
- GV đưa ra một số câu hỏi để các em đóng vai.
- GV kết luận: Cư xử tốt với bạn bè là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính
mình từ đó có nhiều bạn.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh.
- GV nêu yêu cầu vẽ và cho các em vẽ theo ý thích, không bắt buộc (bài tập 4).
GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV nhận xét và đánh giá bài vẽ.
- GV kết luận: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, kết bạn. Muốn có nhiều
bạn phải cư xử tốt với bạn khi học và chơi.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.

- Bài tới: Đi bộ đúng quy định.

BLĐ kí duyệt
. . ./ . . ./. . .

Kí duyeät KT
. . ./ . . ./. . .

Traàn Thò Lan

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 23
Thứ

hai

ngày

17 tháng 2

năm 2014

Bài: Đi bộ đúng qui định (tiết 1)
I) Mục tiêu:
- Nêu được một số qui định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao
thông địa phương.

- Nêu được ích lợi của việc đi bộ đúng qui định.
* GDKNS:
-Kĩ năng an toàn khi đi bộ.
- Kĩ năng phê phán đánh giá những hành vi đi bộ không đúng qui định.
II) Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng hiệu đỏ, vàng, xanh làm bằng bìa, tranh đường phố. Điều 3, 6, 8,
16 công ước quốc tế trẻ em.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cư xử tốt với bạn bè em sẽ được gì?
- Em cảm thấy thế nào khi bạn bè cư xử tốt với em?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Đi bộ đúng qui định.
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS trả lời, tổ chức chơi trò chơi.
- GV kết luận: Ở thành phố đi bộ trên vỉa hè. Khi đi qua đường đi theo tín
hiệu và đi vào vạch qui định. Ở nông thôn đi bộ đi sát mép đường bên phải.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- GV đưa ra một số câu hỏi để các em trả lời theo nhóm đôi.
- GV kết luận: Không được lao ra đường thì rất dễ bị tai nạn
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- GV vẽ sơ đồ ngã tư có vạch qui định cho người đi bộ, xe ô tô, xe máy và
phổ biến cách chơi thông qua tín hiệu đèn
3. Củng cố - dặn dò:

- Đặt câu hỏi nội dung bài ghi nhớ.
- Bài tới: Đi bộ đúng qui định (tiết 2).

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 24
Thứ

hai

ngày 24

tháng 2 năm 2014

Bài: Đi bộ đúng quy định (Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi của việc đi bộ đúng qui định.
- Thực hiện đi bộ đúng qui định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
* GDKNS:
- Kĩ năng an toàn khi đi bộ.
- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng qui định.
II) Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng hiệu đỏ, vàng, xanh làm bằng bìa.
HS: Vở bài tập.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đường có vỉa hè người đi bộ đi ở vị trí nào?

- Đường không có vỉa hè người đi bộ đi ở vị trí nào?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Đi bộ đúng qui định (tiết 2).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS trả lời theo nhóm.
- GV kết luận: Đi dưới lòng đường là sai quy định có thể gây nguy hiểm cho
mình và cho người khác.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4.
- GV hướng dẫn HS làm theo yêu cầu của bài tập.
- GV kết luận: Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- GV hướng dẫn HS đứng thành hai hàng, GV đứng ở giữa. Khi GV giơ
bảng hiệu màu xanh cả lớp đi đều tại chỗ, đèn đỏ dừng lại.
GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.
- Bài tới: Thực hành kĩ năng giữa học kì II.

BLĐ kí duyệt
. . ./ . . ./. . .

Kí duyeät KT
. . ./ . . ./. . .

Traàn Thò Lan


GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 27
Thứ hai, ngày 17 tháng 3 năm 2014

Bài: Cảm ơn và xin lỗi (Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến trong giao tiếp.
- Nhắc nhở các bạn thường xuyên sử dụng từ: cảm ơn- xin lỗi.
* Kĩ năng giao tiếp ứng xử với mọi người biết cảm ơn xin lỗi phù hợp trong
từng tình huống cụ thể.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh về các em.
- HS: Vở bài tập đạo đức.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi nào cần nói lời cảm ơn?
- Cần nói lời xin lỗi khi nào?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Cảm ơn và xin lỗi (tiết 2).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Bài tập 3.
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ các câu trả lời sau đó đánh dấu + vào ô trống.
* Hoạt động 2: Bài tập 5.
- GV phát cho mỗi nhóm một nhị hoa ( trong đó có một nhị hoa cảm ơn và
một nhị hoa xin lỗi và các cánh hoa có ghi các tình huống, cho HS phù hợp với nhị
“ cảm ơn ” và nhị “ xin lỗi ” để ghép thành bông hoa ).

* Hoạt động 3: Bài tập 6.
- GV cho HS điền từ thích hợp vào ô trống.
- Sau khi HS điền xong GV nhận xét sửa và cho HS đọc hai câu mới điền
cho hoàn chỉnh.
3. Củng cố - dặn dò:
GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- Đặt câu hỏi nội dung bài.
- Bài tới: Chào hỏi và tạm biệt.

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 28
Thứ hai, ngày 24 tháng 3 năm 2014

Bài: Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 1)
I) Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi và tạm biệt .
- Biết chào hỏi và tạm biệt trong các tình huống cụ thể quen thuộc hằng ngày.
* Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm
biệt khi chia tay
II) Đồ dùng dạy học:
GV: Vở bài tập đạo đức. Bài hát con chim vành khuyên.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III) Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi nào cần nói cảm ơn?
- Khi nào cần nói xin lỗi?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Vòng tròn chào hỏi bài tập 4.
- GV hướng dẫn cử hai em một nhóm tập chào hỏi tạm biệt. Sau đó chào hỏi
tạm biệt với nhóm.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- GV cho các em thảo luận nhóm đôi.
- GV kết luận: Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
- Chào hỏi, tạm biệt tỏ sự tôn trọng lẫn nhau.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đọc câu tục ngữ.
- Bài tới: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 2).

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

BLĐ kí duyệt
. . ./ . . ./. . .

Kí duyeät KT
. . ./ . . ./. . .

Traàn Thò Lan


GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 29
Thứ hai, ngày 31 tháng 3 năm 2014

Bài: Chào hỏi và tạm biệt( Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- Biết chào hỏi và tạm biệt trong các tình huống cụ thể quen thuộc hằng
ngày.
- Có thái độ tôn trọng , lễ độ với người lớn tuổi ; thân ái với bạn bè và em
nhỏ.
* Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm
biệt khi chia tay
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Điều 2 về công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- HS: Vở bài tập đạo đức.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi gặp người lớn hay bạn bè em phải làm gì?
- Chào hỏi, tạm biệt thể hiện điều gì?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 2).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Làm bài tập 2.
GV: Nguyễn Thanh Mai



Trường Tiểu học Phường 9
- GV hướng dẫn quan sát tranh để ghi các câu chào hỏi theo suy nghĩ cá
nhân.
* Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 3.
- GV đưa ra một số câu hỏi để HS thảo luận theo nhóm đôi sau đó các em
lên trả lời.
- GV kết luận: Không nên chào hỏi ồn ào ở những nơi công cộng.
* Hoạt động 3: Đóng vai.
- GV giao nhiệm vụ hướng dẫn các em theo bài tập.
- GV nêu: - Khi gặp người lớn phải biết lễ phép chào hỏi.
- Phải biết nói câu tạm biệt khi chia tay.
* Hoạt động 4: Liên hệ.
- GV tự cho các em kể ra những lần chào hỏi và tạm biệt.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.
- Bài tới: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 30
Thứ hai, ngày 7 tháng 4 năm 2014

Bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
(Tiết 1)
I) Mục tiêu:
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống
của con người.

- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi
công cộng khác.Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa.
* GDKNS:
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh cây và hoa.
- HS: SGK.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi gặp người lớn em phải làm gì ?
- Khi gặp người quen ở trong bệnh viện em có nên chào hỏi ồn ào hay
không ?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa trên sân trường.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi sau đó lên hỏi và trả lời.

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV nêu: Cây và hoa làm cho cuộc sống thêm đẹp và không khí trong lành.
Cần phải chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
- GV đưa ra những câu hỏi để HS trả lời.
- GV kết luận: Chăm sóc và bảo vệ cây để trường thêm đẹp và để bầu không

khí thêm trong lành.
* Hoạt động 3: Thảo luận bài tập 2.( GDBVMT)
- GV chia lớp thành hai nhóm để HS thảo luận, sau đó đại diện nhóm lên
trình bày.
- GV nói: Bẻ cành cây và đu người lên cành cây là sai.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ của bài.
- Hát bài: Ra chơi vườn hoa.
- Bài tới: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( tiết 2 ).

BLĐ kí duyệt
. . ./ . . ./. . .

Kí duyeät KT
. . ./ . . ./. . .

Traàn Thò Lan

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 31
Thứ hai, ngày 14 tháng 4 năm 2014

Bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
(Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi
công cộng khác.Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa.
*GDKNS:
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
II) Đồ dùng dạy học:
-

GV: Tranh cây và hoa.

- HS: SGK.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cây và hoa làm cho cuộc sống thế nào?
- Bẻ cành, hái hoa nơi công cộng đúng hay sai?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (tiết 2).
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Làm baì tập 3.
- GV hướng dẫn HS tô màu vào bức tranh làm cho môi trường trong sạch
và nổi gương mặt trong hình và tranh thích hợp.
* Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 4.

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV hướng dẫn HS đọc bài và đánh dấu + vào những ô có hành động

đúng khi thấy các bạn phá cây, hái hoa nơi công cộng.
- GV kết luận: Nên khuyên ngăn hoặc mách người lớn. Như vậy là góp
phần bảo vệ môi trường trong lành.
* Hoạt động 3: Liên hệ.( GDBVMT)
- GV đưa ra câu hỏi để HS tự liên hệ bản thân.
- GV kết luận: Môi trường trong lành giúp con người khỏe mạnh và phát
triển cần bảo vệ chăm sóc cây và hoa.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đọc bài thơ trong bài.
- Bài tới: Nội dung tự chọn.

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 32
Thứ hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

Bài: Biết ơn các cô chú thương binh và gia
đình liệt sĩ (Tiết 1)
I) Mục tiêu:
- HS biết được thương binh liệt sĩ là những người đã vì tổ quốc hinh sinh
xương máu.
- Có ý thức làm các công việc vừa sức để giúp thương binh, liệt sĩ.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh thương binh, SGK lớp 3.
- HS: SGK lớp 3.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:

- Khi thấy bạn hái hoa, bẻ cành em sẽ làm gì?
- Môi trường trong lành giúp em điều gì?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Biết ơn các cô chú thương binh và gia đình liệt sĩ.
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Kể chuyện.
- GV kể chuyện kết hợp với tranh.
- GV kể tóm tắt nhấn mạnh các chi tiết.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Câu chuyện kể về điều gì?
- Tạ sao gọi “Cô tiên quàng khăn đỏ”?
- Hoàn cảnh chị Thường khó khăn gì?
- Các bạn đã làm gì để giúp chị Thường?
- Qua câu chuyện em học được điều gì?

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9
- GV kết luận: Liệt sĩ là người đã hi sinh vì tổ quốc, công ơn của họ thật to
lớn, chúng ta cần phải làm những công việc phù hợp để giúp đỡ.
* Hoạt động 3: Phiếu học tập.
- Em có thái độ và cách cư xử các cô chú và gia đình thương binh liệt sĩ.
- GV yêu cầu HS đánh dấu X vào những câu đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Đặt câu hỏi nội dung bài.
- Bài tới: Biết ơn các cô chú thương binh và gia đình liệt sĩ ( tiết 2 ).

BLĐ kí duyệt
. . ./ . . ./. . .


Kí duyeät KT
. . ./ . . ./. . .

Traàn Thò Lan

GV: Nguyễn Thanh Mai


Trường Tiểu học Phường 9

TUẦN 33
Thứ hai, ngày 28 tháng 4 năm 2014

Bài: Biết ơn các cô chú thương binh và gia
đình liệt sĩ (Tiết 2)
I) Mục tiêu:
- HS biết được thương binh liệt sĩ là những người đã vì tổ quốc hi sinh
xương máu.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh thương binh, SGK lớp 3.
- HS: SGK lớp 3.
III) Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thương binh liệt sĩ là những người như thế nào?
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Biết ơn các cô chú thương bin liệt sĩ.
b) Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Kể chuyện đọc thơ về thương binh liệt sĩ.
- GV đọc thơ và kể chuyện.

* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp làm nhiều nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Em đã làm những việc gì để giúp đỡ các cô chú gia đình thương binh và
liệt sĩ.
- Nói chuyện để các cô chú vui để quét nhà, nhặt rau.
- Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ?
- Vì thương binh liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương.
- Em có biết ngày thương binh liệt sĩ là ngày nào không?
- Ngày 27/7.
- Để ghi nhớ và đền đáp thương binh liệt sĩ ta cần làm gì?
GV: Nguyễn Thanh Mai


×