Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.52 KB, 12 trang )

Bài tập nhóm 5 : Môn quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở
Thành viên nhóm :
1.
2.
3.
4.
5.

Đoàn Ngọc Anh
Hà Văn Long
Trần Tiến Đạt
Nguyễn Trọng Nghĩa
Phạm Kim Tiến

Câu 28 : Năm 2005, con tôi chuyển vào Tây Nguyên để lại cho tôi mảnh vườn ở
làng rộng 700m2, gồm 3 gian nhà cấp 4, nay tôi muốn sang tên đất từ tên con tôi
sang tên tôi thì phải làm thế nào? Tôi có phải nộp thuế và gì khác không?
Trả lời :
Theo điều 127 luật đất đai : Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ
ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng
nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
2. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi


hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ
tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo


quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các
bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ
tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Về nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp chuyển nhượng thì nghĩa vụ tài chính đầu
tiên phải đóng là :Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị thửa đất theo giá đất do UBND
tỉnh công bố hang năm vào ngày 01 tháng 01, nếu không nằm trong trường hợp
được miễn thuế thu nhập cá nhân. Thứ hai là nộp lệ phí trước bạ để xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là 0.5% giá trị thửa đất theo giá đất do UBND tỉnh
công bố hang năm vào ngày 01 tháng 01; ngoài ra là các nghĩa vụ tài chính khác
nếu có như phí, lệ phí để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật.
Theo điều 4 nghị định 45/2011/NĐ- CP: các trường hợp không phải nộp lệ phí
trước bạ có:
Khoản 10: Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ
đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất lần đầu.




Như vậy, người được nhận chuyển nhượng quyền SD đất trong trường hợp
này không phải nộp phí trước bạ mà chỉ thực hiện các nghĩa vụ tài chính
khác như phí địa chính, phí đánh giá.


Câu 30 : Một dự án được nhà nước giao đất có thu tiền SD đất trong vòng 40 năm.
Vậy số tiền SD đất mà dự án phải nộp cho nhà nước được tính như thế nào?
Trả lời :

Theo khoản 2 điều 5 nghị định số 198/2004/NĐ- CP về thu tiền sử dụng đất khi
nhà nước giao đất :
Trường hợp giao đất có thời hạn trong thời hạn dưới 70 năm: dự án có thời hạn sử
dụng đất dưới 70 năm thì giảm tiền thu đất của mỗi năm không được giao đất SD
là 1.2 % của mức phí 70 năm.
Công thức tính thu tiền SD đất trong trường hợp này như sau:
Tiền SD đất của thời hạn giao đất( nnăm) = sốtiền SD đất của thời hạn 70 năm –
( tiền SD đất của thời hạn 70 năm x (70-n) x 1.2%).

CÂU 6 : Trong các nguyên tắc quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở, nguyên tắc
nào quan trọng nhất ? Vì sao?

I, TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hang đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.


Ngày nay dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử
dụng đất vào các mục đích là rất lớn, mà tổng các loại quỹ đât sử dụng vào các
mục đích không thể tăng lên mà chỉ có thể chuyển từ quỹ đất sử dụng vào mục
đích này sang quỹ đất sử dụng vào mục đích khác. Vì vậy để sử dụng hợp lí nguồn


tài nguyên đất, khắc phục những tiêu cực trong quan hệ sử dụng, Nhà Nước cần
phải thực hiện tăng cường quản lí Nhà nước về đất đai.

1.

Khái niệm của quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở:

Quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở: là tổng thể các tác động có hướng đích của
Nhà nước lên các đối tượng quản lí Nhà nước về đâts đai ( các đối tượng sử dụng
đất, mối quan hệ giữa các đối tượng sử dụng đất và Nhà nước) và khách thể quản lí
Nhà nước về đất đai ( các loại quỹ đất nhằm mục tiêu sử dụng hợp lí quỹ đất đai
thông qua các công cụ quản lí như : quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công cụ tài
chính, công cụ pháp luật

2, Các nguyên tắc trong quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở

a, Đảm bảo sự quản lí tập trung thống nhất của nhà nước:
Do đất đai là tài sản quốc gia nên không có bất kì cá nhân,nhóm người có thể
chiếm hữu làm tài sản riêng.Chỉ có nhà nước mới có quyền quản lí tối cao về đất
đai.
*

Nguyên tắc:
_ Quản lí tập trung thống nhất là quản lí theo chế độ 1 thủ trưởng:

+ Nhà nước nắm quyền quản lí về các vấn đề cơ bản liên quan đó la về
đất đai & bất động sản.
+ Nhà nước thực hiện phân cấp, phân quyền.giao nhiệm vụ và trách
nhiệm cho các cơ quan quản lí cấp dưới.

b .Nguyên tắc đảm bảo kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng:
*

Phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng:
_ Quyền sở hữu :


+ Quyền định đoạt số phận pháp lí
+ Quyền chiếm hữu

:loại bỏ người sử dụng khác

+ Quyền sử dụng : khai thác lợi ích
_Quyền sử dụng là một phần trong quyền sở hữu.
c. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích.
Nhà ở là yếu tố liên quan đến tất cả mọi người, bởi vì ai cũng cần phải có nhà để
ở để tồn tại và phát triển, nhằm thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu cá nhân và
gia đình.Như vậy nhà ở liên quan chặt chẽ đến lợi ích cá nhân,lợi ích của mọi tổ
chức kinh tế, chính trị , xã hội , đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Đất đai cũng phản ánh mối quan hệ về lợi ích cá nhân , tập thể và lợi ích của
cộng đồng xã hội.Đối với các tổ chức kinh tế, đất đai là yếu tố sản xuất,còn các tổ
chức chính trị xã hội, đất đai là cơ sở,là nên móng để tồn tại và phát triển.Mặt khác
đất đai là tài sản quốc gia,vì vậy nó phản ảnh lợi ích chung của xã hội.


Khi nói đến lợi ích chúng ta phải nói đến lợi ích của con người,vì hoạt động
của con người là hoạt động vì lợi ích.Lợi ích không chỉ là động lực ,mà quan trọng
hơn nó là phương tiện của quản lý dùng để động viên con người,ngoài ra nó còn có
quan hệ với lợi ích tập thể, lợi ích của toàn xã hội.Vì vậy phải kết hợp hài hòa ba
lợi ích trên.

d. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong tác quản lý đất đai và nhà ở.

Đây là 1 trong những nguyên tắc quản lý kinh tế cơ bản ,bởi vì bất cứ 1 loại hoạt
động nào dù là kinh tế ,chính trị hay xã hội đề cần phải thực hiện trên cơ sở tiết


kiệm và hiệu quả.Tuy nhiên tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn những ý kiến rất khác
nhau
Theo các nhà kinh tế:
Tiết kiệm= Tổng thu nhập- tiêu dung
Tiết kiệm này gắn với tích lũy,và có liên quan đến khâu sản xuất xây dựng
và khâu tiêu dung.
Tiết kiệm như vậy là cơ sở là nguồn gốc của hiểu quả.Tiết kiệm gắn liền với hiệu
quả.Vì hiệu quả là khả năng thực hiện có kết quả cao các nhiệm vụ,với chi phí tiết
kiệm ,nhỏ nhất.

Đất đai và nhà ở là hai loại tư liệu sản xuất và tiêu dùng , là điều kiện tồn tại cơ
bản gắn liền với hoạt động của con người,của các tổ chức chính trị,kinh tế - xã hội
và của Nhà nước.Hơn nữa đât đai và nhà ở là những loại bất động sản cớ lượng
vốn lớn đầu tư tương đối lơn,,,mọi sự sai lầm trong đầu tư hay lãng phí trong trong
tư và sử dụng chúng đều có thể dẫn đến thảm họa phá sản..Điều này càng cho
chúng ta thấy ý nghĩa của việc tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đất đai
và nhà ở là vô cùng quan trọng


.II, ĐẢM BẢO SỰ TẬP TRUNG VÀ THỐNG NHẤT CỦA NHÀ NƯỚC LÀ
QUAN TRỌNG NHẤT

1, Sự cần thiết phải quản lí Nhà nước về đất đai tập trung và thống nhất

Xuất phát từ vai trò, vị trí của đất đai đối với sự sống và phát triển của xã hội loài
người nói chung, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia riêng, mà đất đai đòi
hỏi phải có sự quản lí của nhà nước. Đât đai là tài sản quốc gia thể hiện quyền lãnh
thổ của quốc gia đó. Vì vậy cần thiết phải có sự quản lí Nhà nước về đất đai.


Do đặc điểm của đất đai có hạn về số lượng, diện tích trên toàn cầu noi chung và
từng vùng , từng quốc gia nói riêng : có vị trí cố định, sự phân bố các loại đất rất đa
dạng gắn liền với tính chất của đất và điều kiện tự nhiên khác nhau… vì vây, mỗi
quốc gia đều có sự quản lí Nhà nước đối với đất đai – nguồn tài nguyên quý giá có
hạn này, nhằm sử dụng tiết kiệm hiệu quả cao trong việc khai thác mọi tiềm năng
lợi thế của đất đai ở quốc gia mình.

Vấn đề quản lí Nhà nước về đất đai và nhà thống nhất, tập trung cần xem xét
trong mối quan hệ với chủ sở hữu đất đai và người sử dụng đất đai, nhằm đem đến
một quan điểm rõ rang xác đáng hơn về quan hệ hai chiều giữa quản lí và việc
chấp hành các nội dung đó của cơ quan quản lí nhà nước về đất đai và người sử
dụng đất đai để tạo được sự thống nhất trong nguyên tắc làm việc.

Do tầm quan trọng và vai trò rộng lớn của đất đai với xã hội, đất đai không những
là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội, và cũng thể hiện ý chí
quyền lực của bộ máy nhà nước, đại diện cho lợi ích giai cấp mình cho cả quốc gia
nói chung, nên đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu
đứng ra quản lí. Thực tiễn nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển từ nên kinh tế
tập chung sang nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị

trường có sự quản lí của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa thì nối quan hệ xã
hội giữa các cá nhân, tổ chức, nhà nước cần có sự tập trung thống nhất trong quản
lí và sử dụng đất đai ngày càng được thể hiện đầy đủ hơn :
- Trong nền kinh tế thị trường đất đai có giá trị - nó được coi như một hang hóa
đem ra mua bán trao đổi, một tài sản dung để chuyển nhượng , thế chấp và thừa
kế… cũng chính từ sự phong phú yêu cầu của cuộc sống trong đổi mới và phát
triển kinh tế của đất nước đã và đang dẫn đến sự đa dạng về mục đích sử dụng
đất đai. Đây là một biểu hiện tốt của việc sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả
hơn.


- Bên cạnh đó lợi dụng sơ hở của pháp luật và vi luật một số cá nhân, tổ chức
lợi dụng để nhằm thu lợi cho mình mà làm thiệt hại lớn cho xã hội, cho cộng
đồng, cũng như sử dụng không có hiệu quả đất đai trên góc độ xã hội. Điều này
đòi hỏi sự tập trung và thống nhất quản lí giữa các cấp, tăng cường vai trò quản
lí của nhà nước và không ngừng hoàn thiện chi tiết hơn về pháp luật về đất đai
nhằm sử dụng hợp lí, hiệu quả góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh
và dân chủ.

Khi các yếu tố chủ quan và khách quan như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tếxã hội, luật pháp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên đất : các công cụ tài
chính, bộ máy quản lí Nhà nước về đất đai và nhà ở, ý thức của người dân đang
ngày càng tác động một cách sâu sắc lên thi trường đất đai thì thống nhất và tập
trung trong quản lí sẽ là chìa khóa quan trọng để đảm bảo một tương lai cho nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá này.

2, Tăng cường quản lí đất đai thống nhất :

- Tăng cường năng lực cho cán bộ địa chính, nângcao hiệu quả làm việc,
- Chuẩn bị tốt về con ngươì và phương tiện vật chất phục vụ công tác quản lí nhà
nước.

- Đầu tư tương xứng cho quản lí đất đai

- Cải cách bộ máy hành chính quản lí đất đai
- Công tác thanh tra giám sát, giải quyết kịp thời các tồn đọng để nâng cao hiệu
quả quản lí của nhà nước………………

III. KẾT LUẬN


Đất đai là yếu tố quan trọng, liên quan đến mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội
đang diễn ra hằng ngày và nó quyết định đến sự tồn tại phát triển của xã hội loài
người và sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Nhưng thực tế nguồn tài nguyên này
đang được khai thác và sử dụng vô cùng đa dạng và phong phú, tuy nhiên còn gây
ra nhiều sự lãng phí sử dụng chưa hiệu quả vì vậy cần có sự quản lí của Nhà nước
về đất đai và nguyên tắc quan trọng nhất là tạo được sự thống nhất tập trung là
quan trọng nhất để đảm bảo sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho công cuộc xây dựng đất nước
hiện nay.
Câu 26 : Tại một tỉnh có rừng đầu nguồn, chính quyền địa phương đã chia đất
rừng đầu nguồn cho các hộ gia đình quả lý và sử dụng. Việc làm này có vi phạm
những nguyên tắc quản lý đất đai hay không? Nếu vi phạm thì vi phạm nguyên tắc
nào? Vì sao?
Trả lời:
Rừng đầu nguồn và vai trò của rừng đầu nguồn:
Rừng đầu nguồn là một loại của rừng phòng hộ, rừng phòng hộ có vai trò đẻ
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đát, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên
tai, điều hòa khí hậu và bảo về môi trường.
Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn ngừa bồi lấp
lòng sông, lòng hồ.

Theo Khoản 4, điều 6 của Nghị Định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai thì:
Nhóm đất nông nghiệp được chia thành các phân nhóm sau:
a) Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
năm.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;


b) Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng;
c) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực
tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông
nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con
giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
Theo Điều 37, Luật đất đai năm 2003 về thẩm quyền giao đất cho thuê đất:
Điều 37. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với
cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền.
=> Như vậy, đất rừng đầu nguồn không thuộc quản lý của chính quyền địa phương
cấp xã, phường, thị trấn. Việc chính quyền địa phương đã tự ý chia đất rừng đầu
nguồn cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng là vi phạm pháp luật về đất đai.


Theo như khoản 3 của điều 37, Luật đất đai thì Chính quyền địa phương( cấp xã)
chỉ có quyền giao đất với đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích của địa phương. Mà đất rừng đầu nguồn không thuộc quỹ đất của địa
phương, nó không thuộc quyền quản lý của cấp địa phương. Do đó mà chính quyền
quyền địa phương cấp xã sẽ không có quyền trong việc quản lý đất rừng đầu nguồn
này, nó thuộc về quản lý của cáp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo 76, Luật đất đai năm 2003:
“Điều 76. Đất rừng phòng hộ
1. Đất rừng phòng hộ bao gồm:
a) Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ
để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
3. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ
gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân đó sử dụng.
4. Đất rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và đất quy hoạch trồng rừng

phòng hộ được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu và khả
năng để bảo vệ và phát triển rừng.
5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cho tổ chức
kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh
quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc giao, giao khoán đất rừng phòng hộ; quyền,
nghĩa vụ và lợi ích của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao, được giao khoán
đất rừng phòng hộ.”


Theo như điều luật này thì đất rừng đầu nguông không dùng cho mục đích khai
thác mà cần được bảo vệ và phát triển. Chính quyền địa phương trên đã tự ý chia
đất rừng đầu nguồn cho các hộ gia đình quản ký và sử dụng tùy ý là sai.
Việc chính quyền địa phương ở đây làm là hoàn toàn trái với quy định của pháp
luật, họđã tự ý chia đất rừng đầu nguồn ( mà đất này lại không thuộc quyền quản lý
của địa phương) không có sự xin phép lên cấp trên.
Việc làm này đã vi phạm những nguyên tắc trong quản lý đất đai. Trong quả ý đất
đai có 4 nguyên tắc cơ bản là:
- Nguyên tắc bảo đảm quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước: là việc
quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Nhà nước nắm quyền quản lý thóng nhất
những vấn đề cơ bản lên quan đến đất đai, thực hiện phân cấp phân quyền, giao
nhiệm vụ và trách nhiệm cho các cơ quan quản lý cấp dưới. Việc quản lý là theo
chiều dọc từ cáp địa phương đén cấp trung ương.
- Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai
- Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp hài hòa các lợi ích
- Thứ tư, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Như vậy, việc làm của chính quyền địa phương này đã vi phạm tất cả các nguyên
tắc trong việc quản lý đất đai. Chính quyền địa phương đã làm vượt quá quyền hạn
của mình được Nhà nước cho phép.




×