Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.06 KB, 8 trang )

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
I. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những
văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc
thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng…để biểu
đạt đúng ý nghĩ tình cảm mà tác giả đã gởi gắm vào trong bài đọc đồng thời biểu
hiện được sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm
thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao đó là đọc đúng giọng vui,buồn, giận giữ,
trang nghiêm… phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể
loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời
nhân vật, lời tác giả. Học môn tập đọc ở Tiểu học, việc đọc và cảm thụ là hai khâu
có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp
cho việc đọc diễn cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt giúp các em cảm thụ
bài văn thêm sâu sắc. Thật vậy, học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã
hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ đoạn văn thì các em mới thể hiện được
cảm xúc có nghĩa là hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của
bài. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 5 việc rèn kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết Trong giờ học, học sinh biết đọc diễn cảm
thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện tầm quan trọng của bộ môn. Đối
với học sinh lớp 5 thì việc đọc diễn cảm của các em còn rất nhiều hạn chế. Các
em chưa thể hiện được cái “hồn” mà tác giả đã gởi gắm vào tác phẩm. Vậy làm
thế nào để các em biết cách đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ? Điều này buộc tôi
phải suy nghĩ tìm ra những biện pháp để giúp các em biết đọc diễn cảm. Đó là lí
do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm”
Trong phạm vi có giới hạn đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp để hướng
dẫn học sinh ở lớp 5 cách đọc diễn cảm một bài văn, bài thơ trên cơ sở đọc đúng
và đọc lưu loát.
II. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, đọc diễn cảm chỉ được thực hiện trên cơ sở đọc đúng
( sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi, đúng
tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu phù hợp với các câu) và đọc lưư loát. Muốn


cho các em biết cách đọc diễn cảm thì các em phải hiểu thấu đáo bài đọc, biết
cách tìm ngữ điệu mà chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên
không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Ngược lại điều này phải là kết luận tự
nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu nội dung sâu sắc bài đọc. Muốn làm được
diều này không còn cách nào khác là chúng ta phải rèn cho các kĩ năng: phân tích
tác phẩm, cách tìm ngữ điệu để thể hiện giọng đọc sao cho diễn cảm. Hơn nữa,
với xu thế của xã hội hiện nay thì đòi hỏi tri thức của con người ngày càng cao,
trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng quan cần thiết với mỗi con người. Mỗi


thành công không phải ngẫu nhiên mà có mà trải qua một quá trình rèn luyện
ngay từ đầu. Như vậy buộc chúng ta phải rèn cho các em làm sao cho các em theo
kịp với đà phát triển của xã hội.
III. Cơ sở thực tiễn:
Tôi được phân công giảng dạy ở các lớp 5 nhiều năm cũng như quá trình
quan sát, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy những vấn đề sau:
Về phía người dạy học: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “ Thầy
thiết kế, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi
nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc nhưng chưa có chất lượng cao. Bởi vì
giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc
diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, rèn đọc diễn cảm cho các em còn ít.
Về phía người học: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và
đọc đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn ít do vậy không
nêu được ý chính của bài, chưa biết đọc diễn cảm toàn bài văn. Khi đọc dấu phẩy,
dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm. Hay
nói cách khác các em chưa biết cách tìm ngữ điệu, chưa thể hiện giọng đọc.
Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi nhận
thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm rất ít. Cụ thể như sau:
Lớp 5a năm học2010-2011
Tổng số học

Đọc nhỏ, ấp
đọc to, rõ, lưu đọc diễn cảm
sinh
úng
loát
30
8/26,6%
18/ 60%
4/ 13,4%
Trước tình hình đó, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp các em đọc diễn
cảm tốt hơn.
IV.Nội dung nghiên cứu:
* Các biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm:
1. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm:
a) Trước hết phân tích tác phẩm văn chương là yếu tố cơ bản, là một khâu quan
trọng không thể bỏ qua, vì phân tích tác phẩm để học sinh hiểu nội dung tác
phẩm, đồng thời giúp giáo viên lựa chọn, tìm ra cách đọc, xây dựng cách đọc diễn
cảm bài văn, bài thơ cho học sinh. Trong văn bản, có những câu nêu được ý của
cả đoạn, bài. Những câu quan trọng này thường có ý nghĩa hoàn chỉnh, độc lập và
ở vị trí bắt đầu hoặc cuối bài.
Ví dụ câu: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao” ở đầu bài “Con
chuồn chuồn nước”. Giáo viên cho học sinh phát hiện ra những loại câu như thế
này để giúp học sinh tự hiểu nội dung bài học. Từ đó khi đọc chúng ta cần kéo
dài, ngắt và cao giọng ở từ: “Ôi chao” và bộc lộ cảm xúc về sự ngạc nhiên của tác
giả trước vẻ đẹp quyến rũ của con chuồn chuồn nước.
b) Để hiểu rõ nội dung của đoạn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh bắt đầu từ
việc hiểu nghĩa từ, câu…trên cơ sở đó tổng hợp lại các yếu tố đã phân tích để tìm


nội dung của bài, đoạn. Đây là một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học. Vì vậy

giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, từng bước giúp học sinh tìm ra nội dung của bài,
đoạn.
Ví dụ bài thơ “Chú đi tuần ”, TV5
Gió hun hút /lạnh lùng
Trong đêm khuya/ phố vắng
Súng trong tay im lặng,
Chú đi tuần /đêm nay
Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
Cây/ rung theo gió, lá/ bay xuống đường...
Giáo viên cần cho học sinh thấy các chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh đêm khuya,
gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say để cho các em thấy được những khó khăn
gian khổ mà các chú công an phải vượt qua để bảo vệ cuộc sống bình yên cho các
em và đó cũng chính là nội dung của khổ thơ. Vì vậy, khi đọc chúng ta cần nhấn
giọng những từ ngữ thể hiện nội dung đoạn thơ.
c) Để làm rõ ý chính của bài, giáo viên cho học sinh tự tìm nội dung chính của bài
bằng cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao để
làm rõ ý của từng đoạn, nội dung quan hệ giữa các đoạn, từ đó nâng lên thành chủ
đề. Ngoài ra giáo viên cần giúp học sinh hiểu được tư tưởng tình cảm của người
viết được gởi gắm vào tác phẩm thông qua hình tượng văn học. Bằng cách cho
học sinh tự bộc lộ cảm nhận của các em đối với bài văn. Chính lúc này các em đã
hoá thân là tác giả(nhập vai tác giả).
2. Rèn kĩ năng tìm ngữ điệu:
Như vậy từ việc hiểu nội dung của bài, các em sẽ tự tìm ra được ngữ điệu
để đọc bởi nội dung bài qui định ngữ điệu đọc. Trong mỗi tiết tập đọc, giáo viên
tự cho học sinh phân tích để tìm ngữ điệu đó chính là xác định giọng đọc chung
của toàn bài. Muốn vậy, giáo viên phải đọc mẫu để học sinh thâm nhập vào bên
trong tác phẩm, bắt chước giọng đọc của thầy để bước đầu cảm nhận được giọng
đọc toàn bài.Tiếp theo học sinh đọc thầm và thảo luận để xác định giọng điệu bài
văn và tìm ngữ điệu thích hợp để thể hiện giọng văn đó.
Trong một bài văn, ngoài giọng điệu chung còn có giọng điệu người kể, giọng

điệu nhân vật. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lên giọng ở cuối câu
hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt
trong câu cảm; với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung
cầu khiến khác nhau; phải đọc hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Đối với các thể loại văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc
biệt ( câu hỏi, câu cảm… ) để hướng dẫn học sinh đọc giáo viên còn phải chú
trọng cách nghỉ hơi ở dấu hai chấm, ngắt hơi ở dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc
biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Thường là
chỗ ngắt giọng trùng với ranh giới của đoạn, tuy nhiên cũng có những chỗ không


có dấu câu vẫn cần phải ngắt giữa các cụm từ. Ví dụ câu: “Mỗi ngày mài/thỏi sắt
nhỏ đi một tí/ sẽ có ngày/nó thành kim//.”
Trong thơ cần chú ý đến đặc điểm giàu nhạc điệu của thơ để ngắt theo cách
gieo vần và theo nghĩa, tránh cách đọc ngắt nghỉ hơi tuỳ ý. Vì vậy, giáo viên cần
hình thành cho học sinh thói quen sử dụng kí hiệu để ghi lại ngữ điệu bài văn, bài
thơ ( ngắt hơi, tạo tiết tấu(/), nghỉ hơi dài (//), đọc chậm lại, kéo dài giọng ( ---),,
lên giọng(↑), xuống giọng(↓), dấu gạch dưới biểu thị sự nhấn giọng…
V í dụ:
Ngày mai /
Chiếc đập lớn/ nối liền hai khối núi/
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ/ giữa cao nguyên/
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả/
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên//
( Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, TV5)
3. Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc:
Ngoài việc rèn kĩ năng phân tích tác phẩm và ngữ điệu, chúng ta còn phải
rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc cho học sinh và kĩ năng thể hiện giọng là một yếu
tố quan trọng hàng đầu là “chứng chỉ” công nhận và đảm bảo cho học sinh đạt
đến tốc độ kĩ năng đọc diễn cảm. Để hình thành được kĩ năng này, không có biện

pháp nào hơn là luyện tập có phương pháp một cách thường xuyên trong và ngoài
giờ học. Trong giờ tập đọc giáo viên cho học sinh rèn đọc diễn cảm câu, đoạn, bài
phải vươn tới qua việc đọc mẫu của giáo viên hoặc học sinh có giọng đọc tốt.
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách thể hiện các chi tiết đặc sắc, tiêu
biểu của bài, giọng đọc.Giáo viên cần tổ chức cho học sinh trao đổi, đối chiếu để
tìm ra cách thể hiện ngữ điệu hợp lí song song với việc hiểu, giải thích vì sao cần
thể hiện như vậy. Ví dụ ở trên: “Mỗi ngày mài/thỏi sắt nhỏ đi một tí/sẽ có ngày/nó
thành kim” cho học sinh thảo luận nhóm và giải thích vì sao cần ngắt nghỉ và hạ
giọng đọc xuống ở câu này? Vì sao không ngắt ở “mỗi ngày”.
Sau khi phân tích bàn luận xong, giáo viên cho học sinh luyện đọc từng
câu, đoạn, bài theo kĩ năng đã xác định hoặc theo mẫu đã thống nhất, khi học
sinh đọc sai ở chỗ nào giáo viên cần điều chỉnh ngay. Trong khi cho học sinh đọc
diễn cảm giáo viên chú ý đến những học sinh rụt rè nhút nhát, phải thường
xuyên khuyến khích động viên, không gắt gỏng để các em luống cuống. Đối với
những học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, giáo
viên thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
Đối với các em đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm
từ, với câu dài cho học sinh ngắt đúng hơi, giáo viên còn phải ra yêu cầu rèn đọc
ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải tiến


hành thường xuyên không được ngắt quãng. Luôn động viên khích lệ các em khi
các em có tiến bộ.
Sau mỗi giờ tập đọc giáo viên phải kiểm tra chất lượng đọc của học sinh
thông qua đọc thành tiếng ( cả 3 đối tượng giỏi + khá + trung bình) xem các em
đọc diễn cảm chưa rồi giao bài về nhà cho các em. Giao bài về nhà ngoài mục
đích tập đọc diễn cảm bài cũ mà còn phải đọc cho trôi chảy bài mới, chuẩn bị nội
dung câu hỏi tìm hiểu bài. Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên giao việc
cho phù hợp.
4. Rèn kĩ năng giao tiếp:

Ngoài ba kĩ năng trên giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp trong
quá trình đọc diễn cảm vì đây cũng là kĩ năng quan trọng đảm bảo sự thành công
cho việc thể hiện giọng đọc diễn cảm trước người nghe. Đối với học sinh tiểu học
kĩ năng giao tiếp cho học sinh được biểu hiện ở trình độ tự tin chủ động trong khi
đọc. Sự tôn trọng đối với người nghe được biểu hiện ở việc cố gắng thể hiện
giọng đọc sao cho to, rõ, diễn cảm thể hiện đúng tình cảm của mình đối với tác
phẩm. Muốn vậy thì giáo viên phải thường xuyên rèn cho các em đọc trước đám
đông, tổ chức cho các em nhiều sân chơi như: Thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn
cảm trong lớp, trong trường vào những tiết hoạt động tập thể, kỷ niệm những
ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi học sinh phải có quyển sổ tay ghi chép những câu thơ,
câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Không chỉ cho học
sinh đọc diễn cảm trong các giờ tập đọc mà còn kết hợp các tiết khác như: Tập
làm văn, Kể chuyện…
V. Kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp
rèn đọc như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau:
Lớp 5b năm học 2010-2011
TSHS
Đọc nhỏ, ấp
Đọc to, rõ,
đọc diễn
úng
lưu loát
cảm
30
Đầu năm
8/26,6%
18/ 60%
4/ 13,4%
30


Cuối HKI

2/ 6,6%

20/ 66,7%

8/ 26,7%

30

Cuối HKII

0

20/ 66,7%

10/ 33,3%

Qua kết quả khảo sát tôi rất phấn khởi khi thấy trong các giờ tập đọc học
sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kĩ năng đọc diễn cảm được nâng cao rõ rệt.
Có nhiều em đọc chưa trôi chảy đến cuối năm các em đã đọc to, rõ ràng, lưu loát
hơn. Tuy kết quả chưa cao lắm nhưng đó cũng thành công bước đầu nghiên cứu,
mày mò ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình.


VI. Kết luận:
Trên đây là một vài biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 mà tôi
đã thực hiện trong năm học qua, để đạt được những kết quả trên tôi tự rút ra một
số kết luận như sau:

Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt người thầy phải có giọng đọc mẫu
tốt, đặc biệt giọng đọc mẫu của thầy phải chuẩn, có sức cuốn hút học sinh. Các
em theo dõi thầy đọc để coi đó là chuẩn mực bắt chước so sánh đánh giá với
giọng đọc của mình. Cần nắm chắc đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học
thích hợp. Muốn làm được điều này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần
nghiên cứu kĩ bài để tìm ra con đường ngắn nhất, phù hợp nhất nhằm giúp học
sinh tiếp thu bài. Cần xoáy vào việc luyện tập ở lớp, sửa chữa những sai sót của
học sinh để góp phần đưa chất lượng lớp ngày một đi lên.
VII. Đề nghị:
Kĩ năng đọc diễn cảm là yêu cầu cao đối với học sinh và cũng là vấn đề
khó đối với giáo viên giảng dạy. Trong phạm vi có giới hạn, đề tài chỉ phản ánh
những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy của năm học
qua. Trong năm học này, tôi tiếp tục áp dụng và bước đầu có kết quả. Tuy nhiên,
trong chừng mực nào đó vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vậy
cho phép tôi đề nghị BGH nhà trường tạo mọi điều kiện cho tôi được học hỏi
thêm ở các anh chị đồng nghiệp thông qua việc tổ chức những hội thi đọc diễn
cảm, ngâm thơ dành cho giáo viên để chúng tôi có điều kiện học hỏi, nâng cao tay
nghề.

Người viết

Phan Anh Thiện


MỤC LỤC
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

I Đặt vấn đề…………………………………………………………
II. Cơ sở lí luận……………………………………………………...
III. Cơ sở thực tiễn………………………………………………….

IV.Nội dung nghiên cứu.....................................................................
1. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm……………………………..
2. Rèn kĩ năng phân tích tìm ngữ điệu…………………………
3. Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc………………………………
4. Rèn kĩ năng giao tiếp trong quá trình đọc diễn cảm…………
V. Kết quả nghiên cứu………………………………………………
VI. Kết luận…………………………………………………………..
VII. Đề nghị…………………………………………………………

1
1
2
2
2
3
4
5
5
5
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí, Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2,
Nhà xuất bản Đai học Sư phạm, 2004.
2. Hoàng Tất Thắng - Nguyễn thị Bạch Nhạn - Nguyễn Quốc Dũng – Lê Thị
Hoài Nam - Nguyễn Thị Xuân Yến, Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt
nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, Nhà xuất bản
Giáo dục,2005.
3. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Thi Hạnh - Nguyễn Thị Ly Kha - Đặng Thị

Lanh – Lê Phương Nga – Lê Hữu Tỉnh,SGK Tiếng Việt 5. Nhà xuất bản Giáo
dục,2006



×