Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

thành cát tư hãn cuộc đời sự nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Niên khóa: 2005 – 2009.
Đề Tài:

GVHD: TS.Trịnh Tiến Thuận
SVTH : Đỗ Thị Loan
Lớp :
4B

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 4 NĂM 2009.


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Muïc luïc
Muïc luïc.......................................................................................................................... 2
Lời cảm ơn ................................................................................................................. 3
Mở đầu ....................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................... 3
2.Lịch sử vấn đề. ........................................................................................................ 5
3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 7
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài. .............................................................. 8
5. Bố cục khóa luận. ................................................................................................... 8


Chương 1 .................................................................................................................... 8
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ ................................................................. 8
1.1
Khái quát về dất nước và con người Mông Cổ. ................................................. 8
a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú. ............................................................ 8
1.2
Sự thống nhất và phát triển của đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.
17
Chương 2 .................................................................................................................. 35
Thành Cát Tư Hãn nhà quân sự xuất sắc. .............................................................. 35
2.1
Tổ chức quân đội và chỉ huy tối cao. ............................................................... 35
2.2
Huấn luyện, trang bị và điều động. .................................................................. 40
2.3
Hệ thống truyền tin và hậu cần. ....................................................................... 45
2.4
Luật pháp, trật tự, thưởng phạt. ....................................................................... 48
2.5
Chiến pháp của quân Mông Cổ. ...................................................................... 52
Chương 3 .................................................................................................................. 60
Thành Cát Tư Hãn và các cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ. ..................... 60
3.1
Chiến tranh với Tây Hạ. ................................................................................. 61
3.2
Chiến tranh với nước Kim. ............................................................................. 64
3.3
Chiến tranh với Tây Liêu. ............................................................................... 69
3.4
Chiến tranh với xứ Hồi. ................................................................................... 71

3.5
Đại thắng quân Nga......................................................................................... 78
3.6
Trận chiến cuối cùng. ...................................................................................... 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 90
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về quân Mông Cổ ..................................................... 92

Trang 2


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thành Cát Tư
Hãn cuộc đời và sự nghiệp” một mình tôi không thể làm một các dễ
dàng. Chính nhờ có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô cũng như sự
động viên của gia đình và bạn bè mà tôi mới có thể cố gắng hòan
thành luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa lịch
sử trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình
giảng dạy, các thầy cô đã truyền đạt ch chúng tôi những kiến thức
lịch sử quý giá để tôi có thể áp dụng cho luận văn của mình. Đặc biệt
tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất tới thầy Trịnh Tiến
Thuận – giảng viên khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh là người trực tiếp tận tình hướng dẫn chỉ dạy cho tôi trong suốt
quá trình tôi làm luận văn tốt nghiệp này.
Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban

quản lý thư viện trường Đại học sư phạm, thư viện Khoa Học – Xã

Mở đầu

Hội, thư viện Tổng Hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm

1. Lý dokiếm
chọn
đề tài.
tài liệu.
TôiXIII,
xin gửi
ơnmục
tới những
người
đình
tôi
Vào thế kỷ
các lời
bộ cảm
lạc du
nằm giữa
haithân
con trong
sông gia
Onon
(Mongol)

cũng
như bạnđãbèliên

đã minh
động thành
viên, ủng
tôi Mông
rất nhiều
tôi có đủSự
tự hình
tin thành
Keroulene
(Kerulen)
nhà hộ
nước
Cổ để
(Mongol).
để hoàn
thành
tàiliền
khóavới
luận
nghiệp.
của nhà nước
Mông
Cổđề
gắn
têntốt
tuổi
của Tê-Mu-Din (Thiết Mộc Chân (1156Quá
hoàn
thànhLong
của đề

tài này
ngoài
cố gắng
của bản
1227), đến thời
nhàtrình
Thanh
– Càn
(Trung
Quốc)
đổisựphiên
âm thành
Đặc Mục
là nhờ
giúp
đỡ thống
của cácnhất
thầyquốc
cô Tôi
gửiCổ
lời của
cảmThành
ơn và Cát Tư
Tân - tứcthân
Thành
Cát vào
Tư sự
Hãn.
Việc
gia xin

Mông
chúc
sức khỏe
các vào
thầythời
cô và
chúc
bảobấy
vệ giờ.
khóaBởi
luận
tốt sau khi
Hãn đã cólờimột
ý nghĩa
quantớitrọng
điểm
lịchbuổi
sử lúc
ngay
nghiệp
thành
côngCát
tốt Tư
đẹp.Hãn và tập đoàn quí tộc phong kiến đã đưa đất
thống nhất
quốcsẽgia,
Thành
nước Mông Cổ lao vào cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng tàn bạo với ý đồ mở rộng
nền đế chế Mông Cổ và nô dịch các dân tộc khác.


Trang 3


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp Âu – Á,
gieo rắc nỗi kinh hoàng và thảm họa cho nhiều dân tộc.
Nếu như thế giới ngày nay, chúng ta biết Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,.. là một
trong số những nước lớn mạnh, có địa vị trên trường quốc tế. Vậy mà lịch sử đã từng
ghi nhận lại rằng: Hồi thế kỷ XIII, nghĩa là cách đây khoảng 8 thế kỷ, cả Nga và Nhật
Bản, Trung Quốc đều là thuộc địa chịu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn năm 1206, chỉ trong vòng 20 năm ở ngôi
Đại Hãn, bằng những cuộc chiến tranh “mở cõi” hủy diệt đã dựng nên một đế chế
phong kiến Mông Cổ rộng lớn phía Bắc kéo dài đến Bai- Can, phía Nam đến Hoàng
Hà, phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm
phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại
Cáp-ca-do (Caucase).
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sức mạnh của quân Mông Cổ? Tại sao từ một
bộ lạc du mục ở Trung Nguyên lại có thể trở thành một đế quốc hùng mạnh như vậy?
Và tung hoành vó ngựa xâm lược của mình khắp Âu-Á trong một khi các nước trên thế
giới đã có một nền văn minh tiến bộ và mạnh mẽ hơn nhiều?. Đi tìm câu trả lời cho
những câu trả lời trên cũng chính là lí do đầu tiên tôi chọn đề tài này làm khóa luận tốt
nghiệp.
Xuyên suốt quá trình lịch sử, nhân dân Mông Cổ đã có một lối sống sinh hoạt
được xem như là hoàn toàn quân sự hóa. Vậy lối sống quân sự hóa đó như thế nào mà
đã tạo nên một tổ chức quân đội hùng mạnh thời bấy giờ. Đây là lí do thứ hai tôi chọn
đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp.
Dưới vó ngựa của quân Mông Cổ đã làm cho nhân loại phải khiếp đảm, từ Châu

Á, Châu Âu ở đâu vó ngựa Mông Cổ cũng dẫm nát cỏ đất liền. Nhưng cuối cùng sự
thống trị đó cũng kết thúc nhanh chóng. Quân Mông Cổ chỉ chém giết những vùng đất
chúng đi qua nhưng lại không có cách cai trị những vùng đất đó. Vậy đây có phải là
nguyên nhân các dân tộc đó dễ dàng nổi dậy và giành lại được chiến thắng và làm cho
quân Mông-Nguyên thất bại nhanh chóng sau một thời gian thống trị ở mỗi vùng đất
không? Đây cũng là một lý do tôi chọn đề tài này.

Trang 4


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Như Mác đã nói : “Một dân tộc này, đi chinh phục dân tộc khác thì dân tộc đó
làm gì có tự do. Vì vậy, một đế quốc Mông Cổ hùng mạnh và rộng lớn đó, chẳng bao
lâu bước vào quá trình phân liệt, suy yếu”. [15,8]
“Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” tuy vấn đề này đã được đề cập ở đây
đó trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử nhưng lại không được đề cập một cách
đầy đủ, hệ thống.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời
và sự nghiệp” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với momg muốn góp phần tìm hiểu
bức tranh lịch sử Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn một hoàn thiện hơn.

2.Lịch sử vấn đề.
“Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” là một vấn đề lịch sử khá hấp dẫn,
thú vị. Vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu vế vấn đề này với những góc nhìn
khác nhau. Trong đó đa số là những tài liệu đã được nghiên cứu từ rất sớm. Để nghiên
cứu vấn đề này được tốt thì các nhà nghiên cứu phải có trong tay được những tài liệu
gốc quí hiếm và cũng phải có khả năng đọc được những tài liệu đó như: “Bí sử Mông

Cổ”, “Nguyên sử”. Nhưng rất tiếc ở Việt Nam những tác phẩm đó không có. Tuy
nhiên nhiều tác giả Việt Nam đã dựa trên những cứ liệu trong những tài liệu gốc đó để
hoàn thành các công trình nghiên cứu khoa học của mình. Trong quá trình sưu tầm và
tổng hợp tôi cũng đã tham khảo được một số tài liệu sau:
Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thành Tài với cuốn: “Thành Cát Tư Hãn vó ngựa trường
chinh” [15]. Có thể nói đây là cuốn sách nói đầy đủ nhất về quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước Mông Cổ. Trong đó vấn đề trọng tâm nhất là nhân vật Thành
Cát Tư Hãn và các cuộc trường chinh xâm lược thống nhất và mở rộng lãnh thổ Mông
Cổ của ông. Cuốn sách gồm 21 mục, mỗi mục nói về một sự kiện và nội dung theo
tiến trình phát triển của lịch sử Mông Cổ từ “ Xã hội Mông Cổ trước khi nhà nước ra
đời” cho đến khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất thành một đế quốc rộng lớn. Nhìn toàn
bộ nội dung cuốn sách là nói về cuộc đời và sự nghiệp của người anh hùng Thành Cát
Tư Hãn – thống nhất Mông Cổ. Nhưng thông qua đó chúng ta có thể thấy được xã hội
Mông Cổ trước khi có nhà nước ra đời thì lề lối sinh hoạt đã được tổ chức như là hoàn

Trang 5


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

toàn quân sự hóa. Đó cũng chính là cơ sở để xây dựng một tổ chức quân đội mạnh và
thường xuyên. Ngoài ra tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề của lịch sử Mông Cổ, về đế
quốc Mông Cổ mà những nội dung phần lớn là được lược khảo từ cuốn “ lịch sử bí
mật Mông Cổ”. Vì vậy đây là nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình tôi nghên cứu
để hoàn thành đề tài cuả mình.
Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm với cuốn: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông thế kỷ XIII” [25]. Nội dung chủ yếu đề cập tới 3 cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Nguyên – Mông của nhân dân Đại Việt vào các năm 1257,

1285, 1288, nhưng cả ba lần quân Nguyên – Mông đều thất bại. Các tác giả đã tập
hợp được nguồn sử liệu gốc cả chữ Hán, chữ Việt, chữ Mông Cổ, Nga, Nhật và cả một
số tiếng Phương Tây nữa.. Đó là những nguồn sử liệu gốc quan trọng mà không phải ai
cũng có thể dễ dàng sử dụng được. Tìm hiểu tác phẩm đã giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều
vấn đề trong đề tài của mình.
Vũ Khắc Khoan với “Thành Cát Tư Hãn kịch” [7]. Tác phẩm gồm 3 hồi, một
màn giáo đầu và một màn vĩ thanh1. Tác phẩm viết theo thể loại kịch nên đa số là các
câu đối thoại của các nhân vật. Và cuộc đối thoại chính diễn ra chủ yếu giữa Thành
Cát Tư Hãn và một ông già Tây Hạ bị quân Mông Cổ bắt làm con tin. Qua các cuộc
đối thoại đó, chúng ta càng hiểu thêm về sự hiếu chiến của đoàn kị binh Mông Cổ
cũng như tham vọng bá quyền thế giới của Thành Cát Tư Hãn. Ông cho rằng, ông sẽ
bất tử và tiến hành tiếp tục cuộc xâm lược của mình phải: “dẫm nát cỏ đất liền”.
Nhưng tương lai của những kẻ đi xâm lược cũng được dự báo: “Rất nhiều dân tộc đã
nép mình dưới lá cờ Cửu Vĩ của Đại Hãn, bao nhiêu thành trì san thành bình địa, máu
chảy thành sông, xương chất cao hơn núi. Đại Hãn định chém giết đến bao giờ mới
ngưng tay?, liệu Đại Hãn có thể diệt được tất cả loài người trên mặt đất liền”. (Lời
đối thoại của ông già Tây Hạ với Thành Cát Tư Hãn ) [7]. Với những thông tin từ tác
phẩm mang lại, nó đã bổ sung rất nhiều về nội dung cho đề tài khóa luận này.
Trần Thu Phàm, Trương Thiếu Huyền (dịch) với cuốn “Thành Cát Tư Hãn [14].
Nội dung cũng chủ yếu nói về cuộc đời và sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn. Cuốn

1

Màn kết thúc.

Trang 6


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp


SVTH: Đỗ Thị Loan

sách gồm 4 phần, mỗi phần gắn liền với một mốc quan trọng trong cuộc đời của Thành
Cát Tư Hãn. Thông qua đó ta thấy được Thành Cát Tư Hãn trước khi trở thành một vị
anh hùng cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách. Điều đó đã rèn nên một con
người vĩ đại của dân tộc Mông Cổ. Và trong đó nổi bật lên tài năng lãnh đạo cũng như
tổ chức đời sống nhân dân và quân đội Mông Cổ mà không phải một người bình
thường nào cũng có thể đảm nhận được.
Nguyễn Quang Tô với cuốn “Thành Cát Tư Hãn và tồ chức quân đội Mông
Cổ”,[28]. Tác giả không chỉ đề cập đến Thành Cát Tư Hãn cùng quá trình bành trướng
của vó ngựa Mông Cổ mà còn đi sâu vào nghiên cứu tổ chức quân đội Mông Cổ, đặc
biệt là tài năng quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Thông qua đó chúng ta có thể thấy
rằng Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật tài giỏi như thế nào cũng như về tổ chức quân
đội thời bấy giờ đã được xây dựng như thế nào.
Bên cạnh những tài liệu chuyên đi sâu vào nghiên cứu lịch sử Mông Cổ cũng như
Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ như trên thì còn rất nhiều tài liệu
khác. Mặc dù không tập trung đi sâu vào các vấn đề trên nhưng những phần mà được
đề cập đến đặc biệt là những trận chiến của quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của
Thành Cát Tư Hãn được miêu tả rất tỉ mỉ như: F.N.Nikiforop với cuốn“ Lịch sử thế
giới thời Trung Cổ”[9]; “ Những trận đánh long trời lỡ đất của Thành Cát Tư Hãn” [
34], cuốn “Dũng sĩ U – Lan – Bato”, [13], Ngô Sĩ Liên với :“Đại Việt sử kí toàn thư”
[12]; Cao Liên với:“100 nhân vật ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc” [10]; Nguễn
Gia Phu, Nguyễn Huy Qúy với cuốn “Lịch sử Trung Quốc” [24]. Nhìn chung nguồn
tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài khá phong phú về số lượng,
song mang tính khái quát, thiếu tính hệ thống. Chính vì vậy tôi quyết định chọn vấn
đề: “Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn
tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn
cũng như đất nước và con người Mông Cổ.

3. Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp

Trang 7


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

nghiên cứu bộ môn như: Sưu tầm, tập hợp, chọn lọc, so sánh, đối chiếu, phân tích các
tư liệu lịch sử và tiến hành các bước đi cụ thể có thể hoàn thành bài khóa luận của
mình.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài.
Đối tượng nghiên cứu : Xã hội Mông Cổ trước khi có nhà nước ra đời, cuộc đời
và sự nghiệp của người anh hùng Thành Cát Tư Hãn và tổ chức quân đội Mông Cổ.
Phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Thành
Cát Tư Hãn mà chủ yếu là trên lĩnh vực quân sự.

5. Bố cục khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ra bố cục bài khóa
luận gồm ba chương:
Chương 1: THÀNH CÁT TƯ HÃN THỐNG NHẤT MÔNG CỔ.
Chương 2: THÀNH CÁT TƯ HÃN NHÀ QUÂN SỰ SUẤT SẮC.
Chương 3: THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ NHỮNG CUỘC CHIỀN TRANH BÀNH
TRƯỚNG LÃNH THỔ.

Chương 1
Thành Cát Tư Hãn thống nhất Mông Cổ

1.1

Khái quát về dất nước và con người Mông Cổ.

a. Cuộc sống săn bắn, du mục và nơi cư trú.
Cái tên Mông Cổ (Mongol) được nói đến sớm nhất trong sử sách Trung từ thế kỷ
VIII. Nhưng về sau, người Mông Cổ thành một liên minh bộ lạc do bộ lạc Tác-Ta
(Tatar) cầm đầu; chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, người ta thường dùng tên “
Ta-ta” hay “Tac-ta” để chỉ chung cho người Mông Cổ, riêng sử sách Trung Quốc dịch
âm là “Thát- Đát”.

Trang 8


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Người Mông Cổ có lẽ là hậu duệ hoặc một nhánh của người Hung nô. Họ vốn là
một trong những giống dân du mục sống trên các đồng cỏ ở miền Đông Bắc xứ Ngoại
Mông thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ngày nay, khoảng giữa hai con sông
Ô-nôn (Onon) và Kê- ru-len.
Người mông cổ thuộc giống da vàng, mặt rộng, mũi thấp, trán cao,mắt xếch, môi
dày, râu cằm thưa, tóc cứng và đen. Vóc người của họ thấp nhưng vạm vỡ. Do sống
trên vùng thảo nguyên, gần sa mạc Go-bi nên khắc nghiệt, mùa hà thì nắng nóng, mùa
đông lạnh cắt da, nên người Mông Cổ có sức chịu đựng, dẻo dai và khỏe mạnh lạ
thường.
Về nơi cư trú, Về nơi cư trú thích hợp nhất là những vùng núi thấp có triền thoai
thoải phủ cỏ xanh và rừng cây lưa thưa, có nhiều ghềnh thác. Nguồn nước là những
nơi cư trú của người Mông Cổ.

Vào mùa hè, họ thường lánh xa đồng cỏ cháy nắng và lùa súc vật, muôn thú lên
vùng cao, tìm đến những đồng cỏ xanh tươi hơn. Cứ thế, mỗi bộ tộc Mông Cổ đi tìm
mục trường riêng cho mình và chiếm cứ vùng đồng cỏ xanh tươi một thời gian. Do
cuộc sống du mục nên người Mông Cổ không làm nhà theo kiểu dường cột, tường
vách chắc chắn, mà họ chỉ dựng lên những mái chòi hình bán cầu.
Mỗi lần di chuyển hoặc săn bắn, Khả Hãn (tức tù trưởng của bộ lạc) đi tới đâu thì
tướng lĩnh và quân lính đi tới đó. Họ gọi như vậy là “ khởi doanh”. Và tất cả đàn trâu,
dê, ngựa, lạc đà…đều kéo theo sau. Đến nơi nào có nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi
thì họ mới dừng lại, dựng lại bản doanh, lều trại. Như thế được gọi là “ định doanh”.
Theo những tài liệu ghi chép lại thì nơi cư trú của người Mông Cổ có hai loại:
Thứ nhất, được gọi là “Yên kinh chi chế”: Loại cư trú này được kết bằng nhiều
thân cây liễu, có thể cuốn lại hay giăng ra; có mái khum hình bán cầu và cửa ra vào.
Bao quanh là lớp da thú. Loại này có thể để nguyên trên lưng ngựa khi di chuyển từ
nơi này đến nơi khác.
Thứ hai, là loại “Thảo địa chi chế” được kết bằng thân cây liễu và dùng da thú
bao quanh. Nhưng loại “Thảo địa chi chế” này lại cố định và khi di chuyển phải dùng
xe chở.

Trang 9


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Khi nói về cách sinh hoạt, cư trú của người Mông Cổ, nhà du hành Marco Polo 1
(1254-1324) đã viết trong tập bút ký như sau: “Vào mùa đông , người Mông Cổ đến ở
vùng bình nguyên, nhờ khí hậu ôn hòa, cỏ cây tươi tốt lại sẵn nước, và rất thuận lợi về
chăn nuôi. Khi mùa hè đến, họ di cư vào các vùng núi cao hang lạnh, điều đó cũng
không ngoài nhu cầu sinh hoạt. Họ biết dùng thân cây kết theo hình vòng tròn làm nhà

ở, khi di chuyển lại mỏ ra mang theo. Cửa ra vào thường trổ về hướng Nam” [28,14 ].
Trong quyển “Lịch sử bí mật Mông Cổ, nhà sử học Ohsson đã viết : “Từ lâu đời
người Mông Cổ đã biết dùng thân cây làm nhà, hình tròn, cao ngang tầm người đứng,
xung quanh bao bọc bằng da thú, cửa ra vào luôn trổ về hướng Nam. Ở phía trên có lỗ
thông hơi với khói bếp; lỗ trống này được gọi là “ thiên song” ( tức là cửa trời)
[28,14].
Do cuộc sống săn bắn và du mục, người Mông Cổ không bao giờ biết xây đắp
thành lũy, và mỗi lần di cư thì họ mang theo cả nhà cửa, vợ con trên xe. Các loại xe
của họ thường bao quanh bằng da thú rất bền và kín, dù mưa bão cũng khó mà thấm
vào được.
Về cuộc sống du mục, thì hoạt động chính của người Mông Cổ là đi săn, Đối với
và vùng săn bắn lý tưởng nhất là những đồng cỏ cao, đồi sỏi đá hoặc đồi cát. Ở những
nơi này có nhiều con sông hẹp và cạn hoặc loài cầm thú như sếu, thiên nga, hạc,.. hoặc
loài chó sói, lừa, ngựa rừng, linh dương… vốn là những loài thú rừng chạy nhanh.
Người Mông Cổ có thể săn bắn hàng tuần, hàng tháng trên các thảo nguyên mà không
hề biết mệt.
Đối với họ, đó là một nhu cầu của cuộc sống, là một hoạt động say sưa, nhộn
nhịp nhất như khi chiến đấu trên mình ngựa.
Người Mông Cổ thường uống sữa ngựa và ăn thịt dê. Nhưng họ chỉ ăn những con
thú già, hoặc chết vì rủi ro. Còn việc nuôi thú, họ cốt để lấy sữa làm Koumiss (sữa
chua), pho mát (pho mát của người Mông Cổ dùng là một thứ phó mát ngâm trong
muối, cứng như đá), hoặc lấy da, lông thú làm nỉ. Họ không dùng các loại ngũ cốc làm
thực phẩm. Ngoài ra họ chỉ ăn các loại thú rừng săn bắn được, hoặc các loài cá đánh

1

Marco Polo là một thương gia và du hành gia gốc Venezia ( Ý).

Trang 10



Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

bắt được. Đôi khi họ còn nuôi trâu để lấy thịt, nhưng lại không luộc ăn hoặc nấu chín
mà hấu hết la thui.
Như vậy, gia súc chẳng những là nguồn cung cấp thực phẩm, mà còn cho nhiều
thứ cần thết trong đời sống của người Mông Cổ, như: da thú để may y phục, làm túi
đựng vật dụng. làm lều trại, nhà ở,..xương thú được chế thành mũi tên, gân để làm roi
và phân khô của bầy gia súc và dã thú (mà họ săn bắn được) cũng được dùng làm
nhiên liệu vốn rất hiếm hoi tại vùng sa mạc này.
Đối với người Mông Cổ, ngựa là nhân tố quan trọng trong chiến đấu, nên họ
không bao giờ giết ngựa làm thịt một cách bừa bãi. Riêng các loại thú lớn như trâu, bò,
lạc đà,…thì họ dùng vào việc kéo xe, tải đồ.
Chính đời sống du mục của người Mông Cổ đã khiến cho họ sớm có ý thức tổ
chức một xã hội định cư như một đoàn trại và tìm cách trao đổi những thứ cần dùng
với các bộ lạc khác. Đồng thời cũng dạy cho họ cách tổ chức đại bản doanh với đội
quân thiện chiến, có khả năng bảo vệ đàn gia súc và lãnh thổ của họ.
Rõ ràng từ nếp sống đến nơi cư trú, người Mông Cổ đã mặc nhiên quân sự hóa lề
lối sinh hoạt. Vì vậy, khi lao vào cuộc viễn chinh từ Á sang Âu, quân đội Mông Cổ
dường như không bao giờ biết mệt mỏi là gì.

b. Chiến mã và người lính Mông Cổ.
Đối với người Mông Cổ, ngựa là vật thiết yếu hơn hết trong đời sống du mục.
Trên dãy bình nguyên bao la, những cánh đồng rộng lớn thường cách nhau hằng trăm
dặm đường, thì phương tiên giao thông nhanh nhất là ngựa.
Trong chiến đấu, người lính Mông Cổ có thể chịu đựng sự đói khát, hàng tuần,
hàng tháng ròng rã. Khi ra trận, họ “nấu” chín thịt dưới yên ngựa, ngồi ăn và ngủ trên
mình ngựa và nếu có chết thì cũng chết trên yên ngựa. Vì vậy, đoàn quân Mông Cổ

bao giờ cũng tiến công như thần tốc và di động đội hình chiến đấu nhanh như chớp.
Sách Hắc Đát sử lược ghi rằng: “Ngay từ thơì thơ ấu, trẻ con Mông Cổ đã được
huấn luyện trên mình ngựa và tập bắn cung. Thật thế, lúc còn nhỏ, trẻ con Mông Cổ

Trang 11


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

đã được đặt ngồi trên một tấm ván, buộc chặt vào mình ngựa và cùng với mẹ đi khắp
nơi trên thảo nguyên. Đến ba tuổi, chúng đã ngồi quen lưng ngựa. Khoảng năm tuổi,
người Mông Cổ đã tập cho trẻ con Mông Cổ sử dụng tên nhỏ, đến khi trưởng thành
chúng đã thành thục và quen săn bắn” [15,10].
Do sinh trưởng và lớn lên trên mình ngựa, quanh năm lại chuyên săn bắn trên
đồng cỏ, nên người Mông Cổ đã sớm có ý thức tổ chức đội ngũ chiến đấu, nhất là rèn
luyện kỵ binh. Chính vì vậy mà các nhà sử học Mông Cổ đã nhận xét rằng: “Dân
Mông Cổ sinh trưởng trên lưng ngựa, khác nào ngay từ đầu đã luyện về khả năng tác
chiến. Quanh năm không mấy ngày họ nghỉ đi săn bắn, vì đó mà hoạt động mưu sinh
chính. Nhưng cũng từ đó, quân đội Mông Cổ có ít bộ binh (hay có thể nói là không có
bộ binh) mà hầu hết đều là kỵ binh” [28,11].
Người Mông Cổ rất coi trọng việc chăm sóc bầy gia súc, nhất là thuần dưỡng
chiến mã. Trong cuộc trường chinh, họ cũng tìm mọi cách bổ sung bầy chiến mã từ
nguồn chiến lợi phẩm. Lúc lâm trận mỗi kỵ binh có thể dùng cả đôi ngựa và chiến đấu
rất xuất sắc.
Vũ khí chính của người lính Mông Cổ là cung tên. Họ sử dụng cung tên với mọi
tư thế: nằm rạp, ngồi hoặc đứng trên lưng ngựa, họ vẫn có thể buông tên chính xác; cả
khi quay ngựa bỏ chạy , và có thể cuối mình bắn về phía sau. Với thế phi ngựa như
vậy, chẳng những đã nhanh nhẹn phi thường, mà kỹ thuật sử dụng vũ khí còn gia tăng

gấp bội. Có thể nói kỹ thuật tác xạ của dân Mông Cổ đạt tới chỗ tuyệt diệu, vì họ có
thể “ bắn trúng mục tiêu mà không cần nhắm”. Trong thời gian chinh chiến hoặc trải
qua một cuộc hành trình dài, ít khi người Mông Cổ cho ngựa ăn nhiều, vì theo họ,
trong lúc đang di chuyển khó nhọc, ăn vào ngựa dễ sinh bệnh. Trong khi đó, các bộ lạc
ở phía Nam Trung Quốc không biết được bí quyết này, thường cho ngựa ăn quá
nhiều, nên ngựa rất hay đau yếu.
Cách huấn luyện chiến mã cũng rất độc đáo. Cứ mỗi đàn ngựa thường từ bốn đến
năm trăm con được giao cho một người cai quản, gọi là “Quản mã quan”, và mỗi ngày
hai lần, vào lúc sáng và chiều, Quản mã quan phải đến thuần số ngựa được giao, xếp
đứng thành vòng tròn trước cửa dinh của chủ soái, rồi sau đó mới giải tán, và bắt đầu
cuộc tập luyện giữa người và ngựa.

Trang 12


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Có thể nói rằng: việc huấn luyện chiến mã của người Mông Cổ đã đạt đến trình
độ công phu và tuyệt diệu. Vó ngựa trường chinh của kỵ binh Mông Cổ đã khiến cho
người phương Tây khiếp sợ, và hết sức thán phục. Chính Thành Cát Tư Hãn đã tỏ ra
hết sức tự cao trong câu nói khi nói rằng: “Dưới triều đại chúng ta, hễ vó ngựa Mông
Cổ tới đâu là nơi đó sông phải cạn, núi phải tan, cây cỏ phải cúi mình, lên trời thiên
đình phải vắng ngắt, xuống biển long cung phải hoảng sợ.” [28,17].
Nhưng Thành Cát Tư Hãn không thể ngờ được rằng lời nói kiêu hãnh đó, tưởng
chừng như một chân lý bất di bất dịch, đã hoàn toàn bị sụp đổ trước sức mạnh của
nhân dân Đại Việt. Chính cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên của nhân dân Đại
Việt thắng lợi hồi thế kỷ XIII, không những cứu dân tộc ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ
của một đế chế hùng mạnh và vô cùng tàn bạo, mà còn cứu cho cả khu vực Đông Nam

Á và thế giới thoát khỏi cảnh máu sông sương núi bởi nạn Tac-ta.
c. Dòng KiDat và người Mông Cổ.
Theo truyền thuyết của người Mông Cổ, thì xưa kia khi tổ tiên người Mông Cổ
bị giống dân Thổ (người Turc) đánh bại, nên phải lẫn tránh trong vùng núi Erkene –
Kuoun. Mãi cho đến thế kỷ thứ IX, người Mông Cổ mới dám xuống núi, sinh sống ở
vùng lưu vực sông Selenga và sông Onon.
Lúc bấy giờ chủ bộ lạc Mông Cổ là Bật Tê Si Nô (còn gọi là “Dòng sói Xám”),
lấy bà cô A Ma Ran và sinh ra một người con trai duy nhất là Ba Tát Si.
Thế rồi từ thời Ba Tát Si kéo dài mười ba đời sau nữa đến thời Đô Bun. Đô Bun
mất sớm, để lại bà vợ trẻ là A Lan Khoát Nhã, sau này A Lan Khoát sinh ra người con
trai út là Bu Đăng Sa và cũng là ông tổ của bộ tộc Bọt Di Dinh, thuộc dòng Ni Ruôn,
nổi tiếng là người giản dị…. đó là ông tổ của Thiết Mộc Chân, tức Thành Cát Tư Hãn
sau này.
Đến đầu thế kỷ XII, dân Mông Cổ đã chia thành nhiều đoàn trại độc lập, khi thì
đánh lẫn nhau, khi thì hợp lại chống kẻ thù chung là dân Thát Đát (Tatar).
Riêng gia đình Thành Cát Tư Hãn thuộc dòng KiDat, bộ tộc Bọt Di Dinh. Nhưng
từ khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất được Mông Cổ thì các sử gia Mông Cổ thường
chia giống Mông Cổ ra làm hai dòng, do căn cứ ở chỗ họ thuộc dòng Ki Dát (của

Trang 13


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Thành Cát Tư Hãn) hay dòng khác. Dòng thứ nhất gọi là dòng Ni Ruôn, thuộc giống
Mông Cổ thuần túy, tự hào là con cháu của thần Ánh sáng. Dòng Ni Ruôn gồm có
mười hai bộ tộc, dòng thứ hai gọi là dòng Dulurkin, gồm có tám bộ tộc. Những bộ tộc
này thuộc dòng Dulurkin đóng ở phía đông nam, dưới chân núi Nam Khingan – cạnh

xứ Thát Đát ( Tatar).
Còn một bộ lạc nữa gọi là Djelair cũng liệt vào giống Mông Cổ, ở vùng hợp lưu
sông Khilok và sông Selenga hoặc sông Onon, mà có sử gia cho đó là một bộ lạc Thổ
qui phục Mông Cổ, rồi bị đồng hóa vào thời anh hùng Cai Đô.
Căn cứ theo phương thức sinh sống, người ta phân biệt thành hai thứ bộ lạc: Bộ
lạc chăn nuôi ở miền đồng cỏ và bộ lạc săn bắn ở miền rừng núi.
Cũng vào thế kỷ thứ XIII, trên thảo nguyên mênh mông bao gồm nước Cộng hòa
nhân dân Mông Cổ, Nội Mông Cổ thuộc Trung Quốc và một dải ở phía Nam Siberie
của Liên Xô ngày nay là vùng cư trú của nhiều bộ lạc Mông Cổ, trong đó lớn mạnh
nhất là các bộ lạc Tác ta, Khắc Liệt, Nãi Man, Miệt Nhi. Trừ một số ít ở rừng núi phía
Bắc sinh sống bằng nghề chăn nuôi ra súc, mà chủ yếu là cừu, bò, ngựa,…
Lúc bấy giờ thị tộc- bộ lạc vẫn là đơn vị sản xuất và sinh hoạt của người Mông
Cổ. Trong các công xã du mục, súc vật là của chung nhưng đồng thời, mỗi thị tộc- bộ
lạc đều có khu vực chăn nuôi tương đối ổn định. Người Mông Cổ du mục được tổ
chức theo hình thức “Cu-ri-en”, tiếng Mông Cổ gọi là “Lều trại”. Nhưng dần dần chế
độ xã hội loài người phát triển, chế độ tư hữu ra đời, nên hiện tượng phân hóa tài sản
và phân thóa xã hội ngày càng phát triển. Một số người giàu có nhiều súc vật, cần có
bãi cỏ rộng lớn và nhiều nô lệ chăm sóc chúng. Đó là trở ngại lớn đối với tổ chức “Curi- en”. Trên đà phát triển đó, phương thức chăn nuôi tập thể lấy thị tộc – bộ lạc làm
đơn vị được thể hiện bằng tổ chức “Cu-ri-en” tan rã và thế là phương thức chăn nuôi
cá thể - được gọi là “ a-in” nghĩa là “Đại gia tộc” ra đời. Nói cách khác phương thức
“A-in” là phương thức du mục của gia đình cá thể.
Trong quá trình phát triển xã hội Mông Cổ đã diễn ra sự phân hóa khá gay gắt.
Những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc và những tai nạn do thiên nhiên gây ra làm
cho nhiều dân du mục bị phá sản. Trái lại, một số người khác mà trước hết là các thủ

Trang 14


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp


SVTH: Đỗ Thị Loan

lĩnh thị tộc - bộ lạc, qua chiến tranh đã chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có
súc vật, tù binh và đồng cỏ.
Lúc bấy giờ, các thành viên của thị tộc-bộ lạc bắt đầu được chia làm bốn tầng lớp
giai cấp khác nhau:
Thứ nhất, hạng quý tộc (Noyan) là tầng lớp giàu có, nắm quyền thống trị trong xã
hội Mông Cổ. Hạng quý tộc này gồm có: Hãn (“Khan”- tù trưởng bộ lạc), tầng lớp
“dũng sĩ” (Bagha tour), “ hiền nhân” (Setchen), và sau này do ảnh hưởng của Trung
Quốc, nên có thêm hạng “ Thân Vương”. Dựa vào thế lực của mình, tầng lớp này
chiếm lấy bãi cỏ, nguồn nước, súc vật,.. vốn là của chung của thị tộc-bộ lạc làm của
riêng mình.
Hạng quí tộc này chỉ huy tất cả các giai cấp sau:
Thứ hai, hạng “ chiến sĩ” (nokud).
Thứ ba, hạng “ thường dân” (arad).
Thứ tư, hạng “ nô lệ” (bogonl). [15,22].
Riêng hạng “nô lệ” – Bogoul- này gồm có những người nô lệ và những tù binh
của các bộ lạc bại trận bị bắt đi chăn súc vật, hoặc phục dịch cho binh lính.
Những người dân du mục nghèo khổ thường là tầng lớp lao động chủ yếu, đồng
thời cũng là đối tượng bị bóc lột chủ yếu trong xã hội Mông Cổ.
Như vậy, ngay từ khi diễn ra sự phân hóa giai cấp, ở Mông Cổ đã xuất hiện
phương thức bóc lột kiểu phong kiến dựa trên cơ sở nền kinh tế chăn nuôi, và đối
tượng bị bóc lột là những người dân du mục (hay còn gọi là” thường dân”)-arad và
tầng lớp nô lệ - bogoul. Ngoài ra, còn có hạng “Pháp sư” (chanman) chi phối mọi mặt
trong đời sống – xã hội Mông Cổ. Nói chung trong xã hội Mông Cổ, Pháp sư giữ một
vai trò quan trọng. Sau này, chúng ta thấy vai trò của pháp sư Cốc Chu, trong việc xây
dựng nên đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.
Cũng trong quá trình mở rộng chiến tranh thôn tính lẫn nhau, một số bộ lạc bị
diệt vong, nhưng một số bộ lạc khác trở nên lớn mạnh; đồng thời sự liên minhbộ lạc
(ulus) cũng được thành lập. Đứng đầu liên minh bộ lạc là “Khan’ (Hãn) có thế lực và

uy quyền lớn nhất. Đó là bước quá độ tiến tới thành lập nhà nước Mông Cổ thống nhất
như thời Thành Cát Tư Hãn sau này.

Trang 15


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

d.Vai trò của Khả Hãn.
Trong xã hội Mông Cổ, người dân du mục nào cũng hy vọng một cơ hội may
mắn làm nổi bật giá trị mình lên để hưởng nhiều quyền lợi và danh dự, hơn nữa để lên
địa vị Khả Hãn (Tù Trưởng).
Người nào cũng có thừa lòng can đảm và lòng tự tin, nhưng muốn xuất chúng
phải có sức khỏe hơn người, phải khôn ngoan, nhiều thủ đoạn… và một số đức tính
cần thiết. Không có luật lệ nào bắt buộc phải cử một người lên làm Khả Hãn, mà chính
thực tế đò hỏi phải có người lãnh đạo. Lãnh trách nhiệm này là thể theo nguyện vọng
của toàn dân. Nếu người lãnh đạo chết hoặc tự thấy không đảm đương nổi, tức khắc
phải có người khác thay thế.
Vai trò của Khả Hãn là nâng cao đời sống của bộ lạc, bao gồm việc chọn đồng
cỏ tốt cho súc vật, gìn giữ cho súc vật không hao bớt, vì rủi ro hoặc bệnh dịch và tổ
chức những chuyến đi săn cho kết quả. Ông ta phải biết nơi nào có đồng cỏ tốt, nơi
nào có nước, phải chọn đúng thời kỳ lùa thú đi hoặc cho nghỉ ngơi, chọn mùa săn bắn.
Lại phải biết đoán trúng thời tiết: lúc nào sẽ có hạn, bão cát, cuồng phong,.. Chỉ Khả
Hãn mới có quyền quyết định và chịu mọi trách nhiệm; có thể ra lệnh xử tử một kẻ có
hành động trái lẽ công bằng, hoặc giết một kẻ tình nghi cho mọi người đều thỏa mãn,
hơn là để sự bất mãn lan tràn trong bộ lạc. Tóm lại, uy tín của Khả Hãn là cái hồn của
bộ lạc.
Vấn đề an ninh ở bộ lạc rất mong manh, ít khi kéo dài được nửa thế kỷ. Sự bất

hòa thường xảy ra hoặc xung đột đẫm máu với nhau, hoặc chiến tranh với các bộ lạc
khác, vì những lí do thông thường như việc thù hiềm giữa Khả Hãn, vụ bắt cóc một
thiếu nữ, xâm phạm mục trường,… Gặp những chuyện đó nếu Khả Hãn mà không giải
quyết được thì bộ lạc sẽ tan rã.
Trong cuộc sống người Mông Cổ, không có quyết định nào quan trọng bằng việc
phải ly khai một bộ lạc, mà tổ tiên họ đã sống ở đó. Chính đời sống tập thể trong bộ
lạc đã ràng buộc dòng dõi họ hàng khỏi bị phân tán thất lạc. Họ cũng quan niệm giống
chúng ta: “ Chim có tổ, người có tông”. Muốn khỏi bị khinh rẻ là kẻ mất gốc, người du
mục phải trưng được gốc gác của mình, con của ai, ở bộ lạc Suối Nước, hoặc bộ lạc
Chó Sói,…gia nhập một bộ lạc khác, hoặc bị bắt làm tù binh đó là kẻ mất gốc.

Trang 16


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Thực ra vai trò của Khả Hãn không phải chỉ có việc tạo nên sự thịnh vượng, mà
nặng nề hơn hết là bảo vệ an ninh cho bộ lạc. Dù có hàng trăm trại, cũng khó có thể
chống lại kẻ thù đông gấp bội đang thiếu mục trường, hoặc chống với dân Thát Đát,
dân Thổ Phồn hay dân Trung Quốc. Cho nên, Khả Hãn phải tìm hiểu những âm mưu
của những tù trưởng chung quanh, phải biết rõ họ đang suy yếu, hay đang có tham
vọng bành trường thế lực ra. Phải lưu ý tới tình hình các bộ lạc xa xôi: họ đang chia rẽ,
phân tán hay đoàn kết với nhau. Khả hãn phải là một viên tướng tài, biết tổ chức quân
đội, để chống xâm lăng hay đi xâm lăng kẻ khác, phải có đủ mưu lược bẻ gãy một
cuộc tấn công bất ngờ của kẻ địch, hoặc có khi, phải biết dẫn bộ lạc đi trốn tránh một
kẻ thù có lực lượng hùng hậu hơn.
Sau cùng Khả Hãn còn phải có tài ngoại giao, có lắm thủ đoạn khôn khéo: biết
lúc nào nên liên kết, lúc xúi giục chia rẽ, lúc đánh lạc hướng, lúc giục hoãn cầu

mưu,…
Và tất cả những yếu tố cần thiết để trở thành một vị thủ lĩnh, một người lãnh đạo,
một Khả Hãn tài năng như trên đều tập trung ở ngườ anh hùng Thành Cát Tư Hãn mà
chúng ta sẽ tìm hiểu trong quá trình thống nhất Mông Cổ và cách Tổ chức quân đội
của ông.

1.2

Sự thống nhất và phát triển của đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành

Cát Tư Hãn.
a. Những ngày gian khổ trên đồng cỏ:
Theo truyền thuyết thì Bu Đăng Sa có 7 người cháu nội đều bị kẻ thù giết sạch
luôn cả vợ con. Dòng Sói Xám của Bật Tê Si Nô đến đây tưởng đã tuyệt diệt, nhưng
may thay có một người trong số con của họ trốn thoát được, đó là Cai Đô. Ông này
chiến thắng được bộ lạc Djelair, qui tụ được một số đông bộ tộc Mông Cổ rải rác ở
khắp nơi. Người Mông Cổ cho đó là vị Khả Hãn thứ nhất của họ và tên là anh hùng
Cai Đô. Cháu nội của Cai Đô là Ka Buôn nối ngôi Khả hãn. Sau truyền ngôi lại cho

Trang 17


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Ka Tuôn. Người con thứ tư Ka Tuôn cũng là một vị anh hùng lừng danh.Nhưng trong
cuộc chiến tranh với Thát Đát đã thất bại. Đó cũng là vị Khả Hãn cuối cùng của thời
suy vong.
Dân Thát Đát hưng khởi, lôi cuốn được tất cả những bộ lạc lân cận về qui phục,

tên bộ lạc Mông Cổ từ đó chìm trong quên lãng.
Về sau dũng sĩ Dã Tốc Cai, cháu nội của Khả Hãn Ka Buôn và cũng là thân phụ
của Thành Cát Tư Hãn sau này, được người trong họ cử lên làm Tộc Trưởng tộc Ki
Đát, ông qui tụ được 4 vạn lều dưới quyền chỉ huy của mình. Ngay lúc đó nước Kim
lại sai sứ giả đến kêu gọi Dã Tốc Cai liên minh, đánh quân Thát Dát lúc đó đã trở
thành mối đe dọa. Ông đại thắng bắt được tù trưởng Thát Dát và vô số chiến lợi phẩm
mang về đoàn trại ở thượng lưu sông Onon. Về tới lều, mới hay là U Luân, vợ ông vừa
mới sinh hạ một đứa bé trai. Theo tục lệ cổ truyền, người Mông Cổ thường lựa cho
con một cái tên có ý nghĩa, nhắc nhở một việc quan trọng xảy ra lúc nó mới ra đời, nên
Dã Tốc Cai đặt cho đứa con đầu lòng của mình cái tên Thiết Mộc Chân 1.
Lúc mới loạt lòng mẹ, đứa con nắm trong tay một hòn máu giống như hòn hồng
thạch, nên có vị pháp sư đoán rằng: về sau Thiết Mộc Chân sẽ trở thành một chiến
tướng lừng danh. Năm 9 tuổi, Thiết Mộc Chân đã phải theo cha lên đường đi hỏi vợ.
Họ đã tới vùng đất của bộ lạc Sung Di Rát, một bộ lạc lớn và giàu. Người Trung Quốc
gọi là dân Ong Gút (Ongoutes) và Sung Di Rát là Thát Dát trắng, đối với Thát Dat đen
là tất cả những giống dân khác ở Mông Cổ. Lều của người Sung Di Rát đều làm bằng
len, trang hoàng lộng lẫy; quần áo của họ đều làm bằng thứ lụa mịn rất quí giá; khí
giới được trạm chỗ rất mỹ thuật. Nhưng với Thiết Mộc Chân, đáng lưu ý hơn hết là
nàng Bật Tê, con gái của Khả hãn., Thiết Mộc Chân đột ngột đòi cha hỏi cưới nàng
cho mình.
Đài Xếch Sên cũng rất hài lòng về Thiết Mộc Chân. “Cậu phi ngựa như một
người lớn, không bao giờ biết mệt. Với tuổi đó mà sức vóc cậu đã to lớn lực lưỡng, trí
rất mẫn tiệp, nhất là cặp mắt của cậu: một kiểu mắt mèo, có cái nhìn nhanh nhẹn, sắc
sảo khác thường, chừng như không có cái gì thoát khỏi tầm mắt cậu được” [28,42].Dã

1

Theo tục lệ Mông Cổ là lấy theo tên của kẻ bại trận.

Trang 18



Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

Tốc Cai tặng cho Đài Xếch Sên một con tuấn mã sắc đen huyền và nhận trở lại nhiều
món quà quí. Hai bên thỏa thuận để Thiết Mộc Chân ở lại làm rể, tới khi nào đoàn trại
của hai bộ tộc lùa gia súc cho ăn chung một mục trường, bấy giờ kể như hai họ đã
thông gia.
Nhờ những ngày làm rể mà Thiết Mộc Chân mới nhận thấy ở lân cận một nước
như nước Kim thật vô cùng ích lợi. Bọn thương nhân Trung Quốc gần như có mặt
thường xuyên ở nơi đây: họ có nhiều loại tơ lụa tuyệt đẹp, nhiều thứ mộc thất chắc sơn
màu sặc sỡ, túi đựng tên bằng ngà và vô số những đồ trang trí mỹ thuật. Họ đem đổi
với những sản vật của dân bộ lạc như da và lông thú, ngựa, trừu, lạc đà, hoặc có khi
chỉ lấy muối mà dân Sung Di Rát đã lấy ở các biển hồ trong sứ Mông Cổ. Mỗi lần tới
bộ lạc họ đều mang theo nhiều thứ quà tặng riêng cho người nào giao dịch với họ: Vài
bộ quần áo, đồ trang sức của phụ nữ, bánh kẹo cho trẻ con. Trong lều của người Sung
Ri Rát nào cũng có những thứ của báu. Không hiểu sao dân nước Kim có thể cho mãi
những vật quí như vậy mà không nghèo?
Từ đó, Thiết Mộc Chân hết sức lưu ý tìm hiểu cái nước Kim có lắm điều kỳ lạ
này. Cậu không bỏ lỡ dịp gần gũi với những đoàn buôn từ xa tới. Họ đều có óc thực tế,
khéo léo và rất sành sỏi trong việc chọn lựa súc vật cũng như da thú. Họ cho biết nước
Kim giàu mạnh một bộ lạc lớn nhất ở đây hằng trăm lần, dân chúng đều sống trong
những đô thị có thành cao bao bọc, phòng thủ rất kiên cố, của chất chứa nhiều không
kể xiết. Nhưng điều làm cho Thiết Mộc Chân ngạc nhiên hơn cả, là bọ thương nhân lại
chịu đổi đồ quí giá như thế với những tấm da thú xấu xí và súc vật tầm thường. Sao họ
không đem chiến sĩ tới đoạt lấy tất cả có phải giản tiện hơn không?. Thiết Mộc Chân
được nhạc phụ cho biết là dân ở đô thị không phải là chiến sĩ, họ không biết cưỡi
ngựa, đi săn, bắn cung và phóng lao. Trong đầu Thiết Mộc Chân đã nảy ra ý khinh

miệt thứ dân đô thị này. Tại sao nhạc phụ của mình lại chịu buôn bán với họ mà không
kéo binh vào nước họ lấy hết của cải cho rồi?. Nhưng sau đó cũng nhờ bọn thương
nhân, Thiết Mộc Chân mới biết nước Kim có một hoàng đế cai trị, nuôi hàng trăm
ngàn chiến sĩ để giữ thành trì, từng đánh đuổi dân du mục đến cướp phá, cậu cũng
được nghe ít nhiều về thuật dụng binh của người Trung Quốc, những chiến xa, những
bộ binh cầm giáo dài, khi chiến đấu hợp thành nhiều hàng phá vỡ kỵ binh của địch. Tất

Trang 19


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

cả những câu chuyện lạ ấy đều in sâu vào tâm hồn của cậu bé chín tuổi Thiết Mộc
Chân. Trong đầu Thiết Mộc Chân lúc ấy đã manh nha cái ý nghĩ: tại sao không lập
một đế quốc gồm toàn những chiến sĩ và có một hoàng đế cai trị? Cha của cậu có thể
qui tụ tất cả những người Mông Cổ dưới một lá cờ và nhạc phụ cũng làm như thế với
người Sung Di Rát. Còn cậu sẽ nối nghiệp hai người ấy… Nhưng Thiết Mộc Chân
không đem ý nghĩ đó ra nói với ai cả. Cậu thấy tốt hơn hết là cứ nín lặng và cứ tiếp tục
cư xử cho khả ái, trẫm tĩnh, chăm chỉ cho mọi người có thiện cảm với mình, để đợi
đúng mười bốn tuổi thì cưới Bật Tê.
Thiết Mộc Chân ở với Đài Xếch Sên chưa được bao lâu thì nghe tin phụ thân bị
người Thát Đát đầu độc trên đường từ bộ tộc Sung Di Rát trở về. Và tất cả các bộ lạc
đều hay tin Dã Tốc Cai chết, Thiết Mộc Chân cũng trở về Bộ tộc của mình.
Sau cái chết của Dã Tốc Cai, các đoàn trại Mông Cổ liền rời bộ tộc Ki Dát, đi tìm
chủ khác. Lúc đó bà U Luân là vợ của Dã Tốc Cai và cũng là mẹ ruột của Thiết Mộc
Chân đã tìm mọi cách để giữ họ lại nhưng họ đồng thanh đáp: “Vũng nước sâu cũng có
ngày cạn. Hòn đá rắn mấy cũng có lúc nát thành cát bụi. Một người đàn bà với bầy
con nhỏ dại như thế, làm sao che trở được chúng tôi?” [1,497]. Lời nói ấy đã lôi kéo

luôn cả những đoàn trại còn phân vân. “Một người đàn bà như thế không thể chỉ huy
bao nhiêu đàn ông”. Rồi lần lượt hết đoàn trại này đến đoàn trại khác kéo nhau đi,
mỗi đoàn trại lùa thêm một mớ gia súc. Hơn bốn vạn lều giờ chỉ còn lại trơ trọi có
chiếc lều của gia đình Dã Tốc Cai với lều của bà vợ nhỏ với hai đứa em trai khác mẹ
của Thiết Mộc Chân là Bách Cơ và Biên Gô Đài và đứa em ruột là Cát Xa.
Từ đó Thiết Mộc Chân cùng với những đứa em của mình phải làm việc vất vả,
đêm ngày không nghỉ: nào chăn gia súc, nào bắt cá, hái trái, đào củ. Cảnh sống càng bi
đát hơn khi mùa đông tới; súc vật đều gầy mòn vì thiếu cỏ mà không dám ăn thịt sợ
qua mùa ấm không đủ gây giống ra. Cả gia đình cứ phải ăn củ rừng, rễ cây, vỏ cây đỗ
tùng, cả hột kê và rắn nước, những thứ ăn mà hạng quí tộc Mông Cổ không bao giờ
nếm tới.
Nhưng rồi một tai họa đã giáng xuống đầu Thiết Mộc Chân. Có một tộc trưởng là
Tạc Gô Đài thuộc bộ lạc Diệt Xích Ngột nổi dậy xưng là Khả Hãn đã cướp tất cả
những vùng đất của các bộ lạc xung quanh trong đó có tộc Ki Dát truy bắt để tiêu diệt

Trang 20


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

dòng dõi của Dã Tốc Cai vì sợ sau khi Thiết Mộc Chân đến tuổi trưởng thành sẽ làm
phản và gây dựng lại sự nghiệp của tổ tiên. Thiết Mộc Chân phải chốn vào rừng sâu và
cũng nhiều lần bị bắt nhưng cậu không chịu sự khuất phục, nhiều lần cậu chốn thoát
được và trong những lúc khó khăn đó vì cảm phục sự dũng cảm của Thiết Mộc Chân
còn trẻ tuổi mà trí cao nên nhiều người đã giúp đỡ và kết làm bạn – những người mà
sau này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn: Bác Nhĩ Truật,
Gia Luật Mễ,…Rồi tiếng đồn khắp miền đồng cỏ, nhiều chiến sĩ lỗi lạc đến xin liên
kết với Thiết Mộc Chân, đồng thời vô số thanh niên Mông Cổ từ bốn phương kéo về

qui tụ trong đoàn trại của Thiết Mộc Chân. Lúc này Thiết Mộc Chân cũng đã được
mười bảy tuổi, không còn nghèo, khổ bị săn đuổi như con thú rừng nữa mà nghiễm
nhiên thành một chủ tướng. Đoàn trại bây giờ gồm có tám bộ lạc và 1.300 lều và hàng
ngàn gia súc. Lúc này Thiết Mộc Chân đã được biết đến như là một huyền thoại: “ Và
đêm đêm ở khắp đất Mông Cổ, người ta ngồi quanh ngọn lửa hồng nhắc đến tên chàng
với một vẻ đầy thán phục, kể cho nhau nghe những hành động mã thượng của chàng
như những giai thoại kỳ thú” [15,53].
Bốn năm trôi qua, đã đến lúc Thiết Mộc Chân có điều kiện hỏi cưới nàng Bật Tê.
Thiết Mộc Chân tin tưởng chắc chắn rằng Bật Tê vẫn còn đợi chàng và nhạc phụ vẫn
không quên lời hứa.Thiết Mộc Chân cảm thấy kiêu hãnh thực hiện được lời cam kết
với cái địa vị của mình hiện nay. Thiết Mộc Chân thường nói: “Người ta sẽ khinh tôi
nếu tôi đến với nàng như một thằng khố rách ( [1], 497). Và quả thật đúng như vậy,
không những lời hứa năm xưa giữa hai bên vẫn còn mà Thiết Mộc Chân còn được đón
tiếp niềm nở, bởi đứng trước mặt họ không còn là một cậu bé 9 tuổi non nớt nữa mà là
một con người đã trưởng thành trong sự khắc khổ: “Thiết Mộc Chân đã trở thành một
người lực lưỡng, vai rộng, da thẫm như gạch nung, đôi mắt sáng ngời như dã thú, vẫn
còn lối nhìn soi mói, sắc bén, nhưng rất cương nghị. Chàng ít nói hơn, nhưng những
lời chàng nói đều là suy nghĩ chín chắn” [15,54].
Như vậy những ngày gian khổ cũng đã qua, đặc biệt sau khi cưới Bật Tê, trại của
Thiết Mộc Chân càng mạnh hơn rất nhiều,giàu có hơn, đông đảo hơn và hầu hết chiến
sĩ đều là những chàng trai trẻ như chàng. Và đây cũng là thời điểm tốt nhất, có đủ điều

Trang 21


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

kiện để Thiết Mộc Chân thực hiện tham vọng của mình mà công việc đầu tiên là phải

thống nhất Mông Cổ.

b. Qúa Trình thống nhất Mông Cổ.
- Chinh phạt xứ Miệt Nhi.
Miệt Nhi là một tộc người “man rợ”, cư trú ở khoảng hạ sông Selenga, phía nam
hồ Baikal. Tù trưởng là Tốc Ca Ga Ba Ki. Hơn hai mươi năm trước đây, đã có lần Dã
Tốc Cai đem quân lên tiễu trừ và bắt U Luân về làm vợ. Bây giờ họ quyết trút hết mối
thù xưa lên con của Dã Tốc Cai, nếu Thiết Mộc Chân rơi vào tay họ thì sẽ bị chặt đầu,
hoặc phải làm nô lệ suốt đời. Nhưng người bị bắt không phải là Thiết Mộc Chân mà là
Bật Tê. Trước tình hình đó Thiết Mộc Chân đã quyết định một việc mà lúc còn gian
truân cũng không hề làm: nén lòng tự ái xuống, đi tìm người trợ giúp cho việc phục
thù. Và người mà Thiết Mộc Chân tìm tới đó chính là Khả Hãn Khắc Liệt - Tô Ha Rin
cũng là bạn thân của Dã Tốc Cai xưa kia.
Khắc Liệt là một bộ lạc hùng mạnh trên miền đồng cỏ. Mục trường của họ trải
rộng giữa hai con sông Orkhon và Toula; nơi đây có con đường của các thương đoàn
vắt ngang qua, đường khởi từ nước Kim tới xứ Nãi Man, Thổ Phồn (thuộc vùng Altai
và Dzoungaric).
Được sự giúp đỡ của Tô Ha Rin, Thiết Mộc Chân đã trở nên hùng mạnh. Tin
loan đi khắp miền đồng cỏ là Thiết Mộc Chân lãnh đạo quân đoàn Khắc Liệt, khắp bốn
phương người Mông Cổ trùng trùng kéo về, đứng dưới bóng cờ của Thiết Mộc Chân.
Liên quân Mông Cổ - Khắc Liệt dưới quyền điều khiển của Thiết Mộc Chân đại thắng
quân Miệt Nhi. Về cuộc chinh phạt đầu tiên này, sử Mông Cổ chép như sau: “Ba trăm
người đã tới đột kích đoàn trại Thiết Mộc Chân ở núi Bourkhane bị tàn sát không còn
một mống nào cả, tất cả vợ con của bọn chúng đều bị bắt về làm nô lệ” [15,59].
Sau trận này thanh thế của Thiết Mộc Chân càng mạnh, nhưng điều ngạc nhiên là
tại saoThiết Mộc Chân không tiêu diệt tận gốc bộ lạc Miệt Nhi. Dụng ý của Thiết
Mộc Chân thật khó đoán được. Có thể là để giữ quân bình lực lượng, không muốn
người Khắc Liệt bành trướng thế lực ra, hoặc đề phòng bọn Diệt Xích Ngột đánh úp
lúc vắng mặt. Mặc dù lúc này Tạc Gô Đài không tấn công trại của Thiết Mộc Chân
nhưng Thiết Mộc Chân vẫn đề phòng cẩn mật và không hề xâm phạm tới mục trường


Trang 22


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

của ông ta. Chàng thường tiếp xúc với các bộ lạc phiên thuộc của Tạc Gô Đài, tìm đủ
mọi cách để lôi kéo họ về với mình, Khi thì mở tiệc chiêu đãi, khi thì mời họ cùng săn
bắn và bao giờ cũng chia cho họ phần thịt nhiều hơn…Chẳng bao lâu lần lượt nhiều bộ
lạc gia nhập đoàn trại Thiết Mộc Chân, gây thành một cảnh thịnh vượng, đông đảo vô
cùng và cả các dòng quí tộc Mông Cổ cũng kéo nhau gia nhập đoàn trại của Thiết Mộc
Chân, gây thanh thế lớn và tổ chức lực lượng hùng mạnh..
Như vậy, Thiết Mộc Chân đã khéo léo lôi kéo lực lượng vể phía mình, đó chính
là một tài năng quân sự đưa Thiết Mộc Chân đến với những vinh quang sau này. Chính
tài năng và sức mạnh đó Thiết Mộc Chân đã sớm có được lòng tin của nhân dân và
quân lính: “ Đêm xuống, bọn chiền sĩ quây quần quanh ngọn lửa trại, ca ngợi ngững
chiến công anh dũng của các Khả Hãn xưa và thì thào bảo nhauu là Trời Xanh đã
quyết định sai một người anh hùng xuống thống nhất tất cả các bộ lạc Mông Cổ và rồi
đây, Mông Cổ sẽ khởi binh phục thù tất cả những kẻ đã giày xéo họ” [15,60]. Vị anh
hùng đó không ai khác chính là Thiết Mộc Chân.
- Đại thắng quân Diệt Xích Ngột.
Không bao lâu đoàn trại của Thiết Mộc Chân gồm có 13.000 lều tất cả. Ai cũng
được đối xử đúng với địa vị của mình và giao phó cho một nhiệm vụ xứng đáng. Thiết
Mộc Chân đặt ra một thứ kỉ luật mới nghiêm minh. Không bao giờ chàng tha thứ sự
xâm phạm quyền lợi của kẻ khác. Họ yêu mến chàng đến nỗi không bao giờ gian dối
trong việc đóng góp lợi tức và chàng không phải là một chủ tướng ham lợi: ai tặng cho
món gì, chàng đáp lễ bằng một món khác, giá trị hơn. Hơn nữa lúc nào Thiết Mộc
Chân cũng tỏ quan tâm đến mọi người.

Thiết Mộc Chân lại còn có nhiều sáng kiến chưa ai từng nghĩ đến: bày cho chiến
sĩ một trò chơi, một trò tiêu khiển khá thú vị, không kém gì đi săn hay đi đánh trận, đó
là trò tác chiến. với 13.000 chiến sĩ, Thiết Mộc Chân chia ra làm 13 thiên phu
(Gourane). Một Thiên phu là một đơn vị biệt lập, tự do thao dượt, phát triển. Chiến sĩ
của mỗi đơn vị đều cùng một tộc họ, hoặc cùng một bộ lạc với nhau. Họ dàn những
thế công thế thủ, giao chiến với nhau gần như thật để rèn cho tinh thục binh pháp: hoặc
tấn công ồ ạt, hoặc bất ngờ đánh thốc vào hông đối phương cắt hàng ngũ ra. Trò chơi

Trang 23


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

này quả thích hợp với tinh thần hiếu chiến của quân Mông Cổ. Trò chơi này tập cho
chiến sĩ biết phối hợp khả năng, hoạt động cho đồng đều, luyện tinh thần kỷ luật và
tinh thần đồng đội. Nhờ đó hễ đoàn trại càng đông dân, thì quân sĩ càng thuần phục,
hùng mạnh. Mỗi thanh niên Mông Cổ là một tay thiện xạ, một kỵ binh tuyệt giỏi,
chẳng bao lâu Thiết Mộc Chân biến dân tộc mình thành một dân tộc chiến đấu, một
dân tộc kỵ mã vũ trang, mà khắp thế giới lúc bấy giờ chưa ai biết thực hiện.
Mùa xuân và mùa thu là mùa di chuyển đoàn trại sang mục trường mới. Cuộc
hành trình này thật nguy hiểm vì súc vật đông đảo, đàn bà trẻ con chậm chạp, xe cộ
chở đồ đạc nặng nề,… là một cơ hội tốt cho quân địch tấn công. Nhưng với tài chỉ
huy của Thiết Mộc Chân, mọi người đều thấy không đáng lo ngại nhiều. Thiết Mộc
Chân tổ chức phòng bị rất chu đáo, chú ý đến cả những điều thật nhỏ nhặt. Thiết Mộc
Chân cho một đội kỵ binh trinh sát đi trước, tẻ ra thành hình cánh quạt. Nhiệm sự của
họ là tìm chỗ đóng trại, tìm suối nước trong lành và đồng cỏ tốt, rồi liên lạc trở về báo
cáo kết quả. Lúc chiến tranh thì đội quân này sẽ phát hiện ra những ổ phục kích, hoặc
tóm cổ những tên do thám của địch rải dọc đường.

Tiếp theo là đoàn quân tiền phong, lực lượng khá mạnh, đủ sức đương đầu với
quân địch. Bình thường họ có nhiệm vụ chuẩn bị mọi việc cần thiết để dựng trại, lo
cho đủ nước dùng, sắp đặt cho súc vật tới uống nước có trật tự.
Sau đó đoàn trại mới lên đường, gồm có đàn bà, trẻ con, các đoàn súc vật, xe chở
đồ đạc dụng cụ.
Cuối cùng là quân đoàn phía hậu, giúp đỡ những người dân rớt lại sau: bắt con
thú lạc bầy và đề phòng quân địch xuất hiện phía hậu.
Cũng lúc đó thì quân trinh sát ở các nơi phi ngựa về báo cáo: bọn Diệt Xích Ngột
đông như kiến cỏ đang hướng về đoàn Mông Cổ di chuyển. Thì ra Tạc Gô Đài quyết
định đánh úp đoàn trại của Thiết Mộc Chân, hắn huy động nhiều bộ lạc lân cận, quân
số đông tới 30.000 người.
Mười ba nghìn chống với ba mươi nghìn. Nhưng nhờ trận này, Thiết Mộc Chân
có đầy đủ kinh nghiệm, để giao chiến với lực lượng gấp bội.. Suốt đời trận mạc của
Thiết Mộc Chân, trừ một vài trận, còn thì gần như lúc nào cũng phải đánh với kẻ địch
đông quân số năm, ba lần đông hơn. Lần này Tạc Gô Đài lại có nhiều lợi thế hơn, toàn

Trang 24


Thành Cát Tư Hãn cuộc đời và sự nghiệp

SVTH: Đỗ Thị Loan

là quân khinh kỵ, không vướng víu gì cả, còn bên Thiết Mộc Chân thì đàn bà, trẻ con,
súc vật nặng nề hỗn tạp vô cùng.
Trong phút tối nguy hiểm này, cách đối phó thông thường là đem tất cả xe sắp
thành một vòng tròn, làm vách thành bảo vệ người và súc vật. Các chiến sĩ xông ra
chặn địch, nếu không thắng thì rút vào bức thành xe giữ thế thủ. Đột nhiên, Thiết Mộc
Chân bỏ chiến thuật quen thuộc ấy, cho dàn trận theo một lối mới kỳ lạ. Giao cho phụ
nữ và trẻ con sử dụng cunng tên thủ thành, còn mười ba Thiên phu thì nối nhau giăng

thành một hàng, từ bức thành xe đến một cánh rừng rậm, ngựa không thể xông vào
được. Mỗi Thiên phu dàn thành mười hàng, mỗi hàng dùng một trăm chiến sĩ. Kỵ binh
áo giáp sắt và ngựa có bọc áo da đều sắp ở mặt tiền và mặt hông, trận chiến ác liệt giữa
hai bên diễn ra đến lúc mặt trời vừa khuất sau rặng núi, trận chiến mới kết thúc. Quân
Mông Cổ đại thắng, hơn sáu mươi ngàn quân Diệt Xích Ngột bị giết, bảy mươi viên
tướng bị bắt sống, trong đó có Tạc Gô Đài.
Sau trận này Thiết Mộc Chân được Hội đồng quí tộc bầu lên làm Khả Hãn Mông
Cổ, lúc này Thiết Mộc Chân mới 28 tuổi. Những hành động và việc làm đó chính là
cách chọn người và dùng người của một vị chủ tướng tài giỏi để xây dựng một tổ chức
quân đội hùng mạnh.
- Liên minh với Khắc Liệt chống Thát Đát.
Từ lâu rồi bộ lạc nào cũng có Khả Hãn, tộc trưởng hay thân vương lãnh đạo,
nhưng uy quyền của những người này chẳng đáng kể. Các bộ lạc nay qui phục vị chúa
này, mai qui phục vị chúa khác, hoặc đánh lẫn nhau, hoặc thừa cơ hội quyền chúa suy
yếu họ lật đổ.
Hiểu được những bất trắc thường xảy ra, khi nắm quyền Khả Hãn, Thiết Mộc
Chân dốc tâm củng cố đoàn trại của mình. Ông tuyển những người khỏe mạnh, can
đảm, bắt tập luyện ngày đêm, bắn cung, tác chiến,.. dưới sự lãnh đạo của 4 viên tướng
trung kiên nhất: Bác Nhĩ Truật, Gia Luật Mễ, Mộc Hoa Lê, Biên Gô Đài. Sau một thời
gian những chiến binh này mới được sung vào hàng ngũ chính qui. Chẳng bao lâu vị
Khả Hãn trẻ tuổi đã thành lập được một đạo binh thường trực tinh nhuệ và trung thành
tuyệt đối. Ngoài bộ lạc Mông Cổ ông còn lên minh với các bộ lạc khác trong khắp lãnh
thổ. Để bảo vệ các phiên thần trong lúc nguy hiểm, ông tổ chức một hệ thống liên lạc

Trang 25


×