Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.38 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHÙNG HOÀNG ĐÔNG

SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHÙNG HOÀNG ĐÔNG

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


.
5 năm 2015

Phùng Hoàng Đông

TRƢỞNG KHOA

PGS.TS. Đàm Thị Uyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

PGS.TS Đàm Thị Uyên
.

.

.

.
5 năm 2015
luận văn
Phùng Hoàng Đông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii


/>

Trang

Trang bìa phụ
........................................................................................................ i
........................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng ............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................4
6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................4
7. Bố cục của luận văn ..........................................................................................5
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THOÁT LÃNG TỈNH LẠNG
SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX..........................................................................8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................8
1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính của Thoát Lãng qua các thời kỳ lịch sử ...12
1.3. Dân cư ..........................................................................................................14
1.3.1. Dân tộc Nùng ............................................................................................16
1.3.2. Dân tộc Tày...............................................................................................17
1.3.3. Dân tộc Kinh .............................................................................................19
Tiểu kết ...............................................................................................................22
Chƣơng 2. KINH TẾ CHÂU THOÁT LÃNG TỈNH LẠNG SƠN NỬA
ĐẦU THẾ KỶ XIX ...........................................................................................23

2.1. Chế độ sở hữu ruộng đất ..............................................................................23
2.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX theo
địa bạ Gia Long 4 (1805)....................................................................................23
2.1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỉ XIX theo
địa bạ Minh Mệnh (1840) ...................................................................................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

2.2. So sánh tình hình sở hữu ruộng đất ở châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ
XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840). .........................38
2.2.1.Tình hình sở hữu ruộng đất tư ...................................................................39
2.2.2. Quy mô sở hữu theo nhóm họ ở hai thời kỳ .............................................40
2.2.3. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức dịch .........................................44
2.3. Tình hình kinh tế..........................................................................................46
2.3.1. Nông nghiệp .............................................................................................46
2.3.2. Thủ công nghiệp .......................................................................................54
2.3.3. Thương nghiệp..........................................................................................58
2.4. Tô thuế .........................................................................................................60
2.4.1. Tô thuế thời Gia Long ..............................................................................60
2.4.2. Tô thuế thời Minh Mệnh...........................................................................61
Tiểu kết ...............................................................................................................62
Chƣơng 3. VĂN HÓA CỦA CHÂU THOÁT LÃNG NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XIX ..............................................................................................................64
3.1. Văn hóa vật chất ..........................................................................................64
3.1.1. Nhà cửa .....................................................................................................64
3.1.2 Làng bản ....................................................................................................66
3.1.3. Trang phục ................................................................................................69
3.1.4. Ăn uống ....................................................................................................71
3.2. Văn hóa tinh thần .........................................................................................73

3.2.1 Tín ngưỡng tôn giáo ..................................................................................78
3.2.2 Ngôn ngữ, văn học và tri thức dân gian ....................................................83
3.2.3 Các ngày tết và lễ hội truyền thống ...........................................................89
Tiểu kết ...............................................................................................................92
KẾT LUẬN........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................97
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP: Đại học Sư phạm
KHXH: Khoa học Xã hội
M.s.th.t: Mẫu, sào, thước, tấc
Ví dụ: 10 mẫu 1 sào 3 thước 5 tấc sẽ được viết tắt là 10.1.3.5
Nxb: Nhà xuất bản
Gs: Giáo sư
PGS: Phó giáo sư
TS: Tiến sĩ
TTLTQG I: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
GD: Giáo dục
Tr : Trang
TCN: Trước Công nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Các dân tộc ở Văn Lãng .................................................................... 15
Bảng 2.1: Thống kê tình hình ruộng đất của châu Thoát Lãng
theo địa bạ Gia Long 4 (1805)………………………………………………...24
Bảng 2.2: Thống kê quy mô sở hữu ruộng đất của 15 xã thôn có địa bạ Gia
Long 4 (1805).................................................................................... 25
Bảng 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở châu Thoát Lãng (1805) ................... 26
Bảng 2.4: Bình quân sở hữu của một chủ .......................................................... 26
Bảng 2.5: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ............................................ 27
Bảng 2.6: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân ........................................... 29
Bảng 2.7: Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức dịch (1805) ........................ 30
Bảng 2.8: Thống kê tình hình ruộng đất của châu Thoát Lãng theo địa bạ
Minh Mệnh 21 (1840) ....................................................................... 31
Bảng 2.9: Tổng diện tích các loại ruộng đất của Thoát Lãng. .......................... 32
Bảng 2.10: Quy mô sở hữu ruộng đất của 12 xã thôn có địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .. 32
Bảng 2.11 : Quy mô sở hữu ruộng tư của các chủ ............................................. 33
Bảng 2.12 : Bình quân sở hữu một chủ theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ...... 34
Bảng 2.13: Thống kê diện tích phụ canh và sở hữu của chủ nữ ........................ 35
Bảng 2.14 : Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ .......................................... 36
Bảng 2.15 : Tình hình sở hữu ruộng tư của các chức dịch................................. 37
Bảng 2.16: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của Thoát Lãng .................. 38
Bảng 2. 17: So sánh qui mô sở hữu ruộng đất tư ............................................... 39
Bảng 2.18: So sánh quy mô sở hữu của các nhóm họ của 11 xã có địa bạ 2
thời điểm lịch sử................................................................................ 41
Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21(1840) ..................................................... 41
Bảng 2.19 : Tình hình sở hữu của các chức dịch 1805- 1840 ........................... 45
Bảng 2.20: Thuế ruộng đất công, tư khu vực 3 thời Gia Long .......................... 60
Bảng 2.21: Thuế ruộng của vùng dân tộc thiểu số phía Bắc thời vua Minh Mệnh... 61


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

,

.

qua quá trình kha

,

.

.

:

(V

.

Việc nghiên cứu về một kì lịch sử của Thoát Lãng (nửa đầu thế kỉ XIX)
không những góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về đời sống kinh tế,

chính trị, xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của các dân
tộc vùng đất Thoát Lãng nửa đầu thế kỉ XIX mà còn góp phần làm cơ sở cho
việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: Đại đoàn kết
dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống
mới trên mảnh đất Thoát Lãng giàu truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

M

.

:





của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc với
các chủ đề khác nhau từ việc tìm hiểu tiến trình lịch sử từ nguồn gốc đến nay,
tình hình phát triển kinh tế, phân bố dân cư cho đến những biến đổi về văn hoá
dân tộc ở các địa phương. Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập trực tiếp
hoặc gián tiếp đến từng lĩnh vực hoặc khía cạnh nào đó của lịch sử địa phương.


thực hiện đề tài.
Cuốn “Đại Nam Nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, NXb
Thuận Hóa - Huế, xuất bản năm 1992, đề cập một vài nét đến vị chí địa lý, hình
thế núi sông, phong tục tập quán của châu Thoát Lãng.
Tác phẩm “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” của Hoàng Nam, Nxb văn hóa
dân tộc, Hà Nội, xuất bản năm 1992. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những
kinh nghiệm trong sản và xuất, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, với những
nghi lễ trong tang ma, cưới gả cũng như các phong tục tập quán từ xa xưa của
đồng bào Nùng nói chung. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về văn hóa
của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn nói chung và châu Thoát Lãng nói riêng.
Cuốn “Thổ Ty Lạng Sơn trong lịch sử” của tác giả Nguyễn Quang Huynh,
do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2011, đã khái quát về chế độ thổ ty
trong lịch sử, vai trò, vị trí của các dòng họ phiên thần, thổ ty ở Lạng Sơn đối
với quê hương, đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

Luận văn thạc sĩ “Huyện Thất Khê (Lạng Sơn) thế kỷ XIX” của tác giả Lục
Thị Thùy, bảo vệ tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên năm 2014. Luận văn đã
trình bày đặc điểm tự nhiên, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất, sự phát
triển kinh tế, đặc điểm văn hóa của huyện Thất Khê, một huyện giáp gianh mạn
bắc của Thoát Lãng.
Cuốn “Địa chí Lạng Sơn”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, xuất bản
năm 1999. Cuốn sách đã trình bày cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh
Lạng Sơn cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, đến nay chưa có một công trình nghiên nào nghiên cứu một
cách toàn diện về châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX. Chính vì thế, chúng tôi

quyết định chọn đề tài “Châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX”
với mong muốn góp phần thiết thực vào khôi phục diện mạo lịch sử của địa
phương, phát huy những giá trị vốn có của lịch sử văn hóa của các dân tộc tại
Thoát Lãng nói riêng và của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

:

-

.

-

:

+ Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về châu Thoát Lãng - Lạng Sơn
khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX.
+ Phạm vi không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu châu Thoát Lãng theo địa
giới lãnh thổ nửa đầu thế kỷ XIX với 5 tổng 20 xã.
4. Mục đích nghiên cứu

.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

-

:
Bao gồm một số sử sách và địa chí cổ:

,K
,

. Các sách

chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử, văn hóa người Tày, Nùng,
Kinh… Của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học.
- Nguồn tư liệu địa bạ:
Luận văn sử dụng 27 đơn vị địa bạ. Trong đó có 15 đơn vị địa bạ có niên đại
Gia Long 4 (1805), 12 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh (1840). Có 11 xã
có địa bạ ở hai thời điểm 1805 và 1840. Các bản địa bạ đều là bản chính hiện đang
lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, tất cả các xã của châu Thoát Lãng
đều có địa bạ, đó là cơ sở để cho chúng tôi khôi phục lại tổ chức làng xã, kết cấu
kinh tế - xã hội của châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.
-

.
Trong

.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tiên của Thoát Lãng
trong giai đoạn lịch sử trung đại của Việt Nam.
-


-

, cung

.
- Lần đầu tiên công bố 27 tập địa bạ của châu Thoát Lãng được khai thác
tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội. Trên cơ sở khai thác hầu hết các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

thông tin trên các địa bạ đó, so sánh đối chiếu về ruộng đất công, tư qua hai
thời điểm 1805, 1840 rút ra một số nhận xét bước đầu về tình hình văn hóa kinh tế - xã hội và ruộng đất của Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX.
- Khôi phục lại những nét văn hóa tiêu biểu gắn với vùng miền, góp phần
vào việc duy trì và phát triển nền văn hóa đã và đang tồn tại ở địa phương, mở
rộng sự hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam thời phong kiến.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát về châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX
Chƣơng 2: Kinh tế châu Thoát Lãng tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX
Chƣơng 3: Văn hóa của châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN
(Nguồn: Địa chí Lạng Sơn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

(Nguồn: Địa chí Lạng Sơn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THOÁT LÃNG TỈNH LẠNG SƠN
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Châu Thoát Lãng nay là huyện Văn Lãng là huyện vùng cao biên giới
nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, nằm trong khoảng tọa độ 22º vĩ bắc,
107º kinh đông, thị trấn huyện lỵ cách thị xã Lạng Sơn khoảng 30 km về phía
tây bắc, phía bắc giáp huyện Tràng Định, phía nam giáp huyện Cao Lộc, phía
tây giáp hai huyện Văn Quan và Bình Gia. Phía đông giáp huyện Bằng Tường
tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đường biên giới giáp Trung Quốc dài 36 km,
qua 5 xã Trùng Khánh, Thụy Hùng, Thanh Long, Tân Thanh và Tân Mỹ.
Theo cuốn Đại Nam nhất Thống Chí đã chép: “Châu Thoát Lãng thuộc

tỉnh Lạng Sơn, cách phủ 69 dặm về phía bắc, Đông Tây cách nhau 97 dặm,
Nam Bắc cách nhau 103 dặm, phía Đông đến địa giới Châu Lộc Bình phủ
Tràng Khánh 65 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Văn Quan và địa giới huyện
Thạch An tỉnh Cao Bằng 32 dặm, phía Nam đến địa giới châu Ôn 57 dặm, phía
Bắc đến huyện Thất Khê và địa giới các châu Bằng Tường và Thượng Thượng
Thạch nước Thanh 46 dặm” [40, tr.432].
Sau này, sách Đồng Khánh dư địa chí miêu tả chi tiết về vị trí xưa của
châu Thoát Lãng: “Phía nam giáp tới châu Văn Uyên và huyện Văn Quan. Phía
bắc giáp huyện Thất khê và châu Văn Uyên. Phía Đông giáp châu Lộc Bình.
Phía Tây giáp huyện Thất Khê” [61, tr.607].
Tổng diện tích Thoát Lãng hiện nay là 584,87 km², Văn Lãng nằm gọn
trong vùng máng trũng Cao - Lạng, thuộc khu vực đông bắc Bắc Bộ. Do đó về cơ
bản Văn Lãng là vùng núi thấp, thung lũng bồn địa và địa hình đá vôi (Địa hình
cacxtơ). Trong đó đồi núi chiếm ưu thế độ cao thường 300 - 600m. Núi cao nhất là
huyện là núi Khau Tinh (Khau Slin) cao 985m ở xã Nam La giáp Bình Gia. Thứ
hai là Khau Cư (Khau Khú) cao 849m ở xã Thanh Long.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

Có hai dạng đồi chính là Sa Điệp thạch và đồi Riôlít, có một ít là đồi đá
mắcmabazơ. Núi đá vôi tập trung chủ yếu ở bắc Na Sầm và một vài khối nhỏ ở
phía nam Khau cư, Lũng Lừa, Lùng Cáu, Tà Lài, bắc Đồng Đăng. Đá vôi có
tuổi cổ sinh thượng (cacsbon - pecsmi) mầu xám sáng. Ở đây có núi Diễm
Trận, núi Tà Lài nổi tiếng, có nhiều hang động, đền chùa cổ. Trên bồn địa và
thung lũng sông suối có phù sa màu mỡ rất thích hợp cho cây lúa và các hoạt
động kinh tế khác.
Thoát Lãng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung

bình năm trên 210C, có hai mùa lạnh, khô và nóng ẩm rõ rệt. Do vị trí địa lý
nên Văn Lãng bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc sớm và mạnh nhất, gió mùa
đông nam và bão đi vào khó khăn hơn vì bị cánh cung Bắc Sơn cản trở. Thời
gian có nhiệt độ trung bình dưới 200C, là năm tháng (từ tháng 11 đến tháng 3),
trong đó có ba tháng lạnh nhất (tháng 12, 1 và 2). Mùa hè nhiệt độ trung bình từ
250C, từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa mưa, tháng 7, tháng 8 có mưa lớn nhất,
lượng mưa hàng năm trên dưới 1500 mm.
Thoát Lãng là châu huyện miền núi, có địa hình phức tạp, không thuận
lợi cho phát triển mạng lưới giao thông. Sách Đồng Khánh dư địa chí có ghi
chép về tình hình giao thông của châu Thoát Lãng như sau:
“- Một đường dịch lộ từ bờ sông kỳ cùng ở phía đông nam đi vào châu
hạt ở hai xã Vĩnh Trại, Hoàng Đồng, giáp địa phận châu Văn uyên, dài 9 dặm,
110 trượng, 5 tấc. Lại từ trạm Lạng Uyên châu Văn Uyên đi vào châu hạt ở
Lạng Trọng, qua trạm Lạng du ở sông Bác Đức dài 47 dặm, 125 trượng.
- Một đường nhỏ từ phố Kỳ Lừa chuyển lên phía đông bắc, qua các xã
Thạch Đạn, Trừ Trĩ đến ải Bắc Cáp giáp châu Thượng Thạch nước Thanh, đi
khoảng một ngày.
- Một đường nhỏ từ châu lỵ cũ ở phố Đồng Văn đi lên phía bắc, qua các
xã Hữu Thu, An Hóa, Kỳ La, Lạc Khư, Khánh Môn, đến giáp xã Thạch Mạt
châu Văn Uyên, đi khoảng một ngày” [61, tr. 607].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

Các tuyến đường này giữ vai trò quan trọng trong việc thông thương đi
lại của cư dân Thoát Lãng cũng như buôn bán trao đổi hàng hóa, tiếp xúc và
giao lưu văn hóa của cư dân địa phương với các địa phương lân cận. Tuy nhiên
các tuyến đường này đều là đường đất nhỏ hẹp.

Ngày nay, huyện Văn Lãng có mạng lưới giao thông khá thuận tiện cho
việc giao lưu buôn bán và mở mang phát triển kinh tế: đường ra cửa khẩu Tân
Thanh dài 4,5 km, đường 279 chạy qua trung tâm huyện, đường Hội Hoan Văn Mịch. Các tuyến đường này nối từ trung tâm huyện đến Tràng Định, Bình
Gia, Cao Lộc. Đường dân sinh Na Sầm - xã Hoàng Văn Thụ dài 22 km, Na
Sầm - Hội Hoan 30 km, Na Sầm - Bắc La 18 km, Na Sầm Thanh Long 15 km.
Giữa các thôn bản là mạng lưới đường mòn.
Quốc lộ 4A là huyết mạch giao thông chính của huyện, nối liền trung
tâm huyện với thị xã Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng (Qua Tràng Định). Đường rải
nhựa chất lượng tốt, năng lực vận chuyển lớn. Đường xuống xã chủ yếu là
đường đất thường xuyên phải tu sửa, mùa mưa gặp rất nhiều trở ngại.
Ngoài đường bộ, sông Kỳ Cùng còn là một đầu mối giao thông quan
trọng trong việc giao lưu hàng hóa giữa các xã dọc triền sông với thị trấn Na
Sầm và có một thời đã giao lưu tới tận Long Châu (Trung Quốc)
Hệ thống thông tin liên lạc trong những năm gần đây cũng được chú ý
trang bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài bưu
điện huyện còn có bưu cục Tân Thanh. Tất cả đã được hòa mạng diện thoại nên
việc liên lạc giữa nhân dân trong vùng và nơi khác tương đối thuận lợi.
Đất đai của Thoát Lãng hiện nay chia thành các loại như sau: đất nông
nghiệp 29.977,26 ha, đất lâm nghiệp: 12.373,34 ha, đất nuôi trồng thủy sản:
47,34 ha. Còn lại đất xây dựng cơ bản, sông suối, ao hồ và đất không sử dụng
được vào khai thác nông lâm nghiệp.
Thoát Lãng có hai cấu trúc hình thái của hai kiểu rừng không khác nhau
nhiều: Cây rụng lá phổ biến là cây sau sau, bồ đề, ngành nghạnh, cây xanh
quanh năm có lim, dẻ, de, nghiến, trai trên núi đá. Thảm thực vật rừng rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10

/>

phong phú, đa dạng, cho phép phát triển các cây trồng nhiệt đới, phát triển cây
công nghiệp lâu năm như hồi, trẩu, sở...

Thoát Lãng có hai hệ thống sông chính là Kỳ Cùng và Bắc Giang. Sông
Kỳ Cùng có chiều dài chảy qua địa phận huyện là 33 km qua phần đất nam tây nam, chảy qua trung tâm huyện rồi đổ về hướng bắc.
Sông Kỳ Cùng: “Thượng lưu từ xã Phượng Thủy châu Lộc Bình đổ vào
các xã Vĩnh Trại, Hoàng Đồng thuộc châu hạt, rồi chảy qua các tổng Vĩnh Dật,
Nhân Lý châu Văn Uyên, các tổng Phú Xá, Chu Túc huyện Văn Quan, rồi lại
đổ vào địa phận của bản huyện ở các xã Trung Sơn, Hữu Thu, Tân Lang, Xung
Quán rồi chảy vào xã Bác Đức (xã này đến nay vẫn còn Xiêu Tán), gọi là sông
Bác Đức, sông này hợp dòng với một nhánh phía bên tả là sông Văn Mịch, rồi
lại đi vào địa phận huyện Thất Khê, lòng sông có nhiều ghềnh thác, chỗ nông
sâu khác nhau. Mùa nước lớn thì thuyền nhỏ có thể được. Ngoài ra đều là các
khe suối nhỏ ven theo núi, rồi đổ vào sông Kỳ Cùng” [ 61, tr.609].
Sông Bắc Giang chảy qua xã Bắc La dài 5 km. Có bốn con suối chính
là: Tân Mỹ, Khuổi shin, Khuổi Rào, Thanh Long. Hai bên bờ sông suối là
những cánh đồng nhỏ, độ cao từ 3 - 10m so với mặt nước, có thể đặt các cọn
nước hoặc trạm bơm rất thuận tiện. Ngoài các hệ thống sông suối ra, trên địa
bàn Huyện còn có các hồ, đập lớn, nhỏ như: Nà Pàn (Hoàng Văn Thụ); Kéo
Páng (Nhạc Kỳ); Nà Piya (Tân Việt)…có khả năng phục vụ nước tưới cho sản
xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, đặc điểm, vị trí địa lý tự nhiên của Thoát Lãng thuận tiện
cho việc phát triển kinh tế nhiều mặt như thương mại, dịch cụ, nông lâm nghiệp
và chăn nuôi đại gia súc. Hệ thống núi đá vôi, bãi cát rất thuận lợi cho ngành
sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên Thoát Lãng là huyện ít mưa, mùa khô
sông suối thường khô kiệt, mùa mưa thì lũ cuốn nên thường xuyên ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính của Thoát Lãng qua các thời kỳ lịch sử
Tỉnh Lạng Sơn: Thời Trần, Thái Tông đổi 24 lộ thành 12 lộ phủ trong

đó có tên Lạng Châu tức Lạng Sơn. Dưới thời Trần, Lạng Sơn còn gọi là Lạng
Giang trấn. Sang đầu thế kỷ XV nhà Minh xâm lược và thôn tính toàn bộ nước
ta. Tháng 6 năm 1407 nhà Minh lập ra 15 phủ gồm 36 châu 181 huyện, 5 châu
trực thuộc thẳng vào quận gồm 29 huyện, Lạng Sơn lúc đó có tên là phủ sách.
.Thời Nguyễn một lần nữa các địa danh, địa giới lại được thay đổi. Năm Minh
Mệnh thứ 12 (1831) gọi trấn Lạng Sơn thành tỉnh Lạng Sơn.
Năm 1836 Minh Mệnh đặt chức lưu quan ở các châu huyện của toàn tỉnh
Lạng Sơn. Tức là chế độ bổ nhiệm quan lại của triều đình Trung ương có thể
thay đổi mà không phụ thuộc vào địa phương. Điều đó thể hiện quyền cai trị
của chính quyền phong kiến Trung ương đã mạnh hơn trước, đã bỏ được chế độ
tù trưởng thế tập trước đây, chính quyền phong kiến mang tính thống nhất tập
trung cao hơn.
Năm 1836 Minh Mệnh lại cắt 4 châu, huyện phía Bắc sông Kỳ Cùng là
châu Văn Uyên huyện Văn Quan, huyện Thất Khê, châu Thoát Lãng thành lập
phủ mới là phủ Tràng Định, từ 1836 Lạng Sơn chính thức có 2 phủ là phủ
Tràng Khánh và phủ Tràng Định cùng 7 châu huyện. Cơ cấu tổ chức hành
chính này được duy trì cho đến cuối thế kỷ XIX.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Thoát Lãng nhiều lần thay đổi tên gọi và
địa giới hành chính.“Châu Thoát Lãng từ thời thuộc Minh về trước gọi là huyện
Thoát. Đầu thời Lê gọi là châu Thoát Lãng. Phiên thần họ Nguyễn Đình thế
tập. Đầu thời Gia Long vẫn theo như thế. Đầu thời Minh Mệnh đặt thổ mục
làm phó tri châu, sau lại lấy thổ ty làm thổ tri châu. Năm thứ 16 bắt đầu đặt
lưu quan, năm thứ 17 do phủ kiêm lý, năm Thiệu Trị thứ 4 do phủ kiêm nhiếp.
Lãnh 5 tổng, 32 xã phố, châu lỵ ở xã Chung Sơn nay bỏ” [40, tr. 433].
Hiện nay châu Thoát Lãng là hợp nhất của hai huyện Văn Uyên và Thoát
Lãng. Danh từ còn giữ lại hai âm cổ “Văn” và “Lãng” tức châu Văn Uyên thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>


Lý, sau là châu Thoát Lãng. Trong Ức Trai Dư địa chí, Nguyễn Trãi viết “Văn
Uyên” có đồng, bạc, Thoát Lãng có voi Trắng khi nào có lệnh thì tiến dâng”.
Ngược thời gian tìm tên gọi từ xa xưa, đời Hùng Vương, cùng với Lạng
Sơn gọi là Lục Hải, thời Đinh thuộc Lạng Châu, Lạng Sơn. Thời Lý - Trần gọi
là Thoát Lạc, Thoát Lãnh, Thoát Huyện. Đất đai của Thoát Lãng kéo dài xuống
tận Kỳ Lừa, Đông Kinh, Bảo Lâm (Cao Lộc). Cuốn Lịch Triều hiến chương
loại chí của Phan Huy Chú viết “Qua sông là châu Thoát Lãng có động Tam
Thanh, núi Vọng Phu…”. Các bia ở Kỳ Lừa, Tam Thanh, Nhị Thanh còn khắc
rõ ràng địa danh xã Vĩnh Trại châu Thoát Lãng.
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (các tỉnh Hà Tĩnh trở
ra) được biên soạn vào giữa đời vua Gia Long (năm 1810 đến 1819) châu Thoát
Lãng gồm có: “5 tổng 20 xã. Tổng Trừ Trĩ (Trừ Trĩ, Hoàng Đồng, Vĩnh Trại,
Thạch Bi). Tổng Hữu Thu (Hữu Thu, Chung Sơn, Trà Nham, Tân Lang). Tổng
An Hóa (An Hóa, Kỳ La, Lạc Khư, Khánh Môn). Tổng Xung Minh có 4 xã.(
Xung Minh, Lịch Sơn 3, Du Chàng, Bác Đức). Tổng Lạc Dương (Lạc Dương,
Phi Mỹ, Mông Xá, Hoằng Liệt).
Các phố khách: Kỳ Lừa (2 phố Quảng Đông, Quảng Tây) Đồng Lâm, Long
Nhai, Phái Tạ, Phố Vị, quán Đồng Lai, chợ Nhị Thanh, Kỳ Lừa” [59, tr.90].
Châu Văn Uyên có 7 tổng: Tổng Vĩnh Dật có 5 xã (Vĩnh Dật, Hoa Giáp,
Thượng Hạ Lũng, Đồng Đăng, Châu Chuyển). Tổng Uyên cốt có 4 xã (Uyên
Cốt, Điền Phong, Tiền Hội, Bảo Lâm). Tổng Hành Lư có 4 xã (Hành Lư,
Thanh Mật, Thủy Loan, Thượng Cầm).Tổng Dã Nham có 4 xã (Dã Nham,
Bằng Nhung, Kim Cúc, Trực Tầm). Tổng Quang Bí có 7 xã (Quang Bí, Xuân
Quang, Tuyền Hữu, Bằng Đãng, Quảng Mạc, Hà Quảng, Yên Việt). Tổng
Nhân Lý có 5 xã (Nhân Lý, Thanh Loan, Quân Lao, Thám Xuân, Hùng Thắng).
Tổng Hóa Nhân có 2 xã (Hóa Nhân, Dưỡng Mông). Các phố Khách: Đồng
Đăng, Nà Hinh, Bằng Khảo, Nà Thường, Nà Phia, quán Đồng Đăng.
Từ năm 1891, thực dân Pháp vẫn duy trì hai đơn vị hành chính châu. Thị
trấn Đồng Đăng là châu lỵ Văn Uyên, thị trấn Na Sầm là châu lỵ Thoát Lãng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13


/>

Từ 1945 đổi châu thành huyện và vẫn giữ nguyên ranh giới hai đơn vị hành
chính đó.
Tháng 8 - 1964, hai huyện Văn Uyên, Thoát Lãng hợp nhất thành huyện
Văn Lãng, huyện lỵ đặt tại thị trấn Na Sầm. Năm 1981 theo nghị quyết số
246/CP ngày 10 - 06 của hội đồng chính phủ tách thị trấn Đồng Đăng và sáu xã
Song Giáp, Thụy Hùng A, Hồng Phong, Bảo Lâm, Phú Xá, Bình Trung Sáp
nhập vào huyện Cao Lộc cùng tỉnh. Đồng thời sáp nhập xã Hành Thanh,
Phượng Long thành xã Thanh Long, sáp nhập hai xã Tân Yên và Mỹ Cao thành
Tân Mỹ. Đến nay, huyện Văn Lãng có 20 đơn vị hành chính bao gồm: 19 xã
(Tân Việt, Trùng Quán, Trùng Khánh, Thuỵ Hùng, Thanh Long, Nam La, Hội
Hoan, Gia Miễn, Bắc La, Tân Tác,Tân Lang, An Hùng, Thành Hoà, Hoàng
Việt, Tân Thanh, Tân Mỹ, Hoàng Văn Thụ, Hồng Thái, Nhạc Kỳ) và 1 thị
trấn Na Sầm.
1.3. Dân cƣ
Lịch sử châu Thoát Lãng gắn liền với sự xuất hiện của con người trên
đất Lạng sơn. Ngày nay, nhân dân vùng Thoát Lãng xưa còn lưu truyền những
câu truyện truyền miệng kể về nguồn gốc của người Tày. Qua các truyền thuyết
và di chỉ khảo cổ khai quật được sự phát triển liên tục của con người trên đất
Lạng Sơn cũng như ở khu vực Thoát Lãng từ thời đồ đá cũ đến sơ kỳ thời đại
kim khí.
Như vậy, con người đã tụ cư ở châu Thoát Lãng từ rất sớm, hình thành
nên bộ lạc của người Tày cổ mà sử sách gọi là bộ lạc Tây Âu. Trải qua quá
trình lịch sử, Thoát Lãng đã tiếp nhận các tộc người từ nhiều vùng khác đến
sinh sống người Kinh, từ đồng bằng sông Hồng lên, người Nùng, Hoa, Dao, …
từ Trung Quốc sang. Mặc dù đến Thoát Lãng vào những thời điểm khác nhau
nhưng đến nửa đầu thế kỷ XIX, hầu hết các dân tộc đều có mặt tại vùng đất
này. Khi nghiên cứu về tình hình dân cư châu Thoát Lãng nửa đầu thế kỷ XIX,

chúng tôi không bó hẹp trong dân số của các xã, huyện trước đây thuộc vùng Thoát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

Lãng mà mở rộng ra một số địa bàn xung quanh để tìm hiểu nguồn gốc dân cư một
cách khách quan và khoa học hơn. Bởi lẽ, trong lịch sử, có thể có một số tộc người,
dòng họ vốn cư trú ở châu Thoát Lãng chuyển đi các vùng khác sinh sống.
Theo sách: Đồng khánh địa dư chí: Người Thổ và người Nùng là những
cư dân đầu tiên sinh sống tại nơi đây. Còn theo sách Đại Nam nhất thống chí
thì vùng này dòng họ Nguyễn Đình nối đời cai trị
Trong tổng số 17 dân tộc thiểu số sống ở 6 tỉnh phía bắc Việt Nam, tại
tỉnh Lạng Sơn có 7 tộc người sinh sống, cư trú lâu dài, thuộc 4 nhóm: nhóm
ngôn ngữ Tày - Thái, nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, nhóm ngôn ngữ Việt Mường, nhóm ngôn ngữ Hán - Hoa.
Theo số liệu thống kê dân số của huyện Văn Lãng tính đến năm 2012 có
53.873 nhân khẩu được phân bố theo các dân tộc như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các dân tộc ở Văn Lãng
Dân tộc

STT

Số dân

Tỷ lệ %

1

Nùng

31644


62.2017

2

Tày

14280

28.0708

3

Kinh

4698

9.2345

4

Hoa

200

0.3924

5

Mường


21

0.0418

6

Sán Rìu

10

0.0199

7

Sán Chay

9

0.0179

8

Gia Rai

2

0.0040

9


Dao

2

0.0040

10

H mông

5

0.0100

11

Thái

1

0.0020

50.873

100%

Tổng cộng

Ghi chú


Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lãng năm 2012

Bảng thống kê thành phần các dân tộc huyện Văn Lãng ( Bảng 1.1) cho
thấy tại Văn Lãng có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó tập trung nhiều nhất là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

dân tộc Nùng, Tày thuộc ngữ hệ Tày - Thái, Kinh thuộc nhóm ngữ hệ Việt
Mường, Hoa thuộc nhóm ngữ hệ Hoa - Hán.
Các dân tộc ở đây cư trú thành nhóm khá rõ rệt. Đồng bào Tày, Nùng cư
trú ở những thung lũng thấp tương đối bằng phẳng, đồng bào Kinh, Hoa sống ở
các khu vực trung tâm.
Qua các tư liệu lịch sử, truyền miệng và việc khảo sát thực tế, có thể
được những nét khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc, quê quán của các dân
tộc tại Thoát Lãng.
1.3.1. Dân tộc Nùng
Nùng là một dân tộc ít người, dân tộc Nùng tự gọi mình là người Nùng
hay Nồng. Tộc danh lúc đầu là tên chỉ dòng họ Nông, một trong bốn dòng họ
đông người, có thế lực lớn nhất là Nùng, Hoàng, Chu, Vi thống trị Tả, Hữu
Giang (Miền đất thuộc Cao Bằng và Nam Quảng Tây - Trung Quốc) dưới đời
Đường. Đứng thứ 7 về số lượng dân cư trong Danh mục các thành phần dân tộc
Việt Nam của Viện dân tộc học, xuất bản năm 1979, bao gồm nhiều nhóm địa
phương khác nhau, cư trú phân tán ở vùng núi phía Bắc, tạo nên sự phong phú,
đa dạng của sắc thái văn hoá Việt Nam.
Theo Lê Quý Đôn:“Giống người Nùng đều là người mười hai thổ châu ở
Tiểu Trấn Yên Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phù Châu, Thái Bình, Lôi
Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng trọt cùng
chịu thuế khoá, lao dịch mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú

ngụ đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường cấp
cho họ một số ruộng làm khẩu phần bắt họ chịu binh xuất. Các xứ Lạng Sơn,
Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này” [20, tr.391]. Một số nhóm
người Nùng mang tộc danh gắn liền với tên lãnh thổ (Trung Quốc) trước khi
đến Việt Nam như các nhóm sau: Nùng An gốc ở An Kết châu Long An huyện;
Nùng Phàn Sình quê ở Vạn Thành Châu; Nùng Cháo quê ở Long Châu; Nùng
Inh quê ở Long Anh; Nùng Lòi quê ở Hạ Lôi; Nùng Quý Rịn quê ở Quy Thuận
(Quảng Tây).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16

/>

Người Nùng ở Thoát Lãng nói riêng và ở Việt Nam nói chung đã thiên di
từ Trung Quốc vào nước ta từ rất sớm: “Người Nùng ở Việt Nam có chung
nguồn gốc với người Nùng (nay là dân tộc Choang) ở Quảng Tây - Trung
Quốc. Vào cuối thế kỷ I trước Công nguyên, người Nùng đã có mặt ở Việt Nam
nhưng thời đó được gọi là người Tày. Những người mang tộc danh Nùng ở Việt
Nam hiện nay mới di cư từ nam Trung quốc vào nước ta cách đây khoảng 3 thế
kỷ” [20, tr.10].
Như vậy, các nhóm tộc Nùng từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang
Việt Nam từ lâu. Điều đó chứng tỏ đồng bào Nùng đã xuất hiện và góp công
vào sự nghiệp phát triển ở Thoát Lãng rất sớm. Đồng bào Nùng Thoát Lãng
chủ yếu di cư từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang, nên hiện nay có khá nhiều
đồng bào địa phương có anh em họ hàng từ xa xưa ở bên Long Châu - Quảng
Tây (Trung Quốc). Đến Thoát Lãng dân tộc Nùng đã hợp sức với cư dân địa
phương đấu tranh, hòa hợp với thiên nhiên, vừa đấu tranh để hòa hợp nội bộ
cộng đồng, đồng thời cùng với cư dân địa phương đấu tranh chống ngoại xâm.
1.3.2. Dân tộc Tày
Tộc danh Tày có lẽ bắt nguồn từ dụng ý của cư dân chuyên nghề cày
ruộng mà bộ nông cụ tiêu biểu là cái cày, tiếng Tày - Thái truyền thống gọi cái

cày là “Mạc Thay” hay “Thây” rồi biến âm thành Tày hay Thái. Từ thế kỷ XV,
người Tày còn được gọi là người Thổ để phân biệt giữa thổ quan địa phương
với lưu quan người Kinh từ dưới xuôi lên. Lưu quan người Kinh bị thổ hóa gọi
là Thổ lưu quan. Thổ trong trường hợp này được hiểu là người bản xứ hay
“Thổ địa”. Từ 1945 trở lại đây trên các loại văn bản, sách báo đều thống nhất
cách gọi là dân tộc Tày. Người Tày ở Lạng Sơn nói chung cũng như Thoát
Lãng nói riêng chiếm số dân đông thứ 2 sau dân tộc Nùng. Người Tày ở Thoát
Lãng có ba bộ phận hợp thành trong lịch sử.
Thứ nhất, bộ phận bản địa từ thời nguyên thủy còn gọi là “Cần tày cốc
đinh mác nhả” nghĩa là “Người Tày gốc hạt đỏ”. Từ thời đại đồ đá chuyển sang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17

/>

×