Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

nhận thức về giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 10 trang )

PHÒNG GD- ĐT PHỤNG HIỆP
TRƯỜNG THCS TÂY ĐÔ

CHUYÊN ĐỀ TỔ VĂN – GDCD

NHẬN THỨC VỀ HĐNGLL
TRONG TRƯỜNG THCS

NĂM HỌC 2011 - 2012



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHUN ĐỀ
TƠ : VĂN – GD
Tên chuyên đề : “ NHẬN THỨC VỀ GDNGLL TRONG TRƯỜNG THCS”
Về tổ chức : Triển khai chuyên đề ở tổ
Đối tượng tham gia : Các GV trong tổ
Phân công :
+ Viết chuyên đề : Cô Kim Trang
+ Xây dựng chuyên đề : Gv trong tổ
+ Báo cáo chuyên đề : Kim Trang
Thời gian báo cáo : 17.04.2012

Phương Bình, 10.12.2011
Người lập kế hoạch

Trần Thò Kim Trang


Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc



BIÊN BẢN
(v/v đóng góp xây dựng chuyên đề)
Vào lúc 13h ngày 06 tháng 02 năm 2012, tổ văn có tổ chức buổi thảo luận xây dựng
chuyên đề tại trường THCS Tây Đô
I.Thành phần : Tổ trưởng và tổ viên
II.Nội dung :
1. Cô Kim Trang báo cáo
- tưởng chuyên đề
(có văn bản kèm theo)
- Về đònh hướng góp ý
2.Ý kiến đóng góp :
- GVCN chưa được đào tạo chuyên sâu để hướng dẫn tiết hoạt động.
- Một số học sinh chưa chủ động tích cực khi tham gia
- Phương tiện hổ trợ hoạt động còn hạn chế(các tín hiệu: chuông, đèn, nhạc…)
- HS vùng sâu nên kiến thức bổ sung cho tiết hoạt động còn hạn chế;việc ổn đònh trật
tự cũng như việc nhận thức về tiết hoạt động còn kém.
- Thời gian thực hiện một hoạt động(45 phút) còn ít.
Đề xuất:
-

Cần có giáo viên chuyên trách hiện tiết hoạt động để hướng dẫn cho học sinh
Hổ trợ phương tiện thiết bò phục vụ tiết hoạt động
Về thực hiện hoạt động cần qui đònh thời gian thực hiện theo khối(không theo lớp)
Chon tiết cuối để thực hiện tiết hoạt động
Biên bản kết thúc vào lúc 15h cùng ngày
Phương Bình,06.02.2012
Người ghi biên bản

Lư Thò Bích Tuyền



NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GDNGLL
TRONG TRƯỜNG THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

-

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động nằm trong nội dung chương trình
bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở. Nội dung hoạt động với nhiều chủ đề phong phú, đa
dạng mang tính giáo dục cao như:Truyền thống nhà trường, uống nước nhớ nguồn, hoà bình
hữu nghị, Bác Hồ kính yêu...
- Thông qua các hoạt động đó giúp học sinh tích luỹ thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội, tác động đến thái độ nhu cầu nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của
học sinh.Góp phần hình thành một số kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, chủ động, sáng tạo , mở
rộng các mối quan hệ, có thái độ đúng đắn, tích cực hoá trong các hoạt động tập thể.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều nội dung phong phú do vậy phương pháp, hình thức
tổ chức cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất, đặc điểm tình hình học sinh
của từng địa phương mà vận dụng cho thích hợp.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách
có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
- Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chương
trình, kế hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong
phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời
gian nghỉ hè khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi,
mọi lúc.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động
giáo dục
Theo cách chia hiện nay, hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia thành 2 bộ phận:
- Hoạt động dạy học trên lớp.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Mỗi bộ phận đều có vị trí chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực trong
hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
2.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ giữa nhà trường
với xã hội


- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của
mình đối với cuộc sống như lao động xã hội, văn hóa văn nghệ, lao động sản xuất… để phục
vụ cuộc sống, xã hội, gắn nhà trường với địa phương.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả
về mặt vật chất và tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục
nói chung.

II. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1. Củng cố, bổ sung kiến thức các bộ môn văn hóa, khoa học
Trong trường THCS, việc dạy học trên lớp được tiến hành theo chương trình, kế hoạch của
Bộ GD-ĐT ban hành. Vì thế, trong khuôn khổ thời gian có hạn, việc mở rộng, khắc sâu kiến
thức gặp nhiều khó khăn. Những hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt tổ, nhóm học tập,
câu lạc bộ… sẽ góp phần củng cố, mở rộng những kiến thức đã học ở trên lớp.
2. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân,
hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường
sống.
3. Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập
vào đời sống xã hội.
4. Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng

tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục.
III. Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú, đa dạng. Nó diễn ra trong
nhà trường với những hoạt động: hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường,
hoạt động của đội ngũ cờ đỏ theo dõi các hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữa giờ
giúp các em học sinh thư giãn cơ bắp, thay đổi hoạt động, hoạt động ca hát, báo trí, nhóm cán
sự… Tất cả hoạt động trên nhằm phục vụ cho việc nắm tri thức khoa học trên lớp và giáo dục
kỷ luật, nề nếp cho học sinh.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường như sinh hoạt câu
lạc bộ, nhà văn hóa, hoạt động lễ hội, tham quan, thưởng thức các loại hình nghệ thuật, vệ sinh
đường phố, lao động công ích… nhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng tri thức, có
điều kiện giao lưu, hòa nhập với đời sống xã hội, gắn “học với hành”.
- Mặt khác, thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá phong phú, cho nên phải sử
dụng thời gian sao cho hợp lý. Các cán bộ quản lý nên nắm đặc điểm này để hướng dẫn các
em có nhiều hoạt động bổ ích.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động xã hội đặc biệt của con người. Nó là
một quá trình biến đổi phức tạp bên trong tâm lý và tính cách học sinh. Trong nhà trường, hoạt
động giáo dục phải được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc: thông qua các giờ dạy trên lớp, qua các
hoạt động vui chơi, thông qua việc hướng nghiệp. Nghĩa là phải thống nhất giữa Trí-Đức; giữa
tình cảm - lý trí; giữa nhận thức và hành động.
- Muốn hình thành, phát triển nhân cách học sinh không thể chỉ đơn thuần trong những giờ lên
lớp mà còn phải thông qua các loại hình hoạt động đa dạng như công tác xã hội, lao động sản
xuất, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, văn hóa thẩm mỹ, vui chơi, tham quan, du lịch…


- Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng giáo dục to lớn: làm nảy sinh
các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới. Qua luyện tập học sinh không chỉ hiểu mà còn biết làm,
biết tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
Ví dụ: Tổ chức chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn
dân sẽ có ý nghĩa giáo dục về nhiều mặt:








Hiểu được ý nghĩa to lớn của ngày Quốc phòng toàn dân.
Học tập tác phong, noi gương phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
Giáo dục lòng biết ơn những người đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quố c
Ý thức hơn trách nhiệm của người học sinh trong việc đền ơn đáp nghĩa và bảo vệ Tổ
quốc.
Hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể (biết cách chuẩn bị, triển khai, tự
đánh giá kết quả trong công việc…)
Giúp các em hiểu nhau, thông cảm với nhau, đoàn kết với nhau hơn thông qua hoạt
động tập thể.

- Tính đa dạng về mục tiêu
Kết quả trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt tới nhiều mục tiêu:
+ Mục tiêu trí dục: nhằm mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh
+ Mục tiêu đức dục: giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong, tình cảm, ý chí nghị lực cho học
sinh.
+ Mục tiêu sức khỏe: rèn luyện sức khỏe.
+ Mục tiêu thẩm mỹ: bồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mỹ (thị hiếu thẩm mỹ) nâng cao năng lực
cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo ra các nét đẹp, đưa các nét đẹp vào cuộc sống.
+ Mục tiêu lao động: rèn thói quen lao động, ý thức lao động, tình yêu lao động.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, không áp
đặt. Vì thế, người cán bộ quản lý cần chú ý tới những nguyện vọng, sở trường, hứng thú của
các em, hướng các em vào những hoạt động sáng tạo, hướng dẫn để các em nâng cao hiệu
quả của giáo dục ngoài giờ lên lớp. Muốn đạt được mục đích yêu cầu đề ra, nội dung và hình

thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phong phú, đa dạng, thực hiện các hoạt động phù hợp
với thực tế địa phương và các phong trào truyền thống. Dựa trên cơ sở đó, học hỏi thêm một
số kinh nghiệm trường bạn, có sáng tác các loại hình hoạt động mới, tránh rập khuôn máy móc.
Từ đó, giáo dục phẩm chất người học sinh.
- Việc đánh giá phẩm chất con người đòi hỏi sự chính xác và tế nhị. Đó là một việc phức tạp.
Tuy vậy, mỗi hoạt động trong trường đều phải tiến hành kiểm tra, đánh giá. Có như vậy khuyến
khích được những hoạt động tốt, hoạt động có hiệu quả. Đồng thời có hướng điều chỉnh, khắc
phục kịp thời những hoạt động chưa tốt hoặc hiệu quả chưa cao.
- Trong quá trình đánh giá, có thể bàn định tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá cũng có thể đánh giá
ở từng khâu, từng hoạt động ở mỗi thời điểm nhất định rồi định ra cách đánh giá chung cho một
học kì và cả năm học.
Ví dụ đánh giá hiệu quả của:


Một buổi lao động.






Một buổi chào cờ đầu tuần, đầu tháng.
Một buổi biểu diễn văn nghệ.
Một chủ điểm.

IV. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1. Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch
- Tính mục đích: Bất kỳ hoạt động nào cũng cần có mục tiêu nhất định. Hoạt động ngoài giờ lên
lớp cũng vậy, người CBQL phải đề ra được mục đích, yêu cầu của hoạt động trong từng học kỳ
và cả năm để đạt tới mục tiêu bậc học và của toàn Ngành.

- Tính tổ chức: Cần có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục xã hội theo
một hệ thống tổ chức nhất định để mang lại hiệu quả.
- Tính kế hoạch: Mọi hoạt động cần có kế hoạch cụ thể, tránh tùy tiện. Từ đó giúp các nhà quản
lý chủ động hơn trong công tác.
2. Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản
- Nếu hoạt động lên lớp là bắt buộc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tự nguyện, tự
giác.
- Có tự nguyện, tự giác thì mới phát huy được sở trường, kế hoạch khả năng của từng học
sinh. Thực tế hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú, đa dạng, học sinh nào cũng có năng
lực sở trường trên lĩnh vực nào thì tham gia ở mặt ấy. Từ đó duy trì hứng thú, phát huy tính tự
quản của các em.
3. Đảm bảo tính tập thể
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tuy là hoạt động tự nguyện, theo sở thích nhưng
không thể hoạt động đơn lẻ kiểu tự do cá nhân mà phải đảm bảo tính tập thể, theo mục đích chỉ
đạo chung. Bởi lẽ kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sản phẩm của sự phối hợp
tập thể, nó đòi hỏi sự cộng tác tích cực của tất cả mọi thành viên trong tập thể. Nhà trường cần
tổ chức, chỉ đạo để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành phong trào thi đua sôi nổi,
thu hút học sinh tham gia của tất cả học sinh một cách hợp lý, cân đối giữa các hoạt động.
4. Đảm bảo tính đa dạng và phong phú
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng nhưu cuộc sống. Vì thế, một mặt
nhà trường nên tìm những hoạt động hấp dẫn để học sinh phát huy năng lực theo bản thân.
Mặt khác nhà trường cũng cần đảm bảo để các em tự hoạt động theo sáng kiến phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi. Người CBQL phải biết tổ chức với nhiều hình thức hoạt động phong phú đa
dạng mới đem lại hiệu quả giáo dục.
- Ví dụ: Các em có sáng kiến tổ chức lao động gây quĩ giúp đỡ các bạn học sinh mồ côi, gia
đình khó khăn để các ban có thể tiếp tục học tập. Từ đó, nhà trường có thể động viên mọi
người cùng tham gia. Kết quả từ một nhóm, một tổ, một lớp có thể nhân lên toàn trường. Hoạt
động này làm tăng tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Thực chất nó mang tính nhân đạo
cao cả.
5. Đảm bảo tính hiệu quả



- Trước khi tiến hành một hoạt động nào đó, ta thường phải tính đến hiệu quả của nó. Hiệu quả
ấy có thể mang lại lợi ích xã hội hoặc hiệu quả giáo dục (góp ý nâng cao chất lượng đào tạo
học sinh).
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ tạo ra hiệu quả là góp phần tuyên truyền chủ trương
chính sách của Đảng, chính quyền địa phương hoặc giáo dục đạo đức, củng cố kiến thức đã
học. Vì vậy, có thể khẳng định, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường thứ hai để
hình thành và phát triển nhân cách, củng cố kiến thức cho học sinh.. Việc tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, qua thực tế đã dẫn dắt các em từng bước đến
với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh nhân loại. Từ đó, giúp các em có
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc
đã để lại để phấn đấu thành những công dân có ích cho đất nước.

V.Một số định hướng về phía GVCN
1. Giáo dục tư tưởng cho học sinh có một thái độ đúng đắn đối với chương trình hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
Cung cấp sẵn chủ đề và nội dung hoạt động ngay từ đầu năm học. Giáo dục tư tưởng không
chỉ chú ý đến đối tượng học sinh mà cần phải chú ý đến mối quan hệ với gia đình- xã hội dể
phối hợp có hiệu quả tốt hơn trong việc học tập của các em.
2.Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp.
Cứ 2-3 em chịu trách nhiệm chính trong việc chọn lựa, đề cử, giao nhiệm vụ cho thành viên
trong từng tổ thực hiện theo kế hoạch của GVCN. Đội ngũ Ban cán sự luân phiên làm việc, chỉ
đạo tốt tất cả mọi thành viên cùng tham gia hoạt động.
GVCN kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch Hoạt động chỉ thông qua Ban cán sự hoạt động này là
được.
3.Tạo môi trường tổ chức hoạt động.
Cần thay đổi không gian, vị trí của từng tổ trong mỗi hoạt động, đảm bảo nhóm hoạt động
hiệu quả, đôi bạn cùng tiến. Khi tổ chức nên sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, chữ V hoặc
vòng tròn, không nên lặp lại 1 kiểu chỗ ngồi, dễ nhàm chán.

Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn để các em tự do phát
biểu những suy nghĩ riêng của mình. GV không nên áp đặt theo 1 ý kiến duy nhất, bất biến, cần
chú ý lắng nghe ý kiến của các em, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo.
4. Đổi mới nội dung tổ chức chương trình.
Tuổi trẻ là những người luôn ưa thích cái mới lạ, sát thực với cuộc sống. GVCN cần định
hướng, đổi mới nội dung hoạt động của chương trình phù hợp với nguyện vọng của học sinh.
Có thể là tọa đàm, thảo luận, thi hỏi đáp, giao lưu,… nhưng phải phù hợp với thời điểm tổ chức.
Hình thức không nên lặp lại, nên tạo nội dung hoạt động sinh động, phong phú,…
5. Cần có sự chuẩn bị chu đáo khi thực hiện hoạt động.
- Khâu chuẩn bị chu đáo
- Luyện tập nội dung hoạt động
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị cần thiết
- Định lượng thời gian
- Chạy thử chương trình hoạt động
- Dự kiến các tình huống xảy ra trong chương trình
Sau mỗi chủ đề hoạt động nên cho HS viết báo cáo thu hoạch ( nhận định kết quả đạt được,
kiến nghị,…). Nên đưa hoạt động này vào nội dung đánh giá ý thức rèn luyện nhân cách của
học sinh để các em làm tốt hơn.
Để Hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là một sân chơi bổ ích, đầy thú vị của học sinh, GVCN
phải hướng dẫn, chỉ đạo, cố vấn học sinh thực hiện tốt. Yếu tố quyết định là sự nỗ lực của các
em, sự định hướng của GVCN…..


B. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tổ chức và hình thức hoạt động
ngoài giờ lên lớp, ở trường THCS làm sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình học sinh và
điều kiện cơ sở vật chất của mỗi địa phương, mỗi trường học là điều cần thiết và rất quan
trọng. Giúp học sinh có được những sân chơi bổ ích, và những giây phút nghĩ ngơi tích cực
sau những giờ học căng thẳng.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện về thể chất lẫn

tinh thần giúp các em tích luỹ thêm nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học
tự nhiên - xã hội, tích luỹ kinh nghiệm, giao tiếp, ứng xử cũng như trong việc đối nhân xử thế
giữa con người với nhau.
Trên đây là nội dung toàn bộ chuyên đề mà TỔ VĂN – GD đầu tư nghiên cứu. Chắc chắn
trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót mong quí thầy cô, các bạn đồng
nghiệp góp ý bổ sung để cho chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

* Một số đề xuất, kiến nghị
-

Cần tăng cường tìm kiếm, mua thêm tài liệu tham khảo để phục vụ cho hoạt động.
Cũng vì chưa có giáo viên chuyên trách ( chủ yếu là do GVCN đảm nhiệm trực tiếp) cố
vấn nên phải bỏ ra nhiều công sức thời gian. Trong khi đó, chế độ bồi dưỡng chưa có,
theo tôi nên tính số tiết cho GVCN làm công tác này. Có như vậy, hiệu quả Hoạt động
ngoài giờ lên lớp sẽ tốt hơn - tạo một sân chơi bổ ích cho các em, định hướng hành
trang vào đời cho học sinh bắt đầu từ hoạt động này.



×