Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Bài giảng ngữ văn 7 bài 19 rút gọn câu 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 13 trang )

NGỮ VĂN 7

RÚT GỌN CÂU

TaiLieu.VN


I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là rút gọn câu, hiểu được tác
dụng của việc rút gọn câu
2.Kĩ năng:
- HS biết cách rút gọc câu trong những trường hợp cần
làm cho câu văn ngắn gọn và dễ hiểu như làm thơ ...
3. Thái độ:
- HS có ý thức rút gọn câu trong những trường hợp cụ
thể và cần thiết để tránh gây sự khó hiểu ở người đọc
khi rút gọn câu

TaiLieu.VN


II/ CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án + SGK + Bảng phụ
HS: Vỡ chuẩn bị bài + SGK + Dụng cụ học tập
III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại +nhóm + qui nạp
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: 1 phút
2. KTBC:
3. Bài mới: 1 phút


* Giới thiệu bài: Một trong những cách làm cho câu văn ngắn gọn và
dễ hiểu vẫn đảm bảo được nội dung của câu văn ta cần phải rút gọn
câu. Tiết học hôm nay giúp các em biết được cách rút gọn câu để cho
câu văn được ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nghĩa.
Tiến trình bài mới.

TaiLieu.VN


• I/ THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU:
• Những câu in đậm trong ví dụ trên bị luợc bỏ thành
phần nào ? Hãy chửa lại cho đúng ?
• VD:
• a) Hai ba người đưởi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu
bảy người đuổi theo nó
• b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội
• - Ngày mai mình đi Hà Nội
* Câu in đậm bị lược bỏ thành phần vị ngữ ở câu (a) và
phần chủ ngữ và vị ngữ ở câu (b)

TaiLieu.VN


Qua sự phân tích cho biết thế nào là câu rút gọn và mục
đích của việc rút gọn câu ?
• * Khi nói hoặc viết có thể luợc bớt một số thành phần
của câu, tạo thành câu rút gọn
• - Mục đích làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh
hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng
trước

• - Ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của
chung mọi người ( luợc bỏ chủ ngữ)

TaiLieu.VN


 GHI NHỚ: Khi nói hoặc viết có thể luợc bớt
một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
• - Mục đích làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh
hơn, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu
đứng trước
• - Ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của
chung mọi người ( luợc bỏ chủ ngữ)

TaiLieu.VN


II/ CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN:
Những câu in đậm như “Nhảy dây” và “kéo co”
thiếu thành phần nào ? có thể rút gọn câu như vậy
không ? vì sao ?
• *- Nhảy dây: thiếu chủ ngữ
• *- Kéo co: thiếu chủ ngữ
 Không thể rút gọn câu như vậy vì làm cho câu văn
khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ
ngữ một cách dễ dàng

TaiLieu.VN



GV: Từ hai VD trên em hãy cho biết khi rút gọn câu cần
chú ý điều gì ?
* Khi rút gọn câu cần chú ý:
• - Không làm cho người nghe người đọc hiểu sai hoặc
hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
• - Không biến câu nói thành câu cộc lốc khiếm nhã

• GV: nhận xét cho ghi

TaiLieu.VN


 GHI NHỚ: Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người nghe người đọc
hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung
câu nói
- Không biến câu nói thành câu cộc lốc
khiếm nhã

TaiLieu.VN


• III/ LUYỆN TẬP:

• Hãy tìm những câu rút gọn trong bài 1 tr 16 sgk ?
• HS: Câu
• - Câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( thiếu chủ ngữ)
• - Câu: nuôi lợn ...........đứng (chủ ngữ )
 Vì câu b là câu rút ra kinh nghiệm ứng xử chung
cho mọi người nên có thể rút cho câu b gọn hơn

nhưng vẫn đảm bảo nội dung và ý nghĩa của câu

TaiLieu.VN


2/ Đọc mẫu chuyện:
GV: GoÏi HS đọc mẫu chuyện “mất rồi”
GV: Theo em vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện
hiểu lầm nhau ?
• * Cậu bé sử dụng những câu rút gọn làm cho người khách
không hiểu
• - Mất rồi. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi ; người khách hiểu:
BoÁ mất rồi )
• - Mất tối hôm qua ( người khách lại hiểu là bố cậu bé mất
tối hôm qua)
• - Cháy ạ ( người khách lại hiểu bố cậu bé mất vì bị cháy)

TaiLieu.VN


GV: Qua câu chuyện em rút ra bài học gì về cách nói năng
trong giao tiếp ?

* Qua câu chuyện cho ta thấy khi giao tiếp với người lớn
tuổi ta không nên sử dụng câu rút gọn
- Làm cho câu văn khó hiểu
- Làm cho lời nói thiếu lịch sự

TaiLieu.VN



4.Củng cố: 2p
GV: Thế nàolà rút gọn câu ?
GV: Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?
5.Dặn dò : 1p
-HS về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 16, 17 sgk
- Chuẩn bị trước bài “Đặc điểm của văn bản nghị luận”

TaiLieu.VN



×