Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TỶ LỆ NHIỄM GIUN KIM TRÊN TRẺ MẪU GIÁO HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 9/2008 ĐẾN 5/2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.97 KB, 25 trang )

TỶ LỆ NHIỄM GIUN KIM TRÊN TRẺ MẪU GIÁO HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 9/2008 ĐẾN 5/2009
Nhữ Thị Hoa , Hồ Quốc Cường*, Nguyễn Trương Tường Duy*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiễm Enterobius vermicularis liên quan chủ yếu đến vệ sinh cá nhân và
môi trường sinh hoạt chung quanh bệnh nhân. Trong tình hình kinh tế, xã hội phát
triển vượt trội, cũng như ý thức xổ giun định kỳ của người dân ngày càng được nâng
cao, bệnh giun kim đã được kiểm soát đến mức độ nào nhất là ở các huyên ngoại
thành TP. HCM ? Đo lường tỷ lệ hiện mắc của bệnh sẽ cung cấp thông tin cho
chương trình phòng chống giun sán hiên nay.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm giun kim trên trẻ mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP.
HCM từ 09/2008 đến 05/2009.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 1677 trẻ học tại 4
trường được chọn ngẫu nhiên từ 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi năm học
2008 – 2009. Kỹ thuật Graham (1 lần) được dùng để chẩn đoán nhiễm giun kim.
Kết quả: 30,7% trẻ nhiễm giun kim. Nhóm lớp lá nhiễm nhiều hơn nhóm chồi (OR
= 1,4 [1,12 – 1,77], p < 0,01). Trẻ học ở điểm chính nhiễm ít hơn điểm lẻ (OR= 0,67
[0,53 – 0,83], p< 0,01). Nhóm có phụ huynh lao động trí óc, học > cấp 2 và ≥ 30 tuổi
nhiễm ít hơn các nhóm còn lại với OR lần lượt là 0,5; 0,55; 0,75 (p < 0,01).
Kết luận và đề xuất: Bên cạnh xổ giun định kỳ, cần thực hiện các biện pháp vệ
sinh đặc hiệu liên quan đến phòng ngừa nhiễm giun kim. Tiến hành khảo sát KAP của
phụ huynh và cô giáo về nhiễm giun kim nhằm làm cơ sở cho công tác GDSK.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các nước đang phát triển, với nền kinh tế chưa vững chắc, vệ sinh môi trường
thấp và ý thức vệ sinh của người dân chưa cao, nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một
trong những vấn đề khá phổ biến, trong đó nhiễm giun kim vẫn chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Theo đánh giá năm 1994, khoảng 1 tỉ người trên thế giới dương tính với phết


Graham (2), trẻ em là đối tượng chủ yếu, đặc biệt những trẻ sống trong môi trường tập
trung đông đúc như nhà trẻ, lớp mẫu giáo,... Năm 2004, y văn ước tính hơn 30% trẻ bị
nhiễm giun kim (3). Các điều tra năm 2006 tại một số vùng thuộc Hoa Kỳ và Canada
đã phát hiện tỷ lệ hiện mắc ở trẻ em thay đồi từ 30% đến 80% (7). Ở Việt Nam, các
khảo sát trước năm 2007 tại khu vực miền Bắc và miền Trung cũng ghi nhận con số
tương tự, 18,5 – 47%, có vùng lên đến 73,45% (4,5,6, 8,9,10,13,15) và cũng tập trung ở tuổi
nhà trẻ, mẫu giáo. Tại miền Nam, các huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành TP.
HCM, đang ngày càng được công nghiệp hóa, có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin về
sức khỏe và chương trình xổ giun định kỳ cũng được triển khai từ nhiều năm qua.
Thiết nghĩ bệnh giun kim đã được kiểm soát đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình xét
nghiệm phân tầm soát nhiễm giun móc cho học sinh cấp I, Bộ môn Ký Sinh – Vi Nấm
Học đã tình cờ phát hiện nhiều mẫu nhiễm giun kim (2,89%, số liệu không công bố).
Điều cần nhấn mạnh là : i) xét nghiệm phân không phải là kỹ thuật đặc hiệu để chẩn
đoán nhiễm Enterobius vermicularis; ii) học sinh cấp I không phải là đối tượng chủ
yếu của bệnh; iii) bệnh do tác nhân này mang tính tập thể. Như vậy “phải chăng tỷ lệ
nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi vẫn chưa được kiểm soát ?” Từ đó
nghiên cứu “Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ học mẫu giáo huyện Củ Chi”
được thực hiện, góp phần cung cấp thông tin cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp
can thiệp hợp lý, hiệu quả giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.

2


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 9/2008 đến tháng 05/2009 trên trẻ
3-6 tuổi học tại 4 trường mẫu giáo công lập thuộc 4 xã An Nhơn Tây, Phước Thạnh,
Tân An Hội và Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP. HCM. Các trường được chọn
theo phương pháp chọn mẫu cụm 1 bậc (cụm = trường) bằng cách rút thăm ngẫu
nhiên từ 28 trường trong huyện. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu để ước lượng một tỉ
lệ trong dân số dựa trên P tham khảo = 22,75% (6) và để giảm hiệu ứng cụm nên cỡ

mẫu tối thiểu là ≥ 542 trẻ. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ
được thu thập qua bảng câu hỏi phát cho phụ huynh tự điền. Kỹ thuật Graham được
tiến hành 1 lần để chẩn đoán nhiễm giun kim. Đo lường tỉ lệ nhiễm giun kim và dùng
phép kiểm định χ2, OR để phân tích sự phân bố tỉ lệ bệnh theo các thuộc tính của trẻ.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
n = 1677

Đặc điểm

Phân hiệu
Phân lớp

Giới

NND
Dân tộc

Tần số (%)

Điểm chính

1093 (65,2)

Điểm lẻ

584 (34,8)




1091 (65,1)

Mầm - chồi

586 (34,9)

Nam

841 (50,2)

Nữ

836 (49,8)

Mẹ

1414 (84,3)

Khác

263 (15,7)

Kinh

1673 (99,8)

Khác

4 (0,2)
3



n = 1677

Đặc điểm

Nghề NND

Học vấn NND

Tần số (%)
Trí óc

100 (6,0)

Chân tay

1577 (94,0)

> cấp 2

395 (23,5)

≤ cấp 2

1282 (76,6)

≥ 30

1015 (60,5)


<30

662 (39,5)

Tuổi NND

Khoảng 2/3 trẻ học lớp lá, tập trung ở điểm chính. Trẻ nam và nữ tương đồng
nhau. Đa số người nuôi dưỡng (NND) là mẹ, thuộc dân tộc kinh, từ 30 tuổi trở lên,
làm nghề lao động chân tay và có trình độ học vấn ≤ cấp 2.
Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm phân bố theo các thuộc tính của mẫu nghiên cứu
n=1677
Đặc điểm

Tần số (%)
Nhiễm

Không

Chính

302 (27,6)

791 (72,4)

Lẻ

213 (36,5)

371 (63,5)


362 (33,2)

729 (66,8)

p (χ2)

OR
[KTC 95%]

Phân hiệu
<0,01

0,67
[0,53 - 0,83]

Phân lớp

Chồi

<0,01
153 (26,1)

433 (73,9)

Nam

244 (29,0)

597 (71,0)


Nữ

271 (32,4)

565 (67,6)

Giới
0,13
4

1,40
[1,12 - 1,77]


n=1677
Tần số (%)

Đặc điểm

Nhiễm

Không

Mẹ

434 (30,7)

980 (69,3)


Khác

81 (30,8)

182 (69,2)

19 (19,0)

81 (81,0)

p (χ2)

OR
[KTC 95%]

NND
0,97
Nghề NND
Trí óc

<0,01
Chân tay

496 (31,4)

1081 (69)

0,50
[0,29 - 0,86]


Học vấn NND
> cấp 2
≤ cấp 2

86 (21,8)

309 (78,2)
<0,01

429 (33,5)

853 (66,5)

287 (28,3)

728 (71,7)

0,55
[0,42 - 0,73]

Tuổi NND
≥ 30

<0,01
< 30

228 (34,4)

434 (65,6)


0,75
[0,60 - 0,93]

Tỷ lệ nhiễm giun kim của mẫu nghiên cứu là 30,7%
Nhóm trẻ học ở phân hiệu chính nhiễm ít hơn 0,67 lần nhóm học ở phân hiệu lẻ;
trẻ có NND học > cấp 2, ≥ 30 tuổi nhiễm ít hơn các nhóm còn lại lần lượt là 0,55 và
0,75 lần. Nhóm lớp lá nhiễm nhiều hơn lớp mầm chồi 1,40 lần.

BÀN LUẬN
Về đặc điểm chung của trẻ, bảng 1 mô tả mẫu nghiên cứu bao gồm 50,2% nam,
65,1% trẻ học lớp lá (5-6 tuổi), tương đồng với số liệu thống kê năm 2008-2009 của
Phòng Giáo Dục huyện Củ Chi về giới tính nhưng khác biệt về nhóm tuổi. Bệnh giun
5


kim lây lan mạnh giữa các trẻ sinh hoạt chung với nhau trong cùng môi trường nên
việc phân tích dựa trên phân lớp sẽ phù hợp hơn theo nhóm tuổi. Mặt khác, tại các
phân hiệu lẻ, do khó khăn về cơ sở vật chất, nhân sự và phương tiện đi lại của phụ
huynh nên các trẻ 3, 4 tuổi vẫn được xếp vào học chung với lớp lá. Như vậy, thực tế
số trẻ học lớp lá (được cho là lớp 5-6 tuổi) trong mẫu nghiên cứu cao hơn thống kê
chính xác theo tuổi của Phòng Giáo Dục và do đó, sẽ ảnh hưởng phần nào đến tính đại
diện của tỉ lệ bệnh đối với trẻ 5-6 tuổi của huyện. Trẻ học ở các cơ sở chính chiếm
65,2% cao hơn nhiều so với phân hiệu lẻ 34,8%. Điều này sẽ góp phần làm cho tỷ lệ
nhiễm ở các phân hiệu cao hơn vì cơ sở vật chất, vấn đề vệ sinh ở điểm lẻ thường kém
hơn, tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại và lan truyền giữa các bé.
Xét về tỷ lệ nhiễm, bảng 2 cho thấy số trẻ dương tính với giun kim chiếm 30,7%,
thấp hơn 40,4% của Norhayati (1994, Malaysia) (11); 47,86% của Trần Thị Thanh Tâm
(1994, TP.HCM) (15); 73,45% của Nguyễn Văn Dũng (1996, TP. Buôn Mê Thuột) (10).
Nhiều khả năng khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa thập niên 1990 so với hiện nay
là lý do dẫn đến sự khác biệt. Thật vậy, các nghiên cứu trong vài năm gần đây

của Jea-Hwan Park (2003) (12), Nguyễn Ngọc Huyền (2005) (8), Lương Thúy Vân
(2007) (6) đều ghi nhận tần suất nhiễm giun kim thấp hơn các tác giả trên. Tuy nhiên,
so với 30,7% của bảng 2, các báo cáo sau lại không cao hơn. Phải chăng điều này mâu
thuẫn với nhận xét về thời gian như vừa đề cập? Hàn Quốc là một quốc gia có nền
kinh tế tiên tiến hàng đầu Châu Á, do đó, vấn đề sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là
trẻ em, được quan tâm cải thiện. Tương tự, mẫu điều tra của Nguyễn Ngọc Huyền rút
ra từ các trường mẫu giáo thuộc TP. Buôn Mê Thuột, nhiều khả năng chất lượng
chăm sóc trẻ ưu thế hơn huyện ngoại thành TP. HCM (8). Lương Thúy Vân khảo sát 9
trường mẫu giáo của Huyện Củ Chi năm 2007 với số phân hiệu lẻ ít hơn, dẫn đến tần
suất nhiễm giun kim thấp hơn (6). Như vậy, bản chất vấn đề không phải do thời điểm
điều tra chi phối, chính các đặc tính kinh tế, xã hội, văn hóa của quần thể nghiên cứu –
6


những yếu tố, theo thời gian, sẽ thay đổi – đã tác động đến tỷ lệ nhiễm. Nhận định
này, một lần nữa được thể hiện trong báo cáo của Nguyễn Thị Hường ở 2 huyện
Eakar và Easoup (Đaklak). Mặc dù tác giả đánh giá vào năm 2005 nhưng đã phát hiện
trứng giun kim trên 44,5% mẫu Graham (9), cao hơn đánh giá cùng thời điểm ở TP.
Buôn Mê Thuột (Đaklak) của Nguyễn Ngọc Huyền (8). Một nghiên cứu khác của Phan
Thị Hương Liên vào năm 1997 trên trẻ học tại trường mầm non Việt – Bun, một trong
những trường mẫu giáo được xem là mẫu mực ở Hà Nội và vấn đề vệ sinh luôn được
xem trọng, có lẽ vì thế chỉ 11,34% trẻ bị nhiễm (13).
Phân tích sự phân bố tỷ lệ nhiễm theo các thuộc tính của mẫu nghiên cứu, bảng 3
thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân hiệu, phân lớp của trẻ, nghề nghiệp,
học vấn và độ tuổi của người nuôi dưỡng. Trẻ học tại phân hiệu chính dương tính thấp
hơn nhóm học tại phân hiệu lẻ 0,67[0,53 – 0,83] lần (p < 0,01). Điểm chính thường
tọa lạc ở trung tâm xã, nơi tập trung tầng lớp dân cư khá giả, được Ban Giám Hiệu
giám sát thường xuyên vì vậy trẻ nhận được sự quan tâm chăm sóc từ nhà trường và
phụ huynh nhiều hơn. Trong khi ở các điểm lẻ, chỉ một giáo viên phụ trách một lớp,
đôi khi 40 trẻ/lớp, vừa dạy học vừa lau dọn lớp, bàn ghế, đồ chơi cho trẻ,... nên khó

hoàn thành tốt mọi việc. Hơn nữa, cơ sở vật chất thiếu thốn (đặc biệt nhà vệ sinh
không đạt chuẩn, dùng nước giếng), không cho phép tuân thủ các biện pháp vệ sinh
như lau nhà mỗi ngày, rửa dụng cụ dạy học, đồ chơi hàng tuần … Cũng cùng quan
điểm, Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hường kết luận chế độ chăm sóc tốt đã góp
phần làm giảm tỷ lệ bệnh ở các trường tư thục so với các trường công lập (8), các
trường nội thành so với nông thôn (9). Tuy nhiên, Giang Thùy Dương ghi nhận số trẻ
nhiễm giun kim ở các trường mẫu giáo thành thị cao hơn các trường nông thôn (4) và
giải thích tình trạng tập trung đông đúc sẽ tạo điều kiện phát tán, lây nhiễm mầm bệnh
nếu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh. Tương tự, Nguyễn Văn Dũng & cs. nhận
thấy trẻ học tại các trường mẫu giáo nhiễm cao hơn trẻ ở nhà (p < 0,01) (10), vì lớp học
7


tập trung nhiều trẻ sẽ tập trung nhiều nguồn nhiễm, mật độ ô nhiễm trứng giun kim
trong môi trường đậm đặc hơn, cùng với thói quen ngồi lê dưới sàn lớp, chơi chung
đồ chơi, nên dễ dàng lây truyền qua lại lẫn nhau. Các nhận định trên, thoạt nghe, có vẻ
mâu thuẫn nhưng thật sự đều quy tụ vào một điểm là phải giải quyết nguồn nhiễm
trong môi trường sinh hoạt tập thể của trẻ !
Bảng 2 mô tả sự khác biệt giữa nhóm lớp lá và nhóm mầm-chồi với OR= 1,4 [1,12
– 1,77] (p < 0,01) tương tự kết quả của Seokha KANG, Trần Thị Thanh Tâm, Nguyễn
Thị Hường, Lương Thúy Vân (7,9,14,15),. Tại các vùng nông thôn, trẻ thường ở nhà và sẽ
bắt đầu đi học lúc 3 tuổi nên số trường hợp bệnh trong nhóm lớp mầm chưa nhiều,
nhưng mầm bệnh sẽ được tích lũy dần trong lớp và lây lan, số trẻ mới mắc tăng dần
lên và đạt tối đa ở lớp lá nếu vệ sinh lớp học không được thực hiện đúng cách. Một số
tác giả như Jea-Hwan PARK, Phan Thị Hương Liên và Lại Quang Sáng (5, 12, 13)tìm
thấy khuynh hướng tăng dần theo nhóm tuổi trong nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo tuy
chưa chứng minh được về mặt thống kê. Phải chăng do cỡ mẫu chưa đủ hoặc do
những đặc trưng sinh hoạt khác của mẫu nghiên cứu (mà các tác giả chưa kiểm soát
được) đã hạn chế sự bộc lộ bản chất của vấn đề ?
Giới tính chưa thể hiện tác động lên tỷ lệ nhiễm trong bảng 2 (p = 0,13), phù hợp

với ý kiến của Cazorla D. ở Veneuzuela (1), Phan Thị Hương Liên (13) và Lại Quang
Sáng (5). Ngược lại, Seokha KANG(14), Jea-Hwan PARK (12), Nguyễn Ngọc
Huyền (8) và Giang Thùy Dương (4) nhận định trẻ nam nhiễm cao hơn trẻ nữ do bản
chất hiếu động, đụng chạm vào nhiều đồ vật hơn, đồng thời ít được chăm sóc và ý
thức giữ gìn vệ sinh thấp hơn trẻ nữ. Có lẽ do những yếu tố này không hằng định ở tất
cả các cộng đồng nên các kết quả cũng không đồng nhất.
Trình độ học vấn của NND được tìm thấy liên quan với tỷ lệ nhiễm (OR = 0,55
[0,42 – 0,73], p <0,01), tương tự nhiều báo cáo trong nước (6, 8,15) nhưng khác với
Nguyễn Thị Hường : không phát hiện khác biệt có ý nghĩa thống kê (9) và trái ngược
8


với Giang Thùy Dương : trẻ thuộc nhóm mẹ học ≤ cấp 2 nhiễm nhiều hơn trẻ thuộc
nhóm mẹ học < cấp 2 (4). Trình độ học vấn chỉ là nền tảng để tiếp cận và nắm bắt các
thông tin về sức khỏe, qua đó có thể thay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực.
Nếu học vấn cao nhưng không tìm hiểu thông tin chính xác thì kiến thức về phòng
ngừa bệnh tật nói chung, nhiễm giun kim nói riêng cũng không khác biệt với người có
trình độ học vấn thấp.
Nhìn chung, mẹ quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo hơn các thành viên khác nhưng
kết quả phân tích cho thấy số tiêu bản Graham dương tính tương đồng nhau giữa hai
nhóm trẻ được nuôi dưỡng bởi mẹ và người khác (p = 0,97). Nói cách khác, sự chăm
sóc của mẹ dù chu đáo hơn nhưng liệu có phù hợp với việc phòng tránh nhiễm giun
kim, nghĩa là mẹ có hiểu biết đúng về bệnh giun kim nhiều hơn người khác chăm sóc
bé không ? Ngoài ra, học càng cao, càng tạo điều kiện cho NND tiếp thu dễ dàng các
thông tin liên quan đến sức khỏe, qua đó thực hành phòng ngừa bệnh tốt hơn. Trong
khi đó, trình độ học vấn £ cấp 2 chiếm ưu thế trong mẫu khảo sát, ở cả 2 nhóm: người
chăm sóc là mẹ cũng như là người khác. Phải chăng các yếu tố này đã góp phần đưa
đến kết quả trên? Lương Thúy Vân cũng ghi nhận tương tự và gợi ý vai trò lây nhiễm
giữa NND với trẻ (6). Đây cũng là một khía cạnh của vấn đề nhiễm giun kim vì theo
tập tục ở các gia đình Việt Nam, trẻ thường ngủ chung với người lớn, tạo điều kiện

lan truyền qua lại, do đó dù mẹ hay người khác chăm sóc trẻ đều có thể trở thành
nguồn lây như nhau.
Về tuổi, NND ≥ 30, với những kinh nghiệm tích lũy theo tuổi đời, việc chăm sóc
con cái sẽ tốt hơn nhóm < 30. Có lẽ nhờ đó, giảm được tình hình bệnh tật của trẻ, bao
gồm bệnh giun kim (OR = 0,75, p<0,01, bảng 2).
Nghề nghiệp phần nào phản ánh trình độ học vấn và điều kiện kinh tế, qua đó ảnh
hưởng nhất định đến tình trạng nhiễm giun kim, vì thế, nếu phụ huynh lao động trí óc,
khả năng trẻ dương tính sẽ thấp hơn nhóm lao động chân tay (OR = 0,5 [0,29 – 0,86],
9


p < 0,01) (bảng 2). Số liệu của Lương Thúy Vân cũng cho thấy sự liên hệ mạnh mẽ
giữa nhiễm giun và nghề của người chăm sóc(6). Ngoài ra, thời gian dành cho việc
chăm sóc trẻ trong ngày bị chi phối phần nào bởi công việc của NND. Những ngành
nghề đòi hỏi tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc như công nhân sẽ bị hạn chế về
thời gian, nhất là buổi sáng, do vậy việc vệ sinh kỹ vùng hạ bộ mỗi sáng sớm cho trẻ
đôi khi khó thực hiện thường xuyên dẫn đến số trường hợp nhiễm cao hơn như trong
điều tra của Giang Thùy Dương(4).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ học tại các trường mẫu giáo huyện Củ Chi vẫn còn cao
so với tình hình phát triển kinh tế hiện nay tại TP. HCM (30,7%). Bệnh tập trung ở
nhóm trẻ học tại các điểm lẻ, nơi có tình trạng vệ sinh kém, và nhóm trẻ học lớp lá,
đối tượng đã tích lũy mầm bệnh từ lớp mầm, chồi.
Do đó, vấn đề vệ sinh cho trẻ mỗi sáng sớm cũng như vệ sinh lớp học, đặc biệt ở
phân hiệu lẻ, cần được thực hiện đúng cách, phù hợp với việc phòng tránh nhiễm giun
kim. Trước tiên, bên cạnh chương trình xổ giun định kỳ cho trẻ mẫu giáo, việc khảo
sát KAP của phụ huynh và cô giáo về nhiễm giun kim cần được thực hiện để làm cơ
sở cho công tác truyền thông GDSK.

10



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cazorla D., Acosta M., Garcia E. et al (2002). Enterobius
vermicularis infection in preschool and schoolchildren of six rural communities
from a semiarid region of Venezuela. Helminthologia, 43, 81-85.

2.

Cook GC. (1994). Tropical infection of the gastrointestinal tract and liver
series. Gut online, 35, 1159 -1162.

3.

Corry Jeb Kucik, Gary L. Martin & Brett V. Sortor. (2004). Common
Intestinal Parasites. American Family Physician, 69, 1161-1162.

4.

Giang Thùy Dương. (2006). Tình hình nhiễm giun kim ở một số nhà trẻ Mẫu giáo phường Tân An TP Buôn Ma Thuột và xã EaDrơng Huyện CưMgar,
tỉnh DakLak. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường đại học Tây Nguyên,
Buôn Ma Thuột.

5.

Lại Quang Sáng, Hoàng Thị Hòa & Nguyễn Thị Thu Huyền. (2004). Tình
hình nhiễm giun kim của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - Mẫu giáo tại trường mầm
non số 2 thành phố Nam Định và hiệu quả của Mebendazol. Tạp chí y học thực

hành, số 477, trang 93 -95.

6.

Lương Thúy Vân, Nguyễn Đức Chỉnh & Trần Công Trưởng. (2007-2008).
Hiệu quả của Mebendazole đơn liều trong việc kiểm soát nhiễm giun kim ở trẻ
học mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa.
Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.

8.

Nguyễn Ngọc Huyền. (2006). Thực trạng nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà
trẻ - mẫu giáo tại một số trường mầm non nội và ngoại thị thành phố Buôn Ma
Thuột. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn
Ma Thuột.

9.

Nguyễn Thị Hường. (2005). Tình hình nhiễm giun kim ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại một số điểm thuộc hai huyện Eakar và Easoup, tỉnh Dak Lak năm
2005. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Dak
Lak.

10.

Nguyễn Văn Dũng & Nguyễn Xuân Tuế. (1996). Tình hình nhiễm giun kim
ở trẻ em thành phố Buôn Ma Thuột lứa tuổi từ 1 - 10. Luận văn tốt nghiệp bác
sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.

11



11.

Norhayati M, Hayati MI, Oothuman P et al. (1994). Enterobius
vermicularis infection among children aged 1-8 years in a rural area
in Malaysia. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 25, 494-497.

12.

Park J. H., Han E. T., Kim W. H., Shin E. H., Guk S. M., Kim J. L., et al.
(2000). A survey of Enterobius vermicularis infection among children on
western and southern coastal islands of the Republic of Korea. The Korean
Journal of Parasitology, 43, 129-134.

13.

Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân, Lê Thanh Phương & cộng sự.
(1997-2003). Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường
mầm non Việt - Bun, Hà Nội và đánh giá hiệu quả của Nasoko (Mebendazole)
trong điều trị giun đường ruột. Tạp chí y học thực hành, số 477, 95 -99.

14.

Seokha KANG, Hyeong Kyu JEON, Keeseon S. EOM & Joong-Ki PARK.
(2004). Egg positive rate of Enterobius vermicularis among preschool children
in Cheongju, Chungcheongbuk-do, Korea. Korean Journal of Parasitology, 44,
247-249.

15.


Trần Thị Thanh Tâm & Nguyễn Thị Thảo Hiền. (1994). Phân tích dịch tễ
học tỷ lệ nhiễm giun kim tại hai trường mầm non 15A Q. Phú Nhuận (nội
thành TP.HCM), mầm non Linh Xuân - Thủ Đức (ngoại thành TP.HCM). Luận
văn tốt ngiệp bác sĩ đa khoa. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế,
TP.HCM.

12


KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM GIUN KIM
CỦA PHỤ HUYNH TRẺ MẪU GIÁO TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM
Nhữ Thị Hoa*, Hồ Quốc Cường*, Nguyễn Trương Tường Duy *
TÓM TẮT
Mở đầu: Tinh hình nhiễm Enterobius vermicularis vẫn rất phổ biến ở
Việt Nam so với sự phát triển vượt trôi về kinh tế, xã hội cũng như ý thức xổ giun
định kỳ của người dân ngày càng được nâng cao. Việc kiểm soát bệnh giun kim phụ
thuộc chủ yếu vào vấn đề vệ sinh cho trẻ và giải quyết mầm bệnh trong không gian
sinh hoạt của trẻ. Vì vậy cần tiến hành GDSK cho cộng đồng về các biện pháp phòng
ngừa nhiễm giun kim. Để đạt hiệu quả tối ưu trong công tác truyền thông, việc đánh
giá kiến thức, thực hành của phụ huynh về phòng ngừa nhiễm giun kim là cần thiết.
Mục tiêu: Xác đinh tỷ lệ kiến thức, thực hành về phòng ngừa nhiễm giun kim của
phụ huynh trẻ học mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP. HCM từ 09/2008 đến 05/2009.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 1677 trẻ học tại 4
trường được chọn ngẫu nhiên từ 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi năm học
2008 – 2009. Sử dụng bảng câu hỏi tự điền để thu thập thông tin về hành chánh, kiến
thức và thực hành của phụ huynh. Chẩn đoán nhiễm giun kim bằng kỹ
thuật Graham.
Kết quả: Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức đúng là 46%, chủ yếu tập trung ở nhóm lao
động trí óc và học vấn > cấp 2. Số phụ huynh thực hành đúng chiếm 30,1%. Không
có sự khác biệt đáng kể về thực hành giữa các nhóm. Nhóm có kiến thức đúng sẽ thực

hành đúng gấp 1,28 lần nhóm có kiến thức chưa đúng (p=0,02).

13


Kết luận và đề xuất: Nên phối hợp đồng thời tẩy giun hàng loạt với GDSK trong
kiểm soát nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo. Việc GDSK nên được tiến hành phù hợp với
trình độ học vấn, thời gian của phụ huynh và cần được duy trì thường xuyên.
Từ khóa: Enterobius vermicularis, giun kim, nhiễm giun kim, kỹ thuật Graham,
kiến thức về nhiễm giun kim, phòng ngừa nhiễm giun kim, kiểm soát nhiễm giun kim.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm giun đường ruột là một vấn đề đang được quan tâm ở các xứ nhiệt đới, cận
nhiệt đới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Một số khảo sát về giun đường ruột đã
chứng tỏ tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ nhỏ khá cao trong khi việc điều trị, phòng ngừa
nhiễm giun kim không phải là vấn đề phức tạp, tốn kém (8,10). Khoảng 1 tỉ người trên thế
giới bị nhiễm giun kim vào năm 1994, tập trung chủ yếu ở trẻ em, nhất là trẻ sống trong
môi trường tập thể như nhà trẻ, lớp mẫu giáo,… (1). Năm 2004, y văn ước tính hơn 30%
trẻ dương tính với phết Graham (2). Các điều tra năm 2006 tại Mỹ và Canada cho thấy
30% đến 80% trẻ mắc bệnh (6). Ở Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 18,5% đến 47%, có
vùng lên đến 73,45% (3, 4, 5, 7, 9, 12) và cũng tập trung ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
Các số liệu trên cho thấy tình trạng nhiễm giun kim vẫn chưa được kiểm soát. Điều
này có vẻ nghịch lý so với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật
hiện nay; với sự cải thiện về ý thức vệ sinh, xổ giun định kỳ của người dân và với hiệu
quả cao của Mebendazole, Albendazole trên giun kim (3, 5, 9, 12). Phải chăng việc phòng
ngừa nhiễm giun kim còn nhiều hạn chế? Do đó, “xác định kiến thức, thực hành của
phụ huynh về phòng ngừa nhiễm giun kim” là cần thiết, giúp tìm hiểu những khiếm
khuyết của cộng đồng trong việc phòng ngừa bệnh. Từ đó xây dựng chương trình giáo
dục truyền thông sát hợp liên quan đến nhiễm giun kim, góp phần kiểm soát tỷ lệ
nhiễm ở trẻ em.


14


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 9/2008 đến tháng 05/2009
trên phụ huynh của trẻ học tại 4 trường mẫu giáo công lập thuộc 4 xã An Nhơn Tây,
Phước Thạnh, Tân An Hội và Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP. HCM. Các trường
được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm 1 bậc (cụm = trường) bằng cách rút thăm
ngẫu nhiên từ 28 trường trong huyện. Công thức tính cỡ mẫu để ước lượng một tỉ lệ
trong dân số được áp dụng với α = 0,05, p tham khảo về kiến thức đúng, thực hành
đúng lần lượt là 67,7% và 27% (4), và để giảm hiệu ứng mẫu cụm nên cỡ mẫu tối thiểu
cần để giải quyết mục tiêu đề ra là 672 trẻ. Thu thập các biến số về kiến thức, thực
hành và các yếu tố liên quan dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc phát cho phụ huynh tự
điền. Chẩn đoán nhiễm giun kim dựa vào kỹ thuật Graham 1 lần. Sử dụng tần số, tỉ lệ
để đo lường các biến số. Phép kiểm định χ2, OR dùng trong phân tích sự phân bố kiến
thức, thực hành theo các thuộc tính của đối tượng nghiên cúu. Phân tích đa biến được
áp dụng khi xét mối liên quan giữa thực hành với kiến thức của phụ huynh và tỷ lệ
nhiễm ở trẻ
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
n = 1677

Đặc điểm

Tần số (%)

Phụ huynh là
Mẹ

1414 (84,3)


Khác

263 (15,7)

Dân tộc
Kinh

1673 (99,8)

Khác

4 (0,2)
15


Nghề nghiệp
Trí óc

100 (6,0)

Chân tay

1577 (94,0)

Học vấn
> cấp 2

395 (23,5)


≤ cấp 2

1282 (76,6)

Tuổi
≥ 30

1015 (60,5)

<30

662 (39,5)

Con học ở phân hiệu
Điểm chính

1093 (65,2)

Điểm lẻ

584 (34,8)

Con học lớp


1091 (65,1)

Chồi

586 (34,9)


Con bị nhiễm giun kim


515 (30,7)

Không

1162 (69,3)

Đa số phụ huynh là mẹ, thuộc dân tộc kinh, từ 30 tuổi trở lên, làm nghề lao động
chân tay, học ≤ cấp 2 và có con học lớp lá, tập trung ở điểm chính.
Bảng 2: Tỉ lệ kiến thức, thực hành đúng của phụ huynh về nhiễm giun kim
n = 1677
Kiến thức

Đúng n(%)

Chưa đúng n%

Triệu chứng

873 (52,1)

804 (47,9)

Yếu tố nguy cơ

98 (5,8)


1.579 (95,2)

16


Biện pháp phòng ngừa

1.062 (63,3)

615 (36,7)

Kiến thức chung

772 (46,0)

905 (54,0)

Cắt móng tay

1.024 (61,1)

652 (38,9)

Không cho bé mút tay

919 (54,8)

758 (45,2)

Rửa hậu môn mỗi sáng


948 (56,5)

729 (43,5)

Vệ sinh nhà cửa

47 (2,8)

1.630 (97,2)

Thực hành chung

504 (30,1)

1.173 (69,9)

Thực hành

Tỷ lệ kiến thức đúng và thực hành đúng ở phụ huynh chưa cao, <50%, chủ yếu tập
trung ở kiến thức chưa đúng về yếu tố nguy cơ (95,2%) và thực hành vệ sinh nhà cửa
(97,2%).

Bảng 3: Kiến thức về phòng ngừa nhiễm giun kim phân bố theo các thuộc tính của
phụ huynh.
n = 1677
Đặc điểm

Kiểm định


Kiến thức – n (%)
Đúng

Chưa đúng

PH là Mẹ

649 (45,9)

765 (54,1)

Khác mẹ

123 (46,8)

140 (53,2)

Trí óc

75 (75,0)

25 (25,0)

Chân tay

697 (44,2)

880 (55,8)

p


OR
[KTC 95%]

0,80

Nghề

TĐHV
> cấp 2

246 (62,3)

149 (37,7)
17

< 0,01

3,79
(2,35 – 6,28)

< 0,01

2,37
(1,87 – 3,01)


≤ cấp 2

526 (41,0)


756 (59,0)

≥ 30

474 (46,7)

541 (53,3)

< 30

298 (45,0)

364 (55,0)



214 (41,5)

301 (58,5)

Không

558 (48,0)

604 (52,0)

Tổng

772 (46,0)


905(54,0)

Tuổi
0,50

Con nhiễm
0,01

0,77
(0,62 – 0,95)

Nhóm phụ huynh lao động trí óc, học > cấp 2 có kiến thức đúng lần lượt cao gấp
3,79 và 2,37 lần so với nhóm lao động chân tay, học ≤ cấp 2. Phụ huynh có con nhiễm
giun

kim



kiến

thức

thấp,

chỉ

bằng


0,77

lần

nhóm



con

không nhiễm.
Bảng 4: Thực hành về phòng ngừa nhiễm giun kim phân bố theo các thuộc tính của
phụ huynh
n = 1677
Thực hành – n (%)

Kiểm định

Đặc điểm

OR
Đúng

Chưa đúng

p

[KTC
95%]


PH là
Mẹ

438 (31,0)

976 (69,0)

Khác

66 (25,1)

197 (74,9)

Trí óc

32 (32,0)

68 (68,0)

Chân tay

472 (29,9)

1105 (70,1)

0,06

Nghề

18


0,66


n = 1677
Thực hành – n (%)

Kiểm định

Đặc điểm

OR
Đúng

Chưa đúng

p

[KTC
95%]

TĐHV
> cấp 2

123 (31,1)

272 (68,9)

≤ cấp 2


381 (29,7)

901 (70,3)

≥ 30

299 (29,5)

716 (70,5)

< 30

205 (31,0)

457 (69,0)



160 (31,1)

355 (68,9)

Không

344 (29,6)

818 (70,4)

Tổng


504 (30,1)

1173 (69,9)

0,59

Tuổi
0,51

Con nhiễm
0,55

Không nhận thấy sự khác biệt về thực hành giữa các nhóm.

Bảng 5: Mối liên quan giữa thực hành với kiến thức của phụ huynh và tỷ lệ nhiễm
giun kim ở trẻ.
Biến số

OR

(KTC 95%)

p value

Kiến thức

1,28

[1,03 – 1,57]


0,02

Tỉ lệ nhiễm ở trẻ

1,09

[0,87 – 1,37]

0,46

Nhóm phụ huynh có kiến thức đúng sẽ thực hành đúng gấp 1,28 lần nhóm còn lại.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa hai nhóm thực hành khác nhau.

19


BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Về đặc điểm chung, bảng 1 cho thấy hầu hết phụ huynh, người trực tiếp chăm sóc
trẻ, là mẹ, ≥ 30 tuổi, thuộc dân tộc kinh, học ≤ cấp 2 và làm nghề lao động chân tay.
Người mẹ thường chăm sóc con chu đáo hơn các thành viên khác trong nhà nhất là
khi ≥ 30 tuổi, vì ở các vùng ngoại thành như huyện Củ Chi, phụ nữ có xu hướng kết
hôn sớm, ở độ tuổi này, họ thường đã sanh con thứ hai nên kinh nghiệm nuôi con
cũng được tích lũy nhiều hơn. Tuy nhiên, khi trình độ học vấn không cao sẽ hạn chế
sự tìm tòi và tiếp thu những kiến thức liên quan đến sức khỏe, trong đó bao gồm bệnh
giun kim. Ngoài ra, người lao động chân tay thường có thu nhập không ổn định, mức
sống thấp và học vấn không cao nên điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con cũng như
thời gian dành cho các bé sẽ bị hạn chế. Với những đặc điểm vừa nêu, việc lựa chọn
phương pháp truyền thông đơn giản, dễ hiểu cũng như thời điểm giáo dục phù hợp với
đại đa số phụ huynh là cần thiết. Đa số phụ huynh có con học lớp lá và tập trung ở các

phân hiệu. Đây là nhóm nguy cơ cao nhất của bệnh giun kim (5),(11), mặt khác, tại
các phân hiệu lẻ, do khó khăn về cơ sở vật chất nên điều kiện vệ sinh chưa đạt chuẩn,
tỉ lệ nhiễm giun kim ở cộng đồng chắc hẳn đáng quan tâm. Thật vậy, 30,7% mẫu
Graham dương tính trong quần thể khảo sát là một con số không nhỏ trong điều kiện
phát triển kinh tế, xã hội hiện nay ở TP. HCM. Do đó, thực hiện GDSK về phòng
ngừa nhiễm giun kim là một nhu cầu tất yếu trong chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ
em.
Tỉ lệ kiến thức và thực hành về nhiễm giun kim của phụ huynh
Bảng 2 mô tả kiến thức đúng, thực hành đúng của phụ huynh về nhiễm giun kim
chưa cao, lần lượt là 46% và 30,1% và bị chi phối chủ yếu bởi sự hiểu biết về yếu tố
nguy cơ cũng như vệ sinh nhà cửa đúng cách còn quá thấp, chỉ 5,8% và 2,8%.

20


Phân tích sâu về các yếu tố dẫn độ, đa số phụ huynh lầm tưởng việc ăn tái uống
sống, ăn rau sống không rửa kỹ, đi chân đất là nguyên nhân nhiễm giun kim; chỉ <
40% đối tượng trả lời nhiễm giun kim có thể do nuốt phải trứng giun trong không khí
và rất ít người (<5%) nhận biết tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh nhà cửa trong
phòng ngừa bệnh. Trứng giun kim sau khi được đẻ tại rìa hậu môn sẽ phát tán vào
không gian xung quanh khi bé lê la dưới sàn hoặc khi tay bé dính đầy trứng (do gãi
hậu môn) đụng chạm vào các vật dụng, đồ chơi. Thêm vào đó, trứng giun kim có thể
tồn tại khoảng 20 ngày ở ngoại cảnh(11), tạo điều kiện lây nhiễm cao. Vì vậy, nếu vệ
sinh môi trường đúng cách, lau rửa thường xuyên sàn nhà, bàn ghế và các vật dụng,
đồ chơi của bé sẽ giúp loại bỏ đáng kể mầm bệnh khỏi môi trường, hạn chế lây lan và
tái nhiễm. Thiếu thông tin về vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc khống chế
bệnh. Thật vậy, hiểu biết về “biện pháp phòng ngừa” chỉ đạt 63,3% và chỉ 2,8% phụ
huynh thực hành vệ sinh nhà cửa đúng cách (bảng 2). Ngoài ra, nhiều vùng trong
huyện Củ Chi vẫn khó khăn về kinh tế, nền nhà bằng đất vẫn tồn tại nên việc lau nhà
là không khả thi.

Mặt khác, do chưa hiểu biết chính xác về yếu tố nguy cơ nên thực hành “rửa hậu
môn cho trẻ mỗi sáng sớm” cũng chưa khả quan (55,6%) (bảng 2). Rửa hậu môn
nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự gieo rắc mầm bệnh vào môi trường sinh hoạt chung
quanh trẻ, là khâu quan trọng nhất trong việc cắt đứt chu trình phát triển của giun kim.
Không thực hiện đồng loạt và thường xuyên biện pháp này, kết hợp với vệ sinh nhà
cửa không đúng cách sẽ tạo cơ hội tốt cho bệnh tồn tại và phát triển. Mặc dù vậy, tỷ lệ
vệ sinh vùng hạ bộ trong đánh giá này cao hơn 27% của Lê Thị Tuyết (4). Có lẽ hình
thức học bán trú tại Củ Chi khá phổ biến đã tác động phần nào đến thói quen trên. Vì
bé phải ở trường suốt ngày nên phụ huynh thường tắm rửa cho trẻ trước khi đi học.
Đặc điểm này không được mô tả trong nghiên cứu của Lê Thị Tuyết nhưng ở một

21


vùng quê như Thái Bình, cách đây 3 năm, đa số là nông dân, nhiều khả năng mô hình
bán trú chưa phát triển.
Sự phân bố kiến thức, thực hành theo các đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Kiến thức chung và thực hành chung về nhiễm giun kim liên quan mật thiết với
nghề nghiệp và trình độ học vấn của phụ huynh. Những nghề liên quan đến lao động
trí óc thường đòi hỏi trình độ học vấn nhất định và với kiến thức nền sẵn có, cơ hội
tiếp cận các nguồn thông tin sẽ phong phú hơn như báo chí, tivi, sách nước ngoài,
internet,..., nhận định sẽ sắc bén hơn và từ đó thực hành chăm sóc con sẽ tốt hơn.
Bảng 3 đã chứng minh, kiến thức đúng ở nhóm đối tượng lao động trí óc và trình độ
học vấn > cấp 2 lần lượt cao gấp 3,97 và 2,37 lần các nhóm còn lại (p < 0,0).
Bảng 4 cho thấy không có sự chênh lệch rõ ràng về thực hành giữa các nhóm nghề
nghiệp, cũng như trình độ học vấn khác nhau. Có lẽ do chưa được truyền thông đầy
đủ về bệnh giun kim nên người dân thường xem trọng vai trò của tẩy giun định kỳ
hơn các biện pháp dự phòng khác. Sự tin tưởng hầu như tuyệt đối vào tính ưu việt của
xổ giun phối hợp với giới hạn về thời gian chăm sóc trẻ, nên dù biết vệ sinh cho trẻ là
cần thiết, phụ huynh vẫn chưa thực hiện một cách đầy đủ và đều đặn.

Phân tích mối liên quan giữa thực hành với kiến thức và tỷ lệ nhiễm
Phân tích đa biến mối liên quan giữa thực hành, kiến thức của phụ huynh và tỉ lệ
nhiễm ở trẻ, bảng 5 chứng tỏ kiến thức đúng giữ vai trò quan trọng trong việc thay đổi
thực hành của cộng đồng theo hướng tích cực (OR = 1,28 lần, p = 0,02). Tuy nhiên,
bảng 5 không ghi nhận sự phụ thuộc tỷ lệ nhiễm của trẻ vào thực hành của phụ
huynh. Phải chăng ngoài các yếu tố thực hành được đánh giá trong khảo sát này, còn
yếu tố khác ảnh hưởng lên tỷ lệ nhiễm ? Hay thực hành phòng ngừa nhiễm giun kim
của phụ huynh vẫn tồn tại nhiều vấn đề ? Thật vậy, theo chu trình phát triển của giun
kim, chỉ cần 1 trẻ trong gia đình, tập thể mang mầm bệnh, các thành viên khác cũng
có nguy cơ bị nhiễm. Mặt khác, ngoài bệnh nhân, tất cả đồ dùng, dụng cụ trong nhà,
22


trong lớp, sàn nhà, sàn lớp, không khí đều trở thành nguồn nhiễm, do vậy, phải “thanh
trùng” cùng lúc và thường xuyên tất cả nguồn chứa. Đánh giá thực hành trong khảo
sát này chưa bao phủ hết các vấn đề, chỉ tập trung chủ yếu vào trẻ và lớp học, chưa đề
cập sâu đến các thành viên khác trong “gia đình” của bệnh nhân. Có lẽ vì thế mối liên
quan giữa thực hành và tỉ lệ nhiễm chưa được bộc lộ.
KẾT LU ẬN
Kiến thức đúng và thực hành đúng của phụ huynh về phòng ngừa nhiễm giun kim
cho trẻ vẫn còn ở mức thấp, lần lượt là 46% và 30,1%, tập trung chủ yếu vào hiểu biết
chưa chính xác về yếu tố nguy cơ và thực hành vệ sinh nhà cửa chưa phù hợp. Kiến
thức giữ vai trò quan trọng trong việc thay đổi thực hành của phụ huynh.
ĐỀ XUẤT
Nên phối hợp đồng thời tẩy giun hàng loạt với GDSK trong kiểm soát nhiễm giun
kim ở trẻ mẫu giáo. Việc GDSK nên được duy trì thường xuyên và phù hợp với trình
độ học vấn cũng như giờ giấc của phụ huynh nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Quang Sáng, Hoàng Thị Hòa & Nguyễn Thị Thu Huyền. (2004). Tình
hình nhiễm giun kim của trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - Mẫu giáo tại trường mầm
non số 2 thành phố Nam Định và hiệu quả của Mebendazol. Tạp chí y học
thực hành, số 477, trang 93 -95.
2. Lê Thị Tuyết. (2006). Thực trạng nhiễm giun kim ở trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo
và nhận thức, thực hành của người nuôi, dạy trẻ ở 3 xã tỉnh Thái Bình Tạp
chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6, trang 72 -79.
3. Lương Thúy Vân, Nguyễn Đức Chỉnh & Trần Công Trưởng. (2007-2008).
Hiệu quả của Mebendazole đơn liều trong việc kiểm soát nhiễm giun kim ở
trẻ học mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa
khoa. Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.
4. Murray & al. Microbiology and Immunology (3rd ed.). pp. 646-660. South
Carolia.
5. Nguyễn Văn Dũng & Nguyễn Xuân Tuế. (1996). Tình hình nhiễm giun kim
ở trẻ em thành phố Buôn Ma Thuột lứa tuổi từ 1 - 10. Luận văn tốt nghiệp
bác sĩ đa khoa. Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.
6. Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân & Lê Thanh Phương. (1996). Nghiên
cứu tình trạng nhiễm giun đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực
(cân nặng) ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và hiệu quả của Helmintox
trong điều trị giun đường ruột. Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các
bệnh ký sinh trùng, số 3, trang 39-46.
7. Phan Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân, Lê Thanh Phương, Đặng Hồng sáu
& La Tô Hòa. (1997-2003). Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột ở
trẻ em trường mầm non Việt - Bun, Hà Nội và đánh giá hiệu quả của Nasoko
(Mebendazole) trong điều trị giun đường ruột. Tạp chí y học thực hành, số
477, trang 95 -99.
8. Phan Thị Hương Liên. (1996). Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đường
ruột, bệnh nhiễm giun đường ruột ảnh hưởng đến cân nặng trẻ em tuổi mẫu

giáo. Học viện quân y, Hà Nội.
9. Sung - Tae Hong, Seung - Yull Cho, Byong - Seol Seo & Chong - Ku Yun.
(1979). Chemotherapeutic Control of Enterobius vermicularis infection in
Orphanages. The Korean Journal of Parasitology, 18, 37 - 44.
10.Trần Thị Thanh Tâm & Nguyễn Thị Thảo Hiền. (1994). Phân tích dịch tể
học tỷ lệ nhiễm giun kim tại hai trường mầm non 15A Q. Phú Nhuận (nội
24


thành TP.HCM), mầm non Linh Xuân - Thủ Đức (ngoại thành TP.HCM).
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
y tế, TP.HCM.

25


×